Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP.Vinh
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật bơi ếch. Biết vận dụng những kiến thức đó vào tập luyện, nhằm phát triển thể lực chung, phục vụ cuộc sống, phòng chống tai nạn sông nước cho học sinh THPT nói chung và cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Vinh nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP.Vinh
- Mục Lục Đề mục Trang Phần I: Đặt vấn đề 3 1. Lý do chọn đề tài: 3 .............................................................................................................................................. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 4 ...................................................................................................... 3. Đối tượng nghiên cứu: 5 ................................................................................................................................. 4. Phương pháp nghiên cứu: 5 ......................................................................................................................... 5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: 7 ....................................................................................................... 6. Tính mới và hiệu quả đóng góp của đề tài.……………………………….... 7 ……………… Phần II: Nội dung nghiên cứu: 8 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực 8 tiễn.......................................................................................................... 1.1. Cơ sở lý 8 luận....................................................................................................................................................... 1.2. Cơ sở thực 10 tiễn.................................................................................................................................................. 1
- 2. Các giải pháp thực 11 hiện................................................................................................................................ 2.1. Mục tiêu giải 11 pháp......................................................................................................................................... 2.2. Nội dung, phương pháp thực hiện giải 12 pháp................................................................... 2.2.1. Yếu lĩnh kỹ thuật bơi 12 ếch................................................................................................................. 2.2.2. Xây dựng hệ thống bài 19 tập............................................................................................................. 2..2.3. Áp dụng các bài tập đã lựa chọn vào giảng 20 dạy................................................... 2.2.3.1. Cơ sở pháp lí, hình ảnh giảng dạy tại 20 trường....................................................... 2.2.3.2. Tổ chức giảng dạy các bài tập lựa 32 chọn..................................................................... 2.2.4. Xây dựng tiến trình dạy 33 học......................................................................................................... 2.2.5. Xây dựng giáo án minh 34 họa. ....................................................................................................... 3. Kết quả thực nghiệm sư 37 phạm. ........................................................................................................... 2
- 3.1. Mục tiêu đối tượng thực 37 nghiệm.................................................................................................. 3.2. Nội dung thực 37 nghiệm.............................................................................................................................. 3.3. Đánh giá kết quả thực 38 nghiệm......................................................................................................... Phần III: Kết luận 39 1. Ứng dụng của sáng kiến, những vấn đề sau áp 39 dụng................................................. 2. Kiến nghị, đề 40 xuất.............................................................................................................................................. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 3
- Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta rất coi trọng việc rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe. Theo Bác sức khỏe có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì vai trò của Thể dục, thể thao ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện Thể dục, thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Cái quý nhất của mỗi con người đó là sức khỏe và trí tuệ, có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia vào các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Thể dục, thể thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn học Giáo dục thể chất vào giảng dạy trong nhà trường để học sinh được học tập và rèn luyện góp phần hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh đó ngành GD&ĐT luôn quan tâm đẩy mạnh dạy bơi và công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Song song với việc tích cực tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản, chỉ thị hướng dẫn và triển khai thực hiện việc dạy bơi, tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em trong nhà trường, ngành GD&ĐT đã quán triệt sâu sắc đến toàn thể các đơn vị giáo dục, học sinh, phụ huynh về hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các văn bản, Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường phòng, chống đuối nước trong nhà trường. Hàng năm, ngành GD&ĐT đều tổ chức tập huấn về công tác phòng chống đuối nước cho giáo viên và học sinh các nhà trường theo từng cấp học; tổ chức các giải bơi cho học sinh các trường trung học phổ thông nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để làm nòng cốt cho các nhà trường góp phần triển khai phòng chống đuối nước cho trẻ em trong đơn vị mình... Nhờ vậy, phong trào tập bơi ngày càng thu hút đông đảo học sinh tham dự; một số trường học đã chú trọng đến nguyện vọng thiết thực của học sinh phối hợp với các đơn vị quản lý bể bơi tổ chức dạy bơi cho học sinh, đặc biệt có trường đã đưa chương trình dạy bơi để giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, có rất ít trường học xây dựng được bể bơi hoặc công trình bơi lội chưa đạt chuẩn bởi ngoài yêu cầu về quỹ đất thì kinh phí xây dựng một bể bơi khá lớn, trong khi đó, công tác xã hội hóa chỉ ở một mức độ nhất định. Hơn nữa, khi có bể bơi kéo theo sự tốn kém về kinh tế để bảo trì, bảo dưỡng bể bơi; yêu cầu người quản lý phải có kiến thức chuyên môn để xử lý vệ sinh bể bơi tốt tránh tình trạng rêu bám thành bể và nguồn nước ô nhiễm… Bên cạnh đó, thời gian dạy môn bơi trong các nhà trường 4
- phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, ở miền Bắc, thường chỉ thực hiện việc dạy bơi từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm nên khoảng thời gian còn lại, phải tốn kém cho việc bảo trì, bảo dưỡng bể bơi và nguy cơ mất an toàn cho trẻ cao. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên của các nhà trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu dạy bơi. Bơi lội là một trong những môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện nhất đặc biệt là chiều cao. Ở những môn thể thao khác thường chỉ làm phát triển một số bộ phận trên cơ thể. Chẳng hạn đua xe đạp, bóng đá, chạy bộ… thường chỉ làm phát triển đôi chân. Nhưng khi bơi lội cần sự phối hợp của toàn thân đặc biệt là sự phối hợp của tay, chân, cột sống tạo cho ta một thân thể phát triển toàn diện cân đối và đẹp tự nhiên. Ngoài ra khi bơi, tứ chi và thân người luôn luôn vươn về phía trước nên làm phát triển nhanh chóng về chiều cao hơn người bình thường rất nhiều (nhất là trong tuổi thanh thiếu niên) cũng như phòng chống cong vẹo cột sống (do thiếu vận động hay ngồi một chỗ nhiều). Thêm vào đó, trẻ thích bơi lội sẽ có hệ thống miễn dịch tốt hơn trẻ không biết bơi hoặc không bơi thường xuyên, do những trẻ biết bơi thường có một tâm lý tự tin, tâm trạng vui vẻ, độc lập và dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh. Với những lí do trên, sau nhiều thời gian trăn trở, ấp ủ từ lâu và qua theo dõi có rất ít đề tài sáng kiến kinh nghiệm áp dụng môn Bơi lội vào giảng dạy cho học sinh THPT, do đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ TP.Vinh” mà tôi đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, áp dụng vào giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ TP Vinh nơi tôi công tác. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật bơi ếch. Biết vận dụng những kiến thức đó vào tập luyện, nhằm phát triển thể lực chung, phục vụ cuộc sống, phòng chống tai nạn sông nước cho học sinh THPT nói chung và cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ Thành phố Vinh nói riêng. Phân tích được các phương pháp dạy học thông thường và đưa ra được các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện môn Bơi lội góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh cũng như phát hiện những học sinh có năng khiếu bơi lội để bồi dưỡng rèn luyện tạo nguồn tham gia các hội thao, hội khỏe các cấp, từ đó góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. 5
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2.2.1. Xây dựng các bài tập phù hợp cho việc giảng dạy kỹ thuật Bơi ếch cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ TP Vinh. Trong đó nội dung các bài tập phải đi từ thấp đến cao, từ động tác đơn giản đến động tác khó. 2.2.2. Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn của kỹ thuật bơi ếch vào giảng dạy cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ TP Vinh. Vi ệc áp dụng các bài tập vào giảng dạy phải phù hợp, lượng vận động được tăng dần dần qua từng buổi tập và sắp xếp một cách chặt chẽ phải đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự và liên tục nó phải hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm – sinh – lý, quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích nghi của cơ thể người tập. Qua việc giảng dạy bơi trong trường học số lượng người biết bơi tăng thì tai nạn sông nước sẽ giảm, người biết bơi sẽ ít bị chết đuối và còn có thể cứu người đuối nước. Tỷ lệ người biết bơi cao sẽ góp phần hạn chế các tai nạn, rủi ro sông nước, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu thiên tai. Đánh giá, tổng kết quá trình giảng dạy qua các giai đoạn và phương pháp có tính khả thi cao nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn về phương pháp cho các năm dạy tiếp theo đạt kết quả cao hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An năm học 2020 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nhóm Phương pháp ngôn ngữ ( Sử dụng lời nói): Là hình thức phổ biến và chủ yếu nhất của phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong dạy học TDTT. Nó dùng chủ yếu để cho giáo viên sử dụng ngôn ngữ để thuyết minh cho học sinh hiểu rõ nhiệm vụ dạy học, tên động tác, và tác dụng của nó. Giáo viên dùng ngôn từ ngắn gọn để tiến hành giảng giải, nhấn mạnh vấn đề chủ yếu khi dạy học nhằm làm nổi bật trọng điểm, điểm khó, mấu chốt và tồn tại. so sánh với nhau để chỉ ra sự khác biệt, đúng sai, ưu nhược…vv..giữa chúng. Cũng là mệnh lệnh để chỉ đạo học sinh luyện tập là hình thức căn cứ yêu cầu dạy học sử dụng lời nói ngắn gọn để đánh giá kết quả và hành vi của học sinh trong học tập. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn, tham khảo tài liệu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài, nhằm xác định và chọn lọc ra hệ thống các bài tập nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức lý luận, đặc điểm tâm sinh lý, phương pháp giáo dục. Từ đó xây dựng cơ sở, phân tích rút ra những phương pháp làm cơ sở nghiên cứu đề tài. 6
- 4.3. Phương pháp trực quan ( trực quan trực tiếp, trực quan gián tiếp). 4.3.1. Trực quan trực tiếp. Là phương pháp chủ yếu thông qua thị phạm, làm mẫu kĩ thuật động tác và những sai sót thường mắc để học sinh quan sát theo nhiều chiều, nhiều góc độ, chỉ đạo học sinh luyện tập. Nó có tác dụng giúp học sinh kiến lập biểu tượng động tác. Thị phạm động tác cần đẹp, nhẹ nhàng, chính xác để góp phần gây hứng phấn cho học sinh luyện tập. Ngoài ra còn sử dụng các cách khác như: cho học sinh quan sát người bơi tốt, bơi sai, xem thi đấu.... 4.3.2. Trực quan gián tiếp. Là cách cho học sinh xem những kỹ thuật qua: Tranh, ảnh, phim, video... làm cho HS thấy rõ hình tượng, kết cấu và chi tiết kỹ thuật động tác một cách sinh động cụ thể. Đối với những động tác khó, nhanh, thì dùng phương pháp trực quan này là đương nhiên. Có thể cho học sinh xem với nhiều góc độ, tốc độ chuyển động, phóng to chi tiết kỹ thuật để người học dễ hiểu và tiếp thu hơn. Trực quan gián tiếp còn có thể cho phép người học xem lại kỹ thuật của chính mình để có thể so sánh đánh giá và khắc phục. 4.4. Phương pháp phân chia động tác và hoàn chỉnh động tác 4.4.1. Phương pháp phân chia. Đặc điểm của phương pháp là chia kỹ thuật thành một số phần, giai đoạn một cách hợp lý để dạy dần từng phần, chia thành nhịp đếm giúp người học dễ tiếp thu và chú ý vào những khâu then chốt, quan trọng rồi cuối cùng nắm toàn bộ kỹ thuật động tác. Mục đích nhằm đơn giản hóa quá trình giảng dạy. Nhờ chia nhỏ kỹ thuật thành các phần, các giai đoạn để đơn giản hơn giúp học sinh dễ hiểu nhanh chóng tiếp thu. 4.4.2 . Phương pháp hoàn chỉnh. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh là sử dụng các bài tập với nguyên vẹn một kỹ thuật động tác, không phân thành các bộ phận các giai đoạn. Phương pháp này giúp học sinh nắm vững động tác một cách hoàn chỉnh, không phá vỡ cấu trúc, nhịp điệu động tác và mối quan hệ giữa các giai đoạn kĩ thuật động tác. Vì vậy phương pháp này chỉ để giảng dạy những động tác kỹ thuật tương đối đơn giản. 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện làm thay đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định. Dựa vào số liệu đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm. Để chứng minh hiệu quả việc ứng dụng các bài tập vào giảng dạy kỹ thuật bơi ếch cho học sinh. 7
- 5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. 5.1. Thời gian kế hoạch nghiên cứu: TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Từ 01/08 Chọn đề tài, viết đề cương sáng Bản đề cương 1 30/09/2020 kiến kinh nghiệm chi tiết Đọc, nghiên cứu tài liệu lý Tổng hợp tài thuyết liên quan, viết cơ sở lý Từ 01/10 liệu lý thuyết 2 luận của đề tài. 30/10/2020 Xử lý các số Khảo sát thực trạng, tổng hợp số tham khảo liệu thực tế Trao đổi, xin ý kiến của đồng Tổng hợp ý kiến Từ 01/11 nghiệp, đề xuất các biện pháp đóng góp của 31/12/2020 sáng kiến với tổ, nhóm chuyên đồng nghiệp môn. Đánh giá hiệu Áp dụng các bài tập, hướng dẫn quả áp dụng dạy học sinh nội dung thực hành. thử nghiệm Từ 02/01 4 Viết báo cáo SKKN Bản nháp báo 31/02/2021 Xin ý kiến góp ý của đồng cáo nghiệp Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp Hoàn thiện SKKN Từ 01/03 Bản báo cáo 5 Báo cáo trước hội đồng khoa học 29/03/2021 chính thức nhà trường. 5.2. Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm: Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. 6. Tính mới và hiệu quả đóng góp của đề tài Nghiên cứu thực trạng được tiến hành điều tra toàn diện, nhiều góc độ từ các khách thể là học sinh, giáo viên TDTT trong và ngoài Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Vinh. Các giải pháp cải tiến nâng cao năng lực thực hành kỹ thuật bơi ếch của học sinh mang tính đồng bộ, tổng thể, đặc biệt chú trọng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm để phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Khẳng định các giải pháp mà đề tài đưa ra bước đầu đạt hiệu quả khả quan, hoàn toàn có triển vọng ứng dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy môn bơi lội tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Vinh nói riêng và công tác giáo dục thể chất tại các trường THPT thuộc Nghệ An nói chung. 8
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn môn bơi ếch. 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm chung về giảng dạy huấn luyện môn bơi. Giảng dạy bơi thể thao là một quá trình sư phạm trong đó người thầy đóng vai trò chủ đạo và người học là đối tượng giảng dạy vì vậy cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của quá trình dạy học. Mục đích của bơi thể thao là nhằm phục vụ các nhiệm vụ truyền thụ cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo vận động, những hiểu biết và kiến thức về sự hoạt động của kỹ thuật các kiểu bơi thể thao. Đồng thời góp phần rèn luyện ý chí, phẩm chất con người, củng cố nâng cao sức khỏe nhằm hoàn thiện năng lực thể chất và nâng cao khả năng sản xuất, công tác, học tập cũng như chiến đấu. Giải quyết mục đích, nhiệm vụ giảng dạy là quá trình lâu dài việc thực hiện cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn, các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy để đặt ra những nhiệm vụ, mục đích phù hợp. 1.1.2. Khái niệm và lợi ích môn Bơi ếch. Bơi ếch là kiểu bơi có lịch sử lâu đời trên thế giới. Cách đây 4000 năm ở Ai Cập, La Mã, Trung Quốc đã xuất hiện kiểu Bơi gần giống bơi ếch ngày nay. Bơi ếch là kiểu bơi bắt chước động tác con ếch. Khi bơi thân người nằm sấp ngang trên mặt nước, đầu hơi ngẩng, động tác tay và chân cân đối. Mỗi chu kỳ động tác bắt đầu lúc hai tay duỗi thẳng phía trước, tiếp đến tách tay tỳ nước, dùng sức quạt mạnh về sau, sau đó khép khuỷu, thu tay đồng thời co chân. Khi động tác duỗi tay từ phía trước kết thúc thì động tác co chân cũng hoàn thành và bắt đầu bẻ mũi bàn chân xoay ra ngoài. Khi tay gần duỗi thẳng thì đạp mạnh chân theo hình trái tim ngược về sau đẩy cơ thể lướt về trước, lúc này thân người và tay chân phải duỗi thẳng và tạo hình thoi nhọn lướt nước. Ở Việt Nam, bơi ếch cũng đã có từ lâu. Bơi ếch được sử dụng rộng rãi trong chiến đấu. Vì bơi được lâu có thể mang được nhiều đồ đạc, dễ quan sát phương hướng, gây ít tiếng động và có thể sử dụng để cứu người bị đuối nước... Chính vì ý nghĩa thực dụng đó bơi ếch ngày càng được phổ cập rộng rãi. 1.1.3. Ý nghĩa và tác dụng của Bơi ếch. Ý nghĩa và lợi ích của môn bơi lội nói chung và Bơi ếch nói riêng là rất lớn; thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, tinh thần tập thể, củng cố nâng cao được sức khỏe của mình. 9
- Khi tập bơi, nhất là người mới tập bơi phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu như cảm giác sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối … Còn đối với vận động viên, tập luyện bơi lội là một quá trình lao động đầy gian khổ để vươn tới thành tích cao, vận động viên phải có ý chí, quyết tâm lớn để thực hiện khối lượng vận động lớn. Tập trung cao độ trí lực và sức lực như vậy trong quá trình tập luyện, vận động viên đã thực sự rèn luyện mình trong quá trình hình thành phẩm chất ý chí. Mức độ hiệu quả giáo dục đạo đức ý chí cho vận động viên phụ thuộc vào huấn luyện viên và giáo viên bơi lội. Bản thân họ không những là tấm gương cho học viên noi theo mà họ còn là người chủ động vận dụng mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình tương trợ, mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình về mọi mặt như: Giáo dục tính kỷ luật, tự giác, tính tương trợ, ý thức tập thể, ý thức kiên trì nhẫn nại, tình yêu lao động, dũng cảm vượt khó khăn… Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng, người huấn luyện viên, thầy giáo bơi lội luôn luôn tu dưỡng chính trị tư tưởng trau dồi tác phong và đạo đức của người cán bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới đạt được hiệu quả giáo dục. Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc củng cố và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người. Vận động trong môi trường nước có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ phận của cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tăng quá trình trao đổi chất. Ta biết rằng nước có khả năng hấp thụ nhiệt gấp 4 lần không khí. Nước lại có áp suất lớn vào bề mặt cơ thể, mặt khác khi bơi con người phải chịu một lực cản rất lớn của nước, đặc biệt khi bơi nhanh, phải chịu đựng các tác động “dòng chảy” của nước. Do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần. Do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần, làm cho các chức năng vận động cơ thể được hoàn thiện nâng cao. Khi bơi, các nhóm cơ của toàn thân cùng tham gia hoạt động. Do đó vận động viên bơi lội cơ bắp phát triển cân đối, nở nang, hài hòa. Bơi lội lại là phương tiện để rèn luyện cơ thể làm cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, do đó có thể ngăn ngừa được những bệnh cảm lạnh. Người ta còn dùng bơi lội để chữa một số bệnh về hình thể như gù lưng, cong chữ “C” thuận và ngược của trẻ em. Ngoài ra, các cố tật cứng khớp do bị gẫy xương gây nên, bơi lội cũng là phương tiện chữa có hiệu quả. Luyện tập bơi lội có tác dụng lớn đến sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, làm cho hệ thống tiền đình phát triển tốt. Luyện tập bơi lội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ tuần hoàn và hô hấp. Những vận động viên tập luyện bơi lội thường xuyên tim co bóp mạnh hơn người bình thường, cung lượng tim tăng, do vậy tần số đập của tim lúc yên tĩnh chỉ ở mức từ 60 đến 46 lần/phút. Trong khi đó người 10
- không tập luyện bơi lội tim đập từ 70 – 75 lần trong một phút. Lưu lượng máu trong một phút có thể tăng từ 4,5 lít lúc bình thường lên 35 – 40 lít lúc vận động. Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc phát triển khả năng hoạt động của hệ thống hô hấp, vì khi bơi vận động viên thở theo nhịp điệu của động tác tay, mỗi chu kỳ bơi thực hiện một lần thở ra và hít vào. Khi bơi có thể tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy nhu cầu đòi hỏi về Oxy rất lớn. Do đó người bơi phải thở sâu. Mặt khác áp suất của nước vào vòng ngực, khi thở ra phải mạnh, tích cực. Vì thế các cơ hô hấp của vận động viên rất phát triển, dung tích sống của người không luyện bơi là 3,4 lít (của nam) và 2,4 lít (của nữ). Vận động viên trẻ bơi lội nước ta sau hai năm tập luyện bơi, dung tích sống đạt tới 4,5 lít (của nam) và 3,8 lít (của nữ). Tập luyện bơi lội còn có tác dụng phát triển thể lực toàn diện như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo và khả năng phối hợp vận động… Bản thân bơi lội là môn thể thao phát triển toàn thân. Tham gia tập luyện bơi lội không những tạo cho mình thói quen hoạt động trong nước mà còn để phát triển cân đối cơ thể. Thường xuyên tập luyện bơi lội, các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo… được phát triển, do đó nâng cao được khả năng vận động, tạo điều kiện tốt để sản xuất, phục vụ quốc phòng. Vì vậy bơi lội cần được phổ cập rộng rãi trong mọi ngành, mọi nghề, mọi đối tượng để phục vụ cho mục đích chính trị của Đảng là bồi dưỡng sức dân để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cách tốt nhất để phòng chống đuối nước: Phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em không phải trách nhiệm của riêng nhà trường, gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Để hạn chế thấp nhất những tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ, để không phải chứng kiến thêm những nỗi đau, mất mát thương tâm do đuối nước gây ra, thực hiện đề án phát triển giáo dục toàn diện nhà trường đã triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các giải pháp đã đề ra. Trong đó, tuyên truyền và hướng dẫn học sinh biết bơi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng, tránh đuối nước. Để tránh tai nạn đáng tiếc xẩy ra, điều quan trọng nhất của các bậc phụ huynh nên trang bị cho trẻ là dạy cho trẻ biết bơi. Các bậc cha mẹ cần trang bị đầy đủ kỹ năng an toàn, kỹ năng xử lý tình huống trong khi bơi, xử lí như thế nào khi bị chuột rút. Cách xử lí khi gặp vùng nước xoáy… Cần cảnh báo cho trẻ về những nơi có tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm có thể xẩy ra và điều đặc biệt luôn để mắt tới trẻ trong khi bơi lội vui đùa dưới nước bởi tai na luôn xẩy ra bất cứ lúc nào. Khi trẻ biết bơi, sẽ xử lý tình huống tốt khi chẳng may có bị bất ngờ rơi xuống nước ở những chỗ sâu hoặc với những tình huống nguy hiểm với phản ứng của trẻ cũng cầm cự để kêu gọi cứu trợ. Đối với người lớn thì có thể còn cứu được người gặp nạn. Chính vì ý nghĩa trên mà bơi lội đã trở thành môn học chính thức trong trường THPT Nguyễn Trường Tộ TP.Vinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn, tình hình thực tế và thực trạng: 11
- Theo thống kê của bộ Lao động Thương binh & Xã hội, mỗi năm tại Việt Nam, trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu, có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Ở Việt Nam với địa hình với địa hình chằng chịt sông, ngòi, ao hồ, kênh, mương, với bờ biển dài hơn cả chiều dài đất nướ… hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai bão lụt. Diện tích mặt nước cao làm tăng nguy cơ đuối nước. Tại Nghệ An trong thời gian qua đã xẩy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm diễn ra nhiều nhiệu huyện thị như: Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Thị Xã Hoàng Mai…Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh. Mỗi khi vụ việc liên quan đến tai nạn đuối nước xảy ra, là một lần nữa để lại sự chua xót, day dứt, ân hận và hai tiếng “giá như” mơ hồ của người lớn. Vì vậy việc học bơi là cách tốt nhất để phòng chống tai nạn “chết đuối” có thể xảy ra. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Thành phố Vinh có khoảng 1500 học sinh địa bàn phân bố rộng khắp toàn thành phố và một số xã phụ cận tiếp giáp thành phố, nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều học sinh còn phải phụ gia đình làm thêm để trang trải cuộc sống hàng ngày bên cạnh đó nhiều học sinh không có sự bao bọc của bố mẹ do phải làm ăn xa nên nhiều học sinh trong nhà trường không được học bơi, hoặc không muốn tham gia học bơi. Trong hoạt động giảng dạy môn giáo dục thể chất được sự quan tâm của ban giám hiệu hàng năm đã tu bổ thêm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, đặc biệt đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng bể bơi trong 2 năm qua, chỉ đạo trực tiếp nhóm thể dục khi xây dựng chương trình phải đưa môn bơi lội vào trong giảng dạy trong nhà trường góp phần nâng cao kỹ năng bơi lội trong học sinh Cũng từ những thực trạng đó mà tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh THPT” mà tôi đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, áp dụng vào giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ TP Vinh nơi tôi công tác. 2. Các giải pháp thực hiện. 2.1. Mục tiêu giải pháp. Qua đề tài sẽ giúp học sinh những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật bơi ếch. Biết vận dụng những kiến thức đó vào tập luyện, nhằm phát triển thể lực chung, phục vụ cuộc sống, phòng chống tai nạn sông suối, ao, hồ cho học sinh trường THPT. Để đạt được mục đích của đề tài tôi đưa ra các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện đề tài: Nhiệm vụ 1: Xây dựng hệ thống bài tập khi giảng dạy kỹ thuật Bơi ếch phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của trường và đối tượng học sinh THPT. 12
- Nhiệm vụ 2: Ứng dụng các bài tập lựa chọn vào quá trình giảng dạy bơi ếch cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ Vinh. 2.2. Nội dung, phương pháp thực hiện giải pháp. 2.2.1. Yếu lĩnh kỹ thuật bơi ếch. Kỹ thuật bơi ếch được thể hiện qua bài thơ sau: Bơi ếch Chân thẳng thì đến quạt tay Quạt tay thì ngẩng cái đầu hít hơi. Tay thẳng thì úp cái đầu Co chân, bẻ đạp, duỗi chân thở liền. Đạp chân thì phải thẳng tay Tay chân duỗi thẳng mọi phần mới xong. *. Tư thế thân người: Khi bơi ếch thân người nằm ngang bằng trong nước và giữ ở tư thế lướt nước tốt nhất để giảm bớt lực cản và phát huy đầy đủ lực đẩy của tay và chân. Tư thế thân người trong bơi ếch không ổn định mà biến động theo động tác của tay và chân. Khi kết thúc đạp nước, hai tay khép sát duỗi thẳng phía trước, hai chân duỗi thẳng phía sau: lúc này cơ thể ở tư thế lướt nước, thân người tương đối ngang bằng, đầu hơi ngẩng, cơ thể tạo với mặt nước một góc từ 5 đến 10 độ (hình 1) Hình 1 Tư thế thân người kỹ thuật bơi ếch Để thân người có hình dáng lướt nước tốt, ngực cần hơi ưỡn, bụng hơi hóp, dướn lưng, hai chân khép lại, hai tay duỗi thẳng vươn về phía trước, gáy hơi căng, đầu hơi ngẩng, mắt nhìn về phía trước hơi chếch xuống dưới. Khi hít vào, cằm nhô khỏi mặt nước, hai bả vai nâng lên. Lúc này cơ thể tạo với 13
- mặt nước có góc độ lớn nhất khoảng 15 độ. Khi đạp nước, mặt chìm vào trong nước, một bộ phận đầu di chuyển trên mặt nước. Khi hít vào nếu ngẩng đầu cao quá hoặc ưỡn ngực nhiều thân người sẽ chìm sâu, làm tăng thêm lực cản. *. Kỹ thuật động tác chân Động tác chân là động lực chủ yếu tạo ra lực tiến cho cơ thể. Để phân tích kỹ thuật, có thể chia động tác chân thành các giai đoạn sau: co chân, xoay bàn chân, đạp chân và lướt nước. Trên thực tế cả bốn giai đoạn đó là một chuỗi động tác liên tục và gắn bó chặt chẽ với nhau. Giai đoạn co chân: Co chân là động tác đưa chân từ vị trí duỗi thẳng lên phía bụng đến vị trí thuận lợi cho bẻ chân, động tác co chân đúng phải tạo ra lực cản nhỏ nhất, đồng thời phối hợp hợp lý với động tác tay. Khi bắt đầu co chân, cùng với động tác hít vào, hai chân chìm xuống một cách tự nhiên, hai gối tách dần ra, cẳng chân co về phía trước. Khi co cẳng chân, bàn chân thả lỏng, gót chân đưa sát vào mông, vừa co vừa tách. Khi co chân nên dùng sức nhỏ (co chậm) đồng thời cẳng chân nấp sau hình chiếu của đùi để giảm lực cản. Trong kĩ thuật bơi ếch hiện đại, có một số VĐV sử dụng kĩ thuật co chân nhanh. Mặc dầu kĩ thuật co chân nhanh sẽ làm tăng lực cản nhưng cũng sẽ tăng nhanh được tần số động tác phối hợp, từ đó tạo thuận lợi cho tốc độ bơi. Sau khi kết thúc co chân, đùi tạo với thân người một góc khoảng 120 đến 140 độ (hình 2). Hai mép trong của gối rộng bằng hông. Góc giữa hai đùi khoảng 4045 độ. Đồng thời làm cho cẳng chân ở tư thế vuông góc thẳng đứng so với mặt nước để chuẩn bị tốt cho động tác bẻ chân. Hiện nay do tốc độ bơi ếch không ngừng nâng cao, do vậy, tần số cũng tăng nhanh. Để thích ứng với sự thay đổi mới này của kĩ thuật, rất nhiều VĐV bơi ếch đã tăng thêm góc độ giữa thân và đùi lên 150 độ (giảm bớt co đùi), cẳng chân càng sát với mông hơn. Nếu co chân chậm sẽ bị loạn nhịp. Hình 2 Kỹ thuật động tác chân bơi ếch (giai đoạn co chân) Xoay bàn chân: 14
- Trong kĩ thuật bơi ếch, động tác xoay bàn chân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đạp nước, vì xoay bàn chân sẽ tạo ra diện tích đạp nước lớn hơn. Xoay bàn chân tốt hay xấu phụ thuộc vào độ mềm dẻo, linh hoạt của khớp cổ chân, khớp gối và khớp hông. Nhìn chung những VĐV có độ linh hoạt khớp gối kém có thể sử dụng kĩ thuật co chân rộng một chút. Còn đối với những VĐV khớp gối linh hoạt tốt có thể co chân hẹp một chút. Khi co chân kết thúc, bàn chân vẫn tiếp tục đưa vào sát mông. Lúc này hai đầu gối hơi ép vào nhau, đồng thời hai bàn chân xoay mũi chân ra ngoài làm cho phía trong cẳng chân và bàn chân vuông góc với hướng tiến lên của cơ thể. Như vậy diện tích đạp nước sẽ lớn hơn (hình 3) Co chân, xoay bàn chân, đạp chân là một quá trình liên tục. Động tác xoay bàn chân chính xác phải được bắt đầu trước khi co chân kết thúc và kết thúc khi bắt đầu động tác đạp chân. 15
- Hình Kỹ thuật động tác chân bơi ếch (giai đoạn xoay chân) Nếu sau khi xoay chân mà có một khoảnh khắc dừng lại sẽ lập tức phá vỡ tính liên tục và nhịp điệu động tác, đồng thời tăng thêm lực cản. 16
- Đạp chân: Hiệu quả động tác chân tốt hay xấu quyết định chủ yếu ở giai đoạn đạp chân. Kỹ thuật động tác chân bơi ếch hiện nay đang ngày càng chú ý tới tác dụng của giai đoạn đạp chân. Giai đoạn đạp chân là động tác dùng sức mạnh phát ra từ mông, đùi, đạp hết sức ra phía sau. Thực tế động tác đạp chân bao gồm cả đạp chân và khép chân (tức là đạp nước ra sau và kẹp ép nước vào trong). Động tác khép chân sẽ hạn chế động tác động tác đạp chân không được chuyển động quá ra phía ngoài và tạo ra phương hướng đạp chân ra sau. Động tác khép chân trong đạp chân xem xét từ sự phát triển kĩ thuật bơi ếch hiện đại ta thấy: do đạp chân hẹp khi hai chân khép sát sẽ tạo ra động tác ép xuống dưới. Bởi vậy, lực tác dụng của động tác ép xuống dưới sẽ làm cho cơ thể được nâng lên có lợi cho lướt về phía trước. Hiệu lực giai đoạn đạp chân phụ thuộc vào ba yếu tố sau: Yếu tố thứ 1: đường chuyển động và phương hướng chuyển động của các khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông. Khi đạp nước ra sau, sẽ tạo thành một lợi thế để sinh ra lực tác dụng lớn nhất đẩy cơ thể về phía trước. Khi đạp nước cần chú ý thứ tự duỗi khớp và tư thế dùng sức của các bộ phận ở chân. Khi đạp chân bộ phận phát lực đầu tiên là đùi để duỗi khớp hông, chỉ có như vậy mới làm cho cẳng chân luôn giữ vuông góc với hướng tiến, tiếp đó là duỗi khớp gối và cuối cùng là khớp cổ chân (hình 4) Hình 4 Kỹ thuật động tác chân bơi ếch (giai đoạn đạp chân) Yếu tố thứ 2: quyết định hiệu quả đạp nước là diện tích đạp nước. Diện tích đạp nước lớn thì hiệu quả lớn, song diện tích này lớn hay nhỏ là do bàn chân có xoay hết ra ngoài hay không, cẳng chân có thẳng đứng so với mặt nước hay không . Do vậy đòi hỏi người bơi trước khi kết thúc đạp chân, bàn chân vẫn ở vị trí xoay ra ngoài, nếu quá vội duỗi thẳng cổ chân sẽ làm nhỏ diện tích đạp nước vô tình giảm hiệu quả đạp chân. Yếu tố thứ 3: Là tốc độ đạp nước, vì lực cản tỉ lệ với bình phương tốc độ, do vậy tốc độ đạp nước phải nhanh, khi đạp nước cần phát huy đầy đủ sức mạnh của cơ đùi, cẳng chân, đồng thời phải tăng gia tốc vút nước làm cho 17
- lực đạp mạnh hơn. Hai chân sau khi đạp khép sẽ khép lại và duỗi thẳng tự nhiên. Lướt nước: Sau khi kết thúc đạp nước , hai chân ở vị trí tương đối thấp, gót chân cách mặt nước khoảng 30 đến 40cm. Lúc này thân người dựa vào lực đạp đưa người về phía trước nên lướt rất nhanh. Nếu vị trí chân quá thấp sẽ tạo ra lực cản lớn. Bởi vậy, sau khi đạp chân nên nâng chân lên vị trí cao hơn để giảm lực cản và chuẩn bị cho chu kỳ động tác sau. *. Kĩ thuật động tác tay: Động tác quạt tay bơi ếch nhằm tạo ra lực tiến cho cơ thể, vì vậy nắm vững kĩ thuật quạt tay và sự phối hợp nhịp nhàng tay chân và thở sẽ nâng cao hiệu quả trình độ kĩ thuật bơi ếch. Động tác quạt tay thường gồm 2 loại : Quạt tay với đường quạt hẹp, co khuỷu nhiều, khuỷu tay cao, bàn tay sâu. Đường quạt nước tương đối rộng, khuỷu tay co ít, hơi cao, bàn tay nông hơn. Kĩ thuật động tác tay có thể chia thành các giai đoạn sau: tư thế ban đầu, ôm nước (tì nước), quạt nước và duỗi tay. Các giai đoạn động tác này liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành sự hoàn chỉnh của động tác. Tư thế ban đầu: Khi kết thúc động tác đạp nước, 2 tay duỗi thẳng tự nhiên, có căng cơ nhất định, 2 tay song song với mặt nước, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay khép tự nhiên tạo ra hình dạng lướt nước tốt. Tỳ nước: Từ tư thế ban đầu (tay vươn ra trước vai) hai bàn tay xoay ra ngoài, chếch xuống dưới, cổ tay hơi gập. Hai cánh tay tách dần sang hai bên xuống dưới ép nước. Khi lòng bàn tay và cẳng tay cảm thấy có áp lực sẽ bắt đầu quạt nước. Khi tỳ nước, chuyển động của bàn tay theo 3 hướng: về trước, xuống dưới, ra ngoài. Hợp lực của 3 lực thành phần theo 3 hướng đó là đường chéo của hình lập phương. Do cẳng tay xoay vào trong làm cho lòng bàn tay xoay ra phía ngoài và phía sau. Động tác tỳ nước tạo điều kiện có lợi cho quạt nước và làm nổi đẩy cơ thể tiến về phía trước. Quạt nước: Khi 2 tay đã tỳ nước thì cổ tay gập dần, lúc này hai cổ tay và bàn tay tăng dần tốc độ quạt sang bên, xuống dưới và ra sau (hình 5). Khi quạt tay, chuyển động của bàn tay chia làm hai phần: Phần đầu bàn tay xoay ra ngoài, xuống dưới và ra sau. Phần sau bàn tay xoay vào trong, xuống dưới và ra sau. Từ tỳ nước chuyển sang quạt nước, cẳng tay từ xoay trong chuyển sang xoay ngoài . Do vậy, lòng bàn tay từ hướng quay ra ngoài ra sau quay dần hướng vào trong và ra sau. 18
- Hình 5 Kỹ thuật động tác tay bơi ếch (quạt nước) Trong quá trình quạt nước, khuỷu tay cần giữ ở vị trí tương đối cao, chỉ có như vậy mới phát huy sức mạnh của các nhóm cơ lớn, nâng cao hiệu quả quạt nước. Khi quạt tay góc độ giữa hai cánh tay đạt khoảng 120 độ thì chuyển sang giai đoạn thu tay vào phía trong. Khi quạt nước và thu tay không nên vượt quá mặt phẳng trục vai (hình 6), quạt nước có tốc độ cao, thân người cũng từ đó nổi cao trên mặt nước, cánh tay và khuỷu tay gần như đồng thời quạt nước. Điều đó thể hiện sự hợp lý của kỹ thuật. 19
- Hình 6 Kỹ thuật động tác tay bơi ếch (quạt nước) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn