Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản
lượt xem 6
download
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sẽ khắc phục được hạn chế của các đề tài khác, trình bày cụ thể các lí thuyết và việc ứng dụng lí thuyết về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào một chương cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản. Tác giả sáng kiến: Cao Thị Lan Mã sáng kiến: 05.57 1
- Vĩnh Yên, Năm 2020 1. Lời giới thiệu. Đổi mới phương pháp dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết, đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Đổi mới phương pháp dạy học góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại. Một trong những biện pháp quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đối với bộ môn lịch sử, để tạo hứng thú học tập cho học sinh, việc sử dụng hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học càng trở nên cần thiết hơn. Chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” nằm trong chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản, gồm 4 bài: Bài 21Những biến đổi của Nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVIXVIII; Bài 22Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVIXVIII; Bài 23Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Nội dung chương III có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho học sinh tinh thần dân tộc và ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước thống nhất. Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Tự hào về tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Bồi dưỡng thêm về tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động. Thông qua các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực, giúp hình thành và phat triên các năng l ́ ̉ ực cho hoc sinh: ̣ năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thu thâp t ̣ ư liêu, khai thác thông tin trên ̣ mạng, tông h ̉ ợp va khai quat vân đê, năng l ̀ ́ ́ ́ ̀ ực ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: thiết kế và trình bày bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint, năng lực 2
- hợp tác, năng lực tự học, khả năng đánh giá, phản biện, trình bày chính kiến cá nhân,...về một vấn đề lịch sử, giúp học sinh hiểu được bản chất nội dung lịch sử và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ sâu sắc bài học hơn. Từ đó, hinh thanh ̀ ̀ ̉ niêm đam mê tim hiêu ki ̀ ̀ ến thức lịch sử nhân loại. Trong thực tiễn dạy học, nhiều người đã nghiên cứu về vấn đề sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả bài học nhưng chủ yếu tập trung trình bày những nội dung mang tính lí luận và lấy một vài ví dụ minh họa chứ không đi sâu vào một chương, một bài học cụ thể. Đề tài: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản sẽ khắc phục được hạn chế của các đề tài khác, trình bày cụ thể các lí thuyết và việc ứng dụng lí thuyết về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào một chương cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, môn học. Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo sinh động, phong phú, hiệu quả cho giáo viên và học sinh khi dạy và học lịch sử. 2. Tên sáng kiến: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III:“Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Cao Thị Lan Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0988774799. Email: lantuevp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Cao Thị Lan 3
- Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sử Địa GDCD TD. Số điện thoại: 0988774799. Email: lantuevp@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn lịch sử: chương trình lịch sử lớp 10. Vấn đề sáng kiến giải quyết: Cách sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh khi dạy học chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10 Ban cơ bản. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày áp dụng lần đầu: Từ ngày 5/2/2018 đến ngày 17/2/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Xác định mục tiêu bài học để lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. Thông qua việc cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được giao chuẩn bị ở nhà và tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Bài học nhằm hướng đến các mục tiêu sau: * Về kiến thức: Học sinh hiểu được kiến thức bài học lịch sử: Sự sụp đổ của triều Lê sơ dẫn đến sự sụp đổ của các thế lực phong kiến. Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nữa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian. 4
- Chiến tranh phong kiến đã diễn ra từ thế kỉ XVI XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước. Thế kỉ XVI XVIII, đất nước bị chia làm hai miền có chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại. Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng. Phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị, đã xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước. Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc. Đất nước có nhiều biến động lớn, nhưng tình hình kinh tế có nhiều phát triển. Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội. Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau đã phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị trên cả hai miền đất nước. Nữa sau thế kỉ XVIII, nền kinh tế của Đàng Trong và Đàng Ngoài suy thoái nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều mặt của xã hội. Những thành tựu về văn hóa của nhân dân đạt được trong các thế kỉ XVIXVIII để lại giá trị to lớn đối với nền văn hóa dân tộc. * Về tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc và ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất. Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực. 5
- Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam. Bồi dưỡng thêm về tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động. * Về kĩ năng: Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp cho học sinh: Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải thích: Phân tích nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của triều Lê sơ. Lí giải vì sao cuối thế kỉ XVIII các đô thị tàn lụi đân. Phân tích được Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Xiêm, Thanh. Rèn luyện kĩ năng so sánh: So sánh điểm giống và khác nhau giữa kinh tế và văn hóa nước ta thế kỉ XVIXVIII so với thế kỉ XXV để thấy điểm mới của nền kinh tế, văn hóa nước ta thời kì thế kỉ XVIXVIII Rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử: Nhận xét về chính sách của nhà Mạc, về nền kinh tế nước ta thế kỉ XVIXVIII, về những ưu điểm và hạn chế của nền văn hóa nước ta thế kỉ XVIXVIII; Đánh giá vai trò của Quang TrungNguyễn Huệ đối với dân tộc. Rèn luyện kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kĩ năng vận dụng kiến thức về sự phát triển kinh tế hàng hóa vào việc phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. Bài học về phát huy vai trò sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc, về vai trò của người lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bài học về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Rèn luyện kĩ năng hóa thân thành nhân vật lịch sử để kể chuyện lịch sử, kĩ năng đóng vai một hướng dẫn viên du lịch thuyết minh về những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc trong các thế kỉ XVIXVIII ... Qua đó, học sinh có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 6
- Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình: Sử dụng tranh ảnh lịch sử về các nhân vật và thành tựu kinh tế, văn hóa của dân tộc trong các thế kỉ XVIXVIII. * Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đánh giá, phản biện, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Năng lực chuyên biệt: + Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh lịch sử + Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử. + Năng lực trình bày suy nghĩ cá nhân, khả năng đánh giá của cá nhân về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong lịch sử, về những gí trị văn hóa dân tộc. + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 7.1.2. Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả bài học khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10 Ban cơ bản. Căn cứ vào mục tiêu bài học, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được lựa chọn sử dụng là: phương pháp dạy học dự án, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi; kĩ thuật 5W1H, Kĩ thuật KWL, kĩ thuật hỏi bằng phiếu, kĩ thuật 3 lần 3. 7.1.3. Biện pháp sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” trong chương trình lịch sử lớp 10 Ban cơ bản. 7.1.3.1. Một số phương pháp dạy học tích cực. 7
- Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học được tổ chức nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất. a. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án) * Bản chất Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. * Quy trình thực hiện Bước 1: Lập kế hoạch + Lựa chọn chủ đề + Xây dựng tiểu chủ đề + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện dự án + Thu thập thông tin + Thực hiện điều tra + Thảo luận với các thành viên khác + Tham vấn giáo viên hướng dẫn Bước 3: Tổng hợp kết quả + Tổng hợp các kết quả + Xây dựng sản phẩm + Trình bày kết quả + Phản ánh lại quá trình học tập * Vận dụng vào bài học: 8
- Vận dụng vào bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVIXVIII , phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án: bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI XVIII, Lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVIXVIII. Nội dung 2: Sự phát triển thủ công nghiệp thế kỉ XVIXVIII. Nội dung 3: Sự phát triển của thương nghiệp. Nội dung 4: Sự hưng khởi của các đô thị. Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để tái hiện lại những nét chính về tình hình nông nghiệp, thủ công nghiêp, thương nghiệp và sự hưng khởi của đô thị nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 3: Tìm hiểu sự phát triển thương nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 4: Tìm hiểu sự hưng khởi của các đô thị thế kỉ XVIXVIII. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): 9
- Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểu…Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. Vận dụng vào bài 23: Phong trào Tây Sơ và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII: phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án: bài 23: Phong trào Tây Sơ và sự nghiệp thống nhất đất nước, Lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Nội dung 2: Kháng chiến chống Xiêm (1785). Nội dung 3: Kháng chiến chống Thanh (1789). Nội dung 4: Vương triều Tây Sơn. Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần 10
- + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để tái hiện lại những nét chính về Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII. Nội dung 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Nội dung 2: Kháng chiến chống Xiêm (1785). Nội dung 3: Kháng chiến chống Thanh (1789). Nội dung 4: Vương triều Tây Sơn. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểu…Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. Vận dụng vào bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVIXVIII: phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án: bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI XVIII, Lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản. 11
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. Nội dung 2: Sự phát triển giáo dục. Nội dung 3: Sự phát triển văn học. Nội dung 4: Thành tựu nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để tái hiện lại những nét chính về những thành tựu văn hóa nước ta trong các thế kỉ XVI XVIII. Nhóm 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. Nhóm 2: Sự phát triển giáo dục. Nhóm 3: Sự phát triển văn học. Nhóm 4: Thành tựu nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). 12
- Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểu…Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. b. Phương pháp dạy học nhóm. * Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. * Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giới thiệu chủ đề + Xác định nhiệm vụ các nhóm + Thành lập nhóm Làm việc nhóm + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc + Thoả thuận quy tắc làm việc 13
- + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo kết quả. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả + Đánh giá kết quả. * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 22:Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVIXVIII: Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVIXVIII + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 3: Tìm hiểu sự phát triển thương nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 4: Tìm hiểu sự hưng khởi của các đô thị thế kỉ XVIXVIII. + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nhóm 1: Tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 2: Sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. Nhóm 3: Sự phát triển thương nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII. 14
- Nhóm 4: Sự hưng khởi của các đô thị thế kỉ XVIXVIII. Yêu cầu: Học sinh thảo luận và sử dụng phương pháp “Đóng vai”,… trình bày bài thuyết trình của nhóm. Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Học sinh sử dụng phương pháp “Đóng vai”,… thuyết trình về nội dung mỗi nhóm đã chuẩn bị một cách sinh động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận ( Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 5 phút. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao liên qua đến nội dung trình bày của các nhóm và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Vận dụng vào bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII , Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nội dung 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Nội dung 2: Kháng chiến chống Xiêm (1785). Nội dung 3: Kháng chiến chống Thanh (1789). Nội dung 4: Vương triều Tây Sơn. + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. 15
- Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nhóm 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Nhóm 2: Kháng chiến chống Xiêm (1785). Nhóm 3: Kháng chiến chống Thanh (1789). Nhóm 4: Vương triều Tây Sơn. Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Học sinh sử dụng phương pháp đóng vai, “Trò chơi” thi kể chuyện lịch sử để thuyết trình về vai trò của anh hùng Quang Trung đối với lịch sử dân tộc một cách sinh động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận (Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm thuyết trình là từ 3 5 phút. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Vận dụng vào bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVIXVIII , Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVIXVIII + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nội dung 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. 16
- Nội dung 2: Sự phát triển giáo dục. Nội dung 3: Sự phát triển văn học. Nội dung 4: Thành tựu nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nhóm 1: Tình hình tư tưởng, tôn giáo. Nhóm 2: Sự phát triển giáo dục. Nhóm 3: Sự phát triển văn học. Nhóm 4: Thành tựu nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Học sinh sử dụng phương pháp “Trò chơi” thi hùng biện lịch sử,… để thuyết trình về những thành tựu văn hóa dân tộc thế kỉ XVIXVIII một cách sinh động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận (Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm thuyết trình là từ 3 5 phút. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. c. Phương pháp đóng vai * Bản chất 17
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Quy trình thực hiện Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 22:Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVIXVIII, Phương pháp “Đóng vai” được sử dụng khi các nhóm trình bày sản phẩm hoạt động nhóm dưới hình thức đóng vai nhân vật. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận, hoàn thiện nội dung vào phiếu trả lời nhanh. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 5 phút. Sau đó, giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Nhóm 1: Đóng vai nhân vật: Học sinh nhóm 1 hóa thân thành những người nông dân đương thời để giới thiệu về những thành tựu nông nghiệp nước ta thế kỉ XVIXVIII: Xin chào các bạn: chúng tôi là những người nông dân Việt sống trong thời kì đất nước trải qua nhiều biến động, nên nền kinh tế nông nghiệp cũng có những bước thăng trầm. Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, nội chiến giữa các thế lực phong kiến, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém xảy ra liên miên. Nhưng từ nửa sau thế kỉ XVII, 18
- tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 đàng phát triển: Nhân dân ở cả 2 Đàng tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. Vì vậy, diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân 2 miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Ngoài ra, Nhân dân tích cực phát triển phát triển giống cây nông nghiệp. Ngoài lúa, nhân dân còn trồng các loại ngô, khoai, sắn,…Kinh nghiệm “nước, phân, cần, giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Ở cả 2 đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Đây cũng là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất trong tay địa chủ phong kiến. Nhìn chung, sau thời kì chiến tranh, đất nước thanh bình nền kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển đảm bảo cuộc sống ổn định của người nông dân chúng tôi. Giáo viên tổ chức cả lớp thảo luận một số câu hỏi và chốt kiến thức: *Câu hỏi 1: Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nền nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVIXVIII? Học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận: Ưu điểm: + Diện tích đất canh tác mở rộng. + Công tác tăng gia sản xuất, bồi đắp đê điều được tăng cường. + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết. Hạn chế: + Thời kì đầu, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp + Tình trạng gia tăng ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến. * Câu hỏi 2: So sánh sự khác biệt của kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ XVI XVIII so với thế kỉ XXV? Học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận: Thời kì thế kỉ XXV nền nông nghiệp rất phát triển, phát triển tường xuyên. Thế kỉ XVIXVIII, nền nông nghiệp phát triển qua 2 19
- giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu do chiến tranh, nhà nước không quan tâm nên sản xuất nông nghiệp không phát triển. Câu 3: Theo em, để một nền nông nghiệp phát triển nhà nước cần chú trọng biện pháp gì? Học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận: nhà nước cần có quan tâm phát triển nông nghiệp. Như bảo vệ diện tích đất canh tác, quan tâm công tác đê điều thủy lơi. Đặc biệt, ngay nay đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng. Nhóm 2: Cử đại diện hóa thân thành phát thanh viên truyền hình VTV 1 trong phóng sự nghề và làng nghề truyền thống để thuyết minh về sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVIXVIII: Xin chào các bạn, qua phóng sự về nghề và làng nghề hôm nay, tôi muốn đưa các bạn đến với những di tích về nghề, làng nghề của dân tộc ta ở các thế kỉ XVIXVIII. Các bạn ạ, thế kỉ XVIXVIII, thủ công nghiệp rất phát triển. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức,…ngày càng phát triển và đạt trình độ cao. Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài. Số làng nghề như dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,…tăng lên ngày càng nhiều. Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng. Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đây là một số hình ảnh tiêu biểu về sản phẩm thủ công nổi tiếng của nhân dâ ta thời kì này mời các bạn cùng chiêm ngưỡng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn