intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

52
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài giúp tác giả trong quá trình dạy học thực tiễn, ngoài ra đề tài là tài tiệu tham khảo đối với các đồng nghiệp, đặc biệt đối với giáo viên dạy môn Lịch sử ở các trường Trung học Phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT trong cả nước. Đề tài còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và tiến tới thay đổi SGK, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG NIÊN BIỂU SO SÁNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1919 - 1945 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT” Môn: Lịch Sử Tác giả : Thân Thị Lịnh Tổ: Tự nhiên Năm học: 2019 - 2020 Điện thoại: 0372 480 429 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG NIÊN BIỂU SO SÁNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1919 - 1945 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT” Môn: Lịch Sử Tác giả : Thái Thị Minh Tổ: Xã hội Năm học: 2020 - 2021 Điện thoại: 0983185386 Yên Thành, tháng 3 năm 2021 2
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 7 2. Điểm mới, đóng góp của đề tài ........................................................................... 8 PHẦN II. NỘI DUNG .......................................................................................... 9 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG NIÊN BIỂU SO SÁNH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919- 1945 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT .................................................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 10 1.2.1. Các phương pháp dạy học. hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường THPT trước khi tiến hành giải pháp mới. ........................................................................ 10 1.2.2. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................ 10 2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NIÊN BIỂU SO SÁNH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 1919- 1945 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT .................................................. 12 2.1. Vị trí, mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT ............ 12 2.1.1. Vị trí ........................................................................................................... 12 2.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 12 2.1.2.1. Về kiến thức ............................................................................................ 12 2.1.2.2. Về phẩm chất, năng lực ........................................................................... 12 2.2. Bản chất của giải pháp mới........................................................................... 13 2.3. Bảng thống kê những nội dung vận dụng vấn đề “Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT” ............................................................................... 14 2.4. Hệ thống các niên biểu so sánh trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 ............................................................................................................................. 16 2.4.1. Niên biểu cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương ....... 16 2.4.2. Niên biểu hoạt động đấu tranh trong nước từ 1919-1925 của các giai cấp: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, giai cấp công nhân Việt Nam .......................................... 18 2.4.3. Niên biểu phong trào công nhân Việt Nam (1919 – 1929) .......................... 19 2.4.4. Niên biểu các tổ chức cách mạng ở Việt Nam (1925 – 1929) ..................... 20 2.4.5. Niên biểu: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 – 1930) và Luận cương chính trị (10 – 1930) ............................................................................................. 21 2.4.6. Niên biểu: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ..................................................................................................................... 22 3
  4. 2.4.7. Niên biểu: Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939) và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) ..................... 23 2.4.8. Niên biểu: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (5 – 1941)............................................................... 24 2.5. Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 25 2.5.1. Sử dụng niên biểu: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ................................................. 25 2.5.2. Sử dụng niên biểu Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng ............................................................................................................... 26 2.5.3. Sử dụng niên biểu: Phong trào công nhân Việt Nam 1919-1929 ................ 26 2.5.4. Sử dụng niên biểu: Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng .............................................................................................................. 27 2.5.5. Sử dụng niên biểu: Chủ trương của Đảng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Phong trào dân chủ 1936 – 1939 .......................................................... 27 2.5.6. Sử dụng niên biểu: Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (1939 – 1941) .................................................................................................................... 28 2.5.7. Sử dụng niên biểu Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ................................................................. 29 3. GIẢI PHÁP MỚI VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY ...................................................................................................... 29 3.1. Giải pháp mới ................................................................................................ 29 3.2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới ................................................................ 30 3.2.1. Ưu điểm...................................................................................................... 30 3.2.2. Nhược điểm ................................................................................................ 30 3.3. Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT....... 31 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 31 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................... 31 3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ...................................................... 31 3.3.4. Giáo án thực nghiệm................................................................................... 32 3.3.5. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 49 3.3.5.1 Kết quả khảo sát đối với GV Lịch sử thông qua phiếu khảo sát ................ 49 3.3.5.2 Kết quả khảo sát 70 HS thông qua phiếu đo độ hứng thú, nhận thức ...... 50 3.3.5.3 Kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ..................... 50 3.3.5.4 Kết quả kiểm tra của đội tuyển học sinh giỏi trường và học sinh giỏi cụm 51 PHẦN III. KẾT LUẬN ...................................................................................... 53 1. Kết luận chung ................................................................................................. 53 2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 53 3. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................ 54 4
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 56 PHỤ LỤC 1......................................................................................................... 57 PHỤ LỤC 2......................................................................................................... 69 PHỤ LỤC 3......................................................................................................... 70 PHỤ LỤC 4......................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 5......................................................................................................... 75 5
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 THPT Trung học phổ thông 2 BGD - ĐT Bộ Giáo dục - Đào Tạo 3 THPTQG Trung học phổ thông quốc gia 4 PPDH Phương pháp dạy học 5 KTĐG Kiểm tra đánh giá 6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 6
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trước sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 với việc trí tuệ nhân tạo sẽ thống lĩnh đặt nhân loại trước nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi mọi ngành, mọi giới phải chủ động nắm bắt. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết TW số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục trung học nói riêng trên phạm vi cả nước vừa gấp rút xây dựng và thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, vừa triển khai thực hiện đổi mới đồng bộ cách tiếp cận các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo Nghị quyết 29-NQ-TW. Trên thực tế những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều hạn chế của chương trình phổ thông đang được khắc phục, phương pháp dạy học, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang được thực hiện và thu được kết quả trước mắt. Việc đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá từ coi trọng kiến thức, xem học sinh học được gì sang kiểm tra đánh giá xem học sinh vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Điều đó yêu cầu phái thiết kế những câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra, đề thi..., khác so với trước. Phải coi trọng kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả giáo dục. Đánh giá kết quả giáo dục phải giúp học sinh có khả năng tự nhận xét đánh giá, để biết tự điều chỉnh cách thức rèn luyện, học tập, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Nước ta đang đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo nhằm tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế. Trên thế giới, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là mục tiêu hàng đầu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quốc gia. Ở Việt Nam, mấy năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đang được thực hiện. Mặc dù chưa có một chương trình, sách giáo khoa mới thiết kế việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhưng trên cơ sở khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục, sách giáo khoa theo hướng tiếp cận nội dung từ đó áp dụng từng bước để thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Hiện nay, dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là hoạt động, nhiệm vụ chủ yếu của mỗi thầy cô giáo đang công tác trong ngành giáo dục. Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh trung học phổ thông. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài người cũng như tính tất yếu lịch 7
  8. sử của sự nghiệp giải phóng dân tộc, từ đó các em có thể vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn. Học lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước, giáo dục thái độ đối với các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nhân loại. Trong dạy lịch sử, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong trương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Về năng lực, chương trình hướng đến 9 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác, hội nhập; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá đối với môn Lịch sử cần đặc biệt chú trọng hình thành và phát triển 6 năng lực sau cho học sinh: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong rất nhiều PPDH và hình thức tổ chức dạy học, sử dụng niên biểu trong dạy học Lịch sử đặc biệt hình thành và phát triển năng lực so sánh, phân tích, nhận xét... cho học sinh, từ đó phục vụ cho việc ôn luyện để học sinh vượt qua những kì thi như thi học sinh giỏi các cấp, thi THPTQG. Tuy nhiên, thực tế nhiều giáo viên chưa hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu kĩ về việc sử dụng niên biểu, còn lúng túng khi áp những niên biểu vào hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình ôn luyện. Do đó tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Điểm mới, đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lí luận dạy học và ôn thi cho học sinh Trung học Phổ thông trong dạy học Lịch sử. Đề tài giúp tôi trong quá trình dạy học thực tiễn, ngoài ra đề tài là tài tiệu tham khảo đối với các đồng nghiệp, đặc biệt đối với giáo viên dạy môn Lịch sử ở các trường Trung học Phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT trong cả nước. Đề tài còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và tiến tới thay đổi SGK, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tới. 8
  9. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG NIÊN BIỂU SO SÁNH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919- 1945 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lí luận Sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước (lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu) trong dạy học lịch sử quả thực không phải là vấn đề mới mẻ. Không thể phủ nhận vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Quá trình nhận thức lịch sử cũng tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở về thực tiễn. Mặt khác đặc trưng riêng của nhận thức Lịch sử là nhận thức bắt đầu từ những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ chứ không phải là những sự kiện diễn đang diễn ra trước mắt. Do vậy, đồ dùng trực quan giúp học sinh tái tạo lại bức tranh quá khứ, từ đó nắm bắt bản chất của sự kiện lịch sử. Rõ ràng đồ dùng trực quan nói chung là phương tiện dạy học quan trọng, qua đó giáo viên giúp học sinh hiểu bản chất sự kiện, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được qui luật lịch sử. Điều đó cũng có nghĩa là đồ dùng trực quan là phương tiện hữu hiệu để phát huy năng lực chú ý ở học sinh, rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá ở học sinh. Niên biểu là một trong những dạng đồ dùng trực quan khá quan trọng trong dạy học Lịch sử. Theo cách gọi thông thường đó là bảng thống kê, đây là dạng đồ dùng trực quan quy ước có khả năng hệ thống hoá các sự kiện Lịch sử theo thời gian, các giai đoạn của sự kiện hoặc liên hệ so sánh giữa các sự kiện. Niên biểu có 2 dạng cơ bản: niên biểu thống kê và niên biểu so sánh. Niên biểu thống kê là dạng niên biểu nhằm hệ thống các sự kiện theo trình tự thời gian, hoặc hệ thống các sự kiện theo giai đoạn lịch sử. Niên biểu so sánh là dạng niên biểu nhằm làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau của những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Với dạng niên biểu này nếu được thiết kế hợp lý sẽ có khả năng rèn luyện tư duy so sánh, học sinh có khả năng nắm vững bản chất sự kiện lịch sử, từ đó có khả năng rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn. Trong lý luận dạy học lịch sử, chúng ta đã đề cập đến khái niệm “bài tập nhận thức” như một biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của học sinh, phát huy vai trò tự học của học sinh trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà. Có thể hiểu bài tập nhận thức là bài tập đặt ra những tình huống có vấn đề mà học sinh cần giải quyết để khôi phục những hình ảnh trong quá khứ, nắm được bản chất sự kiện và nắm được khái niệm, quy luật Lịch sử. 9
  10. SKKN làm sáng tỏ ý nghĩa, lý luận về sử dụng niên biểu trong dạy học lịch sử để phát triển một số năng lực cho học sinh, phục vụ quá trình học tập, ôn thi để giúp học sinh vượt qua các kì thi đạt kết quả cao nhất. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các phương pháp dạy học. hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường THPT trước khi tiến hành giải pháp mới. Mặc dù trong những năm qua, các thầy cô giáo nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nhưng do còn mới, chưa được tiếp thu đầy đủ, trong quá trình thực hiện lại áp dụng đối với chương trình, sách giáo khoa hiện hành nặng về cách tiếp cận nội dung nên vẫn còn gặp khó khăn. Về phương pháp dạy học vẫn còn nhiều các kế hoạch bài học được thiết kế, tổ chức dạy học theo cách truyền thống: giáo viên nặng về thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người thụ động nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Ưu điểm của cách thiết kế, tổ chức dạy học này là quen thuộc, đồng thời do chương trình, sách giáo khoa hiện hành mang nặng tính hàn lâm nên soạn giảng theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Tuy nhiên học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến năng lực, kỹ năng thực hành của người học; do đó năng lực, kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế, khó phát huy được những năng lực cần thiết như mục tiêu đổi mới giáo dục đặt ra. Thực tế tại nhà trường cho thấy, số kế hoạch bài học được thiết kế theo hướng mới đã đảm bảo về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, đặc biệt là số kế hoạch bài học của môn Lịch sử hướng đến kĩ năng lập niên biểu, sử dụng niên biểu để phát triển một số năng lực cho học sinh. Một số giáo viên mới dừng lại ở mức liệt kê khiến thức vào niên biểu và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa hướng dẫn học sinh vận dụng phần kiến thức đó vào các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm tương ứng, nên trong quá trình ôn luyện phục vụ các kì thi học sinh còn lúng túng khi vận dụng giải quyết các vấn đề mà đề bài yêu cầu. 1.2.2. Thuận lợi và khó khăn 1.2.2.1. Thuận lợi - Nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, tài liệu cho giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo thiết kế, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Các thầy cô giáo năng động, nhiệt huyết, có trình độ, kinh nghiệm trong giảng dạy, ôn luyện học sinh. - Sự ủng hộ nhiệt tình về vật chất, tinh thần của các bậc cha mẹ học sinh nhất là những học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp. 10
  11. 1.2.2.2. Khó khăn - 100% GV giảng dạy Lịch sử trong trường được đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo chương trình cũ và chương trình giáo dục hiện hành, trong khi soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực là phương pháp, tổ chức dạy học mới, chưa được áp dụng một cách phổ biến. Vì thế các giáo viên khi thực hiện việc soạn giáo án chủ yếu là tự mày mò, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong đơn vị hoặc qua các mối liên hệ khác. - Thực tế hiện nay cách tổ chức thi, các bài thi của các kì thi chưa có tính ổn định cao, đặc biệt kì thi THPTQG do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đối với bài thi Lịch sử từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm gây không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học. Hơn nữa, ngay trong kì thi học sinh giỏi tỉnh và kì thi THPTQG bài thi Lịch sử học sinh phải làm ở hai dạng bài khác nhau vừa tự luận vừa trắc nghiệm nên trong quá trình dạy - học giáo viên và học sinh rất khó khăn trong việc chuyển đổi kiến thức, kĩ năng, năng lực. - Việc thực hiện bài thi Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan của kì thi THPTQG ngoài ưu điểm đo được nhiều kiến thức, kết quả đo khách quan hơn nhưng hình thức thi đó đã phá vỡ tính logic, bản chất biện chứng của sự kiện, hiện tượng lịch sử... Điều này gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn. - Học sinh lớp chọn và lớp đại trà có chênh lệch về năng lực, tác động của yếu tố xã hội nên việc thiết kế và thực hiện những kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực nhất là sử dụng niên biểu trong dạy học Lịch sử khó có thể đồng bộ và thu được kết quả như mong muốn. 11
  12. 2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NIÊN BIỂU SO SÁNH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 1919- 1945 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Vị trí, mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT 2.1.1. Vị trí Lịch sử lớp 12: Phần LSVN từ năm 1919 đến năm 1945 ( từ bài 12 đến bài 16). Lịch sử xã hội loài người là quá trình thống nhất, hợp quy luật, đầy mâu thuẫn và đa dạng. LSVN là một bộ phận của lịch sử thế giới, nó vừa thể hiện những quy luật chung của loài người vừa có những quy luật riêng đặc thù của từng dân tộc. Nói cách khác, lịch sử của mỗi quốc gia nằm trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Do vậy, LSDT Việt Nam có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của lịch sử loài người. 2.1.2. Mục tiêu 2.1.2.1. Về kiến thức Nắm được những nội dung kiến thức: - Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ở Đông Dương mà chủ yếu ở Việt Nam, thấy được điểm khác nhau giữa chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai. - Cuộc đâu tranh vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: So sánh phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trước khi thành lập Đảng. - Các tổ chức cách mạng (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Việt Nam quốc dân Đảng), sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời năm 1930. - So sánh được những điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. - Phong trào cách mạng qua hai giai đoạn: 1930- 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939. - So sánh các hình thức mặt trận trong thời kỳ 1936 – 1939 và thời kỳ 1939 – 1945 Đứng trước những khó khăn và thử thách của dân tộc, và tình hình chung của thế giới, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã liên tục đấu tranh và liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn, lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng đất nước thoát khỏi quân phát xít, thành lập chính quyền mới do Đảng cộng sản lãnh đạo. 2.1.2.2. Về phẩm chất, năng lực Qua dạy học phần Lịch sử dân tộc nói chung, dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1919- 1945 nói riêng, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước. Bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn 12
  13. hóa dân tộc. Giáo dục lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Từ đó HS phải có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, xác định được động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp, phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc. Rèn luyện cho HS tinh thần chủ động, tích cực trong học tâp, các kĩ năng học tập và thực hành bộ môn (sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, bản đồ, lập niên biểu, thống kê…), phát triển các thao tác của tư duy HS: quan sát, đối chiếu các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, hình dung… góp phần phát huy năng lực nhận thức, năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống cũng như trong học tập như: làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, biết ứng phó trước vấn đề hiện tại đặt ra, làm bài thi ( học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia), hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 2.2. Bản chất của giải pháp mới Thiết kế, sử dụng niên biểu trong dạy học Lịch sử là một biện pháp trong phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, đó là điều không thể thiếu của giáo viên và học sinh. Khi thiết kế và sử dụng niên biểu, giáo viên không chỉ giúp học sinh biết, hiểu bản chất sự kiện lịch sử mà còn giúp các em so sánh sự kiện hiện tượng lịch sử này với những sự kiện lịch sử khác, rút ra nhận xét về bản chất sự kiện, liên hệ với những sự kiện cùng thời gian hoặc cùng một vấn đề. Đồng thời cũng giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết khi học tập lịch sử như năng lực tái hiện sự kiện, sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét về các sự kiện hiện tượng lịch sử... Từ đó, học sinh đủ khả năng để giải quyết các bài tập tự luận và các câu hỏi trắc nghiệm trong các kì kiểm tra và thi. Như vậy, việc thiết kế và sử dụng niên biểu trong dạy học lịch sử đảm bảo phát triển cả ba cấp độ tư duy của học sinh đó là biết, hiểu, vận dụng. Đồng thời phát triển cả những năng lực cần thiết cho học sinh, đảm bảo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu. Niên biểu trong dạy học lịch sử là hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử cùng thời gian hoặc cùng vấn đề. Có ba loại niên biểu: Niên biểu tổng hợp, niên biểu chuyên đề và niên biểu so sánh. Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử hoặc sự kiện cùng loại, khác loại, nhằm làm nổi bật đặc trưng, bản chất sự kiện hiện tượng, so sánh để thấy điểm giống và khác của các sự kiện, lí giải vì sao giống, vì sao khác hoặc rút ra kết luận khái quát có tính chất nguyên lí. Khi thiết kế niên biểu cần đảm bảo tính chính xác, khoa học và mĩ học. Các cột trong niên biểu nên có tỉ lệ cân xứng để đảm bảo mức độ tương ứng của các đơn vị kiến thức được đưa vào niên biểu. Giáo viên và học sinh có thể tuân thủ các bước sau khi thiết kế niên biểu so sánh: Bước 1: Xác định nội dung lập/thiết kế niên biểu. 13
  14. Bước 2: Nghiên cứu, thu thập tài liệu, thông tin kiến thức có liên quan đến niên biểu cần lập. Bước 3: Xác định các tiêu chí nội dung kiến thức cần so sánh. Bước 4: Tiến hành lập/thiết kế niên biểu. Bước 5: Chỉnh sửa niên biểu sao cho đảm bảo tính chính xác, khoa học và mĩ học. Khi sử dụng niên biểu cần giúp học sinh tái hiện, hiểu bản chất sự kiện, so sánh được điểm giống và khác của sự kiện hoặc rút ra nhận xét, bình luận đúng về kiến thức lịch sử trong niên biểu tránh tình trạng sử dụng niên biểu để minh họa kiến thức. Bên cạnh đó, giáo viên tăng cường để học sinh tự thiết kế niên biểu và thuyết trình về niên biểu đã chuẩn bị. Qua đó nâng cao năng lực kẻ vẽ trên giấy, trên máy tính, khả năng sử dụng ngôn ngữ khi thuyết trình ( miêu tả, giải thích phân tích, so sánh, liên hệ...), tạo sự tự tin cần thiết cho học sinh khi trình bày một vấn đề trước nhiều người... 2.3. Bảng thống kê những nội dung vận dụng vấn đề “Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT” STT Tên chương Tên bài, mục Nội dung so sánh Bài 12. Phong trào dân Cuộc khai thác thuộc tộc dân chủ 1919 – địa của thực dân Pháp ở 1925 Mục I 2. Chính Đông Dương. Chương I: sách khai thác thuộc địa VIỆT NAM TỪ lần thứ hai của thực dân NĂM 1919 ĐẾN Pháp. NĂM 1930 Bài 12. Phong trào dân Phong trào công nhân tộc dân chủ 1919 – Việt Nam (1919 – 1 1925. Mục II. 2. Hoạt 1929) động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam. Bài 13. Phong trào dân Các tổ chức cách mạng tộc dân chủ 1925 - ở Việt Nam (1925 – 1930 Mục I. Sự ra đời 1929). và hoạt động của ba tổ chức cách mạng. Bài 13. Phong trào dân Cương lĩnh chính trị 2 tộc dân chủ 1925 - đầu tiên của Đảng 14
  15. 1930 Mục II. Đảng cộng (2 – 1930) và Luận sản Việt Nam ra đời cương chính trị (10 – Bài 14. Phong trào 1930). cách mạng 1930- 1935. Mục III .3. Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng CSVN (10 / 1930). Bài 14. Phong trào Phong trào cách mạng cách mạng 1930- 1935. 1930 – 1931 và phong Chương II: Mục II. Phong trào CM trào dân chủ 1936 – 1930 – 1931 với đỉnh 1939. LỊCH SỬ VIỆT cao Xô Viết Nghệ - NAM TỪ 1930 - Tĩnh. 1945 Bài 15. Phong trào dân chủ 1936- 1939 .Mục II. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 Bài 16. Phong trào giải Hội nghị lần thứ 6 Ban phóng dân tộc và tổng Chấp hành Trung ương khởi nghĩa tháng Tám Đảng (11 - 1939) và năm 1945. Nước Việt Hội nghị lần thứ 8 Ban Nam dân chủ cộng hòa Chấp hành Trung ương ra đời ngày 2/9/1945/ Đảng (5 – 1941). II. Mục 1. Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông Dương tháng 11/1939. Mục III. 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) Bài 15. Phong trào dân Mặt trận thống nhất 15
  16. chủ 1936- 1939 Mục nhân dân phản đế II.1 Hội nghị Ban chấp Đông Dương và Mặt hành trung ương ĐCS trận Việt Nam độc lập Đông Dương tháng 7. đồng minh 1936 (5 – 1941). Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 Mục III. 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) 2.4. Hệ thống các niên biểu so sánh trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 2.4.1. Niên biểu cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương (Khi dạy Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 Mục I 2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.) Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 Cuộc khai thác thuộc địa Nội dung (1897-1914) lần 2 (1919-1929) Hoàn cảnh Sau khi cơ bản bình định được - Pháp bị tổn thất nặng nề Việt Nam về mặt quân sự. sau CTTG I. Mục đích - Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân ta, làm giàu cho chính quốc. - Ở cuộc khai thác lần 2, Pháp còn nhằm khôi phục địa vị trong thế giới tư bản. - Pháp cướp ruộng đất, lập Pháp vẫn cướp đất nhưng tập Nông đồn điền trông lúa, cao su, cà trung vào đồn điền, nhất là nghiệp phê... đồn điền trồng cao su. - Bóc lột nhân dân ta bằng địa - Đầu tư vốn vào nông nghiệp 16
  17. Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 Cuộc khai thác thuộc địa Nội dung (1897-1914) lần 2 (1919-1929) tô, ban hành chế độ sưu thuế tăng, nhiều nhất. nặng nề. - Diện tích cao su được mở rộng, thành lập nhiều công ty cao su... Chính sách - Tập trung vào khai mỏ, xây - Khai mỏ (than) được đầu tư khai Công dựng 1 số cơ sở công nghiệp và mở rộng hơn. thác nghiệp phục vụ đời sống của thực - Nhiều công ty than ra đời... dân như điện, nước, bưu - Công nghiệp chế biến và điện…. dịch vụ được đẩy mạnh ... - Pháp độc chiếm thị trường - Thực hiện chính sách bảo Thương Việt Nam, đánh thuế nặng hộ mậu dịch, xiết chặt thuế nghiệp vào hàng hóa nhập từ nước khóa. ngoài nhưng lại ưu tiên hàng - Ngân hàng Đông Dương nhập của Pháp. nắm độc quyền chỉ huy nền kinh tế Việt Nam. - Pháp mở rộng đường bộ. - Tiếp tục mở rộng đường bộ. Giao - Xây dựng đường sắt (Sài - Xây dựng thêm đường sắt thông Gòn – Mĩ Tho), bến cảng (Đồng Đăng - Na Sầm..., hải vận tải (Hải Phòng, Sài Gòn) nhằm cảng (Hòn Gai, Bến Thủy) ... phục vụ cho lợi ích kinh tế và quân sự ... - Tích cực: quan hệ sản xuất - Tích cực: Bước đầu hình tư bản được du nhập vào thành cơ cấu kinh tế hiện đại nước ta. với nhiều ngành, vùng và Tác Kinh tế động - Hạn chế: Vẫn duy trì quan thành phần kinh tế mới. hệ sản xuất phong kiến. Kinh - Hạn chế: Kinh tế Việt Nam tế Việt Nam là nền kinh tế là nền kinh tế thuộc địa nửa thực dân nửa phong kiến, phong kiến, mất cân đối và phát triển phiến diện, què cột chặt vào nền kinh tế Pháp. quặt phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Xã hội: Có sự phân hóa, bên Xã hội: có sự phân hóa sâu Xã hội cạnh các giai cấp cũ, xã hội sắc hơn: Ngoài những giai Việt Nam xuất hiện các lực cấp cũ như địa chủ, nông dân. lượng mới như sĩ phu tư sản Xuất hiện giai cấp mới với ý 17
  18. Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 Cuộc khai thác thuộc địa Nội dung (1897-1914) lần 2 (1919-1929) hóa, công nhân, tư sản và tiểu thức cách mạng khác nhau tư sản. như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. 2.4.2. Niên biểu hoạt động đấu tranh trong nước từ 1919-1925 của các giai cấp: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, giai cấp công nhân Việt Nam (Khi dạy bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 Mục II 2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919- 1925.) Nội dung Hoạt động của Hoạt động của tiểu Phong trào công tư sản dân tộc tư sản nhân Sự kiện - Phong trào chấn hưng nội - Thành lập tổ chức - Năm 1919: thủy tiêu biểu hóa, bài trừ ngoại hóa. chính trị... thủ Hải Phòng đấu - Năm 1923 phong trào - Hoạt động sôi nổi tranh. chống độc quyền cảng Sài với nhiều hình thức - Công nhân Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam phong phú như mít Gòn- Chợ Lớn lập Kì của tư bản Pháp tinh, biểu tình, bãi công hội(bí mật) do - Năm 1923 tư sản và địa chủ khoá. Tôn Đức Thắng Nam Kì còn thành lập Đảng - Đấu tranh báo chí. đứng đầu. Lập Hiến, đưa ra khẩu hiệu - Tiêu biểu nhất có - T8/1925 phong đòi tự do dân chủ. cuộc đấu tranh đòi trào đấu tranh của thả Phan Bội Châu công nhân xưởng (1925) và để tang đóng tàu Ba son, Phan Châu Trinh đánh dấu bước phát (1926). triển của phong trào công nhân từ tự phát chuyển dần sang tự giác. Ưu điểm Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của dân nhân Việt Nam. Hạn chế Đấu tranh đòi quyền lợi của Đấu tranh mang Đấu tranh nặng về giai cấp, nặng về quyền lợi tính nhất thời quyền lợi kinh tế, kinh tế, dễ thỏa hiệp. thiếu thống nhất. 18
  19. 2.4.3. Niên biểu phong trào công nhân Việt Nam (1919 – 1929) ( Khi dạy Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925. Mục II. 2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.) Phong trào công nhân Phong trào công nhân Nội dung (1919 – 1925) (1926 – 1929) Mục tiêu Đòi quyền lợi kinh tế: tăng Đòi cả quyền lợi kinh tế và chính lương, giảm giờ làm. trị. Hoạt -1920, thành lập tổ chức Công -Trong 2 năm 1926-1927 đã nổ ra động hội do Tôn Đức Thắng đứng 27 cuộc đấu tranh của công nhân. đầu -Trong 2 năm 1928-1929 đã có tới -1922, bãi công của công nhân 40 cuộc đấu tranh của công nhân, và viên chức sở công thương nổ ra ở các trung tâm kinh tế, chính Bắc Kì và công nhân Sài Gòn- trị (do chủ trương “vô sản hóa”). Chợ Lớn. -1924, bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay xát Nam Định... -8-1925, cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son. Quy mô Diễn ra lẻ tẻ, tự phát ở từng xí Có sự liên kết nhiều ngành, nhiều nghiệp, từng nhà máy, từng địa phương. Tập trung chủ yếu ở xưởng thủ công. các trung tâm kinh tế, chính trị. Hình Chủ yếu là bãi công, đập phá Bãi công, sử dụng những khẩu hiệu thức máy móc, đánh cai ký, bỏ trốn kinh tế kết hợp chặt chẽ với các tập thể. khẩu hiệu chính trị. Tính chất Phong trào mang tính tự phát. Phong trào chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Nhận xét - Có bước phát triển mới so - Chủ trương “vô sản hóa” của Hội với trước CTTG I (hình thức VNCMTN làm cho phong trào và quy mô). công nhân lớn mạnh cả về số lượng - Giai cấp công nhân chưa ý và chất lượng. thức được sứ mệnh lịch sử của - Ý thức giai cấp của công nhân mình... ngày càng cao, dần đi vào đấu - Phong trào còn phụ thuộc tranh có tổ chức. vào phong trào yêu nước nói - Phong trào có sức quy tụ và dẫn 19
  20. Phong trào công nhân Phong trào công nhân Nội dung (1919 – 1925) (1926 – 1929) chung. đầu phong trào yêu nước nói chung 2.4.4. Niên biểu các tổ chức cách mạng ở Việt Nam (1925 – 1929) ( Khi dạy Bài 13 Phong trào dân tộc dân chủ 1925 - 1930. Mục I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng.) Hội Việt Nam cách mạng Việt Nam Quốc dân Đảng Nội dung Thanh niên (1925) (1927) Đường lối Khuynh hướng vô sản Khuynh hướng tư sản chính trị Cơ sở hạt Cộng sản đoàn Nam đồng thư xã nhân Thành phần Tri thức tiểu tư sản, công nhân, Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, nông dân... binh lính người Việt trong quân đội Pháp... Tôn chỉ mục Tổ chức và lãnh đạo quần Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đích chúng đoàn kết, đấu tranh để đổ ngôi vua, thiết lập dân đánh đổ đế quốc chủ nghĩa quyền. Pháp và tay sai. Cơ cấu tổ Tổng bộ, Kì bộ, Tỉnh bộ, Tổng bộ, Kì bộ, Tỉnh bộ, Chi chức Huyện bộ, Chi bộ bộ. Địa bàn Thành lập ở nước ngoài sau đó Chủ yếu ở Bắc kì, còn ở hoạt động chuyển trọng tâm hoạt động về Trung kì và Nam kì không nước, có cơ sở ở cả 3 kì. đáng kể. Hoạt động - Đào tạo huấn luyện cán bộ - Dùng bạo lực, chú trọng chính cách mạng binh lính người Việt trong - Truyền bá chủ nghĩa Mác –Lê quân đội Pháp. - nin thông qua báo Thanh Niên - 2-1929 tổ chức ám sát trùm và tác phẩm Đường Kách mệnh mộ phu Badanh - Thực hiện chủ trương “vô sản - Tổ chức khởi nghĩa Yên hóa”. Bái nhưng thất bại. Phương thức Coi trọng công tác tuyên Nặng về bạo động, ám sát hoạt động truyền, vận động quần chúng, cá nhân, sau khi bị động Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng thì chuyển sang khởi nghĩa 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2