Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài: Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm trang bị về kiến thức cho học sinh mà học sinh còn có nhiều cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sống, trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài: Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức kỹ năng để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung quanh ? Lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng được điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì làm thể nào để tổ chức tốt những hoạt động học tập để cho người học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thứcvề các nội dung đó. Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người họ. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực”, qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ thông tin truyền thông, tâm lí lứa tuổi, việc tập trung gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những cách giúp học sinh ở lứa tuổi này tập trung và tham gia tích cực, chủ động trong các giờ học là cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi phổ biến trên truyền hình. Các trò chơi có sự lồng ghép kiến thức liên quan đến môn học sẽ có tác dụng tốt cho học 1
- sinh trong việc tích cực học tập, từ đó thúc đẩy học sinh hành động áp dụng kiến thức vào trong thực tiễn. Đặc biệt trong độ tuổi học sinh trung học phổ thông này các em luôn muốn được thể hiện sự hiểu biết của mình trước bạn bè, thầy cô và gia đình. Thực hiện văn bản số 3892/ BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Tiếp tục triển khai công văn số 4612/ BGD ĐT- DGTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thổng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học được chú trọng; Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học; Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tập hợp nhận xét đánh giá. Với môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều ứng dụng nhưng đa số học sinh coi là môn phụ ít được học sinh chú trọng; Đặc biệt trong tiết ôn tập thường đem lại cảm giác buồn chán cho cả cô và trò. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “ Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài: Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh”. Qua sáng kiến này, tôi mong muốn không chỉ trang bị về kiến thức cho học sinh mà học sinh còn có nhiều cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sống, trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. 2. Tên sáng kiến: Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài: Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Dương Thị Vĩnh Thạch. - Địa chỉ: Trường PT DTNT cấp 2 – 3 Tỉnh Vĩnh Phúc. 2
- - Số điện thoại: 0386850480 - Email: thachdu@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. Dương Thị Vĩnh Thạch. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy, ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 12 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến: 3
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1.1. Dạy học tích cực. 1.1.1 Khái niệm . Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là đểphát huy tính tích cực của người học chứ không phải là để phát huy tính tích cực của người dạy. 1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực. Là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứa không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. ĐẶc trưng của phương pháp dạy học tích cực: Daỵ học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học thông qua chú trọng các phương pháp tự học; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; Kết hợp đánhgiá của thầy với đánh giá của trò. 1.2. Phương pháp trò chơi học tập. 1.2.1. Khái niệm. Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Ở nhiều góc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thoả mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của HS. Theo quan điểm của Hà Nhật Thăng trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi, nhằm phát triển tâm lực trí tuệ, thể lực cho học sinh”, trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”. Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động của HS nhằm giúp HS học tập trên lớp được hứng thú vui vẻ hơn. Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sự tưởng tượng, sáng tạo. 4
- Theo F.l.Frratkina cho rằng “Hành động chơi luôn là hành động giả định. Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi. Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi. 1.2.2. Bản chất. Có nguồn gốc tự nhiên và xã hội; thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá. 1.2.3. Phân loại trò chơi học tập. Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập. - Phân loại theo mục tiêu dạy học thì có: trò chơi hình thành kiến thức, trò chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen… - Phân loại theo tiến trình bài học thì có: trò chơi khởi động, trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố. - Phân loại theo hình thức tổ chức thì có: trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp… Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (tạp trí Khoa học ĐH SPTP Hồ Chí Minh): Trò chơi gồm ba loại: loại khởi động, loại kích thích học tập và loại khám phá tri thức; Trong đó loại khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực của người học thực chất là phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động học tập của học sinh. 1.2.4. Quy trình thực hiện một trò chơi. Để thực hiện một trò chơi, người dạy cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau: - Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế. 5
- - Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”. - Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi. - Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn. - Bước 5: Tổ chức trò chơi. - Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm. 1.2.5. Trò chơi “ Cuộc đua kỳ thú’’. Theo phiên bản gốc cuộc đua các cặp thi đấu tham gia nhiều chặng đua, trong đó các đội phải di chuyển và hoàn thành nhiệm vụ để nhận được manh mối dẫn dắt học đến các trạm tiếp theo. Đội chơi nào về đầu sẽ nhận được một món quà còn đội về sau sẽ bị loại. 1.3. Phẩm chất. Phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người. Phẩm chất được thể hiện thông qua cách ứng xử của của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống. Chương trình giáo dục phổ thông sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình: Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. 6
- Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. 1.4. Năng lực Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động,giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kỉ xảo và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động. Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: tính vận dụng; tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu mà dạy và học tích cực muốn hướng tới. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1.5. Năng lực đặc thù môn sinh học. - Năng lực nhận thức kiến thức khoa học môn sinh học. - Năng lực nghiên cứu khoa học. - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống. Phát triển năng lực người học là một vấn đề cấp thiết, giáo viên cần tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận 7
- cụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ, phát huy năng lực của mình. 1.6. Đặc điểm môn Sinh học. Là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống, và logos là môn học). Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).Sinh học bao hàm nhiều ngành học khác nhau được xây dựng dựa trên những nguyên lý riêng. Có 4 nguyên lí tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại: lý thuyết tế bào, tiến hóa, di truyền và cân bằng nội tại (homeostasis ). Các môn học này có mối quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu về sự sống với các mức độ, phạm vi khác nhau. Sự ra đời của sinh học bắt đầu từ thế kỉ 19, khi các nhà khoa học tìm thấy được các đặc điểm chung cơ bản giữa các loài. Ngày nay, sinh học trở thành một môn học chuẩn và bắt buộc tại các trường học và Đại học trên khắp thế giới, và rất nhiều bài báo được công bố hằng năm ở trên khắp các tạp chí chuyên ngành về y và sinh. Vì vậy khi giảng dạy môn Sinh học đòi hỏi giáo viên phải gắn liền kiến thức với thực tiễn biến là thành quen, mọi cái đều được bắt đầu với câu hỏi Tại sao? Thực tế môn Sinh học đặc biệt là tiết ôn tập thường đem lại cho học sinh những cảm giác tẻ nhạt, khó hiểu, buồn ngủ vì giáo viên chưa thực sự thay đổi phương pháp để cho bài học của mình trở lên thú vị hơn. Tiết ôn tập thường được bát đầu với các nội dung: Nhăcc lại bài cũ, đạt câu hỏi cho học sinh trả lời nhưng thường là giáo viên sẽ thuyết trình.Không đem lại hứng thú, say mê sáng tạo với khoa học. 8
- CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 I. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Kiến thức: * Học sinh nêu được: Các khái niệm cơ bản đã được học về trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật. * Học sinh trình bàyđược: - Các câu hỏi dạng ngắn liên quan đến bài học về trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật. * Học sinh vận dụng được: - Trả lời các câu hỏi vận dụng thực tế. 2. Kỹ năng: - Giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác... 3. Phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, thân ái, trách nhiệm... 4. Năng lực hướng tới: - Giao tiếp hợp tác, Giải quyết vấn đề sáng tạo... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. Giáo viên:Chuẩn bịmật thư: nội dung các câu hỏi . Nhiệm vụ mà học sinh phải thực hiện; Máy tính, điện thoại có kết nối 4G… Học sinh: Điện thoại có kết nối 4G, bút, vở, Máy ảnh… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1:Khởi động. 1. Mục tiêu: Giúp học sinh thay đổitrạng thái bắt đầu vào giờ học hứng khởi. Chia nhóm học sinh vào 5 nhóm ngẫu nhiên. 2. Nội dung: Giáo viên bật một bài hát và cho học sinh chơi trò chơi kết bạn. 3. Sản phẩm: 9
- Học sinh được chia vào các nhóm ngẫu nhiên. 4. Tổ chức hoạt động: Thể lệ: Khi giáo viên hô: Kết bạn kết bạn. Học sinh: Kết mấy kết mấy. Giáo viên sẽ đưara số lượng người và kèm theo một yêu cầu, ví dụ kết 3 người hai chân, kết những người có màu sắc trên người... Học sinh sẽ kết thành các nhóm khác nhau. Kết thúc trò chơi giáo viên sẽ chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức – Luyện tập – Vận dụng qua trò chơi. 1. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức đã học về quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật. Học sinh tái hiện các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Giúp học sinh đoàn kết sáng tạo trong quá trình học tập bằng cách thay đổi môi trường học tập từ trong lớp ra ngoài sân trường... Học sinh có ý thức từ các việc nhỏ: Xếp xe đạp, giúp bác nhà bếp, tưới hoa, nhổ cỏ. Giúp học sinh hứng thú và sáng tạo , đoàn kết trong việc tập luyện của các đội nhóm... 2. Nội dung: Sử dụng phiên bản trò chơi “ Cuộc đua kỳ thú”. 3. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung kiến thức trong mật thư. Chụp ảnh, quay video minh chứng về việc đã làm khi tham gia tại các trạm đua: Nhảy dân vũ, tưới cây, xếp xe, dọn bếp ăn.... 4. Tổ chức hoạt động: Giáo viên thông qua thể lệ: Cuộc đua gồm có 5 trạm: Trạm 1: Cổng trường. Trạm 2: Sân khấu. 10
- Trạm 3: Bếp ăn. Trạm 4: Thư viện ngoài trời. Trạm 5: Vườn hoa. Các đội sẽ xuất phát tại lớp học sau đó di chuyển tới các vị trí theo bốc thăm ngẫu nhiên. Tại mỗi trạm học sinh sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ, sau khi hoàn thành sẽ nhận mật thư. Sau đó các đội sẽ trả lời 6 câu hỏi ngắn trong mật thư trả lời đúng các đội sẽ nhận tiếp mật thư để di chuyển đến vị trí tiếp theo; Nếu trả lời sai một câu hỏi ( lần thứ nhất) thì sẽ bị chậm lại 10s, mỗi lần sau thì thời gian sẽ gấp đôi lên. Khi thực hiện nhiệm vụ học sinh cần cập nhật thường xuyên về các hoạt động của nhóm và đăng lên zalo bộ môn của lớp. Học sinh lắng nghe thể lệ và thảo luận lại những nội dung chưa hiểu. Nội dung mật thư. 11
- TRẠM 1. CỔNG TRƯỜNG. CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN NƠI ĐỂ XE CỦA LỚP VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TIẾP THEO CỦA CÁC CON NHƯ SAU: XẾP THẲNG HÀNG 6 CHIẾC XE ĐANG LỘN XỘN. Nhớ chụp ảnh trước và sau khi thực hiện công việc. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành các con gặp Bác bảo vệ để lấy MẬT THƯ. CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG! CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ Trạm 1- cổng trường. TT Câu hỏi Đáp án 1 Nước và muối khoáng được hút bởi bộ phận nào? 2 Dịch mạch gỗ gồm thành phần nào? 3 Động lực của dòng mạch rây là gì? 4 Nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, ATP, axit nucleic..? 5 Quan sát bộ phận nào để quyết định việc bón phân? 6. Nước và muối khoáng được hút bởi bộ phận nào? Chúc mừng các con đã có đáp án đúng. TT Câu hỏi Đáp án 1 Nước và muối khoáng được hút bởi bộ phận nào? Tế bào lông hút 2 Dịch mạch gỗ gồm thành phần nào? Nước và ion khoáng 3 Động lực của dòng mạch rây là gì? Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu 4 Nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên các phân tử Nito protein, enzim, coenzim, ATP, axit nucleic..? 5 Quan sát bộ phận nào để quyết định việc bón phân? Lá cây 6. Nước và muối khoáng được hút bởi bộ phận nào? Tế bào lông hút CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN SÂN KHẤU TẠI ĐÂY CẢ ĐỘI SẼ BIỂU DIỄN MỘT TIẾT MỤC VĂN NGHỆ KHÔNG QUÁ 1 PHÚT. 12
- Sau đó quay lại bằng video. Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại phòng Giáo vụ. CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG! CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ Trạm 2- SÂN KHẤU. TT Câu hỏi Đáp án 1 Cây Dứa thuộc nhóm thực vật nào? 2 Pha tối xảy ra ở đâu? 3 Oxi được hấp thụ qua quá trình nào của thực vật? 4 Quá trình phân giải hiếu khí tạo ra bao nhiêu ATP? 5 Trùng đế giày tiêu hóa bằng cơ chế nào? 6. Dịch mạch gỗ gồm thành phần nào? Chúc mừng các con đã có đáp án đúng. Trạm 2- Sân khấu. TT Câu hỏi Đáp án 1 Cây Dứa thuộc nhóm thực vật nào? CAM 2 Pha tối xảy ra ở đâu? Chất nền 3 Oxi được hấp thụ qua quá trình nào của Hô hấp thực vật? 4 Quá trình phân giải hiếu khí tạo ra bao 38 nhiêu ATP? 5 Trùng đế giày tiêu hóa bằng cơ chế nào? Nội bào 6. Dịch mạch gỗ gồm thành phần nào? Nước và ion khoáng CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN BẾP ĂN Ở ĐÂY CÁC CON SẼ LAU SẠCH HAI BÀN ĂN. Nhớ chụp ảnh trước và sau khi thực hiện công việc. Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại CÔ CHÚ phụ trách bếp ăn. 13
- CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG! CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ Trạm 3- Bếp ăn TT Câu hỏi Đáp án 1 Dạ dày Dê có mấy ngăn? 2 Ở ruột già xảy ra quá trình tiêu hóa nào? 3 Động vật nào hô hấp qua bề mặt cơ thể? 4 Bề mặt hô hấp có đặc điểm gì? 5 Máy trợ tim có chức năng tương tự như bộ phận nào trong hệ dẫn truyền tim? 6. Động lực của dòng mạch rây là gì? Chúc mừng các con đã có đáp án đúng. TT Câu hỏi Đáp án 1 Dạ dày Dê có mấy ngăn? 4 2 Ở ruột già xảy ra quá trình tiêu hóa nào? Cơ học 3 Động vật nào hô hấp qua bề mặt cơ thể? Động vật đơn bào 4 Bề mặt hô hấp có đặc điểm gì? Rộng, mỏng, ẩm ướt, nhiều mao mạch… 5 Máy trợ tim có chức năng tương tự như bộ Nút xoang nhĩ phận nào trong hệ dẫn truyền tim? 6. Động lực của dòng mạch rây là gì? Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN THƯ VIỆN NGOÀI TRỜI Ở ĐÂY CÁC CON NHỔ CỎ ( TƯỚI HOA) TẠI KHU VỰC ĐÓ Nhớ chụp ảnh trước và sau khi thực hiện công việc. Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại CÔ trực quản sinh. CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG! 14
- CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ Trạm 4- THƯ VIỆN NGOÀI TRỜI. TT Câu hỏi Đáp án 1 Cây quấn quanh cọc rào là kiểu hướng động nào 2 Tác nhân kích thích từ một phía sẽ gây ra hiện tượng gì? 3 Thực vật C4 có hô hấp sáng không? 4 Phổi điều hòa pH bằng cách nào? 5 Thận điều hòa PH bằng cách nào? 6 Nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, ATP, axit nucleic..? Chúc mừng các con đã có đáp án đúng. TT Câu hỏi Đáp án 1 Cây quấn quanh cọc rào là kiểu hướng động Tiếp xúc nào 2 Tác nhân kích thích từ một phía sẽ gây ra hiện Hướng động tượng gì? 3 Thực vật C4 có hô hấp sáng không? Không 4 Phổi điều hòa pH bằng cách nào? Thải CO2 5 Thận điều hòa PH bằng cách nào? Thải H+, Hấp thu Na+ 4 Nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên các phân tử Nito protein, enzim, coenzim, ATP, axit nucleic..? CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN BỒN HOA SÂN TRƯỜNG Ở ĐÂY CÁC CON NHỔ CỎ 1 BỒN CÂY BẤT KỲ. Nhớ chụp ảnh trước và sau khi thực hiện công việc. Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại BẠN TRỢ LÝ. CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG! CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ 15
- Trạm 5- VƯỜN HOA TT Câu hỏi Đáp án 1 Kể tên các bộ phận của hệ tuần hoàn 2 Tại mao mạch máu chảy với tốc độ như thế nào? 3 Sắp xếp vị trí mạch theo thứ tự giảm dần của huyết áp? 4 Chu kỳ tim ở người kéo dài bao lâu 5 Nội môi được duy trì bởi yếu tố nào? 6. Quan sát bộ phận nào để quyết định việc bón phân? ĐÁP ÁN. TT Câu hỏi Đáp án 1 Kể tên các bộ phận của hệ tuần hoàn Tim, Mạch máu (Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) 2 Tại mao mạch máu chảy với tốc độ như thế nào? Chậm nhất 3 Sắp xếp vị trí mạch theo thứ tự giảm dần của huyết Động mạch, mao áp? mạch, tĩnh mạch 4 Chu kỳ tim ở người kéo dài bao lâu 0,8 giây 5 Nội môi được duy trì bởi yếu tố nào? Thận, gan.. 6. Quan sát bộ phận nào để quyết định việc bón phân? Lá cây CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ HOÀN THÀNH CHẶNG ĐUA. HÃY QUAY VỀ PHÒNG BỘ MÔN VÀ ÔN LẠI TOÀN BỘ KIẾN THỨC MÀ CÁC CON ĐÃ HỌC ĐƯỢC 16
- Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò: 1. Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn thông qua trò chơi trong giờ học. 2. Nội dung: Giáo viên và học sinh nhận xét. 3. Sản phẩm: Các tư liệu minh chứng. 4. Tổ chức hoạt động: Giáo viên mời học sinh bất kỳ thuộc các đội chia sẻ cảm xúc khi học xong bài. Học sinh trình bày, thảo luận, thống nhất ý kiến chọn ra đội vô địch, đội có tình thần đoàn kết, đội sáng tạo, đội được các trạm trưởng yêu quý…. Giáo viên nhận xét quá trình tham gia của họcsinh. Nhắc học sinh chuẩn bị ôn tập thật tốt. 17
- CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đối tượng: Học sinh khối 11 trường PT DTNT cấp 2+3 Vĩnh Phúc. Cả hai lớp tôi đều sử dụng phương pháp này và tôi dánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh thể hiện qua bài kiểm tra đánh giá cuối kì HK 1 năm học 2020- 2021 so với bài kiểm tra giữa kì. 2. Nội dung kiểm tra. Thông qua bài kiểm tra học kỳ. Đồng thời qua cảm nhận của học sinh. 3. Kết quả. Từ kết quả điểm đánh giá giữa kì và cuổi kì ở phụ lục tôi có bảng làn điểm như sau: Bảng 1. Làn điểm đánh giá giữa kì và cuối kì Làn điểm Điểm
- Qua kết quả từ bảng 1 và đồ thị 1 tôi nhận thấy Khi sử dụng phương pháp trò chơi phiên bản “ Cuộc đua kỳ thú” trong tiết ôn tập đã giúp cho hoc sinh hứng khởi ghi nhớ kiến thức làm tăng điểm số hơn hẳn bài đánh giá giữa kì. Khi sử dụng trò chơi điểm trung bình không chỉ tăng lên 0.7 điểm mà làn điểm ở mức >8 cũng tăng 12% trong khi đó làn điểm < giảm 8%. Như vậy có thể thấy khi thay đổi phương pháp dạy học đặc biệt là sử dụng trò chơi học tập đã đem lại hiệu quả. Mặt khác qua quá trình dạy học tôi nhận thấy khi sử dụng trò chơi đã đem lại hứng thú chủ động cho học sinh, phương pháp này không chỉ giúp HS khá giỏi có cơ hội bộc lộ mà những HS trung bình, yếu, kém cũng rất tích cực và hào hứng trong giờ học. Mặt khác phương pháp này cũng phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau: Về mặt lý luận: Tăng cường bổ sung làm phong phú thêm các phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy môn Sinh học nói riêng và các môn học khác. Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng tự học, tinh thần doàn kết, khả năng sáng tạo … của học sinh, vận dụng để giải các vấn đề thực tiễn, cụ thể. Từ đó không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn nâng cao phẩm chất năng lực học sinh. Tăng cường khả năng tự học của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức. 8. Những thông tin cần bảo mật. Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 9.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy quay phim, chụp ảnh, … 19
- 9.2. Đối với giáo viên. Không những trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho HS. 9.3. Đối với học sinh. Cần tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 10. Đánh giá lợi ích thu được. 10.1. Theo ý kiến tác giả: Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi nhận thức học tập phát huy năng lực của học sinh. 10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn: Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập. 11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến. STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng 1 Trường PT DTNT Phường Đồng Tâm Khối 11- Đổi mới phương cấp 2-3 Tỉnh Vĩnh – TP Vĩnh Yên – pháp dạy học. Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc. ......., ........, Vĩnh Yên ngày 8 tháng 2 ngày.....tháng......năm...... ngày.....tháng......năm...... năm2021 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Dương Thị Vĩnh Thạch 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hoạt động làm phim, lồng tiếng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
60 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 21 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn