intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài: Địa lí các ngành Giao thông vận tải( Bài 37- Địa lí 10)

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt nâng cao vai trò chủ động sang tạo của học sinh. Đề tài muốn ứng dụng các phương pháp mới vào thực tiễn dạy học Địa lí để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài: Địa lí các ngành Giao thông vận tải( Bài 37- Địa lí 10)

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I – MỞ ĐẦU 2 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 2.   MỤC   TIÊU,   ĐỐI   TƯỢNG,   PHẠM   VI,   NHIỆM   VỤ,  3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: II – NỘI DUNG 4 4 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 7 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 2.1.Thiết kế và thực hiện theo phương pháp cũ. 8 2.2. Giải pháp trong việc vận dụng phương pháp đóng vai để  11 dạy bài địa lí các ngành GTVT  14 3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN  16 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
  2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI ĐỂ DẠY BÀI CÁC NGÀNH  GIAO THÔNG VẬN TẢI (BÀI 37­ ĐỊA LÍ 10) I – PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ­  Theo nghị  quyết TW4 khóa VII đã xác định: Khuyến khích tự  học phải áp  dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư  duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.  Nghị quyết TW2 khóa VII tiếp tục khẳng định “đổi mới phương pháp giáo dục   đào tạo”, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người  học. Và gần nhất là Nghị quyết số  29­NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo   dục và Đào tạo, đáp  ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện   kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.  Với việc vận  dụng những nghị quyết này vào công tác giáo dục, giáo viên bộ  môn địa lí cần tập  trung giảm tới mức tối đa những yêu cầu cần ghi nhớ  máy móc, đồng thời rèn   luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích, giải thích sự vật hiện tượng địa lí trong  quá trình dạy và học. Nhắm đáp ứng các yêu cầu của xã hội, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến vai  trò của người học: Người học tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập. Từ đó   bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư  duy sáng tạo, năng lực tự  giải quyết vấn đề,  năng lực tự học tập, nghiên cứu, để phù hợp với sự phát triển tư  duy của học sinh  trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên  thế giới. Để tạo điều kiện cho học sinh, vai trò của người thầy cũng có sự thay đổi. Vai   trò của người thầy hiện nay là: “Tăng cường hướng dẫn cho học sinh biết tự mình  tìm ra kiến thức, giải đáp những câu hỏi, xử lý tình huống và tổ chức tốt để người  học sử  dụng có hiệu quả  các phương pháp, phương tiện dạy học.” Và để  hoàn  thành được nhiệm vụ   ấy, người thầy buộc phải có những đột phá mới trong sử  dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học.
  3. Xuất phát từ  thực tiễn nhiều năm giảng dạy tại trường THPT, tôi thấy rằng,  để đạt được hiệu quả  cao trong mỗi bài học, tiết học cần có các cách thiết kế bài   giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và hoàn cảnh  học sinh. Để  qua mỗi phần học, tiết học, học sinh nắm được kiến thức, có khả  năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để  giải thích các thông tin mà học sinh  tiếp xúc hằng ngày, đồng thời học sinh cũng có các kiến thức kỹ năng nhất định để  vận dụng vào học ở các phần kiến thức khác trong chương trình học. Xuất phát từ các lí do trên tôi đã chọn đề tài: Sử dụng phương pháp đóng vai để   dạy bài: “Địa lí các ngành Giao thông vận tải”( Bài 37­ Địa lí 10) 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP  NGHIÊN CỨU: 2.1 – Mục tiêu nghiên cứu   Nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ  thông, đặc biệt nâng cao vai trò chủ động sang tạo của học sinh. Đề  tài muốn ứng   dụng các phương pháp mới vào thực tiễn dạy học Địa lí để mang lại hiệu quả giáo   dục cao nhất. 2.2 – Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí nói chung, trong Địa   lí 10 nói riêng. Việc thực hiện một bài dạy có nhiều nội dung nhưng có chung một   mô típ kiến thức giống nhau đều có thể áp dụng phương pháp đóng vai để thay đổi  cách thức tiếp cận của học sinh, thay  đổi vai trò dẫn dắt của giáo viên. Đề  tài   hướng đến cách đổi mới tổ  cức giờ  học của người thầy và cách tham gia vào bài   giảng của học sinh theo hướng sang tạo, chủ động phát huy khả  năng của mỗi cá   nhân. 2.3 – Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số quan điểm dạy học hiện đại
  4.          ­ Thiết kế tình huống dạy học về việc vận dụng phương pháp đóng vai vào   một bài học cụ  thể   ở  trường trung học phổ thông. Từ  đó đề  xuất biện pháp thiết   kế, tổ chức phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí.          ­ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài đã được   nghiên cứu. 2.4 – Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp điều tra. ­ Phương pháp thực nghiệm khoa học. ... ­ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.  II – NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Quan niệm Đóng vai là phương pháp trong đó HS đóng các vai khác nhau,thể hiện các sự  vật hiện tượng địa lí trong quan hệ  của chúng, từ  đó nắm được kiến thức bài  học. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề  bằng cách   tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được.Việc “diễn” không   phải là phần chính của phương pháp này, mà quan trọng hơn là sự thảo luận sau   phần diễn. 1.1.2. Đặc điểm. Đóng vai khác với đóng kịch  ở  chỗ  không có sự  tập dượt,  biên kịch, đạo  diễn. Các vai được HS tự chọn lựa,  hành động theo suy nghĩ và sự sáng tạo của   mình trên cơ sở sử dụng vốn tri thức sẵn có của mình. Đóng vai diễn ra tức thời   không cần chuẩn bị công phu từ trước. 1.1.3. Ý nghĩa
  5. ­ Phương pháp này hướng HS làm quen với các hoạt động sáng tạo vì trong  quá trình thể hiện, HS phải có sự tìm tòi, suy nghĩ, huy động vốn tri thức và  kĩ năng thể hiện. ­ Khi nhập vào một vai nào đó, HS sẽ có một hứng thú nhất định, kích thích trí  tưởng tượng và tăng cường hoạt động nhận thức. ­ Giúp cho giờ học HS hoạt động nhẹ nhàng “Học mà vui,vui mà học”. ­ Có thể hình thành biểu tượng trí nhớ ngay tại lớp. ­ Phát triển khả năng diễn đạt. 1.1.4. Đóng vai thường diễn ra theo các bước sau: ­ Bước 1: Nêu bối cảnh để đóng vai, mục tiêu, yêu cầu, cách thức thực hiện. ­ Bước 2: Đề nghị HS nhận vai. GV hướng dẫn cách thực hiện. ­ Bước 3: Các vai được chọn lựa sẽ trình diễn nội dung học tập theo các hành   động thích hợp. Số HS còn lại trong lớp quan sát và nhắc ý hoặc phản biện  (nếu thấy cần thiết). (Chú ý:nếu thời gian còn nhiều,có thể  cho một số  HS  khác thay một số vai trình diễn hoặc lặp lại nội dung đóng vai với một “kíp”  HS khác). ­ Bước 4: Cho HS thảo luận quanh nội dung của các vai.  Rút ra những kết  luận cần thiết. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng,   bài “Địa lí các ngành GTVT” có nội  dung dài và có các tiêu đề  khá giống nhau  ở  từng loại hình vận tải và kiến thức  mang tính chất liệt kê ở  nhiều phần. Vì vậy, vận dụng khả  năng đóng vai sẽ  giúp   HS  lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng và có thể so sánh được các loại hình  vận tải với nhau. Và quan trọng nhất, việc áp dụng phương pháp đóng vai trong  trường hợp này giúp khắc phục sự  nhàm chán, khuôn mẫu của bài học, tăng hứng   thú cũng như tính sang tạo của học sinh. Nội dung kiến thức cơ bản của bài địa lí ngành GTVT (Bài 37­Địa lí 10) a. Đường sắt
  6. * Ưu điểm ­ Vận chuyển được các hàng nặng, cồng kềnh đi trên quãng đường xa với tốc  độ nhanh, ổn định, giá rẻ. ­ Chạy liên tục ngày đêm, đúng giờ. ­ Đảm bảo an toàn. * Nhược điểm ­ Chỉ hoạt động trên đường ray không cơ động ­ Đầu tư lớn: để xây dung đường ray, nhà ga… * Những tiến bộ ­ Tốc độ ngày càng nhanh, có thể đạt tới 250­ 300 km/h ­ sức vận tải lớn ­ Trước đây chạy bằng hơi nước, củi, than. Nay chạy bằng dầu, điện ­ Phát triển các toa tàu chuyên dụng. * Sự phân bố ­ Phân bố phản ánh sự phát triển kinh tế và phân bố công nghiệp ­ Nước phát triển: Tây Âu, Bắc Mĩ, với mạng lưới dầy đặc, khổ đường rộng ­ Nước đang phát triển mạng lưới đường thưa, đoạn đường ngắn, khổ  hẹp  ( 0,6m,0,9m,1m) b. Đường ô tô * Ưu điểm ­ Tiện lợi, cơ động ­ Khả năng thích nghi cao với địa hình ­ Hiệu quả kinh tế caoểtên cự li ngắn và trung bình. ­Khả năng thông hành tương đối lớn ­ Là phương tiện vận tải phối hợp hoạt động với các phương tiện vận tải khác. * Hạn chế ­ Cước phí đắt so với xe lửa. ­ ảnh hưởng đến môi trường ­ Sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu và diện tích bến bãi.
  7. ­ ách tắc giao thông và gây nhiều tai nạn. * Những tiến bộ ­ Phương tiện vận tải, thiết bị chuyên dụng…không ngừng hoàn thiện. ­ Sức vận tải tăng lên 30­40 tấn. * Sự phân bố ­ Ngày càng chiếm ưu thế, cạnh tranh quyết liệu với đường sắt. ­ Thế giới có khoảng 700 triệu đầu ôtô ( 4/5 là xe du lịch), tập trung chủ yếu ở  Hoa Kì và Tây Âu. c. Đường ống * Ưu điểm ­ Giá thành rẻ ­ Vận chuyển liên tục ngày đêm ­ Hiệu quả kinh tế cao khá an toàn và tiện lợi. * Nhược điểm ­ Chi phí xây dung lớn ­ Dễ xảy ra sự cố: rò rỉ, vỡ ống… * Những tiến bộ ­ Chất lượng đường ống ngày càng được nâng cao ­ Chiều dài đường ống ngày càng lớn. * Sự phân bố Tập chung chủ yếu ở Trung Đông, LB Nga, Hoa Kì, Trung Quốc… d. Đường sông hồ, đường biển * Ưu điểm ­Cước phí vận chuyển rẻ. ­ Thích hợp vơí vận chuyển hàng húa nặng, cồng kềnh. ­ Giá thành ổn định, tương đối rẻ. ­ Vận chuyển hàng nặng * Nhược điểm ­ Tốc độ vận chuyển chậm. ­ Gây ô nhiễm môi trường: môi trường nước sông, môi trường biển..
  8. * Những tiến bộ ­ Phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại hoá, sức vận tải được nâng  cao ­ Xây dựng các kênh đào( Xuyê, Panama, kien) * Phân bố ­ Các nước phát triển mạnh hệ thống đường sông: Hoa Kì, LB Nga, Canađa… ­ Hoạt động đường biển gắn liền với các cảng biển, tập trung chủ  yếu  ở hai   bờ đối diện  Đại Tây Dương. e. Đường hàng không * Ưu điểm ­ Tốc độ vận chuyển nhanh. ­ Tiện lợi, lịch sự * Nhược điểm ­ Chi phí vận tải đắt ­ Dễ gây ô nhiễm môi trường ­ Trọng tải nhỏ. * Những tiến bộ Các loại máy bay vận chuyển hành khách và hàng hoá cỡ  lớn và có nhiều tính   năng hiện đại ra đời. * Phân bố ­ Hoa Kì, Tây Âu là nơi tập trung chủ yếu các sân bay quốc tế. ­ Các cường quốc hàng không trên thế giới: Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga… 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 2.1.Thiết kế và thực hiện theo phương pháp cũ.        Với nội dung kiến thức như  trên, hầu hết giáo viên thường tiến hành tổ  chức bài giảng theo một mô típ quen thuộc: 2.1.1 Đường sắt   ­ GV đặt câu hỏi: trình bày ưu điểm, nhược điểm của ngành GTVT đường sắt.     HS trả lời, GVghi bảng
  9.    ­ GV đặt tiếp câu hỏi: hãy cho biết sự phân bố  và những tiến bộ  của ngành  GTVT đường sắt trên thế giới.    ­ Liên hệ VN.     HS trả lời và GV ghi bảng. 2.1.2  Đường ôtô    ­ GV đặt câu hỏi: so với ngành đường sắt, đường ôtô có những  ưu, nhược   điểm gì?   HS trả lời, GV ghi bảng    ­ Dựa và hình 37.2 và SGK hãy cho biết sự  phân bố  và những tiến bộ  của   đường ôtô. 2.1.3 Đường ống  ­ GV đặt câu hỏi: trình bày ưu điểm, nhược điểm của ngành GTVT đường ống    HS trả lời và GV ghi bảng  ­ Gv lại đặt câu hỏi: đường ống có những tiến bộ và phân bố như thế nào? liên  hệ ngành đường ống ở nước ta.  HS trả lời, GV ghi bảng 2.1.4 Đường sông hồ  ­ GV đặt câu hỏi: Ngành GTVT đường sông, hồ có những ưu, nhược điểm gì?  HS trả lời và GV ghi bảng ­ GV hỏi tiếp: phân bố và những tiến bộ của ngành GTVT đường sông, hồ  HS trả lời và GV ghi bảng. ­ Liên hệ VN GV đặt câu hỏi: GTVT đường biển có những ưu, nhược điểm nào   HS trả lời và GV ghi bảng.  ­ GV hỏi tiếp: Hãy cho biết những tiến bộ và phân bố của GTVT đường biển?   Tại sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế  giới lại phân bố  chủ  yếu  ở  hai bờ  đối  diện ĐTD  HS trả lời và GV ghi bảng ­ Liên hệ VN
  10. 2.1.5 Đường hàng không ­ GV hỏi: Đường hàng không có những ưu điểm và nhược điểm gì?  HS trả lời và GV ghi bảng ­ GV hỏi: những tiến bộ và các cường quốc hàng không trên thế giới? HS trả lời và GV ghi bảng. Thiết kế phần giảng dạy minh họa                                        Nội dung       Hoạt động của thầy và trò I.Đường sắt ­ GV hỏi: Hãy cho biết những  ưu điểm và   a. Ưu điểm nhược điểm của ngành GTVT đường sắt ………………………………… ­ HS trả  lời, GV chuẩn kiến thức và ghi    b. Nhược điểm bảng ………………………………… ­GV hỏi: GTVT đường sắt có những tiến   c. Những tiến bộ bộ  nào? Tại sao Đông Bắc Hoa Kì và châu Âu  ………………………………… có mật độ đường sắt cao  d. Phân bố ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng ………………………………… II. Đường ôtô Chuyển ý:…  a. Ưu điểm ………………………………… ­ GV hỏi: So với ngành GTVT đường sắt   b. Nhược điểm thì   đường   ôtô   có   những   ưu   điểm   và   nhược  ………………………………… điểm gì  c. Những tiến bộ ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng. ………………………………… ­GV   hỏi:   Bằng   kiến   thức   của   mình,   hãy   d. Phân bố cho   biết   những   tiến   bộ   của   GTVT   đường  ………………………………. ôtô.Dựa   vào   H37.2   hãy   nhận   xét   sự   phân   bố  III. Đường ống ngành vận tải ôtô trên thế giới. a. Ưu điểm ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng. …………………………………  b. Nhược điểm ­   GV   hỏi:   Những   ưu,   nhược   điểm   của 
  11. ………………………………… GTVT đường ống  c. Những tiến bộ ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng ………………………………… ­ GV hỏi: Những tiến bộ  và phân bố  của    d. Phân bố GTVT đường ống. …………………………………  ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng    IV. Đường sông, hồ   a. Ưu điểm ­   GV   hỏi:   Những   ưu,   nhược   điểm   của  ………………………………… GTVT đường sông, hồ  b. Nhược điểm ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng ………………………………… ­ GV hỏi: Những tiến bộ  và phân bố  của    c. Những tiến bộ GTVT đường sông, hồ …………………………………  ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng.  d. Phân bố …………………………………      ­ GV hỏi: Những  ưu, nhược điểm của   V. Đường biển GTVT đường biển a. Ưu điểm ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng ………………………………… ­ GV hỏi: Những tiến bộ  và phân bố  của    b. Nhược điểm GTVT đường biển. ………………………………… Tại sao phần lớn các hải  cảng lớn trên thế   c. Những tiến bộ giới  lại  phân bố  chủ  yếu  ở   hai  bờ   đối  diện  ………………………………… ĐTD  d. Phân bố  ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng. ………………………………… VI. Đường hàng không Những  ưu, nhược điểm của GTVT đường  a. Ưu điểm hàng không ………………………………… ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng  b. Nhược điểm ­ GV hỏi: Những tiến bộ  và phân bố  của   ………………………………… GTVT đường hàng không  c. Những tiến bộ  ­ HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng.
  12. …………………………………  D. Phân bố ………………………………    * Thiết kế và thực hiện theo giải pháp trên, người thầy sẽ đóng vai trò trung  tâm, chủ  động trong việc truyền đạt kiến thức. Vai trò của học sinh là khá thụ  động, chủ yếu nhận biết kiến thức qua sự phân tích của người thầy. Như vậy chưa   phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức của học sinh, chưa   phát huy được khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Mặt khác ta thấy các đề  mục của các loại hình vận tải là giống nhau mà GV cứ lần lượt tìm hiểu theo tuần   tự điều này có thể gây nên sự nhàm chán trong học tập ở học sinh. 2.2. Giải pháp trong việc vận dụng phương pháp đóng vai để  dạy bài địa lí   các ngành GTVT          Trên nguyên tắc đảm bảo nội dung kiến thức cơ  bản, khắc sâu nội dung  kiến thức và phát huy tính tích cực học tập sáng tạo và phát huy tư duy, trí tuệ của   học sinh, cách làm việc với sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tôi đã tiến hành giải   pháp sau:  * Xây dựng nội dung kiến thức cơ bản cần đảm bảo: Ưu điểm Nhược điểm Những   tiến  Sự phân bố bộ Đường sắt Đường ôtô Đường ống Đường sông, hồ Đường biển Đường   hàng  không Sau đó chia lớp ra làm 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và hoàn thành một loại hình   GTVT như bảng và trên nguyên tắc: Những thành viên trong nhóm mình chính là đại   diện của vị  thần cai quản ngành giao thông vận tải đó. Trước khi nhập vai, mỗi  
  13. nhóm hoàn thành việc thảo luận để  nắm được kiến thức cơ bản của ngành GTVT   mà nhóm được giao nhiệm vụ theo gợi ý sau: ­  Nhóm 1: Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành  GTVT đường sắt để giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường sắt xứng đáng   là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:   + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố  của GTVT đường  sắt.   + Điều bất tiện nhất của xe lửa là gì?   + Tại sao sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới lại phản ánh khá rõ  sự phân bố Công nghiệp ở các nước các châu lục?   + Liên hệ VN. ­ Nhóm 2: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành   GTVT đường ô tô để  giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường ô tô xứng   đáng là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:   + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố  của GTVT đường  ôtô    + Vì sao ngành vận tải ôtô có thể  cạnh tranh khốc liệt với ngành vận tải   đường sắt? Vì sao ôtô là phương tiện vận tải duy nhất có thể phối hợp tốt với các  phương tiện vận tải khác?   + Dựa vào H37.2 hãy nhận xét về đặc điểm phân bố ngành vận tải ôtô trên thế  giới. ­  Nhóm 3: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành   GTVT đường  ống để  giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường  ống xứng  đáng là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:   + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố  của GTVT đường  ống   + Tại sao Hoa Kì lại có hệ thông ống dẫn dầu dài và dày đặc nhất thế giới.   + Liên hệ VN.
  14. ­  Nhóm 4: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành   GTVT đường sông hồ  để  giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường sông hồ  xứng đáng là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:   + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố  của GTVT đường  sông, hồ.   + Liên hệ VN ­ Nhóm 5: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành   GTVT đường biển để  giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường biển xứng   đáng là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:   + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố  của GTVT đường  biển   + Tại sao việc chở dầu bằng tàu lớn luôn đe doạ ô nhiễm môi trường.   + Tại sao phần lớn các hải  cảng lớn trên thế giới phân bố  chủ yếu ở hai bờ  đối diện ĐTD?   + Tại sao Rốt­ tec­ đam lại trở thành hải cảng lớn nhất thế giới.   + Hãy xác định các luồng vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường biển trên   thế giới .    + Kể tên một số cảng lớn ở VN ­ Nhóm 6: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành  GTVT đường hàng không để  giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường hàng  không xứng đáng là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:   + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố  của GTVT đường  hàng không   + Các cường quốc hàng không trên thế giới.   + Liên hệ VN  * Yêu cầu: ­ Trước hết, các học sinh khi nhập vai vào vị  thần ngành GTVT mình cai   quản, trong quá trình thể hiện cần lờ đi nhược điểm, hạn chế mà ngành GTVT   đó mắc phải hoặc sữ dụng khả năng hung biện của mình để  người khác thấy  
  15. những hạn chế đó không đáng kể. Điều này sẽ được giáo viên và các học sinh   khác làm rõ trong quá trình phản biện. ­ Mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu và hoàn thành yêu cầu trong quá trình học  ở  nhà, việc thực hiện ở lớp chỉ mang tính chuẩn bị trong khoảng thời gian 3’ 5’. ­ Mỗi nhóm cử  một thành viên có năng khiếu về  nghệ  thuật để  trình bày nội  dung của nhóm mình với tư  cách là vị  thần cai quản ngành giao thong vận tải   đó. Học sinh trong nhóm đó đóng vai là những thần dân, vừa đưa ra những thắc  mắc, những vấn đề  cần phản biện để  làm rõ đực điểm của mỗi ngành giao  thông vận tải. * GV tổ chức thực hiện và tổng kết: ­ GV nhập vai: Tự  nhận mình là vị  thần tối cao, công nhận những  ưu điểm,  hạn chế của mỗi ngành GTVT mà các vị thần cai quản (HS) đã thể hiện. ­ Để ngành GTVT phát triển một cách hoàn hảo, sẽ không có ngành GTVT nào  là tối cao, là quan trọng nhất cả. Trên cơ sở yêu cầu của việc vận chuyển hàng   hóa (hành khách), chúng ta sẽ lựa choạn loại hình vận tải phù hợp để mang lại   hiệu quả cao nhất. Cho học sinh thảo luận vì sao không có ngành GTVT nào là quan trọng nhất, là  tối ưu? ­ Sự kết hợp hoạt động của các loại hình GTVT trên sẽ giúp cho mỗi quốc gia   cũng như  toàn thế  giới có được sự  hoàn thiện cao nhất về  hoạt động GTVT,  mang lại động lực cho nền kinh tế xã hội phát triển một cách toàn diện. Như vậy với cách thiết kế phần giảng như trên người thầy không chỉ giúp học  sinh tự  hình thành được kiến thức về  các ngành GVTVT trên thế  giới, khắc phục  được bài có nội dung dài và tránh được sự nhàm chán của HS. Đồng thời qua cách   diễn đạt của mỗi nhóm, HS có thể so sánh  được các ngành GTVT với nhau. Qua đó  có thể góp một phần nhỏ  vào việc hình thành  ở  học sinh năng lực làm việc nhóm,  năng lực nghệ thuật của mỗi học sinh để rút ra kiến thức, từ đó góp phần vào việc  hình thành nhân cách con người mới….. 3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 
  16.   Trước hết, việc sử  dụng phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học bài   “Địa lí các ngành GTVT” đã giúp học sinh hứng thú vượt trội so với phương pháp   dạy học trước đây. Học sinh rất hào hứng trong việc xung phong nhập vai cũng như  cố hết khả năng để tìm tòi những ưu điểm của các ngành GTVT. Giờ học vì thế mà  hết sức sôi nổi, cuốn hút. Cụ thể: ­ Học sinh rất háo hức khi được giáo viên giao nhiệm vụ và sẵn sang tham gia   nhập vai. ­ Học sinh phát huy khả năng hung biện của bản than để nêu bật được vai trò   của các ngành GTVT. ­ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa kĩ hơn, chịu khó tìm tòi kiến thức hơn và  đặc biệt là học sinh rất chịu khó lien hệ thực tiễn. ­ Giáo viên dể tổ chức giờ dạy, hầu như chỉ giữ vai trò dẫn dắt, đúc rút kiến  thức và khuyến khích học sinh là chính. Phàn nào giảm được áp lực truyền   thụ  kiến thức cho học sinh những vẫn đảm bảo được các yêu cầu của bài  học.  Với việc sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài địa lí các ngành GTVT, kết  hợp với việc chia nhóm học tập như trên, chúng tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở lớp   10A6 và so sánh với lớp 10A7 ( không áp dụng), qua kiểm tra đã thu được kết quả  sau: *KIỂM TRA 15 PHÚT           Hãy so sánh ưu, nhược điểm của ngành GTVT đường sắt và đường ôtô?  Tại sao cảng Rốt­ tec­ đam lại trở thành hải cảng lớn nhất thế giới? * Kết quả kiểm tra như sau:     Số  Kết  Ghi Lớp HS  quả   chú tham  kiểm  gia tra
  17.          6       ,5 
  18. ra những giải pháp hữu hiệu để học sinh tiếp cận bài học hợp lí, từ đó gây nên sự  nhàm chán của môn học  ở  học sinh, làm giảm hứng ths của thầy và trò trong mỗi  giờ lên lớp. Vận dụng phương pháp đóng vai (cũng như nhiều phương pháp hiện đại khác)  vào dạy học Địa lí là một sự đỗi mới hết sức cần thiết giúp cho môn học dễ dàng   đến với học sinh hơn, làm cho giờ học sinh động hơn và trên tất cả là giúp cho học   sinh nhận thấy hết những giá trị  cao cả của khoa học Địa lí trong thực tiễn để  các   em đỗi mới chính bản thân và vận dụng nó vào sự phát triển xã hội. ­  Để  nâng cao chất lượng và hiệu quả  giảng dạy của giáo viên nói chung và  của giáo viên địa lí nói riêng, việc  rút các kinh nghiệm và sử dụng các phương tiện   dạy học vào từng bài cụ  thể  là rất quan trọng. Điều này phải  đảm bảo giúp cho   học sinh học tập tích cực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và có  những nhận  thức đúng đắn, khách quan về các hiện tượng.  ­  Sử dụng phương pháp đóng vai đã giúp học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi, huy   động được các tư duy sáng tạo, tạo thói quen tốt trong học tập của học sinh. Từ đó  góp phần nhỏ vào việc hình thành nhân cách học sinh.  ­ Với những hiệu quả thiết thực của đề  tài trong dạy học Địa lí, có thể  thấy   phạm vi ứng dụng của đề tài rất khả dụng trong nhiều bài học khác nhau của môn  Địa lí các khối lớp. Cụ thể, phương pháp có thể sử dụng ở các bài khác như: Địa lí  các ngành công nghiệp, các nhân tố   ảnh hưởng đên lượng mưa, phần II bài Ôx ­  trây­ li­a… Ở lớp 10 hay Các lớp 11, 12 đều rất khả dụng. ­ Trong quá trình vận dụng phương pháp, để tránh tình trạng việc nhập vai chủ  yếu rơi vào một số  học sinh nhất định. Giáo viên cần  ứng dụng phương pháp vào  những bài học có nội dung kiến thức ở phạm vi hẹp hơn, dể thực hiện hơn để tạo  cơ hội cho những học sinh khác. Từ đó, tạo sự tự tin cho mọi đối tượng học sinh để  cascem dễ dàng tiếp cận giờ học, nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  19.    1/ SGV, SGK Địa lí lớp 10 (NXB Giáo dục): Lê Thông,Trần Trọng Hà,  Nguyễn Minh Tuệ.     2/Chuẩn kiến thức,kỹ năng địa lí 10 (NXB Giáo dục): Phạm Thị Sen,Nguyễn  Hải Châu,Nguyễn Đức Vũ 3/ Lí luận dạy học (NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội):Nguyễn Dược 4/Kĩ thuật dạy học (NXB Giáo dục): Nguyễn Trọng Phúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2