Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu phương pháp đóng vai trong việc giảng dạy văn bản văn học trong trường THPT nhằm tạo nên sự hứng thú, chủ động tích cực cho học sinh để đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN Lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy
- Hà Tĩnh, tháng 10/2020
- MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực đang là xu thế của các nước phát triển nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông. Trong xu hướng đó việc dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Thầy cô chưa thực sự có những bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống, thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó, trong đó đóng vai là một phương háp tích cực, tạo hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống, tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp đóng vai trong việc giảng dạy văn bản văn học trong trường THPT nhằm tạo nên sự hứng thú, chủ động tích cực cho học sinh để đạt kết quả cao. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp đóng vai áp dụng trong tiết dạy văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lí luận về vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học, đưa phương pháp đóng vai vào trong một văn bản văn học. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong một tiết học và trong thực tiễn. Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học đóng vai trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh. Tiến hành cho học sinh trực tiếp tham gia phương pháp DHĐV trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
- 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa… các tài liệu lí luận và các văn bản pháp quy. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phân tích số liệu ... nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng. Phương pháp thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả, khả thi của các phương pháp đề xuất. 6. Tính mới của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra những bước cụ thể cho hoạt động đóng vai để áp dụng vào văn bản văn học cụ thể của môn Ngữ văn. Thấy được ưu điểm của phương pháp dạy học đóng vai có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và phù hợp đặc thù riêng của môn học, bài học nói riêng. Đề tài đã sử dụng phương pháp đóng vai làm bật nổi cảnh cho chữ mà tác giả gọi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” thay vì phương pháp truyền thống giáo viên giảng học sinh tiếp thu một cách thụ động. Khi sử dụng các vai diễn học sinh như sống vào trong nhân vật, hiểu được nhân vật, hiểu được tư tưởng nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó.
- PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Ở đó học sinh lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất, nhằm tập duyệt để kịp thời ứng phó khi bắt gặp vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát từ vai của mình. Đây là hình thức dạy học hấp dẫn, thu hút học sinh. Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật, từ đó hiểu và khắc sâu kiến thức hơn qua từng bài học. Đặc biệt trong những năm gần đây, với chương trình đổi mới, với yêu cầu dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thì đóng vai là phương pháp đem lại hiệu quả tối ưu. 1.1.2. Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng phương pháp đóng vai * Ưu điểm Phương pháp đóng vai gây hứng thú và chú ý cho học sinh, các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc, hình thành những kỹ năng giao tiếp. Tạo điều kiện phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của các em. Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể. Thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Giúp HS phát huy được khả năng của từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ, khả năng hợp tác của cá nhân với tập thể nhóm tạo cơ hội cho các cá nhân học hỏi, đánh giá lẫn nhau. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả lời nói và việc làm của các vai diễn. Thu hút được tất cả các học sinh tham gia, đặc biệt là học sinh học yếu, tạo khí thế học tập cho cả lớp. * Hạn chế Là phương pháp tốn nhiều thời gian, nếu không giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị trước hoặc không sử dụng phương pháp thường xuyên thì học sinh bị động trong quá trình thực hiện, khó thành công. Một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn kiến thức từ ngữ ít khó thực hiện vai diễn của mình. 1.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai
- Phương pháp đóng vai không khuyến khích sử dụng trong tất cả các khâu lên lớp, tất cả nội dung bài học, GV chỉ nên chọn nội dung phù hợp để đóng vai tránh lặp lại nhàm chán. Trong quá trình lên lớp, cần kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác để tăng hiệu quả của hoạt động dạy học. Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép Tình huống cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “kịch bản”, lời thoại. Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai Trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai, giáo viên nên theo sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của hình thức đóng vai. 1.1.4. Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai có thể tóm tắt như sau: Bước 1: Giáo viên đưa chủ đề, chia lớp thành từng nhóm và giao tình huống cho các nhóm. Đồng thời quy định rõ về thời gian thảo luận, thời gian đóng vai. Bước 2: Các nhóm phân chia vai diễn, thảo luận đóng vai. Bước 3: Các nhóm lần lượt thực hành đóng vai. Bước 4: Các thành viên còn lại trong lớp nhận xét, đánh giá về cảm xúc, cách ứng xử của nhân vật đóng vai. Bước 5: Giáo viên đánh giá, kết luận và định hướng về cách ứng xử phù hợp nhất. Việc lồng ghép khéo léo các phương pháp dạy học trong bộ môn Ngữ văn là chất keo kết dính hiệu quả nhất để thu hút chú ý theo dõi của học sinh đối với văn bản, và như vậy có nghĩa là giáo viên đã tạo được sự linh động hấp dẫn với bài giảng của mình. Trong dạy học phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học chủ động, ngày càng được ứng dụng rộng rãi, là phương pháp dạy học cơ bản để dạy về kỹ năng giao tiếp một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, cộng đồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đặc điểm kiểu bài dạy truyện ngắn ở trường THPT Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó. Truyện ngắn có phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đi đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Truyện ngắn phản ánh hiện thực
- đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, hiện tượng, con người, …thông qua nhân vật, cốt truyện bởi một người kể chuyện nào đó. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với phương pháp dạy học đóng vai, vì thực chất quá trình đóng vai là hóa thân vào nhân vật, vào người kể chuyện để thể hiện các sự việc, sự kiện, … nào đó, cuối cùng rút ra ý nghĩa. Trong chương trình Ngữ văn THPT, truyện ngắn chiếm một số lượng lớn. Mỗi một tác phẩm được đưa vào giảng dạy tiêu biểu cho một dòng văn học, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của một tác giả, là tác phẩm đặc sắc trong nền văn học nước nhà. Trong khi đó thời gian trên lớp dành cho mỗi bài không nhiều, do áp lực về thời gian, kiến thức, về hình thức kiểm tra, đánh giá, giáo viên khi dạy truyện ngắn vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp lên lớp, các hình thức lên lớp còn đơn điệu nên tiết học còn trầm, học sinh còn mang tâm lí chán nản, thiếu hứng thú, không thích học môn Ngữ văn. Giáo viên dạy có tích hợp kỹ năng sống qua mỗi bài dạy nhưng do hình thức chưa đổi mới nên phần giáo dục kỹ năng có phần gượng ép, chưa mang lại hiệu quả cao. Truyện ngắn là một nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 11, cho nên để giúp các em hiểu và nhớ lâu thì đổi mới phương pháp tiếp cận một truyện ngắn là điều cần thiết. 1.2.2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay Nói đến phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay không thể không nhắc tới các hiện tượng rất phổ biến trong các giờ học văn khiến học sinh cảm thấy mất hứng thú, một trong những vấn đề đó là: Dạy học đọc chép trong môn văn trước đây và môn ngữ văn rất phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa và trong các lò luyện thi. Thầy cô đọc trước, học sinh chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh chép theo. Trong suốt quá trình thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, việc giảng dạy chương trình luôn đi đôi với đổi mới phương pháp dạy học. Các phương pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong những năm đầu đổi mới giáo dục, rất nhiều những phương pháp dạy học mới đã được vận dụng vào quá trình giảng dạy. Mỗi phương pháp đều có giá trị riêng và tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp phụ thuộc phần lớn vào khả năng vận dụng của giáo viên. Trong nhiều năm giảng dạy qua, điều làm tôi băn khoăn nhất là một số học sinh vẫn còn rất thụ động, tự ti, kĩ năng giao tiếp rất kém; các em có biểu hiện rụt rè, không tham gia vào các hoạt động trên lớp. Trước tình hình học sinh như thế, thiết nghĩ người giáo viên cần phải làm mọi cách để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú, chủ động trong học tập; giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã mạnh dạn vận dụng, kết hợp sáng tạo những phương pháp dạy học mới vừa được tiếp cận vào thực tế giảng dạy mà cụ thể là sử dụng phương pháp đóng vai vào tìm hiểu văn bản văn học.
- 1.2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng PPĐV vào dạy học Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng PPĐV ở trường THPT đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của 30 giáo viên dạy Ngữ văn ở 3 trường THPT trên địa bàn. Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng PPĐV trong dạy học ở trường THPT Mức độ nhận thức và lí do Số giáo viên Tỉ lệ % A. Mức độ nhận thức Rất cần thiết 25 83,3% Cần thiết 5 16,7% Không cần thiết 0 0% B. Các lí do Kích thích hứng thú học tập của học sinh 30 100% Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS 30 100% Đảm bảo kiến thức vững chắc 20 66,7% Chuẩn bị công phu mất thời gian 10 33,3% HS được thể hiện mình trước đám đông 30 100% Thực trạng trên cho thấy cần phải đẩy mạnh quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi thiết bị, phương pháp dạy học phù hợp để khơi dậy niềm hứng thú của các em. 1.2.2.1. Về phía giáo viên Đa số giáo viên còn ngại sự thay đổi trong phương pháp dạy học, nếu có cũng chỉ ở mức độ sử dụng chưa phổ biến, đa số giáo viên sử dụng trong các tiết hội giảng, có người dự giờ nhận xét, đánh giá; sử dụng chưa đồng bộ ở một số giáo viên, ở một số bài học, lớp học, …và mức độ sử dụng phương pháp dạy học đóng vai trong tiết học mới chỉ dừng lại ở việc giúp giáo viên triển khai kiến thức thuận lợi hơn, học sinh hứng thú hơn trong một số tiết học. 1.2.2.2. Về phía học sinh Khi tìm hiểu các văn bản truyện ngắn, yêu cầu học sinh phải đọc nhiều, chép nhiều, học thuộc nhiều chi tiết, nắm được cốt truyện và tóm tắt
- lại được cho nên phương pháp dạy học chưa sáng tạo là một trong những nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập chưa tích cực ở môn Ngữ văn của các em học sinh. Đa số HS không đọc tác phẩm, soạn bài một cách đối phó. Thông thường, các em sử dụng tài liệu, chép lại một cách thụ động, nhiều em còn mượn vở ghi của anh chị lớp trước hay bạn bè lớp khác đã học rồi chép lại “một công đôi việc” vừa có soạn bài, vừa để nếu GV có gọi hỏi bài mà nhìn vào đó trả lời. 2. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Trong quá trình đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù”, để tránh nhàm chán trong việc dạy học, chúng tôi đã kết hợp linh động các phương pháp dạy học khác nhau và chỉ sử dụng phương pháp dạy học đóng vai vào “Cảnh cho chữ” để làm nổi bật giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Tình huống truyện Nội dung 1 Giao nhiệm vụ đóng vai Tìm hiểu các nhân vật Nội dung 2 Nhân vật Huấn Cao Nhân vật Viên quản ngục Nội dung 3 Cảnh cho chữ (Thực nghiệm phương pháp dạy học đóng vai 2.1. “Cảnh cho chữ” trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một cảnh nằm ở cuối tác phẩm nhưng là điểm sáng cho cả thiên truyện. Thủ pháp đối lập được nhà văn khai thác triệt để đã tạo ra ấn tượng đó: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa cái đẹp và sự nhơ bẩn, nhem nhuốc, đối lập giữa thiên lương và tội ác. Ba con người ở vị trí đối địch được cái đẹp nghệ thuật tập hợp lại, tạo nên một cảnh tượng thật cảm động: “Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Tác giả gọi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đúng là một cảnh tượng hết sức kì lạ ở trong trại giam, trong đó mọi trật tự thông
- thường đều bị đảo ngược: nơi ngục thất tăm tối bỗng rực rỡ lửa hồng, chốn trại giam bẩn thỉu “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” bỗng trở thành nơi sáng tạo nghệ thuật. Lạ hơn nữa là nhà tù lại là nơi tù nhân làm chủ: một tử tù tư thế hiên ngang lồng lộng, đường hoàng dõng dạc răn dạy ngục quan. Còn ngục quan thì cúi đầu khúm núm: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” … 2.2. Kế hoạch thực hiện phương pháp dạy học đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 2.2.1. Quy trình sử dụng phương pháp dạy học đóng vai Bước 1: GV chuẩn bị tình huống đóng vai: “Cảnh cho chữ” các vai diễn sẽ làm rõ bức tranh nghệ thuật đối lập tương phản “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” Chia nhóm, giao nhiệm cụ cho từng nhóm (Chia theo hệ thống bài học nên nhóm 3 sẽ đảm nhận nhiệm vụ đóng vai nhân vật trong văn bản) Nhóm 3: Cảnh cho chữ (Nhóm thực hiện phương pháp đóng vai) Nhóm 1: Cảm nhận về vai diễn Nhóm 2: Nhận xét qua phiếu đánh giá Nhóm 4: Rút ra được bài học gì qua vai diễn Lập địa chỉ liên lạc giữa GV và HS để trao đổi thông tin, “cố vấn” cho HS khi cần thiết. Thời gian chuẩn bị: hai ngày; Thời gian báo cáo: nhóm 1 không quá 15 phút; nhóm 2,3,4 không quá 7 phút mỗi nhóm. BẢNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ NHÓM 3: Phải thể hiện được Cảnh tượng ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” Yêu cầu cần NHÓM 1: Cảm nhận được gì qua vai diễn của nhóm 3 để tiến đạt hành phản biện, chất vấn nhóm 3. NHÓM 2: Nhận xét qua phiếu đánh giá (Phụ lục) NHÓM 4: Rút ra được chủ đề của bài học.
- Nhóm 3 sử dụng phương pháp đóng vai Một vài Các nhóm còn lại tự chọn hình thức thể hiện: báo cáo thuyết hướng dẫn trình dưới dạng: thiết kế powerpoint; bản đồ tư duy; tranh ảnh; chung báo cáo dưới dạng đề tài nghiên cứu nhỏ …. Khai thác các vai diễn dựa vào biểu hiện, lời nói, hành động, … của nhân vật trong tác phẩm, trên cơ sở đó sáng tạo biểu hiện, thái độ, hành động, lời nói của nhân vật trong vở kịch cho phù hợp, tránh xa đề, lạc đề. Sử dụng linh hoạt các đạo cụ, trang phục hỗ trợ cho phương Hướng dẫn pháp đóng vai được hấp dẫn, sinh động. học sinh đóng Giúp cho các bạn nhóm khác sau khi xem xong vở kịch nắm được vai biểu hiện, bản chất, ý nghĩa của từng nhân vật trong cảnh cho (Nhóm 1) chữ. Kết thúc vở kịch phải truyền được thông điệp mang tính giáo dục đạo đức cho các nhóm khác. Vở kịch sáng tạo, nhưng sự sáng tạo đó phải phù hợp với văn hóa trong nhà trường; trào phúng nhưng lịch sự, văn minh. Bước 2: Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao Thảo luận xây dựng kịch bản Phân công nhiệm vụ của từng thành viên một cách khoa học: trưởng nhóm, thư ký, vai diễn, chuẩn bị đạo cụ … (Sử dụng phiếu phân công nhiệm vụ oử mục Phụ lục) Tiến hành tập luyện vai diễn theo kịch bản, đảm bảo thời gian quy định. Thể hiện kịch bản và vai diễn trước lớp đúng theo yêu cầu của GV. Các nhóm còn lại có thể linh động sử dụng các phương pháp khác nhau tạo nên tiết học hấp dẫn, sinh động. Bước 3: Nhận xét, đánh giá Các nhóm diễn, nhận xét vai diễn, phản biện giải trình (nếu có); tiến hành cho điểm đánh giá theo phiếu đánh giá GV đã chuẩn bị. GV nhận xét, đánh giá quá trình chuẩn bị, kỹ năng đóng vai, hiệu quả đóng vai, có thể phỏng vấn (chất vấn) các vai diễn, tổng kết lại nội dung bài học.
- 2.2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc dạy học theo phương pháp đóng vai trong văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Dạy học theo phương pháp đóng vai trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là hình thức tổ chức cho học sinh đóng vai các nhân vật trong văn bản. Thay vì cho các em đọc tác phẩm, GV có thể phân vai, cho HS có thời gian chuẩn bị, sau đó tái hiện lại nhân vật trong SGK. Ở hình thức đóng vai này, HS có thể kết hợp thêm một số lời thoại khác (không khác nhiều với văn bản), kết hợp ngôn ngữ, điệu bộ, … để trình bày con người, về hoàn cảnh, sự kiện, … bằng suy nghĩ chủ quan của người trong cuộc. Kiểu đóng vai tái hiện này GV, HS không cần thời gian chuẩn bị nhiều, có thể đóng vai trực tiếp trong giờ học, đặc biệt thuận lợi trong hoạt động hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên, GV không nên sử dụng kiểu đóng vai tái hiện trong một lượng thời gian quá dài hoặc lượng kiến thức nhiều vì rất dễ gây nhàm chán. Để tăng hiệu quả của phương pháp đóng vai nhân vật tái hiện, một nhân vật nhưng có thể cho nhiều nhóm đóng vai theo từng sự việc (từng nội dung) theo bố cục bài dạy. Ưu điểm của phương pháp này là giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn vì muốn “diễn” được, học sinh phải đọc kĩ, nắm được các tình tiết, sự kiện và cả diễn biến tâm lí nhân vật trong SGK, thậm chí, nếu có thời gian, các em còn có thể học thuộc lời thoại. Thêm vào đó là quá trình sáng tạo kịch bản không mất nhiều thời gian vì thực chất chỉ là “kịch bản hóa” tác phẩm tự sự. Học sinh hứng thú hơn trong việc chủ động lĩnh hội kiến thức và điều quan trọng là lượng kiến thức lưu lại trong các em sâu sắc hơn, dễ nhớ, dễ hiểu hơn. Hạn chế của phương pháp đóng vai khi áp dụng vào văn bản “Chữ người tử tù” đó là vì diễn trực tiếp nên những em hoạt ngôn sẽ có lợi hơn, sẽ ứng xử và xử lí các tình huống tốt hơn. Tuy nhiên nhược điểm nhưng nếu giáo viên khéo léo khơi gợi, động viên, khích lệ thì những bạn nhút nhát, rụt rè cũng sẽ tham gia và dần hình thành ở các em kĩ năng ứng xử tốt trong giao tiếp. 3. Giáo án thực nghiệm của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : a/ Nhận biết: Nêu được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn… b/ Thông hiểu: Hiểu được quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân
- c/Vận dụng thấp: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân. d/Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng : a/ Biết làm: bài đọc hiểu về truyện ngắn của Nguyễn Tuân b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 3.Thái độ : a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của Nguyễn Tuân c/Hình thành nhân cách: có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu cái đẹp, lên án cái ác, cái xấu. II. Trọng tâm 1. Kiến thức Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này. Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học. 3. Thái độ: Biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự đề cao cái đẹp, đề cao thiên lương của con người; Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm. Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhĩm. Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn họctiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân; biết rung động trước cái đẹp nhân cách và tài năng của nhân vật. III. Chuẩn bị
- 1. Giáo viên: Soạn giáo án SGK, SGV, Tài liệu tham khảo Sưu tầm tranh, ảnh phóng to chân dung Nguyễn Tuân; tác phẩm Vang bóng một thời; một bức thư pháp trên giấy gió viết chữ Tâm, Đức, Trí, hay Phúc, Lộc, Thọ... 2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn IV. Tổ chức dạy và học. 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự của lớp 2. Kiểm tra bài cũ Lồng ghép trong tiết học 3. Tổ chức dạy và học bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG Chuẩn kiến thức kĩ năng cần Hoạt động của Thầy và trò đạt, năng lực cần phát triển GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs Nhận thức được nhiệm vụ xem tranh ảnh (CNTT) cần giải quyết của bài học. + Chuẩn bị bảng lắp ghép Tập trung cao và hợp tác tốt * HS: để giải quyết nhiệm vụ. + Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Tuân Có thái độ tích cực, hứng thú. + Lắp ghép tác phẩm với tác giả HS thực hiện nhiệm vụ: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Dựa vào những câu chuyện do người cha Nguyễn An Lan kể lại về nhà nho, nhà thơ Chu Thần Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao, thổi linh hồn truyện ngắn cho “Chữ người tử tù”. Cho đến bây giờ và có lẽ còn lâu nữa, người ta vẫn không biết dòng chữ cuối cùng ông Huấn để lại cho quản ngục nhà lao tỉnh Sơn là chữ gì. Nhưng điều đó không mấy quan trọng. Chỉ biết rằng nhân cách, khí
- phách và tâm hồn nhân vật và tác giả thì vẫn sáng mãi. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Năng lực Hoạt động của GV HS Kiến thức cần đạt cần hình thành Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG * Thao tác 1: I. Tim hiêu chung: ̀ ̉ Năng lực thu Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác 1. Tác giả. thập thông giả và tác phẩm Nguyễn Tuân: 1910 tin. Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội 1987 Người Hà nội. dung chính nào? Sinh ra trong một gia ̉ Nêu vai net vê tac gia Nguyên Tuân? ̀ ́ ̀ ́ ̃ đình nhà nho. ́ ư cua truyên “Ch Xuât x ́ ̉ ̣ ữ ngươi t ̀ ử tu”? ̀ Ông là môṭ nghệ sĩ tài hoa, uyên bac, phong cách ́ HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt ý nghệ thuật độc đáo: Luôn chính. tiếp cận cuộc sống từ góc Nhiều bút danh: độ tài hoa uyên bác ở +Thanh Hà (Thanh hoá Hà Nội) nơi khởi phương diện văn hoá, nghiệp sự nghiệp văn chương của ông. nghệ thuật. + Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Ngòi bút phóng túng và Thiên lôi quật phá lung tung có ý thức sâu sắc về cái + Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân tôi cá nhân. + Nhất Lang: Chàng trai số 1 Sở trường là tuỳ bút. + Tuấn thừa sắc: Tuân. 2. Những tác phẩm chính. Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một SGK Năng lực thời 3. Truyện ngắn: Chữ giải quyết + Được in lần đầu 1940 gồm 11 truyện người tử tù. những tình
- ngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn Lúc đầu có tên là: Dòng huống đặt ra. vang bóng. chữ cuối cùng, in 1938 trên + Nhân vật chính: Phần lớn là nho sĩ cuối tạp chí Tao đàn, sau đó đổi mùa những con người tài hoa, bất đắc tên thành: Chữ người tử tù Năng lực chí, dùng cái tôi tài hoa ngông nghênh và và được in trong tập giao tiếp sự thiên lương để đối lập với xã hội truyện: Vang bóng một tiếng Việt phàm tục. thời. ̣ La ‘‘môt văn phâm đat t ̀ ̉ ̣ ơí sự toaǹ thiên, ̣ toaǹ mi’’ ̃ ̣ (Vu Ngoc Phan) ̃ Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN * Thao tác 1 : II. Đọc hiểu văn bản: Năng lực Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản 1. Tinh huông truyên ̀ ́ ̣ : làm chủ và Đọc kể tóm tắt, phân tích bố cục Cuôc̣ găp ̣ gỡ khać phát triển Yêu cầu giọng đọc: GV đọc hoặc đoạn thương cua hai con ng ̀ ̉ ươì bản thân: đầu, hoặc đoạn cho chữ; gọi 3 4 HS khac th ́ ương ̀ : Năng lực tư đọc tiếp một số đoạn khác; nhận xét + Viên quan nguc ke đaỉ ̣ ̉ ̣ duy cách đọc; ̣ diên cho quyên l ̀ ực tăm tôí Kể tóm tắt: nhưng laị khao khat́ anh ́ GV hỏi: Hiểu khái niệm tình huống và sang va ch ́ ̀ ư nghia. ̃ ̃ vai trò của tình huống trong truyện? + Huân Cao – nǵ ươi t ̀ ử tù Trong Chữ người tử tù, tác giả đã xây co tai viêt ch ́ ̀ ́ ữ đep, chông ̣ ́ dựng tình huống truyện như thế nào? ̣ lai triêu đinh phong kiên. ̀ ̀ ́ + GV: Nhận xét về bút pháp xây dựng → Cuôc̣ hôị ngộ diên ̃ ra nhân vật của tác giả? giưã chôn ́ nguc̣ tù căng + GV: Nhận xét và chốt lại các ý. ̉ ̣ thăng, kich tinh, co y nghiá ́ ́ ̃ + GV: Bút pháp miêu tả cảnh vật của tác đôí đâu ̀ giữ caí đep ̣ caí giả như thế nào? thiên lương>< quyêǹ lực + GV: Nhận xét và chốt lại các ý. ̣ ́ → cai đep, cai thiên tôi ac. ́ ̣ ́ +GV: Qua phân tich, hay cho biêt y nghia ́ ̃ ́ ́ ̃ lương đa thăng thê. ̃ ́ ́ ̉ cua văn b ản ? Năng lực HS đọc chậm, trang trọng, cổ kính; chú ý giải quyết những câu thoại ngắn của các nhân vật, những tình cần đọc với giọng phù hợp. Ví dụ câu huống đặt ra. ông Huấn trả lời quản ngục, những câu trao đổi giữa quản ngục và thầy thơ lại, câu Huấn Cao khuyên quản ngục trong đêm cho chữ và câu trả lời của quản ngục... HS có thể kể một vài đoạn không đọc vì
- văn bản khá dài, sau đó có thể kể tóm tắt toàn truyện. Nhưng nhất thiết đoạn cho chữ phải được đọc diễn cảm. HS trả lời cá nhân Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong tình thế đối nghịch, éo le: + Xét trên bình diện xã hội: o Quản ngục là người địa diện cho trật tự xã hội, có quyền giam cầm, tra tấn. o Huấn Cao là người nổi loạn, đang chờ chịu tội. + Xét trên bình diện nghệ thuật: o Họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. o Huấn Cao là người tài hoa: coi thường, khinh bỉ những kẻ ở chốn nhơ nhuốc. o Quản ngục: biết quý trọng, tôn thờ cái đẹp, yêu nghệ thuật thư pháp, xin chữ Huấn Cao. Kịch tính lên đến đỉnh điểm khi viên quản ngục nhận lệnh chuyển các tử tù ra pháp trường. GV chốt lại: Tình huống truyện là tình thế xảy ra truyện; khoảng khắc sự sống hiện ra rất đậm đặc, khoảng khắc có khi chứa đựng cả một đời người, thể hiện mâu thuẫn hoặc quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác hoặc mâu thuẫn trong lòng một nhân vật, quan hệ giữa nhân vật và xã hội, môi trường... góp phần thể hiện chủ đề. 2. Nhân vật Huấn Cao. Năng lực a. Một người nghệ sĩ tài hợp tác, trao Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận hoa trong nghệ thuật thư đổi, thảo nhóm: pháp: luận nhóm Nhóm 1. Người khắp vùng tỉnh Tại sao Huấn Cao bị bắt? Vẻ đẹp của Sơn khen Huấn Cao là hình tượng Huấn cao được thể hiện ở người có tài viết chữ “rất những phương diện nào? nhanh và rất đẹp”. Tài viết chữ Hán GV:Chữ Huấn Cao không chỉ đẹp vuông nghệ thuật thư pháp mà còn nói lên hoài bão tung hoành của “ Chữ ông Huấn Cao
- một đời người. đẹp lắm, vuông lắm … có Huấn Cao gợi người đọc nghĩ đến Cao được chữ ông Huấn mà Bá Quát một danh sĩ đời Nguyễn cầm treo là có một báu vật ở đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống trên đời”. triều đình Tự Đức bị thất bại: Nhất sinh Ca ngợi tài của Huấn đê thủ bái hoa mai. Cao, nhà văn thể hiện Nhóm 2. quan niệm và tư tưởng Theo em, quản ngục có phải người xấu, nghệ thuật của mình: kẻ ác không? Vì sao? Vì sao quản ngục + Kính trọng, ngưỡng mộ lại biệt đãi Huấn Cao như vậy? Có phải người tài, chỉ vì ông tìm mọi cách xin chữ của ông + Trân trọng nghệ thuật Huấn? Em hiểu nghĩa cụm từ biệt nhỡn thư pháp cổ truyền của liên tài là thế nào? Câu nói cuối cùng của dân tộc. quản ngục (Kẻ mê muội này xin bái lĩnh) b. Một con người có khí có ý nghĩa gì? phách hiên ngang bất Nhóm 3. khuất: Tái hiện lại cảnh cho chữ sao cho nổi Là thủ lĩnh của phong bật đó là một cảnh tượng xưa nay chưa trào khởi nghĩa chống lại từng có như tác giả đề cập (Các nhóm triều đình. Năng lực tiếp tục tìm hiểu, nhận xét thêm) Ngay khi đặt chân vào sáng tạo Nhóm 4. nhà ngục: Năng lực Nêu ý nghĩa cảnh cho chữ? + Trước câu nói của tên cảm thụ, lính áp giải: không thèm thưởng thức * Nhóm 1 trình bày: để ý, không thèm chấp. cái đẹp Kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống + Thản nhiên rũ rệp trên triều đình bị bắt giam với án tử hình đang thang gông: chờ ngày ra pháp trường. “Huấn Cao lạnh lùng … Phẩm chất: nâu đen” +Tài hoa, nghệ sĩ: Có tài viết chữ rất Đó là khí phách, tiết nhanh và rất đẹp... Có được chữ Huấn tháo của nhà Nho uy vũ Cao mà treo là có một vật báu trên bất nắng khuất. đời...Thế ra y văn võ đều có tài cả. Khi được viên quản + Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa ngục biệt đãi: “Thản khinh lợi, có tài có tâm, coi khinh tiền nhiên nhận rượu thịt” như bạc và quyền thế. Huấn Cao không chỉ là “việc vẫn làm trong cái một nghệ sỹ tài hoa, mà còn là hiện thân hứng bình sinh” của cái tâm kẻ sỹ. Có tấm lòng biệt phong thái tự do, ung nhỡn liên tài, một thiên lương cao cả. dung, xem nhẹ cái chết. + Khí phách hiên ngang: Coi thường cái Trả lời quản ngục bằng chết, Mặc dù đang chờ ngày ra chặt đầu, thái độ khinh miệt đến vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng điều “Ngươi hỏi ta muốn
- hoàng, không biết cúi đầu trước quyền gì ...vào đây”. lực và đồng tiền. Ta nhất sinh không vì Không quy luỵ trước tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết cường quyền. câu đối ...đời ta mới viết... cho ba người => Đó là khí phách của bạn thân… một người anh hùng. Hiểu tấm lòng và sở thích cao quí của c. Một nhân cách, một thầy Quản, ông vô cùng xúc động và ân thiên lương cao cả: Năng lực hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một Tâm hồn trong sáng, cao hợp tác, trao tấm lòng trong thiên hạ. đẹp: đổi, thảo “Không vì vàng ngọc hay luận quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân” trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân đối xử coi thường, cao ngạo. Khi biết tấm lòng của quản ngục: + Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục + Huấn Cao nhận lời cho chữ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ” Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. => Huấn Cao là một anh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn