intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học Lịch sử bài 16 và bài 19 - Lịch sử 10 tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Huyện Đắk R’Lấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học Lịch sử bài 16 và bài 19 - Lịch sử 10 tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Huyện Đắk R’Lấp" nhằm nghiên cứu lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Nguyễn Tất Thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học Lịch sử bài 16 và bài 19 - Lịch sử 10 tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Huyện Đắk R’Lấp

  1. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 2 2.1. Mục đích ........................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài. ...................................................................................... 3 II. NỘI DUNG .............................................................................................................. 3 1.Tính mới của đề tài .................................................................................................. 4 2. Thực trạng giải quyết vấn đề................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề .................................................................................... 4 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 5 2.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 6 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề ............................................................................. 7 3.1. Lí luận về phương pháp dạy học Lịch sử bằng hình thức sân khấu hóa. ......... 7 3.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện phương pháp dạy học Lịch sử bằng hình thức sân khấu hóa. ........................................................................................... 7 3.3. Các bước thực hiện một bài giảng sử dụng sân khấu hóa Lịch sử ................... 8 3.4. Giới thiệu một số kịch bản dùng để tái hiện lịch sử trong phạm vi bài 16 và bài 19 sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 .................................................................. 9 3.5. Khả năng áp dụng của đề tài ........................................................................... 21 3.6. Kết quả của đề tài ............................................................................................ 24 III. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 26 IV. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 26 1.Đối với nhà trường ................................................................................................. 26 2. Đối với giáo viên ................................................................................................... 27
  2. 1 ĐỀ TÀI SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP SÂN KHẤU HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 16 VÀ BÀI 19 - LỊCH SỬ 10 TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH, HUYỆN ĐẮKRLẤP I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai, dạy cho con người biết đến lòng yêu quê hương xứ sở, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, hình thành nhân cách và bản lĩnh vững vàng. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay lại đang thờ ơ, quay lưng lại với lịch sử nước nhà, các em hiểu rất ít về lịch sử vẻ vang của dân tộc, thâm chí nhiều em...không phân biệt? Có ý nghĩa ra sao? Lịch sử nước ta trải qua những giai đoạn nào? Trái lại, khi nhắc đến lịch sử Trung Quốc, các em hiểu rất rõ và tỏ ra thích thú. Tại sao lại đáng buồn như vậy? Có lẽ do lịch sử Việt Nam ít dựng thành phim hoặc những nhà làm phim không thể hiện được sự hùng tráng của những câu chuyện lịch sử. Và theo tôi một trong những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến học sinh không yêu thích môn lịch sử, sợ môn lịch sử, học trước quên sau, học một cách thụ động, máy móc là do phương pháp dạy học của giáo viên. Nhiều giáo viên dạy thiếu thực tế, thiếu hình ảnh, thiếu minh họa, dạy theo lối thầy đọc, trò chép, dạy một chiều, thụ động, nặng về kiến thức hàn lâm khiến bài học khô khan, nặng nề, khó hiểu, khó hình dung, không hấp dẫn. Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, dựng lại bức tranh quá khứ một cách chân thật nhất, tạo nên sự hấp dẫn trong tiết dạy lịch sử, tôi xin được mạo muội đề ra
  3. 2 giải pháp “Sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học lịch sử lớp 10 - bài 16 và bài 19 ở Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Huyện ĐắkrLấp”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Nguyễn Tất Thành. Rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT Nguyễn Tất Thành, nhằm đưa ra những phương pháp dạy học tối ưu nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử. Với đề tài này, tôi sử dụng phương pháp sân khấu hóa để thay đổi cách dạy và học đối với môn lịch sử, tạo nên sự mới mẽ, không khí sinh động trong giờ học. Đồng thời với phương pháp này giáo viên cũng phát hiện được kỹ năng trong học tập bộ môn, kỹ năng diễn xuất của học sinh. Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học lịch sử phải thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh. Giúp cho đồng nghiệp trong trường dạy môn lịch sử cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giúp cho học sinh yêu thích học tập môn lịch sử và nâng cao chất lượng bộ môn. 2.2. Nhiệm vụ Thông qua tìm hiểu nội dung lí luận dạy học nói chung, đặc thù bộ môn nói riêng để làm rõ nội hàm khái niệm phương pháp sân khấu hóa trong dạy học lịch sử trên lớp đạt hiệu quả cao. Đề xuất một số phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phần lịch sử dân tộc. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hình thức, phương pháp dạy học sân khấu hóa tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành, huyện Đắk R’Lấp.
  4. 3 Đây là đề tài có phạm vi vận dụng rộng, cho nên trong giới hạn một sáng kiến, tôi chỉ xin đi vào nghiên cứu hình thức này theo một vấn đề cụ thể là: “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” “Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”; “Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII”. “Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV”, chương trình SGK Lịch sử 10, ban Cơ bản. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp giáo dục học: phương pháp này được sử dụng để trình bày, phân tích cơ sở kiến thức của tái hiện lịch sử về nội dung và và ý nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa giáo dưỡng. Phương pháp lịch sử để xem xét các sự kiện, hiện tượng trong hoàn cảnh lịch sử nó diễn ra, nhờ đó sắp xếp các vấn đề được chọn trình bày theo trình tự thời gian. Phương pháp logic được thể hiện xuyên suốt trong cả đề tài, sắp xếp câu văn, các nội sung sao cho hợp lí. Do đó, đề tài bao giờ cũng đi từ chỗ lí luận làm cơ sở rồi đến vận dụng. Trong vận dụng thì phải đi từ việc tiến hành đến kết quả đánh giá rồi mới rút ra nhận xét dựa trên kết quả đã có. Phương pháp tổng hợp, phân tích để trình bày các vấn đề. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp khác như liệt kê, sưu tầm tài liệu, nghiên cứu lí luận, so sánh, đối chiếu, thống kê…Trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp, tôi hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp tích cực cho quá trình dạy học bộ môn ở nhà trường. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài. - Phạm vi thời gian, đề tài được nghiên cứu trong học kì II, năm học: 2020 – 2021 và được áp dụng trong năm học 2021 – 2022. - Phạm vi không gian, đề tài được thực hiện tại 4 lớp gồm 10a1, 10a2, 10a5, 10a7 trường THPT Nguyễn Tất Thành, Huyện Đắk R’Lấp. - Phạm vi nội dung, sử dụng phương pháp sân khấu hóa nhằm tái hiện lịch sử trong phạm vi bài 16 và bài 19 sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 - chương trình cơ bản.
  5. 4 II. NỘI DUNG 1.Tính mới của đề tài Qua nghiên cứu và tìm hiểu tại đơn vị công tác, tôi nhận thấy ở Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông chưa có giáo viên dạy sử nào thực hiện đề tài này. Trong thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử tại đơn vị, tôi thấy đề tài này rất cần thiết để áp dụng trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực học tập của học sinh. 2. Thực trạng giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề Sử gia Heraclit đã nói “Không ai tắm được hai lần trên cùng một dòng sông”. Và thời gian như dòng nước trôi mãi, chính vì thế, những gì là của ngày hôm qua hay thậm chí là trước khi chúng ta nói ra đều sẽ trở thành quá khứ. Nó chỉ còn lưu lại trong trí nhớ con người. Điều quan trọng nhất là trong quá trình sống, con người phải nhận thức được quá khứ, vận dụng quá khứ vào hiện tại và tương lai. Giáo dục lịch sử đáp ứng được yêu cầu đó. Nhà sử học người Pháp M.BoLoc đã nhận xét: “Lịch sử là kinh nghiệm sâu rộng về nhiều mặt của loài người, sự gặp gỡ của những con người trong các thế kỉ. Nếu sự gặp gỡ này diễn ra một cách thân thiện thì sẽ có lợi bao nhiêu cho cuộc sống, cho khoa học”. Cũng như nhiều bộ môn khác trong trường phổ thông, môn Lịch sử cũng thực hiện hai chức năng chính là giáo dục và giáo dưỡng. Nó đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Đồng thời, lịch sử cũng giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, qua đó nâng cao năng lực tư duy và nhận thức cho học sinh. Từ chỗ xác định ưu thế, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các ban ngành liên quan đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử ở trường phổ thông. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quá trình giao lưu hợp tác ngày càng diễn ra
  6. 5 mạnh mẽ. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Dạy học Lịch sử cũng phải tự đổi mới để thích ứng với hoàn cảnh. Đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn những gì đã có. Trên cơ sở phân tích những mặt được, mặt không được, chúng ta phải cải tiến theo yêu cầu chung nhưng không làm mất đi những nét truyền thống tốt đẹp vốn có. Đồng thời, việc giảng dạy phải đưa ra được những biện pháp, cách thức mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Muốn thế đội ngũ giáo viên năng động là một yếu tố không thể thiếu. Người giáo viên ngày nay không những phải có kiến thức mà đặc biệt còn phải có phương pháp. Người giáo viên trực tiếp và chủ động trong việc đưa ra cách thức và con đường tiến hành một bài dạy sao cho việc truyền thụ được hiệu quả nhất. Muốn vậy, phương pháp phải kết hợp giữa việc cung cấp kiến thức và tạo ra nguồn hứng thú học tập cho học sinh. Lịch sử là những gì đã xảy ra, do đó chúng ta không thể trực tiếp quan sát đối tượng mà phải tái hiện lại một cách gián tiếp. Trước đây chỉ có giáo viên thực hiện nhiệm vụ tái hiện này. Nhưng có thể nói, việc cho học sinh trực tiếp tham gia tái hiện lịch sử thông qua hành động và lời nói của chính bản thân các em là một phương pháp đáp ứng được yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời nâng cao hứng thú cho học sinh trong học tập môn Lịch sử. Bởi vậy sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp hiệu quả để học sinh dựng lại bức tranh chân thật về quá khứ. 2.2. Cơ sở thực tiễn Nét đặc trưng làm cho bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông khác với những bộ môn khác là học sinh không thể trực tiếp tri giác được đối tượng lịch sử. Thông qua phương pháp dạy học của giáo viên, học sinh phần nào nhận thức được các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Điều này cho chúng ta thấy rõ vai trò định hướng, dẫn dắt của người giáo viên trong dạy học Lịch sử. Song không phải người giáo viên nào cũng có khả năng truyền đạt tốt. Phổ biến hiện nay, tình trạng nhiều giáo viên dạy sử lên lớp chỉ sử dụng bài giáo án viết tay hoặc đánh máy và tiến hành dạy “chay” không phải là hiện tượng xa lạ. Việc một số giáo viên không tiến hành tìm phương
  7. 6 pháp dạy mới có nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân quan trọng là điều kiện cơ sở vật chất nơi dạy. Có nơi thiếu tranh ảnh, máy tính, nơi thì thiếu kinh phí để học sinh tiến hành các tiết ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử… Do đó, kiến thức học sinh tiếp nhận mang tính gượng ép, chỉ đơn giản là nhớ để kiểm tra, sau lại quên vì đơn giản là có “học” mà không có “hành”. Khái niệm “hành” ở môn Lịch sử không thể hiểu là thực hành trên đối tượng. “Hành” thể hiện qua việc ứng dụng những gì đã học vào học tập hay nhận thức cuộc sống. Cho học sinh tham gia tái hiện lịch sử được coi là một biện pháp “hành” có tác dụng tích cực. Song các em không thể tự tìm hiểu, tự tái hiện mà cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Khi hai yếu tố “học” và “hành” được kết hợp chặt chẽ thì sẽ tăng cường hứng thú học tập cho học sinh. Hiểu rõ tầm quan trọng của bộ môn lịch sử, tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, nên Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện để giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử được tốt hơn, nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh nhận thức được rằng, học lịch sử, biết lịch sử, hiểu lịch sử và yêu lịch sử là cực kì quan trọng. Bởi vậy, Ban giám hiệu tạo điều kiện để các tổ bộ môn lên khung chương trình, tăng tiết, dạy thêm, đầu tư cơ sở vật chất như thiết bị nghe nhìn, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, lược đồ, sách giáo khoa, sách tham khảo…), ôn lại những ký ức truyền thống thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, kỷ niệm những ngày lễ lớn, tạo điều kiện cho học sinh được thăm quan học tập, về nguồn, cử giáo viên tham gia tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Về phía đội ngũ giáo viên: nhiều giáo viên có sự đầu tư chuyên môn, chăm chút tiết dạy, đổi mới phương pháp dạy học như sử dụng giảng dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng tài liệu liên môn, chiếu phim tư liệu, làm đồ dùng dạy học… 2.3. Nguyên nhân Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, trong công tác giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là đối với sử dụng phương pháp sân khấu hóa.
  8. 7 Phòng học chật hẹp, thiếu không gian cho các em biểu diễn, kinh phí còn hạn chế (Vì các em phải đầu tư để làm trang phục, đạo cụ để biểu diễn…). Tài liệu, tư liệu tham khảo thì chưa phong phú, đa dạng. Đa phần các em có lực học yếu, lười suy nghĩ, lười vận động, không chủ động tìm hiểu, nắm bắt kiến thức. Nhiều học sinh vừa đi học vừa đi làm nên khó có thời gian sưu tầm tư liệu, sự kiện lịch sử, tìm hiểu kiến thức, đặc biệt là tư liệu gốc. Một số giáo viên còn chủ yếu giảng dạy theo phương pháp cũ, ngại đổi mới, thiếu sự đầu tư cho bài giảng. Chính vì vậy, khi chọn đề tài này, tôi muốn khám phá một con đường, một biện pháp tích cực mang lại hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử tại đơn vị. 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề 3.1. Lí luận về phƣơng pháp dạy học Lịch sử bằng hình thức sân khấu hóa. Sân khấu hóa là tái hiện, là trình bày lại quá khứ đúng như bản chất mà nó có. Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông việc tái hiện này thường do giáo viên thực hiện trong quá trình lên lớp. Đó được coi là phương pháp dạy học một chiều. Việc cho học sinh tham gia tái hiện lịch sử là cách học mới lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học bằng sân khấu hóa là sự tham gia của học sinh diễn ra có tổ chức nhằm thể hiện tài năng tái hiện lại lịch sử. Vì thế nó không chỉ đánh giá chính xác mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh mà còn đánh giá được kĩ năng hành động, thái độ tình cảm đối với vấn đề lịch sử. 3.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện phƣơng pháp dạy học Lịch sử bằng hình thức sân khấu hóa. Dạy học thông qua sân khấu hóa là sự kết hợp giữa hình thức nhập vai với trò chơi giáo dục. Học sinh sẽ trình diễn theo một kịch bản, một nhân vật lịch sử cụ thể. Điều khó là các em phải hóa thân vào những nhân vật mà mình không trực tiếp chứng kiến mà chỉ gián tiếp qua sách vở, lời giảng của thầy cô vì lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Để xây dựng một biểu tượng lịch sử, các em phải biết
  9. 8 sống với vai diễn, thể hiện cho được những gì thuộc về bản chất nhân vật. Trong các phần tái hiện lịch sử, kịch bản được coi là sự sáng tạo. Kịch bản phải dựa trên một cốt truyện lịch sử có thật, đảm bảo cả tính khoa học và tính nghệ thuật. Về mặt này, hoạt động của học sinh phần nào giống với hoạt động của diễn viên trên sân khấu. Học sinh phải nhập vào vai diễn, làm cho khán giả hiểu đúng và rung động với nhân vật. Việc đánh giá các phần thi tái hiện lịch sử dựa trên nhiều tiêu chí như kịch bản hay, diễn xuất tốt và cả hiệu quả giáo dục đem lại. 3.3. Các bƣớc thực hiện một bài giảng sử dụng sân khấu hóa Lịch sử Để tiết dạy thành công, để học sinh có thể tái hiện một kịch bản, một nhân vật lịch sử chính xác như những gì đã từng trải qua trong quá khứ, đặc biệt qua phần tái hiện lịch sử, học sinh có thể rút ra và nhớ những kiến thức cơ bản, trọng tâm, yêu cầu người giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo, thực hiện qua các bước: Bước 1: giáo viên lựa chọn câu chuyện, nhân vật lịch sử trọng tâm, hấp dẫn nằm ở một bài học cụ thể trong khung chương trình sách giáo khoa. Kịch bản đó phải thể hiện được nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Bước 2: Soạn giáo án, xây dựng nội dung cần sử dụng phương pháp sân khấu hóa. Bước 3: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Bước 4: Hướng dẫn, tư vấn, giới thiệu tài liệu để học sinh tiếp cận kiến thức, tìm hiểu tư liệu, phân vai, làm đạo cụ… Bước 5: Giáo viên thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của các em. Nếu khó khăn giáo viên có thể hỗ trợ (Tuyệt đối không được làm thay). Bước 6: Duyệt kịch bản. Bước 7: Tiến hành – biểu diễn. Bước 8: Qua phần biểu diễn kịch bản, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức, rút ra bài học. Bươc 9: Giáo viên nhận xét, đánh giá…
  10. 9 3.4. Giới thiệu một số kịch bản dùng để tái hiện lịch sử trong phạm vi bài 16 và bài 19 sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 3.4.1. Bài 16 “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”, phần “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 839”. * Nội dung cơ bản: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Năm 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành thắng lợi. Ý nghĩa: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. * Vận dụng kịch bản chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Dẫn truyện: Tháng 3/937, Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ ngay tại thành Đại La. Mùa Đông năm 938, Ngô Quyền thống lĩnh thủy binh ra Bắc dẹp loạn Kiều Công Tiễn. Biết tin, Kiều Công Tiễn hoảng hốt sai sứ sang cầu cứu nhà Nam Hán đưa quân tiếp viện. Vua Nam Hán Lưu Tung phong con trai là Nhạc Dương Hoàng Tháo chức tịnh hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Dương thống lĩnh 2 vạn thủy binh vượt biển vào xâm lược nước ta. Nhận được tin báo thủy binh của Hoàng Tháo đang tiến vào đất Việt, Ngô Quyền và các tướng lĩnh lại bàn kế sách. Ngô Quyền: Hoàng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn khỏe, nên với quân địch tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế đường thua chưa biết ra sao, nên đem cọc lớn vót nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự.
  11. 10 Quân ta cho thuyền ra khiêu chiến, giả vờ thua, bỏ chạy. Hoàng Tháo: mau đuổi theo bọn chúng cho ta, ha ha… Quân lính: Thưa tướng quân, bây giờ địch đã vào sâu trong bãi cọc rồi ạ. Ngô Quyền: tốt lắm, đã đến lúc thủy triều rút rồi, tất cả cùng phản công cho ta. Quân lính: tuân lệnh. Quân Nam Hán hốt hoảng. Quân ta tấn công lên thuyền giao chiến và giành thắng lợi. Đầu năm Kỉ Hợi, Ngô Quyền xưng vương, chính thức lên ngôi ở kinh đô Cổ Loa, lịch sử gọi là Ngô Vương Quyền. 3.4.2. Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV”, phần “Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII”. * Nội dung cơ bản: Vấn đề các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta thế kỉ XIII gồm các nội dung cơ bản sau: ba cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII. - Hoàn cảnh lịch sử Từ thế kỉ XII trở về trước, Mông Cổ còn ở trong tình trạng liên minh các bộ lạc. Nhưng bước sang thế kỉ XIII, một đế chế Mông Cổ hùng mạnh ra đời và đã nhanh chóng trở thành một quốc gia rộng lớn, vắt ngang địa cầu, từ bờ Thái Bình Dương đến bờ Bắc Hải, gây bao nỗi kinh hoàng cho các dân tộc trên thế giới. Với đầu óc bành trướng của giới quí tộc Mông Cổ, vó ngựa của chúng đã tung hoành khắp nơi, đi đến đâu là bắt bớ, tàn sát đến đó. Đại Việt hùng mạnh và hưng thịnh trở thành miếng mồi tiếp theo trên con đường chinh phục xuống phương Nam. Chúng tuyên bố “càng bọ ngựa mà dám chống cả xe”, “chỉ trong chốc lát, núi sông sẽ thành đất bằng, vua tôi sẽ thành cỏ mục!”1. Trước âm mưu của kẻ thù xâm lược, vua tôi nhà Trần gấp rút chuẩn bị cho cuộc chiến không thể tránh khỏi. - Diễn biến:
  12. 11 Năm 1257, Thành Cát Tư Hãn sai sứ sang đòi nhà Trần đầu hàng. Trước sự ngang ngược của chúng, vua Trần cho bắt trói sứ giả ném vào nhà giam và ra lệnh cho cả nước chuẩn bị chiến đấu. Chờ mãi không thấy sứ giả về, đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy theo đường sông Thao kéo sang nước ta. Ngày 17/1/1258, một trận chiến ác liệt đã diễn ra tại Bình Lệ Nguyên, Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đọ sức đầu tiên này. Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thăng Long, rồi rút khỏi kinh thành Thăng Long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, đẩy địch vào thế nguy khốn. Ngày 29/1/1258, quân ta tiến hành phản công ồ ạt tại khu vực Đông Bộ Đầu, 3 vạn quân Mông Cổ bị đánh bật ra khỏi kinh thành Thăng Long. Rồi sau đó, chúng liên tiếp bị đánh bật ra khỏi các vị trí then chốt. Ngột Lương Hợp Thai phải rút chạy về Vân Nam (Trung Quốc). Ngày 5/2/1258, cả triều đình về lại kinh thành tổ chức ăn mừng chiến thắng. Chỉ trong vòng nửa tháng, cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ bị đại bại. Đến năm 1285, sau khi chiếm xong Trung Quốc và thiết lập chính quyền đô hộ tại đây, quân Mông Cổ tiến hành đánh chiếm Champa làm bàn đạp tấn công từ phía Nam lên nhằm tiến hành xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Lần này chúng mang theo 50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy, tấn công Đại Việt. Vua tôi nhà Trần đã ra sức chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Năm 1282, hội nghị Bình Than được tổ chức nhằm nhất trí về phương hướng chiến lược chống xâm lược. Đây là hội nghị điển hình về nghệ thuật xây dựng sự thống nhất trong nhận thức của đội ngũ những người trực tiếp cầm quyền. Đến năm 1285, một sự kiện độc đáo chưa từng có trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam, đó là hội nghị Diên Hồng. Khối đại đoàn kết của toàn dân được củng cố, sẵn sàng cho trận chiến sắp đến. Ngày 27/1/1285, quân xâm lược bắt đầu tràn vào biên giới phía Bắc và tấn công ồ ạt vào Nội Bàn, quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy tạm thời lui về Vạn Kiếp.
  13. 12 Một lần nữa, quân dân Đại Việt bỏ lại kinh thành, rút lui về phía Nam, lập tức quân Toa Đô được lệnh từ Champa đánh lên để khép chặt vòng vây vua tôi nhà Trần. Dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, nhà Trần đã đánh lừa bọn giặc, vượt vòng vây, đợi khi thời cơ đến tiến hành phản công, cắt đôi lực lượng giặc và đánh mạnh vào các căn cứ phòng thủ của chúng ở ven Thăng Long. Giặc bị đánh ở nhiều trận và bị tiêu diệt ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Cuối tháng 4/1285, quân đội nhà Trần đã lấy lại được Thăng Long. Trước sự tấn công của ta, Thoát Hoan vội vã chui vào ống đồng sai lính khiêng chạy về nước. Đại bộ phận quân giặc bị tiêu diệt. Toa Đô bị chém đầu. Sau 2 tháng phản công, quân dân Đại Việt đã đánh tan hơn nửa triệu quân xâm lược. Sau hai lần thất bại, Hốt Tất Liệt vô cùng tức tối, y quyết định hoãn cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung đánh trả thù Đại Việt. Cuối năm 1287, 50 vạn bộ binh, do Thoát Hoan chỉ huy, được lệnh xuất phát, cùng với một hạm đội gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy và 70 thuyền lương do Trương Văn Hổ phụ trách. Bộ binh theo hai đường Lạng Sơn, Vân Nam kéo xuống. Cánh quân thủy theo ngã Vân Đồn vào cửa sông Bạch Đằng để hội với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Cuối tháng 12 năm 1287, tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư đánh đắm toàn bộ đoàn thuyền lương của địch làm cho Thoát Hoan vô cùng tức tối nên xua quân vào Thăng Long để bắt vua Trần, nhưng vua Trần đã rút khỏi kinh thành. Giặc điên cuồng cướp phá các làng mạc, nhưng chúng lại bị nhân dân chống trả quyết liệt. Trước tình thế nguy khốn, Thoát Hoan ra lệnh đốt phá Thăng Long và rút về Vạn Kiếp. Nhưng Vạn Kiếp cũng chẳng là chốn dung thân nên y quyết định nhanh chóng rút quân về nước. Nhưng chúng lại bị quân ta mai phục tiêu diệt. Đầu tháng 4 năm 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút lui theo đường sông Bạch Đằng bị quân ta dồn vào bãi cọc ở ngã ba sông Chanh để diệt gọn. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cùng thời gian này, ta liên tiếp phục kích, đánh tả tơi đạo quân bộ rút chạy theo hướng Lạng Sơn. Thoát Hoan cùng một số tướng liều mình băng rừng theo đường tắt về nước. Cuộc xâm lược lần thứ ba của quân thù bị đập tan.
  14. 13 Ngày 28/4/1288, vua Trần và triều đình trở về lại kinh đô làm lễ ăn mừng chiến thắng trong không khí đất nước thái bình. - Ý nghĩa Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của kẻ thù, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Đồng thời chiến thắng đó góp phần ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ xuống vùng Đông Nam Á và có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh của các dân tộc dân tộc ở châu Á. Học sinh đang thực hiện kịch bản 3.4.3. Vận dụng một số kịch bản tái hiện trong phạm vi vấn đề các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. * Hội nghị Diên Hồng Kịch bản này được sử dụng trong bài 19 Lịch sử 10, phần II (Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII). Kịch bản có nội dung về sự chuẩn bị của vua tôi nhà Trần cho cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2. Do đó có thể đưa vào bài học khi giáo viên giảng về cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2, hoặc để minh họa cho nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến đó là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Dẫn truyện: Đầu thế kỉ XIII, đế chế Mông Cổ được hình thành. Chỉ hơn nửa thế kỉ, quý tộc phong kiến Mông Cổ đã lôi kéo phần lớn thế giới vào những cuộc
  15. 14 chiến tranh khủng khiếp. Gươm giáo, máu lửa, tính dã man và đầu óc bành trướng của quý tộc Mông Cổ đã tạo nên một đế chế rộng lớn từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia Hắc Hải chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đại Việt hưng thịnh trở thành miếng mồi ngon trên con đường chinh phục của chúng. Thế nhưng chúng phải chịu một thất bại nhục nhã năm 1258. Căm phẫn cùng dã tâm quyết chiếm cho bằng được đất nước này đã khiến chúng quyết định tấn công lần hai năm 1285. Trước tình hình đó, tháng 1/1285, thượng hoàng Thánh Tông mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước về kinh đô hỏi kế đánh giặc. Hội nghị diễn ra tại điện Diên Hồng. Dẫn truyện: Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng. Biên thùy rung chuyển… Tuôn giày non sông rền vang tiếng vó câu, gây oán nghìn thu. Toàn dân tiên long Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng Nên hòa hay chiến. Diên Hồng tâu lên cùng minh đế báo ân hỡi đâu tứ dân. Thái Thƣợng Hoàng: Như các thần đã biết, quân Nguyên chưa khiếp sợ sau thất bại lần trước. Nay chúng tiếp tục đem quân sang xâm lược nước ta. Với binh hùng tướng mạnh, lực lượng đông đảo hơn, ta muốn hỏi ý kiến các khanh xem thế nào. Quan Văn: Dạ bẩm hoàng thượng, đất nước ta nhỏ bé, dù thắng trận trước nhưng chỉ là ăn may thôi ạ. Với sức mạnh của chúng lần này, không khéo chúng ta không còn lấy một bát cháo mà húp, chứ đừng nói là đánh thắng. Thôi thì theo thần nghĩ … ta nên giảng hòa với chúng, may ra còn được yên thân mà sống sót. Trần Hƣng Đạo: Ông nói thế mà nghe được à? Trang sử nước ta còn ghi lại bao chiến công hiển hách của cha ông. Độc lập hiện nay của nước ta là do họ, ta phải biết noi gương họ mà chiến đấu và bảo vệ nước nhà.
  16. 15 Quan Văn: Này sư huynh, huynh xem lại quân dân ta thế nào cái đã. Dù trang sử có hào hùng, vẻ vang nhưng so sức ta với quân Nguyên Mông thì… Thần nói thật chắc chỉ bằng lỗ mũi. Quân Nguyên Mông lớn mạnh thế kia đánh chiếm toàn thiên hạ, ngay cả nước Tống hùng mạnh mà cũng bị chúng nuốt gọn, huống chi nước ta quân lực không bao nhiêu. Thay vì thế, ta thật dù đau lòng nhưng thần không biết Trần Hưng Đạo dựa vào đâu để đánh nữa ạ. Xin bệ hạ suy xét. Vua: Ta cũng đang nghĩ xem có nên hàng giặc hay không. Nếu đầu hàng giặc ta sẽ tránh được cảnh chiến tranh đẫm máu, nhân dân lầm than. Ta sợ nhân dân không chịu nổi. Trước thế giặc mạnh thế này, ta nghĩ cũng cần phải suy xét kĩ. Trần Hƣng Đạo: Bẫm bệ hạ, tuy quân ta không đông bằng, khí tài ta có thể không đầy đủ nhưng nhân dân ta có lòng yêu nước, lòng tự hào về những chiến công hào hùng và tinh thần chiến đấu bất diệt. Nếu bệ hạ đầu hàng giặc thì nhân dân ta còn lầm than gấp trăm, gấp ngàn lần nữa ạ. Lời của bệ hạ quả là lời của bậc nhân nghĩa. Nhưng còn tôn miếu xã tắc thì sao? Xin bệ hạ suy xét cho thật kĩ ạ. Dẫn truyện: Kì vừng hồng, tràn lan từ đỉnh núi. Ôi Thăng Long, khói kinh kì phơi phới. Loa vang vang chiếu ban truyền bốn phương Theo gió bay khắp miền sông núi réo đòi. Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương Giống anh hùng nâng cao chí lớn, giống anh hùng đua sức cán trường Ta lên đường lòng mong tâu long nhan Dòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân. Đường còn dài, hồn vương trên quan tái. Xa xa trông áng mây đầu non Đoài Trần Hƣng Đạo: Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà. Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta Ôi! Sông núi nhà rền muôn tiếng dân kêu la.
  17. 16 Vua: Trước nhục nước nên hòa hay đánh? Toàn thể: Đánh! Vua: Trước nhục nước nên hòa hay đánh? Toàn thể: Đánh! Đánh! Vua: Thế nước yếu lấy gì ta chiến chinh? Toàn thể: Hi sinh! Vua: Thế nước yếu lấy gì ta chiến chinh? Toàn thể: Hi sinh! Hi sinh! Dẫn truyện: Tiếng hô đánh của các phụ lão ở điện Diên Hồng biểu lộ tinh thần quyết chiến của toàn dân, quyết chiến lúc sơn hà nguy biến. Đó là tiếng nói và nguyện vọng của cả dân tộc. Các bô lão đã đưa đến vua Trần câu trả lời quyết chiến của nhân dân ở các lộ trong cả nước và cũng mang từ Thăng Long về khắp nơi cái không khí quyết tâm chống giặc giữ nước của hội nghị lịch sử có một không hai này. Hội nghị Diên Hồng đã đưa đất nước vào trạng thái toàn dân quyết tâm và sẵn sàng kháng chiến, đã thổi bùng lên khắp đất nước ngọn lửa của tinh thần “Sát Thát”. Học sinh đang tích cực tập luyện * Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Kịch bản này được sử dụng trong bài 19 Lịch sử 10, phần II (Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII). Kịch bản được dùng để nói nhân vật Trần Quốc Tuấn. Nên để kịch bản này trong phần chuẩn bị của vua
  18. 17 tôi nhà Trần cho cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2, sau hội nghị Bình Than khi Trần Quốc Tuấn được phong làm thống lĩnh toàn quân. Dẫn truyện: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1226, quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Ông là con trai thứ của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu của vua Trần Thánh Tông. Sử sách ghi nhận ông là danh tướng Việt Nam và anh hùng dân tộc. Những câu chuyện về cuộc đời, về đức độ, sự trung quân ái quốc và tài năng lãnh đạo tài tình của ông vẫn còn được lưu truyền và gìn giữ ngàn đời. Dẫn truyện: Khi còn nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã tỏ ra thông minh nhanh nhẹn, học một biết mười, có năng khiếu cả về văn lẫn võ nghệ. Thấy con sáng dạ, Trần Liễu đã không tiếc tiền của, công sức mời thầy giáo có tiếng khắp nơi về dạy với mong muốn sau này Trần Quốc Tuấn sẽ trở thành người tài giỏi. Dẫn truyện: Một lần, khi đã có quyền cao chức trọng, ông nhớ lại lời cha dặn trước lúc lâm chung. Lúc đó là năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng. Trước khi qua đời, ông gọi con lại bên cạnh… Trần Liễu: Con mà không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được. Trần Quốc Tuấn: Vâng! Con xin nghe lời cha. Dẫn truyện: Trần Quốc Tuấn bèn đem chuyện này hỏi ý kiến của những người thân cận. Trần Quốc Tuấn: Ngày xưa cha ta uất hận vua Trần cướp vợ nên dấy binh làm loạn, đến khi chết vẫn không trả được thù. Nay muốn ta lấy cả giang sơn để có thể rửa nhục nhà, có thế mới yên lòng nhắm mắt nơi suối vàng. Vậy các ngươi nghĩ ta có nên làm theo lời cha. Yết Kiêu: Người là bậc nhân nghĩa, lại là đứa con có hiếu. Nhục nhà thì ai mà không muốn trả. Nhưng nếu chỉ vì thế mà đổi chủ thì há là hợp đạo lí? Huống chi vua Trần đối với người ơn trọng như núi, lại sủng ái hết mực, vậy hà cớ gì phải làm chuyện trái lương tâm? Tôi nghĩ chuyện xưa không nên suy tính lại, ắt hẳn phụ thân người nơi chín suối cũng sẽ hiểu.
  19. 18 Dã Tƣợng: Làm kế ấy tuy được phú quý một thời, nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đã phú quý rồi sao? Chúng tôi xin thề chết già làm nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu. Yết Kiêu: Đúng thế! Chúng tôi nguyện thề một lòng dốc sức cùng Đại Vương giữ gìn non sông đất nước, công danh không màng. Trần Quốc Tuấn: Quả là đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, dù chết cũng không từ bỏ chữ trung hiếu từ ngàn xưa. Thật là khá khen thay! Ta đây được như ngày hôm nay cũng nhờ một phần ở mọi người “Chim hồng hạc bay cao được là nhờ ở sáu trụ cánh vững chắc. Nếu không thì chỉ là chim thường mà thôi”. Dẫn truyện: Cuộc nói chuyện ấy làm Trần Quốc Tuấn xúc động đến khóc, khen ngợi hai người. Ông lại đem chuyện này hỏi con mình. Ông gọi con đến hỏi… Trần Quốc Tuấn: Nhớ chuyện xưa vẫn còn để lại trong lòng cha bao niềm suy nghĩ. Ông các con trước khi chết còn nhắc nhở phải trả cho được mối hận này. Cha đắn đo muốn xem ý kiến các con thế nào? Hƣng Vũ vƣơng: Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là một họ. Dẫn truyện: Quốc Tuấn nhìn con mà thấy vui trong lòng, quay sang đứa con còn lại đang đứng cạnh mình là Hưng Nhượng vương… Trần Quốc Tuấn: Còn ý con thế nào? Hƣng Nhƣợng vƣơng: Tống Thái Tổ vốn là một người làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ. Nay cha còn hơn cả Tống Thái Tổ khi xưa, vậy sao không làm chuyện lớn? Dẫn truyện: Quốc Tuấn giận lắm, tuốt gươm… Trần Quốc Tuấn: Ngươi là đồ phản nghịch, khích lệ việc cướp ngôi. Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra. Ta phải chém ngươi để trừ cái họa nhục gia môn về sau. Dẫn truyện: Trần Hưng đạo rút gươm toan chém thì Hưng Vũ vương đứng ra can ngăn, xin cha tha cho. Quốc Tuấn giận dữ quay sang Hưng Vũ vương… Trần Quốc Tuấn: Khi ta chết, hãy đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.
  20. 19 Dẫn truyện: Quốc Tuấn bỏ đi trong sự kính phục của biết bao người đứng đó. Đức độ và tài năng của ông đã làm cho người đời phải cảm phục. Bỏ qua mối thù nhà, ông đã cống hiến hết sức mình cho đất nước, đưa đất nước vượt qua cơn binh đao, giành lại độc lập. Sau này khi ông mất, đền thờ của ông được xây dựng ở nhiều nơi như một sự biết ơn của nhân dân. * Hội nghị Bình Than Kịch bản này được sử dụng trong bài 19 Lịch sử 10, phần II (Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII). Nên để kịch bản này trong phần chuẩn bị của vua tôi nhà Trần cho cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2, trước hội nghị Diên Hồng. Dẫn truyện: Thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất 1258, Hốt Tất Liệt luôn tìm cách sách nhiễu nhà Trần, ôm mối hận trong lòng và chờ cơ hội phục thù. Đầu năm 1280, sau khi chiếm xong Nam Tống, Khubilai ra lệnh chiêu dụ các nước “ngoài biển” đặc biệt là Chiêm Thành. Nhân lúc đó chúng tiến đánh luôn cả Đại Việt. Cuộc kháng chiến của nhân dân Champa đã góp phần trì hoãn cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Để chuẩn bị cuộc chiến đang đến gần, vua tôi nhà Trần đã tích cực cho quân sĩ luyện tập ngày đêm. Ngòi lửa chiến tranh sắp bùng nổ. Tháng 11 năm 1282, vua Trần ra Bình Than đến Trần Xá loan mở hội nghị các vương hầu quan lại để bàn kế đánh giặc. Hội nghị diễn ra tại bến Bình Than, là cửa sông lớn, nơi sông Đuống đổ ra sông Lục Đầu, gần Thái ấp Vạn Kiếp của Trần Hưng Đạo, là địa điểm quân sự hiểm yếu của cả nước. Đây là hội nghị quân sự cấp cao của quốc gia, do Thái Thượng Hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chủ trì. Thái Thƣợng Hoàng: Như các khanh đã biết, giặc phương Bắc nhiều lần lăm le xâm chiếm bờ cõi nước ta. Thất bại lần trước đã khiến chúng vô cùng căm phẫn. Vua của chúng lần này quyết tâm chiếm cho bằng được nước ta. Vì thế chúng đã huy động một lực lượng viễn chinh hết sức hùng hậu do Thoát Hoan cầm đầu tiến đánh nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2