Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học- Giáo dục công dân lớp 10
lượt xem 1
download
Nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD (Giáo dục công dân) là một yêu cầu cơ bản và quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Môn GDCD lớp 10 có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa học cho học sinh trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học- Giáo dục công dân lớp 10
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT THẠNH MỸ TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Châu Phú, ngày 8 tháng 2 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến “Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10” I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 14/02/1982 - Nơi thường trú: Ấp I- Thị trấn Sa Rài- Tân Hồng- Đồng Tháp. - Đơn vị công tác: THPT Thạnh Mỹ Tây - Chức vụ hiện nay: TTCM - Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Lĩnh vực công tác: Giáo dục. II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi - Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, quan tâm tới hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoài giờ. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường năng động, nhiệt tình, có năng lực trong giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm và công tác ngoài giờ. - Tập thể tổ đoàn kết, nhiệt tình, giúp đỡ nhau trong công việc, trong cuộc sống. 2. Khó khăn - Trường nằm ở vùng nông thôn nên điều kiện đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc học của các em, nhất là vào mùa mưa. - Cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có các phòng chuyên môn, hội trường nên các hoạt động ngoại khóa còn gặp khó khăn. 1
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy - Một số học sinh học yếu, chán nản, hoặc hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học phụ giúp gia đình. - Tên đề tài: “Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10” - Lĩnh vực: Giải pháp kỹ thuật III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến Nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD (Giáo dục công dân) là một yêu cầu cơ bản và quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Môn GDCD lớp 10 có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa học cho học sinh trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp, phải sáng tạo trong quá trình truyền thụ tri thức cho học sinh, nhất là việc sử dụng các tư liệu dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, một thực tế mà ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận là: Kiến thức phần I GDCD lớp 10 “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” rất khó đối với học sinh lớp 10, các em học theo kiểu “cỡi ngựa xem hoa” và một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh bởi các kiến thức này rất trừu tượng và khó. Tư liệu dạy học phục vụ cho phần kiến thức Triết học thực sự rất hạn hẹp, chủ yếu là những ví dụ trong sách giáo khoa, hầu hết thư viện các trường không có tư liệu phục vụ cho phần triết học, tư liệu cấp về cũng chỉ là các phần kinh tế, pháp luật, đạo đức còn triết học thì chưa có. Đây chính là một khó khăn lớn cho việc dạy và học Phần I - GDCD 10. Với những khó khăn đó, sau khi dạy xong bài 1:Thế giới quan Duy vật và phương pháp luận biện chứng bản thân tôi nhận thấy cần phải làm phiếu điều tra nắm bắt thông tin từ học sinh về việc các em đánh giá như thế nào đối với việc dạy và học phần I - GDCD 10. (Xem phụ lục I) Kết quả điều tra 4 lớp 10a2,4,6,8 mà tôi được phân công giảng dạy như sau: 2
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Số lƣợng điều tra: 170 Nội dung lấy ý kiến Số Tỉ lệ Ghi lƣợng (%) chú đồng ý I. Chọn phƣơng án anh (chị) cho là phù hợp. 1. Theo em việc học tập nội dung GDCD lớp 10 như thế nào? a. Khó hiểu. 165/170 97.1 b. Dễ hiểu. 5/170 2.9 2. Theo em Nguyên nhân nào về mặt kiến thức làm cho việc học GDCD lớp 10 khó hiểu? a. Kiến thức mới lạ, trừu tượng. 170/170 100 b. Kiến thức gần gũi cuộc sống. 0/170 00 3. Một số nguyên nhân làm cho việc nắm kiến thức của anh (chị) gặp khó khăn. a. Tư liệu dạy học phong phú. 10/170 5.9 b. Tư liệu dạy học ít. 160/170 94.1 c. Giáo viên sử dụng phương pháp tích cực. 38/170 22.4 d. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết giảng. 132/170 77.6 e. Năng lực của bản thân anh (chị) còn hạn chế. 45/170 26.5 II. Anh (chị) hãy tự mình ghi ra những mong muốn mà anh (chị) cho rằng có lợi cho việc nắm bắt kiến thức môn GDCD 10 (tƣ liệu dạy học, phƣơng pháp, biện pháp khuyến khích học sinh học tập…) - Giáo viên giữ nguyên cách dạy cũ. 38/170 22.4 - Tăng cường tư liệu dạy học gắn với thực tiễn. 132/170 77.6 - Phương pháp dạy học phong phú hơn. 132/170 77.6 - Một số ý kiến khác ngoài các ý kiến trên (tăng cường 30/170 17.5 khuyến khích bằng điểm số, phần thưởng…) 3
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Qua số liệu cho thấy: Có 97.1% học sinh cho rằng kiến thức Triết học là khó đối với các em. 100% học sinh cho rằng Triết học là kiến thức mới lạ, trừu tượng. 94.1% học sinh cho rằng tư liệu dạy học ít. Với câu hỏi điều tra: Anh (chị) hãy tự mình ghi ra những mong muốn mà anh (chị) cho rằng có lợi cho việc nắm bắt kiến thức môn GDCD: có 77.6% học sinh cho rằng giáo viên cần tăng cường tư liệu dạy học gắn liền với thực tiễn và nội dung gắn với thực tiễn nhiều hơn. 77.6% học sinh cho rằng giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học phong phú hơn. Ngoài ra, sau khi dạy xong bài 1 - GDCD 10, để kiểm tra sự hiểu bài của các em, giáo viên cho học sinh làm một bài kiểm tra năng lực và đạt kết quả như sau: BẢNG 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA LỚP 10A6, 10A8 TRƢỚC KHI THỰC NGHIỆM
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy HÌNH 1: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA LỚP 10A6, 10A8 TRƢỚC KHI THỰC NGHIỆM 50 45 44.2 45 46.5 40 35 35 30 25 10A6 20 10A8 15 12.5 10 7.5 9.3 5 0 0
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải chỉ tiếp nhận tri thức một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy và khi gặp dạng bài tập đòi hỏi kỹ năng thì các em không làm được. HS (học sinh) chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các bài, các đề mục trong một bài mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Bên cạnh đó, sau khi học xong nội dung bài học, người học chưa có khả năng liên hệ thực tiễn, chưa có khả năng biến những tri thức mà người thầy truyền dạy thành những tri thức có ích cho mình. Vì vậy, sử dụng tư liệu dạy học một cách phong phú sẽ giúp người giáo viên giải quyết các vấn đề trên. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện. - Bước 1: Xác định tên đề tài. - Bước 2: Tìm phương pháp giải quyết cho vấn đề đặt ra. - Bước 3: Xây dựng phiếu điều tra thực trạng. - Bước 4: Xây dựng đề kiểm tra 15 phút - Bước 5: Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học. - Bước 6: Chọn lớp thực nghiệm - Bước 7 : Soạn giáo án theo giải pháp đã đề ra. - Bước 8: Tiến hành hoạt động thực nghiệm. - Bước 9: Kiểm tra sau thực nghiệm. - Bước 10: Xử lí kết quả, đối chiếu kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Bước 11: Tiến hành viết và hoàn thiện sáng kiến. 6
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 3.2. Thời gian thực hiện. Từ 7/9/2018 đến 08/2/2019 3.3. Biện pháp thực hiện 3.3.1. Cơ sở lí luận Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã khẳng định: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường nhận thức chân lý, của sự nhận thức khách quan”. Đối với môn GDCD là một môn khoa học mà lượng kiến thức không ít, mang tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa, tổng hợp cao nhưng nó gắn liền với đời sống hàng ngày, tác động trực tiếp, thường xuyên đến suy nghĩ và hành động của học sinh. Vì vậy đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy học người giáo viên trình bày kiến thức dưới dạng trực quan làm cho người học dễ dàng tiếp thu kiến thức. 3.3.1.1. Tƣ liệu dạy học Tư liệu dạy học là một hệ thống tập hợp bao gồm tất cả những nguồn tư liệu, tài liệu như: sách; báo; tranh ảnh; video; bài giảng điện tử; sơ đồ; các dạng bài tập; ca dao tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến hoạt động dạy - học của thầy và trò. 3.3.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng tƣ liệu dạy học môn GDCD ở trƣờng THPT Về mặt kiến thức, sử dụng Tư liệu dạy học môn GDCD sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao sự nhận thức cho học sinh. Thông qua hệ thống đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình nói riêng sẽ tác động vào giác quan, đem lại những sự hiểu biết chính xác, trung thực cho học sinh. Về tư tưởng, tình cảm, sử dụng tư liệu trong dạy học GDCD giúp học sinh hình thành và bồi dưỡng những quan điểm tư tưởng, tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ, giúp các em thấy rõ hơn cái hay cái đẹp trong cuộc sống, từ đó các em hình thành được nhân sinh quan cho bản thân. Về mặt phát triển, sử dụng tốt các nguồn tư liệu dạy học môn GDCD (hình ảnh, video, bài tập, sơ đồ…) còn giúp học sinh phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ... 3.3.1.3. Một số yêu cầu khi xây dựng tƣ liệu dạy học Say mê với nghề, có ý thức và hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng hồ sơ tư liệu trong dạy học bộ môn. 7
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Giáo viên cần nhận thức được kiến thức được viết trong sách giáo khoa là rất cơ bản, trọng tâm. Nhưng để bài giảng thêm sinh động, phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp các em hiểu bài…. thì người giáo viên phải tìm hiểu và đọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác, phải sưu tầm và khai thác các hình ảnh, video, tin tức thời sự, báo chí….giúp học sinh được “trực quan sinh động” để “tư duy trừu tượng” dễ dàng khi học bộ môn GDCD Để xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học ngoài ý tưởng, giáo viên còn phải có kỹ năng và hiểu biết nhất định về CNTT để xây dựng và xử lí nguồn tư liệu. Khi xây dựng hồ sơ tư liệu, trước tiên cần nắm vững nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, điển hình. Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm tính tư tưởng, thẩm mĩ. Khi xây dựng hồ sơ tư liệu đặc biệt quan trọng phải nắm vững và đảm bảo tính khoa học, chính xác nội dung của môn học. 3.3.1.4. Các nguyên tắc khi sử dụng tƣ liệu dạy học trong môn GDCD - Sử dụng tư liệu dạy học phải đáp ứng được mục tiêu và phù hợp với nội dung của môn học. - Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các tư liệu để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết.. - Sử dụng tư liệu đúng lúc. Chỉ đưa tư liệu vào lúc cần sử dụng. - Sử dụng các tư liệu trong một thời lượng thích hợp. - Phối hợp nhiều dạng tư liệu khác nhau trong một bài học, không nên lạm dụng một loại dễ gây nhàm chán. 3.3.2. Cơ sở thực tiễn - Theo hướng dẫn 56/HD-SGDĐT ngày 22/10/2015 thì viêc đánh giá giờ dạy GV (giáo viên) phải xem xét, phân tích hiệu quả hoạt động của HS, cách thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, hoạt động thảo luận nhóm…Để tăng cường sự chủ động tìm tòi tri thức của học sinh thì việc sử dụng và khai thác có hiệu quả tư liệu trong quá trình giảng dạy là vô cùng cần thiết. Nhưng đối với việc dạy và học kiến thức Triết học nếu không có phương pháp, tư liệu phù hợp thì việc phát huy tính tích cực của người học là một điều hết sức khó khăn. - Thực tế tại đơn vị hiện nay không có tư liệu dạy học cho phần I-GDCD lớp 10. Vì vậy, bản thân tôi đã làm đồ dùng dạy học “Tư liệu dạy học phần I-Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học - GDCD lớp 10” và sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy và học. 8
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 3.3.3. Quy trình tổ chức thực hiện. 3.3.3.1. Thiết kế nghiên cứu. Chọn lớp 10A6 năm học 2018-2019 để tổ chức thực nghiệm. Lớp 10A8 năm học 2018- 2019 làm lớp đối chứng. Trước khi thực nghiệm phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến của các em về phương pháp, việc sử dụng tư liệu và hiệu quả truyền thụ kiến thức của giáo viên. Cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút để đánh giá năng lực học tập của 2 lớp 10A6, 10A8. Kết quả năng lực lớp 10A6 là thấp hơn lớp 10A8. (Xem phụ lục II, III) Sau thực nghiệm giáo viên cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra học kì I để đánh giá sự thay đổi trong chất lượng học tập của các em. (Xem phụ lục V, VI, VII). Thống kê và so sánh số liệu của 2 lớp để thấy được hiệu quả. Điểm trung bình của 2 lớp là có sự chênh lệch rõ ràng nên tôi dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số 2 nhóm sau khi tác động và kết quả p = 0,03
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy * Sử dụng video cho hoạt động khởi động. Ví dụ 1: Để mở đầu cho Bài 6 - khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Giáo viên cho học sinh xem video “Cây Dâu ra hoa, kết trái”. Rồi dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học: Trong video các em vừa xem, hình ảnh hoa thay thế nụ, quả thay thế hoa. Trong triết học gọi đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung bài 6- khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Ví dụ 2: Để mở đầu cho Bài 4 - Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Giáo viên cho học sinh xem video “học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh nhau” và hỏi học sinh: Trong clip trên các bạn học sinh giải quyết mâu thuẫn như thế nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại: Các bạn học sinh giải quyết mâu thuẫn một cách tiêu cực, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bạn. Ảnh hưởng tới gia đình, nhà trường, xã hội. Vậy, mâu thuẫn là gì: con đường giải quyết mâu thuẫn như thế nào là hợp lí? -> Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) * Sử dụng clip cho hoạt động tìm hiểu kiến thức. Ví dụ 1: Dạy nội dung Bài 1- mục 1c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Để học sinh hiểu rõ thế nào là phương pháp luận siêu hình thay vì giáo viên cho học sinh đọc truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” trong sách giáo khoa thì giáo viên cho các em xem video “Thầy bói xem voi”. Như vậy, với hình ảnh trực quan, có ngôn từ... sẽ giúp học sinh dễ dàng hiểu rõ vì năm ông thầy bói chỉ tiếp xúc với một bộ phận của con voi nhưng lại khái quát thành con voi-> Phiến diện, cô lập. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Ví dụ 2: Dạy nội dung Bài 5 - mục 3a. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. Giáo viên cho học sinh xem clip “Sự nảy mầm của hạt ngô” (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Giáo viên gợi ý: các em hãy xem clip và chú ý sự xuất hiện của các chất trong clip, nguyên nhân nào có sự thay đổi chất trong clip mà các em vừa xem. Sau đó các em trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh. Học sinh sẽ dựa vào gợi ý của giáo viên và trả lời 2 câu hỏi: Câu 1: Trong clip trên, thứ tự xuất hiện các chất là? a. Cây ngô, hạt ngô b. Hạt ngô, cây ngô 10
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Câu 2: Vậy, muốn chuyển từ chất là hạt ngô sang cây ngô thì trước hết cần có sự biến đổi về gì? a. Chất b. Lƣợng Ví dụ 2:Dạy nội dung bài 7- mục 3a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Để cho học sinh thảo luận và lý giải tại sao thực tiễn là cơ sở của nhận thức giáo viên cho học sinh xem clip “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.”-> Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) * Sử dụng video cho hoạt động vận dụng. Ví dụ: Sử dụng video cho hoạt động vận dụng – Bài 5-Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Giáo viên gợi ý: Các em xem video và rút ra bài học cho bản thân. Như vậy, sau quá trình tìm hiểu bài mới và xem video, học sinh sẽ rút ra được bài học là: Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống, để đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải không ngừng kiên trì, nỗ lực với cả một quá trình ... bởi, để thực hiện được những mục đích lớn lao thì trước hết phải bắt đầu từ những công việc nhỏ, đơn giản, bình thường nhất, cần phải tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) - Hiêu quả của việc dạy học bằng video: Nội dung đa dạng, phong phú, tính trực quan cao sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức, khắc sâu được kiến thức cho học sinh, kích thích khả năng tư duy của học sinh làm cho tiết học sinh động hơn. 3.3.3.2.2. Sử dụng hình ảnh trong hệ thống tƣ liệu dạy học môn GDCD Hình ảnh là một dạng tư liệu dạy học trực quan. Hình ảnh có thể lấy từ sách báo, tạp chí, internet.... hình ảnh đa dạng và phong phú. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác cho phù hợp với nội dung bài học.Việc khai thác hình ảnh phải nhằm kích thích tư duy của học sinh, tránh việc sử dụng hình ảnh chỉ có ý nghĩa minh họa. Hình ảnh thường được giáo viên sử dụng để kích thích học sinh tìm hiểu nội dung bài mới. Ví dụ 1: Để dạy bài 5- mục 1. Chất. Giáo viên sử dụng một số hình ảnh sau: 11
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Qua hình ảnh trên, các em hãy cho cô biết các đặc điểm đặc trưng của ớt, chanh đường. -> Giáo viên dẫn dắt: Các đặc điểm chua của chanh, ngọt của kẹo, cay của ớt là đặc điểm vốn có, tiêu biểu cho chanh, kẹo, ớt. Ta nói đó là chất của chanh, kẹo, ớt. Vậy, chất là gì? Học sinh sẽ trả lời: “Chất là thuộc tính cơ bản, vốn có…” (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Ví dụ 2: Dạy nội dung bài 6 - mục 1.a. Phủ định siêu hình. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh tôm, lúa chết do hạn hán. Từ đó giáo viên hỏi học sinh nguyên nhân nào làm cho tôm, lúa chết? Sự vật, hiện tượng có còn tồn tại không?-> Khái niệm phủ định siêu hình. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) 12
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Ví dụ 3: Dạy bài 7- mục 1. Thế nào là nhận thức? Để giúp học sinh hiểu nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng đem lại cho con người hiểu biết đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và hỏi hình ảnh nói lên điều gì? (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Thị giác. Thính giác. Vị giác. Xúc giác. Ví dụ 4: Để dạy nội dung Bài 9 – mục 1.b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần. giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Xem hình ảnh và cho biết tại sao nói con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội? (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) 13
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 3.3.3.2.3. Sử dụng sơ đồ trong học môn GDCD. Sơ đồ là một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khoá, hình ảnh chủ đạo. Mỗi từ khoá hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. Sơ đồ là bản đồ thông tin cho bộ não, giúp nó hoạt động nhẹ nhàng, lưu trữ nhiều và nhớ thông tin được lâu hơn. Sơ đồ thường được dùng để dạy bài bài mới, củng cố kiến thức… Ví dụ 1: Dạy bài 3-mục 1.a-Thế nào là vận động? Sau khi khai thác clip, giáo viên cho học sinh trả lời khái niệm vận động. Rồi giáo viên chốt lại bằng sơ đồ. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) biến đổi Giới tự nhiên Vận động? biến hóa Xã hội Vd: trái đất quay quanh trục 14
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Ví dụ 2: dạy bài 3 - mục 1.c. Các hình thức vận động. Sau khi giảng cho học sinh hiểu các hình thức vận động, giáo viên sẽ khái quát thành sơ đồ sau: (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Qua sơ đồ, học sinh sẽ hiểu các hình thức vận động trên, tuy có những đặc điểm riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau và trong điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Đồng thời việc lấy ví dụ kèm với sơ đồ sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn nội dung bài học. Ví dụ 3: Dạy bài 6 - mục 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Sau khi lấy ví dụ: hạt -> mầm->cây con->cây trưởng thành->nụ->hoa->quả. Giáo viên sẽ khái quát sơ đồ phủ định của phủ định như sau: (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) Phủ định 1 Phủ định 2 Cái Cái Cái cũ mới mới hơn Ví dụ 4: Sử dụng sơ đồ bài 7-Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức để củng cố bài học. Sau hi dạy xong bài mới, giáo viên sử dụng sơ đồ tổng kết để học sinh nắm được qua 1 tiết dạy, học sinh đã học được những nội dung gì. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) 15
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn 1. Thế nào là 2. Thực tiễn là 3. Vai trò của nhận thức gì? thực tiễn thực tiễn Nhận Nhận thức thức Hđ có mục đích, Thực Thực Thực Thực cảm lý có ý thức-> cải tiễn là tiễn là tiễn là tiễn là tính tạo tự nhiên, XH cơ sở động tính mục đích tiêu của lực của của nhận chuẩn nhận nhận thức của chân thức thức lí Việc sử dụng sơ đồ để khái quát nội dung, chỉ cần thể hiện những thuật ngữ trọng tâm, cốt lõi là học sinh đã nhớ được bài. 3.3.3.2.4. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố... trong dạy học môn GDCD. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ thuộc thể loại văn học dân gian, được sử dụng ẩn dụ trong những câu chuyện hàng ngày thể hiện trong các lĩnh vực: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn… Câu đố thường đưa ra những nét tương đồng về hình dạng bên ngoài của các sự vật khác so với vật đố, những dấu hiệu của đối tượng được dấu tên, như những chức năng, công dụng của các đối tượng trong cuộc sống sinh hoạt, những đặc điểm của đối tượng về hình dáng, trạng thái hoạt động, sự chuyển động, bất động, sự xuất hiện, điều kiện sống... để gợi sự liên tưởng. Qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố… giáo viên liên hệ đến nội dung bài học. Tùy vào nội dung bài mà giáo viên khai thác cho phù hợp. Có một đặc điểm thú vị là kho tàng văn học Việt Nam chứa đựng rất nhiều nội dung Triết học, nếu người giáo viên tinh tế để khai thác thì sẽ làm cho nội dung bài học hay, ý nghĩa, kiến thức Triết học sẽ không khô, xa lạ với học sinh nữa mà nó trở nên gần gũi với các em hơn. Ví dụ 1: Để thực hiện hoạt động khởi động trong bài 5 - Cách thức vận động của sự vật, hiện tượng. Giáo viên sử dụng câu đố để giúp các em tiếp cận với nội dung bài mới. Cụ thể như sau: 16
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy TRÒ CHƠI GIẢI CÂU ĐỐ “Thường nằm đầu hè Giữ cho nhà chủ Người lạ nó sủa Người quen nó mừng Là con gì?” Đáp án: Con Chó Con gì bốn vó Ngực nở bụng thon Rung rinh chiếc bờm Phi nhanh như gió? Đáp án: Con Ngựa Con gì ăn cỏ Đầu có 2 sừng Lỗ mũi buộc thừng Kéo cày rất giỏi Đáp án: Con Trâu Con gì ăn no Bụng to mắt híp Mồm kêu ụt ịt Nằm thở phì phò Đáp án: Con Heo Con gì chân ngắn Mà lại có màng Mỏ bẹt màu vàng Hay kêu cạp cạp? Đáp án: Con Vịt 17
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Qua các câu đố và đáp án trên, chúng ta thấy rằng mỗi một sự vật, hiện tượng có những đặc điểm đặc trưng. Qua các đặc điểm đó, chúng ta có thể biết và phân biệt nó là sự vật nào trong thế giới đa dạng, phong phú xung quanh chúng ta. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những đặc điểm đặc trưng cho sự vật, hiện tượng đó gọi là gì? Cô và các em cùng tìm hiểu nội dung bài 5 - Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Ví dụ 2: Thực hiện hoạt động luyện tập trong bài 5 - Cách thức vận động của sự vật, hiện tượng. Giáo viên sử dụng tục ngữ, thành ngữ, để giúp các em củng cố lại nội dung đã học. Ở phần này giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi và kết hợp giữa hình ảnh và ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trò chơi đuổi hình bắt chữ: Học sinh có 30 giây nhìn vào hình ảnh và đoán xem đây là câu tục ngữ, thành ngữ nào có liên quan đến nội dung: Chất, lượng đổi dẫn đến chất đổi. Hình 1: Đáp án: TRE GIÀ MĂNG MỌC Hình 2: Đáp án: RA NGÔ RA KHOAI 18
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Hình 3: Đáp án: KIẾN THA LÂU ĐẦY TỔ Hình 4: Đáp án: ĐỒNG VỢ, ĐỒNG CHỒNG TÁT BIỂN ĐÔNG CŨNG CẠN 3.3.3.2.5. Sử dụng bài tập trong dạy học môn GDCD. Xuất phát từ nhu cầu kiểm tra năng lực học sinh trước, trong, sau khi giáo viên truyền thụ kiến thức. Cũng như đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra thì việc sử dụng hệ thống bài tập cho học sinh là hết sức cần thiết. 19
- Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho từng đối tượng học sinh. Như vậy, việc giáo viên xây dựng hệ thống bài tập cho từng bài, từng phần, từng học kì… là cần thiết và hữu ích. Giáo viên sẽ sử dụng bài tập có sẵn trong kho tư liệu để kiểm tra hiệu quả của hoạt động dạy và học. Hệ thống bài tập phải phù hợp với kiến thức và năng lực của học sinh. Có thể là bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận. Ví dụ 1: Để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh khi dạy nội dung bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng giáo viên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng B. Chất C. Độ D. Điểm nút Câu 2. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật C. Sự biến đổi về lƣợng chƣa làm thay đổi về chất. D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng Câu 3. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Bước nhảy D. Điểm nút. Câu 4. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là A. Bước nhảy. B. Chất. C. Lƣợng. D. Điểm nút. Câu 5. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. Lượng. B. Hợp chất. C. Chất. D. Độ. Ví dụ 2: Khi cho học sinh làm bài kiểm tra học kì I - giáo viên sử dụng hệ thống bài tập trong tư liệu dạy học: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn