Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề Trái Đất môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề Trái Đất môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu hơn, không phải học thuộc lòng nhiều và ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Hình thành thói quen tích cực biết quan tâm đến những thông tin trên mạng hay trên truyền hình liên quan đến nội dung học tập trên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề Trái Đất môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) đóng góp Số Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình độ Họ và tên vào việc TT năm sinh danh chuyên môn tạo ra sáng kiến THPT Bắc Yên Đại học Trần Phúc Thành – Yên Giáo 1 10/11/1982 chuyên ngành 50% Điền Thành – Nghệ viên Địa lí An THPT Bắc Yên Đại học Nguyễn Thành – Yên Giáo 2 15/03/1978 chuyên ngành 50% Thị Lan Thành – Nghệ viên Địa lí An Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề “Trái Đất” môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo, Chuyên môn Địa lí - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 09/2022. - Những thông tin cần được bảo mật: Không. - Mô tả chất lượng sáng kiến: + Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Dạy học trực quan, gắn lí thuyết với thực tiễn và vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống là phương pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường phổ thông. Chính vì vây, dạy học trực quan đặc biệt để HS có cái nhìn sâu sắc, đa chiều về vấn đề học tập quan trọng nhất trong việc hình thành kiến thức và thế giới quan của HS. Việc sử dụng video clip trong dạy học là phương pháp dạy học trực quan rất phù hợp cho những nội dung kiến thức trừu tượng của địa lí tự nhiên. Trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên đã đưa ra được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cần phải thực hiện sáng kiến, đã đưa ra
- được bảy giải pháp quan trọng để sử dụng video clip theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Cụ thể: Giải pháp 1: Xây dựng kho tư liệu video clip chủ đề „Trái Đất” phân môn Địa lí lớp 10. Giải pháp 2: Đầu tư xây dựng kế hoạch bài dạy có sử dụng video clip. Giải pháp 3: Dùng video clip trong hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh, gắn kết bài cũ với bài mới. Giải pháp 4: Dùng video clip trong hoạt động hình thành kiến thức mới nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức tích cực và chủ động. Giải pháp 5: Sử dụng video clip trong hoạt động luyện tập, vận dụng để tăng khả năng thực hành lí thuyết và vận dụng vào thực tiễn. Giải pháp 6: Sử dụng video clip cho hình thức tự học ở nhà của học sinh. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến cụ thể như sau: + Với ban giám hiệu nhà trường: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao tới các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Đặc biệt là quan tâm tới việc nghiên cứu và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường. Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, thời gian và kinh phí…để có thể áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm tại đơn vị hay các đơn vị khác. Tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với đơn vị khác để đưa ra các hình thức áp dụng hiệu quả nhất sáng kiến. Tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn, cụm chuyên môn qua các chuyên đề. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và góp ý về nội dung các giải pháp, cách thức tiến hành các giải pháp sao cho hiệu quả nhất. Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp: Nhà trường có máy tính kết nối internet, máy chiếu phục vụ cho công tác dạy học. Mỗi lớp cần có một Tivi kết nối với Internet và máy tính để tiện cho việc sử dụng các đồ dùng trực quan và phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực. + Với giáo viên cần đổi mới trong công tác đổi mới phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực. Hướng dẫn để học sinh tích cực chủ động học tập cho các em, hướng học sinh chủ yếu vào hoạt động học. Giáo viên cần thay đổi cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm sang lấy hoạt động học làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển là chính. Giáo viên cần có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên cần trang bị cho mình các kiến thức và kĩ năng dạy học trực tuyến trên nền tảng zoom, google meet,…với các hệ thống bài tập tự học cho học sinh. + Với học sinh chủ thể của hoạt động học cần thay đổi cách học theo xu thế mới: Học sinh cần có đầy đủ đồ dùng và sách vở phục vụ cho học tập, cần có ý thức trong học tập và khả năng tự học, có các kĩ năng sống và các năng lực phù
- hợp với độ tuổi của mình. Học sinh cũng cần thay đổi nhận thức và động cơ học tập của mình, nên chuẩn bị điện thoại thông minh, laptop hay các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học hay học trực tuyến tại nhà an toàn và hiệu quả. Biết sử dụng thành thạo các phần mềm học tập online cũng như có các hình thức tự học khác để tự nâng cao kết quả học tập của bản thân. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng sáng kiến đã đem lại những hiệu quả, lợi ích vô cùng thiết thực. Học sinh đã thay đổi nhận thức, yêu thích và rất hứng thú với các tiết học môn Địa lí. Từ đó, các em có niềm say mê, tích cực tham gia trong các hoạt động học. điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học, các năng lực và phẩm chất của học sinh ngày càng phát triển hoàn thiện. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Sau thời gian tiến hành thực nghiệm các giải pháp trong sáng kiến giáo viên giảng dạy cho biết: mức độ hứng thú và chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Từ kết quả cho thấy việc áp dụng sáng kiến đã giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực và hiệu quả. Giờ học Địa lí trở nên nhẹ nhàng, không quá áp lực. Học sinh phát triển được phẩm chất, năng lực chung và các năng lực Địa lí. Qua đó, học sinh cũng thấy tự tin và hứng thú hơn với môn Địa lí. Sáng kiến bước đầu có hiệu quả cũng như có đủ điều kiện để có thể nhân rộng hơn nữa, phù hợp với đối tượng học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí. - Khả năng áp dụng đề tài trong những năm tới: Xét về hiệu quả của đề tài, tôi thấy rằng đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn trường (đối với toàn bộ khối lớp 10, 11, 12 và môn Địa lí cấp THCS) và không chỉ bộ môn Địa lí mà còn cả các môn học khác trong nhà trường. Ngoài ra sáng kiến có khả năng nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh, là tài liệu tham khảo để phát triển năng lực và phẩm chất học sinh hiện nay và trong những năm tiếp theo. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Nơi công Trình tác (hoặc Số Ngày tháng Chức độ Nội dung công Họ và tên nơi TT năm sinh danh chuyên việc hỗ trợ thường môn trú) 1 Vũ Thị Mỹ 10/11/1977 THPT GV Đại học áp dụng thử các
- Hạnh Phan Địa lí lớp khối 10 tại Đăng Lưu trường THPT Phan Đăng Lưu áp dụng thử các THPT Đặng Thị Đại học lớp khối 10 tại 2 15/10/1985 Yên GV Nghĩa Địa lí trường THPT Thành 3 Yên Thành 3 áp dụng thử các THPT Vũ Thị Đại học lớp khối 10 tại 3 19/09/1986 Phan Thúc GV Hồng Địa lí trường THPT Trực Phan Thúc Trực THPT áp dụng thử các Nguyễn Đại học lớp khối 10 tại 4 Phước 19/06/1982 Nam Yên GV Địa lí trường THPT Thịnh Thành Nam Yên Thành áp dụng thử các THPT Phan Văn Đại học lớp khối 10 tại 5 02/09/1976 Yên GV Cảnh Địa lí trường THPT Thành 2 Yên Thành 2 Trên đây là đơn yêu cầu công nhận sáng kiến “Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề “Trái Đất”môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh” của bản thân chúng tôi. Kính đề nghị Hội đồng khoa học sở giáo dục và đào tạo Nghệ An xem xét và đạt cấp cơ sở trong năm 2024. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Thành, ngày 08 tháng 5 năm 2024 Ngƣời nộp đơn Trần Phúc Điền Nguyễn Thị Lan
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT” MÔN ĐỊA LÍ 10 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Lĩnh vực: Địa lí Tháng 05/2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH ====== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT” MÔN ĐỊA LÍ 10 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Họ và tên: Trần Phúc Điền - Nguyễn Thị Lan Chức vụ: Giáo viên Môn: Địa lí Tổ: Khoa học xã hội Đơn vị công tác: Trường THPT Bắc Yên Thành Số điện thoại: 0974602702- 0387834121 Yên Thành, tháng 05 năm 2024
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, 3 năng lực 1.2. Yêu cầu cần đạt của Địa lí THPT 4 1.3. Định hướng về phương pháp và kĩ thuật dạy học phát 4 triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong phân môn Địa lí. 1.4. Phương pháp dạy học trực quan 5 1.5. Đặc điểm riêng của video clip dạy học Địa lí 5 1.6. Các thể loại video clip dạy học Địa lí ở trường THPT 6 2. Cơ sở thực tiễn 7 2.1. Thực trạng của vấn đề 7 2.2. Nguyên nhân của thực trạng 9 3. Giải pháp khắc phục thực trạng 10 3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kho tư liệu video clip chủ đề “ Trái 10 Đất” phân môn Địa lí lớp10 để phục vụ dạy và học 3.2. Giải pháp 2: Đầu tư xây dựng kế hoạch bài dạy có sử dụng 15 video clip 3.3. Giải pháp 3: Dùng video clip trong hoạt động mở đầu nhằm 17 tạo hứng thú cho học sinh, gắn kết bài cũ với bài mới
- 3.4. Giải pháp 4: Dùng video clip trong hoạt động Hình thành kiến 20 thức mới nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức tích cực và chủ động 3.5. Giải pháp 5: Sử dụng video clip trong hoạt động luyện tập, vận 27 dụng để tăng khả năng thực hành lí thuyết và vận dụng vào thực tiễn 3.6. Giải pháp 6: Sử dụng video clip cho hình thức tự học ở nhà 32 của học sinh. 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 33 4.1. Mục đích khảo sát 33 4.2. Nội dung và phương phấp khảo sát 33 4.3. Đối tượng khảo sát 33 4.4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 33 5. Quá trình thử nghiệm 37 6. Kết quả thực hiện 37 6.1. Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà 37 trường 6.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG 37 6.3. Kết quả cụ thể 38 PHẦN III. KẾT LUẬN 41 1. Kết luận 41 2. Đề xuất 41 2.1. Đối với ban giám hiệu nhà trường 41 2.2. Với giáo viên 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Nhà xuất bản NXB 5 Giáo dục phổ thông GDPT 6 Công nghệ thông tin CNTT 7 Trung học cơ sở THCS 8 Nghiên cứu khoa học NCKH 9 Phương pháp, kĩ thuật dạy học PP, KTDH
- SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT” MÔN ĐỊA LÍ 10 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 và môn Địa lí cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/TT-BGD-ĐT, chân dung người học với 5 phẩm chất và 10 năng lực đã được xác định một cách tường minh. Trong đó, năng lực Địa lí là năng lực đặc thù được hình thành và phát triển qua quá trình học tập môn Địa lí ở trường THPT. Địa lí vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngày theo sự phát triển của xã hội, cho nên Địa lí thực sự gần gũi và có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng làm sao để biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu? Làm thế nào để nâng cao kiến thức, hình thành kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai? Có lẽ đây là những câu hỏi, những trăn trở và những mong muốn đối với một giáo viên trẻ hay cả với các giáo viên dạy lâu năm. Qua thực tế giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT, tôi nhận thấy sử dụng video clip là một phương pháp dạy học tích cực, thu hút được học sinh. Thông qua video clip, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ hiểu. Nó khiến cho mỗi tiết học Địa lí như là một cuộc phiêu lưu khám phá tự nhiên và cuộc sống gần gũi xung quanh mình. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định thực hiện sáng kiến:“Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề “Trái Đất”môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thực tế trong giảng dạy, video clip có vai trò rất quan trọng đối với bộ môn Địa lí. Nhờ những lợi thế về âm thanh, hình ảnh đẹp, màu sắc sinh động, có khả năng biến ảo diệu kỳ, có khả năng tái hiện những hình ảnh phức tạp, cụ thể hóa những kiến thức chuyên môn trừu tượng thành hình ảnh trực quan sinh động. Từ đó tạo hứng thú, giúp học sinh tiếp thu kiến thức 1 cách chủ động, say mê tránh được cảm giác khô khan, cứng nhắc. Giúp cho tiết học thoải mái và thư giãn hơn, giảm áp lực học tập, “học mà chơi, chơi mà học”. 1
- Giúp học sinh tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu hơn, không phải học thuộc lòng nhiều và ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Hình thành thói quen tích cực biết quan tâm đến những thông tin trên mạng hay trên truyền hình liên quan đến nội dung học tập trên lớp. Đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thế 2018 đã được đưa vào áp dụng từ năm học 2022-2023 đến nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng video clip nhằm nâng cao năng lực của học sinh qua chủ đề “ Trái Đất” môn Địa lí 10. - Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2022–2023 đến năm học 2023-2024 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Là một sáng kiến thuộc phạm trù khoa học giáo dục liên quan đến khoa học Địa lí, tôi chọn các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Chúng tôi sử dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu toàn bộ các tài liệu liên quan đến sáng kiến. Nghiên cứu những thành tựu lí thuyết đã có làm cơ sở lí luận. - Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này được vận dụng để quan sát trực tiếp việc đánh giá sản phẩm học tập của học sinh trong tiết dạy hoặc trong các đợt kiểm tra. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng việc học tập môn Địa lí của khối10 trường THPT Bắc Yên Thành. - Phương pháp thực nghiệm: Dùng để thực nghiệm việc sử dụng video clip trong dạy học Địa lí với các phương pháp dạy học và hình thức học tập khác nhau ở các lớp từ đó thống kê, tổng hợp và rút ra hiệu quả. - Phương pháp thống kê, tổng hợp: Dùng để phân tích số liệu, so sánh kết quả trước khi áp dụng và sau khi áp dụng sáng kiến. 5. Tính mới của đề tài Sáng kiến “Sử dụng video clip trong dạy học chủ đề “Trái Đất”môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh” là sáng kiến có tính mới và sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp dạy học và tư liệu học tập tích cực vào chương trình giáo dục phổ thông mới cho phân môn Địa lí lớp 10. Điểm mới của sáng kiến chủ yếu nằm ở phần thực nghiệm phương pháp dạy học trực quan cụ thể là video clip trong dạy học Địa lí, đó có thể là video khoa học hay video hoạt hình và cũng có thể là video tự thiết kế cho tất cả bốn hoạt động trong một bài dạy để nâng cao hiệu quả hơn các phương pháp dùng lời k 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Nội dung cụ thể như sau: “Xác định mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ thay vì chỉ trang bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử - Địa lí giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS thành những công dân có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. Ở cấp THPT, chương trình xác định:“ Địa lí cấp trung học phổ thông hình thành, phát triển ở học sinh năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế". 1.1. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực - Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại: nội dung dạy học, giáo dục trong từng môn học, HĐ D cần sát thực, đảm bảo tính hiện đại, tính mới, tiên tiến, áp dụng thành tựu của KHKT, nhất là vận dụng vào thực tiễn. - Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập: Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học tập, khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. - Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS chính là việc tổ chức thường xuyên và đầu tư hơn về chất lượng những hoạt động thực hành, trải nghiệm thông qua đó HS có cơ hội để huy động và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. - Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp: tổ chức các nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp giúp người học phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 3
- - Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa: tổ chức phân loại và chia tách các đối tượng người học. Từ đó, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với bản thân. - Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất: không lấy kiểm tra, đánh giá khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống cụ thể. 1.2. Yêu cầu cần đạt của Địa lí THPT - Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Nội dung Địa lí cho HS những nhận thức về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; xây dựng ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa nhân loại. - Chương trình Địa lí cấp THPT g p phần phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo . Đồng thời, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực Địa lí - là biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí bao gồm các biểu hiện cụ thể như nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội). - Năng lực tìm hiểu địa lí bao gồm các biểu hiện cụ thể như sử dụng các công cụ của địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác Internet phục vụ môn học. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trong quá trình học tập, HS học được cách vận dụng kiến thức thực tế để bổ sung, làm sáng rõ kiến thức địa lí; đồng thời vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn. 1.3. Định hướng về phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong phân môn Địa lí. 1.3.1. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu Thông qua nội dung môn học và các hoạt động thu thập, phân tích dữ liệu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa… hình thành và bồi dưỡng cho HS các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; ý thức, niềm tin và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hoá nhân loại; biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan. 4
- 1.3.2. Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học được hình thành, phát triển ở HS thông qua việc tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập; tự tìm kiếm, tổ chức và phân tích nguồn thông tin, tri thức bổ sung; đặt và trả lời các câu hỏi địa lí; thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa và trong các tình huống làm việc độc lập khác. Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển ở HS thông qua việc thực hiện và phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm, trong lớp thực hiện những nhiệm vụ được phân công trong học tập, thảo luận, nghiên cứu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa,… Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành, phát triển ở HS thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập tích cực, như: nghiên cứu tài liệu, thu thập và phân tích tư liệu, làm dự án nghiên cứu, thuyết trình, tranh luận,… 1.3.3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí: Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho HS, GV lựa chọn các kiến thức thực tế tiêu biểu, sử dụng hiệu quả các phương tiện trực quan như mô hình, bản đồ, video clip… để hình thành các biểu tượng địa lí, các mối liên hệ và quan hệ nhân quả diễn ra trong thiên nhiên, xã hội và trong mối quan hệ giữa xã hội, con người và môi trường. 1.4. Phương pháp dạy học trực quan Qua thực tế giảng dạy Địa lí ở trường THPT, tôi nhận thấy phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp tích cực, thu hút được học sinh. Đây là một phương pháp dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho cả người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả, học sinh sẽ yêu thích môn học hơn. Phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học Địa lí gồm nhiều loại như: bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật…Trong dạy học Địa lí, GV sử dụng các phương tiện trực quan để tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành các biểu tượng cụ thể về sự vật, hiện tượng địa lí, hình thành khái niệm địa lí thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. Nhờ vậy, học sinh có thể nhận diện các khái niệm, giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí, các mối quan hệ nhân quả địa lí một cách chính xác và đầy đủ. Việc sử dụng video clip trong dạy học Địa lí chính là sử dụng PPDH trực quan. Khi thực hiện phương pháp trực quan cần phối hợp linh hoạt với một số PP, KTDH khác như đàm thoại, dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn... để phát huy tối đa ưu thế của PP này nhằm tác động mạnh đến các giác quan người học qua đó HS có thể chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất. 5
- 1.5. Đặc điểm riêng của video clip dạy học Địa lí. Nếu như các bộ video clip tài liệu khác quan tâm đến các sự kiện, các nhân vật lịch sử…thì video clip phục vụ dạy học địa lí phần lớn lại chú ý đến tính quy luật của các đối tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Dù xây dựng theo hình thức nào thì video clip dạy học địa lí đều phải dựa trên nguồn tài liệu phản ánh một cách trung thực các sự vật, hiện tượng địa lí. Tuy nhiên, để thể hiện được bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lí, video clip giáo khoa địa lí cần có sự hỗ trợ của các phương tiện khác (bản đồ, biểu đồ…) và sử dụng kĩ xảo điện ảnh (quay nhanh, quay chậm, kĩ thuật vi tính…). Những hình ảnh này tuy không phải là những hình ảnh trực tiếp từ hiện thực khách quan nhưng chúng phản ánh hiện thực với tính khái quát cao, sử dụng thích hợp sẽ bổ sung được những mặt hạn chế của những hình ảnh trực tiếp giúp HS tìm ra kiến thức. 1.6. Các thể loại video clip dạy học Địa lí ở trường THPT Theo cách phân loại trên, video clip dạy học Địa lí gồm: video clip cho dạy học nội khoá (video clip sử dụng cho 1 tiết học hay cho 1 bài học, video clip tổng kết một chương hay toàn bộ chương trình) và video clip cho dạy học ngoại khoá. * Video clip cho dạy học nội khoá: Do đặc điểm chương trình, hình thức dạy học theo tiết lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu. Trong đó, tiết học nắm kiến thức và kĩ năng mới chiếm ưu thế. Vì thế, video clip sử dụng cho loại tiết học này cũng chiếm phần lớn. - Video clip sử dụng cho mỗi tiết dạy nắm kiến thức và kĩ năng mới không quá 2 - 3 phút gồm: + Video clip sử dụng cho một tiết học. + Video clip sử dụng để trình bày một vài đề mục của bài học + Video clip được sử dụng nhằm phản ánh một, vài đơn vị kiến thức cơ bản của bài học + Video clip sử dụng để vận dụng kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Với hình thức học tập này, video clip có thể được sử dụng để thể hiện những bài mẫu về thực hành, khảo sát địa lí địa phương để HS tham khảo, bắt chước trước khi HS tiến hành công việc ngoài thực địa hoặc để thể hiện những yêu cầu thực hành mà trong nhà trường ít có điều kiện. Qua các bộ video clip này, HS có được các kĩ năng về mặt lí thuyết để vận dụng khi có điều kiện thực hiện. - Video clip sử dụng cho tiết học khái quát và hệ thống hoá tri thức. 6
- + Nội dung của video clip thường bao quát qua nhiều bài học nhưng thời lượng không thể kéo dài, do vậy cần khái quát theo từng vấn đề sử dụng thích hợp cho thể loại này. + Các tiết ôn tập là tiết học dành nhiều thời gian cho HS trình bày, thảo luận những kiến thức đã học nên việc xem video clip chỉ có thể tiến hành bằng cách cho HS xem lại những đoạn video clip cần thiết, HS đã xem mà chưa rõ. - Video clip sử dụng cho các tiết học kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng địa lí. Các bộ video clip sử dụng để trình bày kiến thức và kĩ năng mới đều có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của HS theo từng bài học. Tuy nhiên, các tiết kiểm tra, đánh giá còn tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của HS, khả năng ở từng địa phương khác nhau, do vậy việc xây dựng video clip để đánh giá trình độ nhận thức của HS là chưa cần thiết. * Video clip sử dụng cho hình thức ngoại khoá. Nội dung ngoại khoá trong dạy học Địa lí có một ý nghĩa quan trọng: Bổ sung, mở rộng kiến thức cơ bản mà HS thu được qua hoạt động nội khoá, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức; tạo điều kiện để cập nhật kiến thức; giúp HS gần gũi với hoạt động nghiên cứu khoa học; HS thêm hứng thú, tích cực hơn trong học tập. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của vấn đề Nội dung chương trình Địa lí 10, phần lớn là các sự vật hiện tượng mang tính trừu tượng như nội dung về Bản đồ, Trái Đất, tự nhiên… Để học được những nội dung đó thì cần phải có các phương tiện dạy học trực quan. Trong khi đó, phương tiện dạy học hiện nay chủ yếu là các hình ảnh, bản đồ, lược đồ, mô hình đã hạn chế về số lượng và chất lượng. Đồng thời các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo đã xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những đột phá của ngành. Do đó, nếu giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin thì giáo viên sẽ khai thác được rất nhiều học liệu để phục vụ cho công tác dạy học của mình. Từ thực tiễn tôi nhận thấy các em học sinh bậc THPT có mức độ nhận thức tương đối đồng đều, tích cực trong học tập, các em ham thích các hoạt động như trải nghiệm thực tiễn, khám phá thế giới tự nhiên xung quanh. Bởi vậy, nếu sử dụng video clip để khám phá khoa học địa lí kết hợp với tổ chức nhiều hoạt động học mang ý nghĩa giáo dục, kích thích sự tò mò, ưa khám phá nhưng cũng gần gũi với lứa tuổi thì sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, trao đổi ý kiến với các V và thu được kết quả như sau: 7
- Bảng 1. Kết quả điều tra thực trạng giáo viên sử dụng video clip trong dạy học Địa lí Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần Cần thiết Không cần thiết thiết Thầy (cô) cho biết sử dụng 1 video clip trong dạy học Địa lí có cần thiết không? 60% 30% 10% Thầy (cô) cho biết khả năng Rất khả quan Khả quan Không khả quan ghi nhớ - hiểu bài của HS 2 khi dạy học Địa lí có sử 60% 30% 10% dụng video clip? Thầy (cô) cho biết học sinh Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 3 có hứng thú khi được sử dụng video clip Địa lí? 70% 20% 10% Thầy (cô có thường xuyên Thường Thỉnh Không bao giờ sử dụng video clip trong xuyên thoảng 4 dạy học Địa lí hay không? 20% 30% 50% Có 60% số giáo viên được điều tra có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về việc sử dụng video clip trong dạy học Địa lí, 40% giáo viên nhận thức tương đối đầy đủ và chưa đầy đủ. Tuy nhiên mới chỉ có 20% tỉ lệ giáo viên thường xuyên sử dụng video clip, số giáo viên thỉnh thoảng dùng là 30%, tỉ lệ giáo viên không bao giờ dùng con rất cao chiếm tỉ lệ đến 50%. Bên cạnh đó tôi còn tiến hành điều tra, khảo sát HS về thực trạng sử dụng video clip trong dạy học Địa lí và kết quả như sau: Bảng 2. Kết quả điều tra học sinh về sử dụng video clip trong dạy học Địa lí Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Thƣờng Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ Em có thường xuyên được sử dụng 1 21.8% 31.6% 47.6% video clip trong học tập Địa lí không? 8
- Không Em thấy khả năng ghi nhớ và hiểu bài Rất hiệu quả Hiệu quả hiệu 2 khi sử dụng video clip trong học tập quả Địa lí có hiệu quả không? 63,5% 22,8% 13,7% Không Em có hứng thú với các tiết học Địa lí Rất hứng thú Hứng thú hứng 3 thú có sử dụng video clip không? 65,5 24,6% 9,9% Không Rất cần thiết Cần thiết cần Em thấy việc sử dụng video clip trong 4 thiết học tập Địa lí có cần thiết không? 75,4% 16.7% 7,9% Như vậy đã số các em học sinh đều nhận thức được việc sử dụng video clip trong học tập môn Địa lí là rất cần thiết và rất hứng thú khi được học Địa lí có sử dụng video clip. Tuy nhiên còn tới 47,6% tỉ lệ các em chưa được sử dụng video clip trong các tiết học Địa lí. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy 100% lớp học đều đã được lắp tivi kết nối máy tính có internet, 100% giáo viên biết cách tìm kiếm video clip trên internet. Học sinh trường THPT Bắc Yên Thành có mức độ nhận thức tương đối đồng đều, tích cực trong học tập đặc biệt là các em rất hứng thú khi được xem video clip trong các tiết học. Video clip đã được đưa vào các tiết học, tuy nhiên chưa được sử dụng rộng rãi và chưa trở thành công cụ tối ưu. Các hoạt động học cũng khai thác không triệt để nên hiệu quả mà video clip mang lại còn hạn chế. Mặt khác, đa số giáo viên đã nhận thức được vai trò của các loại hình phương tiện này, nhưng trong thực tiễn dạy học còn ít sử dụng. Giáo viên còn ngại tìm kiếm và khai thác thông tin, không chịu khó trong thiết kế bài học, ngại cho học sinh xem vì sợ mất thời gian, không dạy hết nội dung kiến thức sách giáo khoa. Nhiều giáo viên còn chậm đổi mới vẫn áp dụng phương pháp dạy học cũ “dạy chay”, truyền thụ kiến thức một chiều. Hoặc có áp dụng nhưng chỉ mang tính liên hệ, dùng để minh họa chứ chưa biến nó thành học liệu và chưa sử dụng thường xuyên. Nhiều học sinh chưa chú trọng và không hứng thú với các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Địa lí, sự hợp tác với giáo viên chưa cao, thậm chí không ít học sinh rất thờ ơ, chỉ học đối phó vì cho rằng Địa lí là môn học phụ, các em chủ yếu chỉ chú ý đến các môn như toán, lí, hóa, anh, văn… .Tuy nhiên, qua các số liệu điều tra có thể thấy rằng phần lớn HS ở các trường THPT khi được hỏi các em đều có nhận thức đầy đủ về vai trò của video clip trong dạy học và chia sẻ khá hứng thú khi được học với 9
- video clip. Nhưng thực tế là các em ít được học tập với video clip, thậm chí không được sử dụng. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng - Đa số giáo viên đã nhận thức được vai trò của các loại hình phương tiện này, nhưng trong thực tiễn dạy học còn ít sử dụng vì một số nguyên nhân cơ bản sau: - Do giáo viên ngại tìm kiếm và khai thác thông tin, không chịu khó trong thiết kế bài học, ngại cho học sinh xem vì sợ mất thời gian, không dạy hết nội dung kiến thức sách giáo khoa. - Nhiều giáo viên còn chậm đổi mới vẫn áp dụng phương pháp dạy học cũ “dạy chay”, truyền thụ kiến thức một chiều. Hoặc có áp dụng nhưng chỉ mang tính liên hệ, dùng để minh họa chứ chưa biến nó thành học liệu và chưa sử dụng thường xuyên. Chính vì vậy, tôi đã lên kế hoạch, tiến hành thử nghiệm và đưa ra giải pháp về việc đưa video clip vào trong dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Nếu sử dụng video clip để khám phá khoa học địa lí kết hợp với tổ chức nhiều hoạt động học mang ý nghĩa giáo dục, kích thích sự tò mò, ưa khám phá thì sẽ tạo được hứng thú học tập và sự phát triển toàn diện cho học sinh. Với giáo viên sẽ sử dụng linh hoạt sẽ giúp xây dựng một môi trường học tập thoải mái, hứng thú cho học sinh. Từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Chất lượng bộ môn Địa lí nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung đươc nâng cao. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. 3. Giải pháp khắc phục thực trạng 3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kho tư liệu video clip trong dạy học chủ đề “Trái Đất”môn Địa lí 10 nhằm nâng cao năng lực của học sinh để phục vụ dạy và học. Để xây dựng kho tư liệu video clip môn Địa lí lớp 10 để phục vụ dạy và học. GV tiến hành thực hiện giải pháp theo các bước sau: Bước 1: GV lựa chọn các bài học/chủ đề có thể sử dụng video clip trong chủ đề “Trái Đất” môn Địa lí 10. Bước 2: Khai thác các video clip phù hợp bằng cách truy cập vào các địa chỉ, trang web chính thống và tin cậy như sau: https:// giaoducso.vn; https:// khoa-hoc-ky-thu-danh-cho-tre-em; https:// be-vui-kham-pha-khoa-hoc/; http://thegioiphimhd.com; 10
- http:// phimhd/37/15/phim-tai-lieu--khoa-hoc; https://kidsvocabulary.com/products/; http://www.google.com.vn http://wwwYahoo.com http://www.vinaseek.com https:/khoa%20h%E1%BB%8Dc%20t%C3%AD%20hon&tbm; https://www.youtube.com/channel/ Bước 3: Tải video clip về máy tính hoặc Driver để lưu thành kho tư liệu Bước 4: Sử dụng video clip với các bài học phù hợp Hiện tại tôi đã lựa chọn các bài học/chủ đề có thể sử dụng video clip trong chương trình phân môn Địa lí 10 và đang xây dựng riêng cho mình kho tư liệu để sử dụng dạy học. Tên Các video clip có thể sử STT bài/chủ Địa chỉ cụ thể dụng đề Video clip: “Các hành tinh https://www.youtube.com/w trong hệ Mặt Trời” atch?v=taFUz3-2TgA Sử hình thành Video clip: “Các hành tinh https://youtu.be/zgzHW- Trái Đất, trong hệ Mặt Trời” tGcTg vỏ Trái Video clip: “Nguồn gốc của https://www.youtube.com/w 1 Đất và vũ trụ” atch?v=mEEJNG4uAPM vật liệu cấu tạo Video clip: “Vị trí, hình https://www.youtube.com/w vỏ Trái dạng và kích thước Trái Đất” atch?v=dkVj5ezGDq0 Đất. Video clip: “ Khám phá hệ https://www.youtube.com/w mặt trời” atch?v=LKVGeuPgW68 Hệ quả Video clip: “Hệ quả chuyển https://www.youtube.com/w địa lí của động tự quay quanh trục của atch?v=ug6mVFnfJ_s chuyển Trái đất” 2 động tự quay Video clip: “Trái đất và các https://www.youtube.com/w quanh chuyển động” atch?v=ywXMYCbMw9M trục của Video clip: “Sự luân phiên https://www.youtube.co 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 39 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 26 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn