intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua dạy học tích hợp liên môn chuyên đề Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học một vấn đề lịch sử cụ thể - Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 nói riêng và trong giờ học bộ môn lịch sử nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua dạy học tích hợp liên môn chuyên đề Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA  DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN CHUYÊN ĐỀ “ HOẠT  ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1930”  Tác giả sáng kiến: Đào Minh Nguyệt Mã sáng kiến: 31.57.04 1
  2. 1. Lời giới thiệu: Dạy học tích hợp là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển   khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục   và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người   học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức giữa các môn học.  Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy  việc  dạy học tích hợp, đặc biệt tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử  có  ý nghĩa vô cùng quan trọng với cả nhà trường, giáo viên, học sinh và thực tiễn đời   sống xã hội. Đối với nhà trường: góp phần thực hiện nghị  quyết 29 ­ NQ/ TW về đổi mới   căn bản, toàn diện giáo dục; góp phần hưởng ứng thực hiện cuộc vận động học tập   và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh theo Chỉ  thị  03 ­ CT/TW của Bộ  Chính trị và Kế hoạch 03 ­ KH/TW của Ban Bí thư khóa XI, chủ đề học tập và làm  theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 hướng vào 3 nội dung lớn là trung  thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững  mạnh; góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Dạy tốt ­ Học tốt”, “Học tập và   làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Học tập suốt đời” của  Bộ Giáo dục và đào tạo. Đối với giáo viên: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư  phạm cho giáo  viên; nâng cao năng lực  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giảng dạy; phát triển  năng lực dạy học tích hợp và dạy học theo dự án; phát triển năng lực vận dụng các  kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy và năng lực nghiên cứu. Đặc biệt, dạy   học tích hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài   giờ  lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương  đạo đức Hồ  Chí Minh trong một  chuyên đề cụ thểb ­ “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911  đến năm 1930” là cần thiết vì: ­ Khắc phục được tình trạng thiếu sự  liên hệ, tác động giữa kiến thức lịch  sử với các môn khoa học khác như Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Hoạt động  ngoài giờ  lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh, Tin học   … Vận dụng kiến thức liên môn để  lí giải cho các vấn đề, nội dung học tập và  thực tiễn dạy và học hiện nay. Từ  đó, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn  diện, rèn luyện cho học sinh năng lực tư  duy, cách suy nghĩ vận động về  bài học  2
  3. lịch sử và có quan điểm toàn diện, có thái độ khách quan khi nhận thức vấn đề. Đây  là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử. ­ Tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hoạt động học   tập, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất cho học sinh. ­ Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm tài liệu và đồ dùng trực quan cho giờ  học; làm việc theo nhóm để  đưa ra sản phẩm của từng nhóm dưới sự  hướng dẫn  của giáo viên, tham gia các hoạt động trên lớp … Tất cả đã tạo thành một chuỗi các  hoạt động liên tiếp có sự gắn kết với nhau, từ đó, góp phần làm tăng thời gian học  tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ bài học sâu  sắc hơn. ­ Giúp giáo viên xác định được những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư  tưởng và tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ  bản   của bài học để  từ  đó có phương pháp tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí Minh một cách  thích hợp đồng thời giáo dục tư tưởng cho học sinh. Đối với học sinh: Giúp học sinh tích luỹ  được vốn kiến thức phong phú, sinh  động về  những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến năm  1930, thông qua những kiến thức liên môn Lịch sử, Âm nhạc, Địa lý, Ngữ văn, Giáo  dục công dân trong chương trình THPT và Học tập và làm theo tấm gương đạo đức   Hồ Chí Minh; hình thành cho học sinh thái độ biết ơn, quý trọng đối với Bác; từ đó,  giúp các em nỗ lực trong học tập, rèn luyện để trở thành người công dân phát triển  toàn diện, đóng góp sức mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ  vững chắc Tổ  quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là   năng lực tự học, tự sáng tạo; năng lực lập kế hoạch hoạt động; năng lực hợp tác và  năng lực vận dụng các kiến thức liên môn để  giải quyết các vấn đề  thực tiễn.  Ngoài ra, còn phát triển một số năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử như năng lực   tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực thực hành bộ môn, năng lực nhận xét, đánh giá sự  kiện, vấn đề lịch sử, năng lực vận dụng và liên hệ thực tế; nâng cao hứng thú cho  học sinh trong giờ học Lịch sử. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của  học sinh; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Như  vậy, việc tham gia dự án dạy   học này giúp phát triển cả  về  mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ  cũng như  năng lực  cho cả giáo viên và học sinh. Đối với đời sống xã hội: Sáng kiến khắc họa lại sinh động lịch sử Việt Nam từ  năm 1911 đến năm 1930, gắn liền với hoạt động cách mạng, vai trò lịch sử của cá  nhân kiệt xuất ­ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; từ đó, góp phần định hình ý thức và trách   nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc hiện nay, đặc  biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 3
  4. Trong những năm vừa qua, đã có không ít những công trình, đề  tài, hội thảo  khoa học, bài báo khoa học đề cập đến vấn đề  dạy học tích hợp cho học sinh ở nhà  trường phổ thông hiện nay; nhất việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh tôi xin dẫn ra  một số ví dụ tiêu biểu như: Tác phẩm: Một số vấn đề về tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy   môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông, tác giả PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ ­ Ban tuyên  giáo trung  ương. Trong tác phẩm này tác giả  khái quát nội dung tư  tưởng đạo đức   Hồ Chí Minh, nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phân tích các giai đoạn  hình thành tư tưởng  Hồ Chí Minh. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp tư tuởng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử  Việt  Nam  lớp  12,   tác   giả   Nguyễn  Thanh  Tuyền   ­  Trường   THPT   Nguyễn  Bỉnh   Khiêm ­ Tỉnh Đồng Nai. Sáng kiến của tác giả  đề  cập tới nội dung tích hợp tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh trong toàn bộ  phần lịch sử  Việt Nam lớp 12 cấp   THPT.  Tác phẩm của tác giả Nghiêm Đình Vỳ và sáng kiến kinh nghiệm của Nguyễn   Thanh Tuyền đã chỉ  ra những vấn đề  cơ  bản trong việc tích hợp và nội dung tích   hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng còn dài và nặng  nên đối tượng học sinh   THPT khó tiếp thu và hiểu rõ được bản chất của các nội dung tích hợp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa thực sự nghiên cứu việc tích hợp  những vấn đề liên quan trong một bài học cụ thể. Với tất cả các lí do trên, tôi chọn “Tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua   dạy học tích hợp liên môn chuyên đề “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn   Ái Quốc từ năm 1911 đến năm1930” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Tên sáng kiến: Tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua dạy học tích hợp liên môn   chuyên đề  “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến  năm 1930”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Đào Minh Nguyệt.  Sinh ngày: 12/12/1981. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Lịch sử Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Bình Xuyên. Điện thoại: 0332.152.828 Email: daominhnguyetc3bx@vinhphuc.edu.vn 4
  5. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Minh Nguyệt ­ GV Lịch sử, trường THPT   Bình Xuyên. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Sáng kiến được áp dụng trong dạy học bộ môn Lịch sử. Sáng kiến được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề  tạo hứng thú cho học sinh  trong giờ  học một vấn  đề  lịch sử  cụ  thể  ­ Hoạt  động cách mạng của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 nói riêng và trong giờ học bộ môn lịch  sử nói chung. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 12 năm 2017 (Học kì I, năm học 2017 ­ 2018). 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận Dạy học tích hợp liên môn là định hướng dạy học trong đó giao viên ́  tổ chức,  hướng dẫn để  học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều  lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông  qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những  năng lực  cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.  Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục  có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức,  lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo;  giáo dục sử  dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ  môi trường, an toàn   giao thông... Mức độ  tích hợp cao hơn là phải xử  lí các nội dung kiến thức trong   mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến  thức đó một cách hợp lí để  giải quyết các vấn đề  trong học tập, trong cuộc sống,   đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức   ở các môn học khác nhau.  Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn có ưu điểm: ­ Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn   nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho  học sinh. Học các chủ  đề  tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng   kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ  kiến   thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp  cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn  học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự  hiểu biết tổng  quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.   ­ Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu   sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ  là   5
  6. bước đầu và có thể  khắc phục dễ  dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy   học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có  liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên  môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo   viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ  chức, kiểm tra, định   hướng hoạt động học của học sinh cả   ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên  các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau   trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ  đề  liên môn không những giảm tải   cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn  có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư  phạm cho giáo viên, góp  phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ  môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ  năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được  đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở  các   trường sư phạm.  7.1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, việc dạy học tích hợp nói chung và tích hợp tấm gương đạo đức  Hồ Chí Minh nói riêng trong dạy học Lịch sử đã được tiến hành nhưng chưa thường   xuyên nên hiệu quả chưa cao. Qua điều tra thực tế, tôi thấy số  giáo viên thường xuyên thực hiện tích hợp   và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng Lịch sử chưa nhiều.   Dạy học vẫn nặng về truyền thụ lí thuyết. Việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí  Minh nhằm rèn đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh chưa thực sự được quan tâm.  Trong dạy học Lịch sử hiện nay, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn chưa tìm được  những biện pháp thích hợp để  tích hợp giáo dục tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh   trong bài giảng. Về  phía học sinh đa số  các em không thích học Lịch sử  và sợ  học Lịch sử  nhiều em chưa thực sự biết về những nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc và lịch  sử thế giới. Nhiều sự kiện quan trọng, nhiều nhân vật vĩ đại trong lịch sử  dân tộc  và lịch sử thế giới một số học sinh không biết. Các em còn thờ ơ với những biến cố  quan trọng của lịch sử cũng như  công lao to lớn của các vị  lãnh tụ. Việc hiểu biết  về  tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không đồng nhất trong các học sinh.  Vì vậy, tôi thấy việc dạy học tích hợp, đặc biệt tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí  Minh trong dạy học lịch sử  rất cần thiết. 7.2. Giải pháp và quá trình thực hiện 6
  7. 7.2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành khi dạy   chuyên đề: “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911đến   năm1930” * Về kiến thức: ­ Nêu được tiểu sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. ­ Hiểu được nguyên nhân vì sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. ­ Hiểu được điểm mới và khác trong quá trình tìm chân lý cứu nước của  Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối đi trước. ­ Nêu được những hoạt động cách mạng của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến năm 1930. Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với quá trình chuẩn  bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu   năm 1930. ­ Đánh giá được công lao của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng  Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930. ­ Ngày nay, thế  hệ  trẻ  cần phải làm gì để  học tập và làm theo tấm gương  đạo đức Hồ Chí Minh. * Về kĩ năng: ­ Biết sử dụng các loại đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo khi học tập. ­ Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh ra các sự kiện lịch sử. ­ Rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan. ­ Rèn luyện kĩ năng vận dụng, liên hệ thực tế. ­ Sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào   đó, biết cách sử dụng kĩ thuật K ­ W ­ L, biết sử dụng phần mềm Word, Power   Point, chèn hình ảnh … tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập. ­ Thu thập, lưu giữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách  báo …) và rút ra kết luận. ­ Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông. * Về thái độ: ­ Bồi dưỡng cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục đối với lãnh tụ Nguyễn Ái  Quốc. ­ Giáo dục lòng biết ơn về công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; tự  hào về những di sản tư tưởng, văn hóa, lịch sử … mà Người để  lại cho thế hệ trẻ  ngày nay. ­ Giáo dục cho học sinh niềm tin tưởng vào con đường mà lãnh tụ  Nguyễn  Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam, vào sự  lãnh đạo của Đảng Cộng  sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. ­ Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của cá nhân kiệt xuất  ở  những bước ngoặt  quan trọng của lịch sử. 7
  8. ­ Giáo dục cho học sinh có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo   vệ cương vực lãnh thổ trên đất liền, trên biển và vùng trời của Tổ quốc; ý thức bảo  vệ và giữ gìn các di tích lịch sử, danh thắng, bảo tàng lịch sử gắn liền với cuộc đời   và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. ­ Hình thành cho học sinh thái độ  tôn trọng, ý thức giữ  gìn và phát huy tư  tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là hưởng ứng thực hiện cuộc vận động học  tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03 ­ CT/TW của Bộ  Chính trị  và Kế  hoạch 03 ­ KH/TW của Ban Bí thư  khóa XI, chủ  đề  năm 2015 là  học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: trung thực, trách nhiệm; gắn   bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Từ đó, các em   vận dụng vấn đề đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, hình thành hành vi và   quen  phù hợp với         những giá trị đạo đức xã hội. ­ Giáo dục cho học sinh tinh thần vượt khó, lối sống có hoài bão, có lí   tưởng. ­ Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học.   Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời, năng lực hợp tác cho học sinh. ­ Thái độ khách quan khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong đời sống. ­ Linh hoạt trước các dạng đề  thi THPT Quốc gia theo hướng đổi mới gắn   liền nội dung lịch sử với thực tiễn.                                  7.2.2. Bảng mô tả định hướng năng lực và chuẩn kiến thức kĩ năng Trong day hoc lich ṣ ̣ ̣ ử đê giao viên xac đinh đung muc tiêu bai hoc va kiêm tra ̉ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̉   đanh gia theo cac câp đô t ́ ́ ́ ́ ̣ ư duy thi cân chu y t ̀ ̀ ́ ́ ơi cac t ́ ́ ừ khoa t ́ ương  ưng v ́ ơi cac câp ́ ́ ́  đô ṭ ư duy như sau: ̣ ­ Nhân biêt: V ́ ới cac đông t ́ ̣ ừ: nêu, liêt kê, trinh bay, kê tên, nhân biêt... ̣ ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ­ Thông hiêu: V ̉ ơi cac đông t ́ ́ ̣ ư: hiêu đ ̀ ̉ ược, giai thich, phân biêt, tai sao, vi sao, ̉ ́ ̣ ̣ ̀   ̃ ́ ̉ hay li giai, khai quat...  ́ ́ ̣ ̣ ­ Vân dung thâp: V ́ ơi cac đông t ́ ́ ̣ ư: xac đinh, kham pha, d ̀ ́ ̣ ́ ́ ự đoan, ve s ́ ̃ ơ đô, lâp ̀ ̣   ̉ niên biêu, phân biêt, ch ̣ ưng minh... ́ ̣ ­ Vân dung cao: V ̣ ơi cac đông t ́ ́ ̣ ư: binh luân, nhân xet, đanh gia, rut ra bai hoc ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ̀ ̣   ̣ lich s ử, liên hê th ̣ ực tiên... ̃ ̣ ́ ̣ Viêc xac đinh chuân kiên th ̉ ́ ưc, ki năng rât quan trong, giup giao viên co đinh ́ ̃ ́ ̣ ́ ́ ́ ̣   hương trong qua trinh day hoc đê đat đ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ược muc tiêu bai hoc cung nh ̣ ̀ ̣ ̃ ư  hinh thanh ̀ ̀   được cac năng l ́ ực cho hoc sinh. Tuy nhiên, tuy theo đôi t ̣ ̀ ́ ượng hoc sinh ma giao viên ̣ ̀ ́   co ś ự nâng chuân sao cho phu h ̉ ̀ ợp.   Khi dạy chuyên đề: “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ   năm 1911 đến năm 1930”, tôi đã xây dựng bảng mô tả như sau: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng  (Mô tả yêu  (Mô tả yêu cầu  (Mô tả yêu cầu  cao 8
  9. cầu cần đạt) cần đạt) cần đạt) (Mô tả yêu  cầu cần đạt) Quá   trình  ­   Nêu   được  ­   Giải   thích   được  ­ Đánh giá ý nghĩa  So   sánh   con  Nguyễn   Ái  tiểu   sử   của  nguyên   nhân  lịch   sử   những  đường   cứu  Quốc   tìm  Nguyễn   Ái  Nguyễn   Ái   Quốc  hoạt   động   của  nước   của  đường   cứu  Quốc. ra   đi   tìm   đường  Nguyễn Ái Quốc  Nguyễn   Ái  nước,   đến  ­   Trình   bày  cứu   nước   năm  từ  năm 1911 đến  Quốc với các  với   chủ  được   hoạt  1911. năm 1930. bậc tiền bối. nghĩa Mác ­  động   của  ­   Lí   giải   được  ­ Đánh giá vai trò  Lênin Nguyễn   Ái  nguyên   nhân  lịch   sử   của  Quốc   từ   năm  Nguyễn   Ái   Quốc  Nguyễn Ái Quốc  1911   đến   năm  lại   quyết   định  đối   với   cách  1920. sang   phương   Tây,  mạng   Việt   Nam  không   phải   Nhật  từ  năm 1911 đến  Bản   như   các   thế  năm 1920.  hệ  thanh niên đầu  thế kỉ XX. Quá   trình  Trình   bày   được  ­ Giải thích được  ­   Đánh   giá   được  Ngày nay, thế  Nguyễn   Ái  hoạt động chính  vai   trò   của  hệ   trẻ   cần  Quốc  của  Nguyễn  Ái  Nguyễn Ái Quốc  phải   làm   gì  truyền   bá  Quốc   từ   năm  trong   Hội   nghị  để học tập và  chủ   nghĩa  1921   đến   năm  hợp   nhất   các   tổ  làm theo tấm  Mác   ­  1930. chức cộng sản. gương   đạo  Lênin,  ­   Đánh   giá   được  đức   Hồ   Chí  chuẩn   bị  vai trò lịch sử của  Minh. thành   lập  Nguyễn Ái Quốc  Đảng   Cộng  đối   với   cách  sản   Việt  mạng   Việt   Nam  Nam   trong  từ  năm 1921 đến  những   năm  năm 1930. 1921 ­ 1930 ­   Phân   tích   được  tính   đúng   đắn,  sáng   tạo   của  Cương lĩnh chính  trị đầu tiên. * Định hướng phát triển năng lực cho học sinh: 9
  10. ­ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự  quản lí, giao tiếp,   hợp tác, sử  dụng công nghệ  thông tin và sử  dụng ngôn ngữ; đặc biệt là năng lực   hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt:  + Năng lực tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày tiểu sử của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc; trình bày hoạt động cách mạng của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến năm 1930. + Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: sử dụng bản đồ Hành trình tìm đường   cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1911 ­ 1941) để thấy rõ hành trình tìm đường  cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. +  Năng lực nhận xét, đánh giá các vấn đề, các sự  kiện, nhân vật lịch sử:   Đánh giá ý nghĩa những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng  Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930; đánh giá vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc  đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930. + Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế: thế hệ trẻ đã học tập và làm theo tấm  gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc hiện nay. + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề  trong học tập lịch sử:  tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện dự  kiến, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. ­ Năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn. ­ Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh còn cần học  tập và vận dụng các kiến thức liên môn. Môn Bài liên quan đến chủ đề tích hợp Ghi chú Âm nhạc Bài hát “Thăm bến Nhà Rồng” ­ Nhạc sĩ Trần Hoàn. Ngữ văn Tác gia Nguyễn Ái Quốc ­ Hồ  Chí Minh ­ SGK Ngữ  văn 12. “Một số thể loại văn học: Thơ, truyện” ­ SGK Ngữ văn  11 Cơ bản. “Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận” ­ SGK Ngữ  văn 11 Cơ bản. “Hai bàn tay” ­ Trích “Thư ký Bác Hồ kể chuyện” ­ Vũ   Kỳ. “Người đi tìm hình của nước” ­ Nhà thơ Chế Lan Viên. Lịch sử Bài   28   ­  “Truyền  thống   yêu  nước   của   dân  tộc   Việt   Nam thời phong kiến” ­ SGK Lịch sử 10 Cơ bản. 10
  11. Bài 21 ­  “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân   dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” ­ SGK  Lịch sử 11 Cơ bản. Bài 22 ­ “Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc   địa lần thứ nhất của thực dân Pháp” ­ SGK Lịch sử 11  Cơ bản. Bài 23 ­  “Phong trào yêu nước và cách mạng  ở  Việt   Nam từ  đầu thế  kỉ  XX đến Chiến tranh thế  giới thứ   nhất” ­ SGK Lịch sử 11 Cơ bản. Bài 12 ­  “Phong trào dân tộc dân chủ   ở  Việt Nam từ   năm 1919 đến năm 1925” ­ SGK Lịch sử 12 Cơ bản. Địa lý Bài   13   ­  “Đọc   bản   đồ   địa   hình,   điền   vào   lược   đồ   trống” ­ SGK Địa lí 12 Cơ bản. Bản đồ thế giới (Nguồn: Wikipedia.com) Giáo dục công  Bài 13 ­  “Công dân với cộng đồng”  ­ SGK Giáo dục  dân công dân 10. Bài 14 ­ “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ   Tổ quốc” ­ SGK Giáo dục công dân 10. Bài 16 ­  “Tự  hoàn thiện bản thân”  ­ SGK Giáo dục  công dân 10. Bài 15 ­ “Chính sách đối ngoại” ­ SGK Giáo dục công  dân 11. Bài 9 ­ “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu   phát triển của xã hội” ­ SGK Giáo dục công dân 10. Học tập và  Lòng yêu nước. làm theo tấm  Tinh thần đoàn kết. gương đạo  Tư tưởng độc lập, tự do. đức Hồ Chí  Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Minh Đức tính giản dị. Hoạt động  Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 2 với chủ đề “Thanh  ngoài giờ lên  niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. lớp Học sinh được rèn luyện năng lực vận dụng những kiến thức liên môn ở trên  để giải quyết các vấn đề của dự án và tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo  đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ thông qua học tập Lịch sử. 11
  12. 7.2.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.  * Chuẩn bị của giáo viên: ­ Máy tính xách tay, máy chiếu. ­ Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. ­ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. ­ Phân nhóm và giao nhiệm vụ  học tập cho từng nhóm và danh sách các tài   liệu tham khảo cho học sinh. ­ Xây dựng giáo án mẫu, các mẫu phiếu học tập, phiếu K ­ W ­ L, các phiếu đánh   giá dự án như phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh của giáo viên, phiếu học sinh   tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm, phiếu đánh giá chung của giáo viên. ­ Xây dựng sơ đồ tư duy về hoạt động cách mạng, vai trò lịch sử của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. ­ Hoàn thành phiếu giáo viên đánh giá. ­ Sử dụng các phần mềm Microsoft Office Power Point, phần mềm tạo video   Produce Proshow 8.0 và phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Mind Manager 9.0. * Chuẩn bị của học sinh: ­ Lập kế hoạch thực hiện dự án của nhóm. ­ Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án nhóm. ­ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập dưới dạng bài Power Point. ­ Tập thuyết trình, tìm kiếm các nguồn tài liệu, tranh  ảnh liên quan tới nội  dung của dự án để chuẩn bị cho thảo luận. ­ Hoàn thành các phiếu học tập, phiếu K ­ W ­ L và phiếu học sinh tự  đánh   giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm. ­ Sử dụng các phần mềm Microsoft Office Power Point. ­ Giấy A0, bút dạ, nam châm, băng dính hai mặt. * Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin: ­ Phần mềm Microsoft Word. ­ Phần mềm Power Point. ­ Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy imindmap. 7.2.4. Phương pháp dạy học và tiến trình hoạt động dạy học * Phương pháp dạy học: ­ Phương pháp dạy học: + Dạy học giải quyết vấn đề. + Dạy học theo dự án. ­ Kĩ thuật dạy học: + Vấn đáp. + Thuyết trình. + Đóng vai. 12
  13. + Thảo luận nhóm. + Phòng tranh. + K ­ W ­ L. * Tiến trình hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự  án. Quyết định chủ  đề. Phân công đóng   vai (được tiến hành trong vòng 10 phút sau khi giáo viên dạy xong chuyên đề  “Chính sách thống trị  của thực dân Pháp  ở  Việt Nam. Tình hình kinh tế  ­ xã  hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất”). ­ Giáo viên giới thiệu về phiếu KWL, hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước ở  nhà những thông tin ở  cột K (về Hoạt động cách mạng, vai trò lịch sử  của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930). PHIẾU KWL Tên bài học: Tên học sinh:                                     Lớp:                Trường: K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn biết) (Những điều đã học được) ­ Tìm hiểu trước nội dung bài học. ­ Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. ­ Giáo viên giới thiệu cho cả lớp về nội dung thực hiện dự án:  “Hoạt động   cách mạng, vai trò lịch sử  của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến năm   1930”, các nhóm đề xuất ý tưởng dự án. ­ Các nhóm lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của dự án: + Nhóm 1: Hoạt động cách mạng, vai trò lịch sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến năm 1920. + Nhóm 2: Hoạt động cách mạng, vai trò lịch sử  của lãnh tụ  Nguyễn Ái  Quốc từ năm 1921 đến cuối năm 1928. + Nhóm 3: Hoạt động cách mạng, vai trò lịch sử  của lãnh tụ  Nguyễn Ái  Quốc từ cuối năm 1929 đến đầu năm 1930. ­ Giáo viên phân công 3 học sinh về nhà tìm hiểu nội dung câu chuyện  “Hai  bàn tay” và thực hiện đóng vai ba nhân vật: + Một học sinh đóng vai người dẫn chuyện. + Một học sinh đóng vai anh Văn Ba. + Một học sinh đóng vai anh Tư Lê. Hoạt động 2: Giáo viên đưa ra bảng tiêu chí đánh giá kết quả  học tập   theo dự án, bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong  nhóm và tiêu chí đánh giá Sổ  theo dõi dự  án của nhóm học sinh (được tiến  hành trong vòng 10 phút sau khi giáo viên dạy xong chuyên đề: “Chính sách   13
  14. thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Tình hình kinh tế ­ xã hội Việt Nam  sau Chiến tranh thế giới thứ nhất”). PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN Họ và tên người đánh giá: Nhóm:           Lớp:          Trường: Tên chủ đề: Mục đánh giá Tiêu chí Kết quả Chi tiết Điểm tối đa Đánh giá bài trình bày của  Nội dung 4 nhóm (tối đa 10 điểm) Hình thức 2 Thuyết trình 2 Sơ đồ tư duy (nếu có) 2 Tổng Sổ  theo  dõi công  việc  Tổ chức dữ liệu 3 (tối đa 10 điểm)  Nội dung 4 Hình thức 3 Tổng PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ  Họ và tên người đánh giá:                                  Nhóm:     Lớp:          Trường:                                              Tên chủ đề: STT Họ và tên Điểm trả lời  Điểm bài  Điểm phiếu  Điểm TB  bộ câu hỏi  thuyết trình  KWL định hướng Power Point Trong đó, tổng điểm = (Điểm trả lời bộ  câu hỏi định hướng + Điểm thuyết  trình Power Point + Điểm phiếu KWL) /3. Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án:  ­ Các nhóm học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ, trao đổi cách   thực hiện, thời gian hoàn thành ... theo Sổ  theo dõi dự  án và báo cáo giáo viên thường   xuyên. ­ Các nhóm tự  bố  trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ. Biên bản   thảo luận họp nhóm được ghi đầy đủ trong Sổ theo dõi dự án. 14
  15. Triển khai thực hiện dự án (1 tuần) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­   Theo   dõi   học   sinh   thực   hiện,  ­ Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc. hướng dẫn học sinh, kịp thời tháo  ­  Thực  hiện  dự   án:  thu  thập thông  tin  dưới  gỡ những vướng mắc. nhiều hình thức, tổng hợp kết quả  thu thập,   ­ Giáo viên cung cấp cho học sinh  phân tích và xử lý thông tin và viết báo cáo. các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có). ­ Trao đổi với giáo viên về  những khó khăn  trong quá trình thực hiện qua điện thoại, email   hoặc gặp trực tiếp. ­   Thảo   luận,   sửa   chữa   và   hoàn   chỉnh   sản  phẩm. Kế hoạch thực hiện các công việc            Thời gian Thứ 2  Thứ 3 Thứ 4 Thứ  Thứ 6 Thứ 7        Công việc 5 Tìm kiếm và thu thập tài liệu x Tổng hợp kết quả thu thập x Phân tích và xử lý thông tin x Viết báo cáo bằng PowerPoint x Thảo luận để hoàn thiện x Trình bày sản phẩm x Hoạt động 4: Thực hiện dự án Học sinh làm việc theo nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm  gồm tìm kiếm và thu thập tài liệu thông qua sách báo, internet, thư  viện ...; tổng  hợp kết quả  thu thập, phân tích và xử  lý thông tin, viết báo cáo và thảo luận để  hoàn thiện sản phẩm. S ản ph ẩm c ủa h ọc sinh  đượ c trình bày chi tiết tại phụ  lục 2. Hoạt động 5: Hai tiết thực hiện trên lớp: tiến trình và phương pháp tổ  chức dạy học 1. Ổn định lớp học  2. Kiểm tra bài cũ  GV có thể sử dụng câu hỏi sau: 15
  16.   (?) Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất (1919 ­ 1930)   chuyển biến như thế nào? 3. Bài mới  Giới thiệu bài: Các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 ­ 1914) và lần thứ hai (1919 ­   1929) đã tác động lớn đến tình hình kinh tế, đặc biệt làm cho xã hội Việt Nam ngày  càng phân hóa sâu sắc. Trong bối cảnh đó, phong trào dân tộc dân chủ   ở  nước ta   tiếp tục phát triển theo nhiều con đường khác nhau. Đến khi Nguyễn Ái Quốc tìm  ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, lịch sử  bước sang một   trang mới, đánh dấu những thắng lợi quan trọng sau này của cách mạng Việt Nam.  Vậy quá trình ra đi tìm đường cứu nước; chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức và   tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 của Nguyễn Ái Quốc đã  diễn ra như  thế  nào? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như  thế  nào đối với cách mạng   Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chủ đề: Hoạt   động cách mạng, vai trò lịch sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm  1930. Giáo viên phát phiếu KWL và hướng dẫn học sinh hoàn thiện phiếu. PHIẾU KWL Tên bài học: Tên học sinh:                                     Lớp:                Trường: K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn biết) (Những điều đã học  được) Trong đó, cột K (Những điều đã biêt): Học sinh đã hoàn thiện  ở nhà. Cột W  (Những điều muốn biết): Học sinh hoàn thiện ngay sau khi giáo viên phát phiếu.   Cột L (Những điều đã học được): Học sinh hoàn thiện trong quá trình học. Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, đến  với chủ nghĩa Mác ­ Lênin (1911 ­ 1920). * Hình thức: Hoạt động nhóm, cá nhân. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học:  ­ Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề; phát vấn, học sinh suy  nghĩ, trình bày ý kiến; giáo viên nhận xét, kết luận. 16
  17. ­ Sử dụng kĩ thuật phòng tranh. ­ Đóng vai. * Tiến trình Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm Tích hợp Lịch sử  ­ Lịch sử; Lịch sử  ­ Âm  I.   Quá   trình   Nguyễn   Ái   Quốc  nhạc; Lịch sử  ­ Địa lý; Lịch sử  ­ Ngữ  văn;   tìm   đường   cứu   nước,   đến   với  Lịch   sử   ­   Giáo   dục   Công   dân;   Lịch   sử   ­  chủ   nghĩa   Mác   ­   Lênin   (1911   ­  Học tập và làm theo tấm gương đạo đức  1920) Hồ Chí Minh. 1.   Sơ   lược   tiểu   sử   Nguyễn   Ái   Hoạt động nhóm, cá nhân. Quốc ­ GV cho HS quan sát hình ảnh ngôi nhà của  Người ở Nghệ An và đặt câu hỏi: Em có biết  gì về ngôi nhà trên? ­ HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn.  ­ GV nhận xét, kết luận: đây là ngôi nhà của   gia đình Nguyễn  Ái Quốc  ở  Nghệ  An, một  ngôi   nhà   tranh   nhỏ,   đơn  sơ   nhưng   rất  ngăn  nắp. ­ GV đặt câu hỏi: Em có biết gì về Nguyễn Ái   Quốc? ­ HS dựa vào SGK, dựa vào kiến thức Ngữ  Văn và hiểu biết của bản thân, trình bày tiểu  ­ Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ  tên là  sử   của   lãnh   tụ   Nguyễn  Ái  Quốc   thông  qua  Nguyễn Sinh Cung (sau đổi tên là  hình vẽ chân dung Người (đã chuẩn bị ở nhà). Nguyễn   Tất   Thành),   sinh   ngày  ­ GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức Ngữ  19/5/1890,   tại   làng   Sen,   xã   Kim  văn 12 ­ Tác gia Nguyễn Ái Quốc ­ Hồ  Chí  Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ  Minh để  nắm được tiểu sử  của Nguyễn Ái  An. Quốc. (Tích hợp Lịch sử ­ Ngữ văn). ­   Người  xuất  thân  trong   một  gia  17
  18. đình trí thức yêu nước, lớn lên từ  một miền quê có truyền thống đấu  tranh   quật   khởi,   lại   được   chứng  kiến   sự   thất   bại   của   một   loạt   cuộc đấu tranh chống Pháp, được  tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng  đương thời  Từ rất sớm, Nguyễn  Ái Quốc đã có “chí đuổi thực dân  ­ GV nêu câu hỏi:  Tình hình Việt Nam cuối   Pháp, giải phóng đồng bào”. thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật? ­ HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. 2. Bối cảnh lịch sử  Nguyễn  Ái   ­ GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Quốc ra đi tìm đường cứu nước  +   GV   hướng   dẫn   HS   vận   dụng   kiến   thức   ­   Năm   1858,   thực   dân   Pháp   nổ  Lịch sử 11 ­ Bài 22 ­ “Xã hội Việt Nam trong   súng xâm lược Việt Nam. Sau hơn   30   năm   cơ   bản   hoàn   thành   công  cuộc   khai   thác   thuộc   địa   lần   thứ   nhất   của   cuộc bình định, thực dân Pháp tiến  thực   dân   Pháp”  và   Lịch   sử   12   ­   Bài   12   ­  “Phong trào dân tộc dân chủ   ở  Việt Nam từ   hành  khai   thác   thuộc   địa   lần   thứ  năm 1919 đến năm 1925” để  làm rõ tình hình  nhất (1897 ­ 1914) và lần thứ  hai  chính trị, xã hội Việt Nam cuối thế  kỉ  XIX,   (1919 ­ 1929) làm cho xã hội Việt  đầu thế kỉ XX. (Tích hợp Lịch sử ­ Lịch sử) Nam   nổi   lên   hai   mẫu   thuẫn   cơ  bản: + Mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể  nhân dân Việt Nam với thực dân  Pháp. +  GV   hướng   dẫn   HS   vận   dụng   kiến   thức  +   Mâu   thuẫn   giai   cấp  giữa   nông  Lịch sử  11 ­ Bài 21 ­  “Phong trào yêu nước   dân với địa chủ phong kiến. chống   Pháp   của   nhân   dân   Việt   Nam   trong   những năm cuối thế kỉ XIX”: Cuối  thế   kỷ   XIX,   hệ   tư   tưởng  phong  kiến  vẫn tồn tại, chi phối các khuynh hướng cứu  nước lúc đó. Bộ  phận văn thân, sỹ  phu yêu  ­ Phong trào yêu nước chống Pháp  nước đã sử dụng hệ tư tưởng phong kiến này  của   nhân   dân   Việt   Nam   (Phong  làm vũ khí chống Pháp. trào   đấu   tranh   theo   hệ   tư   tưởng  Đến năm 1896, cùng với sự thất bại của cuộc  phong   kiến   ­   Phong   trào   Cần  khởi   nghĩa   Hương   Khê,   phong   trào   Cần  Vương   cuối   thế   kỉ   XIX;   phong  vương đã thất bại. Thất bại đó chứng tỏ  con  trào đấu tranh theo khuynh hướng  đương cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của  dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX với   các sỹ phu, văn thân yêu nước theo lập trường   hai đại diện tiêu biểu là Phan Bội  phong kiến không thành công, độc lập dân tộc  Châu,   Phan  Châu  Trinh)   tuy   diễn  18
  19. không thể gắn với chế độ  phong kiến. Trong  ra sôi nổi nhưng đều bị  thất bại  hoàn   cảnh   đó,   những   người   Việt   Nam   yêu  Cách mạng Việt Nam lâm vào tình  nước phải tìm một chân lí cứu nước mới. trạng khủng hoảng trầm trọng về  +   GV   hướng   dẫn   HS   vận   dụng   kiến   thức   đường lối và giai cấp lãnh đạo. Lịch sử 11 ­ bài 23 ­ “Phong trào yêu nước và   cách mạng  ở  Việt Nam từ đầu thế  kỉ  XX đến   Chiến tranh thế giới thứ nhất”: Đến đầu thế  kỉ  XX, cùng với sự  xuất hiện   tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư,  Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng  dân chủ  tư  sản được đưa vào Việt Nam. Các  sĩ   phu   yêu   nước   thức   thời   đã   tiếp   nhận   tư  tưởng   đó   một   cách   nồng   nhiệt.   Đặc   biệt,  những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy   tân   Minh   Trị   (1868)   càng  củng   cố   niềm  tin   của họ vào con đường cách mạng tư sản. Đây  chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm  nảy   sinh   và   thúc   đẩy   phong   trào   yêu   nước  theo khuynh hướng chính trị mới: trào lưu dân  tộc chủ  nghĩa, trong đó, Phan Bội Châu, Phan  Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu. Trào  lưu   chính   trị   này   kế   tục   Phong   trào   Cần  Vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX,   nhưng đồng thời, đã mang nhiều nét mới khác  trước. Tuy   nhiên,   vì   ở   Việt   Nam   lúc   đó   chưa   có  những   điều   kiện   chín   muồi   về   kinh   tế   và  chính trị (giai cấp tư sản dân tộc chưa ra đời,  tầng lớp trí thức mới cũng còn rất ít  ỏi) nên   trào   lưu   dân   tộc   này   đã   không   tồn   tại   bền  chắc và lâu dài. Sự thất bại của phong trào yêu nước theo lập  trường phong kiến cuối thế  kỉ  XIX và phong  trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ  tư  sản đầu thế  kỉ  XX đã đẩy cách mạng Việt  Nam   lâm   vào   tình   trạng   khủng   hoảng   trầm  trọng về  đường lối và giai cấp lãnh đạo. Từ  19
  20. đó, đặt ra yêu cầu lịch sử  là phải có một con  đường cứu nước đúng đắn để đưa cách mạng  nước   ta   thoát   khỏi   cuộc   khủng   hoảng   về  đường lối và giai cấp lãnh đạo.   => làm rõ kết quả  các phong trào đấu tranh  chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế  kỉ XX. (Tích hợp Lịch sử ­ Lịch sử) ­ GV đặt câu hỏi: Yêu cầu lịch sử đặt ra cho   => Yêu cầu lịch sử đặt ra: phải tìm  cách mạng Việt Nam lúc này là gì? ra một con đường cứu nước đúng  ­ HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. đắn vừa  giải quyết  đồng thời hai  ­ GV nhận xét, kết luận. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt  Nam vừa đưa cách mạng Việt Nam  thoát khỏi tình trạng khủng hoảng  trầm trọng về đường lối và giai cấp  lãnh đạo. ­ GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức Ngữ  văn   11   ­  “Một   số   thể   loại   văn   học:   Thơ,   truyện”  và  “Một số  thể  loại văn học: Kịch,   nghị luận” để tham gia đóng vai theo nội dung  câu chuyện “Hai bàn tay” (Tích hợp Lịch sử  ­ Ngữ văn) + HS trong vai trò là người dẫn chuyện: Năm  1911,   năm   ấy   Bác   còn   trẻ   lắm,   khoảng   21   tuổi. Một hôm, anh Ba ­ tên của Bác hồi  ấy,  cùng với một người bạn dạo khắp thành phố  Sài Gòn. Rồi bỗng đột nhiên, anh Ba hỏi anh  Lê + HS đóng vai anh Văn Ba: Anh Lê, anh có yêu  nước không? + HS đóng vai anh Tư Lê: Tất nhiên là có chứ! + HS đóng vai anh Văn Ba: Anh có thể giữ bí  mật không? + HS đóng vai anh Tư Lê: Có + HS  đóng vai anh Văn Ba: Tôi muốn  đi ra  nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác,  họ  làm cách mạng như thế  nào? Sau khi xem   xét họ, tôi sẽ  trở  về  giúp đồng bào chúng ta.  Nhưng   đi   một   mình,   thật   ra   cũng   có   nhiều  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2