intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường kĩ năng nghe nói tiếng Anh lồng ghép với việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động ngoại khóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tăng cường kĩ năng nghe nói tiếng Anh lồng ghép với việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động ngoại khóa" nhằm nâng cao kỹ năng Nghe - Nói cho học sinh khối 11, trường THPT Nguyễn Huệ để hiểu sâu hơn về mục đích, yêu cầu, cũng như các phương pháp, kỹ năng của việc dạy Nghe - Nói đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Qua thực tế lên lớp, gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp trong những năm học vừa qua, chúng tôi đã thu hoạch được một số kinh nghiệm, xin được đưa ra đây để cùng trao đổi với các đồng nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường kĩ năng nghe nói tiếng Anh lồng ghép với việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động ngoại khóa

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Tăng cường kĩ năng nghe nói tiếng Anh lồng ghép với việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động ngoại khóa Đồng tác giả: 1. Nguyễn Thị Hiền - Giáo viên 2. Vũ Thị Hồng Vân - Giáo viên 3. Mai Thanh Huyền - Giáo viên 4. Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giáo viên 5. Phạm Thị Nguyệt - Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Huệ Ninh Bình, tháng 05 năm 2022
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Ngày tháng Nơi Chức Trình độ đóng góp TT Họ và tên năm sinh công tác vụ chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến THPT Giáo 1 Nguyễn Thị Hiền 18/10/1973 Thạc sỹ 25 Nguyễn Huệ viên THPT Giáo 2 Vũ Thị Hồng Vân 22/06/1985 Cử nhân 23 Nguyễn Huệ viên THPT Giáo 3 Nguyễn Thị Thanh Nhàn 15/04/1975 Thạc sỹ 17 Nguyễn Huệ viên THPT Giáo 4 Mai Thanh Huyền 13/11/1978 Cử nhân 18 Nguyễn Huệ viên THPT Giáo 5 Phạm Thị Nguyệt 24/4/1989 Thạc sỹ 17 Nguyễn Huệ viên - Là đồng tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: Tăng cường kĩ năng nghe nói tiếng Anh lồng ghép với việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động ngoại khóa - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục - Vấn đề giải quyết: Đổi mới phương pháp giảng dạy - Thời gian thực hiện: Năm học 2021 - 2022 I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1
  3. Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW: Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo, Thực hiện sự chỉ đạo của ngành tất cả các nhà trường đã thay đổi chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Các nhà trường được chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường. Các giờ học không còn bó hẹp trong khuôn khổ bốn bức tường của lớp học mà học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò then chốt và là điều kiện tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu để hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngoại ngữ được chú trọng và đầu tư trên phạm vi cả nước nói chung cũng như tỉnh Ninh Bình nói riêng. Trong việc dạy và học ngôn ngữ, kĩ năng Nghe - Nói giữ vai trò quan trọng vì mục tiêu của ngôn ngữ là giao tiếp. Đối với Tiếng Anh phương pháp dạy kĩ năng Nghe - Nói luôn được ưu tiên hàng đầu. Trong một cuộc khảo sát về việc dạy và học Tiếng Anh gần đây tại trường THPT Nguyễn Huệ, hơn 70% học sinh gặp khó khăn trong hai kĩ năng này. Học sinh của trường còn chưa tự tin vì hạn chế về hiểu biết xã hội hoặc thiếu vốn từ vựng. Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Huệ rất quan tâm đến bộ môn Tiếng Anh từ việc bồi dưỡng đội ngũ, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ, đến trang thiết bị trong nhà trường. Đồng chí hiệu trưởng trực tiếp đến các trung tâm Tiếng Anh có chất lượng thăm quan học tập mô hình, kết nối với trung tâm ATLATIC FIVE-STAR ENGLISH để khảo sát khả năng hợp tác giảng dạy ngoại ngữ nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng và tiếp cận các kỳ thi quốc tế. Tại địa phương, chúng tôi hợp tác với trung tâm Smart learn, Aptex, Atlantis, …. giúp học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với các kỳ thi chuẩn quốc tế trong xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, ban giám hiệu trường luôn chú trọng phát triển thư viện và văn hóa đọc trong học sinh. Trong hai năm qua, thư viện được mở rộng, tăng cường các thiết bị thiết bị hiện đại và bổ sung các đầu sách, đặc biệt là sách Tiếng Anh các loại. Nhận thức sâu sắc về yêu cầu cần thiết đa dạng hóa các hoạt động dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường THPT nhằm gây hứng thú cho học sinh và giúp các em tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, khi đón mỗi khóa học sinh vào trường, chúng tôi luôn tổ chức khảo sát, phân loại để có thể hỗ trợ và có biện pháp giảng dạy cho các em tốt nhất. Cũng như các trường THPT trong tỉnh, khi khảo sát rất nhiều học sinh không thể nghe hiểu một câu hỏi đơn giản bằng Tiếng Anh, các em cũng không thể nói một câu Tiếng Anh hoàn chỉnh. Nhóm giáo viên Tiếng Anh đã nỗ lực, tìm nhiều biện pháp linh hoạt để bổ sung kỹ 2
  4. năng ngôn ngữ cho học sinh. Một số giáo viên chỉ đơn giản yêu cầu học sinh nghe và đọc lại 3-5 câu theo băng phần Getting Started và kiểm tra mỗi ngày. Một số giáo viên lập trang web, giao bài và thực hiện chương trình “Lớp học đảo ngược”, một số giáo viên lại cho học sinh nghe những mẩu tin ngắn, nói theo và thu băng, chấm điểm, một số đống chí có các chương trình trò chơi liên quan đến dạy âm rất thú vị cho học sinh luyện âm và từ. Với nhiều biện pháp như vậy, học sinh có thể từng bước, qua từng giờ học phát triển ngữ âm, tăng cường kỹ năng Nghe - Nói. Nhóm Giáo viên ngoại ngữ của nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động thiết thực, bổ ích tạo hứng thú và sân chơi cho các em. Đến thời điểm này Nguyễn Huệ là một trong những trường đầu tiên trong khối THPT có câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động hiệu quả với các hoạt động hội chợ giới thiệu nông sản bằng tiếng Anh, các lễ hội theo truyền thống của Anh và Mĩ, các hoạt động vì môi trường lồng ghép với thi hùng biện tiếng Anh. Trong các hoạt động của mình, chúng tôi nỗ lực để thu hút lượng học sinh lớn nhất tham gia. Ví dụ, trong chuyên đề hàng năm, chúng tôi cố gắng tổ chức từ các tổ nhóm trong lớp, rồi thi trong mỗi lớp, trong khối và trong trường. Với chuỗi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy kỹ năng Nghe - Nói, hoạt động ngoại khóa năm nay hướng tới chủ đề phát triển văn hóa đọc cho học sinh, thúc đẩy tình yêu sách và niềm đam mê đọc sách của học sinh, một hoạt động giải trí gần đây có phần mai một trong giới trẻ. Nội dung dạy học trong chương trình môn Tiếng Anh lớp 10, 11 và 12 được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, gồm: Hệ thống các chủ đề (khái quát), các chủ điểm (cụ thể) mang tính gợi ý; các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được quy định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hóa được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Phương pháp giáo dục chủ đạo là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên các phương pháp dạy học này đều mang đặc điểm chung là lấy người học làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người định hướng, chỉ dẫn. Trong mỗi Unit, không những có một tiết nghe và một tiết nói riêng, mà hai kỹ năng này còn được lồng ghép vào các tiết khác trong bài học. 3
  5. Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng Nghe - Nói, đặc biệt là trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng tôi tập trung nghiên cứu mảng đề tài “Tăng cường kỹ năng nghe nói tiếng Anh lồng ghép với phát triển văn hóa đọc trong học sinh THPT qua các hoạt động ngoại khóa”, hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng Nghe - Nói cho học sinh khối 11, trường THPT Nguyễn Huệ để hiểu sâu hơn về mục đích, yêu cầu, cũng như các phương pháp, kỹ năng của việc dạy Nghe - Nói đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Qua thực tế lên lớp, gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp trong những năm học vừa qua, chúng tôi đã thu hoạch được một số kinh nghiệm, xin được đưa ra đây để cùng trao đổi với các đồng nghiệp. 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Chi tiết giải pháp cũ Quá trình giảng dạy phần Listening and Speaking: - Giáo viên truyền thụ kiến thức tuần tự trong sách giáo khoa để học sinh hiểu được nội dung kiến thức phần Listening và Speaking trong sách giáo khoa theo trình tự: + Warm – up: giới thiệu chủ đề và ngữ liệu mới + Thực hiện làm lần lượt các bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa - Học sinh tiếp thu các yêu cầu của giáo viên bằng cách nghe, làm theo yêu cầu và ghi chép lại nội dung thông tin 1.2. Ưu điểm: - Giáo viên truyền tải được đầy đủ các kiến thức theo yêu cầu cho học sinh. - Học sinh chăm chú nghe giảng, ghi chép, và thực hiện. - Các bài tập được thiết kế dựa trên cấu trúc bài mẫu – thực hành, định nghĩa - ứng dụng nên phần lớn học sinh có thể nắm bắt được bài học ngay trên lớp. 1.3. Nhược điểm cần khắc phục: - Người học có phần “thụ động”, ít phản biện. - Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách. - Giáo viên chưa sử dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong tiết học Listening và Speaking là: phương pháp vấn đáp, phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học nhóm. - Chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và quá trình học. - Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh; chưa phát triển hết các phẩm chất, năng lực của học sinh; gây nhàm chán cho học sinh. - Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh còn chưa hứng thú, chủ yếu sử dụng phương pháp “đọc/nói - nghe - ghi” một cách thụ động, giáo viên chủ yếu là diễn 4
  6. thuyết nội dung kiến thức trong các phần của tiết học, học sinh nghe yêu cầu và thực hiện nghiệm vụ, chưa chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu thêm kiến thức. 2. Giải pháp mới Khi đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Huệ, nhóm Ngoại Ngữ chúng tôi đã luôn theo đúng tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: “chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Trong điều kiện thư viện trường khang trang được trang bị đấy đủ các đầu sách với nhiều quyển sách hay và quý, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá đọc chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, nhóm đã xây dựng ý tưởng tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên sách sẵn có trên thư viện để khơi gợi sở thích đọc sách, phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh, cải thiện kĩ năng đọc, nghe và nói, và phát triển văn hóa đọc trong học sinh. Từ đó học sinh có thêm động lực và niềm đam mê đối với bộ môn Tiếng Anh. Hơn nữa, học sinh cũng chủ động, tích cực trong việc tìm tài liệu ở thư viện và tự học, tự rèn luyện các kĩ năng Tiếng Anh. Cụ thể, học sinh có thể thực hiện được các hoạt động sau: + Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí, ...). + Định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang, ... và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet). + Lựa chọn tài liệu đọc có tính hệ thống và tính liên tục trong quá trình học tập (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp). + Tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả cách đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc, …. + Vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, viết phê bình sách, diễn kịch lại nội dung của cuốn sách, chia sẻ và trao đổi với bạn bè, vv. + Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc. Hoạt động ngoại khóa của chúng tôi được thực hiện từ ngày 01/10/2021 đến ngày 18/4/2022 bao gồm các hoạt động sau: 5
  7. Hoạt động 1 (Thực hiện vào đầu tháng 10): Nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa đọc và giới thiệu sách: (phụ lục 1) Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và để lại những hậu quả nặng nề, đau thương tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, tỉnh Ninh Bình là một trong những địa phương may mắn khi kiểm soát được các ca covid-19, không để lây lan ra ngoài cộng đồng và học sinh trong toàn tỉnh có thể đến trường, bắt đầu một năm học mới từ ngày 1/9. Trường THPT Nguyễn Huệ đón chào học sinh quay trở lại trường bằng lễ khai giảng trực tuyến, khi học sinh đến trường phải đảm bảo qui định 5K và không tổ chức bất cứ một hoạt động tập trung đông người nào. - Trước tình hình dịch bệnh mà vẫn đảm bảo triển khai được kế hoạch năm học và các hoạt động ngoại khóa của bộ môn Tiếng Anh, thay vì tập trung học sinh để tuyên truyền và triển khai các kế hoạch hoạt động, giáo viên môn Tiếng Anh đã làm việc với BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để triển khai kế hoạch tuyên truyền về văn hóa đọc và ý nghĩa của việc đọc sách đối với đoàn viên, thanh niên đồng thời giới thiệu các đầu sách trong thư viện tới học sinh. Với sự trợ giúp từ Đoàn TN, hoạt động truyên truyền về văn hóa đọc và giới thiệu sách đã được đăng tải len Fanpage của Nhà trường, Đoàn TN và các Câu lạc bộ trực thuộc (CLB Tiếng Anh, CLB Truyền thông, CLB Âm nhạc và Nhảy) - Tại các chi đoàn và lớp đã triển khai tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày sách thế giới (23/4 hàng năm) và Ngày sách Việt Nam (21/4 hàng năm), những lợi ích mà văn hóa đọc mang lại cho các bạn đoàn viên, thanh niên và tổ chức “Tuần lễ Thư viện” - Với hoạt động “Tuần lễ Thư viện”, mỗi một lớp trong trường (28 lớp) sẽ đăng kí một tiết (ưu tiên các tiết là môn Tiếng Anh) để lên thăm quan thư viện, hoạt động này được triển khai trong suốt tháng 10 với mục đích đưa Thư viện lại gần cuộc sống của học sinh, nhiều bạn học sinh nhất là học sinh lớp 12 dù đã học tại trường được 2 năm học mà chưa một lần đặt chân lên thư viện, thậm chí nhiều bạn còn không biết là trường mình có thư viện. Giáo viên phụ trách hoặc thủ thư sẽ giới thiệu về thư viện, cách bố trí, phân loại và tìm tài liệu sách, học sinh sẽ tiến hành thăm quan, trải nghiệm cơ sở vật chất trên thư viện, ban đầu chưa yêu cầu học sinh phải đọc sách, học sinh chỉ cần nắm được một số thông tin cơ bản như các đầu sách được phân loại như thế nào, vị trí tìm các loại sách, lịch mở cửa thư viện và ai là người trông coi thư viện,… - Thành lập CLB Sách trường THPT Nguyễn Huệ (Nguyen Hue Book Club) với sứ mệnh truyền tải những thông điệp ý nghĩa mà sách mang lại, giúp sách trở nên thú vị và hấp 6
  8. dẫn hơn với mỗi độc giả, khơi dậy tình yêu sách trong mỗi bạn học sinh, đồng thời chăm sóc, dọn dẹp, bảo quản thư viện theo định kì hàng tuần. Hoạt động 2 (Thực hiện từ 01/11/2021 đến 28/2/2022): Hoạt động đọc sách (phụ lục 2) - Hướng dẫn học sinh cách đọc sách, cách định hướng và lựa chọn nguồn tài liệu thích hợp, cách đào sâu những nội dung đã đọc, cách lựa chọn để vận dụng nội dung đã học vào thực tiễn. - Tổ chức cho học sinh đọc sách tại thư viện hoặc mượn sách về nhà đọc. - Tổ chức cho học sinh chia sẻ sách với nhau. - Hướng dẫn học sinh cách phê bình nội dung của một cuốn sách. Hoạt động 3 (Thực hiện từ 1/3/2022 đến 18/4/2022): Tiếng Anh với hoạt động đọc sách (phụ lục 3+4) - Tổ chức cuộc thi lồng ghép Tiếng Anh vào hoạt động đọc sách của học sinh gồm 2 vòng: Vòng 1: Vòng sơ khảo + Bước 1: Giao nhiệm vụ tại các lớp về review sách (Khối 11, 9 lớp) + Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm để thống nhất chọn một cuốn sách hay hoặc tâm đắc (nhóm theo tổ; 4 tổ/ lớp; học sinh lên thư viện tìm sách và thống nhất chọn sách, yêu cầu phải là các đầu sách có trong thư viện) + Bước 3: Học sinh thảo luận các nội dung của cuốn sách được chọn và thống nhất viết review + Bước 4: Học sinh thiết kế nội dung review trên poster và nội dung thuyết trình trên lớp + Bước 5: Học sinh thuyết trình trên lớp (có sản phẩm poster của nhóm) Vòng 2: Vòng chung kết - Mỗi lớp chọn 3 học sinh xuất sắc nhất để tham dự vòng chung kết - 03 đội tham gia chung kết (6 hs/ đội) - Nội dung thi chung kết: + Triển lãm sách (Giới thiệu review một số cuốn sách hay): + Phỏng vấn (Quan điểm của giới trẻ về chủ đề “reading books”) + Diễn kịch (Role-play: Vở kịch: CINDRELLA) + Tranh biện: Paper books và Online books (đại diện hai nhóm xuất sắc nhất sẽ tham gia tranh biện). 3. Điều kiện và khả năng áp dụng sáng kiến 3.1. Khả năng áp dụng sáng kiến 7
  9. Hiện nay tất cả các trường học trong tỉnh đều có thư viên được trang bị nhiều đầu sách hay nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để. Học sinh chưa hình thành văn hóa đọc sách, chưa chủ động tìm tài liệu, tự nghiên cứu và tóm tắt nội dung quan trọng từ đó phục vụ cho môn học cuả mình. Sau khi áp dụng giải pháp trên trong quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Huệ, nhóm Ngoại Ngữ chúng tôi đã giúp học sinh tích cực tìm tài liệu, chọn lọc thông tin, phát triển kĩ năng ngôn ngữ, đặc biệt kĩ năng đọc, nói, nghe, và khơi gợi sở thích đọc sách của học sinh trong nhà trường. Từ đó học sinh yêu thích bộ môn và nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện. Chúng tôi nhận thấy khả năng áp dụng của giải pháp trên đối với tất cả các trường THPT và THCS trong toàn tỉnh hoàn toàn khả thi, mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, sáng kiến hoàn toàn có thể nhân rộng và áp dụng với các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác một cáchhữu ích. 3.2. Điều kiện áp dụng sáng kiến 3.2.1. Trang thiết bị dạy học Các trường có phòng thư viện có đầy đủ các đầu sách hay và quý của tất cả các bộ môn và khối lớp, sách giáo khoa của BGD, các đầu sách tham khảo, các sách ôn thi THPTQG mới nhất. Thư viện cũng cần được trang thiết bị như bàn ghế, máy tính kết nối internet để học sinh tìm sách dễ dàng và nhanh chóng. Cũng có thể trang bị cho mỗi thư viện 1 máy chiếu để có thể biến thư viện thành phòng chuyên đề cho một số bộ môn trong trường hợp cần thiết. 3.2.2. Đối với giáo viên Giáo viên là những người nắm vững về kiến thức chuyên môn, hiểu biết về tài nguyên sách đặc biệt bộ môn mình giảng dạy, là người tư vấn giới thiệu những đầu sách hay, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, biết cách định hướng học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. 3.2.3. Đối với học sinh Học sinh phải dần xây dựng các phẩm chất và khả năng thích nghi với phương pháp dạy học mới, chủ động tự tìm tài liệu và chia sẻ, nếu có khó khăn thì hỏi giáo viên hướng dẫn tư vấn. Học sinh dần hình thành thói quen đọc sách, kĩ thuật chọn lọc và tóm tắt, tự giác và có trách nhiệm với việc học của mình và việc học chung của cả lớp, tự giác học tập ở bất kì hoàn cảnh hay điều kiện nào, vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức các môn học vào thực tiễn cuộc sống... 4. Hiệu quả đạt được 8
  10. 4.1. Hiệu quả xã hội - Sáng kiến đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, học đi đôi với hành - vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết vấn đề cấp bách trong thực tế đời sống… mà cụ thể là học sinh chủ động trong việc tìm tòi kiến thức, sử dụng Tiếng Anh trong đời sống giao tiếp, từ đó hình thành phẩm chất và năng lựctheo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. - Học sinh được tham gia vào hoạt động trải nghiệm không chỉ vận dụng kiến thức bài học vào thực tế đời sống, rèn luyện phẩm chất, kỹ năng, phát triển năng lực mà cònhình thành niền đam mê đối với sách và việc đọc sách. Trong quá trình thực hiện đề tài đã giúp: + Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; và đặc biệt là năng lực ngôn ngữ. + Rèn đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. + Học sinh mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích học sinh nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện về sách và nội dung của những cuốn sách…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. + Qua trải nghiệm này, học sinh có trách nhiệm với môn học, với nhóm học tập và với công việc được giao một cách tự nhiên nhất. Việc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khái quát, phỏng vấn, tranh biện.. theo chủ đề đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân học sinh, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội. + Khơi dậy tình đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước. + Khơi dậy tình yêu cái hay, cái đẹp; độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Những hoạt động mà học sinh thực hiện trong chuyên đề đã giáo dục các em sự nhạy bén, linh hoạt vận dụng kiến thức các môn học trong định hướng nghề nghiệp, tương lai sau này. Quá trình áp dụng sáng kiến này tại nhà trường đã thu được kết quả tốt, tạo sự tin tưởng chuyên môn của nhà trường, sự ngưỡng mộ của các trường THPT trên toàn tỉnh (Xem phụ lục 5) và nhận được đánh giá cao từ phía lãnh đạo Sở GD&ĐT Ninh Bình, đóng góp không nhỏ vào nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường với những thành tích sau: 2 giải nhất, 1 giải ba trong kì thi nói Tiếng Anh giành cho học sinh THPT (tháng 4/2021), trong kì thi tài năng IELTS cấp THPT học sinh trường giành 1 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuyến khích, trong kì thi 9
  11. HSG lớp 12 cấp THPT môn Tiếng Anh trường đạt 6 giải nhì, 8 giải Ba và trở thành một trong những lá cờ đầu trong phong trào học Tiếng Anh của tỉnh Ninh Bình, là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh học sinh trên địa bàn thành phố Tam Điệp. 4.2. Hiệu quả kinh tế - Sáng kiến có giá trị hiệu quả kinh tế cao: Mỗi buổi học nghe nói ở trung tâm trị giá: + từ 30.000 đ đến trên 50.000 đ/1 học sinh/ tiết (45 phút) đối với lớp 15 học sinh. + 20.000 đ /1 học sinh/ 1 tiết đối với lớp từ 35 học sinh trở lên. - Tính đến thời điểm hiện tại thầy và trò nhà trường đã thực hiện được: Vòng 1: 8 tiết/ 1 lớp, khối 11 có 378 học sinh, số tiền có thể tiết kiệm là: 378 hs x 8 tiết x 20.000đ = 60.480.000 đồng (Sáu mươi triệu bốn trăm tám mươi nghìn đồng) Vòng 2: 8 tiết x 27 học sinh, số tiền có thể tiết kiệm là: 27 học sinh x 8 tiết x 50.000đ =10.800.000 đồng (Mười triệu tám trăm ngàn đồng) Tổng số tiền mà giáo viên và học sinh nhà trường có thể tiết kiệm là: 60.480.000đ + 10.800.000 = 71.280.000 đồng (Bảy mươi mốt triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng) - Nếu áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với tất cả các trường phổ thông có thư viện ở 02 thành phố và 06 huyện thì số tiền làm lợi dự kiến là rất lớn. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tam Điệp, ngày 05 tháng 05 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÓM THỰC HIỆN SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Thị Hiền Vũ Thị Hồng Vân Mai Thị Thanh Huyền Phạm Thị Nguyệt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 10
  12. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: HOẠT ĐỘNG 1: NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ VĂN HÓA ĐỌC VÀ GIỚI THIỆU SÁCH 1. Một số nội dung tuyên truyền về văn hóa đọc và ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh THPT Văn hóa đọc và ngày hội sách thế giới 23/4 Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”(World Book and Copyright Day), trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại. Đây cũng là dịp thể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học, các thư viện, các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả. Ý tưởng về Ngày Sách và Bản quyền Thế giới bắt nguồn từ một phong tục truyền thống rất đẹp ở Catalonia (Tây Ban Nha): Vào ngày 23/4 hàng năm (là ngày lễ Thánh Goerge), có rất nhiều hội chợ sách và các lễ hội đường phố được tổ chức, mỗi khách hàng sẽ được tặng một bông hồng kèm theo khi mua một cuốn sách trong ngày hôm đó. Ngày 23/4 còn là ngày mà cả ba đại văn hào của thế giới Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega đều qua đời sau khi để lại cho nhân loại những kiệt tác của mọi thời đại. Ngày này cũng là ngày sinh hoặc ngày giỗ của các tác giả nổi tiếng khác Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, Josep Pla and Manuel Mejía Vallejo. Chính vì vậy, UNESCO mong muốn Ngày Sách và Bản quyền Thế giới sẽ là dịp để cả thế giới tôn vinh 11
  13. sách và những người sáng tạo ra chúng - những người đã có những đóng góp không gì thay thế được đối với sự phát triển văn hóa nhân loại; dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc. Ý nghĩa ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4 Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm 12
  14. của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả. 2. Các hoạt động cụ thể được triển khai Một số hình ảnh trong hoạt động “Tuần lễ thư viện” Không gian thư viện trường THPT Nguyễn Huệ 13
  15. Cách sắp xếp, phân loại sách và các tài liệu tham khảo trên thư viện Học sinh thăm quan và trải nghiệm thực tế trên thư viện 14
  16. Câu lạc bộ Sách trường THPT Nguyễn Huệ (Nguyen Hue Book Club – NBC) Ra mắt CLB Sách và Fanpage của CLB Các hoạt động được triển khai trên Fanpage của CLB Sách (1) 15
  17. Các hoạt động được triển khai trên Fanpage của CLB Sách (2) Một số đầu sách hay được giới thiệu tại thư viện Các đầu sách tham khảo (1) 16
  18. Các đầu sách tham khảo (2) 17
  19. Truyện tranh và tiểu thuyết, thơ văn (1) Truyện tranh và tiểu thuyết, thơ văn (2) PHỤ LỤC 2: HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH 18
  20. PHỤ LỤC 3: TIẾNG ANH VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2