Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là xác định mục tiêu của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất. Từ đó thiết kế được các hoạt động dạy học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương trong cuộc sống, nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy trong quá trình dạy học cần kết hợp dạy chữ, dạy người để phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực; hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trình tích lũy, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực. Giáo dục phẩm chất cũng là động lực để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh và ngược lại. Vì vậy, nó vừa là mục tiêu, vừa là nội dung giáo dục để có thể giáo dục học sinh “ học để biết”, “học để làm việc”, “học để chung sống”, “học để làm người”. Thực tế cho thấy, hiện nay đạo đức học sinh đang trên đà suy thoái, một bộ phận không nhỏ ngày càng trở nên thiếu lễ độ, ích kỉ; ít biết quan tâm, chia sẻ, cảm thông, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; bạo lực học đường và vi phạm pháp luật gia tăng…Vì vậy việc giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong thời đại mới để các em sống biết yêu thương, biết chia sẻ, biết cảm thông và sống có trách nhiệm hơn đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội mà trước hết là ngành giáo dục và đào tạo. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hiện nay, việc dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng ở trường THPT đã có những đổi mới đáng khích lệ về phương pháp, hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá… để dần tiếp cận với chương trình theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên các hoạt động dạy học vẫn đang chú trọng đến dạy kiến thức hoặc bước đầu chỉ hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực mà chưa tổ chức được nhiều các hoạt động dạy học để hài hòa giữa hình thành, phát triển về cả phẩm chất và năng lực cho học sinh. Kiến thức phần sinh trưởng và phát triển ở động vật là mảng kiến thức gắn liền với thực tiễn, nghiên cứu tổng thể về các vấn đề liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật nói chung cũng như con người nói riêng. Do đó việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học tích cực để thiết kế các hoạt động học nhằm khơi dậy ở các em những phẩm chất tốt đẹp như sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, đặc biệt với trẻ em vùng khó khăn; sự khác biệt giữa người với người và tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống, để các em biết lan tỏa yêu thương và truyền cảm hứng. Đồng thời kích thích sự tò mò, tích cực, chủ động, sáng tạo…để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh đang là vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào giảng dạy để thực hiện đề tài: 1
- “Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11”. 2. Đối tƣợng nghiên cứu - Kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật, các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá trong dạy học Sinh học. - Học sinh khối 11. 3. Mục đích nghiên cứu Xác định mục tiêu của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất. Từ đó thiết kế được các hoạt động dạy học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương trong cuộc sống, nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11. - Phạm vi thực hiện: Nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy, tiến hành báo cáo kinh nghiệm trong năm học 2020 – 2021. Tổ chức dạy học phần sinh trưởng và phát triển ở động vật giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh khối lớp 11. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11. - Nghiên cứu yêu cầu mục tiêu của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất cần đạt được. - Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các hoạt động trải nghiệm; các hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. - Nghiên cứu chiến lược phát triển, mục tiêu đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục THPT tổng thể và môn Sinh học. 5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng và xử lí số liệu - Phát phiếu thăm dò GV và HS, thống kê và xử lí số liệu, thiết lập bảng biểu, biểu đồ để minh họa. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Sau khi thiết kế được các hoạt động học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ở phần sinh trưởng và phát triển ở động vật, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp 11 để kiểm tra tính hợp lí, tính thực tiễn của đề tài qua tổ chức các hoạt động học, bài kiểm tra và phiếu thăm dò. 2
- 5.4. Phương pháp tham vấn Trao đổi lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu và các trường THPT. 6. Đóng góp mới của đề tài Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá để thiết kế các hoạt động học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Qua mỗi hoạt động học, bên cạnh hình thành và phát triển các năng lực còn khơi dậy được ở các em các phẩm chất tốt đẹp, biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông và sống có trách nhiệm hơn. Nhiệt tình, năng nổ tham gia vào các phong trào thiện nguyện, tổ chức được các hoạt động thiện nguyện ở lớp, ở trường và tại địa phương. Từ đó, giúp các em sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão, tránh xa các tệ nạn xã hội ngày càng xâm lấn vào môi trường học đường và hơn nữa để các em tự cảm nhận được rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Qua mỗi hoạt động học, học sinh đưa ra được các thông điệp yêu thương để lan tỏa và truyền cảm hứng tích cực. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT. 1.1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn sinh học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu cho học sinh: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. + Yêu nước: - Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá. - Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. + Nhân ái - Yêu quý mọi người: Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. - Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân. Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới. Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác. + Chăm chỉ: - Ham học: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Chăm làm: Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động. Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề. + Trung thực: 4
- - Nhận thức và hành động theo lẽ phải. Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt. - Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. + Trách nhiệm: - Có trách nhiệm với bản thân: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân. Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. - Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình. Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình. - Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích. Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật. Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật. - Có trách nhiệm với môi trường sống: Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên. 1.1.2. Yêu cầu về phát triển năng lực Môn Sinh học có trách nhiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được mục tiêu chương trình theo kết quả đầu ra. a. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực, tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng. Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình. Thích ứng với cuộc sống. Định hướng nghề nghiệp, tự học, tự hoàn thiện. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp. Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn. Xác định mục đích và phương thức hợp tác. Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân. Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác, tổ chức và thuyết phục người khác, đánh giá hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế. +Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập. b. Năng lực chuyên môn: 5
- + Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày, phân tích được các kiến thức sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực. Cụ thể như sau: - Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống. - Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,... - Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau. - Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định. - So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo các tiêu chí nhất định. - Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyên nhân – kết quả, cấu tạo – chức năng,...). - Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê phán liên quan tới chủ đề trong thảo luận. - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. + Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Thực hiện được quy trình tìm hiểu thế giới sống. Cụ thể như sau: - Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: Đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. - Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ...); lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu. - Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; 6
- hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục. +Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể như sau: - Giải thích thực tiễn: Giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp. - Có hành vi, thái độ thích hợp: Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. 1.2. Tổng quan về các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực. Dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Người học là chủ thể mọi mặt hoạt động và là mục đích hướng tới của việc học tập. Dạy học tích cực nhằm giúp người học học tích cực. Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật ổ bi, bể cá, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật Kipling, kĩ thuật KWL, kĩ thuật sơ đồ tư duy,...Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học góc, dạy học theo hợp đồng, tổ chức các hoạt động trải nghiệm.... Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế riêng và tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài học, tiết học để có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Nhằm tạo ra được môi trường học tập đa phong cách có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập, đảm bảo cho học sinh học sâu, học thoải mái. Dạy học trải nghiệm: Mô hình dạy học trải nghiệm được David Kolb đưa ra năm 1984. Đây là một quá trình học tự nhiên của con người. Trong cuộc sống, khi chúng ta học được một bài học gì đó thì quá trình học diễn ra với một chu trình gồm 4 bước: (1) Trải nghiệm, (2) Phân tích, (3) Rút ra bài học, (4) Áp dụng. Các hoạt động trải nghiệm có thể áp dụng trong dạy học như: Sân khấu hóa, nghiên cứu trường hợp, thí nghiệm, tham quan thực tế, hợp tác, tổ chức trò chơi, làm sản phẩm cụ thể như tranh tuyên truyền, apphic, khẩu hiệu; các sản phẩm ứng dụng thực tiễn…. 7
- 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay Một thực trạng dễ thấy đó là đạo đức một bộ phận học sinh đang trên đà suy thoái trầm trọng. Học sinh ngày càng trở nên thiếu lễ độ với người khác. Hiện tượng học sinh bỏ học, đánh nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi phạm pháp luật,… trở nên phổ biến. Dù nhà trường, gia đình, xã hội đã vận dụng nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động song hiệu quả mang lại còn chưa cao. Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học. Số học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh có xu hướng tăng cao. Do suy thoái về đạo đức của một số học sinh khiến cho môi trường học tập có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô, có tình trạng học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo. Vai trò của người thầy trong xã hội bị phai nhạt, truyền thống tôn sư trọng đạo cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm. Sự suy thoái đạo đức của học sinh không những diễn ra theo chiều rộng mà còn cả ở chiều sâu. Một số hiện trạng mà gần đây trên các kênh thông tin chia sẻ rất đáng quan tâm và lo lắng như: Công an thị xã Hoàng Mai đang vào cuộc điều tra, làm rõ nhóm nữ sinh đánh bạn tàn bạo được chia sẻ lên mạng xã hội vào ngày 17/4/2020. Vụ 7 nữ sinh kéo bạn ra bãi biển đánh đập sau đó bắt quỳ gối xin lỗi rồi thay nhau tát vào mặt xảy ra ở huyện Diễn Châu (Nghệ An). Vụ 6 nữ sinh đánh hội đồng, cưỡi lên đầu và lột áo bạn ở Nam Đàn. Vụ ba nữ sinh lớp 9 Trường THCS Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu) cũng bị một nhóm nữ sinh Trường THCS Quỳnh Long đánh hội đồng phải nhập viện điều trị gây phẫn nộ trong dư luận. Vụ Bé trai 5 tuổi bị sát hại ở Nghệ An, mà thủ phạm là học sinh THPT do nghiện Game. Và mới đây nhất là video ghi lại cảnh học sinh tát giáo viên trên lớp học, trước sự chứng kiến của cả lớp…. Theo thống kê trong một năm học 2020, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. 8
- Vậy tác động nào đã ảnh hưởng đến đạo đức và lối sống của học sinh. Trước hết là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn nhận thức của con người về các giá trị sống. Con người chạy theo lối sống thời thượng, đề cao vật chất, xem thường đạo đức và các giá trị nhân văn. Áp lực công việc từ cuộc sống khiến cho con người không còn thân thiện nữa. Tất cả ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và nhận thức của mỗi học sinh. Do ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang trên đà nở rộ. Sự mở cửa kinh tế đất nước tạo cơ hội xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai vốn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều đó, tạo nên các trào lưu lệch chuẩn, gây ảnh hưởng đến nhận thức và đạo đức học sinh. Gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống cho con em. Ông bà, cha mẹ thiếu gương mẫu; văn hóa gia đình không được đề cao, con người thờ ơ, vô cảm. Những hành vi nghiêm túc bị đem ra trêu đùa. Lối sống văn hóa chuẩn mực dần dần mất đi ý nghĩa. Tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập sâu hơn vào nhà trường. Học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thiếu lý tưởng sống, sa đà vào tệ nạn xã hội. Do đó, giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức trách nhiệm trong thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội và trước hết là ngành giáo dục và đào tạo. Vì vậy, trong dạy học cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân cách nhân phẩm học sinh theo định hướng mới, đúng đắn và hiệu quả. Giáo dục học sinh phải đúng cách, đúng đối tượng, hướng các em vào các hoạt động tích cực, ý nghĩa. Để qua các hoạt động học, hoạt động trải nghiệm các em tự cảm nhận, tự thay đổi, dần dần tiến bộ và sẽ tìm thấy động lực học tập để trở thành người hữu ích cho xã hội. 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương trong bộ môn Sinh học tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu và nhu cầu của học sinh đối với hoạt động học này. 2.2.1. Khảo sát về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV trong dạy học Sinh học. Qua phát phiếu thăm dò về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học của giáo viên, chúng tôi nhận được kết quả sau: Bảng kết quả điều tra về mức độ sử dụng các PPDH của GV Phƣơng pháp dạy học tích Mức độ sử dụng (Tỉ lệ % ) cực Rất hay Hay sử Ít khi sử Chưa sử sử dụng dụng dụng dụng Dạy học nhóm 14.29 57.14 28.57 0 Dạy học giải quyết vấn đề 14.29 71.42 14.29 0 9
- Dạy học theo dự án 0 0 85.71 14.29 Dạy học góc 0 14.28 42.86 42.86 Dạy học theo hợp đồng 0 0 57.14 42.86 Kết hợp dạy học góc và 0 14.29 28.57 57.14 triển lãm phòng tranh STEM 0 0 100 0 Tổ chức trò chơi 0 14.29 85.71 Trực quan 28.57 57.14 14.29 0 Sân khấu hóa 0 0 100 0 2.2.2. Khảo sát mức độ tổ chức các hoạt động học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương trong cuộc sống ở phần Sinh trưởng và phát triển ở động vật, Sinh học 11 của GV. Biều đồ mức độ tổ chức hoạt động học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương Chưa tổ chức Ít khi tổ chức Thường xuyên Phân vân 28,7% 57% 14,3% 2.2.3. Khảo sát về nhu cầu mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt động học để biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương. Qua phát phiếu thăm dò ở 480 học sinh khối 11, chúng tôi đã thống kê, xử lí số liệu và thu được kết quả như sau: 10
- Biểu đồ khảo sát nhu cầu của học sinh được tham gia các hoạt động học để biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương Rất mong muốn Mong muốn Phân vân Không mong muốn 6.13% 8.27% 39.6% 46% Thực tế cho thấy giáo viên đã rất tích cực ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, phần lớn GV mới ứng dụng các phương pháp dạy học để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh mà chưa chú tâm vào việc hình thành và phát triển phẩm chất. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Do đó, quá trình phát triển phẩm chất và năng lực phải có sự cân đối và tương thích theo xu hướng đức và tài hài hòa nhau “tài đức vẹn toàn”. Vì vậy cần phải tổ chức được các hoạt động dạy học hình thành và phát triển được cả năng lực và phẩm chất cho học sinh. Đồng thời khơi dậy ở các em tình yêu thương, sự cảm thông, biết chia sẻ, giúp đỡ, có trách nhiệm và biết bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. B. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH BIẾT TRUYỀN CẢM HỨNG VÀ LAN TỎA YÊU THƢƠNG ĐÊ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT QUA PHẦN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT. 1. Phân tích mục tiêu của chủ đề 1.1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật. - Trình bày được khái niệm biến thái, kể tên được các kiểu phát triển của động vật. - Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái 11
- - Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Nêu được nguyên nhân gây ra, giải thích được một số bệnh do rối loạn nội tiết liên quan. - Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình). 1.2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, suy luận, cảm nhận - Kĩ năng thuyết trình, trình bày ý kiến, phản biện. - Kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, hình ảnh, video. - Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thực hành 1.3. Hình thành và phát triển năng lực - Năng lực tự học - Năng lực hợp tác và giao tiếp - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống 1.4. Hình thành và phát triển phẩm chất + Nhân ái - Yêu quý mọi người: Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác. Yêu thương đến những hoàn cảnh éo le, khó khăn, bất hạnh trọng cuộc sống đời thường. Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. + Chăm chỉ: - Ham học: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Chăm làm: Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động. + Trách nhiệm: - Có trách nhiệm với môi trường sống: Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ động vật để bảo vệ sự đa dạng sinh học. 2. Xác định các hoạt động tổ chức dạy học cụ thể trong chủ đề * Tổng quan về nội dung chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật + Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật 12
- II. Phát triển không qua biến thái III. Phát triển qua biến thái: Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu 2 kiểu phát triển qua biến thái: III.1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn III.2. Phát triển qua biến thái hoàn toàn + Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật I. Các nhân tố bên trong I.1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống I.2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống: Khuyến khích học sinh tự đọc. + Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tt) II. Nhân tố bên ngoài: Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. 1. Cải tạo giống 2. Cải thiện môi trường sống của động vật 3. Cải thiện chất lượng dân số + Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật: Khuyến khích học sinh tự thực hiện Dựa vào mục tiêu và mạch nội dung, chúng tôi xác định các hoạt động dạy học cụ thể như sau: - Nội dung tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật tổ chức dạy học khám phá với phương pháp trực quan – vấn đáp – cảm nhận. - Nội dung các kiểu phát triển ở động vật tổ chức hoạt động học theo nhóm với chủ đề “Chung tay vì cộng đồng”. - Nội dung các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật tổ chức hoạt động học qua trò chơi “Đi tìm nhân vật truyền cảm hứng qua các mảnh ghép yêu thương”. - Nội dung các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật tổ chức hoạt động học “Thực hiện chương trình thiện nguyện - Mùa đông ấm cùng trẻ em vùng biên Nghệ An”. - Nội dung một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người tổ chức hoạt động học “Sân khấu hóa”. 3. Thiết kế các hoạt động học 13
- 3.1.Thiết kế hoạt động học bằng phương pháp “Trực quan – vấn đáp – cảm nhận” ở nội dung “Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật”. 3.1.1. Đặt vấn đề kết nối Giáo viên sử dụng máy, chiếu các hình ảnh, video và đặt vấn đề kết nối: Đây là các hình ảnh liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người như quá trình hình thành, phát triển phôi gà, vòng đời của sâu bướm, muỗi, cào cào, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người. 1: Quá trình phát triển của phôi gà 2: Quá trình phát triển ở ngƣời 3: Sơ đồ phát triển của sâu bƣớm 4: Sơ đồ phát triển của muỗi 6: Bức ảnh bé trai Nigeria 2 tuổi đƣợc một nhân viên 5: Quá trình phát triển của châu chấu từ thiện cho uống nƣớc 14
- 7: Bữa ăn của trẻ em vùng cao 8: Trẻ em suy dinh dƣỡng HS tiếp cận vấn đề: Quan sát, phân tích, suy luận, cảm nhận về các hình ảnh trên. Từ đó nảy sinh những thắc mắc: Sinh trưởng là gì, phát triển là gì? Quá trình phát triển ở người, sâu bướm, cào cào có sự khác nhau, tại sao động vật gầy yếu, trẻ em suy dinh dưỡng...và qua đó có sự trăn trở, thương xót. 3.1.2. Hoạt động trải nghiệm, phân tích GV yêu cầu HS quan sát video, hình ảnh; phân tích, suy luận và cảm nhận để trả lời các câu hỏi sau: + GV: Quan sát video 1, hình ảnh 2,3,4,5 nghiên cứu SGK hãy cho biết: - Thế nào là sinh trưởng ở động vật, phát triển ở động vật? - Thế nào là biến thái? Ở động vật có các kiểu phát triển nào? Hãy cho biết kiểu phát triển của người, sâu bướm và châu chấu? + HS: Quan sát, phân tích suy luận và trả lời câu hỏi, bổ sung, nhận xét lẫn nhau. + GV và HS kết luận. + GV: Từ các hình ảnh 6,7,8,9,10 em cảm nhận và suy nghĩ như thế nào và muốn nói lên điều gì để bảo vệ, chăm sóc động vật, vật nuôi và trẻ nhỏ? + GV hướng dẫn HS viết lên các thông điệp: - HS hội ý nhóm đưa ra được các thông điệp yêu thương về chăm sóc, bảo vệ, yêu thương động vật và trẻ em - Viết lên vào tờ bìa, hoặc giấy A4 Sau đó mỗi nhóm sẽ chia sẻ thông điệp trước lớp để cùng nhau lan tỏa yêu thương. Từ đó, khơi dậy được lòng yêu thương và trách nhiệm của mỗi HS. 15
- 16
- 3.1.3. Khái quát rút ra bài học và áp dụng Sinh trƣởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm phân hóa và phát sinh hình thái cơ quan cơ thể. Biến thái là sự thay đổi đột ngôt về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng Các kiểu phát triển - Phát triển không qua biến thái. - Phát triển qua biến thái. * Phát triển qua biến thái hoàn toàn. * Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Thông điệp lan tỏa: - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai - Bảo vệ sự đa dạng sinh học - Hãy chăm sóc và bảo vệ động vật - Nếu bạn đói, rét và bị ngược đãi bạn sẽ thế nào? Động vật cũng vậy nhé! - Bé khỏe - bé sẽ ngoan! - Yêu thương và sẻ chia “Lá lành đùm lá rách”. 3.2. Thiết kế hoạt động học “Chung tay vì cộng đồng” ở nội dung “Các kiểu phát triển ở động vật” *Bộ câu hỏi định hướng Phiếu nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Phiếu nhiệm vụ nhóm 1 Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan đến nội dung phát triển không qua biến thái ở động vật. Hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ, sau đó thiết kế trên phần mềm PowerPoint hoặc sử dụng tranh để báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm trước lớp. 1. Đối tượng động vật nào phát triển không qua biến thái? 2. Tìm, nghiên cứu hình ảnh, video để trình bày quá trình phát triển ở người qua 2 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh. 3. Trình bày đặc điểm của kiểu phát triển không qua biến thái. 4. Chứng minh quá trình phát triển phôi thai của người bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. Ông bà ta có câu “Mang thai vào dạ như 17
- mang vạ vào thân”. Điều đó đúng không? Tại sao chúng ta cần yêu thương, chăm sóc, bảo vệ phụ nữ mang thai? 5. Hãy nói chuyện với các mẹ, phụ nữ đang mang thai và lắng nghe những chia sẻ của họ về quá trình mang thai (những niềm vui, khó khăn, những việc nên và không nên trong quá trình mang thai). 6. Thiết kế các apphich, chùm tranh để tuyên truyền, lan tỏa yêu thương và bảo vệ phụ nữ mang thai ở gia đình cũng như nơi công cộng. Phiếu nhiệm vụ nhóm 2 Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan đến nội dung phát triển qua biến thái ở động vật. Hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ, sau đó thiết kế trên phần mềm PowerPoint hoặc sử dụng tranh để báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm trước lớp. 1. Đối tượng động vật nào phát triển qua biến thái hoàn toàn, phát triển qua biến thái không hoàn toàn? 2. Trình bày đặc điểm của phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. 3. Tìm hiểu vòng đời của muỗi, hãy cho biết phát triển của muỗi thuộc kiểu phát triển nào? 4. Có phải bệnh sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt hay không? Kể tên một số bệnh lây truyền do muỗi. 5. Cần làm gì để phòng chống bệnh sốt xuất huyết? Từ đó hãy thiết kế các apphich, chùm tranh để tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. 3.2.1. Đặt vấn đề kết nối: GV đặt vấn đề kết nối: Kiến thức về các kiểu phát triển ở động vật có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn cuộc sống. Vận dụng kiến thức đó chúng ta có thể giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp, đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. HS tiếp cận vấn đề: Từ nội dung bài học hướng đến vận dụng kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. 3.2.2. Hoạt động trải nghiệm và phân tích * HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm phân công. Trong quá trình hoạt động nhóm, các nhóm sẽ trao đổi với giáo viên những khó khăn, vướng mắc. Báo cáo với giáo viên tiến trình thực hiện nhiệm vụ, giáo viên sẽ trao đổi, đôn đốc các nhóm thực hiện đúng kế hoạch qua ứng dụng tin nhắn Zalo hoặc facebook. 18
- - Họp nhóm, phân công nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư kí, cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm, phân công các thành viên cùng thực hiện các nhiệm vụ. Nhóm 1: Nhóm “Lan tỏa yêu thƣơng” Thành viên trong nhóm sẽ nêu lên lần lượt nội dung cần thực hiện. Các cá nhân nêu ý tưởng thực hiện nhiệm vụ, sau đó cả nhóm sẽ thảo luận, trao đổi và thống nhất kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Nhóm chia làm 3 nhóm nhỏ, phân công thành viên thực hiện Nhóm nhỏ 1: Nghiên cứu kiến thức về phát triển không qua biến thái ở động vật. Tìm hình ảnh, video về quá trình phát triển phôi thai và giai đoạn sau sinh ở người, một số động vật phát triển không qua biến thái. Tập hợp hình ảnh, video, ý kiến thống nhất của cả nhóm để làm bài thuyết trình, báo cáo trên Powerpoint. Nhóm nhỏ 2: Nghiên cứu kiến thức về phát triển không qua biến thái ở động vật. Lên kế hoạch gặp gỡ, nói chuyện với một số phụ nữ xung quanh: + Dự kiến nội dung, các câu hỏi để phỏng vấn. + Nghe các chị nói chuyện về quá trình mang thai, nghe họ chia sẻ về niềm vui, khó khăn, những việc nên làm và không nên làm trong quá trình mang thai. + Xin phép quay video, chụp hình, phỏng vấn. + Ghi chép các nội dung phỏng vấn. Nhóm nhỏ 3: Nghiên cứu kiến thức về phát triển không qua biến thái ở động vật. Tìm các hình ảnh, nội dung để thiết kế các apphich, chùm tranh để tuyên truyền, lan tỏa yêu thương và bảo vệ phụ nữ mang thai ở gia đình cũng như nơi công cộng. Cả nhóm họp, thảo luận và hoàn chỉnh nội dung báo cáo, hoàn thành apphich hoặc chùm tranh tuyên truyền, lan tỏa yêu thương và bảo vệ phụ nữ mang thai. Nhóm 2: Nhóm “Tuyên truyền” Thành viên trong nhóm sẽ nêu lên lần lượt nội dung cần thực hiện. Các cá nhân nêu ý tưởng thực hiện nhiệm vụ, sau đó cả nhóm sẽ thảo luận, trao đổi và thống nhất kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Nhóm chia làm 3 nhóm nhỏ, phân công thành viên thực hiện. Nhóm nhỏ 1: Nghiên cứu kiến thức phát triển qua biến thái ở động vật về đối tượng, đặc điểm và một số hình ảnh, vòng đời của các loài động vật có kiểu phát triển qua biến thái. Tập hợp hình ảnh, video, ý kiến thống nhất của cả nhóm để làm bài thuyết trình, báo cáo trên Powerpoint. Nhóm nhỏ 2: Nghiên cứu kiến thức phát triển qua biến thái ở động vật. Tìm hiểu vòng đời của muỗi, các bệnh lây truyền do muỗi, tìm hiểu con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. 19
- Nhóm nhỏ 3: Tìm các nội dung, hình ảnh thiết kế các apphich, chùm tranh để tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Cả nhóm họp, thảo luận và hoàn chỉnh nội dung báo cáo, hoàn thành apphich hoặc chùm tranh để tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. * Tổ chức hoạt động tại lớp Báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm Nhóm “Lan tỏa yêu thương” và nhóm “Tuyên truyền” lần lượt cử đại diện nhóm lên báo cáo bài thuyết trình của nhóm để làm rõ vấn đề trong phiếu nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm thiết kế của nhóm. + Nhóm “Lan tỏa yêu thương”: Phiếu nhiệm vụ số 1 và sản phẩm thiết kế nhằm tuyên truyền, lan tỏa yêu thương, bảo vệ phụ nữ mang thai. + Nhóm “Tuyên truyền”: Phiếu nhiệm vụ số 2 và sản phẩm thiết kế nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Các thành viên theo dõi, nhóm khác đặt các câu hỏi thắc mắc, vấn đáp và tương tác, nhận xét, bổ sung 3.2.3. Khái quát rút ra bài học và áp dụng Các thông điệp lan tỏa yêu thương và truyên truyền mà học sinh xây dựng, hình thành được qua bài học về yêu thương, chăm sóc và bảo vệ phụ nữ mang thai; biết tuyên truyền phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn