Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế, tổ chức dạy học dự án Miễn dịch ở người và động vật - Sinh học 11 theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thiết kế, tổ chức dạy học dự án Miễn dịch ở người và động vật - Sinh học 11 theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh" nhằm thiết kế, tổ chức dạy học dự án Miễn dịch ở người và động vật theo định hướng bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh, thực hiện dự án điều tra tình hình sử dụng vaccine tại địa phương cũng như một số dịch bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế, tổ chức dạy học dự án Miễn dịch ở người và động vật - Sinh học 11 theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ, TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT” SINH HỌC 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH Lĩnh vực: Sinh học Người thực hiện: LÊ THỊ PHƯƠNG – NGUYỄN THỊ OANH Tổ bộ môn: Tự Nhiên Điện thoại: 0974249850 - 0946307767 MỤC LỤC Nghệ An, năm học 2023 - 2024
- Trang DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở lý luận của PPDH dự án 3 2.1.1. Khái niệm dạy học dự án 3 2.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án 3 2.1.3. Các hình thức của dạy học dự án 4 2.1.4. Đặc điểm và tiến trình của dạy học dự án 5 2.1.4.1. Đặc điểm dạy học dự án 5 2.1.4.2. Tiến trình dạy học dự án 7 2.1.5. Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án 8 2.1.5.1. Ưu điểm 8 2.1.5.2. Nhược điểm 9 2.1.6. Vai trò của HS và GV trong dạy học dự án 9 2.1.6.1. Vai trò của học sinh 9 2.1.6.2. Vai trò của giáo viên 9 2.1.7. Hồ sơ bài dạy trong dạy học dự án 9 2.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học dự án 9 2.2.1. Thực trạng tổ chức dạy học dự án ở trường THPT Tương Dương 9 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học dự án ở trường 11 THPT Tương Dương 1 2.2.2.1. Thuận lợi 11 2.2.2.2. Khó khăn 12 2.3. Vai trò phòng chống bệnh đối với sức khỏe con người 13 2.3.1. Một số nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật 13 2.3.2. Vai trò phòng chống bệnh 14 2.3.3. Vai trò của việc tiêm vacinne trong công tác phòng chống bệnh 14 2.3.4. Mỗi quan hệ giữa môi trường và sức khỏe con người. 14 2.4. Thiết kế quy trình, tổ chức dạy học dự án “Miễn dịch ở người và 15 động vật” theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh. 2.4.1. Mô tả dự án 15 2.4.2. Mục tiêu dự án 16 2.4.3 Chuẩn bị 17 2.4.4. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và phiếu khảo sát dự án “Miễn 17 dịch ở người và động vật” theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh. 2.4.5. Quy trình kiểm tra, đánh giá 19
- 2.4.6. Tổng hợp đánh giá 20 2.4.7. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá 20 2.4.8. Tiến trình dạy học 20 2.4.9. Các hoạt động dạy học cụ thể 21 2.4.10. Tổ chức báo cáo, trưng bày sản phẩm dự án 31 2.5. Kết quả thực nghiệm và đánh giá dự án 36 2.5.1. Kết quả định tính 36 2.5.2. Kết quả định lượng 36 2.5.3. Đánh giá dự án 37 PHẦN III. KẾT LUẬN 46 3.1. Ý nghĩa của đề tài 46 3.2. Hướng phát triển của đề tài 47 3.3. Những kiến nghị, đề xuất 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 01 Phụ lục 02 Phụ lục 03 Phụ lục 04 Phụ lục 05 Phụ lục 06
- DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo dục phổ thông GDPT 3 Phương pháp dạy học PPDH 4 Học sinh HS 5 Nhà xuất bản NXB 6 Giáo viên GV 7 Dạy học dự án DHDA 8 Sở giáo dục SGD 9 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 10 Học sinh giỏi HSG 11 Đại học ĐH 12 Giáo dục GD 13 Sách giáo khoa SGK 14 Đánh giá định kỳ ĐGĐK 15 Tự luận TL 16 Đối chứng ĐC 17 Thí nghiệm TN
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu thiết yếu của giáo dục nghề nghiệp đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đổi mới từ việc tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực HS, từ việc tập trung trả lời câu hỏi HS muốn cái gì chuyển sang HS làm được gì và làm như thế nào. Đáp ứng các xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phù hợp phát triển phẩm chất năng lực HS THPT môn Sinh học chương trình GDPT 2018 và các tiêu chí của tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với GV. Dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực lấy hoạt dộng của người học làm trung tâm trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án . Qua đó tạo hứng thú cho người học, rèn cho người học các kỹ năng cần thiết của xã hội hiện nay như kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và cộng tác,...kỹ năng của thế kỷ 21. Hiện nay trên thế giới, dịch bệnh truyền nhiễm vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường; có xu hướng tăng dần tần suất và xuất hiện nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, các dịch bệnh mới nổi. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua với ước tính nửa dân số trên thế giới có nguy cơ ca mắc mỗi năm. Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng, chống dịch bệnh, để giáo dục tuyên truyền phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh. Đồng thời cũng giúp nâng cao mức độ sẵn sàng để ứng phó nhanh hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn với bất kỳ dịch bệnh nào có thể xảy ra là hết sức cần thiết, nên chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế, tổ chức dạy học dự án “Miễn dịch ở người và động vật” - Sinh học 11 theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh”. Học sinh thực hiện dự án “Điều tra một số dịch bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh”. Thông qua điều tra một số bệnh tại địa phương, tình hình tiêm phòng vaccine của người dân cũng như việc tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế phát sinh và các biện pháp phòng ngừa chữa trị các bệnh dịch ở người, thấy được sự tác động mạnh mẽ của môi trường đến tình hình sức khỏe của con người, vai trò của vaccinne phòng bệnh từ đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho gia đình, xã hội và đặc biệt là bản thân các em . 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu phương pháp dạy học dự án. 1
- - Thiết kế, tổ chức dạy học dự án Miễn dịch ở người và động vật theo định hướng bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh, thực hiện dự án điều tra tình hình sử dụng vaccine tại địa phương cũng như một số dịch bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dự án môn sinh học THPT; Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh lớp 11 trường THPT Tương Dương 1. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học khi tổ chức dạy học theo dự án điều tra tình hình sử dụng vaccine tại địa phương cũng như một số dịch bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án. - Điều tra, phân tích thực trạng dạy học Sinh học theo phương pháp dạy học dự án tại trường THPT Tương Dương 1. Trên cơ sở đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết của đề tài. - Tổ chức thực hiện dạy học dự án, điều tra tình hình sử dụng vaccine tại địa phương cũng như một số dịch bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả việc dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp dạy học dự án, phát triển phẩm chất và năng lực HS. Khảo sát điều tra, phân tích tổng hợp lý thuyết, bài tập từ các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, phỏng vấn trao đổi, nghiên cứu sản phẩm. Tổ chức dạy học thực nghiệm và thực nghiệm sư phạm. Thu thập và phân tích số liệu, đánh giá kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm. 1.6. Những đóng góp của đề tài - Trình bày cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT. - Thiết kế, tổ chức dạy học bằng dạy học dự án, tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày, tạo cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng cần thiết trong môi trường hiện đại, nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào các chủ đề, tình huống thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép các vấn đề về môi trường, về phòng chống dịch bệnh … vào dạy học, qua đó giáo dục học sinh về vấn đề cấp bách hiện nay là bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tương Dương 1 bài dạy theo chủ đề bằng phương pháp dạy học dự án. - Sản phẩm của dự án có thể dùng làm tài liệu trong dạy học 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận của dạy học dự án 2.1.1. Khái niệm dạy học dự án Theo Nguyễn Văn Cường: “Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án”. Theo Trần Thị Hương: “Dạy học dự án được hiểu như một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn - dự án (project). Qua đó, người học lĩnh hội, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hành động, sáng tạo”. Theo Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương: “Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể”. Những định nghĩa trên có một ít khác biệt do quan điểm tiếp cận về loại hình, về phân loại, về cách thức thực hiện DHDA. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất các điểm cơ bản sau: định hướng vào người học, định hướng vào thực tiễn, định hướng vào sản phẩm. Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa về DHDA trên đây, kết hợp với việc xem xét dấu hiệu bản chất của loại hình dạy học này, trong bối cảnh áp dụng cho HS THPT Việt Nam, có thể quan niệm: “DHDA là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. HS tham gia xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.” 2.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án - Hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích - tổng hợp, đánh giá và sáng tạo): Học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập cùng một lúc với việc tìm kiếm thông tin (trong đó có nội dung bài học) là quá trình xử lý thông tin, lập ra một tổng thể kiến thức mới khác với nội dung bài học, phê phán, đánh giá, lựa chọn công cụ (kiến thức, công nghệ…) để thực hiện nhiệm vụ học tập. Khác với phương pháp dạy học truyền thống tư duy phát triển một cách tuần tự và có giới hạn, kiến thức tiếp nhận sau quá trình học trên lớp chỉ dừng lại ở mức biết hoặc hiểu, để 3
- thực sự hiểu học sinh phải vận dụng giải nhiều bài tập, trình độ tư duy theo mô hình dạy học này vì thế thường chỉ đến mức độ vận dụng, học sinh cũng rất khó có thể thiết lập một tổng thể kiến thức mới hay vận dụng một cách sáng tạo các vấn đề. - Hướng tới học sinh làm việc độc lập để hình thành kiến thức: Trong quá trình học tập theo phương pháp dạy học dự án, học sinh tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập và tìm kiếm những kiến thức để phục vụ cho dự án học tập của mình. Từ đó, kiến thức về môn học và những kiến thức của môn khác được hình thành. Những kiến thức này thường là những mảng rời rạc vì vậy cần sự định hướng của giáo viên để logic lại các kiến thức. - Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế: Nội dung học có mối liên hệ với cuộc sống, cập nhật liên tục những ứng dụng thì việc học đối với học sinh trở nên thuyết phục và hứng thú hơn. Dạy học theo phương pháp dạy học dự án đã góp phần gắn nội dung học với thực tế có ý nghĩa vượt ra khỏi lớp học thông qua việc học sinh đóng vai và thực hiện hành vi của những người đang hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. - Hướng tới phát triển kĩ năng sống: Hợp tác, giao tiếp, quản lí, tổ chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và thực hiện các sản phẩm… là những mục tiêu mà các phương pháp dạy học tích cực hướng tới. Phương pháp dạy học dự án có ưu thế đặc biệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu này: Học sinh trong quá trình thực hiện dự án toàn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt động, phải hợp tác cao độ trong sự hiểu biết điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận và biết lắng nghe, phải biết tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động, phải huy động tối đa khả năng tích hợp công nghệ vào sản phẩm học tập của nhóm… 2.1.3. Các hình thức của dạy học dự án Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại dạy học dự án: Phân loại theo chuyên môn: - Dự án trong một môn học: Trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. - Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau. - Dự án ngoài chuyên môn: Dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học. Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh và dự án cá nhân. Dự án dành cho nhóm học sinh là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên. Phân loại theo quỹ thời gian: - Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ, có thể từ 2 - 6 giờ. 4
- - Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc vài ngày đến 1 tuần. - Dự án lớn: Dự án thực hiện trong một tuần hoặc vài tuần. Phân loại theo nhiệm vụ: - Dự án tìm hiểu: Là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. - Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. - Dự án thực hành: Có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác, ... - Dự án hỗn hợp: Là các dự án có nội dung kết hợp các dự án trên. 2.1.4. Đặc điểm và tiến trình dạy học dự án 2.1.4.1. Đặc điểm dạy học dự án Hình 1. Đặc trưng của dạy học dựa trên dự án Người học là trung tâm của dạy học dự án - Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học: Người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Dạy học dự án là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. 5
- - Người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức cho mình. - Người học không chỉ tiếp thu kiến thức về các sự kiện mà còn áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án - Trong quá trình thực hiện dự án, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn. - Chủ đề của dự án luôn gắn liền với những tình huống của thực tiễn xã hội, với những nghề nghiệp cụ thể, đời sống có thực… - Người học thường đóng một vai gì đó khi thực hiện dự án. - Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, với địa phương, với môi trường và có thể mang lại những tác động tích cực đối với xã hội. Hoạt động học tập phong phú và đa dạng - Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề có thực mang tính thách đố. Dự án có tính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết với nhau. Một dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để giải quyết. Đặc điểm này giúp dự án gần với thực tế hơn vì trong cuộc sống ta cần kiến thức tổng hợp để làm việc. - Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. - Trong dạy học dự án, việc kiểm tra đánh giá đa dạng hơn, kiểm tra qua hoạt động nhiều hơn, nên giảm kiểm tra kiến thức thuần túy và kiểm tra viết. - Trong dạy học dự án, phương tiện học tập đa dạng hơn, công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học tập. Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân - Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân công và cộng tác làm việc giữa các thành viên. - Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thời gian hơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. - Các dự án đòi hỏi kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên, giữa học viên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia trong dự án. Nhờ đó, hoạt động trong dạy học dự án có tính xã hội cao. 6
- Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động - Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, một bản thiết kế hoặc một kế hoạch. - Các sản phẩm không chỉ là những thu hoạch thuần túy về lí thuyết mà trong đa số trường hợp, các dự án còn tạo ra những sản phẩm vật chất mang tính xã hội. - Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, giáo viên phải khéo léo điều chỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của quá trình thực hiện một công việc thực tế chứ không chỉ là trình bày lại các thông tin thu thập được. - Giáo viên cùng với người học đánh giá sản phẩm dựa trên tính thực tế, tính hữu ích của sản phẩm và sự kết hợp làm việc giữa các thành viên trong nhóm. - Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường được đánh giá cao. Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sử dụng trong thực tế. 2.1.4.2. Tiến trình dạy học dự án Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của DHDA làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học dự án theo 5 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định mục đích của dự án. Giáo viên cần tạo ra một tình huống có vấn đề, hoặc đặt ra một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Trong đó, GV cần chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội đời sống và hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài và GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Giai đoạn này còn được mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến. - Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện Trong giai đoạn này, HS sẽ xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn của GV. Trong việc xây dựng kế hoạch, thầy và trò cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. - Giai đoạn 3: Thực hiện dự án Các thành viên sẽ thực hiện công việc đúng theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn, những hoạt động này xen kẽ nhau và có sự tác động qua lại. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. 7
- - Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm Kết quả của việc thực hiện dự án có thể viết dưới dạng bài báo cáo, luận văn. Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội. - Giai đoạn 5: Đánh giá dự án GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án tiếp theo. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn. Khi đó tiến trình dự án có thể được mô tả theo 4 giai đoạn: xác định chủ đề và mục tiêu dự án; lập kế hoạch; thực hiện; đánh giá dự án. Hình 2. Sơ đồ cấu trúc dạy học dựa trên dự án 2.1.5. Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án 2.1.5.1. Ưu điểm - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. 8
- - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học: từ phụ thuộc giáo viên sang hoạt động nhóm, giúp người học từ thụ động ghi nhớ sang khám phá tích hợp và trình bày. - Giúp người học từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng. - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. - Phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm. - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. - Phát triển năng lực đánh giá. 2.1.5.2. Nhược điểm - Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản. - Phải đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy không thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống. - Đòi hỏi phương tiện vật chất và phương tiện phù hợp. 2.1.6. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học dự án 2.1.6.1. Vai trò của học sinh HS là người quyết định cách tiếp cận, lựa chọn phương pháp, triển khai các hoạt động, giải quyết vấn đề. Chính HS là người lựa chọn, thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Quá trình thực hiện dự án, HS tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức, hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó. HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án. Bản thân HS là người đánh giá và được đánh giá thông qua hồ sơ học tập và bộ tiêu chí đã được xây dựng. 2.1.6.2. Vai trò của giáo viên Giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh). Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án. 2.1.7. Hồ sơ bài dạy trong DHDA - Ý tưởng thiết kế dự án - Bộ câu hỏi định hướng 9
- - Nội dung và kế hoạch của dự án - Hướng dẫn HS tổ chức hoạt động học tập. - Sản phẩm của học sinh - Tổng kết và đánh giá 2.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học dự án 2.2.1. Thực trạng tổ chức dạy học dự án ở trường THPT Tương Dương 1 Để tìm hiểu về thực trạng dạy học theo phương pháp dự án ở trường THPT Tương Dương 1, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV và HS. Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nhận thức, hiểu biết, quá trình tổ chức dạy học dự án môn Sinh học ở trường THPT Tương Dương 1. Đối tượng khảo sát: 7 GV dạy Sinh học (Trường THPT Tương Dương 1 và Tương Dương 2) và 160 HS khối 11, 12 trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023. Phiếu khảo sát GV và HS (trong phần Phụ lục 01 và 02). Học sinh tiến hành khảo sát qua Google biểu mẫu: Sau khi thu thập, phân tích, tổng hợp cho kết quả như sau: Nội dung Thống kê kết quả Hiểu biết của GV về phương pháp dạy học dự án Mức độ thường xuyên MỨC ĐỘ SỬ DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC sử dụng phương pháp DỰ ÁN TRONG CÁC MÔN HỌC dạy học dự án trong các Chưa bao Thường môn học giờ; 5,20% xuyên; 22,70% Thỉnh thoảng; 72,10% 10
- MỨC ĐỘ CẦN THIẾT DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN SINH HỌC Không cần thiết; 14,30% Rất cần thiết; Mức độ cần thiết dạy 45,00% Cần thiết ; học theo phương pháp 22,00% dự án trong môn Sinh học Mức độ thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn Sinh học Thống kê sự hứng thú của HS khi được tham gia dạy học dựa án Như vậy, thông qua khảo sát GV và HS tôi nhận thấy nhìn chung các GV đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học theo phương pháp dự án trong môn Sinh học. Tuy nhiên, việc triển khai, tổ chức dạy học sao cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường là vấn đề trăn trở của các thầy cô. Đối với các em HS, việc học Sinh học theo phương pháp dạy học dự án giúp HS phát triển các năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù môn học, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú, yêu thích khoa học. 11
- 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học dự án ở trường THPT Tương Dương 1 2.2.2.1. Thuận lợi Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chương trình Giáo dục phổ thông mới và nâng cao hiệu quả giáo dục, toàn thể GV được học tập, bồi dưỡng chuyên môn theo các module của chương trình ETEP. Ngày 29/11/2021, Sở GD&ĐT Nghệ An đã tiến hành tập huấn dạy học bằng phương pháp DHDA cho giáo viên THPT. Vì vậy đa số các GV đều có sự hiểu biết đầy đủ đối với phương pháp dạy học dựa trên dự án. Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của SGD, trường THPT Tương Dương 1 đã triển khai kế hoạch dạy học yêu cầu mỗi nhóm, tổ, bộ môn phải thực hiện ít nhất một chủ đề dạy học bằng phương pháp DHDA trong năm học. Điều đó cho thấy dạy học dự án được chú trọng, phương pháp này không chỉ nhằm tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh mà còn góp phần nâng cao năng lực dạy và học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, sẵn sàng cho việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 kể từ năm học 2022 - 2023. Trường có tổng số 30 lớp học, mỗi lớp được lắp tivi có kết nối internet; có 4 phòng thực hành bộ môn Lý, Hóa, Sinh và Tin. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học đầy đủ và khang trang. Đa số học sinh có ý thức trong việc cần thiết phát triển năng lực trải nghiệm và sáng tạo trong quá trình học tập. Và mong muốn được tiếp cận nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại để bản thân được phát triển một cách toàn diện. 2.2.2.2. Khó khăn Trường THPT Tương Dương 1 thuộc huyện vùng cao, đa số HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống hết sức khó khăn. Chất lượng đầu vào thấp nên năng lực tự học và giải quyết vấn đề còn yếu; thiếu tích cực, chủ động; thiếu tự tin trong quá trình học tập. Thiếu đồ dùng dạy học, thiết bị phòng thí nghiệm hư hỏng nhiều; Phương pháp DHDA tốn thời gian và chưa tập trung vào nhu cầu thi HSG, thi ĐH của học sinh; Phân bổ số tiết trong kế hoạch dạy học còn ít, thiếu thời gian thực hành; Không có kinh phí để thực hiện… Mặc dù việc tiếp cận GDPT mới đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để có thể triển khai dạy học dự án, tuy nhiên với khung chương trình của GD hiện hành, GV vẫn còn gặp khó khăn trong việc tổ chức các chủ đề sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của khung chương trình, vừa phát huy tính sáng tạo của HS. Tâm lý ngại tìm hiểu, ngại đổi mới, ngại chia sẻ với đồng nghiệp cùng với trình độ GV chưa đáp ứng được yêu cầu. 12
- Hình thức kiểm tra, đánh giá hiện nay vẫn còn là rào cản. Hơn nữa việc kiểm tra, đánh giá hiện nay ở trường phổ thông cụ thể là kì thi trung học phổ thông quốc gia được tổ chức theo hình thức làm bài thi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, kĩ năng, trong khi kiểm tra, đánh giá theo phương pháp dạy học dự án là đánh giá thông qua sản phẩm, đánh giá quá trình. Vì vậy trên thực tế, việc triển khai phương pháp dạy học dự án vẫn phải hạn chế ở các lớp cuối cấp để dành thời gian cho các em ôn thi. Còn các khối lớp khác không nặng nề về thi cử thì đảm bảo học để thi hết kì cho nên việc học theo sách giáo khoa (SGK), luyện giải bài tập vẫn là một hoạt động chính của HS. GV chỉ dành một phần thời gian cho việc tổ chức dạy học dự án (một số tiết tự chọn) là chủ yếu. Như vậy, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, nhận thấy muốn tổ chức dạy học dự án có hiệu quả, thành công việc đầu tiên là GV phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập để có những hiểu biết sâu sắc. Căn cứ vào điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức dạy học cho phù hợp. Đồng thời, trong quá trình dạy học dự án trong môn Sinh học khuyến khích HS sử dụng các nguồn vật liệu có sẵn, rẻ tiền, tận dụng đồ phế thải tái chế để tạo ra sản phẩm. 2.3. Vai trò của phòng chống bệnh đối với sức khỏe con người. 2.3.1. Một số nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật. Bệnh là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Bệnh được chia thành 2 loại : bệnh truyền nhiễm ( HIV/AIDS, cúm, nấm da, sốt rét, lở mồm long móng…) và bệnh không truyền nhiễm (ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp, cận thị …). Bệnh truyền nhiễm thường do các tác nhân bên ngoài ( vi rút, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật…) gây ra. Ngược lại bệnh không truyền nhiễm do cả nguyên nhân bên trong (rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt …) và cả nguyên nhân bên ngoài ( các tia bức xạ, hóa chết độc hại…) gây ra. Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh (độc lực), có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn ( vượt tầm kiểm soát của cơ thể). Trong thực tế có nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên nhưng xác suất gây bệnh cho người và động vật là rất nhỏ. Nguyên nhân là do cơ thể người và động vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của tác nhân gây bệnh. 2.3.2. Vai trò phòng chống bệnh. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là một câu tục ngữ có nghĩa là "Chúng ta phải ngăn ngừa bệnh trước, chứ không phải để bệnh xảy ra rồi mới tìm kiếm giải pháp chữa bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, Việt Nam gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Có 3,3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này dự kiến tăng gấp đôi trên 6,3 triệu người vào năm 2035. Trong số 10 bệnh nhân thì có sáu bệnh nhân 13
- bị các biến chứng và đa số bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị, do người bệnh không có ý thức chăm sóc bản thân như kéo theo chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với đủ chủng loại thức ăn nhanh, không đảm bảo chất lượng, ít dinh dưỡng nhưng thừa năng lượng, kèm theo áp lực công việc và cuộc sống với tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài... làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi có dấu hiệu bất thương như giảm cân, mệt mỏi, đi tiểu đêm nhiều …thậm chí gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá về thể chất thì khi đó, một là chữa trị, hai là không chữa trị và dĩ nhiên khi bệnh đã xảy ra là phải chữa chạy, nếu không thì đời sống con người sẽ bị thu ngắn. Vì lẽ đó chúng ta coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn tới sự chăm sóc cơ thể, dinh dưỡng và nguyên nhân cũng như sự phòng tránh bệnh tật của mình và đồng thời ý thức được ý nghĩa việc phòng bệnh là rất quan trọng, nó không chỉ mang lại cho con người có sức khỏe, vui tươi mà còn mang lại lợi ích nhiều hơn: Hạnh phúc, tiết kiệm về tài chính và kéo dài tuổi thọ 2.3.3. Vai trò của việc tiêm vaccine trong công tác phòng chống bệnh. Có thể nói việc nhà khoa học Jenner phát minh ra vắc xin vào năm 1796 là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại. Kể từ khi văc xin ra đời loài người đã thực sự có được một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Về bản chất việc tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội: Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại: Khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. 2.3.4. Mỗi quan hệ giữa môi trường và sức khỏe con người. Theo số liệu của của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có 13 triệu người tử vong liên quan đến vấn đề môi trường. Tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, trung bình cứ 100 người chết thì có hơn 10 người thiệt mạng vì các yếu tố môi trường, tiêu biểu như nguồn nước thiếu vệ sinh hay không khí ô nhiễm. Một điều đáng buồn là 14
- những nạn nhân chính của vấn đề ô nhiễm môi trường là trẻ em dưới 5 tuổi, đa số các ca tử vong thường gặp là do tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Với sự phát triển của xã hội hiện nay đã tạo thêm những yếu tố làm ô nhiễm môi trường như yếu tố về nghề nghiệp, phóng xạ tia cực tím, tiếng ồn, sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, những thay đổi về khí hậu và hệ sinh thái… Số người mắc bệnh ung thư, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến thần kinh và chức năng của tuyến nội tiết, con cái bị dị tật bẩm sinh ngày một tăng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng tăng chính là do môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng. Tình trạng môi trường ở Việt Nam đang ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến sức khoẻ con người và lan rộng trong nhiều khía cạnh sinh hoạt đời sống, từ nguồn nước, khói bụi, không khí, rác thải, nhiên liệu xăng dầu… hiện tại vẫn chưa tìm ra giải pháp đối phó hữu hiệu. Theo Bộ Y tế, nếu như vào năm 2000, số ca mắc mới ung thư tại nước ta là xấp xỉ 70.000 người thì hiện nay, con số này tăng lên 126.000 người, trong đó có khoảng 94.000 trường hợp tử vong. Trong đó, 5 loại ung thư thường gặp nhiều nhất ở nữ là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung và dạ dày; còn đối với nam giới là ung thư phổi, dạ dày, đầu trực tràng và thực quản. Đáng lo ngại là ước tới năm 2020, số người mắc mới ung thư tại Việt Nam sẽ tăng lên ít nhất là 190.000 ca/năm, trong đó chỉ có dưới 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, còn lại có tới 80% do yếu tố môi trường sống. Trong số các nguyên nhân liên quan đến yếu tố môi trường sống thì hút thuốc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm tới 65% nguyên nhân gây ung thư hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% trong tổng số các loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quan, tuỵ, vú, dạ dày, cổ tử cung. Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35% nguy cơ gây ung thư. Trong đó, các chất bảo quản thực phẩm, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất sinh ra từ thực phẩm nấm mốc, lên men gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa. Đối với các chất tăng trọng, thuốc trừ sâu, kháng sinh, chất phụ gia có trong thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người sử dụng, có thể gây ngộ độc cấp tính nhưng để phát triển thành bệnh lý ung thư thường phải sau thời gian dài tiếp xúc. Vì vậy bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người. 2.4. Thiết kế quy trình, tổ chức dạy học dự án “Miễn dịch ở người và động vật” theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh. 2.4.1. Mô tả dự án 15
- Tên dự án “Điều tra một số dịch bệnh ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh” Dịch bệnh là mối hiểm họa lớn đối với loài người nhất là khi loài người đã trải qua các đợt dịch bệnh lịch sử trong đó có trận đại dịch Covid 19. Cùng với sự bùng nổ dân số và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, nông nghiệp là một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng mức độ lây nhiễm của các dịch bệnh cũng như xuất hiện nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh mới. Thế kỷ 20 vecine trở nên phổ biến ở nhiều nước, đã loại bỏ nhiều vitus kéo dài nhiều thế kỷ như đậu mùa…Sự ra đời của vecine cùng những sự cải thiện về dinh dưỡng và vệ sinh giúp con người sống lâu hơn xét theo trung bình. Tuy nhiên vô số khu vục trên thế giới chưa thể tiếp cận được với một sô loại vecine dẫn đến hàng năm tỷ lệ chết về một số bệnh vẫn đang rất cao. Tương Dương là huyện miền núi các điều kiện y tế rất khó khăn, việc tiếp thu nắm bắt các thông tin còn hạn chế…vì vậy dự án này sẽ cho các em có những kiến thức về nguyên nhân gây ra một số dịch bệnh, vai trò của vacine từ đó có ý thức bảo vệ môi trường phòng chống bệnh cho bản thân, gia đình và xã hội. 2.4.2. Mục tiêu dự án Kiến thức - Nêu được nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra các bệnh ở người. - Giải thích vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người là rất lớn nhưng xác suất bị bệnh là rất nhỏ. - Phát biểu được khái niệm miễn dịch và mô tả được khái quát hệ miễn dịch ở người. - Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu. - Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật. - Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phong vaccine. - Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng chất kích thích, thức ăn, cơ sở khoa học của việc thử phản ứng khi tiêm kháng sinh. - Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể người bệnh; HIV, ung thư, bệnh tự miễn. - Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch bệnh trong trường học hoặc tại địa phương. - Điều tra được tình hình dịch bệnh tại địa phương, tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra các hình thức tuyên truyền phòng chống bệnh. Năng lực 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn