intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương Động học - Vật lý 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích trên cơ sở phân loại, làm rõ ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng bài tập thực tiễn vào từng nội dung, từng bài học cụ thể, đề xuất phương hướng, biện pháp thiết kế, sử dụng bài tập thực tiễn quen thuộc với học sinh nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh ở chương “Động học”- Vật lý 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương Động học - Vật lý 10

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG " ĐỘNG HỌC "- VẬT LÝ 10” (Lĩnh vực: Vật lý)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 --------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG " ĐỘNG HỌC "- VẬT LÝ 10” (Lĩnh vực: Vật lý) Họ và tên : Trần Đình Sự Tổ : Khoa học tự nhiên Năm học : 2022 – 2023 Điện thoại : 0983346723
  3. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TT Thuật ngữ Viết tắt 1 Học sinh HS 2 Giáo viên GV 3 Trung học phổ thông THPT 4 Phương pháp dạy học PPDH 5 Năng lực NL 6 Giải quyết vấn đề GQVĐ 7 Bài tập thực tiễn BTTT 8 Kĩ năng KN 9 Thực nghiệm sư phạm TNSP 10 Thực nghiệm TN 11 Đối chứng ĐC
  4. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, trong thời đại đòi hỏi cao về trí thức và năng lực con người. Mục tiêu giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển người ta càng trông đợi và đòi hỏi giáo dục phải làm thế nào để phát triển con người toàn diện. Người học có năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo,tính tự chủ và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề… Chuẩn bị cho người học có tiềm năng tốt nhất để đương đầu, thích ứng và phát triển không ngừng trước thực tiễn luôn biến động. Để đáp ứng yêu cầu về người học thì việc dạy học phải gắn lí luận với thực tiễn. Thực tiễn không những là cơ sở đề khẳng định nhận thức chân lí, mà còn là động lực và mục đích của nhận thức vì nhận thức xuất phát từ thực tiễn rồi cuối cùng trả về thực tiễn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của triết học Mác – Lênin. Việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh phải gắn các hoạt động trí tuệ với khả năng giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Trong nhà trường phổ thông, môn vật lí là một môn khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục đòi hỏi một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học vật lí là phải làm cho học sinh có ý thức biết vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống, từ đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề(NLGQVĐ). Học sinh tìm tòi và phát hiện các tình huống có thể vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao chất lượng sống. Trong chương trình các sách giáo khoa,sách bài tập vật lý 10 hiện nay chú trọng rất nhiều đến tính ứng dụng,gắn kết vật lý với thực tiễn và hầu hết các giáo viên dạy học chủ yếu dựa vào sách giáo khoa,sách bài tập,sách tham khảo này để dạy học.Điều này làm giảm tính sáng tạo của giáo viên đồng thời các bài tập này không gắn liền với địa phương,không thân thuộc với học sinh,làm học sinh khó hình dung và không hứng thú,học sinh lúng túng khi phải vận dụng hoặc lựa chọn những kiến thức vật lí vào giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn đời sống của chính mỗi người. Chương “Động học” có một vai trò quan trọngtrong chương trình vật lí trung học phổ thông. Nội dung của chương hầu hết xuất phát từ nhu cầu nhận thức trong thực tiễn. Kiến thức của chương giải quyết được khá nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày. Đó là điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao NLGQVĐ cho học sinh. Vì những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương"Động học "- Vật lý 10” với mong muốn góp thêm một ý tưởng mới để góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
  5. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích trên cơ sở phân loại, làm rõ ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng bài tập thực tiễn vào từng nội dung, từng bài học cụ thể, đề xuất phương hướng, biện pháp thiết kế, sử dụng bài tập thực tiễn quen thuộc với học sinh nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh ở chương “Động học”- Vật lý 10. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về những biện pháp sư phạm nhằm phát triển cho học sinh NLGQVĐ. Nghiên cứu các quan điểm dạy học phát triển năng lực. - Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa vật lý 10, đặc biệt chương “Động học” – vật lý 10 để thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn gần gũi, quen thuộc với học sinh. - Nghiên cứu học sinh THPT, Giáo viên giảng dạy sinh học ở THPT 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Về mặt lý luận - Góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học Vật lí ở lớp 10 nói riêng và ở trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục THPT mới. - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về sử dụng các bài tập thực tiễn trong dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn cho học sinh. - Đề xuất phương án xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn quen thuộc với học sinh mỗi địa phương, mỗi trường học khác nhau. 5.2. Về mặt thực tiễn - Xây dựng được hệ thống bài tập thực tiễn ở chương “Động học”- Vật lý 10. - Thiết kế phương án sử dụng các bài tập đã biên soạn vào dạy học nhằm phát triển NLGQVĐ cho học sinh.
  6. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. NLGQVĐ và phát triển NLGQVĐ của học sinh trong dạy học vật lý 1.1.1. Khái niệm NLGQVĐ “Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh được hiểu là sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ, xúc cảm, động cơ của học sinh đó để giải quyết các tình huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể mà các giải pháp không có sẵn ngay lập tức.” Người có NL GQVĐ là người có khả năng giải quyết các công việc, bài toán, tình huống có vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không tốn nhiều sức lực. NL GQVĐ không phải là yếu tố có sẵn trong mỗi cá nhân mà nó phải thông qua rèn luyện, kinh nghiệm và luyện tập để hình thành và phát triển toàn diện. NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012). 1.2.2. NLGQVĐ trong dạy học vật lý. NL GQVĐ trong học tập vật lí là khả năng tổng hợp các kĩ năng, kĩ xảo của bản thân học sinh để có thể giải quyết các vấn đề vật lí đặt ra một cách nhanh chóng, hiệu quả. Học sinh có NL GQVĐ trong học tập vật lí không chỉ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội được với kiến thức vật lí mới mà còn nắm rõ được bản chất, quy luật vật lí, từ đó vận dụng giải thích và lí giải được các hiện tượng vật lí trong thực tế đời sống. 1.2.3. Các mức độ NLGQVĐ của học sinh trong dạy học vật lý Có nhiều cách để phân chia mức độ NL GQVĐ của học sinh trong học tập vật lí, ở đây tôi dựa vào mức độ học sinh tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề để xây dựng các mức độ GQVĐ. - Mức độ thứ nhất: Giáo viên đưa ra tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn đề, đề xuất các phương pháp giải quyết vấn đề và thực hiện giải quyết vấn đề đã đặt ra. Học sinh theo dõi quá trình, rút ra nhận xét, kết luận về vấn đề vật lí đó dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên.
  7. -Mức độ thứ hai: Giáo viên đưa ra tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn đề và đề xuất các phương án giải quyết. Học sinh tham gia vào quá trình lựa chọn phương pháp để giải quyết vấn đề đó. Sau đó học sinh rút ra nhận xét, kết luận về vấn đề đã giải quyết. - Mức độ thứ ba: Học sinh chủ động tìm ra được tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn đề. Học sinh đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và thực hiện các phương án đề giải quyết vấn đề đã đặt ra. Sau đó học sinh nhận xét, kết luận và điều chỉnh lại phương pháp, cách thức tiếp cận một cách hợp lí và nhanh chóng nhất. 1.2.4. Cấu trúc của NLGQVĐ Cấu trúc NL GQVĐ phát triển ở học sinh gồm 4 thành tố, mỗi thành tố bao gồm một số hành vi cá nhân được thực hiện trong quá trình GQVĐ. Bảng 1.1 : Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề Năng lực Chỉ số Mức độ biểu hiện thành tố hành vi Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 1. Tìm hiểu 1.1. Tìm hiểu Quan sát, mô Giải thích Phân tích, giải vấn đề tình huống tả được các thông tin đã thích thông tin vấn đề quá trình, hiện cho, mục tiêu đã cho, mục tượng trong cuối cùng cần tiêu cần thực tình huống để thực hiện để hiện và phát làm rõ vấn đề làm rõ vấn đề hiện vấn đề cần giải quyết cần giải quyết. cần giải quyết. 1.2. Phát hiện Từ các thông Từ các thông Từ các thông vấn đề cần tin đúng và đủ tin đúng và đủ tin đúng và đủ nghiên cứu về quá trình, về quá trình, về quá trình, hiện tượng, hiện tượng, hiện tượng, trình bày được trình bày được trình bày được một số câu hỏi các câu hỏi câu hỏi liên riêng lẻ. liên quan đến quan đến vấn vấn đề cần đề và xác định
  8. giải quyết. được vấn đề cần giải quyết. 1.3. Phát biểu Sử dụng được Sử dụng được Diễn đạt vấn vấn đề ít nhất một ít nhất hai đề ít nhất phương thức phương thức bằng hai (văn bản, hình để diễn đạt lại phương thức vẽ, biểu bảng, vấn đề. và phân tích lời nói,…) để thành các vấn diễn đạt lại đề bộ phận. vấn đề. 2. Đề xuất giải 2.1. Diễn đạt Diễn đạt lại Diễn đạt lại Diễn đạt lại pháp lại tình huống được tình được tình được tình bằng ngôn huống một huống trong huống bằng ngữ của chính cách đơn giản. đó có sử dụng nhiều cách mình các hình vẽ, kí khác nhau một hiệu để làm rõ cách linh hoạt. thông tin của tình huống. 2.2. Tìm kiếm Bước đầu thu Lựa chọn Lựa chọn thông tin liên thập thông tin được nguồn được toàn bộ quan đến vấn về kiến thức thông tin về các nguồn đề và phương kiến thức và thông tin về pháp cần sử phương pháp kiến thức và dụng để giải cần sử dụng phương pháp quyết vấn đề để giải quyết cần sử dụng từ các nguồn vấn đề và để giải quyết khác nhau. đánh giá vấn đề cần nguồn thông thiết và đánh
  9. tin đó. giá được độ tin cậy của nguồn thông tin đó. 2.3. Đề xuất Thu thập, Đưa ra Lựa chọn giải pháp giải phân tích phương án phương án tối quyết vấn đề thông tin liên giải quyết (Đề ưu, lập kế quan đến vấn xuất giả hoạch thực đề, xác định thuyết, hiện. thông tin cần phương án thiết để giải kiểm tra giả quyết vấn đề. thuyết bằng suy luận lí thuyết hoặc thực nghiệm). 3. Thực hiện 3.1. Lập kế Phân tích giải Phân tích giải Phân tích giải giải pháp giải hoạch cụ thể pháp thành kế pháp thành kế pháp thành kế quyết vấn đề để thực hiện hoạch thực hoạch thực hoạch thực giải pháp hiện cụ thể, hiện cụ thể, hiện cụ thể, diễn đạt các diễn đạt các thuyết minh kế hoạch cụ kế hoạch cụ các kế hoạch thể đó bằng thể đó bằng sơ cụ thể qua sơ văn bản. đồ, hình vẽ. đồ, hình vẽ. 3.2. Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện giải giải pháp được giải được giải pháp cho một pháp để giải pháp trong đó chuỗi vấn đề quyết vấn đề huy động ít liên tiếp, trong cụ thể, giả nhất hai kiến đó có những
  10. định (Vấn đề thức, hai phép vấn đề nảy học tập) mà đo,… để giải sinh từ chính chỉ cần huy quyết vấn đề. quá trình giải động một kiến quyết vấn đề. thức, hoặc tiến hành một phép đo, tìm kiếm, đánh giá một thông tin cụ thể. 3.3. Đánh giá Đánh giá các Đánh giá các Đánh giá các và điều chỉnh bước trong bước trong bước trong các bước giải quá trình giải quá trình giải quá trình giải quyết cụ thể quyết vấn đề, quyết vấn đề, quyết vấn đề, ngay trong phát hiện ra phát hiện sai phát hiện sai quá trình thực sai sót, khó sót, khó khăn sót, khó khăn, hiện khăn. và đưa ra đưa ra những những điều điều chỉnh và chỉnh. thực hiện việc điều chỉnh. 4. Đánh giá 4.1. Đánh giá So sánh kết Đánh giá Đánh giá việc việc giải quyết quá trình giải quả cuối cùng được kết quả giải quyết vấn vấn đề, xây quyết vấn đề thu được với cuối cùng và đề. Đề ra giải dựng vấn đề và điều chỉnh đáp án và rút chỉ ra nguyên pháp tối ưu mới việc giải quyết ra kết luận khi nhân của kết hơn để nâng vấn đề giải quyết quả thu được. cao hiệu quả được vấn đề giải quyết vấn cụ thể. đề.
  11. 4.2. Phát hiện Đưa ra khả Xem xét kết Xem xét kết vấn đề cần năng ứng quả thu được quả thu được giải quyết mới dụng của kết trong tình trong tình quả thu được huống mới, huống mới, trong tình phát hiện phát hiện huống tương những khó những khó tự. khăn, vướng khăn, vướng mắc cần giải mắc cần giải quyết. quyết và diễn đạt vấn đề mới cần giải quyết. 1.2. Bài tập vật lý thực tiễn 1.2.1. Khái niệm Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn hay bài tập vật lí gắn với thực tiễn là bài tập liên quan trực tiếp tới các vấn đề thực tế đời sống của học sinh, nội dung bài tập có thể xuất phát từ các hiện tượng thiên nhiên, các kĩ thuật sản xuất, lao động và sinh hoạt hàng ngày xung quanh học sinh. 1.2.2. Phân loại a. Bài tập định tính Bài tập định tính có nội dung thực tiễn là bài tập mà khi giải học sinh không cần phải thực hiện những phép tính toán phức tạp (có thể là các phép tính toán đơn giản, có thể tính nhẩm được), mà phải thực hiện những suy luận logic dựa trên nền tảng kiến thức về khái niệm, định luật, quy luật vật lí để giải quyết các vấn đề vật lí thực tiễn trong đời sống. Đa số các bài tập định tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra trong một điều kiện xác định. b. Bài tập định lượng Bài tập định lượng là các bài tập có dữ liệu cụ thể, yêu cầu học sinh phải sử dụng một chuỗi các phép tính toán để giải ra được một kết quả là đáp số định lượng như một công thức, một giá trị bằng số.
  12. Loại bài tập định lượng có nội dung thực tiễn phải bao gồm được các vấn đề có liên quan trực tiếp đến thực tế đời sống, các hiện tượng thiên nhiên, các quy luật vật lí gần gũi với lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Nhưng vì lí do giúp dễ dàng cụ thể hóa các hiện tượng vật lí ngoài đời sống vào bài tập định lượng để các em học sinh dễ tính toán, các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn sẽ thường bao gồm các vấn đề thực tiễn được thu hẹp và đơn giản hóa đi nhiều so với thực tế. c. Bài tập thí nghiệm Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải làm thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các lời giải suy luận từ lý thuyết hoặc lấy số liệu nhằm phục vụ cho việc giải bài tập có nội dung thực tiễn. 1.2.3. Nguyên tắc xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn - Bài tập có nội dung thực tiễn phải bám sát chương trình dạy học và thực hiện mục tiêu bài học -Bài tập có nội dung thực tiễn phải đảm bảo tính kiến thức chính xác, khoa học đúng đắn - Bài tập có nội dung thực tiễn phải có tính hệ thống và sư phạm - Bài tập có nội dung thực tiễn phải gần gũi với sinh hoạt và lao động sản xuất với học sinh 1.2.4. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn - Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, công cụ để xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn - Tiến hành xây dựng, biên soạn bài tập có nội dung thực tiễn - Sử dụng và kiểm tra tính đúng đắn của bài tập có nội dung thực tiễn 1.2.5 Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm phát triển NLGQVĐ của học sinh Bước 1. Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng quy định của chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình. Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh. Bước 3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NLGQVĐ của học sinh và khả năng sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong quá trình học tập. Bước 4. Xây dựng và biên tập hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn theo mục tiêu dạy học.
  13. Bước 5. Lập kế hoạch sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn đã soạn thảo trong dạy học vật lí. Bước 6. Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đã soạn thảo nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh. Bước 7. Triển khai dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế. Bước 8. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn nếu cần thiết. Đề xuất các phương án nhằm nâng cao và phát triển NLGQVĐ của học sinh. 1.3. Vai trò của dạy học vật lý có bài tập thực tiễn và việc phát triển năng lực cho học sinh Khi giải BTTT, HS phải nhận biết được vấn đề, huy động kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, HS sẽ khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn hoạt động sản xuất, xã hội… Trong quá trình thực hiện BTTT, HS sẽ phát triển được các kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tiễn. Khi đó, HS sẽ tạo được thói quen luôn tự đặt ra câu hỏi về các vấn đề xung quanh và tìm câu trả lời hợp lí nhất, điều đó góp phần giúp HS linh hoạt, nhạy bén và thích ứng nhanh với xã hội năng động trong cuộc sống sau này. BTTT kích thích HS hứng thú, yêu thích môn học hơn, đồng thời hình thành và phát triển lòng say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ - một lĩnh vực mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. BTTT được sử dụng ứng với các phương pháp dạy học đa dạng, vì vậy trở thành công cụ tổ chức các loại bài học khác nhau nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của HS. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng sử dụng BTTT trong dạy học Vật lý để phát triển NLGQVĐ cho HS ở trường THPT Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số GV, dùng phiếu thăm dò ý kiến của GV một số trường THPT của tỉnh Nghệ An nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy - học vật lí ở trường THPT hiện nay. Qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy đa số GV nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế BTTT để tổ chức các hoạt động học tập của HS. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng BTTT trong dạy học vật lí chưa được GV quan tâm đúng mức,đặc biệt là rèn luyện NL GQVĐ cho học sinh.
  14. Hiện nay, đa số học sinh rất yếu NL GQVĐ liên quan đến thực tiễn,một số em chỉ học vẹt,học được những công thức để tính toán giải một số bài tập mà không vận dụng được vào trong thực tế. 2.2. Khó khăn và thuận lợi khi nghiên cứu đề tài 2.2.1 Thuận lợi Nhiều GV tham gia các các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Sở, tham gia học các module về đổi mới PPDH đặc biệt là các nội dung liên quan đến dạy học phát triển NLGQVĐ. Một số GV đã vận dụng được các BTTT tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học để hướng đến phát triển NL GQVĐ cho HS. Có nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho HS THPT nhằm khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. 2.2.2. Khó khăn Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế và sử dụng các bài tập thực tiễn nhằm phát triển NLGQVĐ của HS còn chưanhiều. Nhiều GV dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết mà không vận dụng các bài tập thực tiễn trong dạy học nhiều dẫn đến tình trạng học sinh không biết mình học vật lý để làm gì. Nhiều GV có sử dụng bài tập thực tiễn hằng ngày trong tiết học nhưng chưa bài bản, các bước tiến hành chưa có chiều sâu. 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Cấu trúc và nội dung chương Động học- vật lý 10 Trong chương trình Vật lí THPT, phần Động học được trình bày khá lôgic và đầy đủ. Qua phân tích cấu trúc, nội dung tôi thấy một số nội dung ở các bài có thể thiết kế BTTT để phát triển NL GQVĐ cho HS. Thứ tự Tên bài Nội dung 1. Bài 4 : Độ dịch chuyển và quảng -Xác định vị trí của vật tại các đường đi được thời điểm -Độ dịch chuyển. - Phân biệt độ dịch chuyển và quảng đường đi được. -Tổng hợp độ dịch chuyển 2. Bài 5 :Tốc độ và vận tốc -Tốc độ tức thời. -Tổng hợp vận tốc
  15. 3. Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển và thời -Vẽ đồ thị độ dịch chuyển-thời gian. gian. -Sử dụng đồ thị độ dịch chuyển - thời gian 4. Bài 8. Chuyển động biến đổi,gia tốc -Gia tốc của chuyển động biến đổi. 5. Bài 9.Chuyển động thẳng biến đổi -Gia tốc của chuyển động thẳng đều biến dổi đều. 6. Bài 10: Sự rơi tự do -Sự rơi tự do của một vật trong không khí 7. Bài 11.Chuyển động ném -Chuyển động ném ngang -Chuyển động ném xiên 3.2. Hệ thống bài tập thực tiễn phát triển NLGQVĐ trong chương “Động học” – Vật lý lớp 10 3.3.1. Bài 4 : Độ dịch chuyển và quảng đường đi được Bài tập 1: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Để xác định các hướng như hướng nhà,hướng cổng…ta có những phương án như sử dụng la bàn,theo hướng các sao… và có thể sử dụng điện thoại thông minh( hình 4.1). Hãy sử dụng điện thoại thông minh để xác định hướng vào cổng nhà bạn? Hình 4.1.Phần mền Compass Galaxy
  16. Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Xác định phương, hướng. + Câu hỏi HD : - Trên điện thoại có những app nào về xác định phương hướng nào uy tín mà nhà sản xuất ,phân phối đề xuất ? -Các kí hiệu về các hướng,góc trên áp được hiểu như thế nào? + Kết luận: Dựa vào thông số trên app để xác định hướng. Bài tập 2: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Thầy giáo bước thẳng từ cửa vào sang cửa sổ đối diện của phòng lớp học khối 10 theo đường ngắn nhất. Bằng các dụng cụ có sẵn nêu phương án để xác định được vị trí của thầy giáo khi dịch chuyển ?. Xác định vị trí của thầy giáo khi đi được 3 viên gạch biết kích thước mỗi viên là 0.4m x 0 .4m.( bỏ qua phần khoảng cách 2 viên)? Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Xác định vị trí. + Câu hỏi HD : - Để xác định vị trí trong thực tế ta cần xác định mấy yếu tố ? -Chọn hệ qui chiếu với gốc,các trục tọa độ như thế nào để bài toán đơn giản nhất? -Đường thẳng ngắn nhất từ cửa sang phía đối diện là đường nào? -Xác định hướng bằng những cách nào ? cách nào phù hợp nhất ? -Xác định độ dài so với mốc bằng những cách nào? Cách nào đơn giản nhất? + Kết luận: - Các phương án: + Xác định hướng bằng: la bàn ,phần mềm điện thoại. + Xác định khoảng cách: thước, tính theo số viên gạch. Bài tập 3: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Hướng từ cửa vào phòng học của khối lớp 10 trường trung học phổ thông Hoàng Mai 2 là hướng Đông sang Tây.Biết kích thước của phòng học là 6,4m x7,6m .Một bạn đi thẳng theo đường ngắn nhất từ cửa chính sang cửa sổ đối diện rồi quay trở lại 2m theo đường cũ. Xác định quãng đường và độ dịch chuyển của bạn. Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Độ dịch chuyển và quảng đường đi được + Câu hỏi HD : - Thế nào là độ dịch chuyển ?
  17. -Thế nào là là quảng đường đi được? + Kết luận: - Độ dịch chuyển d=4,4m (Tây) - Quảng đường S= 8.8m Bài tập 4: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Trên sân thể dục Hoàng Mai 2 ,bạn Linh chuyển động theo hướng Đông 16m rồi chạy theo hướng Bắc 12m. Hãy đề xuất phương án xác định hướng và độ lớn độ dịch chuyển của bạn Linh ? Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Tổng hợp độ dịch chuyển + Câu hỏi HD : - Có thể xác định độ dịch chuyển của bạn Linh theo cách trực tiếp không ? nếu được thì làm thế nào? -Có thể xác định độ dịch chuyển của bạn Linh theo cách gián tiếp không ? nếu được thì làm thế nào? + Kết luận: - 2 phương án:+ Trực tiếp : sử dụng phần mềm điện thoại và thước. + Gián tiếp: dùng tổng hợp độ dịch chuyển. - Độ dịch chuyển d = d1 + d 2  d = 20m . 2 2 3.3.2. Bài 5 :Tốc độ và vận tốc Hình 5.1 tốc kế xe máy
  18. Bài tập 5: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Hình 5.1. là tốc kế xe máy. Bộ phận chính có chứa các nam châm quay cùng tốc độ quay của bánh xe. Phần hiển thị mặt số của tốc kế sẽ bị từ trường này đẩy tới một góc cố định theo tỉ lệ thuận. Do đó góc quay tỉ lệ với tốc độ vòng quay của bánh xe Cho biết của số chỉ trên hình 5.1? Ý nghĩa của số chỉ đó là gì? Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Tốc độ tức thời + Câu hỏi HD : - Tốc độ quay của bánh xe phụ thuộc đại lượng nào ? - Tại một thời điểm góc quay có xác định được không? + Kết luận: - Tốc độ tức thời hình 5.1 là khoảng 5km/h Bài tập 6: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Hình 5.2 là mũ bảo hiểm xe máy.Vì sao khi đi ngoài trời mưa đội mũ bảo hiểm này dù có phần lưỡi phía trước nhưng nước mưa vẫn bắn vào mặt gây đau rát? Để giảm mức độ đau rát thì khi chạy xe trời mưa nên chạy nhanh hay chậm? Hình 5.2..mũ bảo hiểm Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Tổng hợp vận tốc + Câu hỏi HD : - Khi chạy xe máy thì người tham gia mấy chuyển động? Phương,chiều của nó? -So với mặt người thì giọt nước mưa có phương như thế nào? -Khi tốc độ xe tăng lên thì độ lớn vận tốc giọt nước so với mặt người tăng hay giảm? + Kết luận: - Khi xe chuyển động thì nước mưa sẽ bay xiên so với mặt người nên sẽ làm ướt phần mặt. - Tốc độ xe càng lớn thì vận tốc giọt mưa càng lớn gây cảm giác đau rát hơn. Bài tập 7: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập)
  19. Hình 5.3. đua thuyền Đền Cờn Hình 5.3 là hình ảnh đua thuyền ở lễ hội Đền Cờn ở thị xã Hoàng Mai diễn ra hàng năm từ ngày 19 đến 21 tháng chạp âm lịch. Khi thuyền đi ngang dòng sông để sang đến bờ bên kia thì tại sao người lái thuyền sẽ hướng cho thuyền đi chếch ngược lên ? Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Tổng hợp vận tốc + Câu hỏi HD : - Khi chạy thuyền thì người tham gia mấy chuyển động? Phương,chiều của nó? -Nếu cho thuyền đi theo phương ngang thì thuyền sẽ di chuyển như thế nào? + Kết luận: - Nếu không chếch lên thì thuyền sẽ bị trôi xuống phía dưới 1 khoảng. 3.3.3. Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển và thời gian. Bài tập 8:: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Trong giờ học vật lý ở phòng học lớp 10A1 trường THPT Hoàng Mai 2.Thầy giáo đi từ trên lớp đi xuống cuối lớp 6m hết 6s,rồi dừng 2s sau đó quay trở lại hướng lên bảng và sau 5s thầy đến vị trí cách vị trí cuối lớp 4m .Vẽ đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian.với mốc thời gian và gốc tọa độ là lúc thầy giáo bắt đầu xuất phát coi các giai đoạn thầy đã đi là đều.. Hướng dẫn: + Kiến thức cơ bản: Vẽ đồ thị + HD :
  20. - Thực hành trực quan trên lớp cho học sinh quan sát. - Để vẽ đồ thị cần thực hiện những bước nào? - Để vẽ được vào trong giấy phù hợp thì ta chọn tỉ lệ xích bao nhiêu? Bài tập 9: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Hình 5.4 là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của giáo viên từ cửa vào. Hãy mô phỏng lại chuyển động của thầy giáo? Xác định tốc độ của thầy giáo trong từng giai đoạn Hướng dẫn: Hình 5.4 + Kiến thức cơ bản: đọc đồ thị + Câu hỏi HD : - Chia đồ thị thành những giai đoạn nào? Đặc điểm mỗi giai đoạn đó? -Hãy đứng dậy và mô phỏng lại sự chuyển động của giáo viên. + Kết luận: – Trong 2 giây đầu: GV chuyển động theo chiều dương,vận tốc không đổi, Tốc độ 2m/s - Từ giây 2 đến giây 4 : GV dừng lại tại vị trí cách O 4m - Từ giây 4 đến giây 8 : GV đổi chiều chuyển động theo chiều âm ,tốc độ 1m/s và quay lại vị trí xuất phát. - Từ giây 8 đến giây 9 : GV chuyền động theo chiều âm với tốc độ là 1m/s. - Từ giây 9 đến giây 10 GV dừng lại tại vị trí có độ dịch chuyển là -1m. 3.3.4. Bài 8 :Chuyển động biến đổi.Gia tốc Bài tập 10:: ( Sử dụng để tìm hiểu bài mới/cũng cố/ôn tập) Vì sao khi đi xe máy đang chạy trên đường bằng nếu chạy số 1 thì xe bị giật giật? Hướng dẫn:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2