intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 11 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển năng lực tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 11 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------  -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH” (LĨNH VỰC: HÓA HỌC) Năm học 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG ---------------  -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH” (LĨNH VỰC: HÓA HỌC) Nhóm tác giả: 1. Vương Thị Nga 2. Nguyễn Thị Bích Ngọc 3. Nguyễn Thị Hòa Giáo viên môn: Tự nhiên Năm học 2022 – 2023
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Diễn giải Viết tắt 1 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp UNESCO Quốc - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization. 2 Programme for International Student Assessment PISA 3 Trung học phổ thông THPT 4 Phòng thí nghiệm PTN 5 Công nghiệp CN 6 Chlorofluorocarbones CFC 7 Học sinh HS 8 Organization for Economic Co-operation and OECD Development 9 Khoa học tự nhiên KHTN 10 Sách giáo khoa SGK 11 Item response theory IRT 12 Phương trình phản ứng PTPU 13 Công thức phân tử CTPT 14 Thực nghiệm sư phạm TNSP 15 Lớp đối chứng ĐC 16 Kế hoạch bài dạy KHBD 17 Trắc nghiệm khách quan TNKQ 18 Nghiên cứu NC 19 Kiến thức, kỹ năng KT, KN
  4. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Điểm mới của đề tài 2 3. Phạm vi áp dụng 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1. Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 4 II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ PISA 4 1. Khái niệm 4 2. Đặc điểm của PISA 5 3. Mục đích tham gia PISA của Việt Nam 6 4. Độ khó của các câu hỏi PISA 7 5. Nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp 7 cận PISA trong dạy học Hóa học lớp 11 III. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH 8 HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 11 3.1. Chủ đề 9 3.2. Chủ đề 13 3.3. Chủ đề 24 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 40 4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 40 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 I. Kết luận 50 II. Một số kiến nghị và đề xuất 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 1 i PHỤ LỤC 2 viii PHỤ LỤC 3 xi PHỤ LỤC 4 xxiv
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc cùng những giá trị chung của nhân loại và hướng phát triển chung của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) về giáo dục. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (HS) trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó việc định hướng tiếp cận PISA (Programme for International Student Assessment) trong dạy học hóa học sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho HS ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay. Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên nước ta có khoảng 5.100 học sinh (HS) ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát chính thức của PISA 2012 - được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế Organization for Economic Co- operation and Development (OECD) khởi xướng và triển khai từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 năm 2012. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA 2012 đã được vào top 20, đến chu kỳ lần thứ 2 tham gia năm 2015, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng cao, được vào top 10 trên tổng số 72 nước tham gia; và chu kỳ gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2018 Việt Nam cao thứ 13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA được đánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về năng lực của HS. Việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học ở trường THPT 1
  6. là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 11 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. Tuy nhiên, đề tài này không tránh được các thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp cùng các em học sinh. 2. Điểm mới của đề tài Dạy học theo định hướng tiếp cận PISA không kiểm tra kiến thức học sinh học thuộc được những gì tại trường học mà đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của học sinh; chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn. - Giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển năng lực tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay. - Hình thức tổ chức: Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các mức độ khác nhau. - Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến năng lực chủ động, sáng tạo, tìm tòi học hỏi; khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả; năng lực tự nghiên cứu và làm việc nhóm; năng lực thực hiện sản phẩm và giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Phạm vi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 11 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” đã được tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất áp dụng vào thực tế tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An và một số trường THPT lân cận, phù hợp với các chủ đề trong SGK hóa học 11- chương trình chuẩn hiện hành đã mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra SKKN cũng phù hợp nội dung dạy - học chương trình sách giáo khoa hóa 11 dự thảo chương trình mới 2018. 2
  7. PHẦN II. NỘI DUNG I. CỞ SỞ KHOA HỌC. 1. Cơ sở lý luận. PISA là chương trình đánh giá chất lượng giáo dục của HS độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng - độ tuổi PISA) có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam đã đăng ký PISA chu kỳ 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA OECD từ tháng 11 năm 2009, bắt đầu triển khai các hoạt động PISA tại Việt Nam từ tháng 3 năm 2010. Từ đó đến nay, Việt Nam đã hoàn thành tốt 3 chu kỳ PISA: Năm 2012 (2010-2012): Kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực toán, đọc hiểu, khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Về lĩnh vực khoa học, Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng kinh tế theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc. Kết quả HS nam của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 529 điểm/502 điểm trung bình của OECD; Kết quả HS nữ của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 528 điểm/500 điểm trung bình của OECD. Năm 2015 (2013-2015): Việt Nam xếp thứ 8 về lĩnh vực khoa học trên tổng số 72 quốc gia tham gia đánh giá. Ở lĩnh vực Khoa học: kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước OECD 31,4 điểm một cách có ý nghĩa thống kê. Năm 2018 (2016-2018): Việt Nam đạt 505 điểm, điểm số cao thứ 13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Lĩnh vực khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, điểm số cao thứ 4/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Bộ GD&ĐT cho biết, tham gia PISA là cơ hội hội nhập quốc tế về giáo dục; để biết nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên thế giới, có được bức tranh tổng thể về giáo dục quốc gia so với giáo dục quốc tế, làm cơ sở cho đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Việt Nam sẽ xem xét để chuẩn bị dần các điều kiện để có thể tham gia các kỳ thi PISA sắp tới qua máy tính. Việt Nam tham gia PISA ngoài các mục đích chung giống như các quốc gia khác, Việt Nam còn có các mục đích cụ thể sau: Tham gia PISA là một bước tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục; Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng theo hướng đánh giá năng lực của học sinh; phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. 3
  8. Tham gia PISA là bước chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau 2015, thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Đối với môn Hóa học là một trong ba môn thuộc khối khoa học tự nhiên (KHTN), việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập là trọng tâm của chương trình mới. Một trong các phương pháp giáo dục được lựa chọn là kết hợp giáo dục định hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. 2. Cở sở thực tiễn. 2.1. Thuận lợi. - Trong những năm gần đây, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn tổ chức tuyên truyền, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm,… nhằm đổi mới phương pháp giáo dục, quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển toàn diện cho học sinh. - Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết. 2.2. Khó khăn. - Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa dám mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học, còn ngại khó khăn, tìm tòi học hỏi. Mặt khác, các tài liệu tích hợp, tài liệu liên quan thực tế của môn học chưa nhiều trong khi sách giáo khoa chưa cung cấp đủ tài liệu cần thiết. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tích cực, chủ động tìm hiểu thêm kiến thức, làm phong phú thêm bài học, biết đặt những câu hỏi định hướng cho học sinh, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết. - Về phía học sinh, vẫn còn một bộ phận học sinh học lý thuyết hàn lâm, còn dựa dẫm thầy cô, ngại va chạm tìm tòi học hỏi và tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế. II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ PISA 1. Khái niệm. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA được xây dựng và điều phối bởi OECD vào cuối thập niên 90 và hiện vẫn diễn ra đều đặn. Khảo sát PISA được thiết kế nhằm đưa ra đánh giá có chất lượng và đáng tin cậy về hiệu quả của hệ thống giáo dục. PISA cũng hướng đến thu thập thông tin cơ bản về ngữ cảnh dẫn đến những hệ quả giáo dục trên. Càng ngày PISA càng thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nước trên thế giới. Do đó, PISA không chỉ đơn thuần là một chương trình nghiên cứu đánh giá chất lượng giáo dục của OECD mà trở thành xu hướng đánh giá quốc tế, tư tưởng đánh giá của PISA trở thành tư tưởng đánh giá học sinh trên toàn thế giới. Các nước muốn biết chất lượng giáo dục của quốc gia mình như thế nào, đứng ở đâu trên thế giới này đều đăng ký tham gia PISA. 4
  9. Khảo sát PISA đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng), thấp nhất từ lớp 7 trở lên, độ tuổi được xem là kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Đây là một cuộc khảo sát theo độ tuổi chứ không theo cấp bậc hoặc lớp học. Mục đích của cuộc khảo sát là nhằm đánh giá xem học sinh đã được chuẩn bị để đối mặt với những thách thức của cuộc sống xã hội hiện đại ở mức độ nào trước khi bước vào cuộc sống. Khảo sát PISA được tổ chức 3 năm một lần ở ba lĩnh vực chính là đọc hiểu, toán học và khoa học. Bảng 1.1. Các lĩnh vực được đánh giá qua các chu kỳ PISA Chu Chu Chu kỳ Chu kỳ Chu kỳ Chu kỳ kỳ kỳ Chu kỳ 2018 2006 2009 2012 2015 2000 2003 Đọc Đọc Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu hiểu hiểu Toán Toán Toán học Toán học Toán học Toán học Toán học học học Khoa Khoa Khoa học Khoa học Khoa học Khoa học Khoa học học học Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng giải giải quyết giải quyết giải quyết giải quyết quyết vấn đề vấn đề vấn đề vấn đề vấn đề Năng lực Năng lực Năng lực Năng lực tài chính tài chính tài chính tài chính Năng lực Năng lực Năng lực sử dụng sử dụng sử dụng máy tính Năng lực máy tính máy tính Công dân toàn cầu PISA không kiểm tra kiến thức học sinh được dạy tại trường học mà đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của học sinh. PISA chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng khi đối mặt với nhiều tình huống và những thử thách liên quan đến các kiến thức, kĩ năng đó. Nói cách khác, PISA đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày. 2. Đặc điểm của PISA - Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu. - PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm 1 lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản. 5
  10. - Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. - PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau: + Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như "Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?", "Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?" và "Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?",... + Năng lực phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề. + Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực đọc hiểu, toán học và khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh. Dữ liệu PISA được định mức theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi (item response theory - IRT, cụ thể là theo mô hình Rasch). Chính điều này đã cho phép nhiều dạng câu hỏi được áp dụng trong bài khảo sát PISA. 3. Mục đích tham gia PISA của Việt Nam. - Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. - Tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục; so sánh "mặt bằng" giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế. - Được OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. - Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật dạy học và phương pháp đánh giá. 6
  11. 4. Độ khó của các câu hỏi PISA. Một bài tập là một chuỗi nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi là một nhiệm vụ, cần đảm bảo độc lập tối đa giữa các câu hỏi. Các câu hỏi thử thách những học sinh có khả năng nhất và cả những câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh kém nhất. Các dạng câu hỏi: - Câu hỏi nhiều lựa chọn - Câu hỏi đúng/sai, có/không phức hợp - Câu hỏi mở trả lời ngắn - Câu hỏi mở trả lời dài 5 . Nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học lớp 11 5.1. Nguyên tắc - Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học. - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại. - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống. - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn. - Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng hóa. - Nội dung bài tập phải nhằm hình thành và phát triển các năng lực đọc hiểu, khoa học, toán học cho học sinh. 5.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức. Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn hóa học ở trường THPT, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học THPT thường gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí...), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ... của học sinh nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học... Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức. Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung. Bước 3: Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu.  Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với học sinh, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như: 7
  12. - Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất - Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. - Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản. - Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ ... - Thay các số liệu bằng chữ để có tính tổng quát - Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.  Xây dựng bài tập hoàn toàn mới Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là: - Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới. - Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ....để phối hợp lại thành bài mới. Bước 4: Kiểm tra thử. Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, độ khó, độ phân biệt, tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập... Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống bài tập. a. Chỉnh sửa Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THPT 2018 . b. Hoàn thiện hệ thống bài tập Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học. III. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 11. Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức: - Chủ đề: Cân bằng hóa học. - Chủ đề: Nitrogen và sunfur. - Chủ đề: Hidrocacbon - Chủ đề: Dẫn xuất halogen – ancol – phenol - Chủ đề: Hợp chất cacbonyl – cacborxylic axid Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức. 8
  13. Với giáo viên: Là giải pháp giúp đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra và đánh giá theo định hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Với học sinh: Biết sử dụng kiến thức đã học gắn với thực tiễn đời sống con người và khơi dậy lòng trắc ẩn của học sinh với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước; ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường của bản thân và cộng đồng, khơi dậy ý thức khởi nghiệp trong tương lai... đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của học sinh. Chú trọng khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống trong thực tiễn. Giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Bước 3: Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu. 3.1. Chủ đề: Cân bằng hóa học. Bài tập 1: Tổng hợp ammonia Trước đây trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II, NH3 lỏng từng được thiết kế sử dụng làm thuốc phóng tên lửa. Hiện nay, NH3 được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón và một số hoá chất cơ bản. Trong đó lượng sử dụng cho sản xuất phân bón (cả dạng rắn và lỏng) chiếm phần lớn, đến trên 80% sản lượng NH3 toàn thế giới và tương đương với khoảng 1% tổng công suất phát năng lượng của thế giới. Bên cạnh đó NH3 vẫn được sử dụng trong công nghiệp đông lạnh (sản xuất nước đá, bảo quản thực phẩm,...), trong các phòng thí nghiệm, trong tổng hợp hữu cơ và hóa dược, y tế và cho các mục đích dân dụng khác. Ngoài ra trong công nghệ môi trường, NH3 còn được dùng để loại bỏ khí SO2 trong khí thải của các nhà máy có quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) và sản phẩm ammonium sulfate thu hồi của các quá trình này có thể được sử dụng làm phân bón… Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến quy trình tổng hợp NH3 sao cho đạt hiệu suất cao nhất và hạn chế chi phí một cách tối đa nhất. Hình 1: Quy trình sản xuất NH3 trong công nghiệp Nguyên lí Le Chatelier dự đoán rằng nồng độ cân bằng của ammonia sẽ lớn hơn ở áp suất cao và nhiệt độ thấp. Các thông số được sử dụng trong công nghiệp là 500oC và 200atm, cho khoảng 15% nguyên liệu chuyển hoá thành ammonia trong tại cân bằng: N2(g) + 3/2 H2(g)  NH3(g) ; rH0298 = - 92 kJ mol-1.    9
  14. * Câu hỏi tự luận: Câu hỏi 1: Giải thích tại sao người ta không sử dụng nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nói trên? Câu hỏi 2: Giải thích tại sao áp suất cao hơn áp suất nói trên không thường xuyên được sử dụng? Câu hỏi 3: Các khí được dẫn qua tháp chuyển hoá chứa các luồng bột sắt làm xúc tác. Giải thích ảnh hưởng của bột sắt tới: (a) tốc độ tạo sản phẩm ammonia. (b) lượng ammonia trong hỗn hợp tại cân bằng. Câu hỏi 4: Hỗn hợp cân bằng được đi qua tháp làm lạnh. Giải thích tại sao phải làm như vậy. Hãy cho biết quá trình tiếp theo là gì? Câu hỏi 5: Hydrogen tinh khiết để tổng hợp ammonia được sản xuất từ sự chuyển hóa có xúc tác là một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí thiên nhiên (có thành phần chính là methane). Để sản xuất một tấn khí ammonia cần lấy 841,7 m3 không khí (chứa 21,03% O2; 78,02% N2; còn lại là các khí hiếm). Hỏi cần phải lấy bao nhiêu m3 khí methane để có đủ lượng nitrogen và hyđrogen theo tỉ lệ 1:3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammonia. Giả thiết phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và các khí xét ở cùng điều kiện. Hướng dẫn đánh giá: Câu hỏi 1: Người ta không sử dụng nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nói trên là vì:  Mức đầy đủ: Nếu hạ nhiệt độ thấp hơn phản ứng xảy ra rất chậm hoặc không xảy ra do nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: Áp suất cao hơn áp suất nói trên không thường xuyên được sử dụng vì:  Mức đầy đủ: Để tăng áp suất cao đòi hỏi công nghệ đắt tiền hơn và như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 3: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến cân bằng phản ứng:  Mức đầy đủ: Chất xúc tác chỉ có tác dụng làm cho cân bằng được thiết lập nhanh hơn mà không làm chuyển dịch cân bằng nên khi dẫn qua luồng chứa bột sắt làm xúc tác thì: a) tốc độ tạo sản phẩm ammonia nhanh hơn. b) không ảnh hưởng lượng ammonia trong hỗn hợp tại cân bằng.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 10
  15. Câu hỏi 4: Hỗn hợp cân bằng được đi qua tháp làm lạnh, và quá trình tiếp theo:  Mức đầy đủ: - Hỗn hợp cân bằng được đi qua tháp làm lạnh để hóa lỏng khí NH3 và tách riêng để thu hồi. - Quá trình tiếp theo, hỗn hợp khí N2, H2 chưa phản ứng được đưa lại tháp tổng hợp để tiếp tục quá trình lặp lại.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 5:  Mức đầy đủ - Tính trong 841,7 m3 không khí có: Vo2 = 84,17. 21,03/100 = 177,01 m3 VN2 = 84,17. 8,02/ 100 = 656,7 m3 VH2 ( trong Amoniac) = 197,1 m3 Tính CH4 theo các PT: CH4(g) + 2H2O(g)  CO2(g) + 4H2(g) (1) 3  3 492,525m 1970,1m CH4(g) + 2O2(g)  CO2(g) + 2H2O(g) (2) 3  3 88,505m 177,01m V = 492,525 + 88, 505 = 581,03 m3  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Bài tập 2: Cân bằng trong dung dịch nước Phèn chua hay phèn nhôm - kali (phèn Aluminum - Potassium (K2SO4.Al2(SO4)3.24.H2O); phèn sắt (phèn Iron (NH4)2SO4 .Fe2(SO4)3.24H4O được sử dụng như chất keo tụ trong quá trình xử lý nước thải, nước giếng khoan,… do tạo Al(OH)3, Fe(OH)3. Các hidroxide này ở dạng keo kéo theo các chất bẩn trong nước lắng xuống, phương trình thủy phân ion Al3+ và Fe3+ được biểu diễn đơn giản: M3+ + 3H2O  M(OH)3 + 3H+   * Câu hỏi tự luận: Câu hỏi 1: Tại sao khi bảo quản dung dịch muối Al3+; Fe3+ trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung dịch acid vào? Câu hỏi 2: Tại sao phèn chua, phèn sắt có khả năng xử lý nước đục, nước thải, nước giếng khoan? Câu hỏi 3: Ngoài tác dụng làm trong nước bẩn, phèn chua hoặc phèn sắt còn có khả năng làm sạch rỉ sét trên inox? Câu hỏi 4: Trong thực tế đất có chứa nhiều ion Al3+ và Fe3+ thì ta phải xử lý như thế nào? 11
  16. Hướng dẫn đánh giá: Câu hỏi 1:  Mức đầy đủ: Trong dung dịch muối Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3 ion SO42- không bị thủy phân, các ion Al3+ và Fe3+ bị thủy phân trong nước tạo ion H+ theo phương trình ở dạng đơn giản : Al3+ + 3H2O  Al(OH)3 + 3H+    Fe + 3H2O  Fe(OH)3 + 3H+ 3+    Nên nếu thêm ít giọt dung dịch acid là thêm nồng độ ion H+ vào thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều nghịch là tạo ra ion Al3+ và Fe3+ để nồng độ muối không giảm.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 2:  Mức đầy đủ: Phèn chua, phèn sắt có khả năng xử lý nước đục, nước thải, nước giếng khoan,.. do khi thủy phân trong nước tạo Al(OH)3, Fe(OH)3. Các hidroxit này kết tủa ở dạng keo kéo theo các chất bẩn trong nước lắng xuống làm cho nước trong hơn.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 3:  Mức đầy đủ: Ngoài tác dụng làm trong nước bẩn, phèn chua hoặc phèn sắt còn có khả năng làm sạch rỉ sét trên inox do khi thủy phân nó tạo ra môi trường acid.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 4: 3+ 3+  Mức đầy đủ: Trong thực tế đất có chứa nhiều ion Al và Fe có giá trị pH thấp còn gọi là đất chua. Để khử chua người ta phải bón vôi cho đất.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. * Câu hỏi trắc nghiệm : Câu hỏi 1: Phản ứng: N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g); ∆rH0298 = -92 kJ/mol. Hai  biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu hỏi 2: Người ta thường sản xuất vôi bằng phản ứng nhiệt phân calcium carbonate theo phương trình : CaCO3  CaO + CO2 ∆rH0298 = 176 kJ   Để tăng hiệu suất ta có thể dùng biện pháp nào sau: A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ 12
  17. C. Giảm nhiệt độ D. Thổi thêm CO2 vào Câu hỏi 3: Ester là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một số ester được sử dụng làm chất tạo mùi thơm cho bánh, thực phẩm. Phản ứng ester là một phản ứng thuận nghịch: CH3COOH(l) + C2H5OH(l) CH3COOC2H5(l) + nH2O(l) Ta có thể sử dụng các biện pháp nào sau đây để tăng hiệu suất phản ứng. (a). Tăng nồng độ CH3COOH; (b). Giảm nồng độ C2H5OH; (c). Tăng nồng độ C2H5OH; (d). Giảm nồng độ CH3COOC2H5 A. (a), (c), (d) B. (a), (c), (b) C. (b), (c), (d) D. (a), (b), (d) Câu hỏi 4: Trong các hang động đá vôi thường xảy ra hiện tượng hình thành thạch nhũ và xâm thực của nước mưa vào đá vôi theo phương trình phản ứng nào sau:   A. CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(g)  Ca(HCO)2 (l)  B. CaO + H2O → Ca(OH)2 C. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 D. CaCO3 + 3CO2 + Ca(OH)2 + H2O → 2Ca(HCO3)2 Câu hỏi 5: Khi đốt than tổ ong, than cháy sinh ra nhiệt lượng, đồng thời thải một số hợp chất độc hại ra môi trường chủ yếu là CO: CO2(g) + C(s)  2CO(g) ; rH0298 = 172,4 KJ    Để hạn chế lượng CO thoát ra môi trường chúng ta dùng biện pháp nào sau: A. Hạ nhiệt độ . B. Giảm áp suất. C. Thêm nồng độ D. Tăng nhiệt độ 3.2. Chủ đề: Nitrogen – Sulfur Bài tập 1: Nitrogen Trong khí quyển trái đất, nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất chiếm khoảng 78,01 % thể tích và tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Ở dạng hợp chất nitrogen có mặt trong tất cả các cơ thể sống, là thành phần cấu tạo nên protein, nucleic acid ... Nitrogen còn tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các acid amin, ammonia, nitric acid và các xyanua… Nitrogen có nhiều ứng dụng trong các ngành sản xuất hóa chất, bảo quản thực phẩm, dược phẩm, mẫu vật phẩm y tế. Nitrogen lỏng được phun vào bao bì, sau đó gắn kín, nitrogen biến thành thể khí làm căng vỏ bao bì, vừa bảo vệ thực phẩm khi va chạm, vừa bảo quản thực phẩm. Hình 2: Lưu trữ tế bào gốc trong nitrogen lỏng 13
  18. * Câu hỏi tự luận Câu hỏi 1: Tại sao Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Friedrich Engels) nhà khoa học người Đức thế kỷ 19 nói “Ở đâu có nitrogen, ở đó có sự sống”? Câu hỏi 2: Nitrogen lỏng là loại chất lỏng cực lạnh có thể sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng nhất định nhưng tại sao chúng ta không dùng thay tủ lạnh? Câu hỏi 3: Viết các phương trình hóa học minh họa quá trình hình thành đạm nitrate trong tự nhiên xuất phát từ nitrogen? Câu hỏi 4: Tại sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học? Câu hỏi 5: Tại sao có thể dùng khí nitrogen để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí? Hướng dẫn đánh giá Câu hỏi 1: “Ở đâu có nitrogen, ở đó có sự sống” vì:  Mức đầy đủ: - Đối với thực vật, nitrogen đóng vai trò quan trọng như một nguyên tố dinh dưỡng cấu tạo nên tế bào, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Rễ cây hấp thụ nitrogen từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. - Đối với động vật, nitrogen là nguyên tố không thể thiếu để hình thành nên protein từ đơn giản đến phức tạp.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: : Nitrogen lỏng là loại chất lỏng cực lạnh có thể sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng nhất định nhưng chúng ta không dùng thay tủ lạnh vì:  Mức đầy đủ: - Nitrogen không làm cho các tinh thể nước trong thức ăn đóng băng mà nó sẽ giữ lại trong thực phẩm. Vì thế khi rã đông, thực phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng nhất định. - Khí nitrogen lỏng có tỷ lệ giãn nở vô cùng lớn trong quá trình bay hơi. Nên nếu bình đựng nitrogen lỏng không đảm bảo chất lượng thì có thể sẽ xảy ra quá trình nitrogen lỏng hóa hơi thành khí, da người tiếp xúc với khí nitrogen lúc này sẽ bị bỏng lạnh  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 3: Các phương trình hóa học minh họa quá trình hình thành đạm nitrate trong tự nhiên xuất phát từ Nitrogen:  Mức đầy đủ: N2 NO NO2 HNO3 → H+ + NO3- 14
  19. (1) N2 + O2 2NO (2) 2NO + O2 → 2 NO2 (3) 4NO2 + O2 + 4 H2O → 4 HNO3 (4) HNO3 → H+ + NO3-  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 4: Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học, vì:  Mức đầy đủ: Nitrogen lỏng ở nhiệt độ -196 độ C, là loại chất lỏng cực lạnh. Nên nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 5: Khí nitrogen được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí vì:  Mức đầy đủ: Khi dùng nitrogen để bảo quản thực phẩm, khí nitrogen sẽ tạo ra một bức tường tự nhiên ngăn cách bề mặt thực phẩm tiếp xúc với vi sinh vật, vi khuẩn và các chất oxy hóa ngoài môi trường, còn nếu dùng oxygen thì quá trình lưu trữ thực phẩm sẽ bị oxi hóa dần.  Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một trong các ý trên.  Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. * Câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi 1: Trong thương mại và đời sống, nitrogen có rất nhiều ứng dụng thực tế. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen? A. Dùng tổng hợp ammonia, từ đó sản xuất phân đạm, nitric acid. B. Hỗ trợ làm lạnh để bảo quản thực phẩm khi phải vận chuyển đường xa, giúp làm chậm quá trình ôi thiu. C. Sử dụng trong các bình khí thở. D. Nitrogen lỏng dùng để bảo quản mẩu phẩm trong y học. Câu hỏi 2: Khí nitrogen và khí oxygen là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới -1960C để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -1830C. Khi đó, nitrogen bay ra, còn lại oxygen ở dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là A. Phương pháp lọc B. Phương pháp chiết C. Phương pháp cô cạn D. Phương pháp chưng cất phân đoạn Câu hỏi 3: Trong công nghệ đóng gói thực phẩm chất được bơm vào để làm phồng bao bì và loại bỏ oxygen là A. Nitrogen B. Hidro C. Oxigen D. Oxide của Nitrogen 15
  20. Câu hỏi 4: Bệnh giảm áp của thợ lặn là hiện tượng khi người thợ lặn đang ở sâu dưới nước và di chuyển quá nhanh lên mặt nước gây cảm giác đau nhức các khớp, tê liệt và có thể tử vong, do nguyên nhân nào sau: A. Áp suất không khí trong buồng phổi giảm đột ngột, nitrogen hòa tan không kịp thoát ra ngoài gây ra các bọt khí trong mạch máu chèn ép vào dây thần kinh. B. Áp suất không khí trong buồng phổi giảm đột ngột gây thiếu oxigen để thở. C. Áp lực nước D. Áp suất không khí tăng đột ngột dẫn đến áp lực nước tăng làm người thợ lặn ngạt thở. Câu hỏi 5: Cây họ đậu là loại thực vật đặc biệt có thể chuyển đổi khí nitơ trong không khí thành dạng thực vật có thể sử dụng được dưới dạng cố định đạm các nốt sần ở rễ. Nhận định nào sau đây đúng: A. Một số vi sinh vật chuyển hóa nitrogen thành phân đạm, tích lũy thành các nốt sần ở cây họ đậu. B. Các loại thực vật khác cũng có thể hấp thụ nitrogen Hình 3: Rễ cây đậu bị nốt sần trong không khí và chuyển đổi thành đạm để phát triển. C. Nitrogen hấp thụ oxygen không khí để cây họ đậu chuyển hóa thành đạm. D. Nitrogen hấp thụ hơi nước trong không khí để chuyển hóa thành đạm. Bài tập 2: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen Oxide của nitrogen được kí hiệu chung là NOx, một loại hợp chất điển hình gây ô nhiễm không khí. Hợp chất NOx có trong không khí là NO2, NO, N2O4, N2O. Nguồn gốc phát sinh NOx là từ tự nhiên như núi lửa phun trào, cháy rừng, mưa dông kèm theo sấm sét, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ và chủ yếu là do hoạt động của con người như giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nhà máy nhiệt điện…NOx là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone và hiện tượng phú dưỡng ... Hình 4: a) Mưa axit b) Mù quang hóa c) Phú dưỡng * Câu hỏi tự luận: Câu hỏi 1: Giải thích nguyên nhân phát thải NOx từ hoạt động giao thông vận tải, nhà máy, nhiệt điện, luyện kim, đốt nhiên liệu. Đề xuất các biện pháp nhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó? 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2