Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam. Lớp 11 môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh
lượt xem 4
download
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh khối 11 Trường THPT Nghi Lộc 4.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam. Lớp 11 môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHÊ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH VÙNG ĐÔNG BẮC NGHI LỘC QUA BÀI “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” LỚP 11 MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Năm học: 2022 - 2023 1
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHÊ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH VÙNG ĐÔNG BẮC NGHI LỘC QUA BÀI “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” LỚP 11 MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH” Người thực hiện : - Trần Quốc Hùng - ĐT: 0972242287 - Nguyễn Tuấn Anh - ĐT: 0947178488 Tổ : Khoa học xã hội Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục Quốc phòng và an ninh Năm học: 2022 - 2023 2
- MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 4 4. Nghiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 4 II. NỘI DUNG .......................................................................................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5 2.2. Cơ sở thực tiễn. .............................................................................................. 6 2.2.1. Những tranh chấp gần đây trong vùng chủ quyền biển đảo Việt Nam và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ..................................................... 6 2.2.1.1. Những tranh chấp gần đây trong vùng chủ quyền biển đảo Việt Nam.... 6 2.2.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ....................................... 8 2.2.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ........... 9 2.2.2.1 Đặc điểm môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ............................... 9 2.2.2.2. Vị trí, vai trò môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh ..................... 10 2.3. Thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh trường THPT Nghi Lộc 4 trong giai đoạn hiện nay........................................................ 11 2.3.1. Nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ................................. 11 2.3.2 Nhận thức của học sinh về lịch sử hình thành và cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam .................................................................................... 12 2.3.3. Về tư tưởng................................................................................................ 12 2.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 13 2. 4. Thực trạng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh, trường THPT Nghi Lộc 4 trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................................... 13 2.4.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 13 2.4.2. Cách thức thực hiện................................................................................... 14 2.4.2.1. Hệ thống và hướng dẫn các em tìm hiểu, nắm chắc các cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ...................................................................... 14 2.4.2.2. Giáo dục về hành động ........................................................................... 25 1
- 2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................... 28 2.4.3.1. Điều kiện điểm mạnh ............................................................................. 28 2.4.3.2. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................. 29 2.4.4. Nguyên tắc đề ra giải pháp ........................................................................ 30 2.4.4.1. Đảm báo tính giai cấp ............................................................................ 30 2.4.4.2. Đảm bảo tính giáo dục - khoa học ......................................................... 30 2.4.4.3. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................... 30 4.4.4.4. Đảm bảo tính kế thừa ............................................................................. 30 2.4.5. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 31 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 32 3.1. Kết luận ........................................................................................................ 32 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 34 2
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Quốc phòng và An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trước tình hình phức tạp hiện nay, việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho mọi người dân là hết sức cần thiết, đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh ngày nay. Biển đảo Việt Nam là một bộ phận thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam đối với dân tộc, là nhân tố quan trọng cho dân tộc ta phát triển bền vững. Tranh chấp biển đảo đang trở thành điểm nóng. Đã có bài học trong quá khứ về việc Trung Quốc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp hai quần đảo với Việt Nam: Chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tháng 01/1974, chiếm một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa vào tháng 03/1988. Đặc biệt trong năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam 75 ngày (từ 02/05/2014 đến 16/07/2014). Trước những khó khăn, thách thức; trước sự vi phạm trắng trợn, hết sức ngang ngược của Trung Quốc. Điều đó tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong triệu triệu trái tim người Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, thế hệ trẻ chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau chống lại những hành vi vi phạm đó. Một trong những phương pháp đấu tranh là nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ việt nam nói chung và thế hệ trẻ của trường THPT Nghi Lộc 4 nói riêng những người chủ nhân tương lai của đất nước gánh vác một phần trách nhiệm và truyền ngọn lửa tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ tiếp theo. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4, qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ với nhiêm vụ bảo vệ tổ quốc và giúp cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy của bản thân sau này. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới 3
- quốc gia Việt Nam”. Lớp 11 môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh”. Đây cũng chính là cơ hội thể hiện lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của bản thân và học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảoViệt Nam cho học sinh của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh khối 11 Trường THPT Nghi Lộc 4 . 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nghi Lộc 4. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4 qua bài giảng Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Trường THPT Nghi Lộc 4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường THPT Nghi Lộc 4 trong giai đoạn hiện nay. 5. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh khối 11qua bài giảng “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam” của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường THPT Nghi Lộc 4. Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2014 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Đặt bản thân vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể đó là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay. Các sự kiện, các vấn đề được trình bày theo trình tự thời gian. Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình xử lí các tài liệu thu thập được, bản thân sử dụng phương pháp này nhằm phác thảo lại lịch sử vấn đề nghiên cứu của đề tài, hình thành cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu, tiến hành khảo sát để thấy thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh qua môn học Giáo dục 4
- Quốc phòng và An ninh, Trường THPT Nghi Lộc 4 . Phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát để rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. Sau khi có kết quả điều tra giáo dục, bản thân tiến hành tổng kết, thống kê, xử lí kết quả. Từ kết quả đó, xác định tỉ lệ những mặt mạnh và những mặt hạn chế của thực trạng ý thức bảo vệhủ quyền biển đảo của Việt Nam trong học sinh, phục vụ hiệu quả cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá, làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao chúng. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Tôi sử dụng rất nhiều tài liệu có đề cập đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông như: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn soạn năm 1776. Tác phẩm miêu tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa, Trường Sa và công cuộc khai thác của các Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này. Trong tác phẩm: Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới nhằm tăng cường ổn định, hòa bình và hợp tác của Nguyễn Hồng Thao và Ramses Amer trên tạp chí nghiên cứu quốc tế số 2, tháng 6/2009. Bài viết khá cụ thể và sâu sắc về vấn đề liên quan tới việc dàn xếp pháp lý giữa các bên liên quan đến biển Đông. Hiện nay có rất nhiều sách viết về biển đảo Việt Nam, đưa ra các cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam như: Bộ sách: Chủ quyền biển đảo Việt Nam gồm 10 tập đã khái quát chung nhất về biển đảo Việt Nam, đưa ra cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp, tuyên truyền giáo dục cho toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Cuốn Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2014) của Nhà xuất bản Hồng Đức đã cung cấp những thông tin hữu ích cho việc tìm hiểu cơ sở pháp lý, quá trình thực hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các thời kỳ. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nhã: Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002) đã hệ thống hóa, tổng hợp tất cả các tài liệu và tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả phân tích giá trị pháp lý của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam, đưa ra những luận điểm, luận 5
- cứ về sự chiếm hữu thực sự và thực thi chủ quyền một cách liên tục tại hai quần đảo. Luận án góp phần xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm giành lại và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo này của Nhà nước và nhân dân Việt Nam. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Những tranh chấp gần đây trong vùng chủ quyền biển đảo Việt Nam và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 2.2.1.1. Những tranh chấp gần đây trong vùng chủ quyền biển đảo Việt Nam Một sự kiện cách đây 48 năm nhưng chúng ta không thể không nhắc đến. Ngày 19/01/1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân Việt Nam Cộng hòa, từ đó chiếm giữ trái phép quần đảo này của Việt Nam. Ngày 14/03/1988, Trung Quốc sử dụng một biên đội tàu chiến gồm 6 chiếc, vô cớ tấn công 3 tàu vận tải Việt Nam ở bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Đến ngày 06/04/1988, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép các đảo: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 16/04/1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. 6
- Ngày 08/01/2005, tại vịnh Bắc Bộ, hai tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc bao vây nổ súng tấn công. làm chết 9 người, 7 người bị thương, bắt 8 người. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm. Tháng 11/2007, Trung Quốc thành lập một đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam tên là Tam Sa gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 21/06/2009, Trung Quốc đã bắt 3 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi đang hành nghề đánh cá trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. Ngày 26/05/2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt đứt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Ngày 27/05/2011, Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho Trung Quốc yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn, đồng thời bồi thường thiệt hại cho Việt Nam. Cáp tàu Bình Minh 02 bị đứt Ngày 31/05/2011, tàu Viking 2 thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam bị tàu Trung Quốc phá rối. Chiều cùng ngày, một ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản trên vùng biển Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 09/06/2011, tàu cá Trung Quốc có sự hỗ trợ của tàu ngư chính đã phá cáp tàu Viking 2. Đây là những hành động không thể chấp nhận được. Ngày 05/07/2011, một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo tàu của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc thả ca nô chở 10 lính trang bị súng, dùi cui xông lên tàu cá của Việt Nam, đánh đập thuyền trưởng, lục soát và thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó chúng còn đuổi ngư dân Việt Nam đi và không cho đánh cá ở vùng biển này nữa. 7
- Đặc biệt, ngày 01/05/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc Nhà nước Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm. Ngày 02/05/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía Nam. Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 07/05, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế, các quan chức công bố video cho thấy tàu Trung Quốc có máy bay yểm trợ, hung hăng, dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương nhiều kiểm ngư viên Việt Nam. Đến ngày 16/05/2014, Trung Quốc tăng số tàu hiện diện tại khu vực đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên 126 tàu. Trước sức ép ngày càng lớn từ dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan phi pháp ra khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 16/07/2014, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch và được “che đậy” bằng lý do “đã hoàn thành nhiệm vụ”. Như vậy, sau 75 ngày hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc phải chấm dứt hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của mình. Sau sự kiện này, chắc chắn Trung Quốc sẽ còn những hành động khác xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. 2.2.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng 8
- xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC), Luật biển Việt Nam. Yêu cầu chiến lược của ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước khác. Chủ trương cụ thể như sau: Thứ nhất, trong xử lý vấn đề biển Đông, cần giữ vững độc lập, tự chủ, gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Thứ hai, tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tăng cường thực hiện, bảo vệ hoạt động kinh tế biển, nhất là đánh bắt cá và dầu khí trong vùng 200 hải lý; bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Thứ ba, duy trì nguyên trạng biển Đông; bảo vệ quyền đánh bắt cá và hoạt động đánh bắt cá chính đáng của ngư dân ta trên biển Đông. Ta chủ động, tích cực cùng các bên liên quan đàm phán tìm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được đối với các khu vực tranh chấp. Thứ tư, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung và các nước liên quan, không để xảy ra xung đột quân sự ở biển Đông; tránh để các vấn đề tranh chấp làm đổ vỡ quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc. Phương châm chung là vận dụng tổng hợp các biện pháp chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý, quân sự trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên trì nguyên tắc, xử lý các tình huống, các vấn đề cụ thể một cách bình tĩnh, chủ động. 2.2.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh 2.2.2.1 Đặc điểm môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh Giáo dục quốc phòng và An ninh là môn học được luật định thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, giúp học sinh thực hiện được mục tiêu hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục quốc phòng và An ninh có quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác, có tỉ lệ lý thuyết chiếm khoảng trên 70% chương trình môn học. Trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh đều có đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công 9
- tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với Quốc phòng - An ninh. 2. 2.2.2. Vị trí, vai trò môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh Giáo dục Quốc phòng và An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phổ thông. Giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh cho học sinh, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ mục tiêu giáo dục toàn diện về ý thức học tập, phẩm chất đạo đức trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực thực tế để sẳn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Học sinh trường THPT trong tiết học Giáo dục quốc phòng và An ninh 10
- Ở cấp trung học phổ thông Giáo dục quốc phòng và An ninh là môn học chính khóa, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ biên giới, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc ta sau khi rời ghế nhà trường. Thực hành kĩ thuật ngắm bắn cho học sinh khối 11 Giáo dục quốc phòng và An ninh góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật tác phong khoa học và nếp sống văn minh ngay khi học sinh đang học tập trong nhà trường và sau khi ra trườngtiếp tục trên con đường học vấn, góp phần bổ sung cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cũng như trên trên các lĩnh vực khác có ý thức năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực công tác của mình. 2.3. Thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh trường THPT Nghi Lộc 4 trong giai đoạn hiện nay 2.3.1. Nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là quốc gia ven biển với đường bờ biển kéo dài, có nhiều hải đảo và quần đảo; có lợi thế về vị trí địa lý, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, tạo điều kiện phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh 11
- quốc phòng. Biển đảo Việt Nam là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết học sinh phải xác định giữ biển đảo bằng tri thức về biển đảo. Phải nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng và giá trị to lớn của chủ quyền biển đảo mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng. 2.3.2 Nhận thức của học sinh về lịch sử hình thành và cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam Do vai trò quan trọng của biển đảo mà từ xa xưa, ông cha ta đã có ý thức xác lập chủ quyền, và thực tế đã tổ chức nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các đảo, quần đảo một cách hiệu quả, lâu dài. Trước tình hình căng thẳng trên biển Đông và những hành động ngang ngược của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảoViệt Nam, thời gian qua, tuổi trẻ ở khắp nơi trong và ngoài nước đã thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương với nhiều cách thức khác nhau, thu hút đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, tạo được những dư luận tốt đẹp và hình ảnh sâu sắc, có tính lan tỏa sâu trong cộng đồng xã hội... Những chứng cứ lịch sử và những cơ sở pháp lý chính là lời tuyên bố rõ ràng nhất, cho thấy Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền một cách hoà bình và liên tục trong suốt nhiều thế kỷ. 2.3.3. Về tư tưởng Thái độ của học sinh trước những tranh chấp trên biển Đông và trước sự vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, giàu hải sản và dự đoán có trữ lượng dầu khí lớn. Yêu sách của Trung Quốc chồng lấn lên vùng tuyên bố chủ quyền của nhiều nước trong đó có Việt Nam, khiến biển Đông trở thành điểm nóng tiềm ẩn xung đột. Gần đây, tình hình biển Đông có nhiều căng thẳng sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền nước ta. Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, thời gian qua, tuổi trẻ ở khắp nơi trong và ngoài nước đã thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương với nhiều cách thức khác nhau, thu hút đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, tạo được những dư luận tốt đẹp và hình ảnh sâu sắc, có tính lan tỏa sâu trong cộng đồng xã hội... 12
- Học sinh học môn Giáo dục quốc phòng và An ninh phát huy tinh thần của tri thức của tương lai, luôn xung kích trong các phong trào; có thái độ, tư tưởng đúng đắn, kiên quyết phản đối những hành động vi phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. 2.3.4. Khó khăn Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh có thái độ bồng bột, thiếu suy nghĩ, chưa lường hết được những âm mưu, thủ đoạn, của các thế lực thù địch. Chưa thấy hết được sự ngang ngược của Trung Quốc khi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, thái độ còn thờ ơ, không quan tâm, tinh thần đấu tranh phản đối không rõ ràng, nhất quán, cũng có thể bắt nguồn từ nhận thức hay do nhiều yếu tố khác. Đôi khi, thái độ quan tâm, cảm xúc phẫn nộ, tư tưởng kiên quyết đấu tranh mà chúng ta cảm thấy đó lại không được ủng hộ, nó được hình thành từ mục đích cá nhân, tư tưởng chủ quan, thích thể hiện chứ không phải được bắt nguồn từ sự nhận thức đúng đắn của lòng yêu nước, vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thái độ của học sinh khi các thế lực thù địch lợi dụng tình hình căng thẳng trên biển Đông để chống phá và trước những hành động quá khích của người dân khi chủ quyền biển đảo bị xâm phạm Trong những năm qua, lợi dụng những vấn đề căng thẳng trên biển Đông, các thế lực thù địch đã kích động quần chúng nhân dân, chủ yếu là thanh niên học sinh, sinh viên để tiến hành biểu tình, bạo loạn gây mất an ninh, trật tự. Chúng lợi dụng vấn đề biển Đông để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Có rất nhiều người dân, thanh niên, học sinh, sinh viên không lường hết được đã tham gia các hoạt động, vi phạm pháp luật gây tổn thất về mặt xã hội cũng như để lại trong dư luận cái nhìn không chính xác về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. 2.4. Thực trạng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, trường THPT Nghi Lộc 4 trong giai đoạn hiện nay 2.4.1. Mục tiêu của đề tài Nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hơn nũa chất lượng nhận thức trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh khối 11 vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam” Qua việc khảo sát thái độ, tư tưởng của học sinh trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, chúng ta có thể rút ra kết luận sau: Học sinh học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh được sinh ra trong một đất nước anh hùng, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống đói nghèo và xây dựng đất 13
- nước. Các em đều có ý thức, kỉ luật tốt, kiên quyết phản đối, sẵn sàng đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các em cũng cho thấy nhận thức đúng đắn của mình; có thái độ, tư tưởng rõ ràng, luôn đề cao cảnh giác chống lại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tình hình căng thẳng trên biển Đông để chống phá và phản đối những hành động quá khích của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn số ít học sinh có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến các vấn đề xảy ra xung quanh, nếu có thì cũng rất hờ hững, thiếu trách nhiệm. Số lượng này tuy không nhiều nhưng chính thái độ đấu tranh không rõ ràng đó rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải thay đổi ngay từ bây giờ. Đây là lúc để chúng ta nhìn lại, tích cực hành động và suy nghĩ để yêu mến đất nước mình hơn. Tình yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo không đồng nghĩa với những việc làm thiếu suy nghĩ, vi phạm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Chính vì vậy, mỗi học sinh học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, trên các phương diện học tập, công tác, hãy thể hiện tinh thần yêu nước một cách hợp lý, kiên quyết. Tất cả mọi người dân Việt Nam cần cảnh giác, có nhận thức đúng đắn không để các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch tác động, chuyển hóa, lôi kéo. Tạo sức đề kháng, cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 2.4.2. Cách thức thực hiện 2.4.2.1. Hệ thống và hướng dẫn các em tìm hiểu, nắm chắc các cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam - Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử. Bản đồ sớm nhất về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình lưu giữ được bản đồ quý từ thế kỷ XV - XVII, gồm An Nam Quốc (Hồng Đức 1490) và Vương quốc An Nam (Alexandre de Rhodes, 1650) biểu hiện khá rõ thềm lục địa, biển Đông và hải đảo Việt Nam đương thời. Sau này vào thời Gia Long có hai bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ (1838) và Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (1840) thể hiện khá đầy đủ tình hình thềm lục địa, biển Đông và hải đảo Việt Nam. Ngày 25/4/1490: ra đời bản đồ quốc gia sớm nhất trong đó thể hiện rõ Hoàng Sa và Trường Sa. Bản đồ Hồng Đức, tức Hồng Đức bản đồ sách (chữ Hán: 洪德版圖冊), đôi khi được gọi là Hồng Đức địa dư là một bộ bản đồ địa lý của Đại Việt được ban hành vào đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm 1490). Đây được coi là bộ bản đồ địa lý đầu tiên do nhà nước phong 14
- kiến của Việt Nam thực hiện. Bản đồ Hồng Đức được thực hiện vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ từng thừa tuyên gửi về Bộ Hộ. Bản đồ được hoàn tất và ban hành vào năm Hồng Đức thứ 21 (25/4/1490). Tuy nhiên, bộ gốc của bản đồ đã bị thất truyền. Bộ bản đồ đã thể hiện phạm vi cương giới và hệ thống hành chính của nước Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XV. Bản đồ Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa (năm 1490) 15
- Đây là tập bản đồ quốc gia sớm nhất còn lại đến nay, trong đó vẽ rõ Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xưa đã được các đời trước coi là một dải đảo dài, được gọi bằng các tên khác nhau như Bãi Cát vàng, Cồn vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa… Sách và các sử liệu từ triều nhà Hồ trở về trước đã bị mất nhiều trong cuộc xâm lược của quân Minh nhưng trong Hồng Đức bản đồ thể hiện rõ Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy từ trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt. Trên cơ sở Hồng Đức bản đồ, bộ sách Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư (khoảng giữa thế kỷ 17) được biên soạn gồm 4 quyển. Trong quyển 1 ghi: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển”. Cùng với đó là một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát vàng”. Điều này tiếp tục được kế thừa trong nhiều bản đồ và sách của các đời sau Tài liệu bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá, tự Công Đạo, biên soạn vào năm 1686 cũng nói về Hoàng Sa. Trên bản đồ này chú thích khá cụ thể về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quần đảo này, cũng như chủ quyền của Chúa Nguyễn được xác lập ở đó. Bản đồ có có đoạn văn viết bằng chữ Hán, nội dung như sau: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn”. Điều đặc biệt là tuy đoạn văn này được viết bằng chữ Hán nhưng riêng 3 chữ Bãi Cát Vàng thì được ghi bằng chữ Nôm, là thứ chữ của riêng người Việt. Điều này chứng tỏ từ cuối thế kỷ XVII, người Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa và đã đặt tên cho quần đảo này một cái tên thuần Việt là Bãi Cát Vàng” - Tiến sĩ khoa học Trần Đức Anh Sơn cho biết. An Nam đại quốc họa đồ là tờ bản đồ có kích thước 84x45cm, phụ bản của cuốn Dictionarium latino-anamiticum (Từ điển Latin-An Nam), do Oriental Lith. Press xuất bản ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1838. An Nam đại quốc họa đồ là một bản đồ đặc biệt, trước tiên là bởi tên của nó. Bản đồ do một giám mục người Pháp thực hiện, nhưng tên của bản đồ được viết bằng 3 ngôn ngữ: 安南大國畫圖 (chữ Hán), An Nam đại quốc họa đồ (chữ Quốc ngữ) và Tabula Geographicaimperii Anamitici (chữ Latin), trong khi tất cả địa danh trên bản đồ, kể cả các địa danh thuộc Trung Hoa, Lào và Campuchia, đều được viết bằng chữ 16
- Quốc ngữ, còn chú dẫn (legenda) thì sử dụng cả chữ Quốc ngữ, chữ Latin và chữ Pháp. Điều đặc biệt thứ hai là trên bản đồ có vẽ hình một cụm đảo ở giữa Biển Đông, nằm ở phía bắc vĩ tuyến 160 Bắc, phía đông kinh tuyến 1100 Đông, có dòng tiêu danh: “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc Cát Vàng). . 17
- Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ (1838) Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn được vẽ gần giống với các bản đồ Việt Nam sau này, tức là trên bản đồ này, vị trí núi sông, biển đảo được vẽ với tọa độ địa lý gần chính xác như hiện nay. Đáng chú ý là hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa được thể hiện rõ ràng. Như vậy là sau khi vua Gia Long cử người ra Hoàng Sa cắm cờ để xác lập chủ quyền theo kiểu phương Tây vào năm 1816, thì việc thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trên bản đồ hành chính triều Minh Mạng đã chứng tỏ nhà Nguyễn đã thể hiện rất rõ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kích thích sự hứng thú của học sinh qua việc giải loại bài toán vật lý định tính
22 p | 111 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú học tập trong dạy học Sinh học THPT
75 p | 106 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 26 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lớp các bài toán cơ bản trên mảng một chiều lập trình bằng ngôn ngữ C++
81 p | 59 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức tiết học Ngoại khóa môn Công nghệ lớp 10 ở Trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2012-2013
30 p | 77 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp phát huy tính tích cực nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh trường THPT Kim Sơn C
27 p | 9 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp tìm công thức tổng quát và tính giới hạn của dãy số cho bởi công thức truy hồi
22 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh trong việc tạo cảnh quan trường THPT huyện Điện Biên
31 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
48 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hỗ trợ học sinh miền núi học lập trình C++ bằng điện thoại
28 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo trạm phần kiến thức Tế bào nhân thực – Sinh học 10
48 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các phương pháp tính tích phân và những sai lầm thường gặp
24 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Đá cầu trong trường trung học phổ thông Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình
11 p | 31 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ba bài toán chứa tham số của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối thường gặp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT QG để áp dụng trong giảng dạy ôn thi THPT QG tại trường THPT Tân Kỳ 3
49 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn