Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc học sinh tự làm đồ dùng học tập Hóa học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh khối 10
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu biện pháp để đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khơi dậy niềm đam mê học tập môn Hóa học của tất cả học sinh trong lớp. Sử dụng tối ưu các đồ dùng học tập đặc biệt đồ dùng học tập học sinh tự làm để dạy học chương trình hóa 10 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc học sinh tự làm đồ dùng học tập Hóa học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh khối 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC HỌC SINH TỰ LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH LỚP 10 LĨNH VỰC: HÓA HỌC Nghệ An, tháng 4 năm 2023
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC HỌC SINH TỰ LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH LỚP 10 LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: 1. Trần Văn Dương 2. Lê Thị Trinh Tổ KHTN – Trường THPT Diễn Châu 2 Điện thoại: 0973152938 - 0372303780 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 2 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 2 1.4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC...................................................................................... 2 1.5. NHIỆM VỤ NGHÊN CỨU ................................................................................... 3 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 1.7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 3 1.8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: ............................................................................................ 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC: ............................................................................................ 4 2.2. THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: .................................. 7 2.3. MỘT SỐ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP HÓA HỌC HỌC SINH CÓ THỂ TỰ LÀM PHỤC VỤ CHO CÁC TIẾT HỌC CỦA MÌNH .......................................................... 9 2.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ THỂ DÙNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ............................. 9 2.5. NỘI DUNG THỰC HIỆN ................................................................................... 10 2.5.1. Tìm hiểu nguyên tắc thiết kế đồ dùng học tập :................................................ 10 2.5.2. Quy trình làm đồ dùng học tập ......................................................................... 11 2.6. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CHO MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 .............. 12 2.6.1. Bài 1 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ .............................................................. 12 2.6.2. Bài 5 CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ............................................................................................................................ 13 2.6.3. BÀI 9: ÔN TẬP CHƯƠNG 2........................................................................... 14 2.6.4. Bài 11: LIÊN KẾT ION.................................................................................... 16 2.6.5. Bài 22: HYDROGEN HALIDE. MUỐI HALIDE .......................................... 23 2.7. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ............................................................... 24 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 25 3.1. Kết luận ................................................................................................................ 25 3.2. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................................ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 26
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh lên và đi vào cuộc sống lao động. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định giáo viên phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Để thực hiện được bước chuyển đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,…Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…Giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội. Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề. Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Thực trạng dạy và học Hoá học hiện nay nhiều học sinh không hứng thú với môn Hoá học, kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế. Đây là hệ quả của một thời gian khá dài trong chương trình giáo dục nói chung, THPT nói riêng dạy theo hướng “ứng thi” ít chú trọng
- đến các nội dung thực tế, thực hành, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoài không gian lớp học, Mặt khác kiến thức hóa học tương đối nhiều và khó mà khả năng ghi nhớ của học sinh còn hạn chế, bên cạnh các em gần như đã bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên việc dạy và học hóa học ở các lớp THPT gặp không ít khó khăn. Do đó giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học tập bộ môn, phát triển năng lực cho học sinh nói chung, năng lực chuyên biệt môn Hoá học nói riêng. Một trong những biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học đó là giáo viên cần phải sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập. Trên thực tế, do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà ở hầu hết các trường trung học phổ thông, việc sử dụng các đồ dùng học tập còn rất hạn chế là gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học đồng thời chưa kích thích niềm đam mê của học sinh trong tiết học Hóa. Xuất phát từ những thực tế đó, nhằm để cải thiện không khí tiết học, lôi cuốn học sinh học tập tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Sau một thời gian tham gia giảng dạy đúc kết một số kinh nghiệm của bản thân tôi chọn đề tài “ Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc học sinh tự làm đồ dùng học tập Hóa học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh khối 10” áp dụng cho khối lớp 10 để cùng tham khảo thực hiện và rút ra kinh nghiệm cho quá trình dạy học sau này. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu biện pháp để đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khơi dậy niềm đam mê học tập môn Hóa học của tất cả học sinh trong lớp. Sử dụng tối ưu các đồ dùng học tập đặc biệt đồ dùng học tập học sinh tự làm để dạy học chương trình hóa 10 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Chương trình Hóa học cơ bản khối 10. - Các phương pháp dạy học tích cực. - Đồ dùng học tập cần thiết cho tiết dạy theo hướng dạy học tích cực 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Một số tiết học cụ thể ở các lớp đang giảng dạy 10A1,10A5, 10A6. 1.4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Nếu được giáo viên hướng dẫn học sinh có thể làm được những đồ dùng học tập đơn giản, thiết thực gần gũi tốn ít thời gian, công sức và vận dụng các đồ dùng học tập này một cách thiết thực vào bài học sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, củng cố khắc sâu được kiến thức, tạo được niềm đam mê , ham học hỏi của các em từ đó hình thành được phẩm chất trung thực, trách nhiệm, đoàn kết và năng lực hợp tác, sáng tạo giải quyết vấn đề của học sinh 2
- 1.5. NHIỆM VỤ NGHÊN CỨU - Nghiên cứu các phương pháp trong đổi mới giáo dục. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung các tiết học trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10. - Nghiên cứu các đồ dùng học tập phù hợp với năng lực của học sinh, các em có thể tự làm hoặc làm dưới hướng dẫn của giáo viên để phục vụ cho việc học tập của các em. - Nghiên cứu những năng lực và phẩm chất nào học sinh sẽ đạt được khi tự làm đồ dùng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp so sánh. - Thông qua tiết dạy trên lớp. 1.7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này được xây dựng trên chương trình kiến thức hóa học được áp dụng cho học sinh THPT, nơi có điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đối tượng học sinh còn yếu kém trong chất lượng bộ môn. Tôi thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp học sinh chủ động hơn, hứng thú hơn trong học tập, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển được một một phẩm chất và năng lực cho các em. + Năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức... + Phẩm chất: Trung thực, chăm học và trách nhiệm... 1.8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: Đề tài này gồm 03 phần chính Phần I. Đặt Vấn Đề Phần II. Nội Dung Nghiên Cứu Phần III. Kết Luận 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC: 2.1.1. CỞ SỞ LÍ LUẬN Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích cực” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Cũng như các môn học khác, Hóa học là một trong những môn học không thể thiếu trong các trường THPT. Hóa học là môn học thực nghiệm nó phản ánh các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và vũ trụ. Do đó giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học phải xác định rõ mục tiêu giáo dục đó là chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với khoa học công nghệ, giúp học sinh làm chủ tri thức, tiếp cận được mũi nhọn khoa học công nghệ, phát huy năng lực, phẩm chất trong xã hội mới muốn vậy học sinh cần tự học, tự củng cố khắc sâu và vận dụng mà một trong những phương pháp đề làm được đó chính là giáo viên nên sử dụng một cách có hiệu quả đồ dùng học tập có sẵn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm đò dùng học tập trong các tiết học để các em thấy môn hóa học rất gần gũi, thiết thực. Năng lực vận dụng kiến thức là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của học như: vận dụng kiến thức để giải bài tập, tiếp thu và xây dựng tri thức cho những bài học mới hay cao nhất là vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của các em. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hoá học: khả năng họat động trí tuệ (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa...) của học sinh trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm, thái độ để tìm ra lời giải cho một vấn đề trong môn Hóa học, là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Một số tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề đó là biết phát hiện vấn đề, tìm hiểu vấn đề. Học sinh phải phát hiện vấn đề mà đề bài yêu cầu là gì; Tìm hiểu vấn đề đó và dựa trên năng lực của bản thân để đề ra phương án 4
- giải quyết, lập kế hoạch,Thực hiện kế hoạch một cách độc lập sáng tạo hoặc hợp tác nhằm: Thu thập thông tin; xử lí thông tin; chọn giả thuyết đúng hoặc sai. Nếu không đi đúng hướng học sinh lại lặp lại quá trình giải quyết vấn đề theo hướng khác; Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất, đáp án chính xác. Năng lực sáng tạo thông qua môn Hóa: Học sinh sẽ đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, thực hiện phương án thực nghiệm. Sau đó, các em sẽ xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo. Đề tài được thực hiện trên cơ sở bản thân đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học ở trườngTHPT Diễn Châu 2. Ngoài ra, bản thân còn kết hợp nghiên cứu tài liệu liên quan đến phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. 2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để kích thích tính tích cực học tập của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới và khắc sâu kiến thức cũ cho học sinh, phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh thì bản thân giáo viên cần xác định vai trò của mình đối với học sinh. + Giáo viên cần coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh phát huy huy tối đa các năng lực còn tìm ẩn của học sinh. Hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, năng lực sáng tạo, lòng say mê yêu thích bộ môn. + Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. + Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu để tìm hướng giải phù hợp. Qua các cac hoạt động học tập chiễm lĩnh kiến thức hoặc luyện tập khắc sâu kiến thức nhằm tạo ra sự tích cực, tự lực sáng tạo trong học tập của học sinh. Giúp hình thành ở học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết. Bảng Kết quả điều tra về tình trạng học tập hợp tác theo nhóm của học sinh trong việc tự làm đồ dùng dạy học. Kết quả Vấn đề hỏi Câu trả lời S TL L % Rất yêu thích 51 24.29 Yêu thích 72 34.29 1. Cảm nhận của em khi học môn Hóa học? Bình thường 87 41.43 Không yêu 0 0 thích Rất quan 45 21.43 trọng Quan trọng 64 30.48 5
- 2. Theo bạn, vai trò của môn Hóa học trong Bình thường 81 38.57 đời sống như thế nào? Không quan 20 9.52 trọng Rất khó tiếp 12 5.71 thu Khó tiếp thu 33 15.71 3. Thông qua học tập môn Hóa học, theo bạn kiến thức bộ môn Hóa học như thế Bình thường 97 46.19 nào? Dễ tiếp thu 68 32.38 Chưa bao giờ 0 0 4. Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức cho Thỉnh thoảng 82 39.05 các bạn tham gia các hoạt động nhóm trong quá trình dạy học không? Thường 128 60.95 xuyên 6
- Kết quả Vấn đề hỏi Câu trả lời SL TL % 5. Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm Chưa bao giờ 45 21.43 trong dạy học Hóa học, thầy cô có tổ chức Thỉnh thoảng 120 57.14 cho các bạn di chuyển, đổi vị trí thành viên, trao đổi giữa các nhóm không? Thường 45 21.43 xuyên 6. Sản phẩm hoạt động nhóm của các bạn có Chưa bao giờ 8 3.81 được treo lên lớp để chia sẻ với các nhóm, Thỉnh thoảng 104 49.52 tiếp nhận thông tin góp ý, đánh giá từ các nhóm không? Thường 98 46.67 xuyên Rất cần thiết 158 75.24 Cần thiết 41 19.52 7. Theo các bạn, việc treo kết quả hoạt động nhóm để cùng trao đổi, học tập và đánh giá Không cần 11 5.24 động viên lẫn nhau trong quá trình học tập là thiết có cần thiết không? Khá 51 24.29 Trung bình 72 34.29 Thông qua kết quả điều tra cho chúng ta thấy tỷ lệ học sinh(HS) yêu thích và rất yêu thích môn Hóa học là rất cao (58,58%), tỷ lệ HS xác định mức độ quan trọng của kiến thức môn Hóa học cũng rất cao (51,91%). Có được những kết quả đó là do tỷ lệ học sinh xác định mức độ dễ tiếp thu của kiến thức môn Hóa học từ dễ đến bình thường là khá cao (78,57%) và cũng là kết quả của việc vận dụng các Phương pháp dạy học (PPDH) và kỹ thuật dạy học(KTDH) tích cực, tổ chức các hoạt động dạy học của Giáo viên(GV) Hóa học phù hợp với nội dung kiến thức bộ môn (thể hiện ở mục 4, 5 với mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng rất cao). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học thông qua các KTDH, việc GV sử dụng kết quả của các nhóm học tập để công khai – treo kết quả trong lớp học, tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi, đánh giá và góp ý lẫn nhau giữa các nhóm còn chưa cao, qua đó chưa phát huy hết năng lực giao tiếp và hợp tác giữa các nhóm và cá nhân HS (mức độ thường xuyên chỉ đạt 46,67%, cá biệt có tới 3,81% là chưa bao giờ thực hiện) mặc dù tỷ lệ HS cho rằng việc treo kết quả hoạt động nhóm để cùng trao đổi, học tập và đánh giá động viên lẫn nhau trong quá trình học tập là rất cần thiết và cần thiết chiếm đến 94,76%. Như vậy, chứng tỏ việc vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các KTDH nhằm phát triển năng lực HS, nhất là năng lực hợp tác của GV trong việc tổ chức các hoạt động dạy học cho HS là chưa cao. 2.2. THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 2.2. 1. Thuận lợi Trường THPT Diễn Châu 2 có đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn đồng đều, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng 7
- cao trình độ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Giáo viên bộ môn trẻ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn luôn tích cực đổi mới, sáng tạo trong công việc và luôn được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất từ ban giám hiệu. Đa số học sinh của trường có tư chất tốt, ngoan hiền, có ý thức vươn lên trong học tập. Môn Hóa là môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức có sự liên hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất, nhất là nội dung các chuyên đề về các đơn chất và hợp chất của chúng thuận lợi cho hướng nghiên cứu của giáo viên. 2.2.2. Hạn chế Nhiều học sinh trường THPT Diễn Châu 2 nhà xa trường, cần phải tự chủ, độc lập trong học tập. Nhiều phụ huynh do điều kiện công việc chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc học hành của con không nhiều. Nhìn chung, các em chưa có ý thức cao trong học tập, phần đông các em là con nhà nông vừa đi học vừa phục giúp gia đình nhất là vào vụ mùa, các em thường hay không thuộc bài, không làm bài tập, vào lớp học không chú ý nghe giảng bài, không chuẩn bị bài mới làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Xu hướng một số giáo viên trung thành với nội dung và trình tự bài học trong sách giáo khoa, chưa mạnh dạn thay đổi, sáng tạo, nhằm gây hứng thú cho học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới của bộ môn, còn chú trọng việc dạy học sinh làm bài tập ứng thi, chưa chú trọng đúng mức tới việc xây dựng các tiết dạy đổi mới sáng tạo. Mặt khác Hoá học vẫn là một môn học khó với đa số học sinh, kiến thức hóa học tương đối nhiều và khó mà khả năng ghi nhớ của học sinh còn hạn chế, bên cạnh các em gần như đã bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên việc dạy và học hóa học ở các lớp THPT gặp không ít khó khăn. Trường THPT Diễn Châu 2 chưa có cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ trang thiết bị, hoá chất phục vụ dạy học dó đó gáo viên cần phải linh động tự tạo ra hoặc hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng học tập phục vụ cho việc học chính bản thân các em. Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy 03 lớp khối 10 là 10A1, 10A5, 10A6 đây là các lớp có năng lực, ý thức học tập tốt , cùng học chương trình cơ bản như nhau qua khảo sát tôi nhận thấy kết quả học tập của các em chưa thật sự cao. Với mục đích tìm ra hệ thống phương pháp tổ chức dẫn học sinh làm các đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hứng thú, chất lượng dạy học và phát triển năng lực học sinh. Khắc phục tình trạng dạy chay hoặc sử dụng đồ dùng không hiệu quả, không có tính khoa học, biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích họ sinh tham gia chủ động, sáng tạo quá trình học tập. Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp học sinh học tập có hiệu quả, khắc sâu được kiến thức. Cải thiện không khí tiết học, lôi cuốn hoc sinh học tập tích cực. Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền. Xuất phát từ lí do trên tôi đã đưa ra giải pháp: “Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc tự làm đồ dùng học tập nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh khối 10 ” . 8
- 2.3. MỘT SỐ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP HÓA HỌC HỌC SINH CÓ THỂ TỰ LÀM PHỤC VỤ CHO CÁC TIẾT HỌC CỦA MÌNH 2.3.1. Sơ đồ tư duy Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vẫn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống khoa học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và n đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của của mình..... Việc ứng dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp tích cực khác như vẫn đáp gợi mở, thuyết trình, hoạt động nhóm... có tính khả thi caco trong công tác đổi mới phương pháp dạy học. Sơ đồ tư duy là đồ dùng học tập đem lại hiệu quả rất cao trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Mặt khác, đây là đồ dùng rất dễ làm nên có thể áp dụng đạt hiệu quả cao ở tất cả các trường học, các lớp, các đối tượng học sinh khác nhau đồng thời thông qua hoạt động thuyết trình sơ đồ tư duy sẽ rèn cho các em học sinh kĩ năng thuyết trình trước đông người, phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh rất tốt. Sơ đồ tư duy có thể áp dụng sau một tiết học trong hoạt động củng cố nhằm giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung đã học hoặc sử dụng trong các tiết luyện tập nhằm hệ thống hóa một lượng kiến thức lớn trong một chương một cách logic, khoa học. 2.3.2. Đồ dùng học tập trực quan Trong phương pháp dạy học tích cực môn hóa học thông qua đồ dùng học tập trực quan như hình vẽ, thí nghiệm, tranh ảnh, băng hình....và hệ thống câu hỏi của giáo viện học sinh chủ động nghiên cứu, tự phát hiện ra kiến thức lĩnh hội chúng.Phương pháp sử đụng đồ dùng học tập trực quan tạo được cho học sinh khả năng chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, hứng thú và hình thành thái độ nghiêm túc trung thực trong học tập có tính chất quyết định về kết quả học tập của học sinh. Ngoài những đồ dùng học tập trực quan do giáo viên chuẩn bị cho tiết dạy thì học sinh cũng có thể tự mình tạo ra những đồ dùng học tập đơn giản nhưng phản ánh được nội dung kiến thức cần đạt dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tùy thuộc vào nội dung bài học, mục đích giáo dục mà giáo viên có thể cho cho học sinh tự làm đồ dùng học tập ở nhà như vẽ các hình vẽ minh họa,làm các mô hình minh họa, sưu tầm các tranh ảnh, chuẩn bị các slide.... hoặc có thể làm ra các sản phẩm ngay trong tiết học như thí nghiệm trãi nghiệm, thí nghiệm kiểm chứng..... 2.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ THỂ DÙNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 2.4.1. Hoạt động trải nghiệm kết nối Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta có thể sử dụng một số mô hình, sản phẩm tự chuẩn bị của học sinh, yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuống hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. 2.4.2. Hoạt động hình thành kiến thức 9
- Để hình thành kiến thức mới giáo viên có thể cho học sinh làm các đồ dùng học tập đơn giản tại lớp thể hiện nội dung kiến thức giáo vên cần truyền đạt như các khái niệm mới có tính chất trừu tượng (khái niệm ion, sự hình thành ion, đồng phân hình học....) học sinh khó có thể hình dung và nắm được kiến thức nhưng thông qua các mô hình đơn giản học sinh tự làm hay các trò chơi giáo viên tổ chức sẽ tăng hứng thú học sinh tham gia của học sinh thông qua đó giúp các em có kĩ năng quan sát, giao tiếp, hợp tác và hình thành phẩm chất ham học. 2.4.3. Hoạt động củng cố kiến thức Sau các tiết học hoặc sau khi học xong một chuyên đề, một chương với lượng lớn kiến thức cần tiếp thu học sinh cần hệ thống hóa chúng một cách khoa học, logic để có thể nhớ lâu và vận dụng chúng vào việc giảo quyết các bài tập liên quan hay giải quyết vấn đề thực tiễn. Phương pháp hệ thống kiến thức khoa học nhất đó là sơ đồ tư duy. Đây là đồ dùng học tập mà học sinh không những làm được mà còn làm rất tốt. Tùy thuộc vào lượng kiến thức học sinh cần khắc sâu giáo viên có thể cho học sinh làm tại lớp hoặc về nhà, để các em có thể sáng tạo theo các cách khác nhau. Khi hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, các kĩ năng phẩm chất cần hình thành cho học sinh, tính khả thi và tác dụng của đồ dùng học tập phù hợp từng đối tượng học sinh. Sử dụng đồ dùng học tập một cách khéo léo,đúng chủ ý để dem lại hiệu quả cáo nhất phát huy tốt nhất vai trò của đồ dùng học tập trong hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, phải đưa ra chỉ tiêu đánh giá sản phẩm cụ thể chi tiết mặt khác cần khích lệ khen thưởng các sản phẩm có tính sáng tạo cao nhằm tạo động lực cho các em học sinh phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. 2.5. NỘI DUNG THỰC HIỆN 2.5.1. Tìm hiểu nguyên tắc thiết kế đồ dùng học tập : Trong phạm vi của biện pháp, đồ dùng học tập được hiểu là những đối tượng vật chất được thiết kế với mục đích làm phương tiện để giáo tổ chức hoạt động học tập cho học sinh và là phương tiện để học sinh lĩnh hội tri thức. Thiết kế và sử dụng đồ dùng học tập như thế nào phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng tạo giáo viên và đặc biệt là sức sáng tạo của học sinh. Do đó, dù không có giới hạn cho sự sáng tạo nhưng việc thiết kế đồ dùng học tập cần đảm bảo một số nguyên tăc cơ bản sau: - Phải phù hợp với đặc điểm, nguyên tắc dạy học: Mỗi dạng bài học sẽ có những đồ dùng học tập đặc thù. Ví dụ: Với bài học phần Hóa học đại cương, nhiều nội dung kiến thức trừu tượng như: nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học…do vậy học sinh cần có các mô hình mô phỏng cụ thể được quan sát, tháo lắp. Với dạng bài hóa nguyên tố, học sinh cần nhớ nhiều tính chất hóa học của chất thì ngoài được quan sát, thực hiện thí nghiệm, học sinh cần được ôn luyện bằng các trò chơi. Học thông qua chơi khiến học sinh lĩnh kiến thức một cách tích cực, thoải mái từ đó ghi nhớ được lâu bền. - Phải phù hợp với tâm lí và năng lực nhận thức của họ sinh: đồ dùng học tập cần phù hợp với tâm lí lứa tuổi và năng lực nhận thức để họ sinh nào cũng có thể trải nghiệm sự thành công khi sử dụng. 10
- - Phải phù hợp với nội dung, kết quả mong đợi của từng lĩnh vực phát triển: Việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhất thiết phải căn cứ vào nội dung, kết quả mong đợi. Vì vậy, đồ dùng học tập của môn học cũng phải chứa đựng những thông tin phù hợp với nội dung dạy học. - Phải phù hợp với điều kiện thực tiễn: Khi thiết kế đồ dùng học tập cần đảm bảo không mất quá nhiều thời gian, công sức mà sử dụng lại dễ dàng, thuận lợi và đạt mục đích giáo dục cao nhất. Để đạt được những điều đó, cần tận dụng triệt để những nguyên liệu, học liệu có sẵn trong cuộc sống. Thêm vào đó, không hạn chế khả năng sáng tạo của các em, khuyến khích tối đa sức sáng tạo của HS mang tính kích thích, duy trì hứng thú cho các em trong suốt quá trình học tập. 2.5.2. Quy trình làm đồ dùng học tập 2.5.2.1.Phân tích nội dung giáo dục Đây là công việc cần làm đầu tiên của giáo viên khi chuẩn bị làm đồ dùng học tập. Trước khi tiến hành, giáo viên cần trả lời các câu hỏi: Mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần hình thành rèn luyện cho đồ dùng học tập là gì? Sử dụng nó chủ yếu hướng tới việc cung cấp kiến thức hay hình thành kĩ năng, thái độ cho học sinh? Học sinh tự làm dưới sự hướng dẫn của cô giúp học sinh phát triển được những gì? Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần đạt của học sinh từ đó lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức cho phù hợp. Sau đó dẫn học sinh lập kế hoạch, sưu tầm, tận dụng nguyên liệu để phát huy khả năng sáng tạo trong việc làm đồ dùng học tập phù hợp với nội dung đã chọn. + Căn cứ chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kĩ năng. + Căn cứ văn bản hướng dẫn giảng dạy nói chung, hướng dẫn giảng dạy bộ môn nói riêng. + Tìm hiểu các đồ dùng dạy học trực quan có liên quan, sáng tạo các đồ dùng dạy học mới phù hợp nội dung bài học. + Lên phương án, tiến hành hướng dẫn học sinh thiết kế. Khi thực hiện làm cần lưu ý: đồ dùng học tập phải dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp; kích thước, màu sắc phù hợp; đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Xây dựng hệ thống các trò chơi phù hợp đơn vị kiến thức. Xây dựng hệ thống đồ dùng dạy học phù hợp kiến thức bài học và năng lực học sinh dựa trên các căn cứ sau: 2.5.2.2. Xây dựng bản thiết kế Đây là bước quan trọng trong việc thiết kế dồ dùng dạy học. Giáo viên cần hình dung được toàn bộ nội dung cũng như các hoạt động sư phạm trong lớp mà các đồ dùng dạy học sẽ hỗ trợ trong quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh. đồ dùng học tập sẽ hỗ trợ một phần mục tiêu hoạt động, nó mang giá trị tri thức, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng hay để minh họa. Sau khi dự kiến được nội dung, giáo viên giao việc cho học sinh. Giáo viên cùng học sinh sẽ xem xét tính khả thi trong thiết kế, sử dụng đồ dùng học tập: Sử dụng nguyên vật liệu nào? Độ bền của đồ dùng học tập? HS có thể tự làm hay cần sự trợ giúp của người khác? 11
- Tiếp theo, học sinh cần tiến hành nghiên cứu thiết kế sao cho phù hợp, khoa học đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. 2.5.2.3. Thi công thiết kế: Quá trình thi công thiết kế có thể tiến hành ở trên lớp hoặc ở nhà tùy vào đặc điểm của từng giờ học, bài học. HS tự tìm kiếm nguyên liệu, phối hợp với nhau thi công theo bản thiết kế. Để đánh giá được khả năng tích cực tham gia hoạt động làm đồ dùng học tập của học sinh, giáo viên dựa vào phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm. 2.5.2.4. Sử dụng, xem xét, điều chỉnh Sau khi làm xong đồ dùng học tập, học sinh cần dự kiến những tình huống có thể nảy sinh trong quá trình sử dụng, nghĩ ra hướng giải quyết. Điều chỉnh đồ dùng học tập sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra từ trước. Điều chỉnh cách sử dụng, tận dụng các tình huống đó học sinh hình thành kĩ năng mới. 2.5.2.5. Sản phẩm Xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học vào dạy học - Soạn kế hoạch dạy học, sử dụng các đồ dùng dạy học vào giảng dạy. - Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. - Coi trọng thiết kế học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; coi trọng thực hành - Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt chú trọng các phương pháp đặc thù bộ môn, chú ý hình thức trải nghiệm sáng tạo, dạy học STEM. - Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau đánh g iá toàn diện học sinh; chú trọng đánh giá bằng quan sát trong đánh giá theo tiến trình và đánh giá theo sản phẩm. Có sự kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. + Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải. + Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. + Xây dựng bài tập tích hợp bảo vệ môi trường. + Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm.... + Xây dựng bài tập thực nghiệm định lượng. + Nội dung bài tập để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. 2.6. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CHO MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 2.6.1. Bài 1 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ Hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy 1.Mục đích: Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học về nguyên tử. 12
- 2.Chuẩn bị: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (10 phút cuối của tiết học) - Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm làm việc ngay tại lớp, mỗi nhóm tự vẽ một sơ đồ tư duy hệ thống toàn bộ kiến thức về cấu tạo của nguyên tử trên bảng phụ, hoặc tờ giấy lịch lớn. - Yêu cầu học sinh làm việc dựa trên các tiêu chí đánh giá sản phẩm (phụ lục 1) và phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm (phụ lục 2) mà giáo viên đã phổ biến cho các em ngay từ đầu năm học và thực hiện nội dung giáo viên đã yêu cầu. 3.Tiến trình học tập: - Hoạt động 1: Các nhóm tiến hành thực hiện vẽ sơ đồ tư duy (5 phút). - Hoạt động 2: Giáo viên theo dõi quan sát các nhóm làm việc. Sau 5 phút giáo viên để các nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhau và chọn một sản phẩm đẹp và hoàn chỉnh nhất, cử đại diện lên thuyết trình ( thời gian thuyết trình là 3 phút). - Hoạt động 3: GV tổng kết, nhận xét. HS tích cực nhất mỗi nhóm và nhóm có sản phẩm đẹp. sáng tạo nhất sẽ được nhận quà ( bút bi, giấy nhớ…) từ GV. 4.Hình ảnh sản phẩm của học sinh: 2.6.2. Bài 5 CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Hướng dẫn học sinh làm bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1.Mục đích: Sau khi tham gia hoạt động thiết kế Bảng Tuần Hoàn, học sinh khắc sâu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Bảng Tuần Hoàn, nhớ được vị trí của một số nguyên tố đầu và các nguyên tố quen thuộc. 2.Chuẩn bị: GV giao nhiệm vụ cho HS ( 7 phút cuối của tiết học trước) - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ về nhà: 1/ Tự nghiên cứu và nắm vững : nguyên tắc xây dựng Bảng Tuần Hoàn,cấu tạo Bảng Tuần Hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố. 2/ Mỗi nhóm thiết kế 1 Bảng Tuần Hoàn các nguyên tố hóa học từ những vật liệu sẵn có xung quanh em. - Yêu cầu học sinh làm việc dựa trên các tiêu chí đánh giá sản phẩm (phụ lục 1) và phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm (phụ lục 2) mà giáo viên đã phổ biến cho các em ngay từ đầu năm học và thực hiện nội dung giáo viên đã yêu cầu. 3.Tiến trình học tập: - Hoạt động 1: Các nhóm tiến hành thực hiện ý tưởng thiết kế Bảng Tuần Hoàn bằng các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn ở nhà. 13
- - Hoạt động 2: Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình ( thời gian thuyết trình là 3 phút). - Hoạt động 3: GV tổng kết, nhận xét chấm điểm các sản phẩm của các nhóm và nhóm có sản phẩm đẹp. sáng tạo nhất thuyết trình hay logic nhất sẽ được cộng điểm. 4.Hình ảnh sản phẩm của học sinh: 2.6.3. BÀI 9: ÔN TẬP CHƯƠNG 2 2.6.3.1. Hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy tổng ôn lí thuyết 1.Mục đích: Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn hóa học giúp học sinh nắm chắc quy luật biến đổi cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, hóa học của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2.Chuẩn bị: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (5 phút cuối của tiết học bài ý nghĩa bảng hệ thống tuần hoàn) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ về nhà: 14
- + Ôn tập kĩ kiến thức về bảng tuần hoàn: quy luật biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học của các đơn chất cũng như hợp chất các nguyên tố. + Mỗi nhóm tự vẽ một sơ đồ tư duy hệ thống toàn bộ kiến thức về chương 2 bảng hệ thống tuần hoàn trên giấy A0 hoặc trên tờ giấy lịch lớn. - Yêu cầu học sinh làm việc dựa trên các tiêu chí đánh giá sản phẩm (phụ lục 1) và phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm (phụ lục 2) mà giáo viên đã phổ biến cho các em ngay từ đầu năm học và thực hiện nội dung giáo viên đã yêu cầu. 3.Tiến trình học tập: - Hoạt động 1: Các nhóm tiến hành thực hiện vẽ sơ đồ tư duy ở nhà. - Hoạt động 2: Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình ( thời gian thuyết trình là 3 phút). - Hoạt động 3: GV tổng kết, nhận xét chấm điểm các sản phẩm của các nhóm và nhóm có sản phẩm đẹp. sáng tạo nhất thuyết trình hay logic nhất sẽ được cộng điểm. 4.Hình ảnh sản phẩm của học sinh: 2.6.3.2. Hướng dẫn học sinh làm trò chơi hoàn thiện bảng tuàn hoàn 1. Mục đích: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử, vận dụng được mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố rong bảng tuần hoàn. 2. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 20 thẻ nguyên tố + Tạo thẻ 20 nguyên tố ứng với 20 ô còn trống trên bảng tuần hoàn (có băng dính 2 mặt để dán lên bảng tuần hoàn). + Trên mỗi thẻ có ghi sẵn kí hiệu hóa học, chừa trống tên nguyên tố và cấu hình electron để học sinh tự điền. Chú ý: 20 thẻ nguyên tố ứng với các ô còn trống của mỗi nhóm là khác nhau nhưng có độ khó tương đương nhau. Đây là các nguyên tố đứng đầu BTH hoặc là các nguyên tố quen thuộc. 15
- 13 26,98 Al 1,61 .......... ................................ +3 * Cách chơi: - giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành nội dung còn thiếu trong các thẻ ( mỗi nhóm 5 thẻ) sau khi hoàn thành các nhóm cử đại diện lên dán vào bảng tuần hoàn đúng vị trí của ô nguyên tố bị chừa trống - Đội nào dán đúng vị trí, nhanh nhất và điền thông tin đúng nhất sẽ thắng cuộc và được nhận quà từ giáo viên . 3. Tiến trình học tập. Hoạt động 1: giáo viên chia và giao thẻ nguyên tố cho các nhóm Hoạt động 2: Các nhóm phân nhiệm vụ cho các bạn điền thông tin vào thẻ nguyên tố còn lại và dán vào bảng tuần hoàn Hoạt động 3: giáo viên chỉnh sửa thông tin HS đã ghi và quan sát các nhóm làm việc Hoạt động 4: giáo viên nhận xét phát quà cho nhóm chiến thắng, tổng kết kiến thức cần nắm vững. 4. Hình ảnh sản phẩm của học sinh: 2.6.4. Bài 11: LIÊN KẾT ION 6.4.1. Hướng dẫn học sinh làm mô hình phân bố electron vào các lớp 1. Mục đích: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh hình thành được khái niệm ion, sự hình thành ion dương, ion âm, viết quá trình hình thành cation, anion. GV giao nhiệm vụ thực hện ngay tại lớp trong tiết học liên kết ion. + GV chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ khác nhau, sau đó giao công việc: 16
- 1/ Đọc kĩ SGK kiến thức về bài liên kết ion 2/ Hướng dẫn HS thiết kế trò chơi như sau: 2. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị các thẻ về sơ đồ các lớp electron - Học sinh chuẩn bị băng keo hai mặt, hạt đậu a/ Nhóm 1,3,5,7: Chuẩn bị kiến thức về sự hình thành ion dương (cation) Thiết kế các tấm thẻ vẽ sơ đồ cấu tạo vỏ (ít nhất 2 thẻ ứng với mỗi mô hình), các hạt đậu (tượng trưng cho số hạt e, tối đa 26 hạt), các hạt nhân ghi các điện tích cụ thể được in ra giấy cứng và úp lại. Hình vẽ sau đây Cách chơi: - Cho một học sinh đại diện nhóm bốc 1 thẻ tròn bất kì chứa các điện tích hạt nhân, sau đó chọn mô hình cấu tạo lớp phù hợp và gắn hạt nhân vào mô hình - Bốc số hạt đâụ phù hợp sau đó phân bố electron vào các lớp. - Người hướng dẫn yêu cầu người chơi nhìn mô hình cấu tạo các lớp e đã sắp xếp và cho biết nên thêm hay bớt e, thêm/bớt bao nhiêu e để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm gần nó nhất. - Trưởng nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm hoàn hành các sơ đồ ion, sau đó trưởng nhóm đưa ra khái niệm ion nhóm cùng và khái niệm ion dương. - Mỗi người chơi sau khi hoàn thành phần chơi thì hoàn thành phiếu học tập, kiến thức trúng phần nào thì hoàn thành phần ấy. Mục đích: Sau khi tham gia trò chơi này, học sinh hình thành được khái niệm ion, sự hình thành ion dương, viết quá trình hình thành cation. b/ Nhóm 2,4,6,8: Chuẩn bị kiến thức về sự hình thành ion âm (anion) Thiết kế các tấm thẻ vẽ sơ đồ cấu tạo vỏ (ít nhất 2 thẻ ứng với mỗi mô hình), các hạt đậu (tượng trưng cho số hạt e, tối đa 34 hạt), các hạt nhân ghi các điện tích cụ thể được in ra giấy cứng và úp lại. Hình vẽ sau đây 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn