Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 THPT" nhằm phát huy năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; đặc biệt vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của HS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – TRƯỜNG THPT KIM LIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TÍCH HỢP CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG GIẢNG DẠY PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11THPT. Môn Sinh học Tác giả: 1. Hoàng Thị Châu – Trường THPT Lê Hồng Phong Số điện thoại: 0949.148.225 2. Phan Thị Hồng – Trường THPT Kim Liên Số điện thoại: 0979.371.336 Nghệ An, tháng 03 năm 2022
- Phần I – Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài “Sức khỏe là vàng” nên con người chúng ta cần có nhiều biện pháp để rèn luyện sức khỏe; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đại dịch COVID-19 đang bùng nổ, virus SARS- CoV-2 đã lấy đi bao tính mạng của con người; để phòng chống dịch COVID-19 thì sức khỏe của con người là vũ khí tối ưu nhất. Với phần CHVC và NL ở ĐV chương trình SH 11 chúng ta nắm được quá trình tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi của ĐV, quan trọng hơn là hiểu rõ các quá trình đó ở cơ thể con người. Mặt khác, chúng ta cũng phần nào biết được sự tác động của virus SARS-CoV-2 lên các cơ quan và hệ cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn của con người, phá vỡ cân bằng nội môi làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Do đó, việc đưa ra các biện pháp rèn luyện tăng sức khỏe ở người để phòng chống dịch COVID-19 trở nên cấp thiết. Vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài “Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT” 2. Mục đich và phạm vi nghiên cứu - Mục đích: + HS tìm hiểu các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 khi học phần CHVC và NL ở ĐV. + HS chủ động, tích cực rèn luyện các biện pháp để tăng sức khỏe của bản thân, tập trung học tập hiệu quả hơn trong giai đoạn khó khăn chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch SARS- CoV 2. + Phát huy năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; đặc biệt vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của HS. - Phạm vi nội dung: Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT.
- - Phạm vi thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, điều tra, tham vấn chuyên gia, thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học 4.Dự kiến những đóng góp mới của đề tài - Xác định các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 và vận dụng nguyên tắc, và quy trình dạy học tích hợp để tích hợp các biện pháp đó vào phần CHVC và NL ở ĐV, sinh học 11 trong quá trình dạy học. - Xây dựng rubrics đánh giá dạy học tích hợp - Đưa ra hệ thống bài tập tình huống, câu hỏi để tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe để phòng chống dịch COVID-19 khi dạy học phần CHVC và NL ở ĐV, sinh học 11.
- Phần II – Nội dung nghiên cứu A. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất, sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần. Tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được cộng lại, không có sự liên kết, tác động, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, giải quyết một tình huống nào đó. 1.2. Khái niệm dạy học tích hợp Trong lý luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, các kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ lí luận và thưc tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, góp phần hình thành và phát triển tư duy cho HS năng lực này là hoạt động phức tạp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức và kĩ năng để giải quyết những tình huống cụ thể. 1.3. Sự cần thiết của việc dạy học “Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT” Dựa trên bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tiễn bộ môn theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh
- học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tính mạng của con người, nên cần nắm các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch và để HS hiểu rõ và vận dụng các biện pháp này trong thực tiễn thì cần tích hợp các biện pháp thông qua quá trình học các kiến thức về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, cân bằng nội môi của cơ thể con người. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Thực tiễn của đời sống con người chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 2.1.1. Đại dịch COVID-19 với sức khỏe tinh thần “Sức khỏe tinh thần là trạng thái khỏe mạnh, trong đó mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng” (theo tổ chức Y tế Thế giới - 2019). Một sức khỏe tinh thần tốt sẽ dẫn đến hành vi có ích, các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và khả năng thích nghi với thay đổi và nghịch cảnh. Sức khỏe tinh thần bị tác động tiêu cực khi xuất hiện những tổn thương tâm lý, đặc trưng bởi sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng, hành vi như căng thẳng, lo âu, ức chế hoặc suy giảm chức năng tinh thần. Ngay từ khi đại dịch COVID-19 lan rộng sang nhiều châu lục, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo các quốc gia cần chú ý hơn đến sức khỏe, bệnh lý tinh thần của người dân, khi không chỉ người cao tuổi, người trưởng thành mà cả trẻ em, vị thành niên với nguy cơ khủng hoảng tinh thần rất cao. Con người cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, chán nản, mất hứng thú, cô đơn, bất lực, sợ hãi, lo lắng bị nhiễm bệnh và có thể dẫn đến tâm trạng suy sụp. Ảnh hưởng của đại dịch không trực tiếp mà thông qua nhiều kênh khác nhau tác động đến sức khỏe tinh thần (Hình 1).
- Đại dịch COVID-19 với những tác động tiêu cực vẫn tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh đã khiến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bị xáo trộn, buộc mọi người phải điều chỉnh để thích ứng với cuộc sống, công việc, học tập khi giao tiếp bị gián đoạn, đi lại bị hạn chế, trong nỗi lo cho sự an toàn của bản thân và người thân. Dịch bệnh COVID-19 là một sang chấn tâm lý nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, dẫn đến trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc. Nhiều người lo sợ, e ngại đến nơi công cộng, thu mình không muốn giao tiếp, thậm chí tự gây chấn thương, hủy hoại bản thân. Việc cách ly tại nhà, không ra ngoài trong thời gian dài dẫn đến những căng thẳng, hoang mang, lo âu, trầm cảm. Tình trạng cáu giận, dễ kích động, cô đơn, cảm giác mất mát diễn ra khá phổ biến. Người dân sinh sống trong những nơi có dịch, khu bị phong tỏa, cách ly là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý. Bệnh nhân mắc COVID-19 và những người phải nhập viện rơi vào tâm trạng lo sợ, hoang mang, luôn nghĩ đến cái chết. Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, lao động bị mất việc, thất nghiệp là những đối tượng dễ bị sang chấn tâm lý, dễ mắc các rối loạn tinh thần. Đối với những người làm việc trong tâm dịch, các nhân viên y tế trực tiếp đối mặt với bệnh tật, lây nhiễm, sự đau đớn hoặc từ cái chết thì tâm trạng hẫng hụt, lo âu, căng thẳng còn nặng nề hơn. Một số người còn phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã bị kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến tình trạng nhiễm COVID-19. Ảnh hưởng của đại dịch và tổn thương sức khỏe tinh thần ở các nhóm đối tượng khác nhau khá đa dạng (Bảng 2.1). Bảng 2. 1. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tinh thần Nhóm xã hội Ảnh hưởng Người mắc COVID-19 và - Sức khỏe suy sụp các bệnh nhân nằm viện - Lo lắng hoang mang về tính mạng - Chán nản, bi quan - Cô đơn, vô vọng - Lo lắng lây nhiễm cho người thân - Cảm giác bất lực, luôn nghĩ đến cái chết Người đi cách li tập trung - Lo bị lây nhiễm - Lo lắng không được tiêm văcxin - Nhớ gia đình, người thân - Cô đơn, nhàm chán - Hoang mang, mất ngủ - Khó khăn do hạn chế đi lại, tiếp xúc Người dân trong khu vực - Lo bị lây nhiễm có dịch , phong tỏa, giãn - Lo lắng không được tiêm văcxin cách - Lo lắng cơm áo, gạo tiền - Không biết làm thế nào để an toàn - Hoang mang, rối loạn cảm xúc - Khó khăn do hạn chế đi lại, tiếp xúc
- Trẻ em, vị thành niên - Sợ bị lây nhiễm - Lo sợ đi cách li một phần - Lo lắng đến kết quả học tập - Cảm giác cô đơn, nhớ bạn bè, thầy cô giáo - Chán nản, thu mình, ít nói - Mồ côi cha mẹ do COVID-19 Người cao tuổi - Sợ bị lây nhiễm, lo lắng vì có bệnh nền - Khó chịu, bồn chồn - Lo lắng không được tiêm văcxin - Khó khăn đi lại, hạn chế tiếp xúc - Cảm giác bị bỏ rơi - Rối loạn giấc ngủ, ăn uống - Suy giảm nhận thức Nhân viên y tế ở tuyến đầu - Áp lực vô hình chống dịch,làm việc trong - Lo bị lây nhiễm tâm dịch - Lo lắng học hành của con cái - Nhớ gia đình, người thân - Căng thẳng, rối loạn giấc ngủ - Kiệt sức, áp lực, quá tải - Hẫng hụt, bất lực - Trâm cảm, suy sụp Kết quả khảo sát do Quỹ Kaiser (KFF) tiến hành ở Hoa Kỳ cuối tháng 6/2021 cho thấy 29% dân số trưởng thành cho biết các triệu chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khi trải qua đại dịch COVID-19 (24,8% nam so với 33,1% nữ)(2). Nghiên cứu mới đây của Panchal và cộng sự (2021) cũng tại Hoa Kỳ cho thấy, xấp xỉ hai phần năm người trên 18 tuổi bị mất ngủ (36%), bỏ bữa (32%), sử dụng chất kích thích (12%), có ý định tự tử (26%), đồng thời các bệnh mãn tính bị trầm trọng thêm do căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược. Sức khỏe tinh thần còn liên quan đến tình trạng thu nhập và việc làm trong đại dịch. Nhóm có thu nhập thấp chịu tác động nhiều hơn về sức khỏe tinh thần. Cụ thể, 42% những người có thu nhập ít hơn 40.000 USD/năm cho biết đã trải qua các sang chấn tâm lý, so với 21% những người có thu nhập trung bình hàng năm từ 40.000 đến 89.999 USD, và 17% những người có thu nhập hàng năm từ 90.000 USD trở lên. Mất việc làm là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng trầm cảm, lo âu và đau khổ. Khi dịch bệnh bùng phát, thành viên trong các hộ gia đình bị mất việc có tỷ lệ rối loạn tinh thần cao hơn so với những hộ gia đình khác (53% so với 32%). Những biện pháp ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh của chính quyền cũng là các yếu tố gây căng thẳng đối với người dân. Nhiều trường hợp tìm đến việc sử dụng các chất kích thích như thanh niên, người bị mất việc, cộng đồng người da màu, như người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Latinh. Còn người Mỹ gốc Á thì bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi đại dịch lan rộng ra nhiều bang ở Hoa Kỳ. Nhìn chung, các cộng đồng da màu đã phải đối mặt
- nhiều hơn với những khó khăn, thách thức về sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng. Một trong số rất ít các nghiên cứu về tác động tâm lý liên quan đến dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam do Lê Thị Thanh Xuân và đồng nghiệp (2020) thực hiện vào tháng 4/2020 khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát. Nghiên cứu nhằm đo lường tác động tâm lý của COVID-19 đối với các nhóm dân cư và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy trong tổng số 1.423 người tham gia khảo sát, có 233 người (16,4%) bị tổn thương tâm lý ở cấp độ thấp; 76 người (5,3%) ở cấp độ trung bình và 77 người (5,4%) ở cấp độ cao. Kết quả cho thấy phụ nữ, 45 tuổi trở lên hoặc đông con chịu áp lực nhiều hơn về tinh thần. Người tự kinh doanh, thất nghiệp hoặc nghỉ hưu trải qua tâm trạng lo lắng, căng thẳng hơn so với những nhóm khác. Những trường hợp phải đi cách ly hoặc sống trong khu vực phong tỏa chịu tác động tiêu cực nhiều hơn, mặc dù đây là biện pháp bất đắc dĩ nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Từ kết quả thu được, các tác giả khuyến cáo việc thực hiện sàng lọc các tổn thương tâm lý và giám sát dịch tễ học, đặc biệt trong các nhóm bị tác động mạnh của đại dịch, để có các biện pháp can thiệp và hỗ trợ kịp thời. 2.1.2. Một số giải pháp phòng chống dịch COVID-19 Dịch bệnh COVID-19 kéo dài với diễn biến phức tạp đã gây xáo trộn đối với cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân, từng gia đình. Với phương châm “giãn cách mà không xa cách”, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và xây dựng cảm xúc tích cực trong đại dịch là vấn đề quan trọng cần được ưu tiên. Trước áp lực tâm lý đè nặng do cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội trên diện rộng, việc rèn luyện sức khỏe, vận động thể lực, tập thể dục, tăng cường hoạt động có ích để có tâm lý vững vàng là cần thiết, bởi sức đề kháng của cơ thể tùy thuộc vào trạng thái tinh thần. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, mọi người cần duy trì một tinh thần thoải mái, tạo thói quen suy nghĩ tích cực; chuẩn bị một tâm lý thích ứng với COVID-19, thay đổi thói quen sinh hoạt, lắng nghe cảm xúc tích cực của cơ thể, giải tỏa suy nghĩ đau buồn, luyện tập và chăm sóc sức khỏe bản thân… là phương thức thích ứng tốt nhất trong đại dịch. Không chỉ người dân mà lực lượng chức năng ở tuyến đầu, các nhân viên y tế đang gồng mình chống dịch cũng cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần, được nghỉ ngơi đầy đủ, tạo ra và tìm thấy niềm vui trong công việc. Triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trên diện rộng là giải pháp có ý nghĩa sống còn trong việc giảm đáng kể các ca bệnh nặng, hạn chế tử vong, giúp ngăn chặn và kiểm soát đại dịch sớm hơn. Cùng với sự thay đổi thói quen, hành vi, các hoạt động đi lại và những công việc đòi hỏi tương tác, giao tiếp trực tiếp cần được hạn chế và thay thế bằng công nghệ trực tuyến cũng như hạ tầng kỹ thuật số. Cần tăng cường kết nối với người thân, bạn bè để giữ vững tinh thần lạc quan, chia sẻ cảm xúc cùng vượt qua khó khăn, giảm căng thẳng, lo lắng, ưu phiền và tạo tâm lý an toàn. Truyền thông xã hội cần được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong đại dịch. “Chung sống” với COVID-19 có nghĩa là phải chuẩn bị và chủ động
- thích ứng với dịch bệnh khi virus không biến khỏi đời sống xã hội. Người dân rất cần các thông tin đầy đủ, hữu ích, kịp thời để cùng nhau kiểm soát dịch bệnh, điều trị thành công các ca bệnh nặng. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cần xây dựng kịp thời các trang web và đường dây nóng hỗ trợ miễn phí để tư vấn, hỗ trợ giảm bớt nỗi lo của người dân. Đồng thời lên án và xử lý nghiêm những tin tiêu cực, xấu độc, gây hoang mang trên mạng xã hội. Các thông tin sai lệch, giả mạo có tác động tiêu cực đến tư tưởng và tâm lý xã hội cần được kịp thời phát hiện và loại bỏ. Mỗi cá nhân cần đề cao ý thức và trách nhiệm công dân, tin tưởng vào các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch. Các yếu tố tích cực, những mô hình, sáng kiến chung tay phòng chống dịch của cộng đồng cần được khích lệ, tôn vinh và lan tỏa. Người dân cần được tiếp cận dễ dàng với các trung tâm tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Nên dành hẳn một chương trình truyền hình thường xuyên hướng dẫn cách phòng, chống, điều trị COVID-19 tại nhà, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, thay cho các nội dung quảng cáo thương mại hóa tràn lan và xuất hiện liên tục. Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất từ trên thì tình trạng thiếu thông tin chính thống và sự hỗ trợ hiệu quả công tác phòng, chống dịch sẽ vẫn diễn ra và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần trong xã hội. 2.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong trường THPT Để tìm hiểu về thực trạng dạy học theo chủ đề dạy học tích hợp, chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 28 GV giảng dạy môn sinh học của 7 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An về mối quan tâm của GV về các phương pháp dạy học tích hợp. Kết quả đạt được như sau: Bảng 2.2. Kết quả điều tra về mối quan tâm của GV hiện nay về dạy học tích hợp Mức độ Tỉ lệ (%) Không quan tâm 4,7 Mới chỉ nghe nói đến 35,1 Rất muốn tìm hiểu 44,9 Đang tìm hiểu 13,5 Đang nghiên cứu 1,5 Đang tiến hành dạy học 0,3 tích hợp Rõ ràng DH tích hợp đang còn rất mới đối với GV, nhưng đa số GV rất muốn tìm hiểu về DH tích hợp để ứng dụng trong quá trình DH. Đây là những cơ sở quan trọng cho tính cấp thiết cần thiết kế dạy học theo hướng tích hợp để phát huy tốt năng lực cho HS. 2.3. Thực trạng về hiểu biết về các biện pháp rèn luyện sức khỏe con người để phòng chống dịch COVID-19 Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tìm hiểu sự hiểu biết của các em học sinh về các biện pháp rèn luyện sức khỏe con người để phòng chống dịch
- COVID-19 trên 300 em học sinh khối 11 ở hai trường THPT Lê Hồng Phong và THPT Kim Liên thì có kết quả như sau: Bảng 2.3. Sự hiểu biết của các em học sinh về các biện pháp rèn luyện sức khỏe con người để phòng chống dịch COVID-19 Sự hiểu biết của các em về các biện Tỉ lệ pháp rèn luyện sức khỏe của con người Chưa biết và chưa rèn luyện 88% Có biết và đã rèn luyện 7% Biết rõ và rèn luyện thường 5% xuyên Tỷ lệ ý kiến của học sinh khối 11 1 2 3 B. Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dich COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT. 1. Nguyên tắc tích hợp lồng ghép - Phải đảm bảo thực hiện được việc tích hợp vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề có nội dung liên quan tới bài học đồng thời rèn luyện thêm một số năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo… - Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kỹ năng sinh học. - Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông môn Sinh học, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý, cơ sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực phát triển năng lực học sinh. - Vấn đề tích hợp phải có mỗi quan hệ logic chặt chẽ trong bài học.
- - Đảm bảo tính vừa sức , phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của học sinh. Các vấn đề tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học tường minh hơn và tạo được hứng thú cho người học 2. Quy trình xây dựng câu hỏi, tình huống tích hợp, lồng ghép trong sinh học Bước 1. Xác định các năng lực nhận thức của học sinh như: phân tích – tổng hợp, thảo luận, trình bày, so sánh….. Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn: giáo viên luôn luôn chủ động khi đưa ra vấn đề và kết luận vấn đề cần tích hợp có liên quan đến bài dạy, đặc biệt chú ý các câu hỏi, tình huống sẽ đưa vào các bài trong…. Bước 3. Xây dựng câu hỏi, tình huống để phục vụ mục tiêu giảng dạy Bước 4. Câu hỏi, tình huống nhằm rèn luyện kĩ năng nhận thức của học sinh Bước 5. Hình thành ở học sinh kĩ năng nhận thức, tiếp nhận thông tin, thể hiện sự hiểu biết và vận dụng vào cuộc sống của mình. 3. Ví dụ minh họa: “Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dich COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT” 3.1. Sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm phần CHVC và NL ở động vật, sinh học 11. 3.1.1. Sơ đồ hóa kiến thức về tiêu hóa ở động vật
- 3.1.2. Sơ đồ hóa kiến thức về hô hấp ở động vật 3.1.3. Sơ đồ hóa kiến thức về tuần hoàn ở động vật
- 3.1.4. Sơ đồ hóa kiến thức về cân bằng nội môi ở động vật 3.2. Một số biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người trong phòng chống dịch COVID-19 3.2.1. Tập thể dục tại nhà nâng cao sức khỏe trong mùa dịch Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bất kể ai cũng có thể nhiễm bệnh, việc tập luyện thể dục là rất cần thiết để duy trì và tăng cường sức khỏe phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay các trung tâm thể dục, thể thao, phòng tập Gym… đã đóng cửa theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy, việc rèn luyện thể dục, nâng cao sức khỏe tại nhà đang là biện pháp tối ưu. Theo các chuyên gia, tập luyện thể dục thể thao giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tấn công nhanh hơn các loại vi rút xâm nhập. Miễn dịch là hệ thống bảo vệ và phát hiện của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh do ngoại lai như vi rút, vi khuẩn… Những người tập luyện thể dục thể thao đều đặn đều cảm thấy chức năng hô hấp được cải thiện, trao đổi khí qua phổi một cách tốt hơn. Ngoài ra, thể chất được cải thiện cũng giúp tinh thần phấn chấn, giảm thiểu những tác nhân gây stress, căng thẳng, nhất là trong những ngày dịch bệnh. Với người thường xuyên không hoạt động thể chất sẽ gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như huyết áp cao, cholesterol cao và những rủi ro đáng quan tâm khác. Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã hướng dẫn một số cách vận động để mọi người có thể tập luyện ở nhà trong mùa dịch như: leo cầu thang, tập các bài co duỗi chân tay, nhảy dây, tập các bài luyện cơ bắp và thăng
- bằng. Mọi người cũng có thể tham gia các lớp tập thể dục trực tuyến, tìm và tập theo các bài tập có hướng dẫn trên mạng, nhún nhảy theo nhạc hoặc thực hành các trò chơi vận động qua video; lựa chọn một số thiết bị tập đơn giản, dễ tập ở nhà và tự tập như các quả tạ đơn, tạ chuông, dây đàn hồi, tập gym. Trong trường hợp có người tập cùng thì hãy đảm bảo người đó không có triệu chứng bệnh, không tiếp xúc với người bệnh hay người đi từ vùng dịch về. Giữ khoảng cách an toàn trên 2m để tránh lây nhiễm. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mỗi người cần nâng cao ý thức, tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế, tăng cường rèn luyện sức khỏe, lựa chọn cho mình những bài tập phù hợp kết hợp ăn uống đủ chất, giữ ấm mũi họng để có một sức khỏe tốt nhất trong mùa dịch. 3.2.2. Những bài tập đơn giản giúp phổi khỏe để phòng chống dịch bệnh COVID 19 Phổi của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu được tập luyện mỗi ngày. Bên cạnh việc ăn uống phù hợp giúp cho hệ hô hấp và các tế bào phổi đủ vi chất dinh dưỡng thì bạn cần phải tập luyện mới giúp phổi có sức chống đỡ trước nguy cơ lây nhiễm COVID 19. Theo BS Võ Viết Sáu, nguyên Chủ nhiệm quân y Lữ đoàn 141 (Nghệ An), tập luyện thể thao không thể giúp cho mô phổi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, các bài tập phù hợp lại có thể giúp phổi được rèn luyện khỏe mạnh hơn. Có một số bài tập đơn giản nhưng lại có tác dụng tuyệt vời cho cơ quan hô hấp, đặc biệt là phổi. Đó là 4 bài tập sau: 3.2.2.1. Hít thở sâu Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, phổi sẽ hít thở từ 12 đến 15 nhịp mỗi phút. Để rèn luyện phổi, chúng ta nên tập cách hít thở sâu và có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Cách này rất đơn giản. Chỉ cần thư giãn cơ mặt, từ từ hít không khí vào buồng phổi sâu nhất có thể rồi thở ra qua miệng. Hít thở sâu giúp mở rộng khoang ngực, cho phép oxy được phân phối khắp nơi trong cơ thể và loại bỏ carbon dioxide (CO2) ra ngoài.
- Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện thường xuyên hít thở sâu trước khi ngủ vào ban đêm và sau khi thực dậy vào buổi sáng. Cách này sẽ giúp thư giãn cơ thể và tâm trí. 3.2.2.2. Uốn người và hít thở để tống hết không khí trong phổi ra ngoài Để làm điều này cần thực hiện một động tác. Người tập sẽ đứng thẳng, thả lỏng đầu gối, rồi từ từ uốn cong bụng, gập người xuống và thở hết không khi ra ngoài. Sau đó, vừa ngẩng đầu dậy trở lại vị trí đứng thẳng lưng như cũ vừa hít vào. Giơ hai tay thẳng lên trời để buồng phổi có thể mở rộng. Thời gian hít vào và giữ không khí trong phổi kéo dài khoảng 20 giây. Làm liên tục 4 lần như vậy. 3.2.2.3. Ngồi đúng tư thế và thở Các nghiên cứu khoa học phát hiện tư thế ngồi méo mó, ưỡn ẹo lưng sẽ khiến buồng phổi không mở rộng đúng mức khi thở, dẫn đến hơi thở nông và làm giảm lượng ô xy trong máu. Khi như vậy, cần phải điều chỉnh lại tư thế cho đúng. Lưng phải thẳng, 2 bàn chân đặt lên nền nhà, chân hơi duỗi ra, đầu gối phải thấp hơn hông. 3.2.2.4. Bơi lội Bơi là hình thức tập luyện rất tốt cho phổi. Khi bơi, việc hít thở không khí qua cả mũi và miệng giúp cơ thể đào thải tốt carbon dioxide, từ đó giúp giảm tình trạng mệt mỏi qua vận động. Thậm chí, bơi lội không những tốt cho phổi mà còn tốt cho cả tim. Các chuyên gia cho rằng, bất kỳ hoạt động nào tốt cho phổi thì thường nó cũng tốt cho tim. 3.2.2.5. Chạy bộ Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện thể dục tốt nhất cho cơ thể. Theo nghiên cứu mới nhất, chỉ cần chạy bộ dù ít hay nhiều đều có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Bên cạnh đó, việc chạy bộ đều đặn mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm cân, cải thiện chức năng phổi và giúp bạn có được một ngày mới tràn đầy năng lượng.
- Sở dĩ chạy bộ đều đặn mỗi ngày giúp phổi khỏe lên là bởi khi chạy phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhịp thở. Chạy lâu kết hợp với kỹ thuật hít thở đều sẽ giúp phổi khỏe hơn. Để giữ an toàn khi chạy trong thời gian diễn ra dịch COVID 19, bạn cần đeo khẩu trang và chạy một mình. Luôn giữ khoảng cách 2 mét với người khác trên đường. 3.2.3. Cách phòng ngừa COVID-19 Mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ mình thông qua các biện pháp dưới đây: – Duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2 mét, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt. – Luôn đeo khẩu trang đúng cách khi đi ra khỏi nhà. – Tránh đưa tay lên mắt, mũi và miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. – Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước. – Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường – Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. – Nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho trạm y tế phường nơi mình sinh sống để được tư vấn khám và điều trị. – Nếu bạn đi từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ. – Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại http://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ http://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân. – Cài đặt ứng dụng Bluezone để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình tai địa chỉ http://www.bluezone.gov.vn 3.2.4. Điều tránh làm trong phòng ngừa và điều trị COVID-19 Những biện pháp sau đây KHÔNG được khuyến cáo trong việc điều trị COVID- 19 bởi chúng không có hiệu quả và có thể gây nguy hiểm: – Hút thuốc. – Tự mua thuốc hạ sốt hoặc cảm cúm về uống.
- – Tự uống thuốc, ví dụ như kháng sinh, thuốc kháng vi rút, thuốc điều trị sốt rét Hydrochloroquin. – Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc để tối ưu mức bảo vệ. Kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Vi rút corona chủng mới là một loại vi rút và vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại vi rút này. Trong bất kì trường hợp nào, nếu bạn bị sốt, hắt hơi, ho kéo dài và cảm thấy khó thở, hãy đi khám để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn và kể cho nhân viên y tế biết bạn đã đi những đầu trong thời gian gần đây. 3.2.5. Để trái tim luôn khỏe mạnh - Tập thể dục. Thói quen tập thể dục vừa phải 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần giúp trái tim khỏe mạnh. ... - Bỏ hút thuốc lá,hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch vành - Ăn uống lành mạnh. ... - Ngủ đủ giấc. ... - Tránh căng thẳng. ... - Hạn chế đồ uống có cồn. 3.2.6. Để hệ tiêu hóa luôn khỏe - Thực hiện chế độ ăn thực phẩm lành mạnh. - Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên. - Thư giản, giảm căng thẳng. - Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách ăn chậm, nhai kỹ - Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách sử dụng nước ion kiềm hydrogen. bệnh, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh. 3.3. Xây dựng các bài tập tình huống, các câu hỏi TNTL và TNKQ … tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT. Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích – nội dung – phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 3.3.1. Quy trình thiết kế tình huống
- Bước 1. Xác định các kĩ năng nhận thức của học sinh như: phân tích – tổng hợp, thảo luận, so sánh. Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn: giáo viên luôn luôn chủ động khi đưa ra và kết luận kiến thức trong mỗi tiết dạy, đặc biệt chú ý các tình huống sẽ đưa vào trong các bài 15,16,17,18,19,20,21 sinh học 11 cơ bản. Bước 3. Xây dựng tình huống để phục vụ giảng dạy Bước 4. Rèn luyện kĩ năng nhận thức của học sinh Bước 5. Hình thành ở học sinh kĩ năng nhận thức, tiếp nhận thông tin, thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị cuộc sống của mình. 3.3.2. Cách thực hiện 3.3.2.1. Nhiệm vụ của người dạy Tích lũy kiến thức qua nghiên cứu tài liệu liên quan và qua quá trình dạy học. Xây dựng cấu trúc kiến thức và thời gian cho một tiết dạy học. Nắm vững kiến thức liên quan từ Tiểu học – THCS – THPT. Làm phiếu học tập có nội dung thích hợp để vừa ứng dụng trong khi học nội dung bài đó vừa thấy được kiến thức liên quan đến các biện pháp rèn luyện sức khỏe để phòng chống dịch COVID-19. Tích hợp kiến thức thực tế vào bài học một cách khéo léo, phù hợp để giáo dục học sinh về một số biện pháp rèn luyện sức khỏe để phòng chống dịch COVID-19 khi giảng dạy phần CHVC và NL ở ĐV. Như chúng ta đã biết có khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì vậy giáo dục không chỉ nên tập trung vào việc chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kĩ năng sống của học sinh (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định mục tiêu và kĩ năng ra quyết định) nhằm bảo đảm tác động tích cực lên cuộc sống của các em. Khi những kĩ năng này của lớp trẻ được phát triển thì sự tự tin, tự trọng của các em cũng được tăng lên, và đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em. Để đạt được những mục tiêu trên thì một yêu cầu được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động tích cực của người học. Một số phương pháp dạy học mới có thể áp dụng cho dạy học tích hợp, lồng ghép kiến thức như: thuyết
- trình với sự tham gia tích cực của học sinh, động não, điều tra phát hiện, giải quyết vấn đề, xác định giá trị, học theo nhóm, đóng vai, trò chơi mô phỏng… 3.3.2.2. Nhiệm vụ của học sinh Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Trả lời theo nhận thức của mình Có thể đưa ra những câu hỏi liên quan để cùng giáo viên giải quyết Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3.3.3. Một số tình huống: 3.3.3.1. Tình huống 1: Câu hỏi tình huống 1: Quan sát hình 15.6 và trả lời các câu hỏi sau: Hình 15.6. Hệ tiêu hóa của người (SGK sinh 11 cơ bản) a. Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người? Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
- b. Điền vào bảng 15 quá trình tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người (trả lời bằng cách đánh dấu x vào cột tiều hóa cơ học và tiêu hóa hóa học) Bảng 15: Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người (SGK sinh 11 cơ bản) Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học Miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già c. Để hệ tiêu hóa của con người khỏe mạnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi dịch COVID-19 đang lan rộng, chúng ta cần có những biện pháp nào? Đáp án tình huống 1: a. - Các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng để mỗi bộ phận thực hiện chuyên hóa về chức năng nhất định giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao. b. Bảng 15: Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học Miệng x x
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn