intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong môn Công nghệ ở khối 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong môn Công nghệ ở khối 12" nhằm xây dựng cơ sở lí luận về dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vào môn Công nghệ 12 THPT. Xây dựng địa chỉ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vào môn Công nghệ 12 THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong môn Công nghệ ở khối 12

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀO MÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT" MÔN: CÔNG NGHỆ 12
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: "TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀO MÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT" MÔN: CÔNG NGHỆ 12 Tác giả: Phạm Thị Hiền Tổ: Tự Nhiên 2 Năm thực hiện: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0978.798.928 1
  3. ĐỀ TÀI "TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀO MÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT" ĐỀ MỤC TRANG I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của đề tài 2. Thực trạng của đề tài 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề a.Xây dựng địa chỉ tích hợp b. Biên soạn một số giáo án dạy minh họa c. Biên soạn một số câu hỏi kiểm tra đánh giá... d. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm … III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA 2
  4. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một vấn đề nóng bỏng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại, phát tiển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất luôn mang tính chất cấp bách của toàn cầu, đó là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường, gây nên hậu quả xấu cho đời sống của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là do các quá trình tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người. Các dạng ô nhiễm môi trường phổ biến: - Ô nhiễm nước - Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm đất - Ô nhiễm nhiệt - Ô nhiễm tiếng ồn Khi dạy phần công nghệ 12, bản thân thấy có 1 số nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường: như rác thải từ các linh kiện điện từ ngày càng nhiều, ô nhiễm do sau khi pin đã hết hạn sử dụng chưa được xư lí đúng cách , Ô nhiễm do ngành điện như hệ lụy từ các nhà máy điện ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống con người. Bên cạnh đó là các tác nhân trực tiếp và dán tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người như việc ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững . Theo khái niệm, môi trường chính là tất cả những gì con người và mọi sinh vật trên Trái Đất cần để sống, để tồn tại và để phát triển. Nó bao gồm tất cả yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh ta. Vậy điểm đáng chú ý ở đây là tại sao một thứ quan trọng như vậy lại đang ngày một mất dần giá trị bản chất vốn có và suy giảm chất lượng đến mức đáng báo động như vậy ? Môi trường sống ô nhiễm nó lại đe dọa lại sức khỏe con người chúng ta. Hiểu một cách đơn giản, tình trạng tốt hay xấu của môi trường chính là tấm gương phản ánh chính xác hành động của con người đối với nó. Và rõ ràng, đi đôi với những biểu hiện thật đáng thất vọng khi phải nói rằng, đây chỉ là số ít trong những nguyên nhân làm cho trái đất ngày càng nóng lên mà tác nhân trực tiếp lại chính là con người. 3
  5. Vậy chúng ta rốt cuộc cần có những hành động thiết thực nào để cứu lấy mái nhà chung này? Câu trả lời nghe có vẻ khó, nhưng thực chất, nếu có ý chí chung tay bảo vệ, nó sẽ cũng thật đơn giản. Để có thể hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì mỗi chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với con người như thế nào. Thật vậy, nói riêng ra, trong xu thế đổi mới và hội nhập, những năm qua đất nước ta đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Ấy vậy nhưng, tất cả những thành quả xây dựng và phát triển này trong nhiều năm có thể biến mất chỉ sau một đợt thiên tai nếu không dự báo đúng và có biện pháp ứng phó kịp thời. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ là lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì thế cần phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm nhằm răn đe đảm bảo thực hiện đúng theo quy định pháp luật của nhà nước qua đó sẽ hạn chế được vi phạm. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, mạng internet, qua các băng rôn, áp phích,…để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó hiểu rõ tác hại của môi trường đối với sức khỏe con người, đối với hệ sinh thái… Mỗi chúng ta, mỗi quốc gia cần giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh, không khai thác rừng bừa bãi, có biện pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản 1 cách hợp lí, tái sử dụng linh kiện điện tử khoa học hợp lí để hạn chế rác thải điện tử, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon. Bộ GD& ĐT đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu, bài giảng, băng hình về bảo vệ môi trường cho các cấp học và các trình độ đào tạo. Tuy nhiên, trong các nội dung của các tài liệu và của các đợt tập huấn chỉ mang tính chất khái quát và mang tính định hướng mà chưa có tài liệu một cách chi tiết. Hơn thế nữa tôi nhận thấy môn Công nghệ là bộ môn khoa học ứng dụng rất thuận lợi để tích hợp kiến thức bảo vệ sức khỏe và môi trường vào các bài học. Bản thân là giáo viên THPT thiết nghĩ cần phải có trách nhiệm giáo dục cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết rõ về vấn đề bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường. Để giáo dục về “bảo vệ sức khỏe và môi trường” cho học sinh ở trường THPT có nhiều cách và kết hợp nhiều hình thức như: tuyên truyền, cổ động, thông qua qua các cuộc thi. Nhưng theo tôi một trong những cách hữu hiệu nhất để gắn học sinh vào các hoạt động này một cách có hiệu quả đó là lồng ghép những nội dung về bảo vệ môi trường, bảo vệ được sức khỏe con vào các môn học trong đó có môn Công nghệ Từ các vấn đề trên đặt ra những câu hỏi trong dạy và học môn công nghệ, Giáo viên lồng ghép các nội dung kiến thức để bảo vệ môi trừơng và sức khỏe cho học sinh. 4
  6. Đặt ra các vấn đề liên quan tới bộ môn như: - Tại sao người ta không xây dựng các nhà máy điện tại các khu đô thị, dân cư mà lại phải xây dựng ở rất xa rồi truyền tải điện năng về nơi tiêu thụ? Hoặc Ảnh hưởng của nhà máy điện (nhiệt điện, điện nguyên tử) đến cuộc sống con người? - Tại sao sóng vô tuyến lại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. - Tại sao rác thải điện tử ngày càng nhiều lại đe dọa tới môi trường? - Tại sao phải có ý thức tiết kiệm điện trong chiến lược phát triển bền vững ? Với các lí do nêu trên, và qua thời gian áp dụng giảng dạy thực tế trên lớp đạt kết quả tốt, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong môn công nghệ ở khối 12” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Góp 1 phần để giáo dục các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của đề tài, góp phần bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lí luận về dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vào môn Công nghệ 12 THPT. Xây dựng địa chỉ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vào môn Công nghệ 12 THPT. Xây dựng một số giáo án mẫu về tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vào môn Công nghệ 12 THPT để bản thân vận dụng vào trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hình thành ý thức bảo vệ môi trường , sức khỏe cho con người. Đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vào 1 số bài học môn Công nghệ 12 THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết Nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet để xây dựng cơ sở lí thuyết, xây dựng địa chỉ tích hợp và soạn giáo án mẫu về tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người vào môn Công nghệ 12 THPT. b. Phương pháp trần thuật Mô tả các sự vật, hiện tượng của môi trường, 1 số thuật ngữ liên quan. c. Phương pháp giảng giải Giải thích vấn đề, nêu ra các dẫn chứng để học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mới về môi trường, về vấn đề chăm lo sức khỏe cho con người. d. Phương pháp vấn đáp 5
  7. Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi và giáo viên trả lời. đ. Phương pháp khảo sát thực tế Tiến hành giảng dạy để đánh giá, chia thành hai nhóm: nhóm lớp được dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và sức khỏe vào bộ môn ( gồm các lơp 12A1,12A2,12A3)và nhóm lớp không dạy học kiến thức tích hợp (12B,12C,12A6 ) để đối chứng. Sau khi dạy các bài theo kế hoạch, tôi đưa ra một số câu hỏi về nội dung bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường cho học sinh trả lời vào giấy. Thu kết quả tiến hành đánh giá, so sánh, rút ra kết luận. e. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Sau khi thu được kết quả trả lời câu hỏi của học sinh ở hai khối lớp đã thực hiện, tiến hành chấm điểm vá thống kê, xử lí số liệu để đánh giá về mức độ nhận biết về bảo vệ môi trường, sức khỏe của học sinh. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của đề tài Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính chất toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.Môi trường sống và vấn đề sức khỏe con người bị đe dọa, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe mỗi con người là vấn đề cần chú trọng. * Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho con người. 1.1 Môi trường là gì ? Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Khái niệm môi trường bao gồm các nội dung sau: Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên... là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử... là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người). Không khí, đất, nước, khu dân cư... là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của 6
  8. con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh... có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động. Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai . Những hiểm họa suy thoái về môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm và làm suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, sự thiếu ý thức của con người. Vì vậy vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, bền vững nhất trong bảo vệ môi trường. 1.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT - Về kiến thức Trang bị cho học sinh có sự hiểu biết cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đối với xã hội loài người. Từ đó các em hình thành được những kiến thức, kinh nghiệm khác nhau trong việc bảo vệ môi trường sống. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chung cho nhân loại, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai cho đất nước. - Về kĩ năng Học sinh có được những kĩ năng cần thiết trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường. Học sinh biết cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh - Về thái độ Hình thành những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người trong gia đình và xung quanh tham gia bảo vệ môi trường 2. Thực trạng của đề tài 2.1 Một số vấn đề chung về thực trạng môi trường hiện nay. Rác thải điện tử là gì? Có thể bạn hiểu thuật ngữ “Rác thải điện tử” là chỉ những vật dụng bằng điện như tivi, tủ lạnh… Nhưng vẫn còn mập mờ về cụm từ này, vậy hãy xem các hình ảnh minh họa sau để biết rác thải điện tử là gì ?. 7
  9. Chúng ta đều biết rằng số lượng rác thải điện tử hàng năm đều tăng lên môt cách chóng mặt do nhu cầu tiêu thụ của con người Mối nguy hại của rác thải điện tử đối với môi trường 8
  10. *Những hiểm họa của rác thải điện tử khi không được vứt đúng cách: Gây ra ô nhiễm không khí Trong hoạt động tái chế và xử lý những đồ điện tử, nhiều nhà máy doanh nghiệp chỉ vì muốn đốt cháy các linh kiện bỏ đi mà không quan tâm đến nó sẽ dẫn tới việc giải phóng khí hydrocacbon vào trong không khí. Và chất thải dioxin cùng với các kim loại nặng sẽ thải ra bên ngoài môi trường. Đồng nghĩa với việc đó là một lượng lớn không khí sẽ bị ô nhiễm, cực kỳ nguy hại đến cuộc sống thường ngày của con người. 9
  11. * Gây ra ô nhiễm nước Những chiếc đèn hình trong các thiết bị tivi, màn hình máy tính,… thông thường được xử lý bằng cách đập vỡ chúng rồi vùi lấp. Hậu quả là các chất như chì, barium và những kim loại nặng khác ngấm xuống mạch nước ngầm và thải ra chất phốtpho độc hại. Nước thải công nghiệp và nước rỉ ra từ bãi rác điện tử có thể hòa vào nước ngầm, nước ao, hồ, sông ngòi gây ra ô nhiễm môi trường. *Gây ô nhiễm đất Một số vùng đồng bằng phải gánh chịu ảnh hưởng từ nguồn gió đem những hạt độc hại gieo rắc xuống dưới đất trồng của vùng đồng bằng vô cùng rộng lớn theo đó qua những sản phẩm nông nghiệp đi vào cơ thể con người. 10
  12. 11
  13. Do đó mà ta cần có những giải pháp để giảm tác hại do rác thải môi trường gây ra như : *Phân loại, xử lí rác thải điện tử tránh để chung với các loại rác thông thường Ở Việt Nam, các vựa ve chai thường thu mua loại rác này và họ tự tháo gỡ những bộ phận bên trong để bán lại. Chính vì sự vô tình này đã làm các chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần thẩm thấu vào nguồn nước ngầm. Không chỉ vậy, tay chân họ cũng dính những chất kim loại nặng đó, mặc dù rửa với xà bông nhưng nó vẫn sẽ còn bám lại và dễ gây bệnh cho họ về đường hô hấp, thậm chí ưng thư, suy giảm nhận thức...==>Có những biện pháp an toàn khi xử lí rác thải điện tử . *Mang rác đến những địa điểm chuyên thu mua rác thải công nghiệp 2.2. Ảnh hưởng của sóng điện từ với sức khỏe con người. Xã hội ngày càng phát triển cũng không thể phủ nhật một điều là các thiết bị điện tử này giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó thì cũng có không ít các tác hại đến từ các thiết bị điện tử. Và mình nghĩ là không phải ai cũng biết được rằng các thiết bị điện tử này đều phát ra sóng điện từ, hay còn gọi là bức xạ điện từ, một tác nhân gây hại rất lớn đối với sức khỏe con người.Sóng điện từ tồn tại ở khắp mọi nơi, vậy nó có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? 12
  14. Tất cả mọi người đều biết rằng, đài phát thanh hay đài truyền hình, điện thoại liên lạc, vệ tinh viễn thông trong vũ trụ có thể thực hiện đều là nhờ vào sự tồn tại của sóng điện từ. Ra đa, lò vi ba, mạng không dây và tia X cũng đều hoạt động thông qua sóng điện từ. Dường như cả thế giới này đều không nằm ngoài phạm vi của sóng điện từ. Chúng ta đều biết rằng, ánh sáng có thể nhìn thấy chính là một loại cấu tạo của sóng điện từ. Mọi người có lẽ không biết rằng, thực ra tất cả chúng ta đều ở trong môi trường sóng điện từ vô cùng phức tạp. Hằng Tinh sản sinh sóng điện, cơ thể người cũng có thể sản sinh ra sóng điện vô cùng nhỏ. Tất cả những thiết bị đang hoạt động đều phát ra sóng điện từ. Vì vậy, cho dù không có điện thoại di động, không có máy vi tính, trong nhà cũng không có mạng không dây, cũng không có nghĩa là bạn không ở trong môi trường không có liên quan đến sóng điện từ. Lấy một ví dụ đơn giản, chỉ cần bạn mở đài thu thanh, bạn sẽ phát hiện sóng điện từ ở đâu, mặc dù không thể nhìn thấy, nhưng thực ra nó đang hoạt động mà chúng ta không nhìn thấy. Tất cả những thiết bị đang hoạt động đều phát ra sóng điện từ. Phạm vi sóng điện từ tồn tại ở khắp mọi nơi, có sóng dài, sóng ngắn, sóng chất lượng cao, sóng chất lượng thấp, sóng cường độ mạnh hoặc cường độ yếu, có sóng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy, mà những loại sóng không nhìn thấy thường nhiều hơn sóng có thể nhìn thấy. Mỗi một loại sóng điện từ thực ra là một loại năng lượng, thể tích của nó bằng không, nhưng mang điện, tên gọi là lượng tử, 13
  15. chuyển động với tốc độ ánh sánh trong môi trường chấn động. Sóng điện từ va đập với các sóng điện từ trong không trung ở khắp nơi trong vũ trụ. Những lượng tử nhỏ bé trong thế giới ánh sáng này có thể gọi là quang tử, con người định nghĩa nó theo 3 phương diện là cường độ, bước sóng và tần suất. Bước sóng gần giống như bước chân của con người, bước sóng có thể ngắn bằng nanometer, cũng có thể dài đến mấy triệu Km. Tần suất có thể so sánh với hơi thở hay nhịp tim. Bước sóng của sóng điện từ càng lớn, thì tần suất càng thấp. Trên thực tế, tất cả những loại sóng điện từ mà chúng ta sử dụng đều có bước sóng dài hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng, cho nên, về mặt lý thuyết mức độ nguy hiểm của sóng điện từ mà chúng ta sử dụng rất thấp. Nhưng sóng điện từ có nguy hiểm hay không, thì nó còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần, cường độ lớn hay nhỏ giữa bạn và nó. Không nên tiếp xúc quá gần với sóng điện từ sẽ có lợi cho sức khỏe, khoảng cách là bao xa mới phù hợp? Điều này còn được quyết định bởi cường độ của sóng điện từ. Lại lấy một ví dụ đơn giản khác, dao cạo râu điện và điện thoại di động, thiết bị nào sẽ có hại cho sức khỏe, thực ra rất khó có thể giải thích. Một chiếc dao cạo râu điện khi cạo mặt cường độ sóng điện từ sản sinh cao hơn rất nhiều so với điện thoại di động, nhưng bạn cũng chỉ sử dụng một hoặc hai lần trong một ngày, cho nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Còn điện thoại di động rốt cuộc có nguy hại hay không vẫn còn nhiều rất nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia truyền thông thường vẫn khuyến cáo người dùng khi gọi điện thoại không nên thường xuyên gắn chiếc điện thoại trên tai, việc duy trì khoảng cách giữa điện thoại và cơ thể là một điều vô cùng quan trọng, tốt nhất là bạn hãy sắm thêm một chiếc tai nghe, nhưng không nên sử dụng tai nghe Bluetooth, bởi vì cường độ sóng điện từ của Bluetooth thường lớn hơn rất nhiều so với sóng điện từ của điện thoại. 2.3 Rác thải từ Pin Một cục pin nhỏ sau khi sử dụng vứt ra môi trường sẽ gây hậu quả gì? Hành động tưởng chừng vô hại đối với cục pin nhỏ bé thực hất sẽ mang đến hậu quả khủng khiến tới môi trường và sức khỏe con người.! Tại sao tác hại pin cũ tới môi trường lại nguy hiểm đến vậy? Việc thu thập rác thải gồm pin sẽ được đem tới bãi rác lớn và xử lý theo 2 phương pháp phổ biến nhất đó là chôn lấp hoặc đốt. Khi đốt , đương nhiên các thành phần cấu tạo pin sẽ phát thải ra môi trường. Đó là những chất độc hại như chì, kẽm, lithium, thủy ngân và cadmium thoát ra theo đường không khí. Với trường hợp bị chôn lấp thì chất độc hại sẽ ngấm vào đất, rò rỉ và chảy và nguồn nước cần trong các bãi cỏ bạn vứt pin. 14
  16. Các chất nguy hiểm có trong pin Tác hại pin cũ đến môi trường thể hiện ở thành phần cấu tạo của pin rò rỉ ra môi trường gồm Chì Nhiễm độc chì đối với cơ thể người lớn là 94% sẽ tích tụ vào trong xương, đối với trẻ em là 64% trong xương còn lại sẽ tích vào máu. não. và thận. Những biểu hiện của nhiễm độc chì cấp tính như nhức đầu, dễ bị kích thích dễ cáu gắt, đặc biệt là biểu hiện của hệ thần kinh. Những người bị chì gây hại sẽ có thể bị giảm trí nhớ, giảm chỉ số IQ, bệnh thiếu máu có thể phát bệnh do thiếu khả năng tổng hợp hemoglobin. Ngoài ra nhiễm độc chì gây hại đến trí óc, gây vô sinh, sảy thai đối với phụ nữ mang thai và tăng huyết ám. Tăng khả năng ung thư phổi, dạ dày và các u thần kinh. Cadimi Cadimi đi vào trong cơ thể gây hại đối với thận và xương đối với trẻ em, chúng sẽ phá hủy canxi trong xương khiến trẻ em trong giai đoạn phát triển bị còi xương. Còn đối với người lớn và người già là tình trạng loãng xương xảy ra sớm hơn, gãy xương không lành nghiêm trọng. Hơn nữa Cadimi còn là nhân tố gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thu phổi và ung thư vú ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn chúng gây rối loại hoạt động của quá trình sinh học gây nhiều bệnh lý khác nhau có thể làm tử vong đột ngột. Cadimi đi vào bằng đường nào? Con đường xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và chủ yếu là cây trồng trên đất nhiễm cadimi và nguồn nước chứa cadimi. Không những vậy, tác hại pin cũ tới môi trường khi đốt phát thải cadimi ra không 15
  17. khí, khi phổi hít phải thấm vào màu phân phối đi khắp nơi. Cơ thể tích đủ lượng Cadimi sẽ thay thế Zn2+ Đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, tụt huyết áp phá hủy tủy sống gây ung thư máu. Thủy ngân Tác hại pin cũ tới môi trường độc hại nhất là phát thải thủy ngân ra môi trường sống. Như chúng ta đã biết Hg có độc tính cao. Nguy hiểm khi thủy ngân này tan được trong phần chất béo của màng và trong não tủy. Khi phụ nữ mang thai nhiễm metyl thủy ngân thì đứa trẻ sinh ra bị nhiễm độc vào hệ thần kinh không thể phục hồi, là nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt, co giật và bại não. Vậy giải pháp đẩy lùi tác hại pin cũ tới môi trường là gì ? Bạn biết đấy, ngay cả loại pin tốt nhất đắt nhất cũng chỉ có thời gian sử dụng nhất định và bạn bên biết cách xử lý đúng cách sau khi đã sử dụng. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể xử lý hoàn toàn pin cũ và giảm tác hại pin cũ tới môi trường. Tuy nhiên ngay bây giờ hãy ngừng ngay việc thường xuyên vứt pin cũ vào thùng rác sau khi đã sử dụng để hạn chế ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe của chúng ta. Thay vì vứt pin giữ lại những viên pin trong lọ thủy tinh hoặc túi kín và đặc biệt để xa tầm tay trẻ em. Tích trữ khi lượng pin nhiều chuyển tới cơ sở tái chế thân thiện với môi trường. Còn đối với ắc quy đã qua sử dụng, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt hoặc các điểm thu gom chuyên dụng Mặc dù có kích thước nhỏ gọn nhưng những viên pin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, tuy nhiên bên trong đó cũng là một “mỏ” hóa 16
  18. chất độc hại. Nếu không được phân loại, tiêu hủy đúng quy trình sẽ trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trong pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín… đều là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người. Lượng thủy ngân (Hg) có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, thủy ngân thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch… Chì (Pb) có trong pin có thể gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận… Khi hít thở phải bụi có chứa Cadimi (Cd) trong pin sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp và thận, có thể gây tử vong. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi sẽ phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư. Ngoài ra, trong pin còn có rất nhiều chất khác gây nguy hiểm cho con người. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt. Nếu chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc đọng lại trong tro gây ô nhiễm không khí. Vì vậy pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường mà cần được phân loại. Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt. Đối với các thỏi pin đã qua sử dụng, có thể cho chúng vào lọ thủy tinh sạch để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và xa tầm tay trẻ em. Sau đó mang qua những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lý. Chiến dịch kêu gọi mọi người đừng vứt pin vào thùng rác và tạo cho mình thói quen phân loại rác, đặc biệt không bỏ chung pin với rác thải sinh hoạt. Các thùng pin sẽ được đặt bên cạnh những thùng rác thông thường ở hai địa điểm thu gom để dễ dàng phân loại. 2.4 Ảnh hưởng cảu nhà máy điện đối với môi trường sống 17
  19. 18
  20. Tác động của công trình thuỷ điện đến môi trường xung quanh Tác động đến nguồn lợi đất và hệ sinh thái trên đất Khi xây dựng hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện, Nhà nước sẽ phải trưng dụng vùng đất để ngập nước, gia cố bờ chắn sóng, đưa một số công trình và khu vực sinh hoạt cho cán bộ, công nhân xây dựng, xây dựng khu tái định cư cho người dân sinh sống từ trước ở khu vực hồ chứa nước... Tác động đến thế giới động vật Hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện chiếm một diện tích rất đáng kể đất ngập nước, đã làm mất đi hệ quần thể thực vật, vốn là thức ăn nuôi sống động vật. Hậu quả là nhiều loại động vật cũng bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác sinh sống.. Tác động đến hệ sinh thái dưới nước Tác động của các hồ chứa nước và hoạt động của nhà máy thuỷ điện sẽ làm thay đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện. Hệ sinh thái sông sẽ phải nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước. Hậu quả đối với vi khí hậu Các hồ chứa nước lớn sẽ tác động đến vi khí hậu các vùng lân cận, có thể giảm nhiệt độ cực trị của khí quyển. Nhiệt độ cao nhất về mùa hè có thể giảm xuống 2 - 3oC, mùa đông tăng lên 1 - 2oC, độ ẩm không khí cũng có thể thay đổi. Trên đây là những vấn đề liên quan tới ảnh hưởng môi trường và sức khỏe con người là căn cứ lí luận để xây dựng đề tài. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Cụ thể tôi giới thiệu các địa chỉ tích hợp, biên soạn một số giáo án tích hợp kiến thức bảo vệ sức khỏe cho con ngườimôi trường và biên soạn một số câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh. a) Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người vào dạy học môn Công nghệ 12 THPT . Địa chỉ Mức độ tích Chương Tên bài học Nội dung tích hợp tích hợp hợp Chương 1: Bài 2: Điện III. Cuộn Sử dụng các loại linh Liên hệ Linh kiện trở- Tụ điện- cảm kiện điện trở, tụ điện, lồng ghép điện tử Cuộn cảm cuộn cảm sử dụng như thế nào để góp phần làm giảm rác thải điện tử để góp phần bảo vệ môi trường: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2