Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số trong dạy học môn Toán lớp 11 ở trường THPT
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số trong dạy học môn Toán lớp 11 ở trường THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất mô hình giảng dạy có thể áp dụng áp dụng trong giảng dạy hàng ngày, hướng đến việc xây dựng cơ sở lý luận và chứng minh cho việc tích hợp giáo dục tài chính trong nhiều bài giảng toán học khác nhau, khuyến khích sự mở rộng và phát triển của chương trình giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số trong dạy học môn Toán lớp 11 ở trường THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 11 Ở TRƢỜNG THPT. Môn/Lĩnh vực: Toán học
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 11 Ở TRƢỜNG THPT. Lĩnh vực: Toán học Tác giả: NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA-THPT Phan Đăng Lƣu Tổ : Toán-Tin Số điện thoại: 0867596392 Đồng tác giả: LƢƠNG VĂN TỚI – THPT Phan Đăng Lƣu Tổ : Toán -Tin Số điện thoại: 0918738289 NĂM HỌC: 2023 - 2024
- MỤC LỤC Trang Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2 Những đóng góp mới của đề tài 2 Phần hai. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn: 7 Chƣơng 2. Tích hợp giáo dục tài chính kết hợp chuyển đổi số trong 13 dạy học môn toán cho học sinh ở trƣờng THPT 2.1. Các định hƣớng chung giáo dục tài chính cho học sinh 13 2. 2. Một số biện pháp giáo dục tài chính cho học sinh 16 2.2.1. Hình thành kiến thức mới cho học sinh thông qua khảo sát một 16 hay nhiều trƣờng hợp riêng lấy từ thực tiễn 2.2.2. Tăng cƣờng xây dựng các tình huống gắn với thực tế để học 20 sinh tiếp cận với các kiến thức tài chính 2.2.3. Xây dựng tiến trình chuyển đổi số trong các tình huống dạy 23 học nhằm giáo dục tài chính cho học sinh 2.2.4. Xây dựng một hệ thống các tình huống, bài tập theo từng chủ 26 đề chú trọng đến giáo dục tài chính cho học sinh 2.2.5. Xây dựng biện pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung 36 giáo dục tài chính Chƣơng 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của biện pháp 38 3.1. Mục đích khảo sát 38 3.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát 38
- 3.3. Đối tƣợng khảo sát 39 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 39 đề xuất 3.5. Đánh giá mối tƣơng quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các 42 giải pháp đã đề xuất Chƣơng 4. Thực nghiệm sƣ phạm. 43 4.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 43 4.2. Tổ chức thực nghiệm 43 4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm 44 4.4. Giáo án minh họa 46 Phần 3. KẾT LUẬN 52 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh GDTC Giáo dục tài chính CSC Cấp số cộng CSN Cấp số nhân NL Năng lực GDPT Giáo dục phổ thông CTGDPT Chƣơng trình Giáo dục phổ thông GD - ĐT Giáo dục đào tạo KNTT Kết nối tri thức HĐ Hoạt động TH Trƣờng hợp YCCĐ Yêu cầu cần đạt SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
- Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông đang là chủ đề phổ biến trên thế giới. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2022, gần 60 quốc gia trên thế giới đã xây dựng chiến lƣợc quốc gia để giáo dục tài chính. Ở Việt Nam, nhiều chuyên gia đã khẳng định đây là một kỹ năng cần trang bị trong môi trƣờng học đƣờng, ngay từ bậc phổ thông, bởi không chỉ ảnh hƣởng tới cá nhân học sinh mà rộng ra là doanh nghiệp, tác động lên nền kinh tế, tài chính của cả một quốc gia. Đó cũng chính là nội dung quan trọng nhằm góp phần phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh. Vì vậy trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đã tích hợp giáo dục tài chính vào 6 môn học, gồm: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ và Hoạt động trải nghiệm để cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục tài chính đối với học sinh đồng thời cũng thể hiện sự chú trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với vấn đề này. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều phƣơng thức giảng dạy mới, mang lại tín hiệu tích cực. Các thiết bị thông minh nhƣ máy chiếu, bảng điện tử,... hỗ trợ học tập đƣợc lắp đặt tại các phòng học. Nhiều trƣờng học tiến hành áp dụng phƣơng thức dạy học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập linh hoạt và an toàn, nhƣ tổ chức các khóa học E-learning, tài liệu, Ebook online,...Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến. Trong số đó có thể kể đến hoạt động chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những ngƣời dạy học có chuyên môn. Trong chƣơng trình môn Toán lớp 11, chúng tôi nhận thấy rằng có thể dạy học tích hợp để giáo dục tài chính cho học sinh. Những kiến thức về cấp số cộng, cấp số nhân có thể giúp học sinh dự đoán chi phí và lợi nhuận trong các kịch bản khác nhau, đồng thời dự đoán rủi ro trong việc đầu tƣ. Học sinh có thể sử dụng kiến thức toán học 11 để xây dựng một mô hình tăng trƣởng có thể đƣợc áp dụng để mô phỏng tình hình tài chính trong một khoảng thời gian. Xây dựng đƣợc các công thức toán học sẽ giúp học sinh dự đoán tăng trƣởng thu nhập, lợi nhuận, và giá trị của đầu tƣ theo thời gian. Và đây cũng là thời điểm thích hợp để sử dụng chuyển đổi số trong dạy học nhằm hỗ trợ tối đa cho mục đích giáo dục tài chính. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của giáo dục tài chính cho học sinh cùng với mong muốn đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh cũng nhƣ hƣớng dẫn học sinh khai thác hết đƣợc ý nghĩa của cấp số nhân trong việc hình thành năng lực quản lí tài chính cá nhân, chúng tôi cho rằng có thể tích hợp giáo dục tài chính trong dạy học cấp số nhân.. Trên tinh thần đó tôi đã lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số trong dạy học môn toán lớp 11 ở trường THPT”. Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một số thay đổi trong đổi mới phƣơng pháp dạy học Toán ở trƣờng THPT. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu - Đối với giáo viên: đánh giá mức độ hiệu quả của việc tích hợp giáo dục tài chính trong việc giảng dạy cấp số nhân thông qua Microsoft Excel. Điều này bao gồm cả đánh giá sự hiểu biết của học sinh về cả hai khía cạnh - toán học và tài chính. Thông qua đó đề xuất mô hình giảng dạy có thể áp dụng áp dụng trong giảng dạy hàng ngày, hƣớng đến việc xây dựng cơ sở lý luận và chứng minh cho việc tích hợp giáo dục tài chính trong nhiều bài giảng toán học khác nhau, khuyến khích sự mở rộng và phát triển của chƣơng trình giáo dục - Đối với học sinh: Đánh giá sự quan tâm và động lực của học sinh trong việc học toán thông qua việc tích hợp yếu tố tài chính. Việc này có thể liên quan đến sự hứng thú và ứng dụng thực tế của kiến thức. Từ đó giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc với công nghệ, một kỹ năng quan trọng trong thế giới hiện đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Học sinh khối 11 và giáo viên Toán trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu. Phạm vi nghiên cứu: Chƣơng trình Toán 11 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một số phƣơng pháp trọng tâm nhƣ: * Nhóm phương pháp lý luận: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến lý luận dạy học theo hƣớng tích hợp. * Nhóm phương pháp thực tiễn, thực nghiệm sư phạm: Điều tra, thực nghiệm, trao đổi, đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm. Trong đó tổng kết kinh nghiệm là phƣơng pháp chính. * Nhóm phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan: Sử dụng tranh ảnh, lƣợc đồ tƣ duy, ... * Nhóm phương pháp toán học: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp so sánh - đối chiếu. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Tính mới của đề tài - Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò của giáo dục tài chính trong giai đoạn hiện nay. - Xây dựng hệ thống kiến thức áp dụng trong các bài toán tài chính. - Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung về tài chính. - Ứng dụng phầm mềm Microsoft Exel trong việc giải các bài toán tài chính. 2
- 5.2. Tính khoa học Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với đối tƣợng là giáo viên và học sinh; cấu trúc logic, đúng quy định. Các luận cứ khoa học đƣợc sử dụng là có cơ sở; các số liệu đƣợc thống kê chính xác, thể hiện tính xác thực cho nội dung của đề tài. 5.3. Tính hiệu quả - Đề tài đƣợc trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Sau một thời gian chúng tôi và đồng nghiệp thử nghiệm áp dụng đã thấy đƣợc sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Những lợi ích của việc dạy học theo hình thức này là rất lớn đối với cả học sinh, giáo viên và nhà trƣờng. - Giúp học sinh có thể hình dung đầy đủ nhất có thể về vị trí, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc áp dụng kiến thức tài chính vào cuộc sống xung quanh. Đồng thời giúp học sinh thấy đƣợc mối liên hệ giữa Toán học và đời sống thực tiễn, làm giảm tính khô khan của môn Toán và tăng động lực học Toán cho học sinh. - Giúp giáo viên đổi mới phƣơng pháp dạy học, ngày càng hoàn thiện hơn về phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Giúp giáo viên tìm thấy niềm vui, sự đam mê trong công tác dạy học. Đề tài thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gƣơng tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng. 3
- Phần hai. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC CẤP SỐ NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 11 Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Dạy học tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chƣơng trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng; là sự thống nhất,sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” và “Dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tƣợng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm đạt mục tiêu chung”. Theo Xavier Roegiers: “Sƣ phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính trƣớc những điều kiện cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động”. Tóm lại, dạy học tích hợp là một phƣơng pháp giảng dạy toàn diện và có ý nghĩa, tạo ra cơ hội cho học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức và phát triển các kỹ năng toàn diện trong quá trình học tập. Chúng ta đều biết rằng, mục tiêu tối thƣợng của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là phát triển năng lực của con ngƣời. Biểu hiện của năng lực là kỹ năng giải quyết một tình huống có ý nghĩa, chứ không phải ở việc tiếp thụ một lƣợng tri thức rời rạc. Chính vì có khả năng làm cho con ngƣời nhận thức đƣợc các sự vật, hiện tƣợng theo đúng mối quan hệ vốn có của chúng với thế giới xung quanh, nên dạy học tích hợp là một cách thức rất hữu hiệu để học sinh phát triển năng lực. Có nhiều quan điểm về phƣơng thức tích hợp trong dạy học, chúng tôi đồng ý với cách phân loại của Xavier Roegier (1996) khi cho rằng tích hợp gồm bốn loại là: Tích hợp nội môn, tích hợp liên môn, Tích hợp xuyên môn và Tích hợp đa môn. Tích hợp nội môn (Intradisciplinary Intergration/Approach) là cách dạy học trong đó có những nội dung đƣợc thiết kế dựa trên hai hay nhiều phần của môn học với mục tiêu là nhận thức đƣợc hiện tƣợng hay giải quyết đƣợc vấn đề dựa trên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phần khác nhau của môn học. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Intergration/Approach) là cách dạy học mà giáo viên tổ chức chƣơng trình học thông qua các môn học để giải quyết một nội dung trong chƣơng trình cần kiến thức, kĩ năng của hơn một môn học. Trong cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên kết nối các nội dung học tập chung nằm trong những môn học khác nhau để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. 4
- Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) là cách dạy học các vấn đề, nội dung đƣợc hiểu và giải quyết vƣợt qua kiến thức và kĩ năng từng môn học, xem xét các vấn đề một cách toàn diện với những khái niệm, phƣơng pháp đặc thù của cách tiếp cận xuyên môn, khi đó cấu trúc logic nội dung từng môn học bị phá vỡ. Xu hƣớng này chủ yếu nhằm phát triển những kỹ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, các tình huống. Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chƣơng trình học tập xoay quanh các vấn đề và mối quan tâm của ngƣời học. Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng những kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergration) là cách dạy học theo hƣớng “dạy học một chủ đề đƣợc tiếp cận theo từng môn học khác nhau và tiến hành song song với nhau” nhằm đạt chuẩn của từng môn. Xu hƣớng tích hợp đa môn cho rằng một số chủ đề có thể đƣợc nghiên cứu từ góc độ của những khoa học khác nhau . Theo xu hƣớng này, nội dung học tập đƣợc thiết kế thành một chuỗi vấn đề hay tình huống mà việc giải quyết đòi hỏi phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của những môn học khác nhau. 1.1.2. Quan điểm chuyển đổi số trong dạy học “Chƣơng trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030” đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ xác định nhƣ sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hƣớng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chƣơng trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chƣơng trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trƣớc khi đến lớp học. Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của ngƣời học; cải thiện những phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ tạo môi trƣờng để học tập thuận tiện nhất. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của ngƣời học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển đƣợc khả năng tự học của ngƣời học mà không bị giới hạn về thời gian cũng nhƣ không gian. Hiện tại, chuyển đổi số trong giáo dục đƣợc ứng dụng dƣới 3 hình thức chính là: ứng dụng công nghệ trong phƣơng pháp giảng dạy: lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý: công cụ vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học: công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất. Quan điểm về chuyển đổi số trong dạy học ở Việt Nam đang ngày càng đƣợc đẩy mạnh và nhận đƣợc sự quan tâm lớn từ phía cả giáo viên và quản lý giáo dục. Dƣới đây là một số điểm quan trọng trong quan điểm này: + Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) đƣợc coi là công cụ quan trọng để cải thiện chất lƣợng dạy và học. Sự phổ biến của các thiết bị di động và internet đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc tích hợp công nghệ vào giáo dục. 5
- + Phát triển năng lực số cho học sinh: Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là sử dụng công nghệ trong giảng dạy, mà còn là việc giáo viên và học sinh phải phát triển năng lực số, bao gồm kỹ năng về xử lý thông tin, tìm kiếm và đánh giá thông tin trực tuyến. + Học tập tích hợp: Quan điểm này khuyến khích việc tích hợp công nghệ vào mọi môn học và mọi phƣơng pháp dạy học. Việc sử dụng phƣơng tiện số có thể tăng cƣờng sự tƣơng tác, tích hợp kiến thức và thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình học. + Phát triển nội dung số: Để hỗ trợ việc tích hợp công nghệ vào giáo dục, cần phát triển và sử dụng nội dung số phong phú và phù hợp với nhu cầu và môi trƣờng học tập của học sinh. + Đổi mới phƣơng pháp dạy học: Quan điểm này thúc đẩy việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học linh hoạt và tƣơng tác, từ việc sử dụng video giảng dạy đến các trò chơi giáo dục trực tuyến, nhằm tăng cƣờng sự hấp dẫn và hiệu quả của quá trình học. + Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục, cần có sự hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho giáo viên, nhằm giúp họ thích nghi và sử dụng hiệu quả công nghệ trong dạy học. Tóm lại, quan điểm về chuyển đổi số trong dạy học ở Việt Nam đang chuyển dịch từ việc sử dụng công nghệ làm công cụ hỗ trợ đến việc tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, với mục tiêu tạo ra môi trƣờng học tập hiện đại, tƣơng tác và hấp dẫn. 1.1.3. Quan điểm giáo dục tài chính trong dạy học Theo OECD (2005), giáo dục tài chính đƣợc hiểu là “một quá trình trong đó ngƣời tiêu dùng/nhà đầu tƣ cải thiện sự hiểu biết về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và rủi ro tài chính, dựa trên những thông tin, hƣớng dẫn và tƣ vấn khác mà phát triển các kỹ năng, sự tự tin để nhận biết các rủi ro cũng nhƣ cơ hội tài chính, từ đó đƣa ra các quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin, hoặc biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình.” Đến nay, một định nghĩa chung về “hiểu biết tài chính” vẫn chƣa có sự thống nhất, mà thƣờng đƣợc điều chỉnh hay thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu, chƣơng trình triển khai của mỗi tổ chức quốc tế hoặc quốc gia. Tuy nhiên, có thể sử dụng khái niệm của OECD bởi định nghĩa này phản ánh đƣợc những nhân tố cơ bản của hiểu biết tài chính: “Hiểu biết tài chính đƣợc định nghĩa là tổng hợp nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đƣa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt đƣợc lợi ích tài chính” (OECD, 2012). Theo đó, mục tiêu của chiến lƣợc giáo dục tài chính sẽ là hình thành năng lực hiểu biết tài chính cơ bản (kiến thức, hành vi, thái độ về tài chính) cho thế hệ trẻ, những ngƣời trƣởng thành chƣa có kiến thức tài chính, những ngƣời có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ tài chính và cả những ngƣời yếu thế (phụ nữ, ngƣời già, ngƣời tàn tật). Trong đó, trụ cột xuyên suốt chiến lƣợc giáo dục tài chính là xây dựng một khung chƣơng trình giảng dạy về giáo dục tài chính cho thế hệ trẻ tƣơng lai. Theo đó, chiến lƣợc sẽ thiết lập một chƣơng trình giảng dạy giáo dục tài chính xuyên suốt các cấp học, từ cấp 6
- 1 cho đến cao đẳng, đại học với mục tiêu hình thành kiến thức tài chính vững mạnh và có hệ thống, định hình thói quen tốt cho thế hệ trẻ ngay từ bé, giúp thế hệ trẻ không bỡ ngỡ trƣớc vấn đề tiền bạc và tài chính khi bắt đầu bƣớc vào cuộc sống xã hội hoặc thực sự sống tự lập (thời gian sau đại học). Tùy theo năng lực tiếp thu, tiếp nhận nguồn kiến thức ở mỗi cấp học mà đƣa ra các chƣơng trình học (curriculum) phù hợp. Ngoài ra, để tránh việc chỉ truyền tải kiến thức suông, cứng nhắc và thiên về lý thuyết, ở mỗi cấp học đều sẽ đƣa ra các hoạt động ngoại khóa (extra curricurlum) liên quan trực tiếp đến các bài học về tài chính nhằm tăng khả năng tiếp thu và học hỏi ở học sinh. 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của kiến thức toán trong việc giáo dục tài chính cho học sinh Mối quan hệ biện chứng giữa toán học và thực tế đƣợc xác định đó là: toán học bắt nguồn từ thực tế và trở về phục vụ thực tế. Thực tiễn là cơ sở để nảy sinh, phát triển các lí thuyết toán học; thực tế đặt ra những bài toán và toán học đƣợc xem là công cụ hữu hiệu để giải quyết rất nhiều các bài toán này. Mối quan hệ biện chứng giữa toán học và thực tế đó cũng thể hiện trong quy luật nhận thức đã đƣợc Lênin V.I (1963, tr 189): “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tế, đó là con đƣờng biện chứng để nhận thức chân lí”. Xu hƣớng đòi hỏi giáo dục toán học phải kết hợp nhiều hơn nữa với thực tế, với thế giới thực (Realistic Mathematics Education - thuộc Viện Freudenthal của Trƣờng Đại học Utrecht Hà Lan, viết tắt là RME) xuất hiện từ những thập kỉ 70 của thế kỉ trƣớc. RME đƣợc đề xuất bởi Freudenthal năm 1971, với quan điểm cơ bản cho rằng toán học là một phần của cuộc sống con ngƣời (Freudenthal, 1971). Theo ông, học sinh nên đƣợc có cơ hội để khám phá lại toán học bằng việc tổ chức và xử lí tình huống thực tế hoặc mối quan hệ toán học nhƣ là một quá trình phù hợp với họ. Một trong những ứng dụng phổ biến của kiến thức Toán học trong đời sống chính là kỹ năng quản lý tài chính, từ đó tìm ra các phƣơng pháp để đầu tƣ và tiết kiệm tiền hiệu quả. Cụ thể, kỹ năng tính lãi kép và lãi đơn mà các em học đƣợc trong Toán đại số có thể đƣợc sử dụng trong các kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu sau này. Bên cạnh đó, khi trƣởng thành, việc nắm vững những kiến thức này sẽ giúp em lựa chọn đƣợc ƣu đãi ngân hàng tốt nhất, cùng với đó, lựa chọn loại thẻ tín dụng nào phù hợp với chi tiêu của mình. Chúng tôi quan niệm rằng: “Tích hợp Toán học với giáo dục tài chính là sự kết nối, liên kết các thành tố: 1/ Kiến thức Toán học; 2/ Kĩ năng Toán học; 3/ Thao tác tƣ duy Toán học: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tƣơng tự, đặc biệt hóa, lật ngƣợc vấn đề; 4/ Hiểu biết tài chính nhằm đƣa ra quyết định tài chính nhanh chóng, đúng đắn đối với một bối cảnh hay tình huống có nhiều lựa chọn khác nhau”. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan về chƣơng trình toán lớp 11 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) có thể tích hợp để giáo dục tài chính cho học sinh Có thể thấy rằng toán học và giáo dục tài chính (GDTC) có mối quan hệ chặt chẽ. Để giải quyết các vấn đề về tài chính, kinh tế HS cần sử dụng đến một số các kiến thức toán học nhất định, nhƣ vậy việc HS làm chủ đƣợc các kiến thức toán học là điều kiện 7
- cần thiết để có thể vận dụng vào lĩnh vực kinh tế, tài chính. Ngƣợc lại, việc dạy toán gắn với vận dụng vào lĩnh vực tài chính cũng sẽ làm cho HS thấy đƣợc mối quan hệ giữa toán học với cuộc sống, hứng thú hơn với việc học toán. Trong Chƣơng trình giáo dục môn Toán 2018, nội dung GDTC đƣợc chú trọng đối với cấp trung học phổ thông. Các nội dung có thể tích hợp GDTC xuyên suốt cấp trung học phổ thông thông qua các bài học hoặc hoạt động trải nghiệm. Riêng đối với lớp 11, chƣơng trình có những nội dung có thể tích hợp để giáo dục tài chính cho học sinh cụ thể nhƣ sau: Bài tập vận dụng Yêu cầu cần đạt về vận trong sách Toán 11 Nội dung dụng (Kết nối tri thức với cuộc sống) Giải quyết đƣợc một số vấn - Bài tập vận dụng ở đề thực tiễn gắn với CSC để mục 3. Tổng n số hạng giải một số bài toán liên quan đầu của 1 CSC (tr.50 – đến thực tiễn (ví dụ: một số Tập 1) với yêu cầu tính vấn đề trong sinh học, trong tổng tiền lƣơng sau 1 Cấp số Giáo dục dân số, trong tài khoảng thời gian. cộng chính kinh tế, …) - Bài tập 2.12 (tr.51 – Tập 1) với yêu cầu tính giá trị còn lại của xe sau một thời gian sử dụng. - Giải quyết đƣợc một số vấn - Bài toán mở đầu đề thực tiễn gắn với CSC để (tr.52 – Tập 1) với yêu Dãy số. Cấp giải một số bài toán liên quan cầu tính tổng tiền số cộng, cấp đến thực tiễn (ví dụ: một số lƣơng sau 1 khoảng số nhân vấn đề trong sinh học, trong thời gian. Giáo dục dân số, trong tài chính kinh tế, …) - Bài toán vận dụng ở mục 3. Tổng n số hạng đầu của 1 CSN (tr.55 – Cấp số Tập 1) với yêu cầu lựa nhân chọn phƣơng án trả lƣơng cho công nhân trong 1 khoảng thời gian. - Bài tập 2.19 (tr.55 – Tập 1) với yêu cầu tính giá trị còn lại của xe sau một thời gian sử dụng. - Vận dụng kiến thức toán - Bài toán vận dụng 1 8
- học, cụ thể là công thức lãi (tr.126 – Tập 1) với kép và công thức tính tổng n yêu cầu tìm số tiền cần Hoạt động Một vài số hạng đầu tiên của CSN để đầu tƣ để đạt đƣợc số thực hành áp dụng giải quyết một số vấn đề tài tiền của một niên kim trải nghiệm của toán chính thƣờng gặp trong cuộc cho trƣớc. học trong sống nhƣ bài toán gửi tiết tài chính kiệm tích lũy, bài toán vay trả - Bài toán vận dụng 2 góp. (tr.127 – Tập 1) với yêu cầu tìm giá trị hiện tại của một niên kim. - Bài toán vận dụng 3 (tr.127 – Tập 1) với yêu cầu tìm số tiền trả góp hàng tháng. - Giải quyết đƣợc một số vấn - Bài toán mở đầu đề liên quan đến môn học (tr.4 – Tập 2) với yêu khác hoặc thực tiễn gắn với cầu tìm số tiền cả vốn phép tính lũy thừa (ví dụ bài lẫn lãi khi gửi tiết Lũy thừa toán về lãi suất, sự tăng kiệm. với mũ trƣởng, …). - Bài tập 6.7 (tr.9 – Tập số thực 2) với yêu cầu tìm số tiền cả vốn lẫn lãi khi gửi tiết kiệm. - Giải quyết đƣợc một số vấn - Bài toán mở đầu Hàm số mũ đề liên quan đến môn học (tr.10 – Tập 2) với yêu và hàm số khác hoặc thực tiễn gắn với cầu tìm số năm gửi tiết lôgarit lôgarit (ví dụ bài toán về lãi kiệm để thu đƣợc một suất, sự tăng trƣởng, …). số tiền nào đó. - Ví dụ 6 (tr.13 – Tập Lôgarit 2) áp dụng bài toán lãi kép liên tục. - Bài toán vận dụng (tr.14 – Tập 2) áp dụng công thức lãi kép liên tục. - Giải quyết đƣợc một số vấn Hàm số đề liên quan đến môn học mũ, hàm khác hoặc thực tiễn gắn với số lôgarit hàm số mũ và hàm số lôgarit (ví dụ bài toán về lãi suất, sự 9
- tăng trƣởng, …). - Giải quyết đƣợc một số vấn - Bài tập 6.23 (tr.24 – đề liên quan đến môn học Tập 2) với yêu cầu tìm Phƣơng khác hoặc thực tiễn gắn với thời gian tối thiểu gửi trình, bất phƣơng trình, bất phƣơng tiết kiệm (theo hình phƣơng trình mũ và lôgarit (ví dụ bài thức lãi kép) để thu trình mũ toán về lãi suất, độ rung chấn, đƣợc 1 số tiền nào đó. và lôgarit độ pH …). - Bài tập 6.38 (tr.26 – Tập 2) liên quan đến vấn đề lạm phát. Từ bảng thống kê trên cho thấy với chƣơng trình toán lớp 11 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), GV có rất nhiều cơ hội để tổ chức lồng ghép nội dung GDTC cho HS. Các cơ hội này đã đƣợc thể hiện và định hƣớng rõ trong chƣơng trình dƣới dạng nội dung và yêu cầu cần đạt. Do đó, trong quá trình dạy học môn Toán, GV có thể tham khảo sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu tham khảo khác để lựa chọn, xây dựng các tình huống thực tiễn nhằm GDTC cho HS. 1.2.2. Thực trạng giáo dục tài chính cho học sinh ở trƣờng THPT Kết quả thăm dò 90 GV dạy môn Toán của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Yên Thành tôi thấy: * Về mức độ cần thiết của việc GDTC cho HS khi dạy học môn toán ở trƣờng THPT đƣợc thống kê ở Bảng 1 và Biểu đồ 1 nhƣ sau: Dựa vào Bảng 1 và Biểu đồ 1, chúng tôi nhận thấy rằng đa số GV thấy đƣợc sự cần thiết của việc GDTC cho HS khi dạy môn toán ở trƣờng THPT, tỉ lệ GV chọn rất cần thiết khá cao và chỉ có 2 GV chọn không cần thiết cho hoạt động này. * Về mức độ thƣờng xuyên tích hợp GDTC cho HS khi dạy học toán ở trƣờng THPT, kết quả thu đƣợc chúng tôi phân tích và thể hiện qua Bảng 2 và Biểu đồ 2 nhƣ sau: 10
- Việc thƣờng xuyên tích hợp GDTC cho HS khi dạy học môn toán ở trƣờng THPT còn hạn chế, đa số ở mức độ thỉnh thoảng. Một số GV cho rằng không cần tổ chức các hoạt động này mà vẫn hoàn thành bài học mà không ảnh hƣởng gì đến kết quả kiểm tra. Điều này, HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn để phát triển các NL Toán học ở trƣờng THPT. 1.2.3. Thực trạng chuyển đổi số trong dạy học ở trƣờng THPT Chúng tôi tiến hành khảo sát 6 trƣờng phổ thông trong huyện và 8 trƣờng phổ thông lân cận cho thấy các trƣờng hầu nhƣ đã trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng cơ bản cho việc chuyển đổi số trong giáo dục, 75% giáo viên đƣợc hỏi đều đã áp dụng chuyển đổi số trong dạy học cụ thể nhƣ sử dụng giáo án điện tử, các phần mềm học tập, các ứng dụng để giao bài tập, bài kiểm tra cho học sinh, phần mềm ra đề và chấm trắc nghiệm, … Về phía học sinh, chúng tôi khảo sát 430 học sinh thu đƣợc kết quả nhƣ sau: + 100% học sinh đƣợc trang bị điện thoại thông minh và 30% đƣợc trang bị cả điện thoại và máy tính. + 100% học sinh thƣờng xuyên sử dụng zalo, facebook. + 46% đã thực hiện thành thạo bài tập, bài kiểm tra qua google form, azota. + 26% học sinh thành thạo trong việc tạo các bài thuyết trình bằng powerpoint và canva. + 10% đã sử dụng các phần mềm học tập khác. Từ kết quả khảo sát chúng tôi thấy việc thực hiện chuyển đổi số đã đƣợc quan tâm và đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục. Tuy nhiên trƣớc mắt vẫn đang còn nhiều khó khăn về cả vật chất, nhân lực và đặc biệt là lối mòn trong việc dạy học của cả giáo viên và học sinh. Để cho việc chuyển đổi số trở nên phổ biến thì cần sự thay đổi trong nhận thức và sự nổ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên chúng ta. 1.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài 1.2.4.1. Thuận lợi: 11
- - Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế và công nghệ số, giáo dục tài chính là vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm. Phụ huynh và học sinh đang có nhu cầu tìm hiểu về cách lập kế hoạch và quản lí tài chính cá nhân hiệu quả. - Chƣơng trình GDPT 2018 môn toán đã lồng ghép các nội dung về tiết kiệm và đầu tƣ. Học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi nhận ra kiến thức toán học có thể đƣợc áp dụng vào các tình huống thực tế và mối quan hệ với tài chính cá nhân của các em. - Trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu có bề dày thành tích trên chặng đƣờng 60 năm thành lập và phát triển, luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu cùng với sự nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trƣờng. Tập thể hội đồng sƣ phạm trƣờng đông về số lƣợng, say mê chuyên môn và nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng ngƣời. Nhờ đó chúng tôi luôn tìm đƣợc sự giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành đề tài này. 1.2.4.2. Khó khăn: - Đối với các bậc phụ huynh, việc thảo luận về tài chính với con cái vẫn là chủ đề nhạy cảm, đầy bỡ ngỡ. Giữa những rào cản văn hóa xoay quanh các cuộc trò chuyện tiền bạc và năng lực hiểu biết tài chính còn thấp, hầu hết trẻ em lớn lên mà không hề đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tiền bạc lành mạnh. - Các bài toán tài chính phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc toán học và tài chính. Điều này đặt ra thách thức cho giáo viên trong việc giảng dạy và hỗ trợ học sinh hiểu đƣợc các khái niệm phức tạp này. - Việc tích hợp giáo dục tài chính còn mới nên tài liệu học tập và các bài tập thực hành khá ít gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tự học. Bên cạnh đó một số học sinh còn hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị thông minh trong quá trình xử lí số liệu. - Việc thiết kế và triển khai các bài giảng tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực từ phía giáo viên. Tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số vào dạy học toán lớp 11 có thể mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, tạo ra một môi trƣờng học tập thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng đồng thời đối mặt với một số thách thức, nhƣ độ phức tạp của các vấn đề, thiếu kiến thức cơ bản của một số học sinh và sự cần thiết của tài nguyên phù hợp. Để vƣợt qua những khó khăn này, cần có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và sự hỗ trợ đúng đắn từ phía giáo viên và nhà trƣờng. 12
- CHƢƠNG 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI CHÍNH KẾT HỢP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT 2.1. Các định hƣớng chung giáo dục tài chính cho học sinh. 2.1.1. Xây dựng kế hoạch dạy học môn toán phải thể hiện rõ những nội dung có thể tích hợp giáo dục tài chính Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn gắn liền với nhiều nhiệm vụ, liên quan đến cả kế hoạch chung của nhà trƣờng, các tổ chuyên môn khác và tất cả các GV bộ môn nên đòi hỏi quá trình xây dựng phải xem xét cân nhắc nhiều yếu tố, có sự liên hệ ngƣợc, bàn luận xen kẽ chứ không thể theo một quy trình tuyến tính. Để việc tích hợp giáo dục vào tài chính và dạy học môn toán có hiệu quả thì trên cơ sở kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học môn toán theo định hƣớng nhƣ sau: - Tiến hành thảo luận thống nhất nội dung, thời lƣợng dạy học có thể tích hợp giáo dục tài chính; xác định mục tiêu về kiến thức và năng lực cần hình thành ở học sinh. - Xây dựng chủ đề học tập thể hiện đƣợc ứng dụng của toán học vào các bài toán thực tiễn nhƣ bài tài chính, đầu tƣ, tiết kiệm, .... - Xây dựng kế hoạch lồng ghép các chuyên đề dạy học về giáo dục STEM; các hoạt động trải nghiệm dƣới hình thức câu lạc bộ nghiên cứu khoa học giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động tài chính trong thực tế cuộc sống. 2.1.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy phải chú trọng đến hoạt động nhằm đƣa đến bài toán thực tế về tài chính. Chúng ta biết rằng, toán học rất gần gũi với cuộc sống. Bởi vì, bất cứ ai làm việc gì, nghề gì cũng cần đến toán học. Đề thi chính thức trung học phổ thông Quốc gia đã xuất hiện một số bài toán thực tiễn, làm cho dạy và học có nhiều thay đổi. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần dẫn dắt học sinh có nhu cầu giải quyết các bài toán thực tế về tiết kiệm, đầu tƣ, mua trả góp,….đồng thời phải xây dựng các hoạt động mà thông qua đó hình thành cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức vào giải các bài toán thực tế về quản lí tài chính. Để làm đƣợc điều này giáo viên cần lƣu ý các vấn đề sau: - Xác định rõ ràng mục tiêu học tập liên quan đến quản lý tài chính cá nhân và việc giải quyết bài toán thực tế. Mục tiêu có thể bao gồm việc hiểu về khái niệm tài chính, phát triển kỹ năng quản lý tài chính và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. - Lựa chọn một hệ thống các tình huống hoặc vấn đề thực tế liên quan đến tài chính cá nhân mà học sinh có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong tƣơng lai gần. Ví dụ: lập kế hoạch tài chính cá nhân hàng tháng, đối mặt với chi phí không mong muốn, đầu tƣ tiền dƣ vào ngân hàng, v.v. 13
- - Tạo ra các hoạt động thực hành có thể giúp học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào việc giải quyết các bài toán thực tế. Các hoạt động có thể bao gồm thảo luận nhóm, trò chơi vai, giả định tình huống hoặc các bài tập thực hành. - Cung cấp cho học sinh các tài liệu, nguồn thông tin và công cụ hỗ trợ để nghiên cứu và giải quyết bài toán thực tế. Đảm bảo rằng thông tin đƣợc cung cấp là thực tế và cập nhật về tình hình tài chính và các dự án đầu tƣ. - Thiết kế các phƣơng pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập và hoạt động thực hành. Đánh giá kết quả dựa trên khả năng của học sinh áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài toán thực tế và đƣa ra các quyết định tài chính thông minh. - Cung cấp phản hồi cụ thể và xây dựng từng bƣớc để học sinh hiểu đƣợc những điểm mạnh và yếu của họ trong việc giải quyết bài toán tài chính thực tế. Sử dụng phản hồi để cải thiện kế hoạch bài dạy và tối ƣu hóa quá trình học tập. 2.1.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy học Đổi mới giáo dục là vấn đề đang đƣợc toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phƣơng pháp dạy học trong CTGDPT 2018 đang đƣợc triển khai theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Việc tích hợp giáo dục tài chính và chuyển đổi số vào dạy học toán cũng là một định hƣớng mới trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Trong quá trình thực hiện chúng ta cần lƣu ý một số vấn đề sau: - Học tập linh hoạt kết hợp phát triển kỹ năng sống: Trong khi vẫn giảng dạy các kiến thức cốt lõi, giáo viên cũng tập trung vào việc phát triển kỹ năng sống quan trọng nhƣ quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, và tƣ duy sáng tạo. Các hoạt động thực hành và các dự án thực tế đƣợc tích hợp để giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển kỹ năng thực hành. - Sử dụng công nghệ và tài nguyên trực tuyến: Hiện nay công nghệ đang đƣợc sử dụng để cung cấp tài nguyên học tập phong phú và đa dạng cho học sinh, từ video giảng dạy đến các ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến. Chúng cung cấp các khóa học và tài liệu học tập về tài chính cho học sinh mọi lứa tuổi. Vì vậy, giáo viên cần khai thác và hƣớng dẫn học sinh khai thác hợp lí các nguồn tài liệu này. - Học tập dựa trên vấn đề: Phƣơng pháp học tập dựa trên vấn đề giúp học sinh kết nối kiến thức học đƣợc với các vấn đề thực tế. Giáo viên tạo ra các tình huống giả định hoặc thực hành cho học sinh giải quyết các vấn đề tài chính, từ việc lập kế hoạch ngân sách đến đầu tƣ và quản lý nợ. - Học tập phân cấp: Học tập phân cấp cho phép học sinh học theo tốc độ của họ và chọn lựa các nội dung học tập phù hợp với mức độ hiểu biết và kỹ năng của mình. Các học sinh có thể đƣợc khuyến khích tham gia vào các hoạt động phức tạp hơn hoặc các dự án nghiên cứu về tài chính nếu các em có khả năng. 14
- - Học tập đồng thời và hợp tác: Các hoạt động học tập đồng thời và hợp tác giữa các học sinh đƣợc khuyến khích để tạo ra môi trƣờng học tập phong phú và đa dạng. Học sinh có thể học từ nhau thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến và phƣơng pháp giải quyết vấn đề. - Liên kết với cộng đồng và doanh nghiệp: Giáo viên có thể liên kết với cộng đồng và doanh nghiệp để cung cấp các chƣơng trình giáo dục tài chính và cơ hội học tập cho học sinh. Quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp cũng giúp học sinh thấy đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức học đƣợc và thực tế trong cuộc sống hàng ngày. 2.1.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá Những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hƣớng năng lực là chủ trƣơng của Bộ GD - ĐT đã trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể chất lƣợng học tập của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học tập và rèn luyện. So với những năm trƣớc đây, học sinh ngày càng chứng tỏ đƣợc bản lĩnh tự tổ chức và làm chủ quản lý các hoạt động học tập của mình, thể hiện qua khả năng tự học, làm việc độc lập và tƣ duy sáng tạo. Tuy nhiên, việc thay đổi phƣơng thức kiểm tra đánh giá trong dạy học vẫn chƣa đồng bộ. Kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng năng lực chủ yếu là kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế nhƣng khi giáo viên thực hiện vẫn nặng nề việc tái hiện, tính toán, mang tính chất phiến diện. Thay đổi còn nghiêng về phần kỹ thuật của kiểm tra đánh giá. Đánh giá vẫn chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy - học, mục đích của kiểm tra đánh giá vẫn để phục vụ quản lý nhƣ xếp loại học sinh, xét lên lớp, cấp chứng chỉ… Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh và giáo viên về quá trình dạy - học của kiểm tra, đánh giá vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho mỗi ngƣời nhƣ: hình thành nhân cách, rèn luyện năng lực tƣ duy, khả năng cảm thụ, kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, đức tính trung thực, năng lực sáng tạo, trí tƣởng tƣợng là những đức tính thời nào cũng cần nhƣng đặc biệt thời nay còn cần hơn bao giờ hết. Rất nhiều học sinh nghĩ rằng tất cả những gì các em đang làm trong lớp học nhƣ hoạt động nhóm, làm bài tập hay làm các bài kiểm tra không có nhiều liên quan gì đến cuộc sống thực tế. Vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá khi tích hợp giáo dục tài chính trong dạy học toán giáo viên cần lƣu ý một số định hƣớng nhƣ sau: - Liên kết với thực tế: Các bài kiểm tra và đánh giá nên đƣợc thiết kế để phản ánh thực tế và nhu cầu của thị trƣờng lao động, giúp học sinh phát triển những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. - Tích hợp kiến thức và kỹ năng thực tế: Kiểm tra và đánh giá nên tập trung vào việc đo lƣờng khả năng của học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng tài chính trong các tình huống thực tế. Điều này có thể bao gồm việc giải quyết vấn đề tài chính cá nhân, lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, đầu tƣ và quản lý rủi ro tài chính. - Đa dạng hóa hình thức kiểm tra: Ngoài các bài kiểm tra truyền thống nhƣ bài kiểm tra viết, có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ bài thuyết trình, dự án thực hành, bài giải phỏng vấn, hoặc các trò chơi mô phỏng tài chính để đánh giá hiệu quả của học sinh. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn