Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh. Phần nào giúp học sinh tích cực, hứng thú hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 Năm học: 2019– 2020
- 2
- 3 Mục lục Nội dung Trang Phần 1. Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Đóng góp của đề tài 2 Phần II. Nội dung 2 1. Cơ sở lí luận 2 1.1. Nhận thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh 2 1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng, đạo đức, phong 2 cách Hồ Chí Minh 1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 3 Minh 1.4. Thực trạng hiểu biết về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 5 Chí Minh của học sinh hiện nay 2. Cơ sở thực tiễn 3. Cách thức tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ 7 Chí minh trong chương trình ngữ văn 12 3.1. Nguyên tắc tích hợp 7 3.2. Một số cách thức tích hợp 8 4. Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác 9 phong Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 12 Giáo án minh họa: Tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 14 5. Kết quả thực nghiệm 19 Phần III. Kết luận 20 Tài liệu tham khảo Phần I. MỞ ĐẦU
- 4 1. Lí do chọn đề tài Ngày 27/2/2017, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 69NQ/BCSĐ về “Thực hiện Chỉ thị số 05CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,theo đó, chỉ đạo việc “rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết đối với ngàng giáo dục. Riêng với đối tượng học sinh trung học phổ thông, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện tích hợp, lồng ghép trong chương trình đối với một số môn học và hoạt động giáo dục. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Giáo dục ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh; Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực; sống và làm việc theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vấn đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh là vô cùng thiết thực và cần có sự quan tâm đúng mức của giáo viên trong quá trình dạy học. Bộ môn ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bởi vì môn Ngữ văn ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Môn ngữ văn bên cạnh việc hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học, còn giúp cho học sinh có những hiểu biết về xã hội , văn hóa,lịch sử, đời sống nội tâm của người, giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy,làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy có thể đưa nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các nội dung của môn học mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học. Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục nhân cách con người, phù hợp với việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh.
- 5 Từ thực tế giảng dạy và đặc điểm của môn Ngữ văn, tôi xin trình bày kinh nghiệm dạy học qua đề tài: Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh. Phần nào giúp học sinh tích cực, hứng thú hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 12 Học sinh trung học phổ thông, khối lớp 12. 3. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp thực nghiệm 4. Đóng góp của đề tài Đề tài được triển khai thực hiện sẽ góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh, nhằm hình thành cho học sinh nhưng tư tưởng, đạo đức tốt đẹp. Giúp học sinh hình thành nhân cách tốt hơn trên con đường rèn luyện nhận cách của mình. Đóng góp của đề tài: Kết hợp giữa học tập lí thuyết, kiến thức với việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, nhân cách, giúp học sinh hiểu hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó biết rèn luyện, phát triển nhân cách của bản thân. Phần II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Nhận thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hoá lớn, một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc. Cống hiến của Người đối với đất nước và nhân loại vô cùng to lớn. Người đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh được đánh dấu từ năm 1911, khi Người rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Người qua đời, giúp chúng ta hình dung rõ hơn, cụ thể hơn vai trò của Người trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đấu tranh thống nhất đất nước. Tấm gương yêu nước, những phẩm
- 6 chất đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh đều giúp chúng ta rút ra những bài học về đạo đức cách mạng. Cuộc đời của Hồ Chí Minh từ thuở thiếu thời đến khi từ trần là một tấm gương sáng ngời, thể hiện lòng yêu nước thương dân, căm thù bọn xâm lược, bọn áp bức bóc lột; trung thành với chủ nghĩa xã hội; vì lí tưởng độc lập dân tộc. 1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân lao động từ xưa đến nay, phù hợp với quy luật phát triển xã hội. Đạo đức này thể hiện toàn diện, đầy đủ chủ nghĩa nhân văn cách mạng sự kết hợp hài hoà truyền thống đạo đức dân tộc, tinh hoa văn hoá đạo đức nhân loại với những nguyên tắc nội dung của đạo đức cách mạng của chủ nghĩa MácLê Nin được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định, có ý nghĩa tác dụng hôm nay và mãi mãi sau này. Trước hết, đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đạo đức truyền thống Việt Nam, thể hiện ở lòng yêu nước, ý chí bất khuất trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội; ở tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong cảnh nghèo khổ; ở sự say mê lao động, sáng tạo, ham học, hiếu khách. Cùng với đạo đức truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu một cách chủ động, biết lựa chọn tinh hoa văn hoá đạo đức nhân loại ở phương Đông cũng như phương Tây. Đó là tư tưởng thương người, lòng vị tha, từ bi, bác ái, bình đẳng. Người khai thác những nét đặc trưng, tiến bộ, tích cực của nội hàm các khái niệm này và đưa vào những nội dung mới để diễn đạt những ý tưởng, yêu cầu của đời sống, của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong việc tiếp nhận tinh hoa văn hoá đạo đức của dân tộc và nhân loại, Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã lấy những quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa MácLêNin về đạo đức làm cơ sở lí luận cho đạo đức cách mạng, phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân thế giới trong thời đại ngày nay. Một nhân tố quan trọng khác góp phần quyết định vào việc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phẩm chất, đạo đức của bản thân Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh đã sớm hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống của bản thân. Đó là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tình thương yêu anh em trong gia đình, lòng thương người . Thuở nhỏ, do cảm thương những người nghèo khổ ở quê nhà, những người phu làm đường đói rét, nhọc nhằn, cậu Nguyễn Sinh Cung, được cha mẹ cho phép đã đem tiền, gạo biếu. Lớn lên, khi hiểu người dân Việt Nam đang rên xiết dưới ách thống trị của bọn thực dân và tay sai phong kiến thì lòng thương người của Hồ Chí Minh đã dần
- 7 nâng lên thành lòng yêu nước, thương đồng bào và thể hiện ở quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Khi trở thành người cộng sản, người chiến sĩ quốc tế, Nguyễn Ái Quốc là tượng trưng cho sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Điểm nổi bật ở đạo đức Hồ Chí Minh là những biểu hiện về đạo đức của bản thân luôn gắn liền với tư tưởng, nguyên tắc về đạo đức học. Vì vậy, học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức của Người. 1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bắt nguồn truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Đó là những truyền thống như: cần cù trong lao động, tình nghĩa thủy chung với đồng bào, tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu nước nồng nàn, dũng cảm trong chiến đấu, anh dũng hiên ngang trước kẻ thù,… Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp của nhân loại, từ Phương Đông đến Phương Tây. Đó là kết tụ tư tưởng của Khổng Tử, Mác, tôn Dật Tiên,… Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cũng là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản. Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của Mác, Lê nin và các nhà cách mạng đã nêu ra. Đó chính là tư tưởng trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa tình; cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư. Thứ nhất, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đối lập với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỉ. Đạo đức cách mạng này nhằm trước hết phục vụ lợi ích dân tộc, của Đảng, của loài người, góp phần xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột. Thứ hai, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng thể hiện ở trung với nước, hiếu với dân, dũng cảm, không sợ khó khăn gian khổ trong đấu tranh và lao động; khiêm tốn, không kiêu căng, tự phụ, công thần; giữ vững cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đảm bảo tinh thần đoàn kết dân tộc, hữu nghị với nhân dân các nước. Thứ ba, yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất ở Hồ Chí Minh. Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nội dung của tinh thần quốc tế được Hồ Chí Minh diễn tả trong hai câu thơ: “Quan sơn muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em”. Như vậy, nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm nhiều mặt: đạo đức của mỗi con người trong cộng đồng xã hội, trong đời sống bình thường; đạo đức của
- 8 một công dân đối với dân tộc, cách mạng; đạo đức của một Đảng viên cộng sản; đạo đức của một cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, quân nhân trong nhiệm vụ cụ thể của mình. Việc học tập theo tấm gương đạo đức của Người không những giúp chúng ta có được sự nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, ý nghĩa lịch sử đối với cuộc sống hiện tại và tương lai mà còn để lại nhiều bài học về bồi dưỡng tư cách, đạo đức và nhất là thái độ thẳng thắn, trung thực để nhìn thẳng vào quá khứ, dũng cảm nhận thấy sai lầm, thiếu sót để sửa chữa, nhận thức đúng ưu điểm, thành tựu mà tự hào chính đáng, không tự kiêu chủ quan. Cuộc đời hoạt động cách mạng và những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời cho thế hệ trẻ học tập. Giáo dục tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh phổ thông được thực hiện thông qua các cách thức và con đường khác nhau ở những điều kiện môi trường khác nhau. Mỗi một hình thức có tác dụng nhất định, tuỳ theo nội dung dạy học và phương pháp giáo dục. Tổng hợp các hình thức sẽ có tác dụng giáo dục to lớn đối với việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có nhân cách tốt các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Hơn nữa, với lứa tuổi học sinh trung học, các em đang ở trong giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục nhân cách và học tập theo những tấm gương đạo đức các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì thế giáo dục các em theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh là một việc làm rất cần thiết. 1.4. Thực trạng nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh Trung học phổ thông hiện nay Trong những năm gần đây do những tác động xấu từ xã hội, sự ảnh hưởng của những luồng tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai, cùng những ảnh hưởng internet, games, mạng xã hội,… đã tác động đến phẩm chất, lối sống của không ít giới trẻ, đặc biệt học sinh, dẫn đến những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, Các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào trong trường học làm băng hoại đạo đức, đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống.
- 9 Thực tế hiện nay có khoảng 80% học sinh có những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh qua học tập các môn học khoa học xã hội, sinh hoạt Đoàn, và các sinh hoạt khác. Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi người. Học sinh phổ thông có hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chưa sâu sắc, còn một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. Hiểu biết của học sinh về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người còn đơn giản, nặng về cảm tính, tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của học sinh chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng đó, chúng ta nhận thấy rằng: sự hiểu biết về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người ở học sinh còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa nhiều, các em chưa thật sự học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 2. Cơ sở thực tiễn Bộ môn Ngữ Văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh; bởi vì môn Ngữ Văn ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn Ngữ văn bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, đời sống nội tâm của con người; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt, văn học , văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước... Mục tiêu và nội dung môn Ngữ Văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục nhân cách con người, phù hợp với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh. Vì vậy, có thể đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào các nội dung của môn học mà không cần phải đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học. Việc giáo dục nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn Ngữ Văn cần phải tuân thủ một số yêu cầu, nguyên tắc sư phạm: Trước hết, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn không phải là đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu cầu dạy học của môn học. Môn Ngữ Văn ở trường phổ thông được dạy với tư cách là một môn học độc lập có những đặc trưng riêng nên cũng không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ
- 10 Chí Minh thay thế cho việc dạy học Ngữ Văn. Vì thế, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn luôn được dựa vào những đặc điểm đặc trưng của môn học, không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học. Các nội dung giáo dục được đưa vào môn học dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ Văn với những nội dung tư tưởng Hồ chí Minh, dựa trên hiểu biết kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải dựa trên cơ sở từng bài học cụ thể, phải dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của từng bài học cụ thể của môn học mà Bộ Giáo dục đào tạo ban hành. Trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học Ngữ văn, giáo viên sẽ lựa chọn những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ chí Minh để đưa vào bài học sao cho phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục học sinh, không đi ra ngoài trọng tâm và mục tiêu của bài học. Thứ ba, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học để thực hiện việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ Văn. Có nghĩa là việc giáo dục phải dựa trên cơ sở nhận thức khoa học, khách quan về phẩm chất đạo đức để xây dựng tình cảm, thái độ phù hợp với nội dung bài học, tạo nên biểu tượng để hình thành khái niệm, rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho nhận thức, kim chỉ nam cho hành động; tuân thủ nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về đạo đức cách mạng nói riêng được hình thành trên những cơ sở lí luận và thực tiễn; vì vậy, việc giáo dục cho học sinh phải thực hiện nguyên tắc nói và làm, nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lí luận, mang tính tư liệu. Việc giáo dục tư tưởng nói chung, về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải lưu ý những vấn đề sau: Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở các em nhận thức được sự cần thiết phải học tập; say mê, hứng thú học tập. Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giác giáo dục, vận dụng kiến thức đã học. Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kĩ năng mới thu được kết quả. Thứ tư, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cũng như giáo dục các mặt khác cần có những điều kiện về môi trường giáo dục, có sự kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có
- 11 việc nêu gương của người thầy, cô, cha, mẹ và những cá nhân khác trong cộng đồng thì việc giáo dục không có kết quả. Hơn thế nữa, việc giáo dục phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những bài học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào những tình huống thực trong cuộc sống. Trong nhà trường, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải được thực hiện đồng bộ trong các giờ học của các môn học và các hoạt động giáo dục khác. Thứ năm, phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị và và các phương tiện dạy học để hiệu quả giáo dục được nâng cao. Để giáo dục đúng về tư tư tưởng, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc giáo dục không mang tính lí thuyết hay kêu gọi động viên, thì sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn là rất hiệu quả. 3. Cách thức tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 12 Việc tích hợp để giáo dục tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học môn Ngữ văn có thể có nhiều cách thức. Bên cạnh các biện pháp đặc trưng của bộ môn, chúng ta có thể tích hợp ngang, tích hợp dọc với phân môn, tích hợp liên môn. Để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào việc giáo dục học sinh, thì trong mỗi bài dạy có thể vận dụng kết hợp nhiều biện pháp, thủ pháp, hình thức, như: hình ảnh, thước phim tư liệu, kể chuyện về Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác mang tính đúc kết… Để liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên cần khéo léo trong việc tích hợp, vận dụng các phương pháp nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức HồChí Minh vào các bài học một cách nhuần nhuyễn mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, đồng thời làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng, xúc động, giúp học sinh hiểu sâu hơn về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng mới trong hoạt động thực tiễn. Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, giáo viên cần dự kiến bài dạy những mục nào, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những bài dạy liên quan đến việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần tích hợp, thời điểm, cách thức tích hợp để phù hợp, … dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu nào liên quan để giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 3.1. Nguyên tắc tích hợp Chỉ tích hợp những bài có nội dung thật sự liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Không tích hợp tràn lan, không tích hợp những bài có nội dung ít liên quan. Điều này
- 12 đảm bảo cho việc khai thác nội dung về tư tưởng, đạo đức Hồ chí Minh một cách tự nhiên, hợp lí và sẽ đạt hiệu quả cao. Đảm bảo đặc trưng của môn học. Không biến giờ học thành giờ trình bày khô cứng về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Nghĩa là giờ văn trước hết là giờ văn, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng với các đơn vị kiến thức chuyên môn. Không làm tăng nội dung học tập quá tải. Các phương diện về tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh phải được nghiên cứu kĩ, có chọn lọc, có đầu tư về cách thức tích hợp, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắng chắc kiến thức chuyên môn vừa có ý thức học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh một cách tự giác. Tạo môi trường giáo dục có kết hợp giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đề cao việc nêu gương giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép. Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động dạy và học. Cần tạo ra những hoạt động thiết thực trong việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2. Một số cách thức tích hợp Theo chúng tôi, không có cái gọi là phương pháp tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn. Khi dạy Ngữ văn, các phương pháp được xác định cho từng phân môn, thậm chí ở từng bài học, là những phương pháp được tổng kết và hoàn thiện trong thời gian đổi mới phương pháp dạy học vừa qua. Muốn đảo bảo đặc trưng môn học, chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp vào việc dạy học văn, vào từng phân môn, vào từng bài học cụ thể có nội dung liên quan đến giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cần vận dụng một cách linh hoạt để làm sao tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sao cho có hiệu quả.
- 13 4. Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 12 Địa chỉ Tên bài (Tích hợp vào nội dung nào của Nội dung tích hợp bài học) Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, khi nói đến mốc năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát những bức ảnh tư liệu về cuộc hành trình cứu nước của Bác Vài nét về tiểu khi Bác làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville với tên gọi là Văn Ba, sử rồi việc Bác làm nhiều việc để kiếm sống khi ở nước ngoài và việc Bác tranh thủ học ngoại ngữ. Nhừ đó mà Bác có thể giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng. Thông qua ảnh tư liệu và chuyện kể, giúp học sinh biết ơn sự hi sinh của Bác, và Tác giả: Tấm biết học tập nơi Người ý chí, nghị lực vượt khó. Nguyễn Ái gương đạo Sự nghiệp văn Trong mục sự nghiệp văn học, cần tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Quốc – Hồ đức yêu học Chí Minh qua cách viết văn của Bác. Nhấn mạnh để học sinh thấy được thiên chức của người cầm bút sáng tác. Văn học cần hướng đến tính dân tộc, đề cao sự Chí Minh nước, giữ gìn truyền sáng tạo của người nghệ sĩ và đặc biệt phải có tính chân thật. thống dân Trong quan điểm sáng tác: Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực tộc cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Quan điểm này thể hiện trong nhiều bài thơ, nhất là hai câu thơ: “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Qua đó giáo dục đức tính kiên cường, cứng cỏi, ý chí, bản lĩnh cách mạng cho học sinh Quan điểm sáng tác và những đóng góp lớn lao về văn học nghệ thuật, chúng ta càng khâm phục tinh thần đấu tranh Cách mạng kiên cường, lòng yêu nước, sự say
- 14 mê lao động, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Từ đó giáo dục cho học sinh tình yêu tổ quốc, sống có ý chí, bản lĩnh. Khơi dậy lòng tự hào của nhân dân Việt Nam về vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Hồ Chí Minh, nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế, nhà nghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực, danh nhân văn hóa thế giới. Sử dụng câu hỏi tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Qua bài học về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh em đã nhận thức và học tập được điều gì ở vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta? Em sẽ vận dụng như thế nào trong cuộc sống để có hiệu quả thiết thực, nhất là đặt vào trong hoàn cảnh ngày hôm nay giới trẻ đang có rất nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức. Em có thể đưa ra những việc làm cụ thể đã, đang và dự định sẽ thực hiện ? Giáo viên chốt lại: Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức, gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Quan điểm sáng tác văn học, những đóng góp to lớn về văn học và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng qua các sáng tác nghệ thuật của Người. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, và là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Là nghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực, là danh nhân văn hóa thế giới. Tuyên ngôn Khi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, có thể cho học sinh xem những thước phim khi Độc lập Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Lòng yêu Giáo viên có thể tích hợp kể cho các em nghe câu chuyện về Bác, dù bị bệnh, Tiểu dẫn nước, tinh nhưng Bác vẫn nghĩ tới dân tộc. Qua đó học sinh thấy được tầm vóc tư duy chiến thần độc lược, tinh thần vì dân vì nước của Bác lập dân tộc Hiểu được giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập Đọc hiểu văn Qua việc lên án tội ác kẻ thù, thấy được tư tưởng độc lập dân tộc, quyết tâm bảo bản vệ độc lập, tư do của dân tộc Nêu câu hỏi gợi mở mang tính tổng kết nhằm tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: 1. Lí giải vì sao bản tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người? 2. Qua văn bản em hãy cảm nhận tư tưởng, tình cảm của Bác? 3. Qua "Tuyên ngôn Độc lập" đã học, em rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học gì cho bản thân ?
- 15 Giáo viên chốt lại: Tuyên ngôn Độc lập đã khơi dậy lòng tự hào và tình yêu đất nước, đã trở thành sức mạnh to lớn, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thách thức. Tuyên ngôn Độc lập đã và đang khơi nguồn sáng tạo soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Là công dân của nước Việt, mỗi người trước hết phải có lòng yêu nước. Đó là tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước; yêu thương đồng bào, giống nòi; lòng tự hào dân tộc; cần cù, sáng tạo trong lao động; có tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc; đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đây chính là truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của các giá trị truyền thống. Lối sống giản dị, phong thái Hình ảnh Hồ Chí Minh giản dị, gần gũi, ung dung, tự tại trong những ngày tháng Việt Bắc ung dung tự tại của Hồ Chí kháng chiến ở Việt Bắc. Phong cách Hồ Chí Minh là cái vĩ đại gắn với cái giản dị. (Tố Hữu) Minh (qua việc dạy khổ thơ Thể hiện cảm hứng về kháng chiến, về cách mạng gắn liền cảm hứng ca gợi từ câu 83 đến câu 90) lãnh tụ Hồ Chí Minh. Lí tưởng độc lập dân tộc, sự Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, hi sinh quên mình vì hạnh một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là tấm gương đạo đức của một người phúc dân tộc, tình yêu thương bình dị mà ai cũng có thể học tập để làm một người công dân tốt. nhân loại, lẽ sống giản dị, Khi hướng dẫn học sinh cảm nhận về hình tượng Bác Hồ qua 6 khổ thơ (từ khổ đức khiêm tốn… 5 đến khổ 10), giáo viên tích hợp để giáo dục học sinh học tập đức tính giản dị, Tập trung ở 6 khổ giữa (từ tình thương yêu con người của Bác. khổ 5 đến khổ 10) để học tập Giáo dục học sinh học tập đức tính giản dị, tình thương yêu con người của Bác là đức tính giản dị, tình thương vô cùng cần thiết, từ đó góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. yêu con người của Hồ Chí Bác sống giản dị nhưng không tầm thường; Người sống thanh bạch không ham địa Minh vị, không màng danh lợi, luôn hi sinh vì dân vì nước. Bác ơi ! Khi hướng dẫn học sinh cảm nhận về hình tượng Bác, giáo viên có thể tích hợp (Tố Hữu) lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị, đức khiêm tốn… của một người bình dị. Qua
- 16 đó, giúp học sinh thấy được vẻ đẹp hình tượng của Hồ Chí Minh qua lòng biết ơn công lao trời biển và tấm gương sáng ngời. Tình thương của Bác gắn liền với lí tưởng và lẽ sống. Yêu nước, lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Thương người, thương xót, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh. .Trong bài học, giáo viên có thể cho học sinh xem về hình ảnh giản dị của Bác trong cuộc sống hàng ngày hay xem đoạn phim ngày tang lễ… của Bác để khắc sâu hơn hình ảnh của Người Vẻ đẹp Hồ Chí Minh: Lí tưởng độc lập dân tộc, hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn. Hồ Chí Minh là một con người của thời đại, của dân tộc. Rừng xà nu Lí tưởng độc lập dân tộc, sự Trong phần Tiểu dẫn, khi tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm, giáo (Nguyễn hi sinh quên mình vì độc lập viên có thể tích hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ: (Đế quốc Mĩ đổ bộ vào miền Nam Trung dân tộc, hạnh phúc của nhân Việt Nam), qua lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước của Hồ Chí Minh, giúp Thành) dân trong tư tưởng Hồ Chí học sinh thấy được lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì độc lập dân Minh tộc, hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. (Sau hiệp định Giơnevơ đất nước ta tạm thời chia làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam vẫn còn nằm trong vòng kìm kẹp của Mĩ Ngụy. Sau khi thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ trực tiếp nhảy vào miền Nam, Bác kêu gọi cả nước đứng lên chống Mĩ. Người nói: Dù Mĩ có đưa mấy chục vạn quân vào miền Nam, nhân dân ta cũng quyết tâm đánh bại chúng. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân ta xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…”) Tích hợp với hoàn cảnh đất nước, lời kêu gọi của Bác, giúp các học sinh dễ dàng tiếp nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời rút ra được bài học nhận thức phải biết trân quý nền độc lập tự do và những con người đã hi sinh vì nền độc lập ấy. Từ đó, các em sẽ có những hành động thiết thực để xây dựng và
- 17 bảo vệ Tổ quốc. Ở phần Tiểu dẫn, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giáo viên tích hợp cho học sinh xem tư liệu về nạn đói (tranh, ảnh hoặc kể chuyện). Để tạo được sự lôi cuốn, tạo tâm thế cho học sinh chủ động tiếp nhận bài học. Sau khi dẫn lời vào bài giáo viên cho học sinh quan sát những bức ảnh về nạn đói và có thể kể cho các em nghe những câu chuyện về Bác Ngay sau đọc Tuyên ngôn Độc lập, thấy nạn đói khủng khiếp, Bác đã ra sắc lệnh diệt “giặc đói” và bản thân cũng nhịn ăn để dành gạo cứu đói Người kêu gọi: “ tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và xin thực hành trước: Cứ 10 ngày Vợ nhặt Tình yêu thương bao la, lối nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Bác đã từng căn dặn các vị lãnh đạo “ Độc (Kim Lân) sống giản dị, cần kiệm của lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội đem lại cơm no, áo ấm cho dân, Hồ Chí Minh nếu độc lập, dân còn nghèo đói thì độc lập không có nghĩa lí gì”. Qua đó, học sinh sẽ có cái nhìn bao quát hơn về nạn đói 1945, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về nội dung tác phẩm, từ đó khái quát được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, đồng thời, thấy được tình yêu thương bao la của Bác với nhân dân. Từ đó sẽ giáo dục cho học sinh nhận thức được tình người trong lúc khó khăn, nguy hiểm vẫn sẵn sàng cưu mang đùm bọc nhau, đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
- 18
- 14 Giáo án minh họa Tác giả: NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh khái quát được những nét đẹp về cuộc đời, sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh và những nét lớn về phong cách nghệ thuật của Người 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người Tự nhận thức, xác định giá trị về chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu và chiến thắng oanh liệt, qua đó rút ra bài học cho bản thân về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân 3. Thái độ: Kính yêu vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn của Hồ Chí Minh. Trân trọngdi sản của Bác và tự hào về độc lập dân tộc Quý trọng sự nghiệp lớn lao của một “ Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn. Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, giáo án, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: chủ động soạn bài, tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, vở, giấy bút. C. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Những đặc trưng cơ bản của văn học từ 1945 đến 1975? Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hđộng1: Giáo viên hướng dẫn học sinh I. Vài nét về tiểu sử. tìm hiểu Tiểu dẫn trong sách giáo khoa 1. Tiểu sử GV: Kết hợp với những hiểu biết của HCM sinh ngày: 19/05/1890. mình, hãy trình bày ngắn gọn tiểu sử Quê quán:Kim LiênNam ĐànNghệ của Hồ Chí Minh? An + HS trình bày Xuất thân trong gia đình nho giáo Giáo viên: nhận xét, bổ sung: Chính vì Thời trẻ, Người học chữ Hán, sau đó vậy, người am hiểu văn hóa, văn học học ở Trường Quốc học Huế. Có thời phương Đông và văn hoá, văn học gian ngắn dạy học ở Trường Dục phương Tây. Hai dòng văn học ấy tuôn Thanh – Phan Thiết. chảy trong huyết mạch văn chương của 2. Quá trình hoạt động cách mạng
- 15 Người. Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người gửi tới hội nghị hoà GV: Trình bày những nét chính về con bình ở Vécxay (Pháp) bản yêu sách đường hoạt động của Hồ Chí Minh? của nhân dân An Nam – kí tên NAQ. + HS: trả lời Năm 1920, dự Đại hội Tua và là một GV nhận xét trong những thành viên sáng lập Đảng GV: tích hợp và trình chiếu ảnh tư liệu cộng sản Pháp về cuộc ra đi năm 1911 của Bác, hành Từ 1923 – 1941, Người hoạt động chủ trình cứu nước của Bác; đồng thời giáo yếu ở Liên xô và Trung Quốc. dục cho các em tinh thần yêu nước HCM đã tham gia và thành lập nhiều bằng câu chuyện về đời sống khó khăn, tổ chức CM như: VNTNCMĐCH vất vả và tình thần vượt khó của Bác (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp khi sống ở nước ngoài. Từ đó giúp HS bức ở Á Đông(1925) và chủ trì Hội nghị biết ơn sự hi sinh của Bác, giáo dục hợp nhất các tổ chức cộng sản trong lối sống, sự chịu khó, ý chí nghị lực nước, ở Hương Cảng (HK) thành lập cho học sinh. Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Tháng 2/1941, Người về nước trực Giáo viên giáo dục tư tưởng, đạo đức, tiếp lãnh đạo CM. kỹ năng sống ở phần tiểu kết phần Ngày 13/8/1942, sang Trung Quốc Tiểu dẫn qua các câu hỏi: Em hãy nêu hoạt động và bị chính quyền Tướng cảm nhận chung về con người Bác? Em Giới Thạch bắt giam đến 10/9/1943. rút ra bài học gì qua câu chuyện trên. Sau khi ra tù, Người trở về nước tiếp + HS: trả lời tục lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, tiến GV chốt: Thông qua câu chuyện, ta tới giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi thấy được: Bác – một con người với lí nghĩa tháng 8/1945. tưởng độc lập dân tộc, ý chí, niềm tin Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên và nghị lực vượt qua khó khăn và thử ngôn Độc lập khai sinh cho nước thách đi khắp năm châu, bốn biển để VNDCCH. đạt được khát vọng tìm đường cứu dân, Từ 1946 – 1969, Người được bầu giữ cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân chức Chủ tịch nước VNDCCH phong kiến, giải phóng cho dân tộc đó Ngày 2/9/1969, Người qua đời tại Hà Nội là bài học về lối sống có hoài bão, có lý * Tiểu kết: Chủ tịch HCM, không tưởng yêu nước. Từ đó học sinh càng những là nhà CM yêu nước vĩ đại mà biết ơn sự hi còn là một nhà văn hoá lớn, một danh sinh lớn lao của Bác để có cuộc sống nhân văn hoá thế giới, đã để lại cho như ngày nay dân tộc VN một sự nghiệp VH to lớn. Hđộng 2 Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu II. Sự nghiệp văn học. sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh 1. Quan điểm sáng tác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 74 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 76 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn