intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn hóa học lớp 11 - chương trình cơ bản

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:59

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào một số bài giảng chương Nitơ – Photpho môn hóa lớp 11 chương trình cơ bản nhằm giúp học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn hóa học lớp 11 - chương trình cơ bản

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài  Cùng với  sự  phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế  xã hội thì môi  trường đang trở  thành vấn đề  được toàn cầu quan tâm. Hiện nay, sự  phát triển  về kinh tế kéo theo hậu quả là trái đất ấm dần lên, ô nhiễm môi trường sống và  phá huỷ sinh cảnh tự nhiên. Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do con người.  Vì vậy việc giáo dục bảo vệ  môi trường cũng như  trang bị  kiến thức bảo vệ  môi trường cho thế  hệ  trẻ  là điều cấp thiết. Bởi vì bảo vệ  môi trường không   chỉ là bảo vệ trái đất mà chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.  Lần đầu tiên trong lịch sử, tại cuộc họp Liên hiệp Quốc (LHQ) về bảo vệ  môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ “GDMT” được sử dụng,   tiếp đó ngày 5/6/1972, tại hội nghị  LHQ họp  ở Stockhôm (Thuỵ  Điển) đã nhất   trí nhấn mạnh: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu  của nhân loại và ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”.   Các hội nghị quốc tế về môi trường liên tiếp diễn ra đã nói lên tầm quan trọng   và sự khẩn thiết của toàn cầu. Giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu  để  bảo vệ  môi trường có hiệu quả, giúp con người có được nhận thức đúng  đắn về  môi trường, về  việc khai thác và sử  dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.  Giáo dục bảo vệ  môi trường không còn là nhiệm vụ  của riêng ai mà là nhiệm   vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức nhưng có vai trò quan trọng nhất vẫn   là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Vì nhà trường phổ thông là   nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ  đảm nhiệm nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệ môi trường và  các nguồn tài nguyên thiên nhiên.  Ở  nước ta, giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình đào tạo   của một số  trường đại học và chương trình giáo dục phổ  thông ở  một số  môn  học trong đó có bộ  môn hoá học. Môn hoá học là một trong những môn học có  liên quan mật thiết  với  môi trường. Thông qua các bài giảng  ở  trường phổ  thông, giáo viên hoá học có thể cung cấp thêm thông tin, mở  rộng kiến thức và  giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho học sinh. Những nội dung này sẽ  tạo  hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn hoá học cho học sinh. Là giáo viên  hoá học sau nhiều năm tham gia giảng dạy lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục   môi trường vào các bài học liên quan, tôi mạnh dạn chọn đề  tài sáng kiến kinh   nghiệm “Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ ­ Photpho  ở   bộ môn hóa học lớp 11 ­ chương trình cơ bản”.  2. Mục đích nghiên cứu  1
  2. Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào một số  bài giảng chương   Nitơ – Photpho môn hóa lớp 11 chương trình cơ bản nhằm giúp học sinh ý thức  bảo vệ môi trường.  3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh THPT, trong đó đối tượng chính là học   sinh lớp11. Cụ  thể  là học sinh lớp11A4,11A5,11A6,11A7 năm học 2018 ­ 2019,   2019 ­ 2020… và nhiều năm trước đây của trường THPT Diễn Châu 5 ­ huyện  Diễn Châu ­ tỉnh Nghệ An.  Phạm vi nghiên cứu: Chương trình ban cơ  bản môn hoá học lớp 11 trung  học phổ thông thuộc chương Nitơ – Photpho. 4. Nội dung nghiên cứu  Nghiên cứu về  dạy học tích hợp nội dung giáo dục môi trường và tầm  quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông.  Nghiên cứu xây dựng nội dung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào  một số  bài dạy hóa học chương Nitơ  – Photpho lớp 11 thuộc ban cơ  bản  ở  trường trung học phổ thông.  5. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu   có liên quan đến đề tài môi trường trong sách giáo khoa, báo chí và nhiều tài liệu   khác.  ­ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp   từ bản thân và đồng nghiệp.  ­ Điều tra, tổng hợp và đánh giá.  6. Những điểm mới và đóng góp của đề tài  Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài chưa có tác giả  nào đề cập đến một cách toàn diện và phù hợp với đối tượng học sinh THPT về  vấn đề  giáo dục môi trường  ở  môn hóa học chương Nitơ  – Photpho lớp 11   chương trình cơ  bản. Cũng có tác giả  có đề  cập đến giáo dục môi trường vào   bộ  môn hóa học THPT nhưng mới  ở dạng sơ lược chứ chưa nghiên cứu sâu và   còn rất ít bài tập vận dụng thực tế.  Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống trong việc giáo dục  ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất. Đề tài nghiên cứu phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy ­ học  hoá học bậc THPT hiện nay.  2
  3. B. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố  tự nhiên và yếu tố  vật chất nhân tạo có  quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và thiên nhiên. Môi trường của con người bao gồm toàn bộ  hệ  thống tự  nhiên và các hệ  thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin…), trong đó  con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo  nhằm thoả  mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Môi trường sống   không phải là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và   con người, mà nó còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và vui chơi   giải trí của con người”. Môi trường sống của con người là cả  vũ trụ  bao la,   trong đó hệ  Mặt Trời và Trái Đất là bộ  phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt  nhất. Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố  vật lí, hoá học, kinh tế  xã hội  có tác động tới một cá thể, một quần thể, hoặc một cộng đồng. Môi trường vật lí: Là môi trường bao gồm các thành phần vô sinh của môi  trường tự  nhiên  như  môi   trường  thạch quyển,  môi trường  thuỷ  quyển,  môi  trường khí quyển và môi trường sinh quyển. + Thạch quyển (đất):  Là lớp vỏ cứng ngoài của trái đất, có cấu tạo hình  thái phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có bề dày thay đổi theo những vị  trí địa lí khác nhau từ 0 đến 100 km. + Thuỷ  quyển (nước): Là một trong những yếu tố  chủ  yếu của hệ  sinh   thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt  động kinh tế  ­ xã hội của loài người. Thuỷ  quyển bao gồm tất cả  các dạng  nguồn nước có trên trái đất như: Đại dương, biển, hồ, sông, suối, các nguồn   chứa băng đá  ở  hai cực Trái Đất và các nguồn nước ngầm. Khối lượng thuỷ  quyển  ước tính vào khoảng 1,38.1021kg (tương đương 0,03% tổng khối lượng  trái đất). +   Khí   quyển:   Là   lớp   khí   bao   quanh   bề   mặt   Trái   Đất,   có   khối   lượng  5,2.1018kg, nhỏ  hơn 0,0001% trọng lượng trái đất. Khí quyển có vai trò quan   trọng trong việc giữ  cân bằng nhiệt lượng của trái đất thông qua quá trình hấp  thụ tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống và tia nhiệt từ mặt đất phản xạ lên. + Sinh quyển: Là toàn bộ  các dạng vật thể  sống tồn tại  ở bên trong, bên  trên và ngoài Trái Đất, trong đó có cơ  thể  sống và các hệ  sinh thái hoạt động.  3
  4. Đây là một hệ  thống động và rất phức tạp. Nơi sinh sống của sinh vật trong   sinh quyển gồm môi  trường cạn (địa quyển), môi trường không khí  và môi  trường thuỷ quyển. Môi trường sinh vật: Là thành phần hữu sinh của môi trường. Bao gồm các  hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát  triển trên cơ  sở  sự  tiến hoá của môi trường vật lí. Các thành phần của môi   trường luôn luôn  ở  trạng thái cân bằng động. Nhờ  hoạt động của các hệ  sinh  thái mà năng lượng ánh sáng Mặt Trời được biến đổi cơ  bản để  tạo thành vật   chất hữu cơ  trên Trái Đất. Sự  sống trên Trái Đất được phát triển nhờ  sự  tổng   hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường tạo thành một   dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình sinh – địa – hoá, đó là các chu  trình: Nitơ, photpho, lưu huỳnh và cacbon… nó phản ánh quá trình chuyển hoá   các nguyên tố  hoá học từ  dạng vô sinh (đất, nước, không khí) thành dạng hữu  sinh (sinh vật) và ngược lại.  1.1.2. Chức năng cơ bản của môi trường ­ Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.  ­ Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt   động sản xuất của con người.  ­ Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong   cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.  ­ Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con   người và sinh vật trên trái đất.  ­ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.  Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà  ở, sản xuất  lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể  gia tăng không gian sống   cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử  dụng của   các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước  mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có   thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.  1.1.3. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với  nó là các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị  thay đổi gây tác   hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự  nhiên. Ô nhiễm  môi trường chủ yếu do hoạt động đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người   gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có tác động  tới môi trường.  Các loại ô nhiễm môi trường chính hiện nay là:  ­ Ô nhiễm môi trường không khí:  4
  5. Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành  phần và tính chất do bất cứ  nguyên nhân nào, có nguy cơ  gây tác hại tới thực   vật và động vật, đến môi trường xung quanh, đến sức khoẻ con người. Ô nhiễm không khí là một vấn đề  có quy mô toàn cầu vì các chất gây ô  nhiễm không khí dù từ  nguồn nào và  ở  đâu thì cuối cùng cũng được phân tán  khắp mọi nơi trong toàn bộ khí quyển của trái đất. Các nguồn phát tán chất ô nhiễm không khí chủ yếu là: ­ Giao thông vận tải. ­ Sản xuất nhiệt điện. ­ Sự cháy ­ Các quy trình sản xuất công nghiệp. Có thể mô tả tóm tắt các chất ô nhiễm, nguồn gốc và cách phân loại chúng theo   bảng: Chất ô nhiễm Nguồn gốc Khí cacbonic Núi lửa, sự hô hấp của sinh vật Cacbon monooxit (CO) Núi lửa, động cơ đốt trong Hiđrocacbon Cây cối, vi khuẩn, động cơ đốt trong Các hợp chất hữu cơ Công nghiệp hoá học, đốt rác thải, đốt các  chất hữu cơ khác SO2  và   dẫn   xuất   của   lưu  Công   nghiệp   hoá   học,   núi   lửa,   bụi   nước  huỳnh biển, vi khuẩn, đốt nhiên liệu Dẫn xuất của nitơ Vi khuẩn, đốt nhiên liệu Chất phóng xạ Nhà máy điện hạt nhân, nổ bom hạt nhân Kim loại nặng, hợp chất vô  Núi   lửa,   thiên   thạch,   sói   mòn   do   gió,   bụi  cơ nước biển, động cơ đốt trong Hợp   chất   hữu   cơ   tự   nhiên  Cháy rừng, công nghiệp hoá học, đốt nhiên  hay tổng hợp liệu, đốt chất thải sinh hoạt, nông nghiệp  (thuốc trừ sâu) Chất phóng xạ Nổ bom hạt nhân Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc hại chia ra các nhóm: Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da, niêm mạc, ví dụ như axit đặc, kiềm đặc  và loãng (vôi tôi, amoniac). Nhóm 2: Kích thích đường hô hấp: Cl2, NH3, SO2, NO, HCl, hơi F2… + Chất  kích thích  đường hô  hấp trên và phế  quản như  hơi  ôzon,  hơi  brom… + Kích thích tế bào như NO2… + Các chất này hòa tan trong niêm dịch tạo ra axit gây phù phổi cấp. Nhóm 3: Chất gây ngạt + Chất gây ngạt đơn thuần như CO2, etan, metan… 5
  6. + Gây ngạt hóa học: CO hóa hợp với các chất khác làm mất khả năng vận   chuyển oxi của hồng cầu làm hô hấp rối loạn. Nhóm 4:  Chất tác dụng hệ  thần kinh trung  ương, gây mê, gây tê như  các loại  rượu, các hợp chất hiđrocacbua, H2S, CS2, xăng… Nhóm 5: Chất gây độc + Chất gây tổn thương cơ  thể  ví dụ  như  các loại hiđrocacbua, halogen,   cloruametin, bromuametin… + Chất gây tổn thương cho hệ  thống tạo máu như: benzen, phenol, chì,  asen… + Các kim loại và á kim độc như: chì, thủy ngân, mangan, cadimi, hợp  chất asen… Hiện tượng ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết, khí hậu  toàn cầu, gây nên những biến động sự  cố  môi trường, tác động trực tiếp đến  đời sống động thực vật, sức khoẻ và tuổi thọ  con người, đến đời sống xã hội,   kinh tế, văn hoá. Hiện nay, ô nhiễm không khí đang là vấn đề  thời sự  nóng bỏng của cả  thế  giới chứ  không phải riêng của một quốc gia nào. Hàng năm trên thế  giới,  con người khai thác và sử dụng hàng ngàn, hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.   Đồng thời cũng hàng ngày thải vào môi trường một khối lượng lớn các loại   chất thải khác nhau như: các loại chất thải công nghiệp từ  các nhà máy và xí  nghiệp, chất thải sinh hoạt hộ dân làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng   lên nhanh chóng. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi xấu đi rất rõ rệt   và gây  ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật trên trái đất xanh của   chúng ta. Ở các nước nghèo, phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe gắn máy nên  sự ô nhiễm từ khói xe cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. ­ Ô nhiễm môi trường nước: Sự  ô nhiễm môi trường nước là sự  thay đổi thành phần và tính chất của  nước gây  ảnh hưởng tới hoạt động sống bình thường của con người, sinh vật,   sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản. Nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo: + Ô nhiễm có nguồn gốc tự  nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão…  hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể  cả  các xác chết của   chúng. + Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do nguồn nước thải từ các vùng dân cư, khu  công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và  phân bón trong nông nghiệp vào các nguồn nước sẵn có Các chất gây ô nhiễm nước bao gồm các chất vô cơ (axit, kiềm, muối các  kim loại nặng, phân bón hoá học,…), chất hữu cơ (các chất có protein, chất béo,  xà phòng, thuốc nhuộm, chất giặt tẩy tổng hợp, thuốc sát trùng,…), các hoá chất   6
  7. khác (các chất thải công nghiệp có chứa nhiều hợp chất hoá học như  muối,  phenol, amoniac, sunfua, dầu mỡ,…), ô nhiễm vi sinh vật (rong tảo, nước thải  cống rãnh chứa các vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm và kí sinh trùng, động vật  nguyên sinh,…mang mầm bệnh và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm), ô nhiễm   nhiệt, ô nhiễm cơ  học hay ô nhiễm vật lí (chất thải công nghiệp có màu, các  chất lơ lửng,… làm nước thay đổi màu sắc), ô nhiễm phóng xạ… Để bảo vệ chất lượng nguồn nước dùng trong sinh hoạt, trong công nghệ  nước sạch phải trải qua các giai đoạn xử  lí về  mặt vật lí, hoá học, sinh học.   Đặc biệt công nghệ xử lí nước thải công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện phải tuân  thủ  nghiêm ngặt các công đoạn xử  lí rồi mới xả  ra các sông ngòi, ao đầm để  tránh ô nhiễm nguồn nước. ­ Ô nhiễm môi trường đất:  Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, quá trình làm bẩn đất, thay đổi các  tính chất lí, hoá tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm  độ phì nhiêu của đất. Dựa vào tác nhân gây ô nhiễm người ta phân loại: + Ô nhiễm do tác nhân hoá học: loại ô nhiễm này gây ra do tác dụng của  phân bón hoá học bón vào đất không được cây sử dụng hết, một số chuyển sang   dạng khí, một số chuyển sang thể hoà tan, một số dạng liên kết với keo đất làm  ô nhiễm đất. Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật có khoảng 50% lượng thuốc rơi vào đất,  nước, tồn tại trong đất và lôi cuốn vào chu trình dinh dưỡng. Đất    nước   cây trồng   động vật và người. Các chất hoá học thất thoát, rò rỉ  thải ra trong quá trình hoạt động sản  xuất công nghiệp, đặc biệt là các hoá chất độc hại và kim loại nặng. + Ô nhiễm do tác nhân sinh học: Đất là môi trường cho các loại vi khuẩn  phát triển. Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể  tồn tại phát triển trong đất, bị  nhiễm bẩn bởi các phế  thải hữu cơ  như: Phân rác, phế  thải công nghiệp thực   phẩm… + Ô nhiễm do tác nhân vật lí:  Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ  tăng,  ảnh hưởng lớn đến hệ  sinh vật trong   đất làm nhiệm vụ  phân giải chất hữu cơ  và trong nhiều trường hợp làm chai   cứng đất, mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ tăng quá cao làm giảm lượng oxi trong  đất và tăng quá trình phân huỷ  chất hữu cơ  trong đất theo kiểu kị  khí tạo ra  nhiều sản phẩm trung gian gây độc hại cho cây: NH3, H2S, CH4, anđehit, …  Nguồn ô nhiễm nhiệt do cháy rừng, nguồn nhiệt do nước làm mát các thiết bị  máy của các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy khác. 7
  8. Ô nhiễm do tác nhân phóng xạ: Các chất phóng xạ do những phế thải của   các trung tâm nghiên cứu nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử… theo chu trình   dinh dưỡng sẽ  thâm nhập vào cơ  thể  sống làm thay đổi cấu trúc tế  bào, gây  bệnh di truyền qua máu, bệnh ung thư… Ô nhiễm phóng xạ chính là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, chất   lỏng hoặc chất khí (kể  cả  cơ  thể  con người), hoặc trong chất rắn, nơi mà sự  hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình  gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy.  ­ Ô nhiễm tiếng ồn: Là tất cả nỗi sợ của người làm việc hay cần không  gian yên tĩnh, là khát khao của những hộ  dân sống trên đường lộ  hay gần khu   công nghiêp sản xuất, là tiếng ồn do xe cộ, máy bay… ­ Ô nhiễm sóng: Ô nhiễm sóng lại khó thấy hơn, có thể  hiểu là do các  loại sóng như sóng phóng xạ, sóng điện thoại, truyền hình… tồn tại với mật độ  lớn mà mắt thường không thấy được. Làm cho con người bị ảnh hưởng đến bộ  não của con người nhiều, khiến cơ  thể  con người bị  chịu nhiều tác động xấu   khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này.  ­ Ô nhiễm ánh sáng: Ô nhiễm ánh sáng xảy ra do hiện nay con người đã  sử  dụng lạm dụng các thiết bị  chiếu sáng gây  ảnh hưởng lớn tới môi trường   như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật 1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững 1.2.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển Phát triển là xu hướng chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá  trình sống, nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần   cho con người. Mục đích của sự  phát triển là đáp  ứng các nhu cầu trong cuộc  sống của con người. Trong quá trình phát triển, con người thường khai thác các  nguồn tài nguyên thiên nhiên để  phục vụ  cho các nhu cầu của mình đồng thời  thải ra môi trường các chất thải, phế thải nên đã làm giảm khả năng tái tạo các   nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức chịu tải của môi trường. Điều này làm ảnh  huởng nghiêm trọng đến môi trường và hàng loạt các vấn đề  ô nhiễm đã xuất   hiện tàn phá nặng nề trái đất.  Phát triển không đi đôi với môi trường sẽ gây những ảnh hưởng trực tiếp   và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, giữa phát triển và môi trường phải  được thiết lập một sự cân bằng hay nói cách khác, giữa phát triển kinh tế, triển   khai và phát triển công nghệ  phải có các biện pháp kiểm soát môi trường cũng   như  là khẳng định rõ mục đích của phát triển là để  nâng cao chất lượng cuộc   sống. Mặt khác, chính nhờ  phát triển kinh tế – xã hội với các mặt tích cực của  nó đã tạo điều kiện nâng cao tri thức của con người, phát triển công nghệ  và  8
  9. khả  năng quản lý. Đây là cơ  sở  để  con người có thể  kiểm soát được các hoạt  động gây tác động xấu đến môi trường. Tóm lại, môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người; phát   triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát   triển dĩ nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng   của phát triển.  1.2.2. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự  phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên   việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu   cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.  Phát triển bền vững là sự  phát triển kinh tế  – xã hội với tốc độ  tăng  trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn   tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh   tế  nhằm đáp  ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm  cạn kiệt tài nguyên, để  lại hậu quả  về  môi trường cho thế  hệ  tương lai. Phát  triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương   tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. Năm 1992,  Hội nghị  thượng đỉnh về  Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ  chức ở RiodeJaneiro đề ra Chương trình nghị  sự  toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo   đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự  phát triển thỏa mãn những  nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu  cầu của thế hệ tương lai”.  Về  nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba  bình diện phát triển: kinh tế  tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công  bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được  duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát  triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả  “ba thế  chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.  Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có   được sự  thống nhất chung và mục tiêu để  thực hiện phát triển bền vững trở  thành mục tiêu thiên niên kỷ.  1.3. Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục  chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự  hiểu biết, kỹ  năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững   về  sinh thái. Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến   thức và kỹ  năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử  dụng môi trường theo cách thức bền   vững cho cả  thế  hệ  hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả  việc học tập   cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm  9
  10. hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định  khôn khéo trong sử  dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả  việc đạt được  những kỹ  năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư  cách cá  nhân hay tập thể, để  giải quyết những vấn đề  môi trường hiện tại và phòng  ngừa những vấn đề mới nảy sinh.  Hệ  thống kiến thức giáo dục môi trường  ở  trường phổ  thông  ở  nước ta  hiện nay tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường nhiều  như hóa học, sinh học, địa lí, công nghệ… Nội dung kiến thức bảo vệ môi trường trong môn hóa học:  ­ Phần đại cương: cung cấp cho học sinh một số  kiến thức, các khái   niệm, các quá trình biến hóa, các hiệu  ứng mang tính chất hóa học của môi  trường như môi trường là gì, chức năng của môi trường, bản chất hóa học trong   sinh thái, hệ  sinh tái, quan hệ  giữa con người và môi trường,  ô nhiễm môi   trường… ­ Phần nội dung ô nhiễm môi trường: phân tích bản chất hóa học của sự ô  nhiễm môi trường, bản chất hóa học của hiệu  ứng nhà kính, lỗ  thủng tầng  ozon, khói mù quang học, mưa axit, hiệu ứng hóa sinh của NOx, H2S, SOx …  các  kim loại nặng và một số độc tố khác, tác động của chúng tới môi trường.  ­ Một số  nội dung về đô thị  hóa và môi trường, một số  vấn đề  toàn cầu   (trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozon, elnino, lanina…) suy giảm sự  đa dạng  sinh học, dân số ­ môi trường và sự  phát triển bền vững, các biện pháp bảo vệ  môi trường… Giáo dục bảo vệ  môi trường là giáo dục tổng thể  nhằm trang bị  những   kiến thức về môi trường cho học sinh thông qua môn hóa học sao cho phù hợp   với từng đối tượng, từng cấp học. Việc đưa kiến thức giáo dục bảo vệ  môi  trường vào môn hóa học theo hình thức tích hợp và lồng ghép được diễn ra  thuận lợi và đạt hiệu quả cao.  Kiến thức được tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài học theo 3 mức độ:  mức độ toàn phần, mức độ từng bộ phận và mức độ liên hệ. Quá trình tích hợp,  lồng ghép cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:  ­ Không làm biến đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học hóa  học thành bài giảng giáo dục bảo vệ môi trường.  ­ Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, có tính tập  trung vào những chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.  10
  11. ­ Phát huy cao độ  các hoạt động các hoạt động tích cực nhận thức của   học sinh và các kinh nghiệm thực tế  mà học sinh đã có, vận dụng tối đa mọi   khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. 1.4. Nội dung giáo dục môi trường ở trường phổ thông 1.4.1. Các nội dung cơ bản ­ Khái niệm về  hệ  sinh thái và môi trường. Các thành phần cấu tạo môi   trường và các tài nguyên. ­ Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên môi trường. ­ Các nguồn năng lượng với vấn đề  môi trường. Ô nhiễm môi trường.   Chất thải. ­ Đô thị hoá và môi trường. ­ Các vấn đề  gay cấn của môi trường toàn cầu (nóng lên toàn cầu, suy  giảm tầng ôzon, elnino và lanina…). ­ Sự suy giảm đa dạng sinh học, dân số ­ môi trường và sự phát triển bền  vững. ­ Các biện pháp bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường, chủ trương,   chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. ­ Ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. 1.4.2. Một số  hình thức phổ  biến tổ  chức các hoạt  động giáo dục môi  trường ­ Thông qua môn học trong chính khoá, có các biện pháp sau: + Phân tích những vấn đề môi trường ở trong trường học. + Khai thác thực trạng môi trường đất nước, làm nguyên liệu để xây dựng   bài học giáo dục môi trường; xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học,  nhưng gắn liền với thực tế địa phương. + Sử  dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được "vật chất  hoá" như  là điểm tựa, cơ  sở  để  phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cần   thiết về môi trường. + Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong các sách  phổ biến khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra, công bố, các ảnh mới chụp  nhất…) để làm rõ thêm về vấn đề môi trường. + Thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với môi trường ở ngay chính  trong một địa điểm thích hợp của môi trường như  sân trường, vườn trường,  đồng ruộng, điểm dân cư tập trung … ­ Thông qua các hoạt động ở ngoài lớp: + Báo cáo các chuyên đề  về  bảo vệ  môi trường trường do các nhà khoa  học, các kỹ thuật viên hay giáo viên chuyên về môi trường trình bày. 11
  12. + Thực địa tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường trường ở địa phương. Theo   dõi diễn biến của môi trường tại địa phương (xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh   công cộng, bảo vệ thắng cảnh…). + Tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện bảo vệ  môi trường (chiến   dịch truyền thông). Tham gia các chiến dịch xanh hoá trong nhà trường: thực  hiện việc trồng cây, quản lý và phân loại rác thải. + Tham quan, cắm trại, trò chơi. + Tổ chức các câu lạc bộ, thành lập các nhóm hoạt động môi trường. Tổ  chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ, hát, làm bích báo có nội dung giáo dục  môi trường, thi các bài tìm hiểu thiên nhiên, môi trường. + Tổ chức thi tái chế, tái sử dụng. Xây dựng dự án và thực hiện. + Tổ chức triển lãm, biểu diễn văn nghệ. + Hoạt động phối hợp với gia đình, cộng đồng và hội cha mẹ học sinh. 1.4.3.   Nội   dung   tích   hợp   giáo   dục   bảo   vệ   môi   trường   chương   Nitơ   ­   Photpho lớp 11 chương trình cơ bản Trong chương Nitơ ­ Photpho, nội dung giáo dục môi trường: ­ Tính độc hại của một số hợp chất chứa nitơ đối với sức khỏe con người: + Các hợp chất của nitơ: NH3, NOx, NO3­. + Photpho và các hợp chất của photpho. ­ Những chất thải trong quá trình tiến hành thí nghiệm tính chất, điều chế  các đơn chất, hợp chất nitơ, photpho. ­ Vai trò của nitơ và photpho đối với đời sống con người. ­ Các hiện tượng tự nhiên có lợi cho môi trường sinh thái. ­ Tình trạng phá hủy tầng ôzon do khí thải chứa NOx… ­ Trách nhiệm của học sinh và cộng đồng với việc bảo vệ tầng ôzon. ­ Hiện tượng mưa axit và tác hại của nó do trong các khí thải chứa các tác  nhân như: NO, NO2. ­ Sự dư thừa của phân bón hóa học trong đất. 1.4.4. Phương pháp giáo dục môi trường ­ Phương pháp tiếp cận + Tích hợp các kiến thức về  giáo dục bảo vệ  môi trường vào môn học   theo mức độ: toàn phần, bộ phận và mức độ liên hệ. + Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và các chủ đề tự chọn. + Thông qua hoạt động ngoại khoá. ­ Phương pháp thực nghiệm 12
  13. + Phương pháp hành động cụ thể trong các hoạt động từng chủ  thể được  tổ chức trong trường học, địa phương. + Phương pháp liên quan, điều tra khảo sát, thực địa. + Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề. + Giải thích – minh hoạ. + Phương pháp dạy học thực nghiệm. + Phương pháp hợp tác và liên kết giữa các nhà trường và cộng đồng địa  phương trong hoạt động về GDMT. 13
  14. CHƯƠNG II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI  TRƯỜNG CHƯƠNG NITƠ ­ PHOTPHO MÔN HÓA HỌC LỚP 11  CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 2.1. MỤC TIÊU 2.1.1. Về kiến thức  Bước đầu hiểu biết về  thành phần hóa học của môi trường sống xung   quanh ta (đất, nước, không khí) trên cơ  sở  tìm hiểu tính chất của các chất hóa   học. Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất. Sự  biến đổi hóa  học trong môi trường; hiểu biết về chất vô cơ và hữu cơ; thành phần, tính chất  hóa học, tính chất vật lí,  ứng dụng điều chế. Từ  đó có hiểu biết về  chất, về  tính chất của các vật thể vô sinh, hữu sinh và một số  biến đổi của chúng trong   môi trường tự nhiên xung quanh.  Biết khái niệm ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường.  ­ Ô nhiễm môi trường nước, tác hại của nó.  ­ Ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của nó.  ­ Ô nhiễm môi trường đất, tác hại của nó.  ­ Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có vai trò của   sản xuất hóa học, sử dụng hóa chất và chất thải trong sinh hoạt và sản xuất.  ­ Hiểu được nguyên nhân của sự  ô nhiễm môi trường: không khí, nước,   đất và môi trường tự  nhiên nói chung là do các chất độc hại vô cơ  và hữu cơ.   Các chất này gây tác hại cho các đồ  vật, các công trình kiến trúc, văn hóa, sức   khỏe của người, động vật và thực vật.  ­ Hiểu được một số vấn đề về nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hóa học,  sự oxy hóa, sự cháy và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.  ­ Hiểu được tính năng và tác dụng của một số tài nguyên thiên nhiên như:  nước, quặng, dầu mỏ, than đá. Vấn đề  khai thác, suwx dụng và việc gây ô  nhiễm môi trường do các hoạt động khai thác.  ­ Vấn đề  ô  nhiễm  môi trường trong thực hành thí nghiệm hóa học  ở  trường phổ thông… Biết được cơ sở hóa học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống.  ­ Thu gom và xử  lý chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình  tiếp xúc, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân hóa hóa học… ­ Hóa chất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.  ­ Trồng nhiều cây xanh để điều hòa lượng khí CO2, tăng khí oxi giúp bảo  vệ bầu không khí trong sạch.  14
  15. 2.1.2. Về kĩ năng ­ Nhận diện một số  dấu hiệu môi trường bị  ô nhiễm. Nhận biết được   một số chất hóa học gây ô nhiễm đất, nước, không khí.  ­ Thực hành xử lý một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và   học tập hóa học.  ­ Thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống.  ­ Sử  dụng một số  nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp   phần bảo vệ môi trường.  ­ Thực hiện một vài biện pháp cụ  thể  bảo vệ  môi trường trong học tập   hóa học ở trường phổ thông.  2.1.3. Về thái độ ­ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên cho bản thân, gia   đình, cộng đồng và xã hội.  ­ Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường 2.2. Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một số bài   học chương Nitơ – Photpho chương trình hóa học cơ bản lớp 11. Nội dung giáo dục môi trường Chương/ bài Thái độ­ tình  Kiến thức Kĩ năng – hành vi cảm Chương 2 ­   Biết   khí   nitơ   là   thành  Có   ý   thức   xử   lí  ­ Phân tích chu trình  Bài: Nitơ phần chủ  yếu của không  chất thải chống ô  nitơ, từ đó rút ra các  khí, N có trong đất. N là  nhiễm   môi  biện   pháp   giảm  nguyên tố  cần thiết cung  trường. thiểu   ô   nhiễm   môi  cấp cho cây trồng.  trường.  ­   Sự   biến   đổi   của   nitơ  ­   Biết   xử   lí   chất  trong   tự   nhiên,   ô   nhiễm  thải   sau   thí   nghiệm  không khí. về   tính   chất   của  nitơ.  15
  16. Chương  ­   Amoniac   là   chất   hóa  Có ý thức giữ  gìn  ­   Nhận   biết   được  2:  học có thể  gây  ô nhiễm  vệ   sinh   để   giữ  NH3  và muối amoni  Bài:  môi trường không khí và  bầu không khí  và  có trong môi trường.  Amoniac  môi   trường   nước,   ảnh  nguồn nước trong  ­   Xử   lí   chất   thải  và   muối  hưởng đến sức khoẻ  con  sạch   không   bị   ô  NH3  và muối amoni  amoni người (lồng vào tính chất  nhiễm bởi NH3. sau thí nghiệm.  vật lí). Sự ô nhiễm không  khí   trong   quá   trình   sử  dụng   amoniac   và   muối  amoni   trong   sản   xuất  phân bón (lồng vào phần  ứng dụng).  Chương  Hiểu được:  Có ý thức tiếp xúc  ­   Nhận   biết   axit  2:  ­ HNO3  và muối nitrat là  và làm thí nghiệm  nitric và muối nitrat.  Bài:   Axit  những   hóa   chất   cơ   bản  an   toàn   với   axit  ­ Xử lí chất thải sau  nitric   và  trong sản xuất hóa học.  nitric   và   muối  thí   nghiệm   về   tính  muối  nitrat.  chất của HNO3 ­ Tác dụng của axit nitric  nitrat và   muối   nitrat.   HNO3  là  hoá chất quan trọng đồng  thời   cũng   là   chất   gây   ô  nhiễm môi trường.  Chương 2 Hiểu   được   phopho   tồn  Có   ý   thức   sử  ­ Xử lí chất thải sau  Bài:  tại   trong   tự   nhiên   dưới  dụng   hợp   lí,   an  thí   nghiệm   về   tính  Photpho dạng   hợp   chất   trong  toàn   khi   làm   thí  chất của photpho.  quặng. Độc tính photpho  nghiệm   với  (lồng   vào   tính   chất   vật  photpho.  lí). Zn3P2  làm   thuốc  diệt  chuột, cơ  chế  và tác hại  đối với người (lồng vào  tính chất hoá học).  Bài   Axit  Sự  biến đổi của photpho  Có   ý   thức   sử  ­   Nhận   biết   muối  photphori thành   axit   photphoric   và  dụng   hợp   lí,   an  photphat,   một   số  c và muối  muối photphat.  toàn phân bón hóa  phân bón hóa học.  phốt phát học giảm ô nhiễm  ­ Xử lí chất thải sau  môi   trường   nước  thí   nghiệm   về   tính  và   bảo   đảm   vệ  chất   của   P,   H3PO4  sinh   an   toàn   thực  và muối photphat. phẩm. 16
  17. Bài:   Phân  Độ   pH   của   môi   trường  Dùng   phân   bón   hóa  bón   hóa  để   chọn   lựa   phân   bón  học   đúng   liều  học phù   hợp   với   đất   (phần  lượng,   không   sử  tính   chất   mỗi   loại   phân  dụng   phân   bón   khi  bón). Ảnh hưởng đến môi  gần   đến   ngày   thu  trường và con người khi  hoạch   rau,   củ,  bón   dư   so   với   nhu   cầu  quả… (phần ứng dụng) Trên cơ sở những nội dung này, tôi lồng ghép vào bài dạy và thiết kế các   bài tập hóa học liên quan đến thực tế giáo dục bảo vệ môi trường nhưng không  làm biến đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học hóa học thành bài   giảng giáo dục bảo vệ môi trường.  Tùy thuộc vào nội dung từng bài, từng phần, từng điều kiện cụ thể, giáo  viên có thể sử dụng các bài tập để tích hợp kiến thức giáo dục môi trường, liên  hệ thực tế vào bài dạy: 2.2.1. Bài nitơ  Câu 1. Ca dao Việt Nam có câu:  “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu này hàm ý khoa học hóa học như thế nào? Giải thích: Đại ý của câu ca dao này là: Vụ chiêm khi lúa cao ngang bờ ruộng (thời kì  làm đòng), hễ có mưa kèm theo sấm, sét (mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho   mùa màng bội thu. Nhưng tại sao mưa dông lại quan trọng đến vụ  chiêm như  vậy? Vì mưa dông không chỉ cung cấp nước mà nó còn cung cấp phân đạm cho  cây nữa giúp cho cây lúa phát triển tươi tốt, trổ bông và trĩu quả. Vậy, phân đạm  do đâu mà có? Khi có sấm sét (tia lửa điện) N2+O22NO  NO dễ dàng tác dụng với oxi không khí tạo thành NO2 2NO + O2 → 2NO2  NO2 kết hợp với oxi không khí và nước mưa tạo thành axit nitric:  4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit nitric rơi xuống đất kết hợp với một số  khoáng chất trong đất tạo thành   muối nitrat (đạm nitrat) cung cấp cho cây trồng.  17
  18. Đây là lí do vì sao trong mùa hè khô hạn các cây cối đều héo úa nhưng chỉ  cần một trận mưa giông thì ngày hôm sau cây cối xanh tốt lạ  thường. Đây là  một trong những nguyên nhân củng cố đạm cho đất. Câu 2. Oxit của nitơ và tác hại đối với môi trường và con người? Trả lời:  Oxit của nitơ được hình thành trong quá trình sản xuất công nghiệp, trong  đó liên quan đến nhiệt độ rất cao. Ví dụ nhà máy điện, xe ô tô và các ngành công   nghiệp hóa học như  sản xuất phân bón. 5% các oxit của nitơ  được phát ra bởi   các quá trình tự nhiên như sét, núi lửa, cháy rừng và do vi khuẩn trong đất tạo ra.   Quá trình sản xuất trong công nghiệp phát ra 32% và vận chuyển xe cộ  chịu  trách nhiệm 43%.  Khi khí NO2  lên đến tầng bình lưu và phá hủy tầng ozon, dẫn đến làm  tăng lượng bức xạ cực tím gây ung thư da và đục thủy tinh thể. Khi NO 2  ở gần  mặt đất có thể tạo thành ozon, từ đó tạo thành sương mù vào những ngày nắng  nóng không có gió. Sương mù đó gây ra các bệnh đường hô hấp, phá hủy buồng   phổi, tăng nguy cơ ung thư cũng như làm giảm sức đề kháng của con người.  Áp dụng: Giáo viên cung cấp cho học sinh nhằm giáo dục ý thức bảo vệ  môi   trường, giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường.  Câu 3. Chu trình của nitơ trong tự nhiên? Trả lời:  Chu trình nitơ là một quá trình mà theo đó nitơ bị biến đổi qua lại giữa các  dạng hợp chất hóa học của nó. Việc biến đổi này có thể được tiến hành bởi cả  hai quá trình sinh học và phi sinh học.  Quá trình quan trọng trong chu trình nitơ bao gồm  sự cố định nitơ, khoáng  hóa, nitrat hóa, và khử  nitrat. Thành phần chính của khí quyển (khoảng 78%)  là nitơ, có thể  xem đó là một bể  chứa nitơ  lớn nhất. Tuy nhiên, nitơ  trong khí   quyển có những giá trị  sử  dụng hạn chế  đối với sinh vật, dẫn đến việc khan  hiếm lượng nitơ  có thể  sử  dụng được đối với một số  kiểu hệ  sinh thái. Chu   trình nitơ mô tả các quá trình chuyển hóa cũng như dạng chuyển hóa tồn tại của  nitơ vào trong các môi trường khác nhau để sinh vật có thể xử dụng và hấp thụ.  Áp dụng:  Giáo viên có thể  đưa vào giới thiệu về  nitơ  hoặc tích hợp  ở  phần  ứng dụng, trạng thái của nitơ  dưới dạng câu hỏi gợi mở  cho học sinh  chuẩn bị trước ở nhà để có tâm thế chuẩn bị bài mới.  18
  19. 2.2.2. Bài Amoniac và muối amoni Câu hỏi 1. Amoniac gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Trả lời: Amoniac là loại độc chất, hít phải với hàm lượng thấp có cảm giác cay   buốt, hàm lượng cao có thể làm mù mắt hoặc gây dị ứng nghiêm trọng khi ngửi  mùi.  Câu 2. Bột nở chứa chất gì mà có thể làm cho bánh nở và xốp được? Trả lời:  Trong bột nở có chất NH4HCO3, khi cho bột nở trộn bột mì hoặc bột khác  làm bánh nướng thì muối NH4HCO3  bị  phân hủy tạo ra khí và hơi thoát ra làm  cho bánh xốp và phồng lên:  NH4HCO3(r) NH3↑ +CO2↑+H2O↑ Câu 3. Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta   ngửi thấy mùi khai? Trả lời: Khi nước sông, hồ  bị  ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ  giàu đạm như  nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ  này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân   hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:  (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3 NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động:  NH4+⇌ NH3 + H+ (ở môi trường trung tính hoặc kiềm, nhiệt độ cao) 19
  20. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ  cao), NH3 sinh ra do các phản  ứng phân  hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không   khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.  Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa  khô, nắng nóng. Giáo viên có thể  nêu vấn đề  trong bài giảng “Amoniac” (Tiết   12­ 13 lớp 11CB) hay “phân urê” (Tiết 18 lớp 11CB) nhằm giải thích hiện tượng   tự nhiên này.  2.2.3. Bài Axit nitric và muối nitrat:  Câu 1. Khi dạy bài “Axit nitric và muối nitrat”: Trong phần điều chế axit  HNO3, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Thế  nào là mưa axit?”, “Nguyên nhân gây   mưa axit?”, “Ảnh hưởng của mưa axit đến môi trường?”, “Làm thế nào để  hạn  chế hiện tượng mưa axit?” Trả lời: ­ Nước mưa tinh khiết có tính axit yếu, pH~5,6. Nước mưa có pH 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2