Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô -phi-an-nan)
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cho các em học sinh thấy được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục được tình trạng nắm kiến thức ngữ văn một cách rời rạc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô -phi-an-nan)
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Mục lục 1 Các từ viết tắt trong SKKN 1 1. Lời giới thiệu 2 3 2. Tên sáng kiến: 3 3. Tác giả sáng kiến: 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 6. Mô tả bản chất sáng kiến 432 7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có). 3234 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. 10. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Các từ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) Kĩ năng sống (KNS) Sách giáo khoa (SGK) Giáo viên (GV) Học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) Xã hội chủ nghĩa (XHC 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Hòa chung vào xu thế đi lên của nhân loại, đất nước Việt Nam đang dần từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà Nước ta luôn coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”. Nhà trường THPT là nơi có trọng trách giáo dục trực tiếp thế hệ trẻ Những chủ nhân tương lai của đất nước luôn mạnh khỏe về thể chất, trong sáng về tâm hồn, kiên trì mục đích lý tưởng XHCN. Đáp ứng yêu cầu đó, nền giáo dục Việt Nam đã tiến hành nhiều lần cải cách nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Mục tiêu giáo dục trong nhà trường hiện nay hướng tới phát triển con người toàn diện về: đức,trí, thể, mĩ theo đúng mục đích đề ra của Unesco “ học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình . Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, những năm gần đây, các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn giảng của giáo viên và tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, vai trò của người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động học tập. Thông qua quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động để nắm bắt và vận dụng kiến thức. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học luôn là một cách để gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học nói chung và tiết học Ngữ văn nói riêng. Trong đó, sự kết hợp khéo léo giữa kiến thức ngữ văn, kiến thức lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mĩ thuật…. sẽ giúp cho các em học sinh thấy được sự phát triển xã hội 2
- một cách liên tục thống nhất, khắc phục được tình trạng nắm kiến thức ngữ văn một cách rời rạc. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa ra ý tưởng dạy học liên môn và sáng kiến này đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, việc dạy học liên môn hiện nay cũng đã trở thành một nguyên tắc quan trọng, cũng đã có nhiều các tài liệu nghiên cứu về đề tài giáo dục này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó vẫn còn rất nặng nề tính lý luận, việc áp dụng cụ thể nội dung dạy học liên môn như thế nào trong từng môn học, từng bài học thì vẫn còn rất lẻ tẻ, rời rạc. Chương trình tích hợp được thực hiện ở môn “Tự nhiên và xã hội” ở cấp tiểu học. Chương trình cấp trung học được thực hiện ở mức thấp, chủ yếu theo nguyên tắc dạy học liên môn, trong đó mỗi môn học được học riêng rẽ nhưng chú ý đế những nội dung có liên quan đến môn học khác nhằm tránh trùng lặp. Từ đó các môn học bổ sung cho nhau, hiểu sâu sắc hơn về những kiến thức đang học. Mức độ phối hợp liên môn đã được bước đầu thực thi trong quá trình xây dựng chương trình cũng như kế hoạch dạy học của các môn học khoa học xã hội: Lịch sử, địa lí, giáo dục công dân. Từ năm học 2012 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng, việc áp dụng cụ thể nội dung dạy học liên môn như thế nào trong từng môn học, từng bài học thì vẫn còn rất lẻ tẻ, rời rạc. Do đó, với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cũng mong muốn sẽ góp phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc ấy, tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học, giữa các kiến thức khoa học xã hội, tự nhiên nhằm bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong một bài học cụ thể nhằm 3
- nâng cao chất lượng học tập bộ môn và tăng thêm hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Trong giới hạn của sáng kiến, bản thân là một giáo viên dạy học môn ngữ văn ở trường phổ thông, thông qua quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường nhà trường và tạo hứng thú cho học sinh trong khi học. 2. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Bùi Thị Thu Phương Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Số điện thoại:0886377677 E_mail:Buithithuphuong.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên môn trong một bài học ngữ văn cụ thể. Trong sáng kiến, tôi tích hợp kiến thức các môn : lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, mĩ thuật, tin học, giáo dục kĩ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh trong một bài học trong chương trình ngữ văn lớp 12 là: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 112 2003 (Cô –phiannan) 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến được dạy trên đối tượng là học sinh lớp 12 D2 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân vào ngày 20/12/2019. 6. Mô tả bản chất của sáng kiến: * Về nội dung của sáng kiến: 4
- Từ năm học 2012 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài học: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô –phiannan) chưa từng được soạn giảng cụ thể trong bất cứ tài liệu nào. Để thực hiện sáng kiến này, trước hết tôi xin mô tả về các bước thực hiện bài học trong sáng kiến: 1. Khâu chuẩn bị Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề cho dự án. (Thực hiện vào phần củng cố dặn dò của tiết học trước ) Lựa chọn chủ đề: Tiết 55. Đọc văn. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) Để bài học đạt kết quả cao, tôi hướng dẫn HS thực hiện tốt khâu chuẩn bị ở nhà. + Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 12 tập 1 nâng cao . + Tìm kiếm, khai thác thêm những thông tin: .Tác giả Côphiannan. . Kiến thức liên quan đến tác phẩm (hoàn cảnh, mục đích sáng tác, thể loại...) . Tìm hiểu về đại dịch HIV/AIDS (khái niệm HIV/AIDS, tình hình nhiễm HIV ở thế giới, Việt Nam, Tỉnh Vĩnh Phúc, con đường lây lan, biểu hiện, các gia đoạn phát triển, biện pháp phòng tránh đại dịch ) Bước 2: Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm (Thực hiện vào thời gian ngoài giờ lên lớp + các giờ sinh hoạt ) Tiến hành thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin (hình ảnh ,văn bản…) Tổng hợp thông tin và hoàn thành sản phẩm của các nhóm. Bước 3. Chuẩn bị báo cáo sản phẩm trước lớp 5
- Các nhóm hoàn thành sản phẩm, tập dượt chuẩn bị cho báo cáo sản phẩm trước lớp GV thu thập, phân loại tài liệu, soạn bài giảng trên giáo án Word và giáo án powerpoint. 2. Cách thức tổ chức và phương pháp dạy học Khi dạy bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) tôi vận dụng quan điểm tích hợp để xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để đạt mục tiêu của bài học: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm, đàm thoại, trao đổi, gợi mở, quan sát, cố vấn… 3. Phương pháp kiểm tra đánh giá Sản phẩm các nhóm thực hiện dự án. Khả năng giới thiệu sản phẩm của các nhóm và câu hỏi củng cố cuối bài học. 4. Hoạt động của học sinh HS lựa chọn các bạn có cùng sở thích vào nhóm; cử nhóm trưởng, thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Học sinh lựa chọn chủ đề, trao đổi theo nhóm, ghi chép nội dung. HS cùng giáo viên chọn lọc những nội dung cần thiết để thực hiện dự án. Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế hoạch của nhóm; Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Cả lớp cùng soạn bài theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. GV chia lớp thành 3 nhóm và tìm hiểu thêm các thông tin: + Nhóm 1: Tìm hiểu về tình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, ở Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc. + Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm HIV/AIDS; Con đường lây lan của đại dịch. + Nhóm 3: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển, Biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. 6
- 5. Hoạt động của giáo viên: Lập kế hoạch cho dự án. Giới thiệu bài học, nêu mục tiêu cần đạt trong bài học. GV giới thiệu cho học sinh biết thế nào là dạy dạy tích hợp. Mục đích của dạy học tích hợp. Dạy tích hợp có ưu điểm nổi bật gì so với dạy truyền thống? GV giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn các em thực hiện. Cho học sinh lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích, hình thành các nhóm HS có cùng sở thích. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm (đã nêu ở mục 4) Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo dõi tiến độ thực hiện, phân công nhiệm vụ trong nhóm. Theo dõi, nhận xét và bổ sung những công việc hay nội dung còn thiếu, giúp các em hoàn thành bản kế hoạch. Tư vấn, giúp đỡ các em trong quá trình tìm kiếm tư liệu ( nếu các em gặp khó khăn). Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng thực hiện : +Kỹ năng xử lý thông tin sau quá trình thu thập thông tin. + Kỹ năng làm bài thuyết trình trên powerpoint. +Kỹ năng giới thiệu, trình bày sản phẩm…. Theo dõi, giúp đỡ xử lý thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận và phản hồi. Nhận xét, bổ sung. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Kết luận, cho điểm theo nhóm, tuyên dương các nhóm, cá nhân đã học tập tích cực trong quá trình thực hiện nội dung bài học. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học trên lớp. 7
- a. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra trong quá trình học. b. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh về nội dung sẽ tìm hiểu trong bài học. Phương pháp: GV đưa một số hình ảnh và câu hỏi định hướng HS để dẫn đến bài học mới: Câu 1: Các em có biết đây là hình ảnh của người bị nhiễm bệnh gì không? Câu 2: Em có biết khi mắc phải bệnh đó, chúng ta sẽ phải đối diện với điều gì không? Câu 3: Em có biết quốc gia nào hiện nay có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS lớn nhất thế giới không? >Bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một trong những đại dịch được coi là nguy hiểm nhất trên thế giới. Đó là HIV/AIDS…qua bài học: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) c. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung (tác giả, tác phẩm) Mục tiêu: HS nắm những nét cơ bản về tác giả Côphiannan, về hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, thể loại tác phẩm. Phương pháp: 8
- +HS đọc sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, trả lời câu hỏi của GV: về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, thể loại của tác phẩm. + HS trình bày bài thuyết trình trên Powerpont theo nhiệm vụ đã phân công cho 3 nhóm (đã nêu ở mục 4) (Tích hợp kiến thức với môn lịch sử, địa lí, giáo dục công dân) + HS lắng nghe bài thuyết trình của các nhóm, nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, bổ sung, chốt ý cần nắm. d. Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản Mục tiêu: + GV định hướng cùng HS tìm hiểu về: Thực trạng bệnh HIV/AIDS đang diễn ra trên thế giới. + Tình hình thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS: Mặt làm được. Mặt chưa làm được. + Tác giả đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu nào trong việc phòng chống AIDS? +Kết thúc bản thông điệp, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi phòng chống AIDS như thế nào? (Tích hợp với môn giáo dục công dân và giáo dục kĩ năng sống, mĩ thuật, tin học) Phương pháp: Phát vấn đàm thoại, trao đổi gợi mở, diễn giảng, nhận xét, bổ sung. e. Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học. 9
- Mục tiêu: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài; liên hệ tới ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc thiết thực hành động góp phần ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh thế kỉ này. (Tích hợp với môn giáo dục công dân và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh) Phương pháp: Phát vấn đàm thoại, trao đổi gợi mở, diễn giảng, nhận xét, bổ sung. f. Hoạt động 6: Luyện tập củng cố. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học bằng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trả lời nhanh. (Tích hợp kiến thức với giáo dục kĩ năng sống) Phương pháp: +GV hỏi nhanh học sinh bằng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. + HS thảo luận nhanh, trả lời câu hỏi. g. Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà Mục tiêu: Định hướng cho HS những nội dung quan trọng cần học ở nhà (Tích hợp kiến thức với môn mĩ thuật: yêu cầu học sinh về nhà vẽ bản đồ tư duy tổng kết nội dung quan trọng của bài học . Sưu tầm/vẽ tranh cổ động phòng chống AIDS) Phương pháp: Giao bài tập cho từng nhóm, quy định thời gian nộp sản phẩm. 3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi thực hiện theo những nội dung cụ thể của bảng sau: *BẢNG 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH HỌC THEO DỰ ÁN Tên người/nhóm trình bày: Tổng điểm: .............../ 100 10
- Nội dung trình bày: Tiêu chí (điểm) Trên mức đạt Đạt Chưa đạt Ghi (10 điểm) (6 điểm) (3 điểm) chú 1 Chủ đề 2 Dữ liệu và nội dung 3 Trình bày 4 Tính sáng tạo 5 Tư duy tích cực 6 Làm việc nhóm 7 Ấn tượng chung 8 Tổng điểm Các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận: + Nếu học sinh trả lời đúng 80100% câu hỏi trắc nghiệm và tự luận: hiểu bài mức độ tốt. + Nếu học sinh trả lời đúng 5070% câu hỏi trắc nghiệm và tự luận: hiểu bài mức độ khá. + Nếu học sinh trả lời đúng dưới 50% câu hỏi trắc nghiệm và tự luận: chưa hiểu bài. *BẢNG 2: PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ Tổng số học sinh: 42 em. Trước khi thực hiện dự án Mức độ Nội dung Khó khăn Bình thường Thích. yêu cầu Việc thu thập tài liệu về tác giả, tác phẩm. 15 HS 20 HS 7HS 11
- Mức độ Nội dung Ngại Muốn trình bày. Thích được trình yêu cầu trình bày bày Việc trình bày một vấn đề trước tập thể lớp. 30 HS 10 HS 2 HS Sau khi thực hiện dự án Mức độ Nội dung Khó khăn Bình thường Thích. yêu cầu Việc thu thập tài liệu về 5 HS 16 HS 21 HS tác giả, tác phẩm. Không Có thể thực Muốn học văn theo có máy hiện được , hướng tích hợp liên tính, thời không khó khăn. môn , thích tìm tài gian ít. liệu. Tăng hiểu biết. Rèn luyện được nhiều kĩ năng bổ ích. Mức độ Nội dung Ngại Muốn trình Thích được trình yêu cầu trình bày bày. bày Việc trình bày một vấn 5 HS 20HS 17HS đề trước tập thể lớp. Khả Muốn thể hiện Rất thích. năng nói khả năng nói, ( Rèn luyện được kém, nhút trình bày trước nhiều kĩ năng, đặc nhát, hay tập thể. biệt là kĩ năng giao 12
- xấu hổ. tiếp. Được điểm cao) Mức độ Không Bình thường Rất hiệu quả Nội dung thích yêu cầu Học theo dự án như vậy 0 HS 12HS 30 HS có hiệu quả không? Phải làm việc Hiệu quả: nhiều trước khi + Có được vốn kiến đến lớp, cần có thức phong phú. nhiều thời gian + Chủ động, tự tin. hơn. + Rèn được nhiều kĩ năng hữu ích. + Được điểm cao. Như vậy, sau khi thực hiện dạy học bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) theo hướng tích hợp liên môn, học sinh không chỉ có đựơc kiến thức về bộ môn mà còn được bổ sung thêm những kiến thức lịch sử, địa lý, tin học, giáo dục công dân, thực tế đời sống xã hội. Các em không còn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về tác giả, tác phẩm. Đặc biệt có hứng thú hơn với bộ môn và rèn luyện được nhiều kĩ năng bổ ích. Do đó, kết quả học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt. * Sản phẩm của học sinh Sản phẩm của học sinh là bài thuyết trình trên powerpoint, trên bản word , những số liệu, hình ảnh học sinh thu thập được liên quan đến bài học. Sau đây là phần giáo án tích hợp liên môn minh họa khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) 13
- 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Sĩ số 12D2 20/12/2019 Vo 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học. 3. Các hoạt động dạy học: Vào bài mới: GV đưa một số hình ảnh và câu hỏi định hướng HS để dẫn đến bài học mới: Câu 1: Các em có biết đây là hình ảnh của người bị nhiễm bệnh gì không? Câu 2: Em có biết khi mắc phải bệnh đó, chúng ta sẽ phải đối diện với điều gì không? Câu 3: Em có biết quốc gia nào hiện nay có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS lớn nhất thế giới không? >Bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một trong những đại dịch được coi là nguy hiểm nhất trên thế giới. Đó là HIV/AIDS…qua bài học: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (Cô phiannan) 14
- Hoạt động Nội dung cần đạt Nội dung tích hợp của GV và HS Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung: *Tích hợp với kiến thức đời GV hướng 1. Tác giả: sống và tin học để tìm hiểu dẫn học sinh thêm về tác giả. tìm hiểu phần Chân dung ông Côphi Annan 1. Cuộc đời của Côphianna tiểu dẫn. CH (Câu hỏi): Côphi Anna sinh năm 1938 Học sinh (HS) tại Kusami trong một gia đình đọc tiểu dẫn thuộc đẳng cấp cao của đất trong SGK kết nước. Ông thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Phantê hợp với hiểu Côphi Annan là người châu và nhiều ngôn ngữ Châu Phi biết giới thiệu Phi da đen đầu tiên được bầu khác, ông bắt đầu làm việc cho những nét làm Tổng thư kí Liên hợp tổ chức Y tế Thế giới của Liên chính về tác quốc. hợp quốc vào năm 1969. Ngày giả Côphi An Năm 2001 ông được trao giải 13/12/1996 Côphi Anna được nan và bản thưởng Nôben Hòa bình vì có bầu làm Tổng thư kí Liên hợp thông điệp? đóng góp to lớn trong việc xây quốc, ông là người da đen đầu HS phát biểu tiên của Châu Phi được đảm dựng dựa trên kiến “một thế giới tốt hơn và hòa nhận vị trí lãnh đạo Liêp hợp thức phần tiểu quốc. Ông tái đắc của và bắt bình hơn”. dẫn và kiến đầu nhiệm kì thứ hai vào năm thức đã tìm 2002. hiểu ở nhà. Các HS khác Tác giả Côphi Anna đã từng nghe, nhận xét là Tổng thư kí thứ bảy của Liên và bổ sung. Hợp Quốc (nhiệm kì 1997 – GV nhận xét, 2006). Ông có những đóng góp bổ sung, chốt to lớn cho nền hòa bình của 15 nội dung cần nhân loại nên đã được trao giải
- * C ủng cố, luyện tập: Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1:Đ ối tượng hướng đến của văn bản Thông đi ệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 c ủa Côphi Annan là: A. Những nạn nhân của bệnh dịch HIV/AIDS. B. Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. C. Giới trẻ, những công dân tương lai của thế giới. D. Nhân dân toàn thế giới. Câu 2:Ý nào sau đây không đúng khi nói về tính chất nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS? A. Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. B. Đã tìm ra vắc – xin phòng chống AIDS. C. Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. D. Đại dịch này đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ. Câu 3:Kết thúc văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi gì? A. Kêu gọi mọi người dân cùng góp sức mình chống lại đại dịch HIV/AIDS, không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. B. Kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức tích cực thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế để nhanh chóng ngăn chặn và loại trừ đại dịch HIV/AIDS. C. Kêu gọi thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét đồng thời thiết lập một cơ chế phối hợp hành động giữa các quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng chống AIDS. D. Kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế hãy đưa vấn đề HIV/AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế. 16
- Câu 4:Điền vào dấu [...] để hoàn thành câu văn trong văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003: "Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với [...]". A. "Sự tự hủy diệt" B. "Sự thất bại" C. "Cái chết" D. "Sự vô trách nhiệm" Câu hỏi tự luận: Giả sử em có người thân mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, em sẽ phải làm gì? Hướng dẫn về nhà: Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung, nghệ thuật quan trọng của bài học. Mỗi tổ hãy sưu tầm (vẽ) một bức tranh cổ động phòng chống đại dịch HIV/AIDS? V. Rút kinh nghiệm * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể có thể áp dụng đối với tất cả các môn học trong chương trình THPT không chỉ riêng đối với môn Ngữ văn; Có thể áp dụng với hầu hết các bài học trong chương trình ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12. Trong giới hạn của sáng kiến, tôi chỉ thực nghiệm thiết kế một bài học cụ thể có tích hợp kiến thức liên môn mà tôi đã dạy trực tiếp trên đối tượng là học sinh lớp 12D2, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc và đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với cả giáo viên và học sinh. 7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 17
- 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Với giáo viên: Giáo viên không chỉ có kiến thức của bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong bài học một cách hiệu quả nhất. Giáo viên cần đầu tư thời gian công sức bài học mới đạt hiệu quả. Để thực hiện bài dạy tích hợp liên môn trong sáng kiến này, giáo viên cần tham khảo các thiết bị dạy học và học liệu sau: SGK Ngữ văn 12 (Nâng cao), tập 1, NXB Giáo dục ; SGV Ngữ văn 12tập 1, NXB Giáo dục. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 12, NXB giáo dục Việt Nam, giáo án word ;giáo án điện tử. Sinh học 10 Bài 44: Sự nhân lên của víut trong tế bào chủ; Phần II: HIV và hội chứng AIDS,NXB Giáo dục. Địa lý 11: Một số vấn đề của Châu Phi, NXB Giáo dục Giáo dục công dân 10: Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại,NXB Giáo dục Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh; tranh ảnh trên Internet. Máy vi tính có nối mạng Internet, máy chiếu, máy chụp hình, quay video. Học liệu: kiến thức liên môn, kiến thức lịch sử, văn hoá xã hội… * Học sinh Học sinh cần tham khảo kiến thức các bộ môn khác liên quan đến bài học. Phân công người viết, báo cáo sản phẩm theo nhóm đã phân công. Bài thuyết trình trên powerponit. SGK Ngữ văn 12, tập 1; vở ghi. 18
- 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. * Lợi ích với giáo viên Vận dụng kiến thức liên môn góp phần giúp tôi đổi mới phương pháp dạy học theo chiều hướng tích cực là vận dụng kiến thức liên môn thông qua một bài học cụ thể. Nâng cao năng lực và trình độ của tôi trong việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức liên môn. Để vận dụng tốt kiến thức liên môn trong bài học, đòi hỏi tôi không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong bài học một cách hiệu quả nhất. Khi soạn bài có tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học trên nhiều khía cạnh nên tiết học sẽ sinh động, hấp dẫn hơn. Vận dụng kiến thức liên môn trong bài học, giúp tôi trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và những kĩ năng hoạt động cần thiết nhất. Từ đó khuyến khích các em vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. * Lợi ích với học sinh Việc vận dụng kiến thức liên môn giúp học sinh phát huy được vai trò trung tâm của người học; phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, chủ động tích cực trong học tập của học sinh; giúp người học có thể vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong giáo dục. Học sinh thấy hào hứng, sôi nổi, được làm việc nhiều hơn trong giờ học nên tiết học không nhàm chán nặng nề mà hấp dẫn. Việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học cụ thể đã b ồi dưỡng cho học sinh 19
- vốn kiến thức đa dạng phong phú từ đó vận dụng vào đời sống hiệu quả. 10. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Stt Tên tổ chức/ cá Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng nhân sáng kiến 1 Bùi Thị Thu THPT Nguyễn Viết Ôn thi THPT Quốc gia Phương Xuân Vĩnh Tường, ngày.....tháng......năm...... Vĩnh Tường, ngày.....tháng......năm...... Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Bùi Thị Thu Phương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 74 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 76 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn