intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của việc biết tên nguyên tố cũng như tên các hợp chất hóa học đối với cuộc sống từ đó tăng khả năng hứng thú trong học tập cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “TÍCH HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP BẰNG TIẾNG ANH VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT MIỀN NÚI” Lĩnh vực: Hóa học
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG I -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “TÍCH HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP BẰNG TIẾNG ANH VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT MIỀN NÚI” Lĩnh vực: Hóa học Người thực hiện: 1. Lô Thị Huyền - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0942620703 2. Vi Thị Biên Thùy - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0919547211 3. Nguyễn Thị Vân - Tổ Ngoại ngữ - SĐT: 0943533035 Năm thực hiện: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC TT Nội dung Trang PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Kế hoạch nghiên cứu 3 6 Đóng góp đề tài 4 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN I CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1 Tổng quan về chương trình GDPT 2018 5 1.1 Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 5 1.2 Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 6 1.3 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 6 1.4 Định hướng về nội dung giáo dục 7 1.5 Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục 7 2 Phương pháp dạy học hóa học 10 theo chương trình GDPT 2018 8 2.1 Đặc điểm môn học 8 2.2 Quan điểm xây dựng chương trình 8 2.3 Mục tiêu chương trình 9 2.4 Yêu cầu cần đạt 9 2.4.1 Yêu cần cần đạt về phẩm chất và năng lực chung 10 2.4.2 Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 10 2.4.3 Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp 12 3 Phương pháp dạy học tích hợp liên môn 20 II CƠ SỞ THỰC TIỄN 22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
  4. I THUẬN LỢI 22 II KHÓ KHĂN 23 DẠY HỌC HÓA HỌC 10 TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG III 23 DƯƠNG 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CHƯƠNG III. DẠY HỌC HÓA HỌC CÓ TÍCH HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I MỤC TIÊU 25 II TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 25 1 Tổ chức hoạt động tại lớp 25 2 Tổ chức câu lạc bộ liên môn “ English and Chemistry club” 33 3 Đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua các hoạt 40 động học tập. 4 Các giải pháp chung để nâng cao giảng dạy bộ môn Hóa học 10 42 5 Khảo sát 42 5.1 Khảo sát lấy ý kiến học sinh về việc tich hợp liên môn Tiếng Anh 42 và Hóa học trên tổng 213 học sinh khối 10. 5.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 44 5.2.1 Mục đích khảo sát 44 5.2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 44 5.2.2.1 Nội dung khảo sát 44 5.2.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 44 5.2.2.3 Đối tượng khảo sát 45 5.2.2.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 45 đề xuất PHẦN III. KẾT LUẬN 1 Kết luận kết quả nghiên cứu 46 2 Kiến nghị và đề xuất 47 3 Tài liệu tham khảo 49 4 Phụ lục kết quả khảo sát 50
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp với đối tượng học sinh là rất cần thiết. Hiện nay khi mục tiêu giáo dục của Đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, phẩm chất tốt. Không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa rời thực tiễn mà nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Từ đó học sinh hình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao. Chương trình Hóa học phổ thông 2018 là văn bản cụ thể nội dung trí dục môn Hóa học phổ thông. Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018 đối với bộ môn Hóa học 10. Nội dung chương trình được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, trong khu vực và trên thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn báo giáo dục và thời đại ngày 18/10/2022, PGS.TS.NGƯT Cao Cự Giác - chủ biên của SGK “Chân trời sáng tạo” bộ môn Hóa học 10 đã nói rằng: Chương trình GDPT 2018 hiện nay đối với bộ môn Hóa học khác chương trình cũ là tên gọi nguyên tố hóa học cũng như tên gọi các hợp chất đều bằng Tiếng Anh nó phù hợp với tên gọi IUPAC quy định đó là sử dụng Tiếng Anh. Điều đó đem lại những lợi thế đó là tính nhất quán và thuận lợi, tính đồng bộ và ứng dụng trong cuộc sống và tính hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên đối với học sinh các trường THPT hiện nay đặc biệt là học sinh THPT miền núi trong quá trình học chương trình mới để nhớ các thuật ngữ, tên gọi Hóa học bằng Tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn vì sự không liền mạch của chương trình (ở cấp THCS dùng tên cũ nhưng lên lớp 10 lại dùng tên mới) và vì bộ môn Tiếng Anh cũng là bộ môn khó. Vì vậy chúng tôi là những giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học 10 chương trình mới rất băn khoăn và mong muốn học sinh tiếp thu được và nhớ được các tên gọi các nguyên tố hóa học cũng như hợp chất của chúng. Chúng tôi đã kết hợp liên môn với giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh hỗ trợ đưa một số câu hỏi bài tập hóa học nhưng được chuyển hóa thành câu hỏi bằng Tiếng Anh để tích hợp vào quá trình dạy học đặc biệt là quá trình ôn tập chương, quá trình tổ chức câu lạc bộ liên môn hóa học và Tiếng Anh nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học Hóa học cũng như khi học Tiếng Anh. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi”. 1
  6. 2. Mục đích nghiên cứu Học sinh hiểu tầm quan trọng của việc biết tên nguyên tố cũng như tên các hợp chất hóa học đối với cuộc sống từ đó tăng khả năng hứng thú trong học tập cho học sinh. Thông qua các câu hỏi bằng Tiếng Anh được giáo viên tích hợp trong các bài giảng cũng như trong hoạt động học sinh sẽ nhớ về tên nguyên tố cũng như tên các hợp chất đồng thời bài học sẽ phong phú hơn do có tích hợp bộ môn Tiếng Anh. Từ đó học sinh không chỉ yêu thích môn Hóa học mà còn có hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh. TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Tháng - Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết - Bản đề cương 6/2022 đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài. 2 Tháng - Nghiên cứu lý luận, các năng lực phẩm - Tập hợp lý 7,8,9/2022 chất trong chương trình GDPT 2018, thuyết của đề tài. PPDH tích cực của bộ môn hóa học, - Xử lý số liệu phương pháp dạy học liên môn. - Tổng hợp các ý - Tham gia tập huấn sách giáo khoa mới kiến góp ý của theo chương trình phổ thông 2018. đồng nghiệp. - Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng kiến. 3 Tháng - Nghiên cứu các phương pháp dạy học - Tổng hợp, xử lý 10,11/2022 tích cực các kết quả thử - Tham khảo các câu hỏi và bài tập về nghiệm đề tài. danh pháp Hóa học. - Kiểm tra trước thực nghiệm - Tiến hành dạy thử 4 Tháng - Viết sơ lược sáng kiến - Bản thảo sáng 12/2022 - Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp. kiến. - Gửi đề cương sáng kiến về trường. - Tập hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 5 Tháng - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ liên môn - Chấm sáng kiến 1,2/2023 - Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm cấp trường. 2
  7. 6 Tháng - Chỉnh sửa bổ sung sáng kiến sau khi - Hoàn thành 3/2023 chấm cấp trường. sáng kiến nộp sở. Từ kết quả học tập của học sinh giúp giáo viên đánh giá được năng lực, phẩm chất của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu áp dụng cho các đối tượng học sinh khối 10 THPT miền núi nơi còn nhiều khó khăn cho cả thầy cô lẫn học sinh khi tham gia dạy học chương trình GDPT 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học. - Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học bộ môn, hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, các tài liệu về dạy học tích cực. - Nghiên cứu sách giáo khoa Hoá học 10 và các tài liệu có liên quan nội dung giảng dạy bộ môn Hóa học 10 chương trình GDPT 2018. b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học Hoá học 10 chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Tương Dương 1. - Thăm dò, khảo sát, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh về nội dung, khối lượng kiến thức, cách dạy, học có tích hợp câu hỏi bằng Tiếng Anh để nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Hóa học 10. c) Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Đánh giá kết quả học tập cũng như nhu cầu của học sinh sau khi dạy học hóa học có tích hợp một số câu hỏi bằng Tiếng Anh. 5. Kế hoạch nghiên cứu TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Tháng - Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết đề - Bản đề 6/2022 cương nghiên cứu cương chi tiết của đề tài. 2 Tháng - Nghiên cứu lý luận, các năng lực phẩm - Tập hợp lý 7,8,9/2022 chất trong chương trình GDPT 2018, PPDH thuyết của đề tích cực của bộ môn hóa học, phương pháp tài. dạy học liên môn. - Xử lý số liệu 3
  8. - Tham gia tập huấn sách giáo khoa mới - Tổng hợp theo chương trình phổ thông 2018. các ý kiến - Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng góp ý của kiến. đồng nghiệp. 3 Tháng - Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích - Tổng hợp, 10,11/2022 cực xử lý các kết - Tham khảo các câu hỏi và bài tập về danh quả thử pháp Hóa học. nghiệm đề tài. - Kiểm tra trước thực nghiệm - Tiến hành dạy thử 4 Tháng - Viết sơ lược sáng kiến - Bản thảo 12/2022 - Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp. sáng kiến. - Gửi đề cương sáng kiến về trường. - Tập hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 5 Tháng - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ liên môn - Chấm sáng 1,2/2023 - Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm kiến kinh nghiệm cấp trường. 6 Tháng - Chỉnh sửa bổ sung sáng kiến sau khi chấm - Hoàn thành 3/2023 cấp trường. sáng kiến nộp sở. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hai bộ môn Hóa học và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học từ dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của chương trình GDPT 2018. Về mặt thực tiễn: Đây là đề tài giúp học sinh nhớ được tên các nguyên tố hóa học cũng như hợp chất hóa học, từ đó vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, giúp các em có niềm hứng thú học tập trong các môn học. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học chương trình mới ở trường THPT miền núi. 4
  9. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tổng quan về chương trình GDPT 2018 1.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. 3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. 4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. 5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội 5
  10. dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. 1.2. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông Chương trình GDPT 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 1.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực Về phẩm chất: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu : Yêu nước - Nhân ái - Chăm chỉ - Trung thực và Trách nhiệm. Về năng lực: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: 6
  11. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. 1.4. Định hướng về nội dung giáo dục Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh. 1.5. Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Định hướng về phương pháp giáo dục: Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống). Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục: Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. 7
  12. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. 2. Phương pháp dạy học hóa học 10 theo chương trình GDPT 2018 2.1. Đặc điểm môn học Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu. Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. 2.2. Quan điểm xây dựng chương trình Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau: Bảo đảm tính kế thừa và phát triển - Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những 8
  13. thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. - Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết. Bảo đảm tính thực tiễn - Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp - Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp. Phát huy tính tích cực của học sinh - Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. 2.3. Mục tiêu chương trình Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. 2.4. Yêu cầu cần đạt 9
  14. 2.4.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 2.4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù - Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học - một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: Nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Các biểu hiện cụ thể của năng lực hoá học được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây: Thành phần Biểu hiện năng lực - Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể: Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học. - Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. - Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng. Nhận thức hoá học - So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau. - Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định. - Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả,...). - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. - Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có 10
  15. liên quan đến chủ đề. - Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể: - Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát Tìm hiểu thế giới tự biểu được giả thuyết nghiên cứu. nhiên dưới góc độ hoá học - Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. - Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể: + Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống. + Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. Vận dụng kiến thức, + Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh kĩ năng đã học hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. - Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. - Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. - Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức 11
  16. giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến thực tiễn. 2.4.3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp LỚP 10 Nội dung Yêu cầu cần đạt - Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học. - Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu Nhập môn hoá học hoá học. - Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,... CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), Các thành phần của neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện nguyên tử tích, khối lượng mỗi loại hạt). - So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử. - Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. - Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. Nguyên tố hoá học - Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. - Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử. - Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO. - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một 12
  17. lớp. - Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, Cấu tạo của bảng nhóm). tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron). - Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm). - Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử Xu hướng biến đổi trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo một số tính chất của lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng nguyên tử các và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo nguyên tố trong một chiều từ trên xuống dưới). chu kì và trong một - Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm nhóm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A). Xu hướng biến đổi - Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính thành phần và một chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu số tính chất của hợp kì. Viết được phương trình hoá học minh họa. chất trong một chu kì Định luật tuần hoàn - Phát biểu được định luật tuần hoàn. và ý nghĩa của bảng - Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng nguyên tố hoá học tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất (tính 13
  18. kim loại, phi kim, tính chất của các hợp chất…) và ngược lại. CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HOÁ HỌC - Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá Quy tắc octet trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. - Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet). Liên kết ion - Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion). - Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet. - Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản. - Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận. - Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị Liên kết cộng hoá không phân cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo độ âm trị điện. - Giải thích được sự hình thành liên kết và liên kết qua sự xen phủ AO. - Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết (cộng hoá trị). - Lắp được mô hình phân tử, tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn). - Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. - Vận dụng để giải thích được sự xuất hiện liên kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: N, O, F). Liên kết hydrogen và tương tác (liên - Nêu được vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới kết)van der Waals tính chất vật lí của H2O. - Nêu được khái niệm về tương tác van der Waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất. 14
  19. CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ - Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. - Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá - khử và ý Phản ứng oxi hoá - nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử. khử - Mô tả được một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống. - Cân bằng được phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron. CHƯƠNG 5. NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC - Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298 K); enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) f Ho 298 và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng rHo 298 - Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị rHo 298 Sự biến thiên enthalpy trong các - Tính được rHo 298 của một phản ứng dựa vào bảng số phản ứng hoá học liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành cho sẵn, vận dụng công thức: rHo 298 Eb (cđ ) Eb (sp)  r Ho = 298 Δ H f o 298(sp) - Δ H f o 298(c®) Eb (cđ ), Eb (sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng. CHƯƠNG 6. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC - Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng. Phương trình tốc độ - Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc phản ứng và hằng độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là định luật tác dụng số tốc độ của phản khối lượng (M. Guldberg và P. Waage, 1864) chỉ đúng ứng cho phản ứng đơn giản nên không tùy ý áp dụng cho mọi phản ứng). Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng. Các yếu tố ảnh - Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu hưởng tới tốc độ tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (nồng độ, nhiệt độ, áp 15
  20. phản ứng suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác). - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. - Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ). - Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất. CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA - Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen. - Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen. - Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals. - Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị dựa theo cấu hình electron. - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm Tính chất vật lí và chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hoá của hoá học các đơn các halogen thông qua một số phản ứng: Thay thế chất nhóm VIIA halogen trong dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước. - Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H–X (điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng). - Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá - khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa. - Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2