Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy học dự án bài 39 Ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của động vật, Sinh học 11 THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là sử dụng dạy học dự án để tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy bài 39 “Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển của động vật”, Sinh học 11 THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy học dự án bài 39 Ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của động vật, Sinh học 11 THPT
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 5 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 5 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5 1.1. Khái niệm của dạy học dự án ......................................................................... 5 1.2. Đặc điểm của dạy học dự án .......................................................................... 5 1.3. Các hình thức dạy học dự án .......................................................................... 5 1.4. Tiến trình dạy học dự án ................................................................................ 6 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 7 2.1. Thực trạng chung về phƣơng pháp dạy học dự án ......................................... 7 2.2. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp DHDA để tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy bài 39 “Ảnh hƣởng của các nhân tố môi trƣờng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật”, Sinh học 11. .................................................................. 9 CHƢƠNG II. TÍCH HỢP MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN DẠY BÀI 39 “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”, SINH HỌC 11 .................................................................... 10 A. Kế hoạch dự án. .................................................................................................. 10 I. Tóm tắt dự án. ...................................................................................................... 10 II. Mục tiêu dự án. ................................................................................................... 10 III. Đối tƣợng thực hiện dự án................................................................................. 11 IV. Các nhóm dự án. ............................................................................................... 12 V. Thời gian thực hiện dự án. ................................................................................. 13 VI. Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng...................................................................... 13 VII. Kế hoạch đánh giá. .......................................................................................... 14 VIII. Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo. ............................................................. 15 B. Tiến trình dạy học dự án ..................................................................................... 15 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 25 1. Đối với nhà trƣờng .......................................................................................... 25 2. Đối với GV ...................................................................................................... 25 3. Đối với HS....................................................................................................... 25 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 29 Tài liệu Tham khảo ................................................................................................. 30 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 31 1
- DANH MỤC VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh DHDA Dạy học dự án THPT Trung học phổ thông 2
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đã đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với ngƣời lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Ngành giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng đƣợc những đòi hỏi mới của xã hội và thị trƣờng lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm cũng nhƣ năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp. Nghị quyết trung ƣơng 8 khoá XI đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đó là: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Những yêu cầu của xã hội đã thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phƣơng pháp dạy và học ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục với định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học là: Phƣơng pháp dạy học cần hƣớng vào việc tổ chức cho ngƣời học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Dạy học dự án là một hình thức dạy học vừa có tính hợp tác vừa có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích đƣợc cảm hứng say mê của học sinh. Dạy học dự án phát huy đƣợc tối đa năng lực cá nhân của học sinh khi các em đảm nhận những vai trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm. Dự án thƣờng gắn với đời sống thực tế của học sinh. Học sinh có điều kiện để tiếp xúc với những đối tƣợng thực tế, các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nội dung học tập gắn liền với thực tiễn. Việc tổ chức dạy học theo phƣơng pháp dạy học dự án giúp học sinh hình thành đƣợc những kỹ năng, năng lực cần thiết trong cuộc sống, trong công việc, từ đó giúp các em thích nghi và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại. Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của con ngƣời thì thức ăn là nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất. Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là một vấn đề cấp thiết và thƣờng xuyên. Tuy nhiên, các loại thực phẩm đồ ăn thức uống hiện nay làm cho ngƣời tiêu dùng rất hoang mang. Cộng thêm quan niệm, chế độ dinh dƣỡng chƣa hợp lí và thói quen ăn uống của giới trẻ thời công nghệ để đáp 3
- ứng đƣợc áp lực công việc, một số bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và đƣợc “trẻ hóa” nhƣ bệnh tiểu đƣờng, bệnh cao huyết áp và đặc biệt là các triệu chứng bệnh do béo phì. Các vấn đề xã hội trên cần đƣợc các em học sinh hiểu rõ hơn để từ đó có kiến thức để xây dựng cho bản thân và gia đình, cộng đồng một khẩu phần ăn hợp lí một thói quen ăn uống khoa học, văn minh để có một cơ thể lý tƣởng, sức khỏe tốt. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy học dự án bài 39 “Ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của động vật”, Sinh học 11THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng dạy học dự án để tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy bài 39 “Ảnh hƣởng của các nhân tố môi trƣờng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật”, Sinh học 11 THPT. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Đề tài đƣợc thực hiện trong chủ đề Sinh trƣởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11, THPT. - Đối tƣợng thực hiện là học sinh lớp 11D2, 11C2 năm học 2018- 2019. Lớp 11D1, 11C3 năm học 2019- 2020. Lớp 11A6, 11A7 năm học 2020- 2021 trƣờng sở tại. - Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài từ năm học 2018- 2019, 2019- 2020, 2020- 2021. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phƣơng pháp dạy học, cơ sở lý luận của phƣơng pháp dạy học dự án. - Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để xem xét tính khả thi của đề tài. - Phƣơng pháp điều tra, thu thập và xử lí số liệu. 5. Tính mới của đề tài Đƣợc thể hiện trƣớc hết ở nội dung và đối tƣợng để học sinh khám phá, trải nghiệm, đóng vai: Các địa điểm đến nhƣ chợ, quán ăn vặt, cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, siêu thị, bệnh viện, trạm xá,... Đóng vai là phóng viên để phóng vấn chuyên gia dinh dƣỡng (bác sĩ), phỏng vấn các bạn học sinh. Các dự án mà học sinh thực hiện đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống của các em, của một phần xã hội hiện nay. Không gian các em thực hiện dự án gắn liền với không gian sống của các em. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm của dạy học dự án Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của học tập dự án. 1.2. Đặc điểm của dạy học dự án - Ngƣời học là trung tâm của dạy học dự án. - Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn liền với các hoạt động thực tiễn. - Dự án đƣợc định hƣớng theo bộ câu hỏi khung chƣơng trình. - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên. - Dự án có tính liên hệ với thức tế. - Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân, ngƣời học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện. - Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động. - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của ngƣời học. - Kỹ năng tƣ duy là yếu tố không thể thiếu trong phƣơng pháp dạy học dự án. 1.3. Các hình thức dạy học dự án Dạy học dự án có thể đƣợc phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án: - Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ - Dự án trung bình: Thực hiện trong một số ngày nhƣng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học. - Dự án lớn: Đƣợc thực hiện trong quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần. b) Phân loại theo nhiệm vụ: - Dự án tìm hiểu: Là dự án khảo sát thực trạng đối tƣợng. - Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tƣợng, quá trình. 5
- - Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhƣ trang trí, trƣng bày, biểu diễn, sáng tác, thuyết trình. c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập: - Dự án mang tính thực hành: dự án có trọng tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất. - Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động nhƣ tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn. Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của ngƣời học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…). 1.4. Tiến trình dạy học dự án a. Theo tạp chí giáo dục số 392 kỳ II năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thế Hưng - Hình thành ý tƣởng dự án: Xuất phát từ nội dung bài học, GV phải xác định đƣợc các nội dung kiến thức và kĩ năng HS cần cần đạt đƣợc, phải có ý đồ tổ chức bài học thành dự án. Điều đó có nghĩa là GV cần phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học. - Thiết kế dự án: + Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng: Việc xây dựng bộ câu hỏi này nhằm khuyến khích HS vận dụng các kĩ năng tƣ duy bậc cao, giúp học sinh hiểu rõ bản chất vấn đề và hình thành đƣợc hệ thống kiến thức. Bộ câu hỏi định hƣớng bao gồm: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Trong đó câu hỏi khái quát chỉ mang tính chất “định hƣớng”, loại câu hỏi này có thể đƣợc trả lời bằng các lĩnh vực khác nhau hoặc phải kết hợp nhiều môn học thì mới có thể trả lời đƣợc. So với câu hỏi khái quát thì câu hỏi bài học mang tính cụ thể và sát với mục tiêu của bài học. Các câu hỏi bài học gây đƣợc sự hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh tích cực hơn trong việc tìm tòi thảo luận, tranh luận chung xung quanh các chủ đề cụ thể. Câu hỏi nội dung là những câu hỏi hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học cụ thể. + Xây dựng nguồn tài liệu hỗ trợ tham khảo: GV có thể xây dựng nguồn tài liệu hỗ trợ (Sách báo, website,..) để đảm bảo việc tìm kiếm thông tin của HS đi đúng hƣớng, đúng mục tiêu đặt ra. + Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án: Để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện dự án cần có sự tuyên truyền, đặt hàng các cơ cở chế biến thực phẩm, cơ 6
- sở y tế quanh khu vực,thông báo rộng rãi, đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất. - Thực hiện dự án: Trong DHDA, HS cần thu thập dữ liệu, có thể tiến hành các cuộc điều tra, gặp gỡ các nhân vật cần thiết, phân tích, so sánh, tính toán, viết, vẽ, tranh luận… để mang đến những sản phẩm chung. - Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của ngƣời học: Kết quả dự án cúa ngƣời học có thể viết dƣới dạng bài thu hoạch, báo cáo, bài thuyết trình (PowerPoint), video, clip…. Các sản phẩm này có thể trình bày trong lớp, trƣớc trƣờng hay ngoài xã hội. - Kết thúc dự án: Bên cạnh việc đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng nhƣ kĩ năng đạt đƣợc, thì GV và HS có thể khai thác dự án (các nhóm quan tâm đến việc bổ sung thông tin liên quan đến dự án hoặc mong muốn thực hiện dự án khác có liên quan) b. Theo tài liệu bồi dưỡng Môđun 2 – tập huấn giáo viên Sinh học THPT trên trang taphuan.lms. Dạy học dự án có 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án + Đề xuất ý tƣởng và chọn đề tài. + Chia nhóm và nhận nhiệm vụ. + Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. - Giai đoạn 2: Thực hiện dự án. Học sinh thực hiện nhiệm vụ với các hoạt động: đề xuất các phƣơng án giải quyết, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác trong nhóm. - Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án + Học sinh thu thập và công bố sản phẩm trƣớc lớp. + Tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm các dự án tiếp theo. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Thực trạng chung về phương pháp dạy học dự án Đổi mới phƣơng pháp dạy học không còn là chủ đề mới trong giáo dục nhƣng đổi mới theo hƣớng phát triển toàn diện năng lực học sinh là chủ đề đang đƣợc quan tâm nhiều, trƣớc đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với nguồn nhân lực Quốc gia, sản phẩm của giáo dục. 7
- Dạy học theo dự án là một trong những phƣơng pháp dạy học có sự gắn liền giữa lí thuyết với thực tiễn và thực hành. Áp dụng phƣơng pháp này hiệu quả sẽ đem lại là kết quả tích cực cho việc phát triển toàn diện năng lực học sinh, không chỉ về trí tuệ mà còn nâng cao phẩm chất học sinh. Mặc dù phƣơng pháp dạy học theo dự án đã đƣợc áp dụng nhƣng trong thời gian qua việc triển khái và áp dụng phƣơng pháp dạy học này ở trƣờng THPT còn nhiều hạn chế. Cụ thể chúng tôi có điều tra về thực trạng DHDA ở trƣờng lân cận và trƣờng chúng tôi đang công tác cho kết quả nhƣ sau (Kết quả điều tra 89 giáo viên tại trƣờng sở tại và 6 GV dạy sinh học tại trƣờng bạn. kết quả điều tra 41 hs đại diện cho 41 lớp trƣờng sở tại và 15 học sinh đại diện cho 15 lớp trƣờng bạn): - Điều tra giáo viên. + Về mức độ sử dụng phƣơng pháp DHDA: 12% không sử dụng; 88% ít sử dụng, 0% hay sử dụng. + Về mức độ hiểu biết khi vận dụng phƣơng pháp DHDA: Tỉ lệ GV chƣa nghe và vận dụng chƣa hiểu quả phƣơng pháp DHDA chiếm tới 81,5%; Số GV sử dụng có hiệu quả chỉ chiếm 19,5%. - Điều tra học sinh. + Mức độ sử dụng phƣơng pháp học dự án: 32,1% không sử dụng; 67,9% ít sử dụng; 0% hay sử dụng Nguyên nhân có thể là do DHDA là phƣơng pháp đòi hỏi tƣ duy mạnh mẽ cả giáo viên và học sinh. Cách thức dạy và học này có rất nhiều điểm mới mẻ so với dạy học truyền thống hay một số kỹ thuật dạy học tích cực đang đƣợc áp dụng vốn đã in sâu trong cách dạy và học của thầy và trò lâu nay. DHDA đòi hỏi quỹ thời gian học sinh hoạt động rất lớn, trong khi việc xây dựng chƣơng trình chính khóa hầu nhƣ không có thời gian cho phƣơng pháp dạy học dự án. Phƣơng pháp này cũng đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất nhất định để có thể áp dụng. Vì vậy giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn lúng túng khi áp dụng nếu không có sự đầu tƣ tính toán, lựa chọn một cách kỳ công, cân nhắc kỹ lƣỡng, xây dựng quy trình một cách công phu và có những dự trù phù hợp. Việc kiểm tra chất lƣợng dạy học vẫn thông qua hình thức trắc nghiệm, tự luận, kiểm tra viết. Tức là mới chỉ chú trọng đến việc đánh giá kết quả học tâp, chƣa có đánh giá quá trình học. Vì vậy chƣa tạo động lực nhiều cho tất cả học sinh, và chƣa kích thích mạnh sự đổi mới của giáo viên nhất là những giáo viên có độ ì lớn. Phƣơng pháp học còn mới lạ nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ. Nhiều học sinh hiện nay có phƣơng pháp tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu còn yếu. Đây cũng sẽ là những khó khăn lớn khi áp dụng phƣơng pháp dạy học dự án. 8
- Phƣơng pháp dạy học dự án đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch và xây dựng nội dung dự án khá công phu, phải thật sự tâm huyết với nghề mới có thể kiên trì, kiên nhẫn thực hiện áp dụng. Phƣơng pháp này còn khá mới mẻ chƣa đƣợc áp dụng nhiều nên giáo viên chƣa có nhiều kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp DHDA để tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy bài 39 “Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển của động vật”, Sinh học 11. Trong bài 39 – Sinh học 11 “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật” thì nhân tố thức ăn là nhân tố ảnh ảnh hƣởng mạnh nhất đến sinh trƣởng và phát triển của động vật đặc biệt là con ngƣời. Các em học sinh hiện nay thƣờng nói đùa “Ăn thì chết vì bệnh, không ăn thì chết vì đói”, vậy ăn hay không ăn? Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một. Tuy nhiên, các loại thực phẩm đồ ăn thức uống hiện nay làm cho ngƣời tiêu dùng rất hoang mang. Cộng thêm quan niệm và thói quen ăn uống của giới trẻ thời công nghệ, để đáp ứng đƣợc áp lực công việc. Một số bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và đƣợc “trẻ hóa” nhƣ bệnh tiểu đƣờng, bệnh cao huyết áp và đặc biệt là các triệu chứng bệnh do béo phì, mà nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống và chế độ dinh dƣỡng chƣa hợp lí. Các vấn đề xã hội trên thực sự đang rất cần đƣợc các em HS quan tâm, hiểu biết và làm rõ để xác định cho mình một chế độ ăn uống hợp lí, một lối sống khoa học và văn minh. Đồng thời khi đã có kiến thức về các vấn đề trên thì các em sẽ tuyên truyền cho những ngƣời xung quanh mình từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng dân số. Tuy nhiên đa phần giáo viên khi dạy bài này thì chỉ thƣờng dạy một cách máy móc, rập khuôn theo sách giáo khoa mà ít liên hệ thực tiễn cuộc sống xã hội hiện tại. GV chƣa cho học sinh trải nghiệm và tìm hiểu về các vấn đề xã hội liên quan đến nội dung bài học (nhân tố thức ăn, biện pháp nâng cao chất lƣợng dân số,...) Với HS nơi chúng tôi công tác, các em vẫn còn rất bỡ ngỡ với hình thức học khá mới mẻ này. Tuy nhiên, khi đƣợc giao nhiệm vụ để bắt tay vào làm dự án các em tỏ ra rất phấn khởi và thực hiện một cách tích cực, hiệu quả. Vì thế, nếu vận dụng tốt hình thức dạy học theo dự án vào dạy học bài 39 – Các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. 9
- CHƢƠNG II. TÍCH HỢP MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI 39 “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”, SINH HỌC 11 A. Kế hoạch dự án. I. Tóm tắt dự án. - Thức ăn là nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sức khoẻ, sinh trƣởng và phát triển của con ngƣời. - Điều dễ nhận thấy trong thời gian gần đây, tỉ lệ bệnh nhân chết vì ung thƣ ngày càng cao, các đột biến phát sinh đã để lại gánh nặng di truyền ngày càng lớn cho mỗi quốc gia, dân tộc. Các em nhỏ dậy thì sớm, béo phì, tiểu đƣờng, cao huyết áp, tim mạch là những mối lo ngại không nhỏ của xã hội. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là thức ăn, thói quen ăn uống. - Hiện nay thực phẩm không an toàn “ngang nhiên” đi vào từng bữa ăn của mỗi gia đình với nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm “tái chế” khi quá hạn sử dụng, hoá chất bảo quản thực phẩm, chất phụ gia trong thức ăn vƣợt quá giới hạn cho phép, chất kích thích tăng trƣởng vật nuôi, cây trồng…Thực phẩm bẩn đã, đang và sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con ngƣời gây hoang mang trong đời sống xã hội, làm suy kiệt giống nòi. - Quan niệm, trào lƣu ăn uống của giới trẻ hiện nay đã thay đổi rất nhiều do sự phát triển của xã hội, của công nghệ. Vì vậy chúng ta nên ăn nhƣ thế nào là khoa học, thông minh, sạch, an toàn? - Học sinh sẽ điều tra tình hình chế biến sử dụng thực phẩm bẩn ở các quán ăn nhanh, chợ, nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Đồng thời sẽ đóng vai là các phỏng vấn viên phỏng vấn các bạn trẻ về tình trạng ăn uống của giới trẻ hiện nay và gặp các chuyên gia dinh dƣỡng (các bác sĩ) đề phỏng vấn về vấn đề béo phì và các bệnh ngày càng bị “trẻ hoá” nhƣ cao huyết áp, tim mạch, tiểu đƣờng, đau dạ dày… Xin lời khuyên của các chuyên gia về chế dộ dinh dƣỡng hợp lý để có thân hình lý tƣởng và sức khoẻ tốt. - Cụ thể là sẽ tạo ra các bài báo cáo về các vấn đề xã hội trên (trình bày bằng Poweripoint, video, clip) II. Mục tiêu dự án. 1. Về kiến thức: - Nêu đƣợc ảnh hƣởng của thức ăn, chế độ dinh dƣỡng, thói quen ăn uống đến sinh trƣởng và phát triển của con ngƣời. - Nêu đƣợc một trong những nguyên nhân của bệnh béo phì, bệnh tiểu đƣờng, bệnh cao huyết áp, tim mạch là do thực phẩm, chế độ dinh dƣỡng và thói quen ăn uống chƣa hợp lý. 10
- - Giải thích đƣợc một trong những nguyên nhân gia tăng tỉ lệ các bệnh di truyền, ung thƣ, vô sinh, hiếm muộn, dậy thì sớm ở trẻ là do chế độ dinh dƣỡng bất hợp lý, thực phẩm bẩn, các hoá chất bảo quản thực phẩm và phụ gia trong chế biến quá hàm lƣợng cho phép. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Rèn luyện các kỹ năng mềm nhƣ: Kỹ năng giao tiếp và cộng tác (làm việc nhóm, chia sẻ trách nhiệm và công việc chung), sáng tạo và đổi mới, tƣ duy độc lập và giải quyết vấn đề, kỹ năng thông tin (biết tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh, nội dung, tài liệu phù hợp cho dự án), kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết trình, diễn giải, tƣ vấn. - Rèn luyện các kỹ năng về công nghệ thông tin nhƣ: kỹ năng tìm kiếm, sử dụng, chọn lọc thông tin trên internet, sách báo, ti vi. Kỹ năng sử dụng các phần mền về soạn thảo văn bản nhƣ Word, Excel, Powerpoint, Sway, Onenote. 3. Về thái độ. - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuyên truyền vào cộng đồng ý thức bảo vệ vốn gen của loài ngƣời (phòng tránh đột biến, hạn chế bệnh tật di truyền), nâng cao chất lƣợng dân số… Thông qua việc tuyên truyền vận động các nhà sản xuất, nhà cung cấp hãy là những nhà sản xuất kinh doanh có lƣơng tâm để không làm suy giảm chất lƣợng dân số. - Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống, chế độ dinh dƣỡng hợp lý để có một sức khoẻ tốt, một thân hình lý tƣởng. - Vận động, tuyên truyền gia đình, bạn bè, cộng đồng thực hiện một chế độ dinh dƣỡng hợp lý, sạch, an toàn để phòng tránh bệnh tật. 4. Các năng lực cần hƣớng tới. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực sử dụng CNTT, năng lực nghiên cứu khoa học… III. Đối tƣợng thực hiện dự án. Học sinh lớp 11A6 và 11A7 trƣờng THPT X trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1. Đặc điểm của học sinh tham gia dự án - Phần lớn học sinh tham gia dự án đã có những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: tra cứu thông tin trên internet, soạn thảo văn bản nhƣ Word, Poweripoint. - Học sinh 11A6, 11A7 có có lực học khá, chăm học, ham học hỏi. - Tuy nhiên các kỹ năng: lập kế hoạch, hợp tác nhóm, thuyết trình, phỏng vấn, tƣ vấn, chọn lọc thông tin, nghiên cứu khoa học …còn yếu. 2. Đối tƣợng học sinh có thể áp dụng/ tham gia và thụ hƣởng dự án: - Học sinh lớp 10, 11, 12. 11
- IV. Các nhóm dự án. Mỗi lớp gồm 6 nhóm thực hiện 6 dự án. Nhóm dự án 1: + Nhiệm vụ: Nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn nhanh đến giới trẻ hiện nay. + Địa điểm điều tra: Các nhà hàng, quán ăn nhanh mà các bạn trẻ thƣờng đến (trên địa bàn khu vực trƣờng THPT X). + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint, hoặc infographic. Nhóm dự án 2: + Nhiệm vụ: Nghiên cứu ảnh hƣởng của thực phẩm bẩn đến sinh trƣởng và phát triển của con ngƣời. + Địa điểm điều tra: Chợ, cửa hàng tạp hoá, cơ sở chế biến thực phẩm, vƣờn rau… + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint, hoặc video. Nhóm dự án 3: + Nhiệm vụ: Nghiên cứu ảnh hƣởng của các chất bảo quản thực phẩm, chất phụ gia trong thực phẩm đến sức khoẻ, thể trạng của các bạn trẻ hiện nay. + Địa điểm điều tra: Chợ, cửa hàng tiện lợi, cơ sở chế biến thực phẩm, quán ăn khu vực trƣờng học. + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint hoặc video. Nhóm dự án 4: + Nhiệm vụ: Khảo sát về trào lƣu ăn uống của giới trẻ hiện nay và những hệ luỵ của trào lƣu này . + Địa điểm điều tra: Phỏng vấn các bạn học sinh trong trƣờng và các trƣờng khác( quanh khu vực trƣờng học) + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoin, infographic hoặc clip Nhóm dự án 5: + Nhiệm vụ: Cho lời khuyên về chế độ dinh dƣỡng và thói quen ăn uống với giới trẻ hiện nay để có sức khoẻ tốt và thân hình lý tƣởng. + Thực tế: Hỏi ý kiến các chuyên gia, tìm hiểu qua các kênh thông tin đại chúng. + Sản phẩm: Bài báo, video. Nhóm dự án 6: + Nhiệm vụ: Phân tích nguyên nhân gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đƣờng và các triệu chứng bệnh do béo phì gây nên ở ngƣời trẻ tuổi. Đề xuất giải pháp. + Thực tế: Hỏi ý kiến các chuyên gia, phỏng vấn các bạn trẻ, tìm hiểu qua các kênh thông tin khác. + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint, video phỏng vấn. 12
- V. Thời gian thực hiện dự án. - Vào phần củng cố của tiết 38 – bài 37 “ sinh trƣởng và phát triển ở động vật”, giáo viên giới thiệu các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của con ngƣời, đặc biệt là nhân tố thức ăn. - Học sinh nghe giới thiệu về cách học theo dự án, giới thiệu về dự án, lập nhóm (Giáo viên hƣớng dẫn thêm ngoài giờ thông qua nhóm Messenger) - Trong một tuần: Học sinh điều tra thực tế, thu thập thông tin, thảo luận nhóm, làm sản phẩm. - Tuần 27: Tiết 40 – bài 39: Học sinh báo cáo và thuyết trình sản phẩm. VI. Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng. 1. Câu hỏi khái quát Ăn cái gì, ăn ở đâu, ăn nhƣ thế nào đề có một thân hình lý tƣởng? 2. Câu hỏi bài học - Thức ăn nhanh hay “cơm mẹ nấu” hấp dẫn em hơn? - Em nghĩ gì về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay? - Em nghĩ gì về bệnh béo phì và suy dinh dƣỡng? Điều gì xảy ra nếu em bị béo phì hoặc suy dinh dƣỡng? - Em nhận xét gì về tuổi dậy thì của các bạn trẻ bây giờ so với trƣớc đây (thập niên 80, 90)? - Em thấy thế nào khi tỉ lệ ngƣời trẻ tuổi mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đƣờng, đau dạ dày ngày càng cao? - Em suy nghĩ gì về việc ngày càng nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn? - Thói quen ăn uống của các bạn học sinh trong trƣờng có ảnh hƣởng gì đến sức khoẻ, tâm sinh lý của các bạn ấy không? 3. Câu hỏi nội dung Dự án 1 - Thức ăn nhanh là gì? - Các loại thức ăn nhanh mà giới trẻ hiện nay thƣờng sử dụng? - Lợi ích của việc sử dụng thức ăn nhanh? - Sử dụng thức ăn nhanh gây tác hại gì? - Em có lời khuyên gì cho các bạn trẻ về việc sử dụng thức ăn nhanh? Dự án 2 - Em hiểu thế nào là thực phẩm bẩn? - Trên thị trƣờng thực phẩm bẩn thƣờng xuất hiện nhiều nhất ở đâu? - Tại sao thực phẩm bẩn lại xuất hiện nhiều trên thị trƣờng? - Thực phẩm bẩn gây tác hại gì đối với sức khoẻ của con ngƣời? - Em hãy cho lời khuyên để sử dụng thực phẩm một cách an toàn? Dự án 3: - Em hiểu nhƣ thế nào về chất phụ gia thực phẩm? - Sử dụng chất phụ gia thực phẩm có lợi ích gì? 13
- - Sử dụng chất phụ gia thực phẩm không đúng quy định gây tác hại nhƣ thế nào đối với sức khoẻ con ngƣời? - Khi sử dụng chất phụ gia thực phẩm phải chú ý điều gì? - Chất bảo quản thực phẩm là gì? Kể tên các loại chất bảo quản thực phẩm thƣờng sử dụng mà em biết? - Chất bảo quản thực phẩm đƣợc sử dụng nhƣ thế nào? Có tác dụng gì? - Chất bảo quản thực phẩm gây tác hại gì đối với sức khoẻ của con ngƣời? - Em có lời khuyên gì cho ngƣời tiêu dùng để sử dụng thực phẩm một cách an toàn? Dự án 4 - Em hiểu thế nào là “đồ ăn nhanh”? - Lý do nào mà “đồ ăn nhanh” mê hoặc giới trẻ? - Lợi ích của “đồ ăn nhanh” - Các loại “đồ ăn nhanh” mà giới trẻ hiện nay thƣờng sử dụng? - Nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ thƣờng xuyên sử dụng “đồ ăn nhanh”. - Những sai lầm khi lạm dụng “đồ ăn nhanh” - Hệ luỵ của trào lƣu ăn uống hiện nay ở giới trẻ. - Kết luận về kết quả điều tra trên. Dự án 5 - Thực trạng về thói quen ăn uống của giới trẻ hiện nay. - Nguyên nhân dẫn đến thói quen nói trên. - Những thức ăn bạn đang sử dụng có chắc chắn sạch hay không? - Tác hại của các loại thức ăn đó. - Chế độ dinh dƣỡng hợp lý cho giới trẻ. - Lời khuyên của bác sỹ. Dự án 6 - Nguyên nhân gia tăng bệnh tiểu đƣờng. - Giải pháp nhằm hạn chế. - Triệu chứng bệnh do béo phì gây ra. - Giải pháp nhằm hạn chế. VII. Kế hoạch đánh giá. 1. Lộ trình đánh giá. Trƣớc khi tiến hành Kỹ năng tổ chức, thành lập nhóm của dự án nhóm trƣởng Trong quá trình tiến hành Khả năng lập kế hoạch, phân công công việc của dự án nhóm trƣởng. Trong quá trình tiến hành và ý thức hợp tác của các thành viên trong nhóm 14
- Sau khi tiến hành dự án Đánh giá qua sản phẩm, thuyết trình 2. Hình thức đánh giá. - Đánh giá của giáo viên. - Đánh giá chéo giữa các nhóm. - Đánh giá của nhóm trƣởng với các thành viên của nhóm mình. VIII. Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo. 1. Công nghệ thông tin. - Máy tính của giáo viên, học sinh. - Công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet - Các phần mềm soạn thảo, phần mềm ứng dụng. 2. Tài liệu in (xem phần phụ lục) - Bảng phân công nhiệm vụ của học sinh. - Bản tiêu chí đánh giá quá trình tham gia dự án. - Phiếu chấm điểm sản phẩm dự án của giáo viên và các nhóm 3. Tổ chức hỗ trợ. - Ban lãnh đạo nhà trƣờng. - Nhóm GV tin học. - Trung tâm y tế xã Hậu Thành, Hùng Thành, Lăng thành. - Vƣờn rau nhà ông Liêm xã Tân Thành, cơ sở sản xuất đậu phụ, cơ sở sản xuất giò chả xóm 6 xã Hậu Thành, quán ăn vặt Thái Hoà, quán trà sữa Tí Còi, chợ Mọ B. Tiến trình dạy học dự án 1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Xây dựng ý - Xây dựng bộ câu hỏi định - Nhóm bắt thăm để lựa chọn chủ tƣởng. hƣớng: xuất phát từ nội dung đề dự án. - Lựa chọn học và mục tiêu cần đạt - Xây dựng kế hoạch dự án: xác chủ đề, tiểu đƣợc. định những công việc cần làm, chủ đề Thiết kế dự án: xác định lĩnh thời gian dự kiến, vật liệu, kinh - Lập kế vực thực tiễn ứng dụng nội phí, phƣơng pháp tiến hành và hoạch các dung học, ai cần, ý tƣởng và phân công công việc trong nhóm. nhiệm vụ tên dự án. - Chuẩn bị các nguồn thông tin học tập - Thiết kế các nhiệm vụ cho đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện HS: làm thế nào để HS thực dự án. hiện xong thì bộ câu hỏi - Cùng GV thống nhất các tiêu chí đƣợc giải quyết và các mục đánh giá dự án. tiêu đồng thời cũng đạt đƣợc. 15
- - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng nhƣ các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. a. Xây dựng ý tƣởng Hiện nay, thực phẩm không an toàn “ngang nhiên” đi vào trong bữa ăn của mỗi gia đình dƣới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau nhƣ: thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm “tái chế” khi quá hạn sử dụng, hóa chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia trong thức ăn vƣợt quá giới hạn cho phép, chất kích thích tăng trƣởng vật nuôi, cây trồng…Thực phẩm bẩn đã, đang và sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời, gây hoang mang trong đời sống xã hội, làm suy kiệt giống nòi. Điều dễ nhận thấy trong thời gian gần đây, tỷ lệ bệnh nhân chết vì ung thƣ ngày càng cao, các đột biến phát sinh đã để lại gánh nặng di truyền ngày càng lớn cho mỗi quốc gia, dân tộc. Các em nhỏ dậy thì sớm, các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn ngày càng nhiều. Khi đƣợc hỏi về thực trạng này, các em học sinh thƣờng nói đùa “ăn thì chết vì bệnh mà không ăn thì chết vì đói”. Vậy chúng ta nên ăn hay không ăn? Những vấn đề trên thực sự cần đƣợc các em quan tâm và làm rõ hơn. b. Lựa chọn chủ đề: Tích hợp một số vấn đề xã hội trong dạy học dự án. c. Đối tƣợng thực hiện dự án. Học sinh lớp 11A6, 11A7 trƣờng sở tại. d. Chia nhóm và phân công nhiệm vụ - Chia mỗi lớp thành 6 nhóm. - Các nhóm lên bắt thăm dự án của nhóm mình. e. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập - Nhóm dự án 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nhanh đến giới trẻ hiện nay. + Câu hỏi định hƣớng cụ thể cho nhóm: 1. Thức ăn nhanh là gì? 2. Các loại thức ăn nhanh mà giới trẻ hiện nay thƣờng sử dụng? 3. Lợi ích của việc sử dụng thức ăn nhanh? 4. Sử dụng thức ăn nhanh gay tác hại gì? 5. Em có lời khuyên gì cho các bạn trẻ về việc sử dụng thức ăn nhanh? + Địa điểm điều tra: Các nhà hàng, căng tin, quán thức ăn nhanh mà các bạn trẻ thƣờng đến trên địa bàn gần trƣờng học (xã Lăng Thành, Hậu Thành). + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint hoặc infographic. 16
- - Nhóm dự án 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thực phẩm bẩn đến sinh trưởng và phát triển của con người. + Câu hỏi định hƣớng cụ thể cho nhóm: 1. Em hiểu thế nào là thực phẩm bẩn? 2. Trên thị trƣờng thực phẩm bẩn thƣờng xuất hiện nhiều nhất ở đâu? 3. Tại sao thực phẩm bẩn lại xuất hiện nhiều trên thị trƣờng? 4. Thực phẩm bẩn gây tác hại gì đối với sức khoẻ của con ngƣời? 5. Em hãy cho lời khuyên để sử dụng thực phẩm một cách an toàn? + Địa điểm điều tra: Chợ, cửa hàng tiện lợi, … + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint hoặc video. - Nhóm dự án 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất bảo quản thực phẩm, phụ gia trong thực phẩm đến sức khỏe, thể trạng của các bạn trẻ hiện nay. + Câu hỏi định hƣớng cụ thể cho nhóm: 1. Em hiểu nhƣ thế nào về chất phụ gia thực phẩm? 2. Sử dụng chất phụ gia thực phẩm có lợi ích gì? 3. Sử dụng chất phụ gia thực phẩm không đúng quy định gây tác hại nhƣ thế nào đối với sức khoẻ con ngƣời? 4. Khi sử dụng chất phụ gia thực phẩm phải chú ý điều gì? 5. Chất bảo quản thực phẩm là gì? Kể tên các loại chất bảo quản thực phẩm thƣờng sử dụng mà em biết? 6. Chất bảo quản thực phẩm đƣợc sử dụng nhƣ thế nào? Có tác dụng gì? 7. Chất bảo quản thực phẩm gây tác hại gì đối với sức khoẻ của con ngƣời? 8. Em có lời khuyên gì cho ngƣời tiêu dùng để sử dụng thực phẩm một cách an toàn? + Địa điểm điều tra: Chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cơ sở sản xuất đậu phụ, giò chả, bún … + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint infographic hoặc video. - Nhóm dự án 4: Khảo sát về trào lưu ăn uống của giới trẻ hiện nay và những hệ lụy của các trào lưu này. + Câu hỏi định hƣớng cụ thể cho nhóm: 1. Em hiểu thế nào là “đồ ăn nhanh”? 2. Lý do nào mà đồ ăn nhanh” mê hoặc giới trẻ? 3. Lợi ích của “đồ ăn nhanh” 17
- 4. Các loại “đồ ăn nhanh” mà giới trẻ hiện nay thƣờng sử dụng hiện nay? 5. Nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ thƣờng xuyên sử dụng “đồ ăn nhanh”. 6. Những sai lầm khi lạm dụng “đồ ăn nhanh” 7. Hệ luỵ của trào lƣu ăn uống hiện nay ở giới trẻ. + Địa điểm điều tra: căng tin, quán ăn nhanh, phỏng vấn các bạn học sinh trong trƣờng và các trƣờng khác. + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint; infographic; Clip. - Nhóm dự án 5: Cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống với giới trẻ hiện nay để có sức khỏe tốt và thân hình lý tưởng. + Câu hỏi định hƣớng cụ thể cho nhóm: 1. Thực trạng về thói quen ăn uống của giới trẻ hiện nay. 2. Nguyên nhân dẫn đến thói quen nói trên. 3. Những thức ăn bạn đang sử dụng có chắc chắn sạch hay không? 4. Tác hại của các loại thức ăn đó. 5. Chế độ dinh dƣỡng hợp lý cho giới trẻ. 6. Lời khuyên của bác sỹ. + Thực tế: Hỏi ý kiến các chuyên gia (các em sẽ đóng vai là những phóng viên đến phỏng vấn các bác sĩ tại các trung tâm y tế). + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint; infographic; Clip - Nhóm dự án 6: Phân tích nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và các triệu chứng bệnh do béo phì gây nên ở nguời trẻ tuổi. Đề xuất giải pháp. + Câu hỏi định hƣớng cụ thể cho nhóm: 1. Nguyên nhân gia tăng bệnh tiểu đƣờng. 2. Giải pháp nhằm hạn chế. 3. Triệu chứng bệnh do béo phì gây ra. 4. Giải pháp nhằm hạn chế. + Thực tế: Hỏi ý kiến các chuyên gia, phỏng vấn các bạn trẻ. + Sản phẩm: Bài báo cáo bằng Poweripoint, infographic hoặc video. Lưu ý: thời gian thực hiện dự án của mỗi nhóm là trong 1 tuần từ tuần 26 đến 27. - Quá trình thực hiện các em có thể trao đổi với các thành viên và cô qua Facebook: “ Dạy – Học dự án”. 18
- - Dùng điện thoại thông minh để quay, chụp, ghi âm những thông tin điều tra và phỏng vấn. Và quay lại quá trình làm dự án của nhóm. ( Các em có thể yêu cầu sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn tin học’ + Cô Hiên điện thoại: 0975543123. + Cô Dung điện thoại: 0963961254. + Thầy Thiều điện thoại: 0967720488. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Hoạt động của Nội dung Hoạt động của học sinh giáo viên Thực hiện nhiệm vụ theo bản kế hoạch - Nhóm dự án 1, 3, 4: Đến quán ăn vặt Thái Hòa – Lăng Thành, quán trà sữa Tí Còi, Căng tin trƣờng, quán bán đồ ăn nhanh ở chỡ Mõ – Hậu Thành Theo dõi, hƣớng dẫn - Nhóm dự án 2,3: Đến các cơ sở sản các nhóm thiết kế phiếu xuất có thể có dùng chất phụ gia: Bà điều tra, câu hỏi phỏng Tùng làm đậu phụ, Bà Hằng làm giò Thu thập chả ở xã Hậu Thành, bà Thơm bán vấn, kĩ năng giao tiếp, thông tin, điều các thức ăn xúc xích, giò chả tại chợ kĩ năng quay chụp, kĩ tra và khảo sát năng ghi chép thông tin Mõ – Hậu Thành, vƣờn rau nhà ông sản phẩm tại Liêm ở Tân Thành vào sổ tay dự án, kĩ địa phƣơng năng thu thập thông tin - Nhóm dự án 6: Xin gặp và phỏng từ thực tiễn và từ sách, vấn các anh chị, các bạn hay các em báo, internet học sinh về tình trạng ăn uống dẫn đến béo phì, gặp và phỏng vấn bác sỹ Hoà TT y tế xã Hùng Thành. - Nhóm 4 phát phiếu kháo sát về trào lƣu ăn uống, các loại đồ ăn nhanh…( khách hàng chủ yếu là các bạn học sinh trong trƣờng) - Nhóm dự án 5, 6: Xin gặp và phỏng 19
- vấn chuyên gia (bác sĩ Hòa) – Trung tâm Y tế xã Hùng Thành để nghe về tình trạng ăn uống cũng nhƣ những hệ lụy do ăn uống mà giới trẻ gặp phải. - Đến tham quan mô hình sản xuất rau Sạch tại vƣờn Ông Liêm – Tân Thành. Ngoài ra tìm hiểu thêm thông tin trên Internet, báo chí,... Cố vấn, giúp đỡ các Trao đổi về cơ sở khoa học, quy trình nhóm trong việc tìm thực hiện dự án của nhóm mình để Xử lí thông hiểu cơ sở khoa học, làm ra sản phẩm của nhóm mình. tin, lập dàn ý xây dựng quy trình thực báo cáo hiện. (chủ yếu trao đổi qua nhóm face book) Theo dõi tiến trình Cùng nhau hoàn thiện sản phẩm dự thực hiện, hỗ trợ học án sinh trong việc hoàn (Nạp sản phẩm và nhờ GV chỉnh sửa, Hoàn thiện thành sản phẩm ( Theo góp ý qua nhóm facebook) sản phẩm dõi qua video, báo cáo của các nhóm trƣởng cuối ngày) Một số hình ảnh thực hiện của học sinh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 75 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 63 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn