intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

123
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi" nhằm giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức bài học, gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống; Góp phần củng cố lòng tin của học sinh vào những kiến thức được học, thấy được lợi ích của việc học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi

  1. 0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƢỜNG THPT LÊ LỢI Tên sáng kiến: TÍCH HỢP VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ LỚP 10 VÀO PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT LÊ LỢI Lĩnh vực: Vật lý Tên tác giả: Lê Xuân Lâm Giáo viên môn: Vật lý. Chức vụ: Phó Hiệu trƣởng. Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Lê Lợi NĂM HỌC 2021 - 2022
  2. 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước hiện nay ở cấp Trung học phổ thông (THPT) là giáo dục toàn diện cho học sinh (HS) để tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực, có khả năng kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì thế thông qua quá trình học tập, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, mà còn hình thành cho các em kỹ năng sống để bước vào đời sau khi tốt nghiệp THPT. Trên cơ sở đặc thù của bộ môn, dạy học Vật lý ở trường THPT cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng được yêu cầu chung của đất nước. Do đó, trong dạy học người giáo viên vật lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh tư tưởng đạo đức và kỹ năng sống để kích thích hứng thú học tập cho HS qua đó khắc sâu kiến thức và góp phần vào việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, đây là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt đối với học sinh cấp THPT bởi các em là những người chưa hoàn toàn trưởng thành, chín chắn nên rất cần một người dẫn đường, trong đó thầy cô giáo và sách vở chính là những người bạn hỗ trợ đắc lực cho các em kiến thức và kĩ năng vào đời . Thực tế hiện nay cho thấy có những bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho giới trẻ nói chung, đối tượng học sinh nói riêng vì ở các trường hiện chưa có hướng dẫn cụ thể cho kế hoạch chuyên môn mà chỉ có nội dung công văn hướng dẫn của các cấp cho hoạt động ngoại khóa, công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu nên hiệu quả và tác động tới học sinh chưa cao, vẫn còn nhiều HS vi phạm về ATGT. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân còn hạn chế, trong đó có số lượng lớn học sinh THPT. Tình trạng học sinh sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm, bởi thực tế thời gian qua đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong đó có nhiều người gây tai nạn và nạn nhân thuộc nhóm đối tượng này. Tôi nhận thấy bộ môn vật lý mà mình đang giảng dạy có rất nhiều bài học mà thông qua đó giáo viên có thể liên hệ kiến thức bài học với thực tế qua đó có thể giúp các em cảm thấy yêu thích môn học hơn, vừa hình thành kĩ năng cá nhân vừa có thể giáo dục ý thức khi tham gia giao thông một cách an toàn hiệu quả, những bài học đó là những lời nhắc nhở thường xuyên đến với các em, qua thời gian hình thành một thói quen có lợi. Từ những lý do đã phân tích ở trên và qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp vận dụng kiến thức vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi”, tỉnh Quảng Trị. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn đóng góp một phần vào việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và giảm thiểu tai nạn giao thông
  3. 2 đáng tiếc. Đề tài này không chỉ áp dụng ở đối tượng học sinh THPT nơi tôi đang giảng dạy mà còn áp dụng tốt cho học sinh ở các trường phổ thông khác. 2. Mục đích nghiên cứu . Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau: - Khắc sâu kiến thức bài học, gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống. - Góp phần củng cố lòng tin của học sinh vào những kiến thức được học, thấy được lợi ích của việc học tập. - Hình thành kỹ năng liên hệ và vận dụng kiến thức gắn vật lý thực nghiệm với thực tế. - Tác động một cách thường xuyên, liên tục đến ý thức và hình thành một số kĩ năng cơ bản cho học sinh khi tham gia giao thông. Với những mục đích trên tôi mong muốn có thể góp phần nào giải quyết được những khó khăn gặp phải của học sinh trong quá trình học tập và liên hệ thực tế bài học, để mỗi tiết dạy là một bài học thực tế sinh động và gần gũi, trên hết là góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, luật giao thông và tránh được những tai nạn đáng tiếc cho các em. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng khảo sát áp dụng của đề tài là học sinh khối lớp 10B10 của Trường THPT Lê Lợi tỉnh Quảng Trị năm học 2021 - 2022 và sẽ mở rộng cho đối tượng khối lớp 10, 11, 12 trong các năm học sau. Đối tượng nghiên cứu xoay quanh các vấn đề sau: Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ các bài học có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn, từ đó lập ra nội dung chi tiết liên hệ bài học với thực tế, kết nối kiến thức với thực tiễn một cách sinh động, sử dụng nhiều kênh thông tin minh họa cho nội dung cần truyền tải. Thứ hai: Tìm ra những phương pháp tối ưu, tích cực để tích hợp nội dung đó vào bài học mà không làm ảnh hưởng đến thời gian lên lớp trong phạm vi tiết học, kiến thức đưa vào phải sát với thực tế cuộc sống trên cơ sở gợi ý của giáo viên và sự tìm tòi khám phá của học sinh, gây hứng thú và có tác dụng thúc đẩy các em thực hiện nó trong đời sống. Thứ ba: Tìm ra biện pháp có tính hệ thống để nhắc nhở, tác động thường xuyên đến ý thức của các em, từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức được học vào cuộc sống một cách tự giác, xem đó như một trách nhiệm, một việc làm hàng ngày của mỗi cá nhân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Sách giáo khoa vật lý lớp 10 THPT – Chương trình Cơ bản và Nâng cao. - Học sinh khối 10 trường THPT Lê Lợi tỉnh Quảng Trị.
  4. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu. - Phương pháp dự thính thông qua các tiết dạy. - Phương pháp quan sát có ghi chép.
  5. 4 II. NỘI DUNG 1. Tổng quan lý luận 1.1. Cơ sở lý luận Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nội dung kiến thức (khái niệm, định luật, quy tắc, …) được rút ra từ sự quan sát, khảo sát, tiến hành kiểm tra thực tế nhiều lần. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức không dễ đối với đa số học sinh, bản thân các em rất mơ hồ khi vận dụng kiến thức để giải toán, đặc biệt là vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Hầu hết việc vận dụng kiến thức vào thực tế do giáo viên cung cấp nên mang tính thụ động, học sinh ít hứng thú. Việc đưa kiến thức giáo dục an toàn giao thông vào bài học môn Vật lý chưa có văn bản nào hướng dẫn, giáo viên chỉ đề cập qua ở một số bài học có liên quan, chủ yếu tập trung tích hợp về môi trường và biến đổi khí hậu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông(ATGT); Công văn 3678/BGDĐT-GDCTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo đảm TTATGT năm học 2021-2022. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ. - Ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên góp phần thực hiện hiệu quả “Năm an toàn giao thông năm ”. Để thực hiện công tác giáo dục ATGT, yêu cầu: “Bám sát nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 445/KH-UBATGTQG, kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường. - Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Cảnh sát giao thông, trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. - Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, tăng cường các hình thức tổ chức như ứng dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, phim ảnh, tiểu phẩm,… để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục an toàn giao thông. - Sử dụng các kênh phim và kênh hình về an toàn giao thông phong phú, đúng lúc, kịp thời, phù hợp với nội dung bài học có tác động mạnh mẽ đến giác quan học sinh, giúp các em dễ nhớ, ấn tượng và khắc sâu kiến thức, qua đó ý thức và kĩ năng thực hành trở nên tự nhiên, gần gũi, quen thuộc.
  6. 5 1.2. Thực trạng tham gia giao thông của học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi Trường THPT Lê Lợi tỉnh Quảng Trị có đối tượng học sinh từ 16 - 19 tuổi, cư trú tại các địa bàn ở xa điểm trường nên các em đến trường chủ yếu bằng hình thức tham gia giao thông trực tiếp trên đường bằng xe điện, xe máy. Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông thường gặp là: vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang,…; cá biệt có những trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn, Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Trên thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp gia đình học sinh không có người đưa đón, chưa có phương tiện giao thông công cộng phục vụ cho mục đích đưa đón học sinh. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế một số gia đình khá giả, nên họ chọn phương án mua xe máy cho con đi học, đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh muốn có xe phân khối lớn để “bằng anh, bằng em”. Nhiều phụ huynh mua xe 50 phân khối cho con đi học vì cơ quan chức năng cho phép, mặc dù là xe phân khối nhỏ, nhưng tốc độ cũng khá cao, trong khi đó, các em thiếu kỹ năng lái xe, thiếu kinh nghiệm phán đoán và xử lý tình huống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Những lỗi mà học sinh thường vi phạm khi tham gia giao thông, đó là: Đi không đúng phần đường và làn đường quy định làm cản trở giao thông; không đủ tuổi điều khiển phương tiện xe mô tô; không có giấy phép lái xe; không chú ý quan sát đường; tránh vượt sai quy định; chở quá số người quy định, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, ùn tắc giao thông sau giờ tan trường... Nguyên nhân chính xảy ra các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến học sinh là: Thiếu ý thức chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông; không hiểu biết về Luật giao thông; thiếu kỹ năng về an toàn giao thông. Với thực trạng trên, nhiệm vụ cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng sống lĩnh vực tham gia giao thông ở trường THPT Lê Lợi, đặc biệt là học sinh khối lớp 10 là rất quan trọng, bởi vì: - Đối tượng học sinh lớp 10 thường được cha mẹ chở đi học khi còn ở cấp THCS hoặc lần đầu đi học xa nhà nên kỹ năng và kiến thức an toàn khi tham gia giao thông còn hạn chế. - Các em thiếu kiến thức về tham gia giao thông an toàn. - Nhận thức về hành vi của học sinh chưa đầy đủ. Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông, nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục an toàn giao thông ở trường THPT Lê Lợi sẽ góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ và phong trào giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó góp phần hình thành kỹ năng sống về “Văn hóa giao thông” tạo lập nếp sống
  7. 6 văn minh và rèn luyện các em trở thành những cá nhân có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 1.3 Nội dung tích hợp an toàn giao thông trong chƣơng trình sách giáo khoa lớp 10 Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là chương trình sách giáo khoa vật trung học phổ thông, tôi nhận thấy có nhiều bài học giáo viên có thể vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng liên quan đến kỹ năng an toàn giao thông, cụ thể trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 chương trình Cơ bản và Nâng cao có một số bài học như sau: + Ba định luật của Newton + Lực ma sát + Lực hướng tâm + Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. + Công. Công suất + Định luật bảo toàn cơ năng + Định luật Becnuli Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, báo chí và tình hình thực tiễn về an toàn giao thông giáo viên có thể dễ dàng đưa ra các dẫn chứng sinh động minh họa cho nội dung cần đề cập đến. 2. Những nội dung cụ thể về vận dụng và giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông trong dạy học Vật lý THPT khối lớp 10 2.1. Một số giải pháp vận dụng giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông trong dạy học vật lý Giáo dục an toàn giao thông chưa được đưa vào chương trình như một đơn vị kiến thức tích hợp, do đó trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã lồng ghép kiến thức an toàn giao thông vào bài học nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc đảm bảo đúng mục tiêu bài học, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức và các kinh nghiệm thực tế của các em, đảm bảo không quá tải nội dung kiến thức môn học, không làm ảnh hưởng đến thời gian phân phối của tiết dạy, do đó mỗi đơn vị kiến thức đưa vào đòi hỏi phải diễn ra nhanh nhưng hiệu quả. Các phương pháp giáo dục chủ yếu là: + Phương pháp tiếp cận: Học sinh vận dụng kiến thức đã học thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua các hoạt động đó củng cố thêm kiến thức, học sinh thấy được ý nghĩa môn học và động lực học tập. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Giáo viên sử dụng một câu chuyện có thật hoặc ảnh, video những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp những hình ảnh sống động, có thật, tạo lòng tin
  8. 7 cho học sinh, phát triển kỹ năng quan sát của các em. Đây cũng có thể coi là một giáo cụ trực quan tác động mạnh mẽ đến giác quan, suy nghĩ, tư duy của học sinh. + Phương pháp trò chơi: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ những việc làm thông qua việc làm hay thông qua một trò chơi nào đó. Ưu điểm của phương pháp là học sinh được trực tiếp trải nghiệm, vừa học vừa chơi, kiến thức tiếp thu một cách tự nhiên, dễ nhớ. + Phương pháp giải quyết vấn đề: Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tính tự lực, chủ động và nhu cầu giải quyết vấn đề. Để sử dụng các phương pháp trên hiệu quả tôi đã tận dụng ưu điểm của công nghệ thông tin cập nhập những phim ảnh tai nạn giao thông, kịp thời, phân tích cho các em thấy nguyên nhân chủ yếu, tìm ra cách phòng tránh khi rơi vào những trường hợp vừa xem, qua đó một lần nữa cho các em rút ra những kỹ năng, kinh nghiệm, cũng như cách ứng xử phù hợp với những tình huống được xem. Công nghệ thông tin có ưu điểm là mang tính cập nhập, sinh động, giúp các em nhận thức được những nguy hiểm có thể xảy đến khi tham gia giao thông, các em thấy rằng những hình ảnh này đang diễn ra hàng ngày, ngay xung quanh mình, vì thế sự an toàn của các em cũng chính là dựa vào ý thức của các em, do các em quyết định. Cung cấp các trang web giao thông, trang web hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, các tình huống, kỹ năng và văn hóa giao thông cho học sinh. Động viên khích lệ các em tham gia tìm hiểu các cuộc thi, cuộc vận động về an toàn giao thông cho nhà trường và chính quyền địa phương tổ chức. Việc truy cập các trang web này sẽ cung cấp cho các em kiến thức hữu ích, tổng thể, đa dạng, cập nhập. Khi tham gia các cuộc thi, cuộc vận động tìm hiểu Luật giao thông các em đã tiếp cận kiến thức pháp luật một cách hệ thống, khoa học, hiểu đúng luật và qua đó hành động đúng. Tôi cũng đã sử dụng trang báo “Bạn Đường” như một dụng cụ trực quan minh họa cho bài học, làm tăng sức thuyết phục và sinh động cho tiết dạy. Mỗi trang báo là một bài học, tác động bền bỉ, định hướng cho hành động. Định hướng cho các em thêm yêu cái đúng, cái đẹp, biết cách đấu tranh loại bỏ những tư tưởng và hành động chưa đúng, chỉ cho các em thấy có những tai nạn không đáng có, những tai nạn mà chỉ cần một chút ý thức con người thì đã không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc và pháp luật luôn có những bản án thích hợp cho những hành vi thiếu ý thức cũng như các hành vi cố ý làm trái pháp luật. Lưu ý: Khi đưa nội dung an toàn giao thông vào bài học, nếu thời gian tổ chức tiếp nhận kiến thức không đủ, giáo viên có thể giao cho các em tiếp tục suy nghĩ như một bài tập nhỏ về nhà và sẽ tiến hành kiểm tra miệng vào tiết học sau. Hơn nữa, trong các bài kiểm tra tôi cũng đã chú trọng đưa nội dung kiến thức ATGT có liên quan đến bài kiểm tra vào việc giải thích hiện tượng thực tế để củng cố thêm kiến thức cho các em.
  9. 8 2.2. Bài học và nội dung vận dụng 2.2.1. Ba Định luật Newton (Bài 10 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) a. Vận dụng định luật I Newton Trên cơ sở học sinh đã nắm vững nội dung định luật I Newton, nắm vững quán tính của một vật, cho ví dụ được và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quán tính trong sách giáo khoa và sách bài tập, giáo viên có thể đưa ra các tính huống yêu cầu học sinh vận dụng trả lời và cho biết mức độ nguy hiểm của việc không hiểu hoặc không biết cách vận dụng quán tính trong đời sống. Câu hỏi vận dụng 1: Tại sao các cột đèn giao thông phải có cả ba đèn là đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng ? Tại sao ở nhiều nước bắt buộc người lái xe và những người ngồi trong xe ô tô đeo dây đai an toàn và ghế ngồi phải có cái tựa đầu? Trả lời: Đèn đỏ là tín hiệu báo các phương tiện giao thông dừng lại, đèn vàng là tín hiệu báo các phương tiện giao thông đi chậm, đèn xanh là báo các phương tiện giao thông được phép đi. Nếu chỉ có đèn xanh và đèn đỏ thì khi đang lưu thông với tốc độ cao gần cột đèn giao thông, người lái cho xe đột ngột dừng lại, nếu xe ô tô thì rất khó dừng lại ngay lập tức dễ va chạm với phương tiện đang lưu thông khác gây tai nạn, nếu xe máy thì người trên xe rất dễ bị lao đầu về trước hoặc văng ra khỏi xe. Người lái và người ngồi trong xe ô tô phải đeo dây đai an toàn để khi xe đang chạy nhanh mà dừng đột ngột thì đầu được đỡ bằng cái tựa đầu, nếu xe đang đứng yên hoặc chạy chậm mà tăng tốc đột ngột thì dây đai giúp người không bị lao về trước hoặc không bị băng ra khỏi ghế xe. Câu hỏi vận dụng 2: Rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân vật lý là quán tính. Em hãy tìm một số ví dụ về điều đó và nêu cách phòng tránh những tai nạn trong những trường hợp như thế ? Trả lời: + Nhiều học sinh đang đi thẳng thì chuyển hướng nhưng thường không quan sát xem có xe phía sau vượt lên hoặc xe trước mặt đi ngược chiều hay không, nếu có thì rất dễ xảy ra tai nạn, vì các phương tiện đang chuyển động vận tốc lớn, có quán tính lớn, không thể dừng lại tức thời để tránh học sinh đó được. Biện pháp phòng tránh: Trước khi rẽ, phải xin đường và quan sát cẩn thận phía sau, phía trước. + Khi chở nhau bằng xe máy, nếu hãm phanh đột ngột có thể làm cho người ngồi sau ngã về phía trước. Vì vậy, người ngồi sau cần chú ý ngồi thẳng, không nghiêng người sang hai bên. Có trường hợp hai người đang đi xe máy, vì lý do nào đó dừng xe lại, cả hai vẫn ngồi trên xe, khi đi tiếp, người lái tăng ga đột ngột, người ngồi sau bị bất ngờ, bật ngửa ra phía sau. Biện pháp phòng tránh: khi đi tiếp, không được tăng tốc đột ngột (tăng nhanh tay ga), đồng thời người lái thông tin với người ngồi sau để chuẩn bị.
  10. 9 + Các xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách trên đường rất nguy hiểm vì chúng có tính đà rất mạnh. Khi gặp chướng ngại vật, dù có phanh gấp xe cũng lết trên đường một đoạn chứ không dừng lại ngay được. b. Vận dụng định luật II Newton Câu hỏi vận dụng 3: Tại sao không nên chở quá số người, hàng hóa quy định? Trả lời: Theo định luật II Newton, khối lượng càng lớn, quán tính lớn thì tính đà càng lớn, khi gặp chướng ngại vật, xe không dừng lại ngay được, rất dễ gây tai nạn. Câu hỏi vận dụng 4: Tại sao những xe chở hàng nặng nếu lạng lách hay chạy nhanh sẽ rất nguy hiểm? Trả lời: Theo định luật II Newton, khối lượng càng lớn, quán tính lớn thì tính đà càng lớn, khi gặp chướng ngại vật, xe không dừng hoặc chuyển hướng ngay được, rất dễ gây tai nạn. Nếu chuyển hướng đột ngột (lạng lách) thì xe dễ bị lật. c. Vận dụng định luật III Newton Câu hỏi vận dụng 5: Tại sao khi xe đi với tốc độ cao, nếu gặp phải chướng ngại vật thì rất nguy hiểm? Trả lời: Khi lưu thông với tốc độ cao, lực phát động của xe rất lớn, khi va chạm vào chướng ngại vật (hoặc va chạm với xe khác) đặc biệt là xe lưu thông ngược chiều, lực tương tác giữa hai xe rất lớn, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người và phương tiện giao thông đó. 2.2.2. Bài: Lực ma sát (Bài 13 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) Câu hỏi vận dụng 1: Vì sao khi trời mưa phải giảm tốc độ của xe? Trả lời: Khi trời mưa, nước trên mặt đường làm giảm hệ số (lực) ma sát, do đó làm giảm khả năng kiểm soát tốc độ và hướng của người lái xe. Vì thế khi trời mưa, lái xe phải giảm tốc độ của xe. Câu hỏi vận dụng 2: Tại sao khi lốp xe bị mòn phải thay càng sớm càng tốt? Trả lời: Khi lốp xe bị mòn, ma sát giữa bánh xe và mặt đường giảm, nhất là đối với xe máy, máy kéo ..., bánh sau là bánh phát động có tác dụng thúc đẩy chuyển động của xe nên người ta phải tìm cách tăng cường lực ma sát ở những lốp này, chính vì vậy khi lốp xe bị mòn phải thay càng sớm càng tốt. Câu hỏi vận dụng 3: Làm thế nào để xe máy, ô tô thoát khỏi vũng lầy? Trả lời: Khi bánh xe phát động của ô tô, xe máy sa vào chỗ lầy, lực ma sát tác dụng vào bánh xe quá nhỏ, không đủ để giữ cho điểm của bánh xe tiếp xúc với đất tạm thời đứng yên để xe nhích lên được. Cách khắc phục là chèn thêm gạch, đá, hoặc lót ván vào vũng lầy nhằm tăng ma sát. Khi bạn đi mua lốp xe, hãy suy nghĩ về điều kiện thời tiết và chất lượng mặt đường, cũng như vận tốc
  11. 10 bạn lái xe. Nếu bạn lái xe trên đường tốt, bạn chỉ cần lốp xe có khía vừa phải. Nếu bạn lái xe trên đường bùn hay tuyết, bạn cần lốp xe thiết kế cho các điều kiện này. Đế giầy, dép cũng dựa vào đặc tính trên nên đế giầy, dép bao giờ cũng xẻ rãnh để tăng ma sát. 2.2.3. Bài: Lực hƣớng tâm (Bài 14 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) Câu hỏi vận dụng: Tại sao đường ô tô ở những chỗ đường quanh co thường phải làm nghiêng, xe máy chạy vào đường cua, người lái xe thường nghiêng xe về phía đường cong? Hình 1: xe máy đi qua đường quanh thường nghiêng xe về phía đường cong. Trả lời: Khi xe ôtô đi đến chỗ quanh co, nó chịu tác dụng của trọng lực P và phản lực Q của mặt đường, đường ô tô ở những chỗ quanh thường phải làm nghiêng để hợp lực của hai lực này hướng vào tâm của đường cong làm cho ô tô chuyển động tròn đều một cách dễ dàng. Giải thích tương tự cho xe máy Lưu ý: Khi xe đến chỗ đường quanh, nếu đi với tốc độ lớn có thể gây ra lực quán tính li tâm lớn hơn lực hướng tâm sẽ làm xe văng ra khỏi quỹ đạo tròn (văng ra khỏi mặt đường) đẫn đến ra tai nạn. 2.2.4. Bài: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế (Bài 20 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) Câu hỏi vận dụng 1: Tại sao ô tô trên nóc xe ô tô chất hàng cao dễ bị lật ở chỗ đường nghiêng? Trả lời: Vì trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế ở gần mép của mặt chân đế. Hình 2: Ô tô chở hàng cao, cồng kềnh dễ bị lật ở chỗ đường nghiêng Câu hỏi vận dụng 2: Tại sao khi chở hàng nên để những vật có khối lượng riêng nặng xuống dưới, những vật nhẹ chất lên trên?
  12. 11 Trả lời: Khi sắp xếp những hàng hóa có khối lượng riêng lớn xuống phía dưới sẽ hạ thấp được độ cao trọng tâm của xe hàng nên khi đến chỗ đường quanh xe khó bị lật do trọng tâm thấp rất khó rơi khỏi mặt chân đế. Câu hỏi vận dụng 3: Tại sao xe cần cẩu lại có khối lượng tập trung chủ yếu ở thân xe và có mặt chân đế rộng còn ô tô đua có mặt chân đế rộng và thấp? Trả lời: Xe cần cẩu để cẩu hàng nên cần khối lượng tập trung ở thân xe và mặt chân đế rộng để khi cẩu hàng trọng tâm luôn đi qua mặt chân đế. Tương tự xe ô tô đua phải có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp vì khi chạy với tốc độ cao nếu không có hai yếu tố trên xe rất dễ bị lật. Tương tự, xe giường tầng có thiết kế 2 tầng ghế nên trọng tâm cao hơn so với những xe vận tải hành khách khác, do đó khi đi trên đường đèo dốc có nguy cơ bị lật nhiều hơn. Để khắc phục khuyết điểm này, người ta thiết kế xe giường tầng có mặt chân đế tương đối rộng, hành lý được chất chủ yếu dưới gầm xe để làm giảm độ cao trọng tâm. Hình 3: a) Ô tô đua có trọng tâm thấp Hình 3: b) Cần cẩu có khối lượng chủ (gầm xe thấp), mặt chân đế rộng. yếu tập trung thân xe (trọng tâm thấp) và mặt chân đế rộng. 2.2.5. Bài: Công và công suất (Bài 24 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) Câu hỏi vận dụng: Xe đạp lên dốc như thế nào cho đỡ tốn sức? Trả lời: Theo công thức tính công A = F.s.cosα thì với lực tác dụng vào bàn đạp không đổi, để lên dốc dễ dàng (xe đạp sinh công lớn hơn) ta không lên dốc theo đường thẳng mà đi theo đường cong lên dốc tức là quãng đường s lớn thì công sinh ra cũng lớn. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện ở những chỗ đường vắng người và gia súc qua lại. 2.2.6. Bài : Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Béc–nu–li (Bài 42 - Chƣơng trình Vật lý 10 – Nâng cao) Câu hỏi vận dụng 1: Tại sao không nên đứng gần đường tàu khi có đoàn tàu đang chạy ? (khoảng cách từ vị trí đứng đến thành tàu dưới 1,5m)
  13. 12 Hình 4: Không nên đứng gần tàu hỏa đang chạy với tốc độ cao. Trả lời: Không, vì nơi đoàn tàu đi qua, áp suất động tăng thì áp suất tĩnh giảm. Do đó có sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài nên “hút” con người về phía đường tàu đang chạy. Câu hỏi vận dụng 2: Vì sao hai tàu thủy lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao có khả năng đâm vào nhau? Trả lời: Khi hai chiếc tàu chạy song song về phía trước, nước ở giữa hai chiếc tàu chảy nhanh hơn nước ở mặt ngoài. Vì vậy, áp suất của nước đối với mặt trong của hai tàu nhỏ hơn ở mặt ngoài. Do đó, dưới áp lực của nước mặt ngoài, hai chiếc tàu bị đẩy lại gần nhau gây tai nạn (đâm vào nhau). 2.2.7. Bài: Động năng (Bài 25 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) Câu hỏi vận dụng: Tại sao vào mùa lũ cần tránh xa những sông, suối và những nơi nước chảy xiết? Trả lời: Dòng nước lũ có khối lượng nước lớn và vận tốc chảy rất lớn nên có động năng rất lớn, có thể dễ dàng cuốn trôi nhà cửa, cây cối và con người. Có những dòng lũ chảy bất ngờ kèm theo thân cây đổ vô cùng nguy hiểm và không lường trước được, do đó vào mùa mưa lũ cần tránh xa các khu vực trên. Không đi lại những nơi có hiện tượng sạt lở, không xuống sông, suối vớt cành cây hay đồ đạc. 3. Kết quả của việc thực hiện đề tài Giáo dục học sinh về an toàn giao thông, hình thành thói quen “văn hóa giao thông” ngay từ trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết để tạo nên một thế hệ trẻ có kiến thức về an toàn giao thông. - Khảo sát trên 37 học sinh khối lớp 10 trường THPT Lê Lợi (phiếu thăm dò phụ lục I) năm học 2021 - 2022 cho thấy: + 37/37 em cho rằng tuân thủ Luật giao thông và những kiến thức về an toàn giao thông là rất cần thiết. + Học sinh chủ yếu sử dụng thời gian vào học tập và các hình thức giải trí khác mà ít quan tâm đến kỹ năng an toàn giao thông nên kết quả có 30/37 em cho rằng kiến thức này do quan sát và giáo viên (chủ yếu là giáo viên môn Giáo dục công dân ) cung cấp.
  14. 13 + Các em cũng nêu được một số nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhưng 24/37 em chưa biết được đâu là nguyên nhân chủ yếu. + Các em đã xác định đước các yếu tố cần thiết để tham gia giao thông an toàn và các hành vi không an tòan khi tham gia giao thông. + Đa số các em chưa có đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông. - Áp dụng nội dung của đề tài vào thực tiễn dạy học cho thấy rằng: Thái độ, kiến thức và một số kĩ năng an toàn giao thông của các em được cải thiện rõ rệt. Đây không phải là kết quả giáo dục tạm thời, cũng không phải là thành quả của một bộ môn hay một tổ chức đoàn thể nào trong nhà trường mà đó là sự tác động đúng hướng, đúng thời điểm. Học sinh được áp dụng đề tài đã thấy được tầm quan trọng của an toàn giao thông, thấy được mối quan hệ biện chứng của học đi đôi với hành. Các em vừa được học, vừa được thực hành, tin vào những kiến thức của thầy cô truyền đạt, hầu hết các em hứng thú với những câu hỏi tình huống mà giáo viên đưa ra. Học sinh ham thích học bộ môn ngày càng nhiều. Kiến thức và ý thức giao thông của các em được tăng lên qua nhiều kênh thông tin mà giáo viên cung cấp. Bài học kinh nghiệm: Qua việc thực hiện các công việc trên. Tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên phải nhiệt tình, phải kiên trì nhắc nhở các em thì kết quả tác động, giáo dục mới tốt Kết hợp chặt chẽ với bộ môn giáo dục công dân, ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn trường trong công tác giáo dục, qua đó hình thành nên thói quen và văn hóa giao thông cho các em, bởi vì sự tác động tổ hợp thì hiệu quả sẽ được tăng cường. Bản thân giáo viên phải là tấm gương để các em học tập noi theo. Kết hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp làm tốt công tác tuyên truyền nhắc nhở vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, vào buổi sinh hoạt cuối tuần, đưa nội dung thực hiện tốt an toàn giao thông vào đánh giá hạnh kiểm học sinh một cách nghiêm túc, quyết liệt.
  15. 14 III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đạo đức và pháp luật thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không tự nhiên mà có. Để con người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. Giáo dục con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Vì vậy, giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại, giáo dục lại tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập quan hệ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ đồng chí, tính lương thiện, thật thà và không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội. Một tiết học sinh động, gắn với thực tiễn, học sinh hứng thú học bài là một tiết dạy hiệu quả nhất, do đó mỗi giáo viên phải tìm tòi phát hiện những vấn đề mới, gần gũi, thiết thực với các em, nhất là trong tình hình an toàn giao thông là một vấn đề bức thiết hiện nay của xã hội và an toàn giao thông học đường là một mục tiêu lớn cần có sự quan tâm lớn của xã hội. Văn hóa giao thông đã trở thành khẩu hiệu trên đường phố, trong trường học. Giáo viên chính là người truyền lửa cho các em qua mỗi bài học bởi vì lòng tin sẽ chuyển thành mục đích, định hướng giá trị và thành hành động giáo dục đạo đức được thể hiện cuối cùng ở hành vi đúng của các em. 2. Kiến nghị Để giáo dục học sinh về kỹ năng và văn hóa giao thông ngày càng tốt hơn nhất là trong bối cảnh giao thông hiện nay, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: - Phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ môn liên quan cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường đối với giáo viên giảng dạy về thời gian lên lớp cũng như nội dung chương trình. - Tiếp tục tổ chức tốt các buổi ngoại khóa an toàn giao thông học đường. - Tổ chức các khóa tập huấn giáo viên và chương trình vui học, mẫu sách và giáo cụ giảng dạy được cung cấp, nhà trường sẽ triển khai giảng dạy cho các em tốt hơn. - Để triển khai việc giảng dạy có hiệu quả tại nhà trường, khóa tập huấn ATGT cho các thầy, cô giáo đóng vai trò rất quan trọng, và những kiến thức lái xe an toàn cơ bản để giúp các thầy/cô tham gia giao thông an toàn và có nền tảng kiến thức để giảng dạy tốt ATGT. Xây dựng “Cổng trường an toàn giao
  16. 15 thông” nhằm tuyên truyền cho học sinh về an toàn giao thông; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh; vận động học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông và thực hiện tốt văn hoá giao thông; thành lập tổ, nhóm xung kích hướng dẫn giao thông tại khu vực cổng trường trong giờ cao điểm; vận động người dân khu vực cổng trường không vi phạm hành lang an toàn giao thông. - Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh bằng những hình ảnh những trường hợp đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, uống rượu bia… bị tai nạn giao thông đã nhắc nhở mọi người không nên chủ quan khi tham gia giao thông ngay cả trên những tuyến đường trong làng bản. - Tổ chức ký cam kết với gia đình và học sinh về việc chấp hành quy định An toàn giao thông; phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường. XÁC NHẬN CỦA Quảng Trị, ngày 3 tháng 3 năm 2022 THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. NGƢỜI VIẾT Lê Xuân Lâm
  17. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Vật lý 10 – Ban cơ bản - NXB Giáo Dục 2. Sách giáo khoa Vật lý 10 – Ban nâng cao - NXB Giáo Dục. 3. Sách giáo viên Vật lý 10 – Ban cơ bản - NXB Giáo Dục 4. Sách giáo viên Vật lý 10 – Ban nâng cao - NXB Giáo Dục 5. Nguyễn Văn Khải – Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lý cấp trung học phổ thông - NXB Giáo Dục 6. Một số tư liệu tham khảo trên internet.
  18. 17 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH 1 1. Tầm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc giao thông đường bộ ? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng lắm 2. Việc cung cấp kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông có cần thiết không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết lắm 3. Bạn biết được các kiến thức an toàn giao thông từ đâu? ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………… 4. Môn Vật lý có cung cấp cho bạn kiến thức về an toàn giao thông không? Có Không 5. Liệt kê nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ? Cho biết đâu là nguyên nhân chủ yếu? ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………. 6. Để tham gia giao thông an toàn, các em cần hội tụ những yếu tố nào trong các yếu tố sau? Ý thức tham gia giao thông tốt
  19. 18 Kiến thức Luật giao thông tốt Kỹ năng điều khiển xe tốt Tình trạng cơ thể tốt Tất cả các yếu tố trên 7. Các hành vi không an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy Không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông Đi hàng hai, hàng ba, ... Đi xe trên vỉa hè Lạng lách, vượt sai quy định Tụ tập dưới lòng đường Tất cả các hành động trên PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH 2 Hãy đánh dấu X vào ô đồng ý: 1. Theo em, nắm vững các kỹ năng an toàn giao thông là Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 2. Kiến thức giao thông do môn Vật lý cung cấp Nhiều, bổ ích Không nhiều, bổ ích Rất ít, không bổ ích 3. Em đã có những kiến thức đầy đủ về an toàn giao thông chưa ? Đầy đủ Chưa đầy đủ Chưa có
  20. 19 PHỤ LỤC 2 Một số địa chỉ Webside về giao thông http://giaothongvantai.co.vn Cơ quan ngôn luận của Bộ Giao thông vận tải. Trang thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về lĩnh vực GTVT và ATGT. http://www.mt.gov.vn Trang thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải. Cung cấp văn bản, quy hoạch, chiến lược, cải cách, phổ biến pháp luât, an toàn giao thông, ... cập nhập hàng ngày. http://www.hcmutrans.edu.vn Trang Web giới thiệu về trường Đại học giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh:cung cấp các hoạt động đào tạo, tuyển sinh, hoạt động xã hội... của trường. http://csgt.vn Trang web của cảnh sát giao thông cung cấp các tin tức giao thông cập nhập, tai nạn giao thông, công dân với an toàn giao thông, gương người tốt việc tốt, giải pháp giao thông, văn bản pháp luật về giao thông, điều khiển giao thông, ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2