intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Toán học với Origami – phát triển tính thẩm mỹ và nuôi dưỡng lòng nhân ái cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Toán học với Origami – phát triển tính thẩm mỹ và nuôi dưỡng lòng nhân ái cho học sinh THPT" nhằm giúp học sinh thấy được trực quan các phép biến hình trong quá trình gấp giấy Origami tạo ra các sản phẩm để trang trí, làm quà tặng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Toán học với Origami – phát triển tính thẩm mỹ và nuôi dưỡng lòng nhân ái cho học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------------------------- SÁNG KIẾN TOÁN HỌC VỚI ORIGAMI – PHÁT TRIỂN TÍNH THẨM MỸ VÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THPT. MÔN: TOÁN Năm thực hiện: 2022 - 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI ---------------------------------- SÁNG KIẾN TOÁN HỌC VỚI ORIGAMI – PHÁT TRIỂN TÍNH THẨM MỸ VÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THPT. MÔN: TOÁN TỔ: TOÁN – TIN Nhóm tác giả trường THPT Hoàng Mai. 1. Bùi Thị Minh Hằng - SĐT: 0983545891. 2. Lê Thị Tuyết Lan - SĐT: 0988905690. 3. Trần Xuân Hà – SĐT: 0976079565. Năm thực hiện: 2022- 2023
  3. Trang MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 1 3. Đối tượng tác động 1 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Những đóng góp mới của đề tài. 2 PHẦN 2: NỘI DUNG 2 1. Cơ sở khoa học 2 1.1. Cơ sở lý luận 2 1.1.1. Khái niệm về Origami 2 1.1.2. Tính thẩm mỹ, lòng nhân ái tác động đến nhận thức của học sinh THPT 3 1.1.3. Cơ chế hoạt động của não bộ. 3 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 4 1.2.1. Khả năng áp dụng phương pháp 4 1.2.2. Thực trạng vấn đề. 4 2. Các giải pháp để đưa kiến thức toán học đồng thời phát triển tính thẩm mỹ và nuôi dưỡng lòng nhân ái cho học sinh thông qua nghệ thuật gấp giấy Origami. 10 2.1. Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh với nghệ thuật gấp giấy Origami. 10 2.2. Giải pháp 2: Trực quan hóa các phép biến hình thông qua nghệ thuật gấp giấy Origami 12 2.3.Giải pháp 3: Sử dụng gấp giấy Origami tạo các mô hình không gian. 17 2.4. Origami cùng những câu chuyện theo chủ đề. 19 2.4.1. Giải pháp 4: Xây dựng các chủ đề phát triển nhân cách cho học sinh thông qua nghệ thuật gấp giấy Origami. 19 2.4.2. Origami lưu giữ truyền thống xưa. 26 2.5. Thiết kế giáo án minh họa xây dựng bài học thực hiện các giải pháp đề tài. 27 2.5.1. Giáo án phép quay. 27 2.5.2. Giáo án: chủ đề “ hộp qùa yêu thương’’ 32 3. Kết quả 42 PHẦN 3: KẾT LUẬN 49 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  4. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Khi nhắc đến toán học chúng ta thường hình dung đến sự khô cứng của những con số, những cấu trúc trừu tượng của hình học. Nhiều học sinh tự đặt câu hỏi: “ học toán để làm gì?” các em chưa tìm thấy được hứng thú khi tiếp cận với nó. Đặc biệt khi dạy đến phần phép biến hình và phần hình học không gian có rất nhiều em khó hình dung và tưởng tưởng ra. Để giúp các em thấy được ứng dụng toán học ngày xung quanh cuộc sống, thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của toán học hay ngay trong những nếp gấp ngôi sao, những con hạc giấy hàng ngày các em gấp tặng cho nhau cũng chính là việc các em sử dụng đến các phép biến hình. Quan sát các em trong lớp học chúng tôi nhận thấy các em rất hứng thú với việc gấp giấy. Vậy nên, chúng tôi đã lấy cái hứng thú này để đưa kiến thức vào cho các em một cách có chủ đích bằng cách kết hợp với nghệ thuật gấp giấy Origami. Sử dụng nghệ thuật gấp giấy Origami vào trong tiết hình học giúp các em thấy rõ được trực quan các phép biến hình và các mô hình không gian. Bên cạnh đó các em hoạt động thường xuyên các ngón tay chính là làm tăng khả năng làm việc của trí não, kích thích việc ghi nhớ. Các sản phẩn tạo thành được phối kết hợp thành những câu chuyện giúp em phát triển tính thẩm mỹ, trí tưởng tưởng, sáng tạo đồng thời định hướng hình thành nhân cách đẹp cho các em. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài :“ Toán học với Origami – phát triển tính thẩm mỹ và nuôi dưỡng lòng nhân ái cho học sinh THPT.” 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu đề tài: giúp học sinh thấy được trực quan các phép biến hình trong quá trình gấp giấy Origami tạo ra các sản phẩm để trang trí, làm quà tặng. - Gấp giấy Origami tạo mô hình không gian xây dựng nên các câu chuyện nhân văn thông qua đó nuôi dưỡng lòng nhân ai bên trong mỗi em học sinh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: cách thức tổ chức hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng gấp giấy Origamitạo tạo ra các sản phẩm để trang trí, làm quà tặng, xây dựng những câu chuyện theo chủ đề 3. Đối tượng tác động - Học sinh lớp 12A4, 12A11, 11A1, 11A2, 11A3, 11A7 trường THPT Hoàng Mai.
  5. 4. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thực nghiệm sư phạm 5. Những đóng góp mới của đề tài. 5.1. Về lý luận Đề tài đóng góp thêm một cách nhìn mới về vấn đề phát triển năng lực tư duy cho học sinh theo 6 mức độ của thang đo Bloon thông qua việc sử dụng nghệ thuật gấp giấy Origami trong dạy học phần hình học. 5.2. Về thực tiễn Những nghiên cứu của đề tài có thể giúp giáo viên tham khảo và áp dụng dễ dàng vào bài dạy nhằm nuôi dưỡng giá trị sống, định hướng nhân cách sống cho các em học sinh ngay trong bộ môn toán học, đồng thời tăng khả năng sáng tạo, kích thích trí tượng tưởng của học sinh. Là một giải pháp giúp giáo viên trực quan hóa các khái niện cũng như giới thiệu thêm cho giáo viên tham khảo một cách thực hành tái hiện củng cố bài. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về Origami Origami phát âm tiếng Nhật: là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: ori là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại. Gấp giấy Origami không đơn thuần chỉ là giải trí, làm đồ trang trí thông thường. Nghệ thuật gấp giấy Origami trở thành biểu tượng văn hóa Nhật Bản là bởi gấp giấy Origami còn có tác dụng như một liệu pháp tâm lý, giúp trấn an tinh thần, mang lại niềm vui và cảm hứng cho con người khi hoàn thành một tác phẩm. Để tạo được một tác phẩm đẹp mắt, đòi hỏi người thực hiện phải có tinh thần tập trung cao độ, Sự tỉ mỉ và chính xác tới từng nếp gấp, từng chi tiết xếp ghép. Mặt khác còn đòi hỏi ở người thực hiện có trí tưởng tưởng và kiến thức tạo hình khối, cũng như kiến thức về hình học không gian. Một tác phẩm
  6. origami được tạo thành là một thước đo để đánh giá về tinh thần kiên nhẫn và tính thẩm mỹ của người thực hiện. 1.1.2. Tính thẩm mỹ, lòng nhân ái tác động đến nhận thức của học sinh THPT. Trong thời đại 4.0 hiện nay cuộc sống con người trở nên vội vã, thu mình hơn với các thiết bị điện tử thì việc giáo dục lòng nhân ái, sự vị tha được đề cao hơn bao giờ hết. Lòng nhân ái chính là những nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác thì khó có thể làm nên việc lớn. Cách sinh ra hormone Dopamine Giáo dục tính thẩm mỹ, lòng nhân ái giúp các em học sinh nhận thức được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác có thái độ và hành vi biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người hướng cho các em tới một cuộc sống hạnh phúc. Và khi não bộ ở trong trạng thái hứng phấn của hạnh phúc thì nó sẽ tiết ra hormone Dopamine là một trong những hormone quan trọng trong não bộ mang lại nhiều tác dụng cho con người. Dopamine liên quan đến cảm giác hạnh phúc, động lực, trí nhớ, khả năng tập trung và điều chỉnh các chuyển động của cơ thể. Nên việc thu nạp kiến thức cũng dễ dàng hơn. Một trong những cách thức để giáo dục lòng nhân ái chính là nhờ những câu chuyện, định hướng cho các em suy nghĩ đúng để có những hành động đúng. 1.1.3. Cơ chế hoạt động của não bộ.
  7. Ảnh: Cơ chế hoạt động của não bộ Não bộ tiếp nhân thông tin qua các giác quan, một thông tin nào đó mà được nhiều giác quan tiếp nhận thì nó sẽ được khắc sâu. Và hơn nữa não bộ còn bị anh “cảm xúc đánh lừa” khi cảm xúc càng mạnh thì não bộ sẽ hiểu đó là thông tin quan trọng và sẽ ghi nhớ dài hạn. Theo nghiên cứu khoa học thì thông tin thu thập thông qua mắt (83%), tai (11%), mũi (3,5%), lưỡi (1%), cảm giác (1,5%). Chính vì thế trong quá trình dạy học giáo viên nên tận dụng đặc điểm này của não bộ để cài thông tin vào cho người học một cách sâu sắc hơn. Trong số các phương pháp thì phương pháp thực hành là đảm bảo được nhiều nhất các yếu tố trên. 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khả năng áp dụng phương pháp: Có thể áp dụng trên tất cả các đối tượng học sinh THPT và THCS. 1.2.2. Thực trạng vấn đề. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 175 học sinh khối 11 và 12 tại các lớp thực nghiệm của trường THPT Hoàng Mai theo link https://forms.gle/cg49yFXYv4TQnGxU6. Và thu được kết quả như sau:
  8. Qua hai câu hỏi này chúng tôi nhân thấy các em cảm thấy phép biến hình là một nội dung khó.
  9. Phần lớn học sinh thấy khó khăn trong cách xác định giao điểm của các yếu tố đường thẳng, mặt phẳng trong không gian, chiếm 49,7%. Qua các câu hỏi trên chúng tôi thấy hầu như các em đều thấy trừu tượng đối với các phép biến hình và hình học không gian. Việc phân loại, gọi tên tìm mối quan hệ giữa số đỉnh, số mặt, số cạnh các khối đa diện nhiều học sinh không thực hiện được. Chính những yếu tố này cũng là một cản trợ các em với bộ môn hình học. Vậy nên chúng tôi muốn giúp các em tháo gỡ vấn đề này bằng cách trực quan hóa khái niệm lồng vào sở thích của các em để đưa kiến thức cho các em. Chúng tôi tiếp tục khảo sát các câu hỏi liên quan đến đề tài cho 55 giáo viên và 238 học sinh khối 11 và 12: Câu 1:
  10. Tổng số Giáo viên Học sinh Biết ít 189 39 129 Biết khá rõ 37 9 22 Không 67 7 53 Câu 2: Tổng số Giáo viên Học sinh Có, Nhưng rất ít 171 36 135 Có và ứng dụng nhiều 74 15 59 Không thấy mối liên hệ gì 48 4 44 Câu 3
  11. Số lượng người thấy gấp giấy ORIGAM có thể sử dụng vào dạy, học chủ đề phép biến hình là 243 chiếm 82,9%, với 45/55 Giáo viên và 198/248 học sinh Câu 4 Có 250: 85,3% trong đó có 44 giáo viên, 205 học sinh Câu 5: Tổng số Giáo viên Học sinh Chưa bao giờ sử dụng 146 25 121 Có sử dụng và ít 119 26 85 Sử dụng nhiều 28 4 24
  12. Câu 6: Tổng số Giáo viên Học sinh Chưa bao giờ 149 25 124 Có sử dụng và ít 121 26 85 Sử dụng nhiều 23 4 19 Qua các số liệu trên cho thấy việc giáo viên vận dụng nghệ thuật gấp giấy Origami vào dạy học còn rất ít dù có khá nhiều người biết về nghệ thuật gấp giấy Origami cũng như biết có thể ứng dụng nó vào việc học và dạy toán có hiệu quả để phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo dục học sinh một cách toàn diện hơn, tự chủ sáng tạo và hoàn thiện hơn. Vì vậy, với thực trang trên chúng tôi nhận thấy cần phát triển đề tài để ứng dụng vào việc dạy và học toán có hiệu quả hơn. Giáo dục học sinh một cách toàn diện hơn, đưa toán học vào thực tiễn cuộc sống.
  13. 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA KIẾN THỨC TOÁN HỌC ĐỒNG THỜI PHÁT TRIỂN TÍNH THẨM MỸ VÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY ORIGAMI. 2.1. Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh với nghệ thuật gấp giấy Origami. Làm bất kỳ điều gì chúng ta cũng nên bắt đầu bởi câu hỏi tại sao? Khi biết rõ ràng tại sao phải làm cái này hay cái kia cũng là một cách để xác định được đích đến của hành trình. Giáo viên cùng học sinh tìm hiểu sự thú vị của nghệ thuật gấp giấy. Đây là một hoạt động tuyệt vời giúp các em có thể phát triển được tư duy logic, sự kiên nhân và khéo léo đôi tay. Giáo viên cho học sinh thấy được toán học đã thổi hồn vào nghệ thuât gấp giấy Origami. Với những nếp gấp đều là những phép toán. Các sản phẩm của Origami có thể làm những dụng cụ dạy học rất trực quan trong hình học không gian mà chính các em có thể dễ dàng tạo ra. Việc các em tạo ra các sản phẩm cũng là một cách tổng kết bài độc đáo. Ảnh: Sản phẩm Origami về các khối đa diện đều, khối tròn xoay. Giúp học sinh hứng thú với gấp giấy thì giáo viên bắt đầu với học sinh những mẫu gấp đơn giản như ngôi sao may mắn, chú hạc giấy với những điều ước, giúp các em thấy tự tin với bộ môn nghệ thuật này. Để thực hiện chúng tôi đã làm các bước sau Bước 1: Cung cấp cho học sinh một số cuốn sách hướng, trang web hướng dẫn gấp giấy. Cho học sinh xem một số mẫu sản phẩm ban đầu, giới thiệu một số sản phẩm khác thông qua các video
  14. https://youtu.be/Ee9h3t1LRkU https://youtu.be/UyqdrY-tTEs https://youtu.be/W_Nc5GWAbLE Bước 2: Cung cấp các vật liệu cùng học sinh thực hiện gấp giấy trong các giờ ra chơi và giờ sinh hoạt lớp đầu buổi. Ảnh: Bắt đầu với những mẫu gấp đơn giản. Bước 3: Yêu cầu học sinh tạo các sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm dự kiến cho bài học tới - Để chuẩn bị học phần hình chóp, lăng trụ chúng tôi yêu cầu các em sử dụng gấp giấy Origami để tạo ra hình tứ diện đều, hình lập phương - Để chuẩn bị học bài mặt tròn xoay chúng tôi giao cho từng nhóm học sinh làm các hình lọ hoa, khối cầu bằng nhiều kết cấu gấp giấy cần huy động tập thể nhóm, tạo sự hứng thu và tính đoàn kết tập thể
  15. 2.2. Giải pháp 2: Trực quan hóa các phép biến hình thông qua nghệ thuật gấp giấy Origami Phép biến hình là một nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình hình học 11, nó không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức công cụ mới để giải toán mà còn tập cho học sinh làm quen với phương pháp tư duy và suy luận mới, biết nhìn nhận sự việc và các hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nhưng đối với các em học sinh thì phần lớn gặp khó khăn khi học về các phép biến hình như phân biệt chúng, không hiểu rõ các khái niệm cơ bản. Khó để hình dung trực quan. Để khắc phục những khó khăn này chúng tôi dạy phần các phép biến hình đã sử dụng phương pháp trực quan tìm tòi và thực hành tái hiện thông qua nghệ thuật gấp giấy Origami. Ảnh: Chủ đề Origami và các bước tiến hành. Ví dụ 1: Các bước tiến hành dạy các phép biến hình. - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa tìm hiểu về phép biến hình đang nghiên cứu. (Có thể cho soạn bài ở nhà). - Bước 2: Giáo viên tiến hành các bước gấp giấy Origam có sử dụng phép biến hình đang học để minh họa. - Bước 3: Cho học học sinh thảo luận cặp đôi chỉ rõ ở bước gấp nào giáo viên đã sử dụng phép biến hình đang học. - Bước 4: Từ đó nêu định nghĩa, tính chất của phép biến hình đó. Ở phương pháp này chúng tôi đã tạo điều kiên cho học sinh được xử lý thông tin nhiều lần thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát việc gấp sản phẩm Origami của giáo viên, thảo luận cặp đôi từ đó khái quát hóa khái niệm. Đồng thời đã cho học sinh tiếp nhận thông qua nhiều giác quan. Trực tiếp thấy được phép biến hình nên dễ hình dung, giúp các em nhớ được kiên thức tốt, đồng thời thấy được sự gần gũi của toán học.
  16. Ảnh: giáo viên minh họa trực quan gấp giấy phép quay. Kế hoạch bài dạy minh họa một vài hoạt động. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI PHÉP QUAY. I. ĐỊNH NGHĨA a. Mục tiêu: Học sinh nắm được định nghĩa của phép quay. Học sinh xây dựng và ghi nhớ được tính chất của phép quay. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm tòi tính chất của phép quay qua minh hoa gấp giấy Origami, từ đó rút ra định nghĩa phép quay và nhận xét được một số trường hợp đặc biệt của phép quay. c. Sản phẩm: Học sinh nắm được định nghĩa phép quay và nhận xét được các trường hợp đặc biệt của phép quay. Định nghĩa: Cho điểm O và góc lượng giác 𝛼. Phép biến hình biến O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M  sao cho OM   OM và góc lượng giác  OM , OM    được gọi là phép quay tâm O góc  . Điểm O được gọi là tâm quay,  được gọi là góc quay của phép quay đó. Ký hiệu: Q O ,  . Nhận xét: a. Chiều dương của phép quay là chiều dương của đường tròn lượng giác,
  17. nghĩa là chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. b. Với k là số nguyên, ta có phép quay QO,k 2  là phép đồng nhất, phép quay QO ,k  2 1 là phép đối xứng tâm O . + HS vẽ được ảnh của một điểm qua phép quay. Tổ chức thực hiện GV: Chơi trò chơi bàn tay đẹp. Giáo viên tổ chức chia lớp thành 2 nhóm và tìm xem bàn tay nào đẹp Giáo viên nhất nhóm, đại diện bàn tay đẹp của các nhóm thi với nhau và tìm bàn tay đẹp của lớp. - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ Thực hiện - GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm Vậy các em nhận ra được bàn tay đẹp là bàn tay trao gửi yêu thương. Trong tim mỗi người chúng ta có một bàn tay mà bề ngoài đã nhăn, sám đen, với những chai sần nhưng rất đẹp, đó là Giáo viên bàn tay mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ sử dụng một phép biến hình để gấp những bông hoa tặng mẹ nhân ngày 20/10. Minh họa gấp giấy Origami Giáo viên Các bạn quan sát độ dài OM và OM’, góc MOM’, có bao Giáo viên nhiêu điểm M’. Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi đưa ra nhận xét. Và gọi ngẫu nhiên. OM   OM ,  OM , OM    90 0 Học sinh
  18. Học sinh Có duy nhất 1 điểm M’ Cô vừa minh hạo cho các em thấy việc thực hiện của phép Giáo viên quay. Khi cô thực hiện theo chiều mũi tên biến M thàng M’ là Giáo viên đang quay theo chiều nào? HS Quay theo chiều dương Nếu thực hiện ngập ngược tờ giấy biến M’ thành M thì ta Giáo viên đang tiens hành theo chiều nào? Học sinh Chiều âm Giáo viên Gấp nhanh sản phẩm. Yêu cầu học sinh theo dõi và thống kê xem đã sử dụng những phép biến hình nào? Học Sinh Đối xứng trục, đối xứng tâm. Đánh giá, - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học nhận xét, sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. tổng hợp
  19. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức và hỗ trợ HS rút ra nhận xét các trường hợp đặc biệt của phép quay. Ví dụ 2: Với tiết ôn tập chương 1 chúng tôi lại sử dụng phương pháp trực quan tái hiện. - Yêu cầu: sử dụng nghệ thuật gấp giấy Origami tạo ra những sản phẩm như hộp đựng quà, bông hoa, những con vật nhưng phải chỉ rõ các phép biến hình đã được sử dụng, cụ thể ở những bước nào. Và edit video. Video tổ 3 lớp 11a3 edit thể hiện các phép biến hình trong các nếp gấp. Kết quả: Học sinh đã tự tay tạo ra các sản phẩm, tái hiện được các phép biến hình, ngoài ra còn phát triển cho học hinh năng lực tin học. Năng lực hợp tác khi làm việc nhóm và xây dựng tinh thần đoàn kết trong các em. Với hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2