intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng CNTT chuyển đổi số trong quá trình kiểm KTĐG môn Lịch sử nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG CHO HỌC SINH THPT” Lĩnh vực: Lịch sử Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG CHO HỌC SINH THPT” Lĩnh vực: Lịch sử Tác giả : Hồ Thị Nhàn SĐT: 0393 557 554 Tổ : KHXH Năm học: 2022 - 2023 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  3. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Đọc là 1 BGDĐT Bộ Giáo Dục Đào Tạo 2 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 3 THPT Trung học Phổ thông 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 GDPT Giáo dục phổ thông 8 GG Google 9 PC- NL Phẩm chất - Năng lực 10 KN Kĩ năng 11 TNSP Thực nghiệm sư phạm 12 MS PPT Microsof powerpoint 13 QĐ – TTg Quyết định – Thủ tướng
  4. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 1. Lý do chon đề tài. ........................................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .................................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................................ 3 5. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................................................... 3 6. Tính mới của đề tài. ..................................................................................................................... 4 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 5 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................................................... 5 1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi số và năng lực số ...................................................................... 5 1.2. Năng lực và các loại năng lực hình thành cho học sinh ........................................................... 6 1.3. Một số phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình kiểm tra đánh giá phần lịch sử việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT ................. 8 1.4. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh THPT ..................................................................................................................................... 16 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................................. 18 2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT vào việc KTĐG học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của giáo viên môn lịch sử trên địa bàn Quỳnh Lưu – Hoàng Mai. ..................................... 18 2.2. Thực trạng nhận thức sử dụng CNTT vào việc tự đánh giá theo hướng phát triển năng lực bản thân của học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu - Hoàng Mai hiện nay. .................. 19 2.3. Thực trạng áp dụng các hình thức KTĐG có ứng dụng công nghệ số phần lịch sử việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh ở trường THPT (thông qua kết quả khảo sát HS tại các trường) ........................................................................................ 20 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu hiện nay......... 21 2.5. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai 22 3. ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC MÔN LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU VÀ THỊ XÃ HOÀNG MAI ................................................................................................................................ 23 3.1. Ứng dụng nền tảng công nghệ số vào quá trình kiểm tra đánh giá học sinh trong môn Lịch sử phần Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. ( Lớp 12 ) ........................................................................ 23
  5. 3.2. Ứng dụng nền tảng công nghệ số vào quá trình đánh giá hồ sơ học tập nhằm phát triển phẩm chất năng lực của học sinh THPT ........................................................................................ 33 3.3. Ứng dụng công nghệ số vào quá trình đánh giá qua sản phẩm học tập của học sinh phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. ............................................................................................. 36 4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO QUÁ TRÌNH KTĐG HỌC SINH THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT....................................................................... 41 4.1. Kinh nghiệm kết hợp, sử dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp KTĐG học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. .......................................................................................... 41 4.2. Kinh nghiệm xây dựng công cụ KTĐG phẩm chất, năng lực của học sinh trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. ........................................................................................................................ 42 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (TNSP) ....................................................................................... 43 5.1. Mục đích thực nghiệm: ........................................................................................................... 43 5.2. Bố trí TNSP ............................................................................................................................ 44 PHẦN 3: KẾT LUẬN .................................................................................................................. 49 1. Kết luận: .................................................................................................................................... 49 2. Kiến nghị: .................................................................................................................................. 49
  6. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chon đề tài. Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội - khoa học công nghệ hiện nay, xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá đòi hỏi con người phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời tích cực, năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh cũng phải đáp ứng yêu cầu đó của xã hội. Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã đem lại những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội trên toàn cầu. Trong nghành giáo dục và đào tạo, CNTT đã mang đến sự đổi mới về cách dạy và cách học cho mọi cấp học. Vai trò, lợi ích của CNTT, ứng dụng CNTT vào công tác dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của người học đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chính vì lẽ đó, việc ứng dụng CNTT nói chung và trong nghành giáo dục được Chính phủ đặc biệt quan tâm, đề ra những chiến lược phát triển. Quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ: Phê duyệt Đề án: ‘Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” có hiệu lực từ ngày 25/01/2022. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực y tế. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc này đã dần thay đổi phương pháp dạy học và KTĐG truyền thống sang xu thế tích cực, hiện đại, hiệu quả, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và phát triển được nhiều năng lực trong quá trình học tập. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt, CNTN cũng góp phần vào quá trình KTĐG học sinh một cách tối ưu nhất, thuận tiện nhất ngay trên những lớp học ảo. Như vậy, sự bùng nổ về CNTT trong giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Hiện nay việc giảng dạy bộ môn Lịch sử và kiểm tra đánh giá ở bậc THPT đã được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, Trang 1
  7. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay. Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy dạy khác nhau để đạt được hiệu quả cao trong truyền thụ. Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học cũng cần được đổi mới, không chỉ là khả năng ghi nhớ kiến thức mà cần kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tự liên hệ, tự phân tích và bày tỏ chính kiến của bản thân về các vấn đề, tình huống nãy sinh trong cuộc sống. Qua đó, thúc đẩy học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân. Hình thức kiểm tra đánh giá cũng cần phải thay đổi, không chỉ kiểm tra trên giấy, trên lớp học mà giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, nhiều địa diểm khác nhau. Đặc biệt không chỉ giáo viên mới kiểm tra được học sinh mà các em tự kiểm tra bản thân, kiểm tra lẫn nhau, kiểm tra ngay sau khi làm bài...Tất cả là nhờ các ứng dụng CNTT chuyển đổi số. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực còn có thể giúp giáo viên nắm bắt được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của học sinh, các phẩm chất năng lực của học sinh, ý thức của học sinh, từ đó giáo viên biết tự điều chỉnh trong quá trình giảng dạy và KTĐG học sinh. Từ những lý do trên, sau một thời gian dài nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, tôi thu được kết quả nhất định. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng các phần mềm CNTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong KTĐG học sinh ở trường phổ thông nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu. - Đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng CNTT chuyển đổi số trong quá trình kiểm KTĐG môn Lịch sử nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. - Đề xuất cách thức ứng dụng CNTT chuyển đổi số vào quá trình KTĐG môn Lịch sử nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển đời sống hiện đại. Trang 2
  8. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm việc ứng dụng CNTT chuyển đổi số trong quá trình kiểm KTĐG môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đã tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm tại đơn vị công tác một số trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp với các trường THPT hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những vấn đề về KTĐG theo định hướng phát triển PCNL của học sinh. - Nghiên cứu thực tiễn. - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, thăm dò ý kiến GV, HS - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 5. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, cụ thể: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Tìm hiểu tài liệu, thực trạng - Bản đề cương chi tiết của Tháng 8, 9 1 và chọn đề tài, viết đề cương đề tài. /2022 nghiên cứu. - Nghiên cứu lí luận CNTT và - Tập hợp lý thuyết của đề chuyển đổi số, tài. - Khảo sát thực trạng, tổng Tháng - Xử lý số liệu khảo sát 2 hợp số liệu năm trước. 10,11 /2022 được. - Trao đổi với đồng nghiệp và - Tổng hợp ý kiến của đề xuất sáng kiến kinh đồng nghiệp. nghiệm. Tháng - Kiểm tra trước thực nghiệm. - Xử lý kết quả trước khi 3 12 /2022 - Áp dụng thực nghiệm trên thử nghiệm đề tài. Trang 3
  9. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” các lớp 12D1, 12D6. - Tổng hợp và xử lý kết quả thử nghiệm đề tài. - Hoàn thiện đề cương. - Viết sơ lược sáng kiến. - Bản thảo sáng kiến. Tháng 1, 2 - Xin ý kiến của đồng nghiệp. - Tập hợp đóng góp của 4 /2023 - Tiếp tục thử nghiệm trên các đồng nghiệp. lớp 12D1, 12D6. - Tiếp tục thử nghiệm trên các Tháng lớp 12D1, 12D6. - Sáng kiến kinh nghiệm 5 chính thức chấm cấp 3 /2023 - Hoàn thành sáng kiến kinh trường nghiệm - Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp Tháng - Hoàn thành sáng kiến 6 trường. 4/2023 nộp Sở GD&ĐT Nghệ An - Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của SKKN. 6. Tính mới của đề tài. - Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất và đúc rút kinh nghiệm thành công ứng dụng CNTT chuyển đổi số trong quá trình KTĐG môn Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển PCNL cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai một cách tương đối đầy đủ và cụ thể. - Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vận dụng đa dạng các hình thức và phương pháp KTĐG trong môn Lịch sử cấp THPT giai đoạn 1945 – 1954 giúp giáo viên và học sinh tiếp cận CNTT, chuyển đổi số, nắm bắt, theo kịp với xu thế của thế giới hiện nay. - Đề tài đã vận dụng da dạng hình thức, phương pháp KTĐG học sinh theo định hướng phát triển PCNL, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xây dựng và thực hiện thành công những công cụ kiểm tra đánh giá không chỉ bằng câu hỏi, bài tập mà còn sử dụng bảng đánh giá PCNL cụ thể cho học sinh, xây dựng được các tiêu chí đánh giá sau mỗi hoạt động của học sinh, giúp cho giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân mình một cách chính xác. Từ đó, học sinh hiểu ra vấn đề kiểm tra, đánh giá cũng là một quá trình học tập của bản thân chứ không phải chỉ của giáo viên. Mặt khác, đề tài cũng đưa ra những biện pháp, cách thức giúp giáo viên phân tích và sử dụng kết quả đánh giá theo hướng phát triển năng lực để đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với năng Trang 4
  10. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” lực của học sinh. Giúp học sinh tích cực, chủ động, say mê, hào hứng trong quá trình học tập, phát huy hết những điểm mạnh, hạn chế những nhược điểm của bản thân, góp phần hình thành PCNL của mình, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi số và năng lực số 1.1.1. Chuyển đổi số trong giáo dục. “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, KTĐG. Chuyển đổi số trong dạy, học và KTĐG là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. 1.1.2. Năng lực số. Theo UNICEF 2019, năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ em vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. Theo Từ điển Tiếng Việt: Năng lực số là việc sử dụng một cách tự tin và có ý nghĩa quan trọng của công nghệ xã hội thông tin cho công việc, giải trí, học tập và giao tiếp. Nó được củng cố bởi các kỹ năng cơ bản trong CNTT-TT, tức là việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để truy xuất, truy cập, lưu trữ, sản xuất, trình bày và trao đổi thông tin, giao tiếp và tham gia vào các mạng cộng tác thông qua internet. Trang 5
  11. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.1.3.Vai trò của công nghệ thông tin đối với việc dạy học, giáo dục nói chung và kiểm tra đánh giá của giáo viên ở trường THPT nói riêng. - Tìm kiếm, thiết kế, biên tập học liệu: + Xây dựng nội dung dạy học. + Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá. - Tổ chức hoạt động học tập. - Tổ chức kiểm tra đánh giá. - Thu thập, phản hồi kết quả. - Quản lý hồ sơ dạy học 1.1.4. Vai trò của công nghệ thông tin đối với việc kiểm tra đánh giá học sinh: - Tạo điều kiện để giáo viên đánh giá kết quả học tập và giáo dục của học sinh đối với giáo viên. - Hỗ trợ giáo viên từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá và công bố kết quả. - Chủ động kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu, nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng công nghệ số với các tính năng vượt trội, đảm bảo được yêu cầu về tính khách quan, công bằng của kỳ đánh giá học sinh. - Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học Với những tác động, vai trò không nhỏ của công nghệ thông tin trong giáo dục, lĩnh vực này cũng đã và đang rất được chú trọng. Đặc biệt đối với các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Năng lực và các loại năng lực hình thành cho học sinh 1.2.1. Khái niệm năng lực và phẩm chất Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người. Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Trang 6
  12. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.2.2. Phân loại năng lực - Năng lực có thể chia thành hai loại: + Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau bao gồm. Năng lực phát hiện, năng lực chủ động sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc, năng lực hệ thống hoá kiến thức, năng lực định hướng kiến thức. Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một KN tư duy sáng tạo giúp người học sử dụng để tạo ra những cái mới từ những cái cũ. + Năng lực riêng: Là sự thể hiện có tính chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau, năng lực riêng được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trong điều kiện tồn tại năng lực chung. Năng lực có mối quan hệ biện chứng qua lại với tư chất, với thiên hướng cá nhân, với tri thức kĩ năng, kĩ xảo và bộc lộ qua trí thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt động, nó là kết quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tự nhiên của nó là tư chất. 1.2.3. Các năng lực được hình thành khi ứng dụng công nghệ số trong quá trình KTĐG môn lịch sử ở trường THPT + Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm + Năng lực khai thác thông tin và dữ liệu + Năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi trường số + Năng lực sáng tạo nội dung số + Năng lực học tập và phát triển kỹ năng số + Năng lực sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp + “Trình độ tin học” hoặc “trình độ công nghệ”: khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan. + Internet (hoặc mạng) biết chữ: kỹ năng cần thiết để xác định vị trí, lựa chọn và đánh giá thông tin trên mạng Interne. + Hiểu biết về thông tin: các kỹ năng cần thiết để xác định vị trí và đánh giá thông tin, lưu trữ và truy xuất thông tin, sử dụng thông tin hiệu quả và có đạo đức cũng như áp dụng thông tin để tạo ra và truyền đạt kiến thức. + Hiểu biết về phương tiện truyền thông : các kỹ năng cho phép mọi người phân tích, đánh giá và tạo thông điệp ở nhiều phương thức, thể loại và định dạng phương tiện. + Kỹ năng số: khái niệm bao quát nhất, bao gồm nhiều kỹ năng được thảo luận trong các khái niệm đã đề cập ở trên. Trang 7
  13. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.3. Một số phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình kiểm tra đánh giá phần lịch sử việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT 1.3.1. Phần mềm GG forms- GG sheet Google Forms là một ứng dụng nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu cho mục đích thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng Google Forms thực hiện khảo sát hay phiếu đăng ký sự kiện,… Biểu mẫu có thể được chia sẻ dễ dàng qua gửi liên kết, gửi email, nhúng vào trang web hoặc bài đăng trên blog. Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu. Ngoài ra, các chức năng thành phần bao gồm: - Thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn). - Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi. - Có chức năng xác thực câu trả lời để kiểm soát việc nhập dữ liệu. - Chia sẻ biểu mẫu với các cộng tác viên để cùng thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện biểu mẫu; - Có thể chia sẻ biểu mẫu qua email, mạng xã hội, nhúng vào web hay blog hay một số hình thức khác. - Thu thập và xử lí thông tin dễ dàng và xuất kết quả khảo sát dưới dạng file excel, biểu đồ. - Cho phép phản hồi kết quả với người được khảo sát. 1.3.2. Phần mềm Quizizz. a. Quizizz là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi giúp người dùng (GV) dễ dàng tạo, tổ chức trò chơi học tập (dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến). Nói cách khác, người dùng (HS) có thể tham gia tương tác trực tuyến với trò chơi học tập tổ chức tại lớp học. b. Chức năng - Tạo và tổ chức các trò chơi học tập (câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) đồng bộ theo thời gian thực ngay tại lớp học hoặc giao bài tập về nhà. - Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. Cài đặt Quizizz khi HS bắt đầu sẽ xuất hiện giao diện như sau: Trang 8
  14. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.3.3. Phần mềm Classpoint ClassPoint là một công cụ được tích hợp vào Microsoft Powerpoint nhằm tạo ra các câu hỏi trực tiếp và có tính tương tác cao, trực tiếp với người học ngay trên Slide bài giảng. Đây là một trong các công cụ cá nhân phù hợp để giáo viên tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. ClassPoint cho phép GV nhanh chóng biến slide PowerPoint thành bộ câu hỏi tương tác với HS và thu thập câu trả lời của họ. Qua đó, ClassPoint sẽ tính điểm và lưu dữ liệu cho gv đánh giá, phân tích kết quả đạt được sau mỗi bài học. Cài đặt tài khoản ClassPoint (tài khoản Pro) trên máy, mở phần mềm PPT sẽ xuất hiện giao diện như sau: Trang 9
  15. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.3.4. Phần mềm Liveworksheets: a. Liveworksheets là phần mềm có thể thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn). Liveworksheet là một công cụ được sử dụng cho các giáo viên, từ đó giúp tạo ra những phiếu bài tập tương tác cho các em học sinh một cách dễ dàng hơn. Với những công cụ này, bất cứ ai cũng có thể cảm thấy việc học tập và dạy học vừa hiệu quả, vừa đơn giản. Giáo viên sẽ chỉ cần upload những bài tập in truyền thống ở dưới dạng tài liệu Word hoặc dạng file PDF, sau đó có thể chuyển đổi chúng trở thành những phiếu bài tập ở nhiều loại định dạng khác nhau. Khi học sinh truy cập vào trang web là có thể dễ dàng nhìn thấy được những bài tập này. b. Ứng dụng và chức năng của Liveworksheet là gì? Ứng dụng của Liveworksheet là gì được rất nhiều người quan tâm trong thời gian hiện tại. Có thể nói thay vì sử dụng những loại file PDF truyền thống không có tính tương tác cao, Liveworksheet có thể cho phép các giáo viên tạo ra những bài tập tương tác mới mẻ cho các học sinh. Ở trên Liveworksheet, các giáo viên có thể tạo ra đa dạng bài tập tương tác với nhiều thể loại khác nhau: Nối, mũi tên, kéo, thả, trắc nghiệm… kết hợp với các file âm thanh hoặc ở dưới dạng video cho học sinh làm. Phần mềm Liveworksheet cho phép các giáo viên có thể tạo ra đa dạng những bài tập nói và có thể yêu cầu học sinh nộp bài tập hoặc ghi âm một cách hiệu quả. Những người sử dụng phần mềm Liveworksheet cũng có thể tự xem và Trang 10
  16. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” sử dụng những bài tập mà được tạo ra và chia sẻ bởi những người khác, nếu như họ được phép. Chức năng: - Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi. - Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. Cài đặt liveworksheets trên gg, sẽ xuất hiện giao diện như sau: Hướng dẫn cách tạo một số dạng bài tập thường dùng trên liveworksheets (5/13 dạng) TT Dạng bài Hướng dẫn tạo Bạn click vào từng đáp án trong câu hỏi rồi vẽ hộp Bài tập lựa chọn và điền vào hộp: 1 đáp án (trắc Câu trả lời đúng: Select:yes nghiệm) Câu trả lời sai: Select:no Vẽ hộp tại khoảng trống câu và viết vào hộp Bài tập liệt kê đáp "choose: + viết các đáp án muốn học sinh lựa 2 án đúng chọn". Mỗi đáp án sẽ ngăn cách với nhau bằng "/*". Vẽ hộp ở cuối câu hỏi 1, bạn viết "join:1" 3 Bài tập ghép nối Vẽ hộp ở đầu câu trả lời cho câu hỏi 1 là "join:1" Tương tự như thế cho câu hỏi 2, 3, 4 ... Vẽ hộp ở phương án cần kéo rồi viết "drag:1" "drag:2"… 4 Bài tập kéo thả Vẽ hộp tại nơi cần thả rồi viết "drop:1"; "drop:2"… Trang 11
  17. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” Vẽ hộp ở cuối phát biểu. Sau đó nhập lệnh: 5 Bài tập đúng/sai Câu trả lời đúng: tick:yes Câu trả lời sai: tick:no 1.3.5. Phần mềm chấm trắc nghiệm TNMARKER Đây là phần mềm được ứng dụng chấm bài thi trắc nghiệm rất nhanh chóng và hiệu quả, với thời gian rất ngắn cho phép GV có thể chấm được số lượng bài của HS rất lớn, phần mềm này còn thống kê được kết quả HS qua mỗi bài làm, qua đó giúp GV có thể điều chỉnh cách dạy để cân bằng và giúp HS tiến bộ hơn trong học tập, ôn luyện đề nhằm mục đích tạo đầu ra phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học. Qui trình sử dụng: Bước 1: Đăng nhập phần mềm TNMARKER Bước 2: Bấm dấu “ + ” để tạo bài mới Bước 3: Chọn tên bài ->loại phiếu (20, 40, 50, 60, 100,120, phiếu ngang) -> số câu ->hệ điểm -> lớp Bước 4: Mở tên bài mới tạo -> bấm vào ”đáp án” -> nhập trực tiếp các mã đề thi hoặc tích hợp đáp án các mã đề từ mục “Thêm từ Excel” (cho phép nhập rất nhiều các mã đề) Bước 5: Tiến hành “ Chấm bài” Bước 6: Bấm “Xem lại kết quả” của HS Bước 7: Bấm “Thống kê” để xem kết quả đánh giá chung và xuất kết quả -> in hoặc gửi cho HS. Trang 12
  18. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.3.6. Phần mềm AZOTA. Ứng dụng Azota là một phầm mềm cung cấp ứng dụng trong giáo dục. Với thời điểm hiện tại, hoạt động học tập trực tuyến được áp dụng. Các đòi hỏi trong giao bài tập, tiếp cận đơn giản với công cụ học tập hiệu quả được đặt ra. Theo đó, đây là ứng dụng của người Việt Nam với các chức năng, tiện ích và ý nghĩa cao. Cũng như với các thao tác cơ bản, học sinh và phụ huynh có thể tiếp cận với thông tin về bài thi. Trong khi giáo viên dễ dàng tiếp cận và đánh giá năng lực của học sinh qua các bài kiểm tra.Theo đó, với hình thức sử dụng của ứng dụng, học sinh sẽ nộp bài theo hình thức trực tuyến. Với tính chất nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Sự tiện ích và tính năng tuyệt vời đã giúp Azota nhanh chóng trở thành lựa chọn số 1 của người dùng. Vừa bảo đảm cho tính bảo mật, các lượng truy cập lớn đến những tiện ích trong chống gian lận thi cử hiệu quả. Mang đến các đảm bảo trong hiệu quả phản ánh chất lượng tiếp thu bài giảng. Cũng như để học sinh phản ánh chân thực kết quả học tập. Nền tảng này hỗ trợ giáo viên có thể tạo đề thi giải quyết các công việc trong đánh giá năng lực của học sinh hiệu quả. Nắm bắt các khó khăn trong học tập trực tuyến và tìm cách khắc phục. Xây dựng hệ thống bài tập ngay trên đó một cách dễ dàng và vô cùng thuận tiện. Cũng như giúp học sinh tiếp cận với máy tính và các phần mềm phục vụ học tập. Từ đó mang đến các yêu cầu trong tiếp thu và tạo ra môi trường tiếp cận nhiều hơn với kiến thức. Azota hỗ trợ trên cả điện thoại và máy tính. Giúp dễ dàng truy cập và học tập, thi cử. Tuy nhiên đa số thầy cô và học sinh sử dụng phiên bản Web của Azota vì giao diện trực quan và dễ sử dụng. Đảm bảo cho tất cả các học sinh dễ dàng tiếp cận với môi trường và nền tảng học tập trực tuyến. Azota là ứng dụng giao và chấm bài tập online mới, hỗ trợ hiệu quả trong học tập. Tiết kiệm thời gian giao và chấm bài: Giáo viên giao bài trên ứng dụng, để học sinh tiếp cận với cách thức học hiệu quả qua công nghệ. Thay vì thực hiện hình thức thu phiếu trả lời trực tiếp, giáo viên có thể quản lý trên phần mềm. Với thời gian nộp bài theo quy định cùng với các lưu trữ hiệu quả. Cũng như thông báo điểm đến phụ huynh và học sinh. Thao tác đơn giản: Các chức năng trong ứng dụng được thể hiện với thao tác đơn giản nhất. Giúp phụ huynh, học sinh dễ dàng quản lý và sử dụng. Giao diện dễ nhìn với các chức năng chính được làm nổi bật. Đảm bảo hiệu quả cho nhu cầu và cách thức sử dụng cho các lứa tuổi. Thống kê và theo dõi kết quả học tập: Cha mẹ học sinh có thể theo dõi kết quả của học sinh thông qua lịch sử học tập. Cũng như phản ánh điểm số trong các bài kiểm tra. Hệ thống sẽ lưu lại điểm số, quá trình làm bài, nộp bài của từng học sinh. Giúp phụ huynh quản lý, giám sát hiệu quả cũng như có phương pháp bồi dưỡng Trang 13
  19. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” kiến thức cho con em mình. Giáo viên cũng có thể tra cứu, tải báo cáo thống kê để về máy để đánh giá hoặc lưu trữ trên hệ thống. Azota có một số chức năng trong giám sát các hoạt động và thao tác thực hiện với máy tính của HS. Hỗ trợ tính năng thống kê số lần thoát và chuyển tab đánh giá mức độ tập chung làm bài hay những công cụ hỗ trợ. Học sinh chuyển tap có thể để thực hiện các tra cứu hay tìm kiếm khác. Cho nên với chức năng thống kê này, giúp giáo viên có cơ sở đánh giá mức độ tập chung làm bài của HS. Chức năng giám sát gian lận trên Azota khi được bật sẽ tự động có thông báo cảnh báo nếu HS có hành động gian lận như chuyển tab khác hoặc thoát khỏi màn hình. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ hiện lên số lần HS thoát/chuyển màn hình sau khi hoàn tất bài kiểm tra. Từ đó, GV sẽ nắm được chính xác nhất về số lần mở tab mới hay đóng màn hình của từng HS. Đảm bảo cho các phản ánh cần thiết với tính chất và hiệu quả với bài kiểm tra. - Đăng nhập Azota: Bước 1: Truy cập vào website Azota (azota.vn), chọn nút đăng nhập bên góc phải phía trên màn hình để vào giao diện. Bước 2: Nếu liên kết tài khoản trực tiếp bằng Zalo, bạn chọn Đăng nhập bằng Zalo. Bước 3: Tại màn hình mới xuất hiện, chọn mục Thêm lớp. Điền tên lớp mình giảng dạy. Bước 4: Bấm vào phần + Thêm học sinh để nhập danh sách lớp. Có thể tiến hành thêm thủ công với một số ít học sinh. Hoặc thêm từ danh sách trong file Excel. Với nhập thủ công, thầy cô điền tên học sinh rồi chọn Xác nhận. Hoặc thao tác nhanh: Nhập từ file Excel. Chọn Xác nhận sau khi đã kiểm tra đúng file cần tải lên. - Giao và chấm bài cho học sinh trên Azota Bước 1: Tại giao diện màn hình chính, chọn phần Bài tập. Bước 2: Cửa sổ mới xuất hiện, chọn nút + Thêm bài tập. Bước 3: Màn hình sau đó sẽ hiện lên trang để điền thông tin giao bài. Các thầy cô giáo điền đủ thông tin cần thiết rồi chọn Lưu để tạo bài tập mới. - Lớp muốn giao bài: Chọn lớp tương ứng với bài tập mình đã chuẩn bị. Bước 4: Lúc này màn hình thông báo đã tạo thành công file bài tập. Chọn Copy Link để lấy liên kết gửi cho phụ huynh, học sinh nộp bài. Khi GV đăng nhập vào tài khoản Azota sẽ xuất hiện giao diện như sau: Trang 14
  20. Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 1.3.7. Phần mềm PADLET. Padlet là trang web/ứng dụng, để dễ hiểu thì nó có thể được ví như là một tấm bảng trong lớp học. Nhưng điều khiến nó đặc biệt hơn khi so với các tấm bảng trên trường lớp đó chính là cho phép người dùng thêm văn bản, hình ảnh, video, đường dẫn, ý tưởng…. lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học, hội nhóm vô cùng dễ dàng. Tương thích trên hầu hết các thiết bị bao gồm: Điện thoại, máy tính, laptop, tablet. Padlet là ứng dụng phù hợp với giáo viên để xây dựng nội dung bài học và nhất là các bạn học sinh dùng để họp nhóm, lên ý tưởng sáng tạo. Đăc biệt là học sinh nạp bài kiểm tra theo hình thức tự luận. Giáo viên nhận và lưu bài làm của học sinh dễ sữa chữa và đối chiếu, học sinh tự đối chiếu lẫn nhau. Giao diện khi học sinh nạp sản phẩm học tập cho giáo viên như sau: Trang 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2