intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng CNTT trong việc triển khai nhiệm vụ học tập nhằm tích cực hóa quá trình tự học Tiếng Anh của học sinh THPT

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:35

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là giúp GV kiểm tra, đánh giá khả năng hiểu bài và vận dụng kiến thức vào thực tế của các em một cách toàn diện và chính xác nhất. Đồng thời bằng việc yêu cầu các đối tượng học sinh khác nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau, GV có thể giúp các em rèn luyện các kỹ năng và củng cố thêm kiến thức ngữ pháp đã học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng CNTT trong việc triển khai nhiệm vụ học tập nhằm tích cực hóa quá trình tự học Tiếng Anh của học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH                                        SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM    TÊN ĐỀ TÀI:  ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ  HỌC TẬP NHẰM TÍCH CỰC HÓA QUÁ TRÌNH TỰ HỌC  TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH THPT Bộ môn: Tiếng Anh Năm học 2020 – 2021 MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………. ………………………………………..4 1. ́ ̣ Ly do chon đê tai ……………………………………………………………………4 ̀ ̀ 1
  2. ̣ 2. Muc tiêu nghiên c ưu ………………………………………………...........................5 ́ ́ ượng nghiên  3. Đôi t cưu……………………………………………………………….5. ́ ̣ 4. Pham vi nghiên c ưu …………………………………………………………………5 ́ 5.  Nhiệm   vụ   nghiên   cứu……………………………………………………………. ….5 6.   Phương   phaṕ   nghiên  cưu…………………………………………………………….6 ́ 7. Những đóng góp mới của đề tài……………………………………………………6 8.   Bố   cục   của   đề  tài……………………………………………………………………..6 B. PHẦN NÔI DUNG…………………………………………………………………7 ̣ Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn  …………………………………………7 1.1. Cơ sở lý  luận………………………………………………………………………. 7  1.2. Cơ sở thực tiễn  …………………………………………………………………….7 1.2.1. Thời lượng kiểm tra, đánh giá học sinh………………………………………...8 1.2.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh ………………………………………….8 1.2.3.   Cách   thức   kiểm   tra,   đánh   giá   học   sinh   ………………………. ………………….8 Chương 2.  Ứng dụng CNTT trong việc triển khai nhiệm vụ  học tập nhằm   tích   cực   hóa   quá   trình   tự   học   Tiếng   Anh   của   học   sinh   THPT……………………………… 9 2
  3. 2.1. Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho HS………………………………………… … 9  2.2. Hướng dẫn HS sử dụng các ứng dụng CNTT phù hợp để  thực hiện nhiệm vụ  học   tập   được   giao…………………………………………………………………….. …13 2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS…………. …14 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ………………………………………………… 17 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư  phạm……………………………………………...17 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư  phạm……………………………………………..17 3.3. Nội dung và cách tổ chức thực nghiệm sư  phạm....................................................17 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm…………………………………………………… 17 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ   ………………………………………....20 1. Kết quả và ý nghĩa của đề tài………………………………………………….. …...20 2. Hạn chế của đề  tài…………………………………………………………………..21 3. Kiến nghị và đề xuất……………………………………………………………..… 21 D. PHỤ LỤC………………………………………….………………..…………….27 E. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 3
  4.  MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT CNTT: công nghệ thông tin  GV: giáo viên  HS: học sinh  4
  5. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài  Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta không thể phủ  nhận thực tế rằng CNTT đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến   5
  6. trình dạy học ngoại ngữ  nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng  ở  các trường  THPT. Nhờ sự trợ giúp đắc lực của CNTT trong các lớp học, GV có thể mang đến  cho học sinh những bài giảng sinh động, cuốn hút, giúp các em lĩnh hội kiến thức   một cách dễ  dàng và chủ  động. Không những thế, CNTT còn là người bạn đồng  hành thân thiết, là một công cụ  hỗ  trợ  hiệu quả  cho quá trình học tập của HS bên   ngoài lớp học. Ứng dụng CNTT có thể giúp các em tự rèn luyện và nâng cao các kỹ  năng: nghe, nói, đọc, viết cũng như hình thành cho các em kỹ năng sử dụng hay thiết   kế các sản phẩm học tập trên các phần mềm như powerpoint, phần mềm làm phim,   vv. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy của bản thân tôi tại đơn vị cho thấy rằng: mặc   dù CNTT đã và đang được GV áp dụng một cách sâu rộng, mạnh mẽ trong quá trình   giảng dạy và truyền thụ  kiến thức cho HS, rất ít GV nhận thức được tầm quan   trọng của việc  ứng dụng nó để  giúp các em tăng cường tinh thần tự học. Rõ ràng,  thời gian cho mỗi tiết học so với số  lượng HS quá đông chỉ  đủ  để  GV cung cấp  kiến thức mới và triển khai nhiệm vụ  học tập mà không đủ  để  kiểm tra, đánh giá  khả năng hiểu bài và vận dụng kiến thức vào thực tế của các em. Trong khi đó, đa  phần HS bậc THPT hiện nay đều được trang bị những phương tiện công nghệ hiện   đại như: smartphone, ipad, macbook, hay laptop và có khả năng sử dụng thành thạo  những tính năng và tiện ích của chúng. Bên cạnh đó, thời gian rảnh của HS ngoài  giờ lên lớp còn khá nhiều, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ, nghỉ tết kéo dài sẽ  khiến các   em trở  nên chây lười, lơ  là việc ôn tập và nâng cao kiến thức đã học. HS thường   tận dụng những quãng thời gian rảnh này để  sử  dụng các phương tiện công nghệ,  chủ yếu vào mục đích giải trí như: lướt facebook, twitter, xem youtube hay đọc các  trang mạng xã hội khác.  Từ  những thực tế  trên, tôi đã chọn CNTT làm phương tiện để  triển khai và  yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ  học tập ngoài giờ  lên lớp. Qua quá trình áp  dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy đây là một phương pháp hữu hiệu   không chỉ  giúp GV thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập Tiếng   Anh của HS mà còn giúp các em tích cực hóa quá trình tự học của mình, từ đó nâng  6
  7. cao kiến thức và kỹ  năng môn Tiếng Anh. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề  tài   “Ứng dụng CNTT trong việc triển khai nhiệm vụ học tập nhằm tích cực hóa   quá trình tự  học Tiếng Anh của học sinh THPT”   để  nghiên cứu, thảo luận  nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả góp phần tạo hứng thú học tập cho HS và nâng  cao chất lượng giảng dạy của môn học này.  2. Muc tiêu nghiên c ̣ ưu ́ ­ Giúp GV kiểm tra, đánh giá khả năng hiểu bài và vận dụng kiến thức vào  thực tế của các em một cách toàn diện và chính xác nhất. Đồng thời bằng việc yêu  cầu các đối tượng học sinh khác nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau,  GV có thể giúp các em rèn luyện các kỹ năng và củng cố thêm kiến thức ngữ pháp  đã học. ­ Tích cực hóa quá trình tự học cho học sinh, giúp các em rèn luyện tinh thần tự học  hỏi, tự bồi dưỡng và tích lũy kiến thức cho bản thân. Nhờ đó kết quả học tập môn  Tiếng Anh của các em sẽ được cải thiện.    3. Đôi t ́ ượng nghiên cưu ́ Đề tài hướng tới đối tượng là học sinh lớp 12 đặc biệt là những học sinh có  thái độ học tập tốt và tinh thần tự học cao.  4. Pham vi nghiên c ̣ ưu ́ Đề tài nghiên cứu về các ứng dụng CNTT được sử dụng trong việc triển  khai nhiệm vụ học tập nhằm tích cực hóa quá trình tự học Tiếng Anh của học sinh  THPT. Các số liệu nghiên cứu được thu thập trong năm học 2019 – 2020.  5. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Tìm hiểu những khó khăn mà gặp phải trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.  ­ Giới thiệu một số phương pháp giúp GV thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá học  sinh nhằm giúp học sinh nâng cao tinh thần tự học và hứng thú với việc học Tiếng   Anh. 7
  8. ­ Áp dụng những phương pháp trên vào lớp 12 tại trường để  tìm ra tính hiệu quả  của sáng kiến. 6. Phương pháp nghiên cứu ­  Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các loại hình CNTT có thể  được sử  dụng để  triển khai nhiệm vụ học tập cho học sinh ­ Phương pháp điều tra: Tiến hành phát phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh để  điều tra về mức độ hứng thú của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh, sau đó xử lý   số liệu và đưa ra kết luận; ­ Phương pháp thực nghiệm sư  phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng để  rút ra  những kết luận khái quát và đề xuất một số biện pháp sư phạm; ­ Sử dụng các phương pháp thống kê số liệu đối chiếu, phân tích, tổng hợp, so sánh,   lập luận để giải quyết nội dung đề tài. 7. Những đóng góp mới của đề tài        Đề  tài tìm ra những phương pháp nhằm thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá  học sinh theo hướng giúp học sinh tăng cường quá trình tự học, từ đó mang lại cho  các em sự say mê, hứng thú với việc học Tiếng Anh. 8. Bố cục của đề tài         Đề  tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần giải quyết vấn đề  và phần kết luận  kiến nghị. Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng,   phạm vi, nhiệm vụ  và phương pháp nghiên cứu cũng như  dự  báo những đóng góp   mới của đề tài. Phần giải quyết vấn đề nêu cơ  sở  khoa học của vấn đề, trình bày  khảo sát tình hình thực tế, đưa ra một số  phương pháp gồm cả lý thuyết và bài tập  thực hành để  học sinh có thể  làm phần chọn câu nghĩa tương đương, nêu những  nhận định về  tính hiệu quả  của đề  tài thông qua đối chiếu các số  liệu liên quan.  Phần kết luận và kiến nghị  nêu quy trình nghiên cứu, ý nghĩa của đề  tài và những  đề xuất. 8
  9. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận  Theo thông tư 26/2020/TT­BGDDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế  đánh giá, xếp loại học sinh trung học vừa mới được Bộ  GD và ĐT ban hành, việc  kiểm tra, đánh giá học sinh bậc THPT có một số thay đổi quan trọng, trong đó có bộ  môn TA. Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh  giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đảm bảo hoạt động  kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập và sự tiến bộ  của học sinh. Đây chính là bước đệm giúp GV chuyển dần sang kiểm tra, đánh giá   theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo quy định mới,  việc kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ thực hiện trên giấy mà đa dạng hóa dưới  nhiều phương thức. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo  hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi ­ đáp; viết ngắn; thuyết trình;   thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể. Mặt khác, Công nghệ  thông tin đã và đang là yếu tố  được Bộ  Giáo dục đẩy   mạnh  ứng dụng, giúp giáo viên trở  nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy  của mình. Thầy cô có thể  tương tác với học sinh  ở mọi nơi có sự  hiện diện của   công nghệ  thông tin, không cần e ngại khoảng cách, các yếu tố  khách quan khác.  Ngoài ra,  ứng dụng CNTT trong tiến trình dạy học còn giúp GV thực hiện khâu  kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để đảm bảo tiêu chuẩn kiến thức cho các   em.  9
  10. 1.2. Cơ sở thực tiễn  Qua thực tiễn dạy học hơn 10 năm ở trương THPT, tôi rút ra m ̀ ột số kết luận   về thực trạng kiểm tra và đánh giá kết quả học sinh ở trường THPT hiện nay: 1.2.1. Thời lượng kiểm tra, đánh giá học sinh Thời gian của một tiết dạy chỉ có 45 phút, trong khi nội dung của bài mới lại  khá nhiều. Do đó thời gian dành cho việc kiểm tra bài cũ sẽ  còn lại rất ít (từ  5­10  phút). Với số lượng thời gian hạn chế như thế thì số lượng học sinh trong một tiết  học được kiểm tra sẽ không nhiều (từ 2­3 học sinh).  1.2.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh Khác với các môn học khác, Tiếng Anh gồm nhiều kỹ  năng: nghe, nói, đọc,   viết và nhiều kiến thức về ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng. Song song với việc truyền   thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh thì việc kiểm tra, đánh giá mức độ  hiểu bài, nắm vững kỹ  năng, kiến thức của học sinh là một khâu vô cùng quan   trọng. Tuy nhiên, thời gian dành cho việc kiểm tra bài cũ hạn chế  không cho phép   người dạy có thể kiểm tra, đánh giá học sinh một cách toàn diện. Nội dung mà GV  kiểm tra học sinh thường chỉ liên quan đến các từ vựng đã học ở bài học trước, các  cấu trúc và bài tập ngữ pháp, một số ít bài viết mà GV đã giao, rất hiếm các bài nói  và hầu như GV không kiểm tra kỹ năng nghe hiểu của học sinh ở phần kiểm tra bài  cũ.  1.2.3. Cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh  GV thường kiểm tra, đánh giá việc hiểu bài cũ của học sinh bằng hình thức  truyền thống như  gọi học sinh lên bảng viết từ  mới, làm bài tập hoặc trả  lời câu   hỏi, vv. Đối với những học sinh khá, giỏi, GV có thể  yêu cầu các em viết các bài  viết hoặc trình bày bài nói về  một chủ  đề  đã được yêu cầu  ở  tiết học trước. Tuy   nhiên, với hình thức kiểm tra này, GV chỉ có thể kiểm tra được một số lượng ít học   sinh. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này thường mang lại cảm giác lo lắng, mất bình   10
  11. tĩnh cho học sinh vì các em phải trình bày trước cả  lớp. Điều đó có thể  khiến các   em quên mất nội dung hoặc diễn tả không đúng những gì mà các em đã chuẩn bị kỹ  ở nhà. Hơn nữa, hình thức kiểm tra truyền thống này thường khiến một số em học   với mục đích đối phó với GV hoặc để  lấy điểm, chứ  không phải học để  lĩnh hội  kiến thức và phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Chương 2: Ứng dụng CNTT trong việc triển khai nhiệm vụ học tập nhằm tích cực hóa  quá trình tự học Tiếng Anh của học sinh THPT Để  thực hiện có hiệu quả  biện pháp  ứng dụng CNTT trong việc triển khai  nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà nhằm tích cực hóa quá trình tự học của các em, tôi   đã tiến hành các bước cụ thể như sau:  2.1. Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho HS  GV khi tiến hành bước này cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau: ­ Lựa chọn nội dung bài tập hay nhiệm vụ liên quan đến kiến thức, kỹ năng mà GV  dự định yêu cầu HS rèn luyện, nâng cao. Các bài tập hay nhiệm vụ đó đòi hỏi phải  phù hợp với trình độ  của từng đối tượng HS. Qua thực tế  giảng dạy, tôi đã tiến  hành bước này dựa trên đặc điểm của từng kỹ năng, từng phần như sau:   11
  12. Listening: GV chọn lựa các bài tập nghe có sẵn từ  nhiều nguồn khác nhau có nội   dung liên quan đến chủ đề mà HS đang học ở trên lớp. Mức độ khó dễ của các bài  tập phụ  thuộc vào trình độ  của từng HS hoặc một nhóm HS mà GV muốn giao   nhiệm vụ.                 Reading: Tương tự như kỹ năng nghe, GV có thể lựa chọn các bài tập đọc hiểu phù  hợp với các đối tượng HS khác nhau và có nội dung liên quan đến chủ đề đang học  ở lớp. 12
  13.   Speaking: Đây là kỹ  năng mà GV không phải mất nhiều thời gian khi giao nhiệm   vụ  cho HS bởi cùng một đề  tài nhưng HS  ở  trình độ  khác nhau sẽ  có những cách   trình bày khác nhau. Nhiệm vụ của GV là chọn lựa đề bài phù hợp với nội dung và   chủ đề mà HS vừa học.  13
  14. Writing: Cũng như  Speaking, kỹ  năng này không đòi hỏi GV phải công phu trong  việc chọn lựa nội dung đề  bài bởi mỗi bài viết là sự  phản ánh trình độ  tiếng anh  khác nhau của HS. Tuy nhiên, với đối tượng HS giỏi thì GV có thể yêu cầu các em  cao hơn, chẳng hạn như viết một bài essay có liên quan đến chủ đề đang học nhưng  theo cấu trúc của đề  thi IELTS. Điều này sẽ  tạo động lực để  các em tìm kiếm   những ý tưởng hay, những từ  vựng, cấu trúc mới để  vận dụng vào bài viết của  mình.  14
  15. Grammar: Không khó cho GV để có thể tìm kiếm các dạng bài tập ngữ pháp ở các  chuyên đề khác nhau dù là hình thức trắc nghiệm hay tự luận như hiện nay. Vấn đề  là những bài tập đó phải được chọn lựa sao cho phù hợp với trình độ  của từng đối   tượng HS để  tạo hứng thú cho các em khi làm bài. Bốn mức độ: nhận biết, thông  hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao vì thế  cần được GV xem xét kỹ  trước khi   giao bài tập cho HS.  Project: Muốn đạt hiệu quả  cao  ở phần Project – based learning này, GV nên chia  lớp thành các nhóm nhỏ (khoảng 2­4 nhóm, tùy thuộc số lượng HS trong lớp). Mỗi   nhóm sẽ chuẩn bị một phần trình bày khác nhau về cùng một câu hỏi hay một vấn   đề.  15
  16. ­ Sau khi đã lựa chọn được nội dung cụ  thể  cho nhiệm vụ  cần yêu cầu HS thực   hiện, GV sẽ chọn lựa hình thức phù hợp để gửi các bài tập, nhiệm vụ này đến các  em. Với dạng bài tập theo hình thức trắc nghiệm thì GV có thể đưa lên các lớp học   chung online như Shub classroom, nơi HS cập nhật được điểm số ngay khi nộp bài.  Với dạng bài tập tự  luận, GV có thể  gửi đến từng cá nhân hoặc từng nhóm đối  tượng HS có trình độ tương đương bằng nhiều ứng dụng như zalo, facebook, gmail   tùy thuộc vào ứng dụng mà GV đang sử dụng để tương tác với HS. GV cũng có thể  đưa bài tập lên một số lớp học chung online như viettel study hay google classroom.  ­ Ngoài ra, GV cần thiết phải cung cấp cho HS các yêu tố và tiêu chí đánh giá việc   thực hiện nhiệm vụ để HS có thể định hướng rõ việc các em cần phải làm.  ­ Cuối cùng, deadline để hoàn thành bài tập là một yêu cầu không thể thiếu mà GV   cần lưu ý với HS.  16
  17. Hình  : GV giao nhiệm vụ học tập cho HS bằng các ứng dụng CNTT 2.2.   Hướng   dẫn   HS   sử   dụng   các   ứng   dụng   CNTT   phù   hợp   để   thực   hiện   nhiệm vụ học tập được giao          Ở bước này, dựa vào đặc điểm, tính chất của từng nhiệm vụ học tập giao cho  HS mà GV sẽ định hướng cho các em sử dụng các ứng dụng CNTT, các phần mềm   thích hợp để  hoàn thành bài tập. Bên cạnh đó, GV cần yêu cầu HS tham gia các   nhóm tương tác online như zalo, facebook, viber, vv để  thảo luận, trao đổi hay bày   tỏ quan điểm, ý kiến về các vấn đề. Thông thường: ­ Với kỹ  năng nghe, đọc và ngữ  pháp: GV sẽ  cung cấp cho HS phiếu trả  lời kèm  theo bài tập vì thế  HS có thể  trả  lời ngay trên phiếu và gửi bài làm của mình cho  GV qua các tài khoản cá nhân của các ứng dụng như gmail, facebook hay zalo.  ­ Với các bài tập luyện kỹ năng viết: HS có thể gửi bài làm cho GV bằng file word  qua tài khoản gmail cá nhân hoặc cũng có thể gửi trực tiếp vào nhóm liên lạc chung  của zalo, facebook. GV có thể  chữa bài riêng cho từng cá nhân hoặc cũng có thể  chữa chung trong nhóm để những HS khác học hỏi và rút kinh nghiệm.  ­ Với bài luyện kỹ năng nói: HS có thể  sử dụng phần mềm ghi âm hay quay video   bài   nói   của   mình   rồi   gửi   file   cho   GV   qua   một   số   ứng   dụng   như   gmail,   zalo,   facebook, youtube, vv tùy thuộc vào dung lượng file để GV chấm và chữa bài.  17
  18. ­ Riêng với phần Project: HS phải trình bày nội dung trên phần mềm powerpoint hay  phần mềm làm phim, tùy thuộc vào nội dung và ý tưởng mà các em muốn thể hiện.   Sản phẩm các em tạo ra sau đó được gửi qua cho GV có thể  bằng gmail, zalo,  facebook. Nếu là một đoạn phim thì HS có thể chọn cách đưa lên youtube và sau đó  gửi đường link cho GV vào xem và đánh giá.  ­ Trong nhiều trường hợp, GV có thể gửi bài tập vào các phần mềm học tập chung   như  viettel study, Shub classroom, google classroom, vv nơi mà mỗi HS có một tài   khoản riêng và có thể đăng nhập bất cứ lúc nào.  Tóm lại, sử dụng ứng dụng CNTT nào để HS thực hiện tốt việc nhận, hoàn   thành và gửi bài tập cho GV phụ thuộc vào nội dung kiến thức hay kỹ năng mà GV   muốn rèn luyện, nâng cao cho HS.     Hình  : HS hoàn thành và nộp bài cho GV bằng các ứng dụng CNTT 2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS         Tiến trình kiểm tra kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là bước   cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng giúp GV có thể nhận xét, đánh giá quá trình tự  18
  19. học của một hay một nhóm HS. Kết quả  hay sản phẩm mà HS hoàn thành không  những phản ánh lượng kiến thức, kỹ năng mà các em tiếp thu, lĩnh hội được mà nó  còn thể hiện tinh thần, thái độ  học tập của các em. Để  đảm bảo việc đánh giá kết  quả  quá trình tự  học của HS được chính xác, rõ ràng thì  ở  giai đoạn này, GV cần  phải làm việc thật sự tích cực, nghiêm túc.  ­ Với các bài tập trắc nghiệm: GV có thể  chọn lựa phần mềm Shub classroom để  giao bài tập cho HS. Điểm số  của từng em sẽ được cập nhật ngay khi các em nộp  bài nhờ đó GV sẽ tiết kiệm được thời gian chấm bài.  ­ Với bài tập tự luận liên quan đến kỹ năng nghe, đọc thì GV sẽ phải download bài  làm HS gửi qua email, facebook hay zalo, vv xuống để chấm nếu trước đó GV gửi  nhiệm vụ riêng cho một hoặc một nhóm đối tượng HS riêng biệt. Bài viết của HS  cũng phải được thực hiện theo những bước này và cần được sửa trực tiếp các lỗi  liên quan đến từ  vựng, ngữ  pháp, chính tả, vv ngay trên bài. Sử  dụng  ứng dụng  Google classroom và tạo các lớp học khác nhau trên đó để  giao các bài tập  ở dạng  này là một sự lựa chọn khác cho GV.  ­ Với bài tập luyện kỹ  năng nói và bài tập project: GV sẽ  download file âm thanh,   video hay phần mềm powerpoint do HS soạn xuống và kiểm tra, đánh giá phần trình   bày của các em. Dựa vào các yêu cầu của từng nhiệm vụ được giao, GV sẽ ghi lại   nhận xét, đánh giá cụ thể cho từng bài trình bày. Ví dụ: bài speaking của từng HS sẽ  được chấm điểm dựa trên một số tiêu chí như ý tưởng, nội dung, việc sử dụng ngữ  pháp, từ  vựng hay cách phát âm. Với bài tập dự  án, ngoài việc đánh giá kỹ  năng  speaking của HS, GV còn có thể đánh giá một số năng lực được thể hiện rất rõ nét   trên sản phẩm của các em. Đó là khả  năng  ứng dụng các phần mềm CNTT như  powerpoint, làm video, làm phim, cắt, chèn âm thanh, vv và kỹ năng làm việc nhóm.  Tất nhiên, việc đánh giá sản phẩm còn phải được dựa trên bài thuyết trình của HS   trên lớp nhưng qua sản phẩm GV đã có thể có một nhận xét chung về kiến thức, kỹ  năng các em vận dụng được vào trong đó và tinh thần, thái độ  đối với nhiệm vụ  được giao. Để  các em có được những sản phẩm project chất lượng, hiệu quả  thì   những lời góp ý, nhận xét của GV là vô cùng quan trọng.  19
  20.     Hình  : GV kiểm tra, nhận xét và đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học   tập của HS 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2