Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Vật lý 11, cụ thể là chương 1: Điện tích. Điện trường.
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Vật lý 11, cụ thể là chương 1: Điện tích. Điện trường." nhằm nghiên cứu vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Vật lý 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần phát triển năng lực của HS ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Vật lý 11, cụ thể là chương 1: Điện tích. Điện trường.
- PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã và đang có tầm ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vực của cuộc sống, chúng ta đang sống trong thời kì phát triển rực rỡ của ICT, không có lĩnh vực nào, không có vùng miền nào không có mặt của ICT. ICT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục… nhất là tác động đối với nền giáo dục trong thời kì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ “Thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi một nền giáo dục 4.0”. Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên. Vì thế phải có các thí nghiệm để kiểm chứng và xác định các qui luật của các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có một số hiện tượng là có thể biểu diễn bằng thí nghiệm thực tế tại lớp học. Còn rất nhiều hiện tượng khó có thể quan sát bằng mắt thường hoặc khó có thể biểu diễn tại lớp học hay phòng thí nghiệm. Trong trường hợp này công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực để mô tả lại sinh động các hiện tượng đó. Những hình ảnh, thí nghệm ảo, hay các đoạn phim trên Powerpoint sẽ mô tả lại thật rõ các hiện tượng vật lý trong thế giới vi mô, hoặc các hiện tượng khó quan sát. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học một cách khoa học, hợp lí, cung cấp các kiến thức chính xác, đa dạng, phong phú không những làm cho tiết dạy đạt hiệu quả cao mà còn kích thích khả năng tư duy, tìm tòi, phát triển năng lực của học sinh. Chương “Điện tích. Điện trường” liên quan đến những hiện tượng rất gần gũi với đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Nội dung chủ yếu là những mô hình lý thuyết giải thích đặc tính điện tích, điện trường và các hiện tượng điện có liên quan, đồng thời nêu lên một số ứng dụng thực tiễn của các hiện tượng đó. Để học sinh có thể hiểu biết kiến thức một cách sâu sắc, tránh được sai lầm do nhận biết bằng những kinh nghiệm cảm tính và qua đó có thể vận dụng kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng , chúng ta cần phải tổ chức các tiến trình dạy học phù hợp sao cho học sinh có khả năng nghiên cứu tự tìm tòi giải quyết các vấn đề. Vậy để nâng cao chất lƣợng dạy và học thì cần phải kết hợp tối ƣu các phƣơng pháp dạy học, phát huy hiệu quả của ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm mục đích giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Đó là nội dung mà tôi muốn trình bày trong đề tài “ 1
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Vật lý 11”, cụ thể là chƣơng 1: Điện tích. Điện trƣờng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Vật lý 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần phát triển năng lực của HS ở trường THPT. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể: Quá trình dạy học ở trường phổ thông. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình Blended learning và phần mềm Camtasia Studio 9. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương “Điện tích. Điện trường”, Vật lý 11 THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet trong học tập. - Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức chương "Điện tích. Điện trường"- Vật lý 11. Đề xuất quy trình sử dụng Blended learning và phần mềm Camtasia Studio 9 trong dạy học chương “Điện tích. Điện trường”, Vật lý 11. Thiết kế các công cụ dạy học và kế hoạch bài học minh họa. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong đề tài. 6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chương “Điện tích. Điện trường”, Vật lý 11 một cách hợp lí sẽ nâng cao chất lượng dạy học, góp phần phát triển năng lực tự học của HS ở trường THPT. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài qua phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu lý luận có liên quan. 2
- - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi học sinh. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các giáo viên môn Vật lý ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp toán học thống kê xử lí số liệu thực nghiệm. 8. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng mô hình dạy học Blended learning và phần mềm Camtasia Studio 9 trong dạy học ở trường THPT. Chương 2: Sử dụng mô hình Blended learning và phần mềm Camtasia Studio 9 trong dạy học chương “Điện tích. Điện trường”, Vật lý 11. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING & PHẦN MỀM CAMTASIA STUDIO 9 TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Công nghệ dạy học dƣới ảnh hƣởng của công nghệ thông tin và truyền thông thế kỷ 21. Khái niệm “lớp học không tường”, “không gian học tập mở”, “học tập hợp tác, chia sẻ tương tác” v.v. được sử dụng khá nhiều trong các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập trong thế kỉ XXI của các nền giáo dục khác nhau. Các xu hướng trên đã làm nảy sinh ra hàng loạt các phạm trù và những vấn đề lí luận mới, đặt ra những thách thức mới cho các nhà giáo dục, sư phạm: “dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”, “cái mở và đóng trong thiết kế và phát triển chương trình ở các cấp độ” v.v. Quá trình này cũng dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (và giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình dạy học của thế kỉ 21. 3
- 1.1.1. Hoạt động dạy học Các hạ tầng của Dạy học số (Digital learning) trong bối cảnh ứng dụng mạnh mẽ CNTT hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội và khả năng to lớn giúp cho việc tái tạo, sản sinh tri thức, chia sẻ thông tin, “san bằng” các rào cản trong việc tiếp cận thông tin. Đặc biệt, làm thay đổi mô hình dạy học vốn tồn tại khá lâu theo hệ hình từ trên xuống (Top - Down) hoặc dưới lên (Bottom - Up) sang hệ hình ngang, mang tính chia sẻ xã hội (Social sharing) trong đó người học sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới học tập mang tính xã hội. Mô hình này tạo điều kiện thúc đẩy quá trình dạy học phân hóa (differentiation), cá thể hóa (individualization) và cá nhân hóa (personalization). Quá trình số hóa và bình đẳng trong tiếp cận trực tuyến thúc đẩy mạnh mẽ việc sản sinh nội dung tri thức, biến các nội dung dạy học theo những định dạng thông thường trước đây thành các gói siêu dữ liệu (Meta-data), “ nội dung di động” (Mobile/potable content) bằng các phương thức khác nhau (trên nền tảng trực tuyến) đáp ứng nhu cầu của xã hội thông tin. Trong quá trình tự định hướng học tập, lựa chọn các nội dung phù hợp theo nhu cầu, phong cách học và sở thích cá nhân, bằng các ứng dụng của CNTT, người học sẽ tự tạo cho riêng mình một “không gian học tập” với các khả năng cho phép như sau: - Sử dụng Web như một công cụ dạy học, chia sẻ kiến thức và “trí thông minh của số đông”: Cho phép bất kì người học nào cũng có thể tìm kiếm, đóng góp, chia sẻ, xử lí dữ liệu (học liệu, kiến thức, văn bản v.v. trực tuyến trên nền web: Diggo, Delicious, Wikis, Blog, Google Search, Google applications). - Sử dụng Web như một môi trường dạy học (mở rộng không gian học tập: mọi nơi, mọi lúc, mọi vấn đề: Slideshare, Prezi, Twitter…). - Sử dụng Web nhằm tăng cường khả năng tham gia của người học (kết hợp giữa website truyền thống và những dịch vụ mới như YouTube, Flickr, LinkedIn, Dropbox…) - Sử dụng Web làm tăng khả năng tương tác với nội dung kiến thức, các hoạt động học tập (nhiều người cùng một lúc có thể tương tác với cùng một nội dung: Moodle, Blackboard, Google Docs, Diigo…) - Sử dụng Web làm nền tảng quản lí quá trình dạy học (bằng các hệ quản lí học tập – Learning Management System, quản lí nội dung học tập – Learning Content Management System, như Moodle, Blackboard, Sakai, Kineo v.v … 1.1.2. Môi trường dạy học 4
- Việc ứng dụng các công nghệ mới trong dạy học (điện toán đám mây, Web 2.0 v.v.) sẽ tạo ra những tiền đề thuận lợi để tổ chức một môi trường dạy học mới về chất trên những bình diện sau: - Môi trường học tập tạo khả năng tương tác cao trong tổ chức hoạt động với người học, xây dựng được các nhóm/lớp/cộng đồng học tập của người học theo các tiêu chí định hướng (năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú v.v...); - Môi trường học tập mở, mang tính chia sẻ xã hội: Các “gói” nội dung và học liệu dạy học mang tính mở, ngày càng đáp ứng sát với nhu cầu thực của người học và xã hội, trong đó thu hút sự tham gia làm giàu tri thức từ chính người học; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu (Learning Portal) theo định hướng số hóa, lưu trữ “đám mây” (Server Cloud): - Môi trường học tập linh hoạt: các cơ hội, lịch trình, thời gian học tập mở (người học không bị giới hạn trong khuôn khổ thời gian tiếp xúc với người dạy trên lớp); đa dạng hóa các hình thức học tập dựa trên việc khai thác tối đa cơ hội học tập trực tuyến và kết hợp (Blended learning). - Môi trường học tập có tính cạnh tranh xã hội, thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân: kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức, công cụ khác nhau; đánh giá sát với khả năng thực hiện sản phẩm của người học, trong đó kết quả học tập hướng đến việc xây dựng các sản phẩm cụ thể, có ứng dụng các công cụ phần mềm trong dạy học v.v. 1.1.3. Nội dung dạy học Trong bối cảnh dạy học ở thế kỉ 21, nội dung dạy học sẽ không còn bó hẹp trong khuôn khổ của sách giáo khoa, giáo trình hoặc các tài liệu tham khảo truyền thống. Và không chỉ được truyền đạt bởi con đường duy nhất thông qua người dạy. Trong quá trình dạy học, với sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ mới, người dạy và người học sẽ kiến tạo và cùng kiến tạo, chia sẻ các nội dung, chủ 5
- đề, bài giảng…hướng đến thực hiện mục tiêu, giải quyết nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu hình thành, rèn luyện các năng lực đầu ra, phẩm chất cần có của người học. Quá trình này cũng làm thay đổi bản chất của việc dạy học: Không chỉ đơn thuần là cung cấp, truyền thụ kiến thức sẵn có mà là quá trình cùng xây dựng kiến thức, cùng tổ chức lĩnh hội kiến thức (kĩ năng, hình thành thái độ và năng lực). 1.1.4. Hình thức dạy học Theo tiếp cận “học tập suốt đời”, “học tập trong cuộc sống”, quá trình dạy học ngày càng hướng đến người học mạnh mẽ, được chuyển hóa định hướng theo các nhánh: - Dạy học chính thức theo chương trình được xác lập (bao gồm cả dạy học trực tiếp và trực tuyến). - Dạy học theo định hướng cá nhân (các nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu riêng của cá nhân, định hướng bởi năng lực, tốc độ, sở thích của cá nhân…). - Dạy học theo định hướng nhóm bên trong một thiết chế tổ chức cụ thể (ví dụ, một lớp học, trong nhà trường…) và nhóm mạng lưới (đáp ứng các nhu cầu của nhóm mạng lưới bên ngoài tổ chức). - Dạy học ngẫu nhiên (học bất kì cái gì, học ở bất kì ai, bất kì thời điểm nào theo nhu cầu “ngẫu nhiên, tình cờ”). - Dạy học số Trong quá trình xây dựng nền tảng dạy học số hóa (Digital learning) công nghệ điện toán đám mây sẽ “đơn giản hóa” và “công nghệ hóa” toàn bộ mọi hoạt động diễn ra của các chủ thể tham gia trong quá trình giáo dục, dạy học. 1.1.5. Kiểm tra đánh giá Tiếp cận đánh giá lấy người học làm trung tâm: Việc đánh giá kết quả học tập của người học (theo mục tiêu) được thực hiện bằng các định dạng khác nhau (văn bản, video, công cụ chia sẻ xã hội, test trực tuyến v.v.). Đánh giá thường xuyên kết hợp với đánh giá định kì để thực hiện đánh giá thực (Authentic assessment): Các nhiệm vụ kiểm tra đánh giá được gắn chặt với nhiệm vụ thực tế, các sản phẩm cụ thể theo các tiêu chí đã được thống nhất từ trước (báo cáo nghiên cứu, bài viết, phần trình bày có Multimedia, ấn phẩm học tập v.v.). 6
- Đánh giá bằng các dự án học tập (sản phẩm cuối và quá trình thực hiện): Các công cụ công nghệ mới cho phép người học thực hiện các hoạt động học tập hợp tác đa dạng, kết nối với các nhóm, cộng đồng học tập khác trong quá trình học tập. Hồ sơ đánh giá điện tử (E-portfolio): các kết quả đánh giá được tập hợp và lưu trữ một cách có hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và các mô tả chi tiết) bằng các định dạng khác nhau cho phép theo dõi mức độ tiến bộ trong quá trình học tập của người học. 1.2. Blended learning 1.2.1. Định nghĩa Học kết hợp " Blended Learning (BL)" xuất phát từ nghĩa của từ " Blended" tức là " pha trộn" để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp " hữu cơ" của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau đây là một hình thức học khá phổ biến trên thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về BL hay học tập kết hợp: • Theo các tác giả Singh, Reed (năm 2001), Thomson, Orey (năm 2002) Bersin, Associates (năm 2003) thì BL là kết hợp các phương thức giảng dạy hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông • Theo Reay (năm 2001), Sands, Young (năm 2002), Rooney, Ward và LaBranche (năm 2003) thì đó là sự kết hợp của học tập trực tuyến và học trên lớp. • Theo Alvarez (năm 2005), học kết hợp là “Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể”. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa của Victoria L. Tinio “Blended Learning để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E- Learning”. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) là sự phối hợp giữa dạy học giáp mặt trực tiếp (face-to-face) với các mô hình dạy học trực tuyến hiện nay. Nhiều nhà giáo dục cho rằng việc ra đời mô hình dạy học kết hợp đã tạo ra được những “cộng đồng biết khám phá” – là hạt nhân của xã hội học tập trong nền kinh tế tri thức hiện nay. 7
- 1.2.2. Đặc điểm và cấu trúc a) Đặc điểm Học kết hợp b-Learning là một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ đem lại. Xét về mặt bản chất của hình thức tổ chức dạy học, học kết hợp có những đặc điểm sau : • Linh hoạt về không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy và học, sao cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính. • Tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện. Trong học kết hợp, ngoài những phương tiện CNTT & TT sử dụng để hỗ trợ trong dạy học truyền thống còn có sự nâng cao và khai thác tối ưu những tiện ích từ các phương tiện hiện đại khác trong đó có máy tính và Internet. • Hợp lý hóa các nội dung học. Theo đó, cấu trúc nội dung chương trình được phân chia và bố trí một cách phù hợp hơn trên cơ sở sách giáo khoa và phân phối nội dung chương trình Vật lý THPT. • Hoạt động của giáo viên có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với các giáo viên khác và nhà kỹ thuật trong việc thiết kế các nội dung, đưa ra các chỉ dẫn cho người tham gia vào khóa học. • Hoạt động của học sinh là hoạt động tự học có hướng dẫn, với vai trò chủ đạo của mình, học sinh tích cực tham gia vào hoạt động trên lớp “thật” và trên lớp học “ảo”. b) Cấu trúc Hình 1: Lý thuyết b-Learning 8
- E-Learning đã tạo ra môi trường học tập hấp dẫn. Tuy nhiên, b-Learning là sự tiến hoá hợp lý và tự nhiên nhất trong tiến trình học tập. Nó chỉ ra một giải pháp để khắc phục hạn chế của dạy học e-Learning và dạy học truyền thống F2F. Nó là một cơ hội để tích hợp các sáng tạo và tiến bộ công nghệ, cụ thể là học tập trực tuyến eLearning, với sự kết hợp và tương tác tốt nhất với học tập truyền thống F2F. Bằng cách áp dụng lý thuyết học tập của Keller, Gagne, Bloom, Merrill, Clark và Géry (hình1), M. Carman (2005) đưa ra năm thành phần chính là những yếu tố quan trọng của một quá trình b-Learning (hình 2): Hình 2. Các thành phần của b-Learning 1. Hoạt động đồng bộ (Live Event): Các sự kiện đồng bộ là một “thành phần” chính bLearning. Trong hoạt động đồng bộ, GV hướng dẫn các sự kiện học tập trong đó tất cả HS tham gia cùng một lúc. 2. Tự học tập (Self-Paced Learning): các sự kiện học tập không đồng bộ, người học tự hoàn thành các quá trình thu nhận kiến thức, với tốc độ và thời gian học của mình, chẳng hạn như đào tạo dựa trên sự tương tác, internet hoặc CDROM. 3. Cộng tác (Collaborration): Môi trường trong đó người học giao tiếp với người khác, ví dụ, e-mail, các cuộc thảo luận hoặc trò chuyện trực tuyến. Hiệu quả của hoạt động đồng bộ hoặc quá trình tự học sẽ được tăng cường khi tạo ra cơ hội cho sự hợp tác. 4. Đánh giá (Assessment): Một thước đo kiến thức của người học. Đánh giá là một trong những thành phần quan trọng nhất của b-Learning, vì hai lý do: Nó cho phép người học dễ dàng “kiểm tra” nội dung mà họ đã biết, để điều chỉnh quá trình b-Learning của họ; và thể hiện hiệu quả của tất cả các phương pháp và hoạt động học tập. 5. Tài liệu hỗ trợ (Performance Support Materials): Tài liệu hỗ trợ là các thành phần quan trọng nhất của b-Learning. Nó thúc đẩy sự “duy trì và chuyển giao học tập” với môi trường làm việc. Theo khái niệm về B-learning, ta có thể khái quát cấu trúc của mô hình dạy học này bao gồm hai thành phần chính đó là: 9
- 1) Dạy học truyền thống thông qua việc tương tác trực tiếp giữa GV – HS; HS – HS trên lớp học. 2) Dạy học trực tuyến. 1.2.3. Mô hình b-Learning B-Learning là một hình thức dạy học tích cực, đặc biệt là sự tương tác giữa các người học, giữa người học và GV nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục càng ngày càng cao của người học. Hình 3. Mô hình b-Learning Trên thế giới, b-Learning khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề qua mạng, b-Learning được coi là phương án tối ưu nhất hiện nay khi mà giáo dục điện tử hay e-Learning không thể thay thế được những hình thức học trên lớp. B-Learning được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, thể hiện trong sơ đồ 1. Sự tích hợp còn được thực hiện trong một khâu hoặc giữa các khâu của QTDH nhằm tận dụng ưu điểm trong quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học, hoặc kết hợp giữa các PPDH khác nhau nhằm tận dụng lợi thế từ sự hỗ trợ của CNTT. Có thể thấy, trong b-Learning, người dạy và người học được lựa chọn phương án làm việc thuận lợi nhất cho mình trong điều kiện hiện tại. 10
- Tích hợp về mặt phương pháp Tích hợp trong một khâu Tích hợp trong các B - Learning khâu của quá trình Tích hợp giữa các dạy học khâu Mức độ hoạt động Tích hợp về mặt nội dung Mức độ bài học Mức độ chương học Mức độ chương trình Sơ đồ 1. Những hình thức tích hợp Ngoài ra, Mayes và Fowler đề xuất một hình thức ba giai đoạn hay một chu trình b-Learning, trong đó họ đã xác định ba giai đoạn: khái niệm, xây dựng, và đối thoại. Các đặc tính thiết yếu của quá trình học tập là nó mô tả một chu trình liên tục, hoặc vòng phản hồi, các sàng lọc dần dần của sự hiểu biết. Theo đó, học tập phát triển theo ba giai đoạn, bắt đầu với khái niệm, sự tiến triển thông qua xây dựng đến đối thoại. Từ mô hình của Fowler và Mayes, Roberts (2003) điều chỉnh tạo nên sự tích hợp ở ba giai đoạn khác nhau (Sơ đồ 2): Hình thức b - Learning Giai đoạn khái niệm: 1 Giai đoạn xây dựng: 2 Giai đoạn đối thoại: Tích hợp với tiếp thu Tích hợp với nhiệm Tích hợp với hợp tác kiến thức vụ các hoạt động nhóm 3 Sơ đồ 2. Hình thức b-Learning với ba giai đoạn học tập lặp đi lặp lại 11
- • Tích hợp ở giai đoạn khái niệm. Tích hợp ở cấp độ này xảy ra khi hình thức học tập tích hợp F2F để học ở giai đoạn ban đầu. Trong giai đoạn này, HS được tiếp thu kiến thức. • Tích hợp ở giai đoạn xây dựng. Tích hợp ở cấp độ này xảy ra khi hình thức học tập tích hợp các hoạt động học tập với học liệu thứ cấp, ví dụ, nhiệm vụ dựa trên hoạt động mạng. Trong giai đoạn này, HS được tham gia vào xây dựng kiến thức mới. • Tích hợp ở giai đoạn đối thoại. Tích hợp ở giai đoạn này xảy ra khi các hình thức học tích hợp với đối thoại F2F và dạy học trực tuyến ở giai đoạn cuối, ví dụ, thảo luận trực tuyến và hợp tác nhóm. Hiện nay, BL được phát triển và phổ biến trong thực tiễn giáo dục chính quy, phi chính quy và không chính quy ở nhiều nước trên thế giới trong các mô hình sau: - Mô hình giáp mặt/trực tiếp là chủ đạo: Quá trình dạy học được diễn ra trong bối cảnh không gian và thời gian dạy học truyền thống trên lớp học, có sự tích hợp các yếu tố của dạy học điện tử, các bài giảng trực tuyến hoặc các nội dung được trên mạng. - Mô hình xoay vòng: Quá trình dạy học được triển khai dựa trên sự kết hợp giữa dạy học trên lớp và các nội dung dạy học ngoài giờ lên lớp trên nền tảng công nghệ. - Mô hình linh hoạt: Các hoạt động dạy học dựa trên nền tảng khóa học trực tuyến kết hợp với hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trên lớp (một số tài liệu mô tả mô hình này dưới tên gọi là Lớp học đảo ngược) - Mô hình kết hợp đặc thù: Các hoạt động dạy học theo môn/chủ đề/nội dung được triển khai trong phòng máy tính chuyên biệt. - Mô hình kết hợp tự do: Người học tự lựa chọn các khóa học trực tuyến với mục đích mở rộng, nâng cao trình độ, kiến thức theo các định hướng của chương trình nhà trường. - Mô hình trực tuyến: Các hoạt động dạy học được thiết kế và triển khai dựa trên các nền tảng công nghệ trực tuyến. Điểm chung: Tuy khá đa dạng và linh hoạt trong các hình thức triển khai, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu giáo dục khác nhau nhưng các mô hình trên đều có những đặc điểm chung sau: 12
- - Sự kết nối: các mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ), các hoạt động, thao tác và hệ thống năng lực, các nguồn lực hỗ trợ học tập bên ngoài. - Sự tương tác: tương tác với nội dung (gồm các định dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, video…), với bạn học, với giáo viên. - Tính mở và linh hoạt: không gian, thời gian, nhu cầu và sự quan tâm, hứng thú và năng lực cá nhân, hợp tác và chia sẻ… - Tính định hướng kết quả đầu ra: buộc người học phải thực hiện trọn vẹn một thao tác, kĩ năng với các công cụ công nghệ. - Dựa trên nền tảng công nghệ: đáp ứng các mục tiêu, nội dung và phương pháp dựa trên các phương tiện công nghệ hiện đại. Xoay Kết hợp vòng tự do Trực Trực tiếp/giá tuyến p mặt toàn phần Kết hợp Linh đặc thù hoạt Hình 4. Các mô hình học tập tiêu biểu Các hoạt động DH chủ Các hoạt động DH chủ yếu thực hiện trên lớp có yếu thực hiện trực tuyến kết hợp một phần với các có kết hợp một phần với hoạt động trực tuyến các hoạt đông trên lớp Dạy học trƣc tiếp giáp mặt Dạy học hỗn hợp/ kết hợp Các hoạt động DH chủ Các hoạt động DH chủ yếu thực hiện trên lớp yếu thực hiện trực tuyến kèm theo các hoạt động kèm theo hoạt động DH được thực hiện trực giáp mặt trực tiếp trên lớp tuyến/ngoại tuyến theo theo lịch trình được kiểm lịch trình được kiểm soát soát chặt chẽ chặt chẽ 13
- Trong thực tế, giáo viên có thể lựa chọn mô hình phù hợp tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đặc thù của môn học và chương trình nhà trường, căn cứ vào năng lực của học sinh trong lớp. Phƣơng thức 1: Kết hợp dạy học trên lớp với ngoài lớp Hoạt động dạy Hoạt động dạy Hoạt động dạy Hoạt động dạy học trực tiếp, học trực tuyến 1 học trực tuyến 2 học trực tuyến 3 giáp mặt - Giảng bài - Trình bày - Thảo luận - Tư vấn - Thực hành - Trao đổi - Thực hành - Kiểm tra - Hướng dẫn - Giải đáp - E-mail, chat - Tự nghiên cứu - Thảo luận - Thảo luận - Blogs - Tra cứu - Làm việc nhóm - Làm việc hợp - Kiểm tra - Học theo nhu -… tác -… cầu -… -… Phƣơng thức 2: Kết hợp dạy học trên lớp với ngoài lớp Hoạt động dạy Hoạt động dạy Hoạt động dạy học trực tuyến 1 học trực tuyến 2 học trực tuyến 3 - Trình bày Hoạt động dạy - Thảo luận - Tư vấn - Trao đổi học trực tiếp, giáp - Thực hành - Kiểm tra - Giải đáp mặt - E-mail, chat - Tự nghiên cứu - Thảo luận - Blogs - Tra cứu - Làm việc hợp - Giảng bài - Kiểm tra - Học theo nhu tác - Thực hành -… cầu -… - Hướng dẫn -… - Thảo luận - Làm việc nhóm -… 14
- Ngoài ra, Staker, H., và Horn, M.B cũng đã đưa ra 4 mô hình BL gồm: 1) Mô hình xoay vòng; 2) Mô hình linh hoạt; 3) Mô hình tự kết hợp; 4) Mô hình học ảo. Trong điều kiện giáo dục phổ thông ở Việt Nam, chúng tôi lựa chọn và tập trung nghiên cứu mô hình lớp học đảo ngược là một trong 4 mô hình xoay vòng mà Staker, H., & Horn, M.B đề xuất. Với mô hình này, HS học tập luân phiên theo lịch trình cố định giữa hoạt độnghọc tập qua internet ngoài giờ lên lớp với các nội dung, hướng dẫn trực tuyến) và học tập trên lớp học truyền thống (với các hoạt động: thực hành, trải nghiệm, khám phá, hợp tác vận dụng kiến thức,…) dưới sự h ướng dẫn của GV khi chiếm lĩnh cùng một nội dung/chủ đề học tập. Tiến trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược có thể chia thành 03 giai đoạn: 1) Trước khi đến lớp; 2) Trên lớp học; 3) Sau khi lên lớp. Các nội dung cơ bản được HS chiếm lĩnh thông qua hoạt động tự học có hướng dẫn trong môi trường trực tuyến ở giai đoạn 1); các nội dung khó hơn được HS trao đổi, thảo luận ở lớp học trực tiếp, được tương tác trực tiếp với thầy, cô và bạn học ở giai đoạn 2); giai đoạn 3) dành cho việc luyện tập theo nhu cầu và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Nội dung học tập trên lớp không lặp 15
- lại nội dung mà HS đã được học ở lớp học trực tuyến mà là sự phát triển nối tiếp và hoàn thiện. 1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học Blended Learning B-Learning xuất phát từ chính yêu cầu của QTDH khi công nghệ ngày càng phát triển và thâm nhập sâu rộng vào các mặt của đời sống con người, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Để triển khai b-Learning một cách hiệu quả cần phải thực hiện theo một tuần tự thích hợp. Qua phân tích đặc điểm cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến b-Learning, quy trình b-Learning có thể trải qua bốn giai đoạn như sơ đồ sau: Chuẩn bị nền tảng và kỹ năng học tập Đánh giá kết quả Xây dựng nội học tập và điều dung và các hoạt chỉnh động rồi chạy thử Chia sẻ các nội dung và hoạt động với HS và GV rồi tiến hành dạy học F2F Sơ đồ 3. Quy trình b-Learning Giai đoạn 1 – Chuẩn bị: Trong giai đoạn này, người dạy và người học được tiếp xúc với những yếu tố của b-Learning. Cùng với việc chuẩn bị nền tảng học tập (hệ thống quản lý học tập Moodle), người tham gia cần rèn luyện những 16
- kỹ năng cần thiết cho việc b-Learning như sử dụng, khai thác mạng, làm việc với phần mềm, đăng ký và đăng nhập vào hệ thống. Đây là khâu chuẩn bị, tạo tiền đề cho triển khai các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2 – Thiết kế và thử nghiệm: Xây dựng chương trình, kế hoạch và thiết kế các nội dung và hoạt động học tập dựa trên nền tảng học tập. Tạo một chương trình học tập tích hợp không chỉ đơn giản là kết hợp học trực tuyến và học truyền thống mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đến được thành công, sự thiết kế bLearning cần phải có ý tưởng rõ ràng; do đó, cần lưu ý các điểm sau: Xác định rõ mục tiêu giảng dạy; Xác định các trình độ kỹ năng của người học và các đặc điểm của đối tượng dạy học; Sau đó, tiến hành chạy thử, xem xét kết quả, phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội dung cũng như các hoạt động học. Giai đoạn 3 – Chia sẻ và triển khai: Chia sẻ các nội dung và hoạt động học tập đã thiết kế với người học và người tham gia, đặc biệt trao đổi với những GV có kinh nghiệm để học hỏi. Sau đó, áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong QTDH, cụ thể dạy học truyền thống F2F dựa trên nội dung và hoạt động đã xây dựng trực tuyến trên hệ thống. Giai đoạn 4 – Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá kết quả học tập của HS. Từ kết quả đó cùng với sự trao đổi với HS và đồng nghiệp, điều chỉnh và cải tiến mô hình sao cho phù hợp. 1.2.5. Xây dựng khung năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học Vật lý theo mô hình Blended learning 1.2.5.1. Nguyên tắc xây dựng khung năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học Vật lý theo mô hình Blended learning Để xây dựng khung năng lực tự học của HS trung học phổ thông trong dạy học Vật lý theo mô hình b-Learning, tôi dựa trên 3 nguyên tắc chính sau: Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính hệ thống, khoa học và toàn diện. Khung năng lực tự học được xây dựng gồm các năng lực thành tố và các tiêu chí cần logic, rõ ràng, có sự tương quan hợp lí, thể hiện toàn diện các biểu hiện tự học cơ bản nhất của HS ở trường phổ thông. Các năng lực thành tố, tiêu chí cần được mô tả chính xác, khoa học, dễ hiểu, phân chia các mức độ biểu hiện từ thấp đến cao. Nguyên tắc 2. Đảm bảo phù hợp với đối tượng HS trung học phổ thông và mô hình b-Learning được lựa chọn. Các năng lực thành tố của năng lực tự học, các tiêu chí và mức độ biểu hiện cần gắn với hoạt động và kĩ năng học tập chính của HS theo tiến trình của mô hình b-Learning được lựa chọn, các mức độ biểu 17
- hiện cần phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS trung học phổ thông. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính khách quan, tin cậy. Khung năng lực tự học được đề xuất cần lấy ý kiến của các chuyên gia giáo dục, GV có nhiều kinh nghiệm và được tiến hành thử nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông. 1.2.5.2. Quy trình xây dựng khung năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học Vật lý theo mô hình Blended learning Khung năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lý theo mô hình b- Learning được tôi xây dựng theo quy trình gồm 7 bước (xem sơ đồ 4): Bước 1: Định nghĩa năng lực tự học của HS trung học phổ thông trong dạy học theo mô hình B - Learning. Bước 2: Xác định căn cứ để xây dựng khung năng lực. Để xây dựng khung năng lực tự học phù hợp với thực tiễn giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi dựa vào các căn cứ sau: 1) Biểu hiện năng lực tự học của HS trung học phổ thông được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 2) Đặc điểm của mô hình b-Learning được lựa chọn, cụ thể là mô hình lớp học đảo ngược. Bước 3: Xây dựng khung năng lực dự thảo. Tôi đề xuất khung năng lực tự học của HS trung học phổ thông trong dạy học Vật lý theo mô hình b-Learning gồm 4 năng lực thành tố: 1) năng lực xác định mục tiêu học tập; 2) năng lực lập và điều chỉnh kế hoạch học tập; 3) năng lực thực hiện kế hoạch học tập; 4) năng lực đánh giá, cải thiện việc học. Sau khi đề xuất các năng lực thành tố, chúng tôi tiến hành mô tả các tiêu chí của mỗi năng lực. Khung năng lực dự thảo được xây dựng gồm 04 năng lực thành tố và 10 tiêu chí (biểu hiện). Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia về khung năng lực dự thảo. Sau khi xây dựng xong khung năng lực dự thảo, tôi gửi đến các chuyên gia là những giảng viên dạy bộ môn Phương pháp dạy học Vật lý tại các trường đại học sư phạm và những năng lực giàu kinh nghiệm trong dạy học Vật lý ở phổ thông để xin ý kiến góp ý. Bước 5: Chỉnh sửa khung năng lực. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ các chuyên gia, tiếp tục điều chỉnh và gửi đi để xin ý kiến lần 2. Qua ý kiến phân 18
- tích của các chuyên gia, chúng tôi mô tả lại rõ ràng hơn các tiêu chí và mức độ biểu hiện của khung năng lực dự thảo. Bước 6: Thử nghiệm. Dựa trên khung năng lực tự học đã xây dựng, tiến hành thiết kế công cụ đánh giá và thử nghiệm đánh giá năng lực tự học của HS ở một số trường trung học phổ thông trong dạy học Vật lý theo mô hình b- Learning, từ đó rút ra kinh nghiệm để chỉnh sửa khung năng lực tự học cho phù hợp. Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện khung năng lực. Sau quá trình góp ý của các chuyên gia, thử nghiệm, tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện khung năng lực tự học đã đề xuất. 1. Định nghĩa năng lực tự học của HS THPT trong dạy học theo mô hình B - Learning 2. Xác định căn cứ để xây dựng khung năng lực 3. Xây dựng khung năng lực dự thảo 4. Xin ý kiến chuyên gia về khung năng lực dự thảo 5. Chỉnh sửa khung năng lực 6. Thử nghiệm 7. Chỉnh sửa và hoàn thiện khung năng lực Sơ đồ 4. Quy trình xây dựng khung năng lực tự học của HS trung học phổ thông trong dạy học Vật lý theo mô hình b-Learning 19
- 1.2.5.3. Đề xuất khung năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học Vật lý theo mô hình Blended learning Chúng tôi xây dựng khung năng lực tự học bao gồm 4 năng lực thành tố, 10 tiêu chí như sơ đồ 5 dưới đây: NĂNG LỰC TỰ HỌC Năng lực xác Năng lực lập và Năng lực thực Năng lực đánh định mục tiêu điều chỉnh kế hiện kế hoạch giá, điều chỉnh học tập hoạch học tập học tập việc học Xác định các Xác định các Học trực Đánh giá kiến thức/ kĩ điều kiện học tuyến với kết quả học năng cần đạt tạp hiện tại và bài giảng/ tập và kiến thức/ cách học của học liệu kĩ năng đã bản thân được cung biết có liên cấp Khắc phục quan sai sót và điều chỉnh Xác định Trao đổi với cách học nhiệm vụ học thầy cô, bạn Xác định và tập và lập học đề xuất các thời gian biểu vấn đề trong thực hiện học tập và thực tiễn Ghi chép và trình bày kết quả học tập Sơ đồ 5: Khung năng lực tự học của HS THPT trong dạy học Vật lý theo mô hình B - Learning 1.2.6. Lợi ích của việc sử dụng mô hình Blended learning Phương pháp dạy học theo mô hình Blended- learning (học kết hợp) mang lại lợi ích trong bối cảnh ngày nay vì nó cho phép việc học được điều chỉnh phù hợp với từng cá nhân và dễ dàng tiếp cận hơn. Phương pháp này cho phép bạn điều chỉnh trải nghiệm học tập phù hợp với từng học sinh, trong khi vẫn mang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 57 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 52 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn