Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Infographic trong hoạt động củng cố bài học và vận dụng chủ đề Nitrogen – Sulfur ở lớp 11 THPT
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng Infographic trong hoạt động củng cố bài học và vận dụng chủ đề Nitrogen – Sulfur ở lớp 11 THPT" nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp Infographic trong việc giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu về các khái niệm liên quan đến Nitrogen và sulfur. Infographic có thể giúp hóa học trở nên trực quan hơn và dễ hiểu hơn. Thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình học tập. Học sinh có thể tham gia vào việc thiết kế Infographic của riêng họ, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo và trình bày thông tin một cách logic và hấp dẫn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Infographic trong hoạt động củng cố bài học và vận dụng chủ đề Nitrogen – Sulfur ở lớp 11 THPT
- Đề tài: “ỨNG DỤNG INFOGRAPHIC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ VẬN DỤNG CHỦ ĐỀ NITROGEN - SULFUR Ở LỚP 11 THPT” LĨNH VỰC: HÓA HỌC NĂM HỌC: 2023 – 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “ỨNG DỤNG INFOGRAPHIC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ VẬN DỤNG CHỦ ĐỀ NITROGEN - SULFUR Ở LỚP 11 THPT” LĨNH VỰC: HÓA HỌC Nhóm tác giả: 1. Hoàng Thanh Bình 2. Nguyễn Thị Triền 3. Phan Thị Minh NĂM HỌC: 2023 – 2024
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 1 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................... 2 6. Kế hoạch thực hiện đề tài ...................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................... 3 1.1. Việc ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng học liệu số trong dạy học môn Hóa học và giáo dục HS THPT......................................................................... 3 1.2. Tìm hiểu về Infographic .................................................................................. 5 1.3.. Giới thiệu khái niệm và lợi ích khi sử dụng Infographic cho học sinh …..… 7 1.4.. Giới thiệu một số phần mềm để thiết kế Infographic trong dạy học................. 8 1.5. Quy trình thiết kế và sử dụng Infographic trong dạy học ................................ 11 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................... 14 2.1. Đặc điểm bộ môn Hóa học ............................................................................... 14 2.2. Cơ sở vật chất của nhà trường ………………………………………………..14 2.3. Đội ngũ giáo viên …………………………………………………………… .15 2.4. Thực trạng học sinh …………………………………………………………..15 3. Ví dụ minh hoạ dạy học thực tế ………………..………………………………16 3.1. Hoạt động củng cố và liên hệ thực tế bài đơn chất Nitrogen ..........................16 3.2. Hoạt động củng cố và vận dụng bài “Một số hợp chất với oxygen của Nitrogen” ……………………………………………………………………19 3.3. Hoạt động củng cố và vận dụng bài “Sulfuric acid và muối sulfate” ............ 21 4. Thực nghiệm sư phạm ………………………………………………………… 24 4.1. Mục đích thực nghiệm ……………………………………………………….. 24 4.2..Đối tượng thực nghiệm………………………………………………………...24 4.3. Nội dung thực nghiệm ………………………………………………………...25 4.4. Phương pháp thực nghiệm…………………………………………...………..25 4.5. Kết quả thực nghiệm ………………………………………………………….26 4.5.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của đề tài ……………………………… .. 26 4.5.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của đề tài ………………………………….. 29 4.5.3. Kết quả khảo sát về hiệu quả mà sáng kiến mang lại ……………………… 30 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. …34
- 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng đề tài ................. 34 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn .34 3. Hướng phát triển của đề tài …………………………………………………… 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..…….36 PHỤ LỤC …………………………………………………………………………….. 37
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DHTH Dạy học tích hợp THPT Trung học phổ thông CNTT Công nghệ thông tin PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học GQVĐ Giải quyết vấn đề PTHH Phương trình hóa học GDĐT Giáo dục Đào tạo SGK Sách giáo khoa PP Phương pháp TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm GV Giáo viên HS Học sinh 5
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thực trạng dạy học hiện nay, để củng cố bài học chủ đề “Nitrogen và Sulfur” môn Hóa học ở lớp 11, các giáo viên thường tập trung vào việc học kiến thức cơ bản, giúp học sinh hiểu được những khái niệm cơ bản, một số ít các phản ứng quen thuộc, nhưng không tận dụng được sức hấp dẫn của chủ đề “Nitrogen và Sulfur” để giúp học sinh hiểu và yêu thích hơn về chủ đề này, trong đó đặc biệt thiếu sự tương tác và thực tế hóa, không giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế. Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật, các công cụ, phương tiện hiện đại trở nên phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Các bài học có sự kết hợp, hỗ trợ của công nghệ (máy chiếu, tivi…), các ứng dụng, phần mềm (như PowerPoint, Canva, Kahoot, Menti)… đang góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và Infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó. Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo,… Infographic có thể trở thành một công cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn. Những trang Infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập môn Hóa học - bộ môn vốn được xem là khó nhớ, khó học với đại đa số học sinh. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng Infographic trong dạy học tại các trường vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả. Đây là cơ sở để giáo viên có thể tổ chức thiết kế và sử dụng Infographic trong dạy học để tối ưu hóa về mặt thời gian và gây hứng thú với người học. Xuất phát từ những lí do trên, với yêu cầu và thực tế trong dạy học, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng Infographic trong hoạt động củng cố bài học và vận dụng chủ đề Nitrogen – Sulfur ở lớp 11 THPT”. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Chủ đề “Nitrogen – Sulfur” ở lớp 11 THPT. - Việc ứng dụng Infographic của giáo viên Hoá học THPT trong hoạt động củng cố bài học và vận dụng chủ đề “Nitrogen – Sulfur” ở lớp 11. - Giáo viên bộ môn Hoá Học THPT và học sinh lớp 11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả của phương pháp Infographic trong việc giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu về các khái niệm liên quan đến Nitrogen và sulfur. Infographic có thể giúp hóa học trở nên trực quan hơn và dễ hiểu hơn. 1
- - Thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình học tập. Học sinh có thể tham gia vào việc thiết kế Infographic của riêng họ, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo và trình bày thông tin một cách logic và hấp dẫn. - Đánh giá việc sử dụng Infographic làm công cụ đánh giá bài học. Infographic không chỉ giúp học sinh hình dung về thông tin một cách tốt mà còn có thể được sử dụng như một phương tiện để kiểm tra hiểu biết và áp dụng kiến thức. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp điều tra thực tiễn. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Infographic giúp tập trung vào sự tương tác và tự học của học sinh, tăng cường khả năng học tập tự chủ và sự hứng thú của học sinh đối với chủ đề Nitrogen và sulfur. - So sánh hiệu quả của việc sử dụng Infographic với các phương pháp truyền thống khác như bài giảng, sách giáo trình, hoặc bài thực hành thông thường để đánh giá liệu Infographic có đem lại lợi ích nổi bật hơn hay không? - Tập trung vào cách triển khai phương pháp Infographic trong môi trường giảng dạy thực tế, ví dụ như trong lớp học hóa học lớp 11, để đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho giáo viên và học sinh. - Xác định những thách thức có thể xuất hiện khi sử dụng Infographic trong việc củng cố kiến thức về Nitrogen và sulfur. - Cung cấp thông tin hữu ích cho cả giáo viên và học sinh về hiệu quả của phương pháp Infographic trong việc học về Nitrogen và sulfur trong môn hóa học lớp 11. 6. Kế hoạch thực hiện đề tài TT Hoạt động Sản phẩm Thời gian 1 Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 08/2023 đến 09/2023 2 Điều tra thực trạng việc dạy học Cơ sở thực tiễn 09/2023 chủ đề Nitrogen – Sulfur ở lớp 11 đến 10/2023 trong các trường THPT 3 Ứng dụng Infographic của giáo Hoạt động củng cố 09/2023 viên Hoá học THPT trong hoạt bài học và vận dụng đến 10/2023 động củng cố bài học và vận dụng chủ đề “Nitrogen – chủ đề Nitrogen – Sulfur ở lớp 11 Sulfur” ở lớp 11 4 Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm 09/2023 đến 10/2023 5 Viết đề tài và tham vấn đồng Đề tài SKKN 12/2023 nghiệp, chuyên gia đến 04/2024 2
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Việc ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng học liệu số trong dạy học môn Hóa học và giáo dục HS THPT 1.1.1. Học liệu số và thiết bị công nghệ Thuật ngữ “học liệu số” hay “học liệu điện tử” được giải thích là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: giáo trình điện tử, SGK điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra điện tử, bản trình chiếu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng,… Thiết bị công nghệ được hiểu là những phương tiện, máy móc, thiết bị có chức năng thu nhận, xử lí, truyền tải thông tin dữ liệu phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục, có thể trong giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo các kế hoạch, hoặc khi tổ chức dạy học, giáo dục, hay khi KTĐG, tổng kết. 1.1.2. Vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học Thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu nói chung, vai trò của chúng thể hiện như sau: - Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục như mục tiêu, nội dung, PPDH và KTDH, phương pháp và công cụ KTĐG,... HS đứng trước thách thức phải lựa chọn thông tin phù hợp cho mục tiêu học tập trong vô vàn thông tin, nhưng cũng là cơ hội để HS phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Sự đa dạng của các thiết bị công nghệ và học liệu số dẫn đến sự đa dạng về nội dung dạy học, PPDH, KTDH, phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS. - Thiết bị công nghệ và học liệu số tạo điều kiện cho GV tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, hiệu quả. Chẳng hạn với một ý tưởng sư phạm tổ chức kế hoạch bài dạy thành một “game show”, nếu không có học liệu số hay thiết bị công nghệ, GV khó có thể thực hiện một cách khả thi với các điều kiện về thời gian, môi trường, thiết bị dạy học... không thay đổi. - Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần hỗ trợ, cải tiến các PPDH, giáo dục truyền thống cũng như thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là trong điều kiện tự nhiên, các bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, thiên tai ảnh hưởng đến việc dạy học. - Thiết bị công nghệ và học liệu số góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học bởi sự “trực quan hóa” các dữ liệu học tập. HS phát triển kĩ năng sống, tư duy làm việc khoa học đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. 3
- 1.1.3. Sử dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học môn Hóa học ở THPT Trong chương trình GDPT 2018, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn KHTN ở cấp THPT, được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Mục tiêu chung của môn Hoá học là giúp HS hình thành, phát triển năng lực hoá học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Để phát triển các thành phần năng lực hoá học, cần chuẩn bị và khai thác tốt các thiết bị dạy học, trong đó bao gồm các học liệu số và thiết bị công nghệ. Việc lựa chọn ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ để thiết kế và trình diễn học liệu số cần phải xét đến các yếu tố cơ bản sau đây: - Loại nội dung dạy học cần hoặc phải được sử dụng ở dạng học liệu số. Bảng 1.1: Định hướng lựa chọn dạng học liệu số phù hợp với nội dung dạy học Loại nội dung dạy học Dạng học liệu số Khái niệm: Loại nội dung thường trừu tượng mang Hình ảnh, video, mô phỏng tính chất khái quát các sự vật, hiện tượng,… Cấu trúc - chức năng, tính chất: Loại nội dung này Hình ảnh động, video, mô mang tính chất mô tả cấu tạo, cấu trúc, hình thái, phỏng chức năng, tính chất của đối tượng. Hiện tượng, quá trình: Loại nội dung này mô tả trình Video, thí nghiệm ảo, mô tự phát triển, diễn biến của sự vật, hiện tượng,… phỏng Quy luật, định luật, học thuyết: Loại nội dung này Bảng dữ liệu, video, thí mang tính chất khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, nghiệm ảo, mô phỏng quy luật khách quan,… thường khó, trừu tượng. Ứng dụng: Loại nội dung này ứng dụng các kiến thức Bảng dữ liệu, hình ảnh, cốt lõi vào thực tế cuộc sống video - GV cần kết hợp xem xét tính năng, ưu điểm và hạn chế của các phần mềm để lựa chọn được phần mềm hỗ trợ phù hợp với bối cảnh và điều kiện: 4
- Bảng 1.2. Một số phần mềm phổ biến được sử dụng để hỗ trợ thiết kế, biên tập nội dung dạy học trong môn Hóa học Dạng học liệu số Một số phần mềm phổ biến MS PowerPoint, Google Slide, Open Office, Canva,… Bài giảng điện tử Thí nghiệm ảo, mô - Yenka, ChemLab, Portable Virtual Chemistry Lab,… phỏng - Trang web PhET Interactive Simulations,… Sơ đồ tư duy - Mindomo, Mindmup, iMindmap,… Video - Video Editor, Camtasia, Youtube,… Tệp/file hình ảnh Paint, Snipping Tool, PowerPoint, Canva,… Tệp/file âm thanh Audacity, Viettel AI Open Platform,… Bảng dữ liệu Microsoft Excel, Google Sheet, Open Office Calc… Bài tập và câu hỏi Google Forms, Quizizz, Kahoot… - Điều kiện triển khai: Việc lựa chọn phần mềm để thiết kế, biên tập học liệu số còn phụ thuộc vào năng lực CNTT của GV và các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV, HS,… 1.2. Tìm hiểu về Infographic 1.2.1. Khái niệm về Infographic Infographic là từ ghép giữa information (thông tin) và graphic (đồ họa). Hiện nay, có nhiều định nghĩa Infographic khác nhau: - Infographic là hình ảnh đồ họa thể hiện thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức nhằm thể hiện thông tin phức tạp một cách nhanh chóng và rõ ràng. Chúng giúp cải thiện khả năng nhận thức bằng cách sử dụng đồ họa để tăng cường khả năng hệ thống thị giác của con người khi nhìn vào các hình mẫu và xu hướng (Daniel Adams, 2011). - Theo từ điển Oxford, Infographic là cách thể hiện trực quan thông tin hoặc dữ liệu như dạng biểu đồ, sơ đồ. 5
- Như vậy, Infographic được hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thông tin, cụ thể chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Mục đích chính của Infographic là thể hiện một chủ đề phức tạp thành những hình ảnh đơn giản, thẩm mĩ, giúp người xem dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ thông tin. 1.2.2. Đặc điểm của Infographic - Infographic mang tính khái quát cao: Hệ thống hình ảnh, biểu tượng cho phép cung cấp một lượng lớn thông tin; vừa làm rõ những dữ liệu phức tạp, vừa tổng hợp thông tin thông qua cách sắp xếp các nội dung và biểu tượng. - Infographic có tính logic: Thông qua Infographic, các thông tin có giá trị được tổng hợp theo hệ thống theo một trật tự nhất định và đơn giản hóa để đảm bảo dễ hiểu trong một thời gian ngắn. - Infographic có tính thẩm mĩ: Infographic gây ấn tượng và hứng thú với người đọc về màu sắc và sự sắp xếp hợp lý, hài hòa các hình ảnh, số liệu và thông tin. - Infographic có tính sáng tạo: Infographic là một sản phẩm thường mang dấu ấn cá nhân, đa dạng về màu sắc và cách trình bày tùy theo mục đích sử dụng. 1.2.3. Lợi thế của Infographic trong dạy học môn Hóa học THPT Infographic có thể hỗ trợ, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy nói chung và giảng dạy bộ môn Hóa học nói riêng, cụ thể: - Infographic có khả năng tạo sự thu hút lớn: Con người khám phá thế giới bằng trực quan với 90% thông tin được não ghi nhận dưới dạng hình ảnh, vì thế hình ảnh giúp thông tin hấp dẫn và thu hút hơn. Trên internet, một Infographic có khả năng được chọn đọc nhiều gấp 30 lần so với bài viết hoặc biểu đồ đơn giản. - Infographic giúp người học nhớ nhanh và lâu kiến thức: Infographic với hệ thống thông tin tổng hợp hoặc theo từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem có khả năng ghi nhớ lâu hơn do trình bày chuyên sâu về một nội dung nào đó. Khoa học đã chứng minh, với dữ liệu rời rạc, não chỉ đơn giản giải mã ý nghĩa của chúng mà không có chức năng ghi nhớ. Trái lại, thông tin đã được hệ thống sẽ kích thích các khái niệm có sẵn trong não, liên hệ đến cảm xúc, suy nghĩ và để lại ấn tượng lâu dài. - Infographic giúp tiết kiệm thời gian học tập: Giáo dục cũng như bất cứ ngành nào đều muốn nâng cao hiệu quả công việc thông qua việc nâng cao năng suất và giảm thiểu thời gian. HS THPT phải đảm bảo học tập cùng lúc nhiều môn học, đồng thời cần có thời gian để rèn luyện thể dục thể thao, tham gia hoạt động xã hội, rèn luyện kĩ năng sống,.. thì việc giảm thiểu thời gian trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng học tập là điều thực sự có ý nghĩa. Khoa học đã chỉ ra rằng, cơ chế hoạt động của bộ não vốn xử lý hình ảnh nhanh hơn chữ viết. Infographic với sự sắp xếp các thông tin cần thiết một cách hợp lý khiến HS chú ý cao độ, từ đó tiếp thu được nhiều thông tin chỉ trong một thời gian ngắn. 6
- - Sử dụng Infographic vào giảng dạy Hóa học sẽ giúp GV giảm bớt việc mô tả thông tin, số liệu mà tập trung vào phân tích nội dung. Đồng thời nội dung bài học được sẽ được truyền tải “mềm” hơn, thu hút hơn, giúp HS tiếp thu nhanh hơn, dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng. 1.3. Giới thiệu khái niệm và lợi ích khi sử dụng Infographic cho học sinh Để giới thiệu khái niệm và cách sử dụng Infographic cho học sinh, giáo viên có thể thực hiện các hoạt động sau: • Giới thiệu khái niệm Infographic: Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh khái niệm Infographic, giải thích cách Infographic tổng hợp thông tin theo từng chủ đề. Mỗi Infographic chú ý đến tính logic, sắp xếp bố cục nội dung và hình ảnh phản ánh được các mối liên hệ giữa các kiến thức từ định nghĩa, tính chất cho đến ảnh hưởng môi trường và ứng dụng của từng nguyên tố, hợp chất. Qua đó, giúp người học dễ dàng hệ thống được kiến thức, biết so sánh, đánh giá, liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển tư duy logic của HS trong quá trình nhận thức. • Giới thiệu các thông tin cho thấy ưu điểm của việc sử dụng Infographic trong việc ghi nhớ: Khoa học đã chứng minh, với dữ liệu rời rạc, não chỉ đơn giản giải mã ý nghĩa của chúng mà không có chức năng ghi nhớ. Trái lại, thông tin đã được hệ thống sẽ kích thích các khái niệm có sẵn trong não, liên hệ đến cảm xúc, suy nghĩ và để lại ấn tượng lâu dài. Thông qua các hình ảnh đồ họa, hiệu ứng sinh động và sự sắp xếp ý tưởng sáng tạo của Infographic, làm cho kiến thức được truyền tải đến HS một cách trực quan, sinh động. Qua đó, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng và là cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất của chúng. • Giới thiệu các thông tin cho thấy lợi ích về thời gian khi ôn tập bài học bằng Infographic: Bẩm sinh con người khám phá thế giới bằng trực quan, 90% thông tin được não ghi nhận dưới dạng hình ảnh. Khoảng chú ý trung bình của con người là 8 giây, còn thời gian não xử lý tín hiệu thị giác là 4 giây. Do đó, sử dụng hình ảnh giúp truyền đạt một lượng lớn thông tin chỉ trong tích tắc. Để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp HS tránh nhàm chán và nhớ lâu hơn, Infographic hỗ trợ xử lý các thông tin cần thiết dưới dạng hình ảnh khiến HS chú ý vào cách trình bày ấn tượng của Infographic. Bằng cách này, HS đã tiếp thu được ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn. Với các Infographic tổng hợp giúp HS trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ khám phá và chiếm lĩnh được một lượng kiến thức lớn. • Giới thiệu các thông tin chỉ ra sự hấp dẫn của Infographic so với các kiểu tổng kết kiến thức khác: Theo nghiên cứu của Đại học Saskatchewan - Canada, một Infographic có khả năng được chọn đọc nhiều gấp 30 lần so với bài viết hoặc biểu đồ đơn giàn, Infographic còn có thể kết hợp thông tin với những thiết kế sáng tạo để tạo nên một mẫu Infographic ấn tượng. Đây là điều đặc biệt làm cho Infographic thu hút và hấp dẫn người học hơn rất nhiều nếu chỉ sử dụng từ ngữ. Kiến thức hóa học vốn đa dạng, phong phú, phức tạp gắn liền với tính chất, phương trình hóa học, thuật 7
- ngữ, tên gọi, hiện tượng ... Vì vậy, việc thiết kế các Infographic gồm những nội dung kiến thức cốt lõi, gắn liền với những hình ảnh trực quan phù hợp sẽ tạo nên sự hấp dẫn trong quá trình học tập. Những mục tiêu học tập mà Infographic mang lại khi áp dụng trong ôn tập và vận dụng kiến thức hóa 11: 1.3.1. Về kiến thức Infographic giúp HS chiếm lĩnh kiến thức cơ bản của bài học một cách nhanh chóng và hệ thống và mang tính tự chủ cao. Việc HS được tự do chọn lựa nghiên cứu các kiến thức (được chỉ dẫn nguồn chính xác), tự tổng hợp và ghi nhớ thông tin cần thiết trong thời gian ngắn, giúp HS có cảm giác tự chủ hơn với việc học tập. Nhờ Infographic với “phương pháp chủ động tư duy”, HS sẽ có hết thảy những hình dung sống động về các phản ứng, hiện tượng qua những lời dẫn dắt thú vị, những hội thoại sinh động, những bức tranh tả thực... Từ đó, tự bản thân HS sẽ có những đánh giá, cảm nhận của riêng mình. 1.3.2. Về kĩ năng Việc khai thác và sử dụng Infographic, giúp HS phát triển kĩ năng đặc thù của bộ môn như kĩ năng quan sát, kĩ năng nhận thức và tư duy hóa học (phân tích, so sánh, xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng và tính chất); kĩ năng nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới, giải quyết các vấn đề của cuộc sống, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. 1.3.3. Về thái độ Mỗi Infographic được thiết kế mang đậm màu sắc cá nhân. Việc thiết kế Infographic có thể do GV hoặc HS làm. Với mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, thì xu hướng khuyến khích HS tham gia trực tiếp vào quá trình học tập, tự thiết kế sản phẩm học tập của mình ngày càng phố biến. Quá trình tìm tòi, thu thập các thông tin, tư liệu để tạo ra Infographic đòi hỏi HS phải tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, phong phú. Qua đó, giúp HS đánh giá khách quan, toàn diện về hóa học, từ đó hình thành thế giới quan khoa học, lòng đam mê, ý thức trách nhiệm đối với bản thân. 1.3.4. Về năng lực Sử dụng Infographic góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực chung cốt lõi (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo). Đồng thời, góp phần phát triển năng lực đặc thù của bộ môn hóa học (tìm hiểu hóa học; nhận thức và tư duy hóa học; vận dụng kiến thức và kĩ năng vào học tập và cuộc sống). Qua đó, góp phần phát triển toàn diện học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục - đào tạo hiện nay. 1.4. Giới thiệu một số phần mềm để thiết kế Infographic trong dạy học 1.4.1. Phần mềm Canva Canva là một trong những phần mềm có tính ứng dụng cao nhất trong việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và dạy học hóa học nói riêng. Bởi đây là một phần mềm miễn phí, dễ truy cập và có nhiều tính năng để GV và HS có 8
- thể áp dụng trong các nhiệm vụ học tập. Trước hết Canva có các mẫu và hướng dẫn thiết kế poster phù hợp với những buổi hội thảo, giới thiệu dự án học tập. Ngoài ra, tại trang làm việc của Canva, HS có thể thiết kế những sơ đồ cột, sơ đồ dạng timeline, xây dựng bố cục sản phẩm dạng công thức... để hệ thống hóa kiến thức trong các Infographic một cách sinh động nhất. Nói cách khác Canva sẽ là công cụ hỗ trợ để GV hướng dẫn HS “đơn giản hóa” thông tin trong các văn bản được học. Hơn nữa, HS sẽ được thiết kế sản phẩm theo cách sáng tạo của riêng mình. Công cụ này đặc biệt thích hợp trong việc thiết kế các hoạt động, thực hiện làm sản phẩm phục vụ trong các giờ học trải nghiệm; báo cáo sản phẩm; sơ đồ hóa kiến thức và các giờ ôn tập. Tuy nhiên, để có thể phát huy khả năng sử dụng công nghệ vào học tập của HS, GV cần tạo ra các nhiệm vụ, tình huống mang tính thử thách, “có vấn đề” và khơi dậy sự sáng tạo của HS. Trong Canva có thể sử dụng các mẫu, hình dạng và các kích thước có sẵn để tạo Infographic của riêng bạn. Ngoài ra cũng có thể kéo và thả các nút và các hình dạng để tạo ra các Infographic có cấu trúc rõ ràng. Canva cũng cung cấp các tính năng tùy chỉnh để có thể thêm màu sắc, hình ảnh và văn bản để làm cho Infographic của mình trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Để sử dụng tính năng vẽ Infographic trên Canva, có thể thực hiện các bước sau đây: • Đăng nhập vào tài khoản Canva hoặc đăng ký tài khoản mới nếu chưa có. • Truy cập vào trang tạo thiết kế và chọn mục \"Infographic\" trong danh mục \"Tài liệu\". • Chọn một mẫu Infographic hoặc tạo Infographic mới. • Sử dụng các công cụ vẽ và chỉnh sửa sự lựa chọn theo ý muốn của bạn, bao gồm: Thêm nút, chủ đề hoặc hình ảnh. • Thay đổi màu sắc và kiểu chữ. • Thay đổi kích thước và hình dạng của các phần tử. • Tạo liên kết giữa các ý tưởng. • Lưu và tải xuống Infographic của mình hoặc chia sẻ trực tuyến. 1.4.2. Phần mềm Easelly Trong thực tế, việc sử dụng những phần mềm này khá phổ biến ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Pháp, Mĩ,... Tuy nhiên, dựa trên khảo sát, chúng tôi thấy ở Việt Nam hiện nay, những công trình nghiên cứu về sử dụng nói chung và sử dụng ứng dụng này nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông còn rất khiêm tốn. Do vậy, đây sẽ là “mảnh đất” nghiên cứu hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các nhà nghiên cứu giáo dục, cũng như cho cả người dạy và người học,... bởi sử dụng Infographic đang và sẽ là xu hướng của giáo dục số trong tương lai. Đối với môn Hóa học, GV có thể sử dụng Infographic để dạy khá nhiều nội dung như khởi động bài học, ôn tập kiến thức và cung cấp thêm các kiến thức thực tiễn, vận dụng nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học phát huy và nâng cao năng lực tự chủ và tự học, năng lực sử dụng công nghệ và khả năng sáng tạo của HS. 1.4.3. Phần mềm Microsoft Powerpoint 9
- Đây là phần mềm thuyết trình phổ biến của Microsoft với rất nhiều tính năng và công cụ thiết kế mà trên thực tế, nó bao gồm mọi thứ mà ta cần để tạo ra một Infographic hoàn chỉnh. GV hay HS có thể thoải mái phát huy sự sáng tạo trong thiết kế cấu trúc của Infographic. Ngoài ra cũng có thể thêm màu sắc và hình ảnh để làm cho Infographic của mình trở nên sinh động và dễ đọc hơn. Để tạo Infographic trên PowerPoint (PPT), cần thực hiện các bước sau: • Bước 1: Mở PowerPoint, chọn kích thước Infographic mong muốn. • Bước 2: Cài đặt thước kẻ, đường lưới và chỉ dẫn. Bật thước kẻ, đường lưới và chỉ dẫn để căn chỉnh các đối tượng thiết kế. Những công cụ này sẽ giúp thiết kế một Infographic chính xác và đẹp mắt. Đi đến View và kiểm tra Ruler, Gridlines và Guides. Nếu cần điều chỉnh, nhấp vào biểu tượng mũi tên nhỏ ở góc dưới bên phải để mở cửa sổ Grid và Guide trong phần cài đặt. • Bước 3: Tạo nền. Nền của Infographic có thể vẫn là màu trắng nhưng thích, có thể thay đổi nó thông qua Design > Format Background. Chọn một số hình khối, hiệu ứng màu, hình ảnh, đồ họa hoặc kiểu mẫu. • Bước 4: Tạo tiêu đề. Có thể dễ dàng tạo phần tiêu đề trong Infographic của mình bằng cách sử dụng các hình dạng của PowerPoint. Chuyển đến Insert > Shapes. Khi đã điều chỉnh hình dạng (có thể thay đổi màu sắc và kiểu dáng sau), hãy bắt đầu nhập văn bản. Sáng tạo với các phông chữ và kích thước để có một hiệu ứng bắt mắt. Có thể kết hợp hai phông chữ, ví dụ: phông chữ viết tay và phông chữ máy đánh chữ cùng nhiều kết hợp khác. Chỉ cần đảm bảo được tính thẩm mỹ của thiết kế. Có thể làm nổi bật phông chữ bằng cách thêm một vài yếu tố tùy chỉnh. • Bước 5: Xây dựng cấu trúc đồ họa. Bằng cách sử dụng thư viện hình dạng của PowerPoint, có thể tạo ra các thiết kế thú vị khác nhau cho phần thân của Infographic. • Bước 6: Chèn thêm các biểu tượng, hình ảnh, các yếu tố trực hóa dữ liệu. Chèn biểu tượng Các biểu tượng sẽ hỗ trợ thông điệp và làm cho nội dung dễ hiểu hơn. Một cách đơn giản để làm điều này là sử dụng thư viện biểu tượng PowerPoint tại Insert > Icons. Chèn hình ảnh Hình ảnh là yếu tố không thể thiếu trong Infographic, thực hiện chèn các hình ảnh thích hợp bằng cách Insert > Pictures Thêm các yếu tố trực quan hóa dữ liệu Trong PowerPoint, có thể dễ dàng thêm biểu đồ, sơ đồ và các yếu tố thiết kế khác để trực quan hóa dữ liệu của mình bằng cách sử dụng SmartArt. Đi tới Insert > SmartArt và sẽ thấy rằng có một số loại đồ họa trực quan hóa dữ liệu: danh sách, quy trình, chu kỳ, phân cấp,… 10
- • Bước 7: Lưu Infographic bằng cách chọn tab File và chọn Save As để lưu slide làm tệp PPT hoặc chọn tab Export và chọn PDF hoặc ảnh để lưu Infographic dưới dạng các tệp khác nhau. 1.4.4. Một số phần mềm khác còn ít phổ biến ở Việt Nam - Piktochart: Đặc điểm: • Cung cấp nhiều mẫu chất lượng cao. • Tích hợp nhiều biểu đồ và biểu đồ thống kê. • Cho phép tải lên dữ liệu từ Excel để tạo biểu đồ. • Hỗ trợ in ấn và chia sẻ trực tuyến. -Venngage: Đặc điểm: • Đa dạng về biểu đồ và đồ thị. • Cung cấp nhiều mẫu theo các chủ đề khác nhau. • Giao diện thân thiện và dễ tương tác. • Cho phép tạo Infographic dọc. -Easel.ly: Đặc điểm: • Cung cấp nhiều hình nền và biểu đồ. • Giao diện đơn giản và dễ sử dụng. • Tích hợp nhiều yếu tố trực quan. -Adobe Spark: Đặc điểm: • Tạo các loại nội dung đa dạng, bao gồm cả Infographic. • Cung cấp các công cụ chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp. • Đồng bộ với các ứng dụng Adobe khác như Photoshop và Illustrator. -Infogram: Đặc điểm: • Tạo biểu đồ và đồ thị nhanh chóng. • Hỗ trợ tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. • Cho phép tùy chỉnh màu sắc và phông chữ. - Visme: Đặc điểm: • Cung cấp nhiều mẫu chất lượng cao. • Tích hợp nhiều biểu đồ và đồ thị. • Cho phép tạo các bảng thông tin phức tạp. Những phần mềm này không chỉ giúp giáo viên tạo ra những Infographic đẹp mắt mà còn hỗ trợ trong việc truyền đạt thông tin một cách hiệu quả đối với học sinh. Tùy thuộc vào sở thích và yêu cầu cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 11
- 1.5. Quy trình thiết kế và sử dụng Infographic trong dạy học • Bước 1: Xác định mục đích thiết kế Infographic trong môn Hóa học thuộc loại cung cấp thông tin khoa học nên các yếu tố cơ bản cần đạt được là chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ. Tùy vào các hoạt động học tập để có thể thiết kế theo kiểu phiếu học tập, cung cấp kiến thức hoặc hệ thống hóa kiến thức. Tùy vào điều kiện của thiết bị dạy học, Infographic có thể sử dụng như là một học liệu truyền thống hoặc một học liệu số. • Bước 2: Thu thập thông tin, hình ảnh, số liệu Trong quá trình thu thập thông tin, bản thân người thiết kế cần tư duy về việc chuyển càng nhiều nội dung càng tốt sang dạng hình ảnh. Các hình ảnh minh họa trong Infographic có thể tìm kiếm ở các nguồn sau: - Hình ảnh do người thiết kế tự chụp, thiết kế và chỉnh sửa. - Hình ảnh trên kho tài nguyên của phần mềm thiết kế. Các phần mềm như MS PowerPoint, Canva đều có kho tài nguyên khổng lồ với các hình ảnh và biểu tượng đồ họa,… và được cập nhật thường xuyên. - Một số trang web trên mạng internet hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh như Google (https://www.google.com/); Pngtree (https://www.pngtree.com/); Flickr (https://www.flickr.com/); Pinterest( https://www.pinterest.com/),... GV và HS cần có một số kỹ năng trong tìm kiếm thông tin trên internet. Trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… không cần thiết nhập cả một câu đầy đủ mà có thể nhập một số trong các từ khóa quan trọng vào lệnh tìm kiếm. Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, có thể sử dụng các cú pháp tìm kiếm hoặc sử dụng tính năng “Tìm kiếm nâng cao” để tìm kiếm giới hạn định dạng file (.pdf, .docx, .png, .jpg, .gif,…). • Bước 3: Xác định/Lựa chọn bố cục Infographic, xây dựng ý tưởng thành lập một Infographic Người dùng có thể tự thiết kế sao cho phù hợp với nội dung và cá tính sáng tạo của cá nhân. Ngoài ra, các ứng dụng thiết kế Infographic cung cấp một kho tài nguyên về các bản thiết kế mẫu với những bộ khung, những bảng màu được phân loại và sắp xếp sẵn để hình dung công việc thiết kế dễ dàng hơn. Bố cục cơ bản của một Infographic bao gồm ba phần: chủ đề, kênh hình và kênh chữ. Việc xây dựng bố cục của Infographic có thể tiến hành theo trình tự: - Lựa chọn hình ảnh, biểu tượng Dựa trên những số liệu, nội dung cần thể hiện, người thiết kế phác họa bước đầu những biểu tượng và hình ảnh dự kiến sử dụng. GV phải đặt mình vào vị trí HS để xem xét liệu HS có thể nhanh chóng hiểu được nội dung hay không. - Xác định màu nền cho Infographic 12
- Màu nền cho Infographic nên sử dụng màu sắc phổ quát, tránh pha trộn hỗn hợp nhiều hơn hai màu trừ khi thật cần thiết. Người thiết kế cần nắm được các quy tắc phối màu cơ bản để màu nền và màu các kênh hình, kênh chữ trở nên hài hòa. - Phác họa một số kiểu bố cục định dùng cho Infographic Các cách thức sắp xếp các khối thông tin (vị trí, màu sắc) được căn cứ trên màu nền đã chọn sao cho đảm bảo tính trực quan. - Chọn kiểu chữ, cỡ chữ Với trình độ tin học cơ bản, GV vẫn có thể sử dụng các kiểu chữ sẵn trong phần mềm với các điểm nhấn là là sự khác biệt giữa các kí tự, cỡ chữ, định dạng chữ. Font chữ và kiểu chữ tối đa nên sử dụng là 3. • Bước 4: Sử dụng phần mềm Canva, Easelly hoặc Powerpoint để thiết kế Infographic • Bước 5: Chọn mẫu (nếu có) • Bước 6: Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá GV có thể xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá theo các tiêu chí sau: + Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình giáo dục có đạt được mục tiêu hay không, mà còn cung cấp thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động, các khâu trước đó. Tuy nhiên, hiện nay học sinh thường sợ bị kiểm tra, đặc biệt là không thích các hình thức kiểm tra tự luận với những thông tin, số liệu dài và khó nhớ. Sử dụng Infographic trong kiểm tra là biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề của học sinh khi đối diện với việc kiểm tra, đồng thời là một cách thức kiểm tra mới, có thể phát huy các năng lực tiềm ẩn của các em. Thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá với Infographic có thể được tiến hành dưới dạng giáo viên đưa ra hình ảnh trong Infographic, yêu cầu học sinh điển các nội dung hiểu biết của mình về hình ảnh đó. + Tự đánh giá của GV: GV có thể tự nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của bài học, kĩ năng sử dụng công nghệ trong dạy học, hiệu quả sử dụng công nghệ, mức độ phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học..., từ đó đưa ra những đề xuất, phương pháp cải tiến cho bài học sau + Hình thức đánh giá: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm công nghệ mà GV có thể sử dụng để tiến hành kiểm tra - đánh giá quá trình học tập của HS. Với việc học tập qua hình thức sách điện tử như sử dụng ứng dụng Book Creator này, chúng tôi lựa chọn một số phần mềm có thể tích hợp đường link để tạo bài kiểm tra trên ebook như Google Forms, Mentimeter, Quizizz… • Bước 7: Kiểm tra tính chính xác và hiệu quả: Đảm bảo rằng thông tin là chính xác và hiểu quả. Kiểm tra lại cấu trúc và thiết kế để đảm bảo tính hợp lý và hấp dẫn. • Bước 8: Chia sẻ và in ấn (nếu cần): Chia sẻ Infographic qua email, trang web, hoặc các nền tảng mạng xã hội. 13
- Nếu cần, in ấn để sử dụng trong lớp học. • Bước 9: Đánh giá và thu Feedback: Học sinh và đồng nghiệp đánh giá Infographic. Nhận phản hồi để cải thiện trong tương lai. • Bước 10: Lưu trữ và sử dụng lại (nếu cần): Lưu trữ Infographic để sử dụng lại trong các khoá học sau hoặc chia sẻ với giáo viên khác. Lưu ý: - Tùy chỉnh cho đối tượng: Thiết kế Infographic phải phù hợp với đối tượng học sinh của bạn. - Giữ đơn giản: Tránh quá tải thông tin, giữ Infographic đơn giản và dễ đọc. - Tương tác: Kích thích sự tương tác bằng cách thêm câu hỏi hoặc yêu cầu phản hồi. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Đặc điểm bộ môn Hóa học Việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng Infographic trong dạy học, giáo dục vẫn đang còn mới mẻ nhưng đang được các nhà khoa học sư phạm trong nước quan tâm. Bộ môn Hoá học chứa đựng một lượng kiến thức lớn có thể được khái quát hóa một cách ngắn gọn và sinh động nhờ Infographic. Hệ thống kiến thức này có sự liên hệ với nhau chặt chẽ theo kiểu cấu tạo - tính chất - ứng dụng - điều chế nên phát huy được điểm mạnh trong sự logic, bố cục nội dung và hình ảnh của Infographic. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành KHTN khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học; đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự gần gũi của Hóa học trong sản xuất và đời sống hoàn toàn có thể được thể hiện một cách trực quan, sinh động và có tính cập nhật nhờ Infographic. Hiện nay, nhiều trường Đại học đã và đang sử dụng kết quả của bài thi Đánh giá năng lực (trong đó, môn Hóa học cũng chiếm một tỉ lệ nhất định) để tuyển sinh. Nhóm HS định hướng tổ hợp KHXH vẫn phải đảm bảo kiến thức cơ bản để hoàn thành mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT. Dù là với đối tượng nào, HS cũng có nhu cầu được tiếp cận với những PPDH và hình thức tổ chức dạy học đa dạng, hấp dẫn với sự “mềm mại” hóa kiến thức. Nhóm tác giả Phạm Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, Nguyễn Thị Dung đã hoàn thiện sách “Infographic chinh phục kỳ thi THPT Quốc gia môn Hóa học (NXB ĐHQG Hà Nội, 2019). Cuốn sách đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, cho thấy rằng Infographic đáp ứng được nhu cầu giảm áp lực trong việc thu nhận kiến thức của HS. 2.2. Cơ sở vật chất của nhà trường Kinh tế đất nước và địa phương ngày một phát triển nên cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đầu tư đúng mức, điều kiện học tập của HS ngày một quan tâm. Tại trường THPT nơi chúng tôi đang công tác, tất cả các phòng học, kể cả các phòng chức năng, phòng thực hành đều đã được trang bị hệ thống tivi, máy 14
- chiếu đầy đủ và đảm bảo đường truyền mạng internet (LAN, wifi). Một số phòng học còn được trang bị máy vi tính và camera để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy học. 2.3. Đội ngũ giáo viên Qua khảo sát GV trong trường THPT nơi chúng tôi công tác và một số trường THPT lân cận về những hiểu biết về Infographic, hầu hết các GV đều đã nhận thức đúng được bản chất của Infographic là sử dụng hình ảnh để truyền tải thông tin. Tất cả các GV đều đã tiếp cận với các Infographic trên các trang báo điện tử, mạng xã hội và cảm thấy thích đọc các Infographic hơn là đọc những tin tức dài dòng. Với câu hỏi về mức độ sử dụng Infographic trong dạy học, hầu hết các GV cho rằng thỉnh thoảng sử dụng Infographic, số còn lại chưa từng sử dụng. Tuy chưa thực sự được phổ biến, nhưng gần như tất cả các GV đều thấy được một số ưu thế của Infographic trong dạy học bộ môn của mình như: giúp HS có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn; tăng tính hình ảnh trong dạy học, giúp HS tăng hứng thú học tập bộ môn và tăng cường tư duy sáng tạo. Trở ngại đối với việc sử dụng Infographic trong dạy học đối với nhiều GV đó là khả năng sử dụng CNTT của bản thân còn hạn chế, cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và phải có những hiểu biết nhất định về cách thiết kế, sử dụng các phần mềm để tạo ra các Infographic phù hợp với các bài dạy. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT năm 2018, đội ngũ GV đã được Bộ GD&ĐT tập huấn qua hệ thống Bồi dưỡng GV phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở GDPT (Chương trình ETEP) tại địa chỉ http://taphuan.csdl.edu.vn. Trong chương trình, GV được bồi đưỡng các module quan trọng như: - Module 1: Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018. - Module 2: Sử dụng PPDH và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Module 3: Đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. - Module 4: Xây dưng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Module 9: Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục HS. Sau khi học tập các module trên, GV hoàn toàn có thể thiết kế và sử dụng các Infographic trong xây dựng được kế hoạch dạy học và KTĐG cho tại thời điểm hiện tại và nhiều năm học tiếp theo khi áp dụng Chương trình GDPT 2018. 2.4. Thực trạng học sinh Thế hệ HS hiện nay được làm quen và tiếp xúc hàng ngày với các thiết bị công nghệ và mạng internet. Nhiều thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và các gói cước internet cũng có giá cả vừa phải để nhiều phụ huynh có thể trang bị phục vụ nhu cầu học tập và giải trí cho con em. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 60 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 15 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 54 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 12 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 47 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 58 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 109 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn