intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm SHub Classroom để kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 bậc THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng phần mềm SHub Classroom để kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 bậc THPT" nhằm góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trực tuyến, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và rèn luyện cho học sinh phát triển năng lưc ̣ sử dụng CNTT, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; Thông qua việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả 8 học tập môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Đồng thời bồi dưỡng thái độ, hình thành các phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm SHub Classroom để kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 bậc THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SHUB CLASSROOM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 BẬC THPT” Môn: Địa Lí 0 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ – ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SHUB CLASSROOM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 BẬC THPT” Họ và tên: Nguyễn Thị Hòa – Trường THPT Cửa Lò 2 Nguyễn Duy Trí – Trường THPT Đô Lương 1 Tổ: Khoa Học Xã Hội Thuộc môn: Địa Lí ĐT : 0974 515 516 - 0945888985 Năm học: 2021 - 2022 2
  3. MỤC LỤC MỤC Trang PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài. 1 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 1 III. Đối tượng, phạm vi, phương pháp và thời gian nghiên cứu. 2 1. Đối tượng, phạm vi 2 2. Phương pháp nghiên cứu. 2 3. Thời gian nghiên cứu. 2 IV. Những đóng góp mới của đề tài. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 3 I. Cơ sở lí luận. 3 1. Giới thiệu về phần mềm SHub Classroom. 3 2. Kiểm tra, đánh giá trực tuyến. 6 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 1.Thực trạng chung của việc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường 7 THPT hiện nay. 2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Địa lí bậc THPT theo định 11 hướng phát triển năng lực tại trường THPT Cửa Lò 2 và Đô Lương 1. CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SHUB CLASSROOM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 15 LỚP 12 BẬC THPT. I. Nội dung và cấu trúc chương trình Địa lí 12 THPT Cửa Lò 2 và Đô Lương 15 II. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Shub Classroom trong dạy học trực tuyến 15 1. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Shub Classroom để tạo lớp học trực tuyến. 15 2. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Shub Classroom cho học sinh 20 3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập trực tuyến của học sinh qua 21 3
  4. phần mềm SHub Classroom. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 31 1. Mục tiêu thực nghiệm. 31 2. Đối tượng thực nghiệm. 31 3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm. 31 4. Phân tích kết quả thực nghiệm 31 II. Nhận xét của học sinh. 33 III. Nhận xét của giáo viên. 33 IV. Bài học kinh nghiệm. 34 V. Hướng phát triển. 35 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 I. Kết luận. 36 II. Kiến nghị, đề xuất. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang Thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến học sinh 1 Bảng 1 11 (Dành cho giáo viên) Thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến học sinh 2 Bảng 2 13 (Dành cho học sinh) Thống kê kết quả học tập trước và sau khi thực hiện đề tài 3 Bảng 3 32 tại các lớp thực nghiệm. Thống kê kết quả học tập của HS ở các lớp dạy đối 4 Bảng 4 chứng và thực nghiệm 32 5
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. THPT Trung học phổ thông 4. TN Thực nghiệm 5. ĐC Đối chứng 6. SGK Sách giáo khoa 7. CNTT Công nghệ thông tin 8. PPDH Phương pháp dạy học 9. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 10. GDPT Giáo dục phổ thông 6
  7. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa tham gia tích cực trong phòng và chống dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên; vừa hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất của các Nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực, các địa phương đã ưu tiên đầu tư một số hạng mục phục vụ triển khai Chương trình GDPT 2018 như: Phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học.... Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đổi mới căn bản, toàn diện, không ngừng phát triển GD&ĐT nhằm từng bước kiến tạo thế hệ người Việt Nam yêu nước phát triển toàn diện, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là việc vô cùng lớn và rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đó cũng là một yêu cầu và sứ mệnh của ngành. Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì CNTT với tư cách là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc tế, một xu thế của giáo dục thế giới. Chính vì vậy, trong công văn số 3946/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2019 - 2020 đã nêu: “Tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học” là một chủ trương lớn của Bộ GD & ĐT. Mặt khác, việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng có rất nhiều ưu điểm như: mang tính trực quan rất cao, có khả năng thu hút sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh rất lớn, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác và khách quan hơn… SHub Classroom là ứng dụng có nhiều chức năng rất tiện ích mà qua quá trình tìm hiểu, bản thân chúng tôi nhận thấy rất phù hợp để khai thác, ứng dụng trong dạy học bộ môn Địa lí, đặc biệt là trong xây dựng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá trực tuyến giúp HS học tập một cách tích cực, chủ động và đạt hiệu quả cao không chỉ ở trên lớp mà còn hữu ích khi củng cố kiến thức cho HS trong quá trình học tập tại nhà. Đồng thời, đây cũng là ứng dụng giúp GV tiết kiệm rất nhiều thời thời gian trong các tiết kiểm tra, đánh giá năng lực HS. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm SHub Classroom để kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 bậc THPT’’ để nghiên cứu. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 1. Mục đích. - Góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trực tuyến, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và rèn luyện cho học sinh phát triể n năng lực sử dụng CNTT, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. - Thông qua việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả 7
  8. học tập môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Đồng thời bồi dưỡng thái độ, hình thành các phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. 2. Nhiệm vụ. - Nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về về phần mềm SHub Classroom và kiểm tra, đánh giá trực tuyến. - Ứng dụng phần mềm SHub Classroom để kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí 12. - Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất. III. Đối tượng, phạm vi, phương pháp và thời gian nghiên cứu 1. Đối tượng, phạm vi - Học sinh lớp 12 từ năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 – 2022 trong chương trình Địa lí 12 – Ban cơ bản. - Học sinh Trường THPT Cửa Lò 2, Trường THPT Đô Lương 1. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu từ sách giáo khoa (SGK) Địa lí 12, tài liệu về lý luận dạy học Địa lí, các trang web có nội dung liên quan….. - Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực tiễn. Lập phiếu điều tra cho học sinh và giáo viên về kiểm tra, đánh giá trực tuyến. - Phương pháp thống kê. Thống kê theo kết quả học tập của học sinh sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá, các số liệu thu thập được từ tổng hợp kết quả. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Sau khi thực hiện ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đạt kết quả cao. Ngoài việc chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tác giả sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa trong những năm tiếp theo. 3. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 - 2022. IV. Những đóng góp mới của đề tài. - Đưa ra phương án kiểm tra, đánh giá thông qua phần mềm SHub Classroom nhằ m nâng cao chấ t lươṇ g da ̣y ho ̣c trong thời đại công nghệ 4.0. - Sử dụng sáng kiến để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên bộ môn Địa lí ở trường THPT cũng như giáo viên trong viê ̣c da ̣y ho ̣c trực tuyế n. - Kiểm tra, đánh giá trực tuyến thông qua các phần mềm giúp học sinh chủ động tiếp cận với nội dung cũng như rèn luyện các kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. - Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả. - Đề xuất nội dung và quy trình kiểm tra, đánh giá trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 8
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. I. Cơ sở lí luận của đề tài. 1. Giới thiệu về phần mềm SHub Classroom. 1.1. Khái quát về SHub Classroom “SHub Classroom là một ứng dụng tạo học liệu trực tuyến. Với SHub Classroom, giáo viên có thể xây dựng kho tài nguyên học tập trực tuyến, áp dụng vào việc giảng dạy: Bài giảng, tài liệu đọc thêm, bài tập, kiểm tra và nhiều tiện ích hơn thế nữa” (http://shub.edu.vn) SHub Classroom là nền tảng học tập cá nhân được tích hợp vào lớp học truyền thống, mang đến cho giáo viên công cụ quản lý và đánh giá tình trạng lớp học một cách chi tiết, từ đó cung cấp chương trình học tập phù hợp với mỗi cá nhân. Đối với dạy học trực tuyến, các công cụ đo lường và quản lý hết sức cần thiết. Giáo viên cần đo lường, thống kế dữ liệu học sinh, quản lý bài giảng số. SHub Classroom sẽ cho phép giáo viên theo dõi việc học tập của các học sinh thông qua việc theo dõi số giờ học, % hoàn thành bài học. Giáo viên có thể thiết kế các bài test để kiểm tra chất lượng học sinh sau mỗi học phần. 1.2. Những lợi ích của SHub Classroom trong dạy học trực tuyến - SHub Classroom là ứng dụng miễn phí, hỗ trợ việc quản lý bài tập giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng, bài tập được tạo từ file bất kỳ chỉ với vài thao tác đơn giản mà không cần soạn thảo đề bài, giúp giáo viên tiết kiệm đến 70% thời gian cho lớp học của mình. Tạo bài tập dễ dàng, quản lí điểm học sinh 9
  10. - SHub Classroom còn tạo môi trường giúp học sinh có thể học hỏi lẫn nhau nhờ vào nền tảng giống như các mạng xã hội ngày nay, nhưng thay vì viết các dòng trạng thái trên Facebook hay Twitter, học sinh sẽ đăng tải các câu hỏi, những thắc mắc từ các bài tập, bài kiểm tra và cộng đồng sẽ hỗ trợ tìm ra lời giải. Việc học của học sinh trở nên thú vị hơn bao giờ hết vì luôn nhận được sự nhắc nhở từ hệ thống Nhận thông báo mới - Sau khi làm bài xong, kết quả của học sinh sẽ được hiển thị ngay lập tức. Đặc biệt, kết quả này còn được phân tích chi tiết, từ đó giúp thầy cô và phụ huynh chỉ dạy con em mình một cách hiệu quả hơn 10
  11. Hiển thị kết quả của HS và tổng quan cả lớp 1.3. Cách thức hoạt động của SHub Classroom - Giáo viên: Tạo lớp học, bài tập trên SHub Classroom và gửi mã lớp học đến học sinh. Về phía giáo viên cần chuẩn bị các tài liệu như: video các bài giảng, thí nghiệm mô phỏng, hệ thống bài tập theo chuyên đề, bài kiểm tra; Sắp xếp có trình tự và điều phối các hoạt động dạy học trên ứng dụng, lồng ghép vào lớp học truyền thống một cách phù hợp. - Học sinh: Tham gia lớp học thông qua mã lớp và làm bài trên ứng dụng. Về phía học sinh cần có thiết bị như máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh được kết nối mạng internet, đặc biệt nên truy cập đường truyền internet tốc độ cao để đạt hiệu quả tối đa. Tải ứng dụng SHub Classroom về máy để tham gia lớp học trực tuyến. Ngoài ra cần chuẩn bị chu đáo về mặt thời gian, không gian yên tĩnh để học tập trung, dụng cụ học tập như: bút, vở ghi, máy tính bỏ túi, giấy nháp, tài liệu tra cứu, kèm theo nước uống để tránh di chuyển nhiều. 11
  12. - Hệ thống: Tự động chấm bài, thống kê và tổng hợp giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình lớp học và nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học sinh. 2. Kiểm tra, đánh giá trực tuyến. 2.1. Lí do kiểm tra, đánh giá thông qua hệ thống quản lí học tập trực tuyến. Bên cạnh việc dạy và học trực tuyến thì kiểm tra và đánh giá trực tuyến là một giải pháp hoàn hảo trong thời điểm đại dịch Covid diễn biến căng thẳng như hiện nay. Kiểm tra và đánh giá trực tuyến giúp thầy cô dễ dàng thao tác, đánh giá và xếp loại học lực của người học dưới sự hỗ trợ đắc lực của nền tảng. Trong nhiều năm nay, việc giảng dạy và đánh giá học sinh không còn bị giới hạn trong bốn góc của lớp học. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào với sự trợ giúp của máy tính và internet. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục đang dần chuyển từ các phương pháp truyền thống sang các giải pháp công nghệ số. Thực tế không chỉ đối với giáo viên mà quan trọng hơn đối với học sinh tham gia các tiết học và hoạt động kiểm tra đánh giá. Dạy – học và kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến rất thuận lợi cho học sinh có thể làm bài kiểm tra linh hoạt trong cả không gian và thời gian, nội dung học liệu chặt chẽ, rèn luyện được tư duy phản biện qua các bài học thảo luận, tích hợp được lớp học ảo giúp tăng cường tương tác trực tiếp và tức thời... Các công cụ kiểm tra, đánh giá trực tuyến có thể kết hợp đa phương tiện như video hoặc bản ghi trong bài kiểm tra. Đa phương tiện sẽ giúp các học sinh thích thú hơn trong việc học và tiếp đến là các bài kiểm tra. Từ đó tăng hiệu quả bài kiểm tra, sự tập trung của học sinh. 2.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Trong dạy học trực tuyến người học cần được tạo điều kiện thường xuyên làm bài tập kèm theo nhận xét phản hồi của giáo viên. Theo thông tư số 2/2016/TT-BGDĐT quy định Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng thì kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học, đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, đánh giá phần thực hành, bài tập.... ; Kiểm tra, đánh giá định kỳ và cuối kì kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại các trường phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.3. Các công cụ kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Có rất nhiều các công cụ được sử dụng để giúp hỗ trợ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến tại nhà trường. GV có thể lựa chọn công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến sao cho phù hợp nhất với hình thức thi, mục tiêu đánh giá cũng như đối tượng cụ thể HS. Hệ thống quản lí học tập trực tuyến (LMS) - công cụ với nhiều tính năng đảm bảo được hiệu quả cao với người dạy người học và cả người quản lý; 12
  13. Eduso - nền tảng dạy - học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến, GV hoàn toàn có thể chủ động trong việc tạo ra ma trận câu hỏi kiểm tra chỉ bằng một click chuột, với tính năng trộn đề ngẫu nhiên từ Eduso. Qua đó sẽ hạn chế phần nào được những gian lận trong thi cử trực tuyến; Shub Classroom - ứng dụng miễn phí, hỗ trợ việc quản lý bài tập giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng, bài tập được tạo từ file bất kỳ chỉ với vài thao tác đơn giản mà không cần soạn thảo đề bài, giúp giáo viên tiết kiệm đến 70% thời gian cho lớp học của mình; Microsoft Forms GV có thể tạo các khảo sát, bài kiểm tra. GV có thể mời HS tham gia phản hồi bằng cách dùng hầu như bất kỳ trình duyệt web hoặc thiết bị di động nào. GV dễ dàng xem kết quả theo thời gian thực khi các biểu mẫu, bài kiểm tra… được gửi đi, sử dụng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi và xuất kết quả với Excel để thực hiện việc phân tích bổ sung. Với Microsoft Forms, GV dễ dàng tạo các phiếu khảo sát hoặc bài kiểm tra trực tuyến với các loại câu hỏi như lựa chọn, văn bản (câu trả lời ngắn, câu trả lời dài), xếp hạng, sắp xếp theo thứ tự, ngày tháng...... 2.4. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy trực tuyế n. a. Vai trò của học sinh HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới, chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết các tình huống học tập mới đồng thời HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. b. Vai trò của giáo viên GV là người thiết kế các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên soạn, giới thiệu tài liệu học tập, điều phối mọi hoạt động trong lớp học, tiếp nhận những phản hồi, điều chỉnh hoạt động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học với vai trò nhà tư vấn tạo môi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình. Ở vai trò mới, GV chuyển từ “người quản lý” sang “người thúc đẩy” và HS từ “người bị quản lý” sang vai trò “người được ủy quyền”. II. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 1. Thực trạng chung của việc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường THPT hiện nay 1.1.Ưu điểm - Dich ̣ Covid 19 đang diễn biế n phức ta ̣p trên toàn thế giới và Viê ̣t Nam cũng không ngoa ̣i lê ̣. Do đó, từ cấ p tiể u ho ̣c đế n đa ̣i ho ̣c nhất là bậc THPT thì ho ̣c trực tuyế n trong giai đoa ̣n này là phương pháp duy nhấ t để có thể đảm bảo đươ ̣c kế hoa ̣ch ho ̣c tâ ̣p mà vẫn giữ mức đô ̣ an toàn về sức khỏe. Việc dạy học và kiểm tra, 13
  14. đánh giá trực tuyến hiện nay tại các trường THPT đã góp phần để từng bước đưa xã hô ̣i chuyển vào giai đoa ̣n “bình thường mới”, giai đoa ̣n “hâ ̣u Covid”. - Về mặt quản lý, thông qua việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, thống kê số liệu, phân tích tình hình việc thực hiện kế hoạch giáo dục năm học thông qua ứng dụng LMS hay các phần mềm khác như: SHub Classroom, Azota..... - Thông qua dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh bằng hình thức trực tuyến sẽ cho phép giáo viên chủ động và đa dạng hóa các hình thức dạy học, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá không bị động về thời gian và áp lực của kế hoạch dạy học. Giảm thời gian về chấm bài và chi phí in sao đề, giấy thi trong khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Một trong những ưu điểm nổi bật của học trực tuyến chính là nhờ việc tài liệu học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, người học có thể dễ dàng truy cập những nội dung này vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu. Bài giảng sẽ được phát trực tiếp để người học tham gia ngay tại thời điểm đó, đồng thời cũng được ghi hình lại làm tài liệu hỗ trợ để sử dụng khi cần. - Do giới ha ̣n về không gian ho ̣c tâ ̣p, nên viê ̣c ho ̣c trực tuyế n cầ n có sự hỗ trơ ̣ tố i đa của các ứng du ̣ng công nghệ thông tin giúp tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh. Ho ̣c sinh đươ ̣c tiế p câ ̣n với các phương pháp thảo luâ ̣n nhó m trực tuyế n, thi trắ c nghiê ̣m trực tuyế n thông qua các ứng du ̣ng như: Zoom, Google meets, Shub Classroom... Thông qua những ứng dụng này giáo viên phải tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin mới, đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý lớp...nói chung là giáo viên được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn để thích ứng với tình hình mới. Thông qua dạy học trực tuyến có thể cung cấp cho học sinh quyền truy cập vào các khóa học tài khoản vn.edu của các trường khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà trường của mình có thể không có sẵn hoặc dễ dàng tiếp cận. Các lớp học trực tuyến cho phép chia sẻ kiến thức chuyên môn giúp nhiều người hơn được tiếp cận với nền giáo dục không sẵn có ở một số vị trí địa lý nhất định. - Đối với học sinh thì thông qua các ứng dụng học trực tuyến các em cũng có cơ hội nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, sáng tạo trong khi học và làm các bài kiểm tra hay thi cử. Chúng ta nhận thấy rằng quá trình giáo dục càng đa dạng, học sinh sẽ càng cảm thấy hứng thú. Ngay cả khi đào tạo trực tuyến là một hình thức bổ sung cho giáo dục truyền thống, đây vẫn có thể xem là một thay đổi tích cực. 1.2. Hạn chế Cho dù đối với bất kì phương pháp nào cũng sẽ luôn tồn tại cả 2 mặt: Ưu điểm và hạn chế. Chúng ta cần phải có cái nhìn đa chiều để đánh giá đầy đủ, chính xác về một vấn đề. Hạn chế của việc học trực tuyến được đánh giá theo từng yếu tố sau: 14
  15. - Đối với công tác quản lý + Đối với việc quản lý học sinh của các cơ sở giáo dục, trên 90 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An cơ bản đã dần chuyển đổi việc quản lý từ giấy tờ sang công nghệ số. Từ việc lên thời khóa biểu đến việc kiểm tra giáo án, soạn giảng, hồ sơ, sổ sách,… đều được các trường thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường, đặc biệt là các trường vùng nông thôn vẫn còn chậm trong việc thích ứng với hình thức học trực tuyến; việc sắp xếp thời khóa biểu chưa thật sự linh hoạt đã gây áp lực cho học sinh… + Nếu so sánh giữa dạy học trực tiếp (offline) và trực tuyến (online) thì việc dạy học trực tuyến chỉ là giải pháp thích hợp trong tình hình dịch bệnh bùng phát và một số lý do ngoại cảnh khác nhưng nó chưa tối ưu trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhất là việc đảm bảo kiến thức cho học ở mức độ cao như vận dụng hay vận dụng cao. + Trong quản lý nhiều lúc ban giám hiệu, tổ/nhóm chuyên môn chưa nắm bắt được thực trạng chất lượng của các tiết dạy, tâm tư, nguyện vọng nhất là những “vùng khuyết” của học sinh để có sự điều chỉnh phù hợp. - Đối với giáo viên + Nhiều giáo viên nhất là các giáo viên cao tuổi, trình độ công nghệ thông tin có những hạn chế nhất định. Họ chưa nhanh nhạy trong việc sử dụng các ứng dụng, thao tác chậm, chưa làm quen với việc đứng trước ống kinh hay máy ghi hình nên điều đó cũng là một phần ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều khoá học chưa thật sự tốt + Ngoài ra, việc dạy học hiển nhiên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của mỗi giáo viên khác nhau. Không phải người dạy nào cũng có khả năng truyền đạt tốt, dễ hiểu. Điều đó cũng dẫn tới kết quả vì sao một số người giáo viên giảng dạy tốt, có kinh nghiệm và một số khác lại không. Có thể cùng một nội dung kiến thức nhưng với cách truyền đạt của mỗi người giảng dạy khác nhau cũng sẽ đem đến cho học viên những cảm nhận, tốc độ tiếp thu khác nhau. Hơn nữa, nếu như giáo viên không chủ động trong việc đầu tư chất xám cho khoá học, cập nhật thêm các kiến thức mới thì cũng sẽ khiến cho khoá học không thể nâng cao chất lượng so với sự phát triển của kho tàng kiến thức thời đại. + Việc học trực tuyến có thu hút hay không, chất lượng hay không phụ thuộc vào hệ thống quản lý giáo dục và các tính năng hỗ trợ giảng dạy của phần mềm đem lại. Ở một số trường THPT hay cá nhân giáo viên không quan tâm nhiều đến công tác quản lý lớp, quản lý học sinh mà chỉ lo việc truyền tải kiến thức, điều đó khiến cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy gặp nhiều khó khăn. - Đối với học sinh + Về cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học trực tuyến hiện nay không ít khó khăn, nhất là hệ thống đường truyền mạng, nhưng cũng đã cơ bản 15
  16. được khắc phục và dần đi vào ổn định. Thông qua chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Sở GD & ĐT Nghệ An phát động, các trường THPT huy động nguồn thu từ xã hội hóa, sự nỗ lực của các gia đình thì cơ bản sóng và máy tính phục vụ học trực tuyến cơ bản đã được đáp ứng. Tuy nhiên ở các trường THPT nhiều học sinh thuộc diện khó khăn thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ học trực tuyến nên nhiều em đang phải học ghép, học nhờ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và sức khỏe của các em. + Bên cạnh đó, ý thức, nề nếp học tập của học sinh cũng khiến nhiều người băn khoăn. Bởi vì, thái độ sẵn sàng học trực tuyến của HS hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, như: Độ tuổi, học lực học sinh, điều kiện vùng, miền, hoàn cảnh của gia đình… Theo đánh giá chung, đa phần học sinh khá thích thú với phương pháp học này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chểnh mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng dẫn của GV... + Đối với nhiều học sinh, một trong những thách thức lớn nhất của việc học trực tuyến là phải vật lộn với việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian dài. Khi học trực tuyến tại nhà, HS cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang web khác,…. Khi không được học trực tiếp, ít được giao tiếp, lại bị nhiều mặt trái của mạng xã hội chi phối dẫn đến thay đổi về mặt tâm lý của HS, gây nên những biểu hiện về trầm cảm, giảm kỹ năng giao tiếp… + Nhiều bậc phụ huynh lo ngại về những nguy hại cho sức khỏe khi con cái của họ dành quá nhiều giờ để dán mắt vào màn hình. Sự gia tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử là một trong những mối quan tâm và bất lợi lớn nhất của việc học trực tuyến. Đôi khi nó cũng gây ra một số vấn đề về sức khỏe: đau mắt, cận thị, đau lưng do tư thế ngồi khom lưng trước màn hình lâu,….. 1.3. Nguyên nhân - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, điều chỉnh kịp thời về nội dung dạy học của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Nghệ An trong mỗi năm học; các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt (trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến) nên làm cho giáo viên và học sinh không bị lúng túng khi dạy học trực tuyến. Thực tế khi triển khai học tập trực tuyến cho học sinh, các Trường THPT và bản thân mỗi thầy cô giáo cần có những giải pháp để “gỡ khó”, triển khai có hiệu quả công việc này. Sở GD&ĐT Nghệ An đã có hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để các nhà trường triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn, khối lớp. - Ngoài ra để dạy học trực tuyến đạt được tối ưu thì đã có sự hỗ trợ, đồng lòng không những của học sinh và giáo viên mà cón có của cả gia đình và toàn thể xã hội. 16
  17. - Hơn thế với sự phát triển của khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin cho phép giáo viên, học sinh khai thác, sử dụng các ứng dụng dạy học và kiểm tra, đánh giá dễ dàng, hiệu quả cao. - Việc dạy – học trực tuyến không phải là công việc được thực hiện thường xuyên. Vì thế khi dịch Covid bùng phát, giáo viên cực kì lúng túng về kỹ thuật thưc hiện. Có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng. - Mặc dù các em khá năng động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, nhất là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. - Ngoài ra, do mặt trái của cơ chế thị trường và các mạng xã hội, sự buông lỏng của phụ huynh, thiếu tính tự giác của học sinh nên dẫn đến nhiều học sinh đối phó, chất lượng các tiết dạy chưa cao. 2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Địa lí bậc THPT theo định hướng phát triển năng lực tại trường THPT Cửa Lò 2 và Đô Lương 1. Qua điều tra bằng hình thức phỏng vấn và phát phiếu đối khảo sát đối với giáo viên và học sinh về thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến tại địa bàn 2 trường THPT Cửa Lò 2 và Đô Lương 1, chúng tôi có một số nhận định như sau: 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến từ học sinh. Bảng 1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến học sinh (Dành cho giáo viên) (Kết quả điều tra 15 giáo viên ở 2 trường THPT Cửa Lò 2 và Đô Lương 1) Tiêu chí Mức độ Mức độ Mức độ Mức độ 1. Kiểm tra, đánh giá trực tuyến phù hợp trong bối cảnh dịch Đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn bệnh Covid – 19 đồng ý Kết quả 46,6% 6,7% 40,0% 6,7% 2. Việc kiểm tra trực tuyến được Không Thỉnh Thường Rất thường tiến hành thường xuyên tại đơn vị thoảng xuyên xuyên 17
  18. Thầy/Cô Kết quả 0,0% 13,3% 66,7% 20% 3. Kiểm tra trực tuyến có thể được Có Không áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ, luyện tập, ôn thi tốt nghiệp THPT? Kết quả 100% 0,0% 4. Theo Thầy/Cô, việc kiểm tra Không Bình Tốt trực tuyến đem lại hiệu quả như hiệu quả Ít hiệu quả thường thế nào? Kết quả 0,0% 0,0% 6,7% 93,3% 5. Việc sử dụng ứng dụng Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý đồng ý Shub classroom dễ dạng, tiện lợi Kết quả 0,0% 13,3% 60% 26,7% 6. Đề thi chính xác, cập nhật kết Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý đồng ý quả nhanh, lời giải chi tiết Kết quả 0,0% 0,0% 86,7% 13,3% 7. Việc kiểm tra trực tuyến đảm bảo Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn tính minh bạch, công bằng, tính đồng ý đồng ý khách quan. Kết quả 6,7% 13,3% 73,4% 6,7% 8. So với kiểm tra trực tiếp thì kiểm Thấp hơn Thấp hơn Ít thay đổi Cao hơn tra trực tuyến mang lại kết quả bài nhiều thi của học sinh. Kết quả 0,0% 0,0% 0,0% 100,0% Người học tiếp cận dễ dàng với quy Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn định về khiếu nại kết quả học tập đồng ý đồng ý Kết quả 0,0% 0,0% 86,7% 13,3% Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên cho rằng trong quá trình kiểm tra đánh giá trực tuyến có nhiều thuận lợi như: Kết quả kiểm tra, điểm số được hệ thống phần mềm xử lí nhanh, hiệu quả; Tạo hứng thú cho học sinh khi 18
  19. tham gia thi và ôn luyện; HS có thể tiến hành kiểm tra hay ôn tập bất cứ lúc nào, thời gian nào; Đánh giá kịp thời được tình hình học tập của HS khi chưa thể đi học trực tiếp; Hầu hết HS có thiết bị nên có thể tham gia kiểm tra trực tuyến được.....Vậy nên , GV rất đồng ý kiểm tra, đánh giá trực tuyến phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19, đồng ý việc kiểm tra trực tuyến đảm bảo tính minh bạch, công bằng, tính khách quan; Rất nhiều GV đã tiến hành kiểm tra trực tuyến có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và nhận thấy việc sử dụng ứng dụng Shub classroom dễ dạng, tiện lợi; Kết quả làm bài của HS cao hơn nhiều so với làm bài trực tiếp trên lớp đồng thời đảm bảo tính minh bạch, công bằng, tính khách quan trong kiểm tra và ôn tập.Tuy nhiên, đôi lúc mạng yếu HS không vào được hoặc bị văng ra khỏi cuộc thi do không áp dụng chế độ full màn hình; HS sử dụng nhiều tài khoản khác nhau sau mỗi lần đăng nhập (do quên mật khẩu) nên GV khó khăn trong việc quản lí điểm số qua các bài..... (Phiếu điều tra GV – phụ lục 1) 2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến kết quả học tập từ giáo viên. Bảng 2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trực tuyến học sinh (Dành cho học sinh) (Kết quả điều tra 126 học sinh ở 2 trường THPT Cửa Lò 2 và Đô Lương 1) Tiêu chí Mức độ Mức độ Mức độ Mức độ 1. Kiểm tra, đánh giá trực tuyến phù hợp với bản thân trong bối Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn cảnh dịch bệnh Covid – 19 đồng ý đồng ý Kết quả 0,0% 0,0% 79,4% 20,6% 2. Em có đảm bảo cơ sở vật chất Có Không. (Máy tính, Smartphone, mạng internet) để kiểm tra trực tuyến? Kết quả 100% 0,0% 3. Em có thích và muốn thường xuyên Có Không được kiểm tra trực tuyến không? Kết quả 90,5% 9,5% 4. Theo em, việc kiểm tra trực tuyến Không Bình Tốt đem lại hiệu quả như thế nào? hiệu quả Ít hiệu quả thường Kết quả 0,0% 0,0% 19,8% 80,2% 5. Việc sử dụng ứng dụng Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý đồng ý Shub classroom dễ dàng, tiện lợi 19
  20. Kết quả 1,6% 6,3% 69,9% 22,2% 6. Đề thi chính xác, cập nhật Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý đồng ý kết quả nhanh, lời giải chi tiết Kết quả 0,0% 0,0% 0,0% 100% 7. Việc kiểm tra trực tuyến đảm bảo Không Phân vân Đồng ý Hoàn toàn tính minh bạch, công bằng, tính đồng ý đồng ý khách quan. Kết quả 7,9% 9,5% 62,7% 19,9% 8. So với kiểm tra trực tiếp thì kiểm Thấp hơn Thấp hơn Ít thay đổi Cao hơn tra trực tuyến mang lại kết quả bài thi nhiều của em. Kết quả 0,0% 0,0% 4,8% 95,2% Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy đa số HS đồng ý tiến hành kiểm tra, đánh giá trực tuyến phù hợp với bản thân trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19, 100% các em đều có phương tiện (Máy tính, Smartphone, mạng internet) để kiểm tra trực tuyến và việc sử dụng ứng dụng Shub classroom các em cảm nhận dược sự dễ dàng, tiện lợi nên em thích và muốn thường xuyên được kiểm tra trực tuyến. HS cho rằng việc kiểm tra trực tuyến đem lại hiệu quả cho nên các em hoàn toàn đồng ý khi làm bài Việc kiểm tra trực tuyến đảm bảo tính minh bạch, công bằng, tính khách quan và nhận thấy đề thi chính xác, cập nhật, kết quả nhanh, lời giải chi tiết; So với kiểm tra trực tiếp thì kiểm tra trực tuyến mang lại kết quả bài thi của các em cao hơn chiếm 95,2%. Mặt khác, các em cho rằng: Kiểm tra trực tuyến đề phòng dịch bệnh tốt, có thể thực hiện được mọi lúc, tiết kiệm dược thời gian, tạo tâm lí thoải mái....Tuy nhiên, nó cũng có sự bất cập về mạng không ổn định phần nào đó ảnh hưởng đến kết quả bài làm.... (Phiếu điều tra HS – phụ lục 2) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2