Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng quizizz trong tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề hydrcarbon
lượt xem 6
download
Sáng kiến "Ứng dụng quizizz trong tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề hydrcarbon" được hoàn thành với các biện pháp như Phân tích cấu trúc đề minh họa của BGD cho chương trình mới; Xây dựng một số bài giảng điện tử chủ đề Hydrocarbon; Xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến chủ đề Hydrocarbon;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng quizizz trong tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề hydrcarbon
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẮC GIANG ****** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG QUIZIZZ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHỦ ĐỀ HYDRCARBON Họ và tên: Nguyễn Mạnh Thắng Nguyễn Thị Trúc Vân Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Bắc Giang Bắc Giang, tháng 03 năm 2024
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến trường THPT Chuyên Bắc Giang Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) và nội dung đóng Số Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức Trình độ góp vào việc tạo ra sáng kiến TT năm sinh tác danh chuyên môn Tỷ lệ Nội dung đóng góp vào (%) việc tạo ra sáng kiến + Mô tả các giải pháp cũ thường làm. + Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Nguyễn Giáo 2 07/09/1996 Thạc sĩ 50 + Mục đích của giải pháp Mạnh Thắng viên Trường sáng kiến. THPT + Thực hiện 50% các giải Chuyên pháp; Đánh giá lợi ích Bắc Giang của sáng kiến. + Thuyết minh nội dung sáng kiến. Nguyễn Thị 1 01/01/1973 PHT Thạc sĩ 50 + Thực hiện 50% các giải Trúc Vân pháp; Đánh giá lợi ích của sáng kiến. Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: sáng kiến 1. Tên sáng kiến: “Ứng dụng quizizz trong tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề hydrcarbon”. Điện thoại liên hệ đại diện nhóm tác giả sáng kiến Họ và tên tác giả: Nguyễn Mạnh Thắng. Điện thoại: 0382871959 Email: nmthang.cbg@bacgiang.edu.vn 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: GDĐT - Hóa học. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 01/2024. 5. Các tài liệu kèm theo: 5.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến: 01 cuốn. 5.2. Quyết định công nhận sáng kiến cấp sơ sở năm học 2023-2024: Quyết định số ….. ngày …./…./2024 của Hội đồng sáng kiến trường THPT Chuyên Bắc Giang. Bắc Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2024 ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Nguyễn Mạnh Thắng
- MỤC LỤC THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN ...... 2 1. Tên sáng kiến .................................................................................................................... 2 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ................................................ 2 3. Các thông tin cần bảo mật: không có .............................................................................. 2 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm ................................................................................. 2 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến ................................................................ 3 6. Mục đích của sáng kiến .................................................................................................... 6 7. Nội dung ........................................................................................................................... 7 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến ..................................................................... 7 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến .................................................................. 7 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến .................................................... 8 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................... 10 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................... 13 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................... 16 PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................................... 35 PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 46 1
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Ứng dụng quizizz trong tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề hydrcarbon 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Tháng 01/2024 3. Các thông tin cần bảo mật: không có 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Một số biện pháp cũ thường gặp: Hóa hữu cơ có nội dung kiến thức khá khó nên các phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, vấn đáp.... giúp học sinh tiếp nhận kiến thức theo cách thụ động. Hiện nay, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn... đã được áp dụng nhưng vẫn còn mang tính hình thức và học sinh chưa phát triển hết năng lực cá nhân. Các câu hỏi và bài tập dùng cho kiểm tra đánh giá mang tính hàn lâm với những bài toán đố mẹo, nặng về mặt tính toán, làm mất đi bản chất hóa học. Tình trạng của biện pháp cũ: tiết học theo kiểu truyền thống vẫn thường được quan sát thấy: - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: giới thiệu kiến thức mới (có thể sử dụng powerpoint hỗ trợ) kết hợp phát phiếu học tập gồm 1 loạt câu hỏi/bài tập + Học sinh: học thuộc lí thuyết đã được ghi, đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi, làm bài tập trình bày ra vở. - Tiến trình dạy học: trong các tiết học, giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua vấn đáp lí thuyết, hoặc trả lời các câu hỏi có sẵn. Để đánh kết quả học tập, giáo viên cho đề kiểm tra với câu hỏi được chia theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao liên quan đến nội dung kiến thức đã học. - Trong một số đề thi vẫn còn những câu hỏi mang tính phi thực tế khi “đốt cháy các hydrocarbon...”; “ cho một lượng hydrocarbon tác dụng với H2 rồi cho sản phẩm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3...”,.... 2
- - Hình thức kiểm tra đánh giá vẫn còn sử dụng bài kiểm tra trên giấy hoặc vấn đáp. Hạn chế của biện pháp cũ: - Học sinh thường học vẹt, nhanh quên, thiếu sự sáng tạo. - Thiếu sự hấp dẫn đối với bài học. - Thiếu tính thực tiễn, khả năng tư duy khoa học của học sinh bị hạn chế. - Không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình GDPT 2018. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Thứ nhất: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất. Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác và Hóa học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, môi trường... Phần kiến thức Hóa hữu cơ 11 là nội dung khó vì học sinh khi thi vào lớp 10 nếu không phải thi Chuyên Hóa chỉ tập trung 3 môn Toán, Văn, Anh nên kiến thức Hóa học bị hổng rất nhiều. Bên cạnh đó, theo chương trình, HS có khoảng 1,5 năm học Cơ sở Hóa học và Hóa nguyên tố phi kim. Theo kết quả khảo sát, đa số học sinh thấy khó khi học kiến thức về hydrocarbon không no và phản ứng của hợp chất hữu cơ. Tồn tại trường hợp học sinh chưa hiểu bài nhưng ngại trao đổi với thầy cô, bạn bè nên chưa thấu đáo. 3
- Chủ đề Hydrocarbon thuộc phần Hóa học hữu cơ lớp 11 gồm 3 nội dung kiến thức liên quan: hydrocarbon no, hydrocarbon không no, hydrocarbon thơm. Đây là nội dung kiến thức liên quan đến những hợp chất hữu cơ cụ thể đầu tiên, nằm ngay sau chủ đề Đại cương hóa học hữu cơ và rất quan trọng để có thể tiếp thu được các kiến thức hóa hữu cơ tiếp theo. Bên cạnh đó, chủ đề hydrocarbon gắn với một số ngành, nghề, thông qua quá trình dạy học giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá rất cần thiết cho chương trình GDPT 2018. Điều này được thể hiện trong chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thứ ba: Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy học và kiểm tra đánh giá; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” thuộc 1 trong 12 nhiệm vụ năm học 2023-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD) ban hành. Do đó việc xây dựng kho học liệu số rất cần thiết để mọi giáo viên và học sinh được tiếp cận những kiến thức hiện đại, chính xác và phong phú. Học sinh đã được tiếp cận với hình thức học trực tuyến qua một số nền tảng như Google meet, Microsoft teams, Quizizz, Azota…từ khi dịch Covid-19 bùng phát nên việc dạy học trực tuyến không còn mới lạ và khó khăn khi triển khai tới học sinh. 4
- Thứ tư: Tháng 12/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi minh họa năm 2025 dành cho lớp 10; việc xây dựng bộ câu hỏi và các đề kiểm tra theo đề minh họa là cần thiết, đặc biệt đối với chương trình hóa hữu cơ 11 lần đầu tiên được áp dụng và nguồn tài liệu còn hạn chế để tiếp cận. Thứ năm: Hiện nay có nhiều nền tảng dạy học trực tuyến như google classroom, canvas, OLM,... Tuy nhiên, Quizizz là một nền tảng học tập cung cấp nhiều công cụ để tạo một lớp học vui vẻ, có sự tương tác và hấp dẫn với nhiều tính năng nổi bật: dễ dàng truy cập và sử dụng; lữu trữ các câu hỏi và bài tập theo từng chủ đề, lâu dài; dễ dàng chia sẻ với đồng nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Quizizz đã được hơn một nửa số trường học ở Mỹ, hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới sử dụng. Điều này là nhờ vào một hệ thống rất trực quan trông đẹp mắt, theo cách tối giản và khiến việc học dựa trên câu hỏi và bài tập trở nên thú vị hơn. Các quốc gia trên thế giới, như Mỹ, sử dụng Quizizz trong việc dạy học và đánh giá quá trình học tập của học sinh. Tại Bắc Giang, hầu hết thầy/cô mới dừng lại ở việc sử dụng câu hỏi trên Quizizz phục vụ hoạt động đầu giờ hoặc hoạt động củng cố kiến thức với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thầy/cô chưa tận dụng được hết các tính năng hữu ích của Quizizz. Hầu hết các bài kiểm tra, đánh giá học sinh đều thông qua câu hỏi vấn – đáp, bài kiểm tra trên giấy. Việc đánh giá quá trình chủ yếu dựa vào sự quan sát của giáo viên, chưa ứng dụng nhiều CNTT trong quản lí lớp học. Theo khảo sát, học sinh đã biết đến Quizizz, được sử dụng trong quá trình hoành thành nhiệm vụ và sẵn sàng tham gia học tập trên Quizizz. 5
- Với vai trò là giáo viên, thầy, cô có thể tạo bài học và câu hỏi được ứng dụng hóa, tiến hành đánh giá quá trình, tổ chức các hoạt động trực tiếp hoặc giao chúng làm bài tập về nhà, xem báo cáo hiệu suất chi tiết trên Quizizz hiệu quả hơn. Việc lựa chọn sử dụng Quizizz bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống giúp giáo viên đánh giá được tình hình học tập, sự tiến bộ của học sinh, dễ dàng phát hiện những tồn tại và điểm yếu của học sinh để có những điều chỉnh phù hợp, hiệu quả và kịp thời giúp học sinh tiến bộ. Hơn hết, trên Quizizz, thầy/cô có thể tạo ra nhiều loại câu hỏi khác nhau, trong đó có cả 3 loại câu hỏi trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn; trắc nghiệm đúng, sai; trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn theo đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ sáu, Microsoft cung cấp bộ công cụ hữu ích, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ tài liệu nhanh chóng, an toàn (như onedrive) hay giúp người dùng khảo sát, thầy/cô tạo bài kiểm tra kiến thức mà không yêu cầu đăng nhập (như microsoft form) và hỗ trợ thu thập, xử lí số liệu một cách thông minh (microsoft form, microsoft excel) 6. Mục đích của sáng kiến - Phân tích sự thay đổi đề kiểm tra đánh giá trước đây so với đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6
- - Xây dựng học liệu điện tử gồm: bài giảng điện tử; ngân hàng câu hỏi trực tuyến chủ đề Hydrocarbon - Giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và kích thích tư duy sáng tạo cũng như góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến - Giải pháp 1: Phân tích cấu trúc đề minh họa của BGD cho chương trình mới + Phân tích, so sánh cấu trúc đề minh họa 2025 so với đề thi hiện hành. + Kết quả giải pháp 1: thể hiện chi tiết trong phụ lục 1. - Giải pháp 2: Xây dựng một số bài giảng điện tử chủ đề Hydrocarbon + Xây dựng 03 bài giảng điện tử thuộc chủ đề Hydrocarbon + Kết quả giải pháp 2: thể hiện trên Quizizz và đường link đưa trong phụ lục 2. - Giải pháp 3: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến chủ đề Hydrocarbon + Bộ câu hỏi được xây dựng theo những dạng câu hỏi trắc nghiệm tương tự đề minh họa của BGD. + Kết quả giải pháp 3: thể hiện chi tiết trong phụ lục 3. Tài liệu được lưu trữ trên Quizizz và Onedrive. - Giải pháp 4: Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh + Xây dựng 01 ma trận + đề + đáp án chủ đề Hydrocarbon theo cấu trúc tương tự đề minh họa của BGD. + Kết quả giải pháp 4: thể hiện chi tiết trong phụ lục 4. Tài liệu được lưu trữ trên Microsoft form và Onedrive. - Giải pháp 5: Kết quả thực nghiệm sư phạm + Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 11 Chuyên Sinh thuộc Trường THPT Chuyên Bắc Giang + Giải pháp 5: thể hiện chi tiết trong phụ lục 5. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Kết quả nghiên cứu của đề tài đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, phù hợp với mục tiêu của Chương trình môn Hóa học được thông qua tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hóa học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, Hóa học còn 7
- có sự liên kết với các môn khoa học khác như Sinh học, Địa lí…, thông qua bài giảng liên môn. Qua đó, học sinh có cái nhìn khách quan, sâu sắc và có trải nghiệm rõ ràng hơn sự có mặt của Hóa học trong cuộc sống xung quanh. Phát triển khoa học tự nhiên là tiền đề phát triển đất nước, do đó, việc thu hút, tạo hứng thú cho học sinh với môn Hóa học là nhiệm vụ rất quan trọng. Trường THPT Chuyên Bắc Giang là trường trọng điểm của tỉnh và được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, học sinh cũng có trang thiết bị để đáp ứng việc áp dụng sáng kiến. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho toàn bộ giáo viên và học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh cấp THPT trên phạm vi toàn quốc. Nguồn học liệu được lữu trữ trực tuyến trên Quizizz dễ dàng chia sẻ với tất cả thầy, cô cũng như các em học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và trên cả nước. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Về kinh tế: Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học. Học sinh phát triển về cả năng lực chung và năng lực hóa học, biết làm chủ kiến thức và hứng thú hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, sáng kiến đã cung cấp nguồn học liệu tương đối chi tiết để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên đối với chủ đề Hydrocarbon và tiếp cận với dạng bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia, Đại học Sư phạm hiện nay. Đây là ưu điểm lớn khi trên thị trường chưa có nhiều nguồn tài liệu tham khảo. Mặt khác, việc áp dụng sáng kiến này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải tự nâng cao trình độ công nghệ thông tin, khả năng tổng hợp và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp tiết kiệm ngân sách tập huấn, nâng cao trình độ. Việc lưu trữ học liệu online giúp tiết kiệm chi phí in ấn và bảo quản được lâu dài, học sinh có thể chủ động ôn tập thường xuyên. Về xã hội: Để có những dạng câu hỏi và bài tập đánh giá năng lực của học sinh, giáo viên và học sinh không ngừng trau dồi ngoại ngữ, cách tìm kiếm tài liệu, không ngừng cập nhật kiến thức. Từ đó giúp nâng tầm chất lượng giáo dục nước nhà. Trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập, học sinh được tiếp cận với một số ngành 8
- nghề và các thông tin liên quan. Từ đó, giáo viên hỗ trợ học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp sau này. Quizizz là một nền tảng quản lí lớp học và dạy học thông qua trò chơi với nhiều tính năng hữu ích, thú vị. Đặc biệt, trang web cho phép thống kết quả học tập đầy đủ, nhanh chóng, chi tiết giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức. Học sinh tự ôn tập, làm đi làm lại nhiều lần để củng cố kiến thức. Những giải pháp đưa ra có thể được được phát triển không chỉ trong chủ đề Hydrocarbon mà còn có thể vận dụng vào giảng dạy các nội dung kiến thức của bộ môn Hóa học ở các khối lớp và tiếp cận với bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường Đại học hiện nay. Sáng kiến của chúng tôi đã được tổ chuyên môn áp dụng và đánh giá có hiệu quả: (1) Đạt được mục tiêu sáng kiến đã đặt ra là kích thích sự sáng tạo của học sinh; thay đổi phương pháp dạy học góp phần giúp phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; (2) Sáng kiến phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; (3) Phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; (4) Cung cấp nguồn học liệu hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần hóa học hữu cơ lớp 11; (5) Định hướng ứng dụng đối với chương trình Hóa học phổ thông 2018. Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng với sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Nhóm tác giả sáng kiến (Chữ ký dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Mạnh Thắng 9
- PHỤ LỤC 1 Đề minh họa của BGD dành cho lớp 10 được chúng tôi lưu trữ trong Onedrive 7. THI TNTHPT BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ MINH HỌA Môn: HÓA HỌC Cấp độ tư duy Thành phần Phần I Phần II Phần III Tổng năng lực Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Nhận thức hóa 11 3 2 1 1 1 19 học Tìm hiểu thế giới tự nhiên 1 3 4 dưới góc độ hóa học Vận dụng kiến thức, kĩ năng 1 1 4 2 5 3 1 17 đã học Tổng lệnh hỏi 13 1 4 3 7 6 0 4 2 40 Điểm tối đa 4,5 4 1,5 10 10
- BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI TN THPT 2023 Môn: HÓA HỌC Chuyên đề Nhận Thông Vận Vận dụng Số Số biết hiểu dụng cao câu điểm Este-Lipit 2 1 1 1 5 Cacbohiđrat 1 1 1 0 3 Amin, amino axit và protein 2 0 1 0 3 Polime và vật liệu polime 1 1 0 0 2 Đại cương về kim loại 4 1 2 1 8 Kim loại kiềm, kiểm thổ và nhôm 5 0 0 0 5 Sắt và một số kim loại quan trọng 2 1 0 0 3 Phân biệt một số hợp chất vô cơ 1 0 0 0 1 Tổng hợp vô cơ 0 2 0 2 4 Tổng hợp hữu cơ 0 1 0 2 3 Hiđrocacbon 1 0 1 0 2 Anđehit – xeton – axit cacboxylic 1 0 0 0 1 Số câu 40 Điểm 10 BẢNG SO SÁNH CẤU TRÚC ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 VỚI ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT HIỆN NAY Tiêu chí Đề minh họa BGD 2025 Đề thi TN THPT 2023 Số phần thi 3 phần thi: - Số câu hỏi: 28 câu. - Số lệnh 1 phần thi: - Số câu hỏi: 40 hỏi: 40 lệnh. - Tổng điểm: 10 điểm. câu. - Tổng điểm: 10 điểm. Cụ thể: - Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn gồm: 18 câu hỏi tương đương 18 lệnh hỏi, mỗi lệnh được 0,25 điểm → tổng 4,5 điểm. - Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai gồm: 4 câu hỏi tương đương 16 lệnh hỏi, mỗi lệnh được 0,25 điểm → tổng 4 điểm. - Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn gồm: 6 câu hỏi tương đương 6 lệnh hỏi, mỗi lệnh được 0,25 điểm → tổng 1,5 điểm. Dạng thức 3 dạng thức câu hỏi: 1 dạng thức câu hỏi: Câu câu hỏi - Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, hỏi trắc nghiệm nhiều lựa (dạng thức này đã được áp dụng trong chọn, (dạng thức này đã nhiều năm tại Việt Nam). được áp dụng trong nhiều - Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi năm tại Việt Nam). câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. - Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự 11
- luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Mục đích Đánh giá năng lực theo cấp độ tư duy Đánh giá nội dung theo cấp độ tư duy Cấp độ tư Tỉ lệ: Tỉ lệ: Nhận biết-Thông duy Biết/Hiểu/Vận dụng = 40%/30%/30% hiểu/Vận dụng/Vận dụng cao = 75%/15%/10% Thời gian 50 phút 50 phút làm bài Dựa trên ma trận đề thi và bảng so sánh, có thể thấy đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Hóa học có sự thay đổi về cấu trúc đề thi, dạng thức câu hỏi trong đề thi,... làm tăng khả năng phân loại học sinh của đề thi. Các trường ĐH, CĐ hoàn toàn có thể sử dụng kết quả để xét tuyển vào trường. Bên cạnh đó, dạng câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 rất phong phú, tiếp cận đề thi Olympic Hóa học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Singapore…Do đó việc xây dựng nguồn học liệu liên quan đến các dạng câu hỏi này đang rất được quan tâm. 12
- PHỤ LỤC 2 Trong chủ đề Hydrocarbon, chúng tôi xây dựng 03 bài giảng điện tử theo mạch kiến thức: alkane – hydrocarbon no – hydrocarbon thơm (arene). Mỗi bài giảng đều có lí thuyết đầy đủ, ví dụ minh họa và hướng dẫn cụ thể để học sinh dễ dàng tiếp cận và ôn tập. Các bài giảng được lồng ghép các video và câu hỏi thí nghiệm – đây là nội dung mà học sinh ít được tiếp cận và thường được hỏi trong các kỳ thi. Bài giảng được chúng tôi lưu trữ trên Quizizz, sau đây là đường link và một số hình ảnh minh họa. Đường link: Alkane https://quizizz.com/embed/presentation/65e89c973f6277f653d2ed46 Hydrocarbon https://quizizz.com/embed/presentation/65e8a102a09b34271356199c không no Hydrocarbon https://quizizz.com/embed/presentation/65e8a482094c88d3e004afcd thơm (arene) 13
- 14
- 15
- PHỤ LỤC 3 Phần 1. Tóm tắt kiến thức Phần kiến thức được tóm tắt sơ đồ hóa và được lữu trữ trên Onedrive 7. THI TNTHPT Phần 2. Các dạng câu hỏi và bài tập A. ALKANE Dạng 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, sinh hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia đình. Thành phần chính của biogas là A. N2. B. CO2. C. CH4. D. NH3. Câu 2. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6). Câu 3. Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane? A. C2H6. B. C3H6. C. C4H10. D. C5H12. Câu 4. Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng? A. Butane (-1 oC). B. Ethane (-89 oC). C. Propane (-42 oC). D. Pentane (36,1 oC). Câu 5. Butane được hóa lỏng và sử dụng trong bật lửa. Công thức của butane là A. CH3CH3. B. CH3CH2CH3. C. CH3CH2CH2CH3. D. CH3CH(CH3)2. Câu 6. Hexane thường được dùng làm dung môi trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Số nguyên tử carbon trong 1 phân tử hexane là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 7. Các alkene có từ 17 đến 35 nguyên tử carbon là thành phần chính của dầu bôi trơn. Chúng cũng hoạt động như chất chống ăn mòn vì bản chất kỵ nước của chúng bảo vệ bề mặt kim loại khỏi tiếp xúc với nước. Một alkane có 20 nguyên tử carbon thì có bao nhiêu nguyên tử hydrogen? A. 40. B. 38. C. 42. D. 44. Câu 8. Hợp chất sau có tên thay thế là A. butane. B. 2-methylbutane. C. 3-methylbutane. D. pentane 16
- Câu 9. Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo: Danh pháp IUPAC của Y là A. 2,3,3-methylbutane. B. 2,2,3-đimethylbutane. C. 2,2,3-trimethylbutane. D. 2,3,3-trimethylbutane. Câu 10. Bậc của nguyên tử carbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là A. bậc I. B. bậc II. C. bậc III. D. bậc IV. Câu 11. Phần trăm khối lượng carbon trong phân tử alkane có mạch carbon không phân nhánh Y bằng 83,33%. Số nguyên tử carbon bậc II trong Y là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong phân tử alkane chỉ chứa các liên kết σ bền vững. B. Các phân tử alkane hầu như không phân cực. C. Ở điều kiện thường các alkane tương đối trơ về mặt hoá học. D. Trong phân tử methane, bốn liên kết C-H hướng về bốn đỉnh của một hình vuông. Câu 13. Phản ứng đặc trưng của alkane là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hóa. Câu 14. Cho methane tác dụng với khí chlorine (ánh sáng) theo tỉ lệ mol tương ứng 1:1, sau phản ứng sản phẩm hữu cơ thu được là A. CH3Cl. B. CHCl3. C. CH2Cl2. D. CCl4. Câu 15. Cho butane phản ứng với chlorine thu được sản phẩm chính là A. 2-chlorobutane. B. 1-chlorobutane. C. 3-chlorobutane. D. cholorobutane. Câu 16. Cho các chất sau: (X) 1-chloropropane và (Y) 2-chloropropane. Sản phẩm của phản ứng monochlorine hoá propane là A. (X). B. (Y). C. cả hai chất. D. chất khác X, Y. Câu 17. Khi được chiếu sáng, hyđrocarbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với chlorine theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monochloro là đồng phân cấu tạo của nhau? A. neopentane. B. pentane. C. butane. D. isopentane. Câu 18. Cho các chất sau: (1) isopentane; (2) cyclopentane; (3) 3-methylpentane; (4) 2,2- dimethylpropane và (5) 2-methylpropane. Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming pentane? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Trong công nghiệp, các alkane được điều chế từ nguồn nào sau đây? A. Sodium acetate (CH3COONa). B. Dầu mỏ. C. Aluminium carbide (Al4C3). D. Khí biogas. 17
- Câu 20. Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra? A. Không sử dụng phương tiện giao thông. B. Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị. C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh. D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá. Dạng 2. Câu trắc nghiệm đúng, sai Câu 1. Năm 2017, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã công bố kết quả thử nghiệm việc sử dụng xăng sinh học theo biểu đồ sau. Biểu đồ so sánh các thông số tính năng và phát thải của động cơ xe máy khi sử dụng nhiên liệu sinh học E5, E10 so với nhiên liệu RON 92. (a) Khí thải độc hại (CO, hydrocarbon) được giảm thiểu từ E5 so với RON 92 Đ (b) Công suất của lực kéo khi sử dụng xăng E5 và xăng E10 so với RON 92 tăng S lần lượt là 5,03% và 4,43% (c) Sự phát thải các khí NOx và CO2 khi dùng xăng E5 và xăng E10 đều giảm so Đ với RON 92. (d) Xăng sinh học được phối trộn từ xăng truyền thống và ethanol. S Câu 2. Alkane tham gia phản ứng với đơn chất halogen như Cl2, Br2 tạo sản phẩm alkyl halide, ví dụ: CH3CH2CH2Br (X) (a) Tên gọi của X là 2-bromopropane S (b) X là sản phẩm chính khi cho propane tác dụng với bromine. S (c) Hợp isopropyl bromide là đồng phân của X Đ (d) X tan tốt trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước. S Câu 3. Heptane và octane có thể được tách ra trong phòng thí nghiệm trường học. (a) Heptane và octane là đồng phân của nhau S (b) Công thức phân tử của octane là C8H16 S (c) Công thức phân tử của heptane là C7H16 Đ (d) Có thể tách hai chất này bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Đ Câu 4. 2-methylheptadecane là một phermone dẫn dụ của bước đêm cái. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn