intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz để giảng dạy bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến trắc nghiệm trực tuyến Quizizz và nội dung của bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10; Tìm hiểu và hƣớng dẫn sử dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz; Phân tích cấu trúc nội dung bài học để làm cơ sở cho bài lên lớp; Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra bài lên lớp đã đề xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz để giảng dạy bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

  1. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐC Đối chứng GD & ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNTT Trắc nghiệm trực tuyến TNKQ Trắc nghiệm khách quan
  2. 2 MỤC LỤC Phần I. Mở đầu……………………………………………………………. 1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………….. 1 2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm………………………………………… 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………. 2 Phần II. Nội dung…………………………………………………………. 3 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN………………………………………………. 3 1.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………… 3 1.2. Thực trạng…………………………………………………………….. 4 CHƢƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN 6 ĐỀ………………………………..………………………………………… 2.1. Tăng cƣờng sử dụng các công cụ TNTT……………………………… 6 2.2. Thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng ứng dụng TNTT…… 11 2.2.1. Đối với dạy học online…………………………………………….... 11 2.2.2. Đối với dạy học trên lớp…………………………………………….... 13 2.3. Sử dụng kết hợp và linh hoạt với nhiều ứng dụng dạy học trực tuyến 14 khác……………………................................................................................. 2.4. Tiến trình tổ chức dạy học………………………………..………......... 14 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………. 21 3.1. Thực nghiệm sƣ phạm………………………………………………… 21 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm………………………………… 21 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm……………………………………. 21 3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm…………………………………….. 21 3.1.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm……………………………… 22 3.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng………………………………………... 23 3.3. Kiến nghị, đề xuất…………………………………………………….. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….. PHỤ LỤC…………………………………………………………………..
  3. 3 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác trong bối cảnh đó nền giáo dục còn có những bất cập về chất lƣợng nền giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phƣơng pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chƣa cao. Học sinh ít đƣợc lôi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ phân học lực yếu kém. Trong những năm gần đây nền giáo dục nƣớc ta đã có những thay đổi về cả mục đích, nội dung và phƣơng pháp dạy học nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và bắt kịp với sự bùng nổ tri thức. Việc nâng cao chất lƣợng dạy và học đòi hỏi ngƣời giáo viên phải luôn tự trau dồi kiến thức, nghiên cứu các phƣơng pháp tối ƣu nhất để truyền đạt cho học sinh khối lƣợng kiến thức cơ bản một cách chính xác, khoa học và sâu sắc, bên cạnh đó phải đào tạo học sinh trở thành những con ngƣời có khả năng đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, biết vận dụng sáng tạo, giải quyết đựơc các vấn đề học tập mà thực tiễn đặt ra và nhất là dễ hòa nhập với cộng đồng. Phƣơng pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Ngày nay khi mà khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ vũ bão tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống thì việc áp dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, nhất là đổi mới phƣơng pháp dạy học càng trở nên cần thiết. Việc nghiên cứu các phƣơng pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lƣợng dạy và học là vấn đề cấp thiết đối với mọi giáo viên. Nó đã và đang trở thành một xu hƣớng ở các trƣờng phổ thông hiện nay. Có thể nói các phƣơng pháp giáo dục tích cực hiện đại cần sự hỗ trợ rất lớn của công nghệ thông tin, trong đó có môn Hoá học. Chúng ta biết rằng trong những năm gần đây công nghệ hoá học đã có những bƣớc tiến dài trong lịch sử phát triển, vì vậy kiến thức ngày càng phong phú với khối lƣợng lớn đòi hỏi phải thay đổi cách thức dạy và học để theo kịp sự phát triển của khoa học cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Đối với mỗi nội dung kiến thức nếu đƣợc chuyển tải bằng các phƣơng pháp phù hợp sẽ tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc. Thay vì mô tả, truyền thụ một chiều giáo viên có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để học sinh tự mình tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức.
  4. 4 Do ảnh hƣờng của đại dịch Covid - 19, học sinh học online kéo dài nên việc triển khai các phƣơng pháp dạy học tích cực từ đó phát huy tính tích cực của học sinh gặp khó khăn hơn. Bài luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử có nội dung không phải là mới, xong nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh hệ thống và củng cố lại kiến thức về cấu tạo vỏ nguyên tử đã học. Xuất phát từ những lí do trên, căn cứ vào đặc điểm của môn học với mong muốn góp phần vào đổi mới phƣơng pháp dạy học Hoá học nói riêng, tôi chọn đề tài: Ứng dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz để giảng dạy bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu việc ứng dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz để giảng dạy bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Đối tƣợng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Ứng dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz để giảng dạy bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10. - Thời gian: Học kì 1 năm học 2021 - 2022. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến trắc nghiệm trực tuyến Quizizz và nội dung của bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10. + Tìm hiểu và hƣớng dẫn sử dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz + Phân tích cấu trúc nội dung bài học để làm cơ sở cho bài lên lớp + Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra bài lên lớp đã đề xuất.
  5. 5 PHẦN II NỘI DUNG CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lí luận Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác định trong Nghị quyết, đƣợc thể chế hóa trong Luật Giáo dục, đƣợc cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. "Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con ngƣời, bởi vì để tồn tại và phát triển con ngƣời luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trƣờng tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập - về thực chất là tích tích cực nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trƣớc hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tƣ duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngƣợc lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dƣỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu nhƣ: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chƣa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trƣớc những tình huống khó khăn… Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. "Tích cực" trong phƣơng pháp dạy học - tích cực đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phƣơng pháp dạy học tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy, tuy
  6. 6 nhiên để dạy học theo phƣơng pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phƣơng pháp thụ động. Đổi mới phƣơng pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy hiện nay. Với bộ môn hóa học, định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học cũng đƣợc coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học, để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học. Đối với học sinh THPT các em ít nhiều đã có sự định hƣớng nghề nghiệp nhất định cho tƣơng lai nên ý thức học tập các bộ môn còn phụ thuộc nhiều vào định hƣớng đó. Những môn còn lại, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Ngƣời giáo viên dạy Hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phƣơng pháp dạy học bằng cách khai thác các ứng dụng và các câu hỏi có liên quan trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn Hóa học rất gần gũi với các em. 1.2. Thực trạng Do ảnh hƣờng của đại dịch Covid - 19, học sinh học online kéo dài nên việc triển khai các phƣơng pháp dạy học tích cực từ đó phát huy tính tích cực của học sinh gặp khó khăn hơn. Kết quả điều tra trƣớc khi thực hiện đề tài: khảo sát trên 182 học sinh 4 lớp 10A0, 10A3, 10A6, 10A8. Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Nội dung điều tra Mức độ thƣờng xuyên trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời 50,55% 41,21% 8,24% của bạn, phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra Mức độ thƣờng xuyên chú ý, kiên trì hoàn thành các 40,11% 52,2% 7,69% nhiệm vụ học tập Mức độ thƣờng xuyên tìm 40,66% 53,3% 6,04% tòi và nghiên cứu tài liệu Mức độ tự học môn hóa học 30,77% 39,56% 29,67% Qua quan sát và khảo sát ban đầu thấy rằng học sinh có tích cực trong quá trình học tập tuy nhiên là chƣa nhiều, nhiều học sinh còn chƣa biết cách đọc SGK, gia công những kiến thức trong sách, chủ yếu học sinh sử dụng SGK để quan sát hình vẽ hay trả lời các câu hỏi mang tính chất liệt kê. Hầu hết học sinh
  7. 7 chỉ biết liệt kê mà chƣa biết mô tả một cách hệ thống, hoặc dựa vào để giải thích tính chất… thƣờng không duy trì sự tập trung chú ý vào vấn đề đang học, không kiên trì hoàn thành các bài tập… Trong phạm vi đề tài tôi chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua việc ứng dụng trắc nghiệm trực tuyến Quizizz để giảng dạy bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa học 10, với mong muốn góp phần nhỏ để đổi mới phƣơng pháp dạy hoá học và giúp học sinh hứng thú hơn với bài Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử nói riêng và môn Hóa học nói chung.
  8. 8 CHƢƠNG II CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Tăng cƣờng sử dụng các công cụ TNTT Với sự bùng nổ của công nghệ, hàng loạt công cụ TNTT đã đƣợc ra đời, trong đó có rất nhiều ứng dụng miễn phí, dễ hiểu, dễ sử dụng. Trong quá trình dạy học, có một số công cụ mà tôi đã sử dụng và nhận thấy hiệu quả tốt, nhận đƣợc phản hồi tích cực từ HS nhƣ Quizizz, Shub Classroom, Google Form, Padlet… Trong phạm vi của sáng kiến này, tôi chỉ đề cập đến một trong số những công cụ đó, đó là Quizizz. Đây là một công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học khá nổi tiếng và có khả năng mang lại hiệu quả tốt trong dạy học. Sử dụng Quizizz, GV có thể tạo ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực, kiến thức của HS. Quizizz cho phép GV tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra, đánh giá. Về phía ngƣời học, Quizizz cho phép HS trong cùng một lớp có thể trả lời câu hỏi trên Quizizz vào cùng một thời điểm do thầy/cô quy định, hoặc hoàn tất bài kiểm tra vào một thời gian thuận lợi, trƣớc thời hạn thầy cô quy định. Khi tham gia trả lời câu hỏi trên ứng dụng, có thể dễ dạng thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những ngƣời tham gia trả lời câu hỏi nhằm gia tăng hứng thú học tập của HS. Để sử dụng ứng dụng này, GV làm theo các bƣớc nhƣ sau. Bƣớc 1. Đăng kí Trƣớc hết, GV truy cập vào đƣờng link: https://quizizz.com để đăng kí tài khoản miễn phí, sau đó chọn Sign Up để tạo mới một tài khoản. Tại đây, GV điền email cá nhân hoặc có thể sử dụng gmail để đăng kí.
  9. 9 Tiếp đến, GV chọn As a Teacher trong màn hình I’m using Quizizz… Nhƣ vậy, tài khoản đã đƣợc tạo xong. GV cũng có thể vào View profile\ Edit profile để cài đặt lại thông tin cá nhân nếu cần. Bƣớc 2. Tạo lớp học Tại trang chủ tài khoản Quizizz của mình, GV bấm chọn Classes/ các lớp học.
  10. 10 Tại đây, GV có thể chọn Connect Google Classroom/ lớp học để kết nối với các lớp học trên Google Classroom hoặc chọn Creat a Class/ tạo một lớp học để tạo mới 1 lớp. Nếu chọn Connect Google Classroom/ lớp học thì Quizizz sẽ yêu cầu truy cập vào tài khoản google của GV để kết nối với lớp học. Nếu chọn Create a Class/ tạo một lớp học. GV nhập tên lớp tại ô Enter class name/ nhập tên lớp, chọn màu cho lớp tại ô bên cạnh. Require students to enter a guardian’s email: Yêu cầu HS nhập email của cha/mẹ HS hoặc ngƣời giám hộ (nếu GV tích chọn). Bấm Create Class/ tạo lớp học để tạo lớp. GV gửi link cho HS để mời HS vào lớp của mình. Bƣớc 3. Tạo bài kiểm tra Để tạo một bài kiểm tra thì GV đặt con trỏ chuột vào Create/ tạo mới tại trang chủ, rồi chọn Quiz Tiếp theo GV nhập tên bài kiểm tra vào ô Name this quiz/ Đặt tên cho bài quiz này, rồi chọn môn học cần kiểm tra là Chemistry, sau đó chọn Next/ Tiếp.
  11. 11 Tại đây giáo viên sẽ tiếp tục lựa chọn loại câu hỏi cần sử dụng. GV chọn một dạng câu hỏi phù hợp, giả sử ở đây tôi chọn Multiple choice (khi vào bên trong, GV vẫn có chọn lại). GV tạo câu hỏi và các phƣơng án trả lời nhƣ hình trên. Bấm Option/ nhiều lựa chọn để thay đổi loại câu hỏi. Bấm f(x) để chèn công thức toán học cho câu hỏi hoặc đáp án. Bấm Add image/ hình ảnh để thêm ảnh vào câu hỏi hoặc đáp án.
  12. 12 Bấm vào nút chọn đáp án đúng. Bấm Add answer option/ + để thêm một phƣơng án trả lời. Bấm Time allotted to solve this question để thiết lập thời gian trả lời cho câu hỏi (thấp nhất là 5 giây và cao nhất là 15 phút). Bấm SAVE/ lƣu để lƣu câu hỏi. Nhƣ vậy, một câu hỏi đã đƣợc tạo xong. GV có thể tiếp tục lựa chọn các loại câu hỏi để tạo thêm câu hỏi mới cho bài kiểm tra. Bƣớc 4. Cài đặt bài kiểm tra Sau khi hoàn thành các câu hỏi cho bài kiểm tra, GV có thể cài đặt một số thông tin thêm cho bài kiểm tra của mình. Tại khung bên phải của bài kiểm tra, GV có thể thiết lập: Add grades: Thêm các đối tƣợng HS cho bài kiểm tra. Add a title Image/ thêm hình ảnh tiêu đề: Thêm ảnh cho tiêu đề của bài kiểm tra. Select language/ chọn ngôn ngữ: Chọn ngôn ngữ cho bài kiểm tra. Select grades/ chọn điểm: Chọn đối tƣợng HS từ lớp mấy đến lớp mấy. Who can see this quiz: Thiết lập cho phép hoặc không cho phép ngƣời khác nhìn thấy bài kiểm tra. Bƣớc 5. Mời HS tham gia bài kiểm tra Để mời HS tham gia sử dụng Quizizz và giao bài kiểm tra, GV có thể bấm chọn Play live (Chơi trực tiếp) hoặc Assign HW (Giao bài tập) hoặc Practice (Luyện tập). Nhìn chung, các thao tác làm việc trên phần mềm tƣơng đối đơn giản, cả GV và HS đều có thể dễ dàng thực hiện trên các thiết bị có kết nối internet.
  13. 13 2.2. Thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng ứng dụng TNTT Các ứng dụng trắc nghiệm nhƣ Quizizz với nhiều tùy chọn tiện ích và hình thức hấp dẫn, khi thiết kế và tổ chức các hoạt động học, GV hoàn toàn có thể sử dụng linh hoạt nó trong nhiều hoạt động học khác nhau nhƣ hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng… Tuy nhiên, để đạt đƣợc hiệu quả cao, khi sử dụng các ứng dụng TNTT này trong tổ chức dạy học, GV cần kết hợp với đổi mới phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học. 2.2.1. Đối với dạy học online * Hoạt động khởi động Trong đợt dạy học online do ảnh hƣởng của dịch Covid-19 năm học 2021 - 2022, để nâng cao hiệu quả học tập một trong nhiều hình thức khởi động mà tôi đã áp dụng là sử dụng công cụ trắc nghiệm trực tuyến đầu giờ dạng TNKQ. Việc này mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. Trƣớc hết, để tham gia bài kiểm tra này, HS phải vào lớp đúng giờ. Đồng thời, cách khởi động này cũng giúp HS có thói quen ôn lại bài học trƣớc. Tham gia trò chơi, các HS thi đua nhau trả lời trên ứng dụng, bảng xếp hạng các HS tham gia chơi đƣợc cập nhật từng giây, nên sẽ tạo ra một không khí sôi nổi, phấn chấn đầu giờ. Khi áp dụng việc kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động khởi động, GV không nên đặt ra quá nhiều áp lực với HS, tránh tạo ra không khí học tập căng thẳng đầu giờ. Mục tiêu hƣớng đến của hoạt động khởi động là tạo ra hứng thú cho HS trƣớc khi bắt đầu bài mới, kết nối những điều đã biết với những điều chƣa biết, khơi dậy trong HS động lực học tập. Đồng thời, hoạt động khởi động không nên quá sá đà, gây mất thời gian. Do vậy, khi câu hỏi cho hoạt động khởi động cần đƣợc thiết kế ngắn gọn, có khả năng kích thích HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo.
  14. 14 * Hoạt động hình thành kiến thức mới Để dạy học online đạt hiệu quả tốt, trong giờ học, HS không chỉ nghe giảng mà còn tƣơng tác với nhau và với GV qua các hoạt động phong phú liên quan đến bài giảng. Sử dụng ứng dụng TNTT Quizizz cũng là một trong những cách mà tôi đã áp dụng. Cách thức mà tôi thƣờng dùng là Classic, tức là kiểu truyền thống, mỗi HS chơi trên một thiết bị cá nhân. * Hoạt động luyện tập, vận dụng Sau khi kết thúc nội dung bài học, để củng cố, luyện tập, GV có thể thiết kế các bộ câu hỏi và bài tập và cài đặt dƣới dạng Assign HW (Giao bài tập) hoặc Practice (Luyện tập). GV cũng có thể lựa chọn tính năng Play Live nhƣ trên. Đối với tính năng này, tôi thƣờng sử dụng hình thức Test cho hoạt động luyện tập và vận dụng, tức là HS có nhiệm vụ thực hiện bài kiểm tra một cách nghiêm túc, yêu cầu đăng nhập để làm bài. Với việc tổ chức hoạt động học với Quizizz dạng game-based-learning, GV chọn tính năng Play Live và gửi mã code cho HS cùng tham gia. Trong quá trình làm bài, bảng tổng sắp liên tục đƣợc cập nhật, GV khích lệ, cổ vũ tinh thần để HS tích cực làm bài. Sau khi kết thúc thời gian, HS có thể thấy ngay kết quả của mình và của các bạn cùng tham gia. GV có thể show lại lên màn hình bảng tổng sắp này để động viên, khuyến khích, tuyên dƣơng các em. Đồng thời, tài khoản của GV – ngƣời tổ chức trò chơi còn có thêm các tính năng phân tích sâu về kết quả làm bài, GV có thể công bố cho các em nắm đƣợc, chẳng hạn nhƣ phân tích chi tiết số câu trả lời đúng/sai, tỉ lệ trả lời đúng, tổng điểm của từng HS: cũng nhƣ cụ thể câu nào trả lời đúng, câu nào trả lời sai của cả lớp:
  15. 15 Ứng dụng cũng phân tích số lƣợt trả lời đúng/sai của từng câu hỏi: Qua đó, GV nắm đƣợc ngay những câu nào còn có nhiều HS nhầm lẫn, trả lời sai… để cùng phân tích, giải thích làm rõ, rút kinh nghiệm nhanh. GV không nên bỏ qua các tính năng hữu ích trên. Vì nếu nhƣ HS chỉ tham gia trả lời và biết điểm mà không đƣợc rút kinh nghiệm thì hiệu quả kiểm tra, đánh giá không cao. 2.2.1. Đối với dạy học trên lớp Các ứng dụng TNTT nhƣ Quizizz hoàn toàn có thể sử dụng trong các giờ học trên lớp ở tất cả các hoạt động, các bƣớc của quá trình dạy học tƣơng tự nhƣ việc tổ chức dạy học online. Do tính chất tập trung, nên khi dạy học trên lớp, các HS có thể thảo luận trực tiếp với nhau thuận lợi hơn so với học trực tuyến. Vì vậy khi sử dụng Quizizz, GV có thể tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, trò chơi theo đội nhóm ngay trên ứng dụng… Để tổ chức nhƣ vậy, khi chọn tính năng Play Live, GV chọn hình thức là Teams.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0