intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng bản đồ số hóa vào dạy học bộ môn Địa lý bậc THPT nhằm tạo hứng thú và phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Vận dụng bản đồ số vào dạy học bộ môn địa lý bậc THPT nhằm góp phần tạo hứng thú học tập và phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh” đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả quan trọng: Lựa chọn được những dạng dữ liệu số vệ tinh để vận dụng hiệu quả. Đã vận dụng Maps vệ tinh vào những nội dung Địa lý bậc THPT cụ thể và hiệu quả cao. Đưa ra kết quả thực nghiệm để chứng minh độ tin cậy, hiệu quả của biện pháp là tạo hứng thú học tập và phát huy phẩm chất năng lực cho HS. Cung cấp thêm cho đồng nghiệp một biện pháp mới trong dạy học bộ môn Địa lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng bản đồ số hóa vào dạy học bộ môn Địa lý bậc THPT nhằm tạo hứng thú và phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH N À M CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10 NĂM 2024 BIỆN PHÁP: VẬN DỤNG BẢN ĐỒ SỐ HÓA VÀO DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỊA LÝ BẬC THPT NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Hồng Lĩnh , 22 tháng 10 năm 2024 1
  2. I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP - Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu rõ mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Và một trong chín nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NQ29 là “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. - Thực hiện, hưởng ứng các văn bản và quy định về Chuyển đổi số trong giáo dục của chính phủ nói chung và của tỉnh nhà nói riêng. - Học đi đôi với hành, đưa học tập gắn liền với thực tiễn phát triển của xã hội. Thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thống truyền thụ một chiều, lấy giáo viên làm trung tâm sang phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, chú trọng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. - Trong bối cảnh bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự nhanh nhạy của người học, vận dụng thành tựu công nghệ vào dạy - học là điều tất yếu. - Thực trạng dạy học hiện nay tại cơ sở tồn tại nhiều hạn chế: + Hứng thú và mục tiêu của HS với môn Địa lý đang ít dần đi. + Nhiều GV còn ngại đổi mới, chưa say chuyên môn, vẫn còn dạy học theo lối cũ. Chưa tạo được hứng thú, niềm say mê và năng cao năng lực học tập cho HS. - Bản thân tôi là một GV trẻ, luôn trăn trở để tìm tòi nghiên cứu những biện pháp mới để khắc phục hạn chế trên. Trong thời gian dài tôi đã tìm hiểu nhiều phần mềm bản đồ vệ tinh trực tuyến, đặc biệt hữu hiệu cho dạy học là: 2
  3. Vietmap, Google maps, Nasa word win, Earth pro. Những phần mềm này đã được vận dụng và mang lại hiệu quả cao. - Bản đồ số hóa mang lại ý nghĩa rất lớn cho việc dạy học bộ môn địa lý THPT. Maps là dạng bản đồ trực tuyến, nên có những tiện ích mà không loại bản đồ giấy nào có thể so sánh được. Maps trùm không gian thế giới chỉ gọn trong một chiếc điện thoại hay máy tính, đưa thực tiễn phơi bày trước mắt người học. Nhanh gọn, chính xác và tiện lợi. Cung cấp nhiều nội dung Địa lý cùng một lúc: vị trí đía lý, phạm vi lãnh thổ, một số đặc điểm tự nhiên về một lãnh thổ,…Góp phần rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. - Bản đồ số hóa phù hợp với cả giáo viên và học sinh. Với việc trong học tập học sinh được sử dụng điện thoại với mục đích học, vì vậy Maps càng hiệu quả. Vừa là phần mềm cài đặt mặc định trong điện thoại, chỉ cần internet có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Khi sử dụng phần mềm này này trình độ ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh sẻ được cải thiện. Ngoài ra Maps cũng thích hợp cho việc ứng dựng các phần mềm soạn giáo án, trắc nghiệm,… phổ biến hiện nay - Trong thời gian 2 năm vận dụng Maps tôi đã tạo được hứng thú học tập, phát huy được những phẩm chất và năng lực cho học sinh của mình trong đó đặc biệt là năng lực tự học. Với những gì đã đạt được và yêu cầu của hội thi, tôi đã xây dựng thành biện pháp dạy học “Vận dụng bản đồ số hóa vào dạy học bộ môn địa lý bậc THPT nhằm tạo hứng thú và phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh” II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Hiểu biết chung về bản đồ số hóa 1.1 Khái niệm Bản đồ số là hệ thống các thông tin về yếu tố địa hình, hiện tượng, địa lý (bao gồm tọa độ, độ cao và các số liệu thuộc tính) đã được mã hóa và lưu trữ dưới dạng số. Các dữ liệu số này sẽ được lưu trữ và đọc bởi các thiết bị như đĩa 3
  4. CD, đĩa từ, đĩa cứng, các thiết bị lưu trữ thông qua cổng USB, …. . Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: - Thiết bị ghi dữ liệu. - Máy tính. - Cơ sở dữ liệu. - Thiết bị thể hiện bản đồ. Bản đồ vệ tinh trực tuyến sử dụng hình ảnh vệ tinh có kết nối GPRS. - Các dạng bản đồ số hóa được tôi sử dụng và có giao diện tương đồng: Google maps, Earth pro, Nasa word Win. Trong đó tôi thường xuyên sử dụng các phần mềm của Google và Vietmap. 1.2 Ưu điểm của bản đồ số so với bản đồ thường khác. Thứ nhất, bản đồ số có những đặc trưng của một bản đồ thông thường đúng quy chuẩn của một bản đồ, nên nó không hề làm mất đi vai trò của bản đồ trong dạy học và đời sống. Thứ hai, Phù hợp với xu thế thời đại. Bản đồ số có nhiều dạng khác nhau, có sẵn trên mọi thiết bị lưu trữ nên cho phép người sử dụng tiện lợi hơn, nhanh hơn, chi tiết hơn. Ví dụ: Trên bản đồ trực tuyến có thể tìm kiếm đường đi, địa chỉ một cách nhanh chóng và chính xác chỉ với một máy tính, điện thoại hoặc bất kì một thiết bị nào đó có kết nối internet. Nhờ vậy, mà tạo sự thuận tiện đến mức tối đa cho những người chưa biết đường đi khi muốn đến một địa điểm cụ thể nào đó, lại có thể tiết kiệm thời gian, công sức của người sử dụng rất nhiều. Thứ ba, sự trực quan, sinh động của bản đồ số hóa mà không một dạng bản đồ thường nào có thể so sánh. Và diệu kỳ nhất là chúng ta có thể xoay chuyển đến bất kì vị trí nào trên Trái Đất, phóng to thu nhỏ bất kì địa điểm nào chỉ bằng Click chuột trên màn hình. - Thứ tư, là sự tiện lợi, dễ dùng. Gần như 100% học sinh trường nơi tôi công tác có điện thoại thông minh cài đặt Maps. Kết hợp với sự cho phép được 4
  5. sử dụng điện thoại trong giờ học với mục đích phục vụ học tập. Địa lý với các em càng trở nên hứng thú. - Thứ năm, là độ nhanh và chính xác. Chỉ cần giáo viên định hướng thì học sinh không cần nhiều thời gian tìm kiếm.Độ phân giải cao, đường truyền mạnh. Mặt khác bản đồ trực tuyến “phơi bày” những đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội có trên bề mặt Trái Đất, cho chúng ta cảm giác đang nhìn trực diện đối tượng, nên tôi vẫn thường dùng cụm từ “đi du lịch” với học sinh khi tiết dạy có Maps. 1.3 Điều kiện sử dụng số vào dạy học bộ môn địa lý bậc THPT - Phương tiện (máy tính, điện thoại) phải có kết nối internet. Tốc độ internet quyết định đường truyền tải dữ liệu. Hoặc GV có thể tải phần mềm về máy tính. - Giáo viên phải nắm được một số kỷ năng tin học - máy tính cơ bản. - Phải biết về ngôn ngữ tiếng Anh mức cơ bản, vì những bộ phận nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam tìm kiếm bằng tiếng Anh sẻ chính xác hơn. - Nắm vững mục tiêu bài học, lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp. 2. Một số dạng dữ liệu của bản đồ số có thể được khai thác vào dạy học bộ môn Địa lý bậc THPT 2.1. Hệ thống thông tin Địa lí GIS. 5
  6. 2. 2. Dạng bản đồ vệ tinh 3. Vận dụng Maps vệ tinh vào dạy học bộ môn địa lý bậc THPT 3.1 Một số nội dung trong bộ môn địa lý bậc THPT vận dụng hiệu quả bản đồ số Địa lý tự nhiên Địa lý KT - XH 6
  7. Chương Lớp Lớp 12 Phần địa lý tự nhiên Việt Nam ở tất cả các bài - Mạng lưới giao đều có thể dùng Maps. thông đường bộ. Khai thác Maps hiệu quả ở các phần sau: - Các bãi biển, - Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ. cảng biển,… - Cấu trúc địa hình. - Mạng lưới đô - Các địa danh (đảo, quần đảo, bãi biển, khu du thị. lịch, khu bảo tồn thiên nhiên,…) - Các địa danh. Lớp 11 Tất cả các bài đều áp dụng Maps ( trừ các tiết - Mạng lưới đô thực hành). thị. Nội dung khai thác tốt nhất: - Công trình - Vị trí địa lý, lãnh thổ các quốc gia trên thế kiến trúc. giới. - Địa danh nổi - Tự nhiên các quốc gia trên thế giới (trừ phần tiếng. khí hậu, khoáng sản). - Các địa danh trên thế giới. Lớp 10 Chủ yếu ở các phần kiến thức nhỏ của một số - Sử dụng bản bài. đồ trong học tập - Vị trí: đường chuyển ngày quốc tế, giờ và múi và đời sống giờ,… - Mật độ đô thị - Các đại dương, biển, sông lớn trên thế giới. trên thế giới, các - Các dạng địa hình trên Trái Đất: Hoang mạc, đại danh,… cao nguyên. 3.2 Một số ví dụ ứng dụng Maps vệ tinh vào bài học. 7
  8. Bởi giới hạn yêu cầu của biện pháp nên tôi chỉ lấy một số ví dụ vận dụng bản đồ số vào một số nội dung của một số tiết. Những tiết dạy này được đồng nghiệp đánh giá cao. Hình ảnh thao giảng thể nghiệm đổi mới phương pháp vận dụng bản đồ số vào khai thác và trình bày kết quả của HS Cấu trúc 4D của dãy Bạch Mã: thể hiện được độ cao, hướng địa hình, … 8
  9. 3.3 Cách thức vận dụng Maps vệ tinh vào dạy học môn địa lý bậc THPT a. Cần xác định nội dung trọng tâm, mục tiêu cụ thể của bài học để lựa chọn và sử dụng dạng dữ liệu bản đồ số hiệu quả. b. Lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Chỉ có phương pháp dạy học theo hướng tích cực mới phát huy được hiệu quả của “phương tiện hiện đại – Maps trực tuyến”. Ví dụ 1: Trong Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - tiết 1, tôi sử dụng phương pháp dạy học bằng nhóm (nhóm nhỏ và nhóm lớn), giải quyết vấn đề và dạy học tình huống. c. Sử dụng Maps vệ tinh độc lập hoặc phối hợp với các dạng khác. - Sử dụng Maps độc lập trong một số trường hợp sau: + Khai thác một số nội dung về vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Ví dụ: Địa 11, địa lý các quốc gia trên thế giới. + Các địa danh và đặc điểm vị trí của nó. Ví dụ về chủ đề Biển đảo – địa 12, các đảo lớn của nước ta. - Trong quá trình dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất nên phối hợp Mbản đồ số với các dạng bản đồ thường hoặc với các phần mềm như Kahoot, Paint để phát huy hơn nữa phẩm chất, năng lực học sinh. + Kết hợp với bản đồ thường: Bản đồ thường có những ưu điểm mà bản đồ số không thể thay thế như các ký hiệu mang tính mặc định, những thông tin mang nét riêng được quy định theo quốc gia và đã được hệ thống hóa phù hợp cho từng bài học nhưng thiếu sinh động, nội dung diện hẹp. Khi học địa lý, dạng bản đồ thường chỉ hiệu quả khi dạy học trên lớp còn để học sinh tự học không khả thi. Như vậy vận dụng kết hợp cả hai dạng bản đồ sẻ bổ sung những thiếu sót cho nhau, quá trình sử dụng bản đồ vào dạy học sẻ hiệu quả hơn. 9
  10. + Kết hợp với Paint (phần mềm chỉnh sửa hình ảnh). Trong quá trình sử dụng muốn lựa chọn một dữ liệu nào đó trên Maps vào mục đích sử dụng gián tiếp thì chúng ta lấy thông tin trên Maps sau đó chỉnh sửa, lưu trữ và sử dụng. Hoặc Maps còn được dùng như một dạng bản đồ trống. + Kết hợp Kahoot hay phần mềm hỗ trợ học tập khác, Maps đóng vai trò là tư liệu đặt câu hỏi động ( hoặc dạng tĩnh qua Paint) d. Có thể sử dụng bản đồ số cho việc khai thác ở nhiều hoạt động của bài học. - Khởi động, hình thành kiến thức mới. Mỗi phần Maps mang vai trò riêng. - Bản đồ Maps vệ tinh dùng để luyện tập, tự học. Các dạng bản đồ thường chỉ phù hợp với dạy học trên lớp, còn thời gian ngoài tiết học và ở nhà nếu dùng bản đồ thường sẻ không khả thi vì vậy Maps sẻ là công cụ, phương tiện tự học hiệu quả. III KẾT QUẢ Biện pháp này được tôi và đồng nghiệp nơi tôi công tác vận dụng đã một thời gian dài. Đã đạt nhiều kết quả rất quan trọng với nhà trường và học sinh. Tạo hứng thú học tập và phát huy năng lực tự học của học sinh Tôi sử dụng phương pháp kiểm chứng Test độc lập học sinh 3 lớp 10 và 1 lớp 12a12 với số phiếu test 95. - Hứng thú học tập: Mức độ Trước tác động Sau tác động Rất hứng thú 12 31 Hứng thú 21 41 Bình thường 41 18 Không thích 21 5 10
  11. Số học sinh ở mức hứng thú và rất hứng thú tăng lên hơn 50%. Khẳng định hiệu quả của biện pháp. - Năng lực tự học: Mức Các năng lực tự Trước tác động Sau tác động độ học Thường Không Rất Thường Không Rất (tăng xuyên thường ít xuyên thường ít từ 1- xuyên xuyên 4) 1 Tự thực hiện 20 35 26 52 19 10 nhiệm vụ học tập 2 Tự giác học bài và 17 37 27 47 21 13 làm bài 3 Chủ động giải 11 32 38 22 31 28 quyết vấn đề 4 Tự điều chỉnh 5 21 55 17 38 26 phương pháp học tập Mức độ năng lực tự học từ thấp lên cao (mức 1 đến mức 4) có sự thay đổi tích cực sau tác động. Cấp độ thường xuyên đều tăng trên 50%. Như vậy cho thấy tác động của biện pháp đã có hiệu quả lớn đến việc phát triển năng lực tự học của HS. - Kết quả học lực Điểm thường Trước tác động Sau tác động Tăng xuyê 10A3 5.6 6.7 1.1 10A4 6.3 7.4 1.1 12A12 6.8 7.9 1.1 11
  12. IV. KẾT LUẬN - Sau khi áp dụng biện pháp “vận dụng bản đồ số vào dạy học bộ môn địa lý bậc THPT nhằm góp phần tạo hứng thú học tập và phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh” đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả quan trọng: + Lựa chọn được những dạng dữ liệu số vệ tinh để vận dụng hiệu quả. + Đã vận dụng Maps vệ tinh vào những nội dung Địa lý bậc THPT cụ thể và hiệu quả cao. + Đưa ra kết quả thực nghiệm để chứng minh độ tin cậy, hiệu quả của biện pháp là tạo hứng thú học tập và phát huy phẩm chất năng lực cho HS. Cung cấp thêm cho đồng nghiệp một biện pháp mới trong dạy học bộ môn Địa lý. Kiến nghị: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau. Một là nên đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp để tạo điều kiện dạy và học cho giáo viên và học sinh. Thứ hai là các trường nên phủ sóng mạng lưới Wifi. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2