intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

64
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT" nhằm thiết kế các nội dung vận dụng vào phương pháp vận dụng các phần mềm vào dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 THPT; Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt các phần mềm dạy học đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn nhằm tăng tích cực, chủ động, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN Tên tác giả: Lê Thị Thanh Tâm Chuyên môn: Ngữ Văn Thuộc tổ CM: Văn- Ngoại ngữ Năm học: 2021- 2022 Số điện thoại: 098 1051002
  3. MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ___________________________________________ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ___________________________________________ 1 II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. ________________________________________ 2 PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ________________________________ 4 I. CƠ SỞ KHOA HỌC _____________________________________________ 4 1. Thế nào là học tập tích cực, học tập chủ động ______________________ 4 2. Sự phù hợp của các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz trong việc phát huy học tập tích cực, học tập chủ động của học sinh khi học Đọc- hiểu ngữ văn _____________________________________________ 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ____________________________________________ 8 1. Tổ chức điều tra tính tích cực, chủ động của học sinh trong học Đọc hiểu văn bản __________________________________________________ 8 2. Thực trạng của vấn đề _______________________________________ 11 III. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 15 1. Sử dụng phần mềm Baamboozle vào hoạt động “Khởi động” tiết học văn__ 15 2. Vận dụng phần mềm Padlet vào hoạt động “Hình thành kiến thức mới” trong tiết đọc văn _____________________________________________ 21 3. Sử dụng phần mềm vào Hoạt động “Củng cố bài học” cuối tiết đọc văn ________________________________________________________ 29 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ____________________________________ 38 1. Mục tiêu, nội dung và đối tượng của thực nghiệm sư phạm ___________ 38 2. Kết quả thực nghiệm sư phạm: thể hiện qua số liệu thống kê thực nghiệm sư phạm tại trường THPT ________________________________ 38 PHẦN C. KẾT LUẬN ____________________________________________ 46 I. KẾT LUẬN ___________________________________________________ 46 1. Tính khoa học của đề tài ______________________________________ 46 2. Ý nghĩa của đề tài ___________________________________________ 46 2.1.Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân ___________________________ 46 2.2.Ý nghĩa của đề tài với tập thể, với địa phương: __________________ 46 2.3.Ý nghĩa của đề tài với bộ môn Ngữ văn: _______________________ 46 II. ĐỀ XUẤT____________________________________________________ 47 1. Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng: __________________________ 47 2. Kiến nghị: _________________________________________________ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ________________________________________ 48 PHỤ LỤC ______________________________________________________ 49
  4. VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (sau đây là PPDH) nói chung và đổi mới PPDH ở trung học phổ thông (sau đây là THPT) nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Định hướng này đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, tìm kiếm thông tin, ...). Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện công tác dạy- học; chú ý để học sinh (HS) tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV). Năm học 2021-2022, nền giáo dục của cả nước nói chung và của Nghệ An nói riêng đang đối mặt với những nguy cơ và thách thức lớn: Nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh chóng, phức tạp. Hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều phải thực hiện kết hợp song song hình thức dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp. Thực tế này đòi hỏi người giáo viên phải thích nghi với các phương tiện công nghệ thông tin (sau đây là CNTT) để thực hiện kết hợp hai hình thức: giảng dạy trực tiếp và giảng dạy online; Thách thức đối với nền giáo dục là sự phát triển nhanh chóng của xã hội, của thời đại công nghệ số. Sự phát triển mạnh mẽ này của thế giới, của xã hội đòi hỏi lực lượng lao động phải đủ tri thức, kỹ năng và 1
  5. tinh thần tích cực, chủ động trong công việc. Đấy cũng chính là yêu cầu đối với sản phẩm đầu ra của nền giáo dục- là yêu cầu đặt ra đối với tương lai của những học sinh hiện đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong xu thế đó, giáo dục cũng đã có chiến lược “Chuyển đổi số” để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng yêu cầu trên cũng là nhiệm vụ cấp thiết và tất yếu của mỗi người giáo viên trong thời điểm này. Song trên thực tế, chúng tôi nhận thấy học sinh tại nơi công tác nói chung và học sinh học sinh lớp 10 tại đây nói riêng chưa có tinh thần tích cực, chủ động trong học tập, trong công việc. Các em hầu hết rất thụ động trong tiếp nhận kiến thức, nhất là trong các giờ học Ngữ văn. Nhiều em còn nhút nhát, e dè, kỹ năng sống chưa có. Trong khi đó, với quá trình học tập, tích lũy chuyên môn- nghiệp vụ và trau dồi trình độ CNTT, chúng tôi nhận thấy rất nhiều phần mềm và trang Web có khả năng phát huy được tính cực, chủ động và hứng thú cho học sinh trong dạy học như Quizzi, Padlet và Baamboozle... Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn khích lệ tinh thần tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Ngữ văn, đặc biệt là trong tình trạng dịch bệnh Covid đang ngày càng phức tạp và số lượng học sinh phải chuyển từ học trực tiếp sang học online ngày càng nhiều. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, chủ động cũng như kĩ năng sử dụng CNTT phục vụ học tập và cuộc sống của các em. II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu của đề tài: - Thiết kế các nội dung vận dụng vào phương pháp vận dụng các phần mềm vào dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 THPT. - Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt các phần mềm dạy học đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn nhằm tăng tích cực, chủ động, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu thường quy là nghiên cứu lý thuyết; phương pháp điều tra; phương pháp thống kê số liệu và phương pháp thực nghiệm sư phạm. III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài được xây dựng trên thực tế giảng dạy và vận dụng các phương tiện CNTT vào dạy- học Đọc hiểu môn Ngữ văn, hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động của người học, hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong cuộc sống. 2
  6. Trước đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phương pháp vận dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, các đề tài đó chủ yếu sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint Presentation hoặc sử dụng một phần mềm , Padelt... Việc ứng dụng đó chỉ giới hạn phạm vi bài học và chưa thực sự kích thích hứng thú của học sinh. Với đề tài “Vận dụng các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10 trong dạy học Đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT”, chúng tôi đưa ra giải pháp hữu hiệu và linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn, mở rộng được khả năng vận dụng vào nhiều bài học. Hơn nữa, trong tình hình dạy học thích ứng với điều kiện dịch bệnh Covid hiện nay, việc sử dụng kết hợp ba phần mềm nói trên sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập với cả hai hình thức trực tiếp hay online. Hơn nữa, đây là phương pháp dạy học phù hợp với định hướng phát triển năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục Phổ thông mới năm 2018 và theo kịp xu thế “chuyển đổi số” trong dạy học mà nghành giáo dục đã đề ra. 3
  7. PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Thế nào là học tập tích cực, học tập chủ động 1.1. Học tập tích cực a. Khái niệm Học tập tích cực là trải nghiệm, tư duy và tham gia. Qua đó, bạn có thể khám phá một chuỗi các trải nghiệm hiệu quả và thú vị, đồng thời, có trách nhiệm với việc học tập của bản thân. b.Thang học tập của Edgar Dale Theo dang học tập Edger Dale, học tập tích cực được thể hiện ở hoạt động nói và làm. Tức là học sinh phải được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực như thảo luận nhóm, thuyết trình, ứng dụng đa phương tiện để trình diễn thưc hành, làm mô hình, sơ đồ, video, apphographic...để thể hiện sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Qua đó học sinh được hình thành những năng lực cần thiết. c. Các bước thực hiện học tập tích cực: - Xác định mục tiêu - Hình thành quan điểm cá nhân - Tìm cảm hứng và viết - Phác thảo nội dung chương trình - Tìm các công cụ/ nguồn tài liệu phục vụ cho bài thuyết trình và các công nghệ hỗ trợ tương tác. - Viết chương trình / phát triển các phần; luyện tập và trình bày nó 4
  8. - Ghi lại thông điệp của bạn - Đánh giá cách bạn có thể làm tốt hơn. 1.2. Học tập chủ động: a. Khái niệm Học tập chủ động (Active learning) là hoạt động cho phép người học tham gia vào các quá trình học tập trong bài giảng để người dạy và người học có thể xác định được sự thành thạo kiến thức và điều chỉnh các hướng dẫn để tạo điều kiện cho học tập lâu dài. b. Các bước - Giảng một đoạn ngắn tập trung vào khái niệm quan trọng. - Câu hỏi đặt cho học viên. - Học viên có một phút để ghi lại câu trả lời của họ (thông qua giơ tay phát biểu, hệ thống thu thập Clickers, hoặc viết ra giấy) - Học viên được yêu cầu để thuyết phục học viên khác về câu trả lời của họ. - Học viên ghi lại câu trả lời được sửa đổi sau khi trao đổi bình đẳng (thông qua giơ tay phát biểu, hệ thống thu thập, hoặc viết ra giấy) - Giáo viên đưa ra lời giải thích cho câu trả lời đúng. 2. Sự phù hợp của các phần mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz trong việc phát huy học tập tích cực, học tập chủ động của học sinh khi học Đọc- hiểu Ngữ văn. 2.1.Phần mềm Baamboozle 2.1.1. Đặc điểm Baamboozle là một phần mềm nền tảng trực tuyến có hơn 90.000 trò chơi dưới hình thức đố vui qua hình ảnh, trả lời câu hỏi nhanh, trắc nghiệm nhiều lựa chọn... Phần mềm có hệ thống hình ảnh, âm thanh sinh đông; thao tác thiết lập hệ 5
  9. thống câu hỏi và bài tập dễ dàng. Đặc biệt, khi tạo lập trò chơi, phần mềm có thể phân chia đội chơi cũng như chấm điểm trực tiếp để xác định đội chơi thắng cuộc mà giáo viên không mất thời gian chấm điểm, ghi điểm. Trong đó, phần mềm còn cài mặc định một số phần thưởng, phạt điểm khiến cho cuộc chơi của học sinh thêm phần hứng thú, sôi động. Đây chính là phần mềm rất phù hợp với hoạt động “khởi động” trong dạy học của giáo viên. 2.1.2. Khả năng vận dụng Baamboozle vào dạy học môn Ngữ văn Đối với bộ môn Ngữ văn THPT, việc “Khởi động” cho một tiết học vô cùng quan trọng. Khởi động” tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái để học sinh tích cực và hứng thú hơn trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Với Baamboozle, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức nền và kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh về hoạt động tìm hiểu thông tin ngoài văn bản bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi trả lời nhanh, đuổi hình bắt chữ... Qua đó, tạo cho học sinh môi trường học mà chơi nhẹ nhàng. Hơn nữa, giáo viên có thể biết được mức độ tích cực của học sinh như thế nào. Còn với học sinh, để nhập cuộc chơi và giành chiến thắng, các em tự nhận thấy phải chuẩn bị trước bài học tốt mới có kết quả cao. Từ đó, khích lệ tinh thần tích cực, chủ động của học sinh trước khi tiết học diễn ra. 2.2. Phần mềm Padlet 2.2.1.Đặc điểm Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy, giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên thường sử dụng nó để tương tác sau giờ học. 2.2.2. Khả năng vận dụng trong dạy học môn Ngữ văn Với phần mềm Padlet, giáo viên có điều kiện để tăng tương tác giữa mình với học sinh. Trong tiết học đọc – hiểu văn bản môn Ngữ Văn, Padlet trở thành một loại bảng điện tử mà cả giáo viên và học sinh tương tác với nhau. Đặc biệt, để hướng học sinh tới việc học tập tích cực chủ động, giáo viên phải tạo thời gian và cơ hội cho học sinh tìm cảm hứng và viết. Và để cho học sinh có phương tiện công 6
  10. nghệ hỗ trợ tương tác, nơi học sinh phác thảo nội dung đọc hiểu; có phương tiện để học sinh trình bày ý tưởng, viết cảm nhận, ghi lại thông điệp thì Padlet chính là một phần mềm lý tưởng nhất. Trên giao diện của một Padlet về bài đọc văn cụ thể, giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, học sinh qua đó tiếp nhận nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để thực hiện đọc hiểu một cách tích cực, chủ động; các thành viên trong nhóm có thể trình bày, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hơn nhiệm vụ đọc hiểu cho mình; giữa các đội nhóm có thể tương tác, đánh giá lẫn nhau về sản phẩm học tập của các nhóm. Giờ đọc hiểu văn bản cũng vì thế trở nên sôi nổi, hiệu quả hơn. Mặt khác, các sản phẩm được lưu lại trực tuyến, học sinh có thể xem lại qua link được chia sẻ cho đơn vị lớp. Trong hoàn cảnh dịch bệnh phải học online nhiều, vận dụng phần mềm Padlet vào dạy đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn là một giải pháp rất hữu hiệu vì phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh. 2.3. Phần mềm Quizizz 2.3.1. Đặc điểm là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân. Giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy. Nhìn chung, phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp. 7
  11. 2.3.2. Khả năng vận dụng trong dạy học môn Ngữ văn Trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng, có khả năng tái hiện và kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong một thời gian ngắn. Đặc biệt sau khi kiểm tra, giáo viên và học sinh đều biết được kết quả ngay. Trò chơi này tạo được hứng thú cho học sinh ngay cả những phút cuối cùng của tiết học. Hơn nữa, qua trò chơi này giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh và học sinh cũng biết được bản thân đạt kết quả học tập ở mức độ nào. Vì vậy, rất phù hợp với hoạt động củng cô và luyện tập sau mỗi bài đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tổ chức điều tra tính tích cực, chủ động của học sinh trong học Đọc hiểu văn bản 1.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng về hoạt động tự học của học sinh trường THPT Quỳ Hợp 1 - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. - Kết quả điều tra làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp để tăng cường năng lực tự học cho học sinh. 1.2. Nhiệm vụ điều tra - Tổ chức, sắp xếp thuận lợi cho học sinh hoàn thành các câu hỏi trong phiếu điều tra một cách khách quan, trung thực, chính xác theo yêu cầu. - Thu thập tư liệu, tình hình hoạt động tự học của học sinh qua các mặt nhận thức, thái độ, hành động học tập. - Xác định nguyên nhân hoạt động tự học còn hạn chế và ý kiến đề xuất phát huy hiệu quả hoạt động tự học. 1.3. Cách thức điều tra - Xây dựng phiếu điều tra: Thiết kế mẫu phiếu điều tra giáo viên, học sinh, câu hỏi điều tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Tiến hành nghiên cứu: Phát phiếu điều tra cho học sinh, sau đó hướng dẫn trả lời, khi học sinh hoàn thành phần trả lời câu hỏi, thu phiếu điều tra. - Xử lý số liệu thu được: Các số liệu được thống kê, phân tích thực trạng. 1.4. Mẫu điều tra - Điều tra 100 giáo viên và 236 học sinh trên địa bàn về hoạt động giảng dạy và học tập và tự học. Sử dụng một số phiếu điều tra trong đề tài 8
  12. 1.5. Phiếu điều tra 1.5.1. Phiếu điều tra dành cho giáo viên: Kính đề nghị Thầy/Cô vui lòng dành thời gian đọc kỹ và trả lời chính xác, khách quan các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (  ) vào ô của phương án trả lời phù hợp. 1. Thầy (cô) có cho rằng dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là rất cần thiết hay không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết 2. Theo thầy (cô) khó khăn trong phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là gì? Với học sinh a. Trình độ chưa cao, không đồng đều b. Không hứng thú với môn học c. Chưa làm quen với hướng tiếp cận này d. Chưa tích cực hoạt động Với giáo viên a. Chưa có kinh nghiệm, phương pháp b. Chưa có tài liệu hướng dẫn Nội dung chương trình a. Chưa gắn với thực tiễn b. Nặng về kiến thức c. Không gây hứng thú cho học sinh d. Thời gian học còn ít e. Mô hình học không hợp lí g. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn 3. Theo thầy (cô) thái độ tích cực chủ động trong học tập có cần thiết đối với học sinh THPT hay không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết 9
  13. 4. Theo thầy (cô) việc vận dụng các phần mềm công nghệ có phát huy tích cực, chủ động cho học sinh? a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Không hiệu quả 5. Thầy (cô) đã áp dụng phần mềm nào trong những phần mềm sau: a. Quizizz b. Padlet c. Baamboozle d. Sử dụng phần mềm khác e. Chưa sử dụng phần mềm nào 1.5.2. Phiếu dành cho học sinh: Rubic đánh giá tính tích cực, chủ động trong học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Mẫu phiếu 1. Điều tra về sự chủ động trong chuẩn bị bài học trước khi lên lớp: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Đọc trước văn bản 2. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn bản 3. Soạn bài trước khi lên lớp Mẫu phiếu số 2. Trong giờ học đọc hiểu văn bản văn học, em thực hiện hay không những điều dưới đây: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Hăng hái phát biểu, xây dựng bài 2. Xác định được thể loại, bố cục văn bản 3. Có thể viết cảm nhận của mình về một chi tiết, hình ảnh trong văn bản 4. Có hứng thú trong các giờ học đọc hiểu văn bản 5. Khi giáo viên sử dụng các phần mềm để dạy học môn Ngữ Văn, em có thấy hứng thú và tích cực hơn không? 10
  14. Mẫu phiếu 3. Sau giờ đọc hiểu văn bản văn học, em thực hiện hay không những điều dưới đây: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Hiểu được cơ bản nội dung của văn bản 2. Làm tất cả những bài tập mà GV yêu cầu 3. Tự làm được bài văn cảm nhận về văn bản 4. Sáng tạo những sản phẩm sau giờ đọc hiểu văn bản (vẽ tranh, video..) 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Kết quả phiếu điều tra dành cho giáo viên 2.1.1. Bảng kết quả: Tổng số giáo viên được khảo sát 100 người Bảng 1. Kết quả phiếu điều tra tính cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các câu hỏi khảo sát a. Rất b. Cần thiết c. Không cần thiết cần thiết Thầy (cô) có cho rằng dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ 67,0% 33,0% 0,0% động của học sinh là rất cần thiết hay không? Theo thầy (cô) thái độ tích cực chủ động trong học tập có cần thiết đối với 89,0% 10,0% 1,0% học sinh THPT hay không? Bảng 2. Kết quả phiếu điều tra xác định các khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh. Các khó khăn khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm Tỉ lệ % phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Với học sinh a. Trình độ chưa cao, không đồng đều 26,0% b. Không hứng thú với môn học 37,0% c. Chưa làm quen với hướng tiếp cận này 8,0% d. Chưa tích cực hoạt động 29,0% 11
  15. Với giáo viên a. Chưa có kinh nghiệm, phương pháp 64,0% b. Chưa có tài liệu hướng dẫn 36,0% Nội dung a. Chưa gắn với thực tiễn 27,0% chương trình b. Nặng về kiến thức 24,0% c. Không gây hứng thú cho học sinh 25,0% d. Thời gian học còn ít 8,0% e. Mô hình học không hợp lí 9,0% g. Cơ sở vật chất còn thiểu thốn 7,0% Bảng 3. Kết quả phiếu điều tra xác định vai trò và phương pháp vận dụng các phần mềm trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Theo thầy (cô) việc vận dụng các phần Rất Hiệu Không mềm công nghệ có phát huy tích cực, chủ hiệu quả quả hiệu quả động cho học sinh? Tỉ lệ % 64,0% 34,0% 2,0% Bảng 4. Kết quả phiếu điều tra xác định thực tế vận dụng các phần mềm trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn Thầy (cô) đã vận dụng các Sử phần mềm nào trong các dụng Quiziz Padlet Baamboozle Chưa phần mềm sau: Quizizz, phần z sử dụng Padlet, Baamboozle? mềm khác Tỉ lệ % 67,52% 68,72% 32,45% 42,3% 20,05% 2.1.2. Nhận xét thực trạng: Qua bảng kết quả khảo sát trên, ta rút ra một số nhận xét sau: - Đa số giáo viên cho rằng định hướng phát triển năng lực cho học sinh là rất cần thiết (67%). - Đa phần giáo viên thấy rằng năng lực giao tiếp rất cần cho học sinh trong học tập cùng như trong cuộc sống (89%). - Tìm hiểu một số khó khăn khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực cho học sinh thấy rằng: về phía học sinh đa số không hứng thú với môn học (37%); nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm và phương pháp (64%), nội dung chưa gắn với thực tiễn (27%) và không gây hứng thu với học sinh (25%). 12
  16. - Đa số giáo viên cho rằng việc vận dụng các phần mềm trên Intểnt vào dạy học rất có hiệu quả trong phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh (64%). Nhận xét: Từ các số liệu nghiên cứu, ta thấy rằng phần đa giáo viên đã chú trọng hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy các năng lực, phẩm chất của người học. Tuy nhiên vì còn chưa có kinh nghiệm và nguồn tài liệu học hỏi còn ít bên cạnh đó sách giáo khoa hiện hành cũng chưa phù hợp cho phương pháp dạy học tích cực được ứng dụng, vì thế việc dạy học còn nhiều hạn chế. Do đó các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu ứng dụng sư phạm là một nguồn tài liệu học hỏi quý báu cho các giáo viên, không chỉ ứng dụng cho nội môn mà liên môn cũng rất quan trọng. Việc đúc rút kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp nên được động viên khuyến khích. 2.2. Kết quả phiếu điều tra dành cho học sinh 2.2.1. Bảng kết quả Bảng 1. Kết quả khảo sát: Có ý thức chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp Lớp thí Lớp đối Tỷ lệ Có ý thức chủ động chuẩn bị bài nghiệm chứng trung trước khi lên lớp (121 (115HS) bình HS) 1. Đọc văn bản trước khi học 39,67% 34,78% 37,23% 2. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn 42,98% 37,39% 40,19% bản (tác giả, hoàn cảnh sáng tác...) 3. Soạn bài trước khi học đọc hiểu 51,24% 43,49% 47,37% Bảng 2. Kết quả khảo sát tính tích cực, chủ động trong giờ học: Đã có tinh thần tích cực, chủ động trong quá trình học đọc hiểu văn bản Đã có tinh thần tích cực, chủ động Lớp thí Lớp đối Tỷ lệ trong quá trình học đọc hiểu văn bản nghiệm chứng trung (121 HS) (115 HS) bình 1. Hăng hái phát biểu, xây dựng bài 49,58% 43,47% 46,53% 2. Xác định được thể loại, bố cục văn bản 45,5% 47,83% 46,67% 3. Có thể viết cảm nhận của mình về một chi 37,66% 39,67% 35,65% tiết, hình ảnh trong văn bản 4. Có hứng thú trong các giờ học đọc hiểu văn 48,66% 51,23% 46,08% bản 13
  17. Bảng 3. Kết quả khảo sát học tập chủ động, tích cực sau khi học: Đã có ý thức tích cực, chủ động sau khi học xong văn bản Lớp thí Lớp đối Tỷ lệ Đã có ý thức tích cực, chủ động nghiệm chứng trung sau khi học xong văn bản (121 (115 bình HS) HS) 1. Hiểu được cơ bản nội dung của văn bản 53,71% 53,91% 53,81% 2. Làm tất cả những bài tập mà GV yêu cầu 51,24% 51,3% 51,27% 3. Tự làm được bài văn cảm nhận về văn bản 47,93% 49,57% 48,75% 4. Sáng tạo những sản phẩm sau giờ đọc hiểu 16,53% 17,39% 16,96% văn bản( vẽ trang, video..) 2.2.2. Nhận xét thực trạng Qua bảng thống kê điều tra trên cho thấy, số học sinh có ý thức tích cực, chủ động trong học tập bộ môn Ngữ văn, đọc hiểu văn bản trong học Ngữ văn còn thấp. Cụ thể: - Chuẩn bị bài như đọc trước văn bản (37,23%), tìm hiểu thông tin liên quan văn bản( 40,19%) và soạn bài trước khi đến lớp (47,37%) - Trong các tiết học đọc hiểu văn bản môn Ngữ Văn, học sinh có tinh thần xây dựng bài, hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập thấp hơn 50%. - Sau các tiết học đọc hiểu, học sinh chưa có ý thức học tập để củng cố và hoàn thiện kiến thức, trau dồi rèn luyện kỹ năng. Học sinh hiểu được nội dung văn bản chỉ đạt khoảng 53,81%; học sinh có thể làm được những bài tập về nhà như cảm nhận về văn bản chỉ đạt 48,75%; học sinh có những sáng tạo sau tiết học như làm video, vẽ tranh... chỉ đạt 16,96%. Như vậy, có thể nói, lâu nay học sinh chưa có tính tích cực, chủ động trong quá trình học đọc hiểu văn bản trong bộ môn Ngữ văn. Vì vậy, hiệu quả học tập của các em không cao. Đồng thời vì thế, các em không rèn luyện được năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và sử dụng phương tiện CNTT vào quá trình học tập để nâng cao hiệu quả. Trước tình trạng này, chúng tôi thấy việc tìm kiếm và vận dụng các phượng tiện dạy học hiện đại vào kích thích học tập tích cực và học tập chủ động ở học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học theo xu hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là việc làm cần thiết. Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, việc vận dụng các phần mềm vào dạy học đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn cũng là một phương pháp phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trong thời đại ngày nay. 14
  18. III. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC PHẦN MỀM BAAMBOOZLE, PADLET VÀ QUIZIZZ VÀO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 1. Sử dụng phần mềm Baamboozle vào hoạt động “Khởi động” tiết đọc văn 1.1. Các bước thực hiện: 1.1.1 Chuẩn bị: - Phân tích nội dung của bài học và mục tiêu cần đạt của bài học - Lựa chọn câu hỏi liên quan đến bài học trước và bài học hiện tại nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức nền và chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới - Tạo hệ thống câu hỏi trên Baamboozle liên quan đến bài học và lưu lại trong thư viện 1.1.2. Thực hiện: - Mở phần mềm thực hiện trò chơi để học sinh trả lời câu hỏi - GV đánh giá mức độ tiếp thu bài cũ cũng như dẫn dắt vào bài mới. 1.2. Một số ví dụ cho phần khởi động bằng phần mềm Baamboozle: 1.2.1. Đọc hiểu bài thơ “Cảnh ngày hè” 1.2.1.1.Chuẩn bị: - Phân tích nội dung và mục tiêu bài học của bài đọc hiểu văn bản “Cảnh ngày hè”: nhận thức được trong phần khởi động có kiến thức nền là thể thơ Đường luật và kiến thức bài học là thông tin về thể thơ của văn bản, đặc sắc của tập thơ tập thơ “Quốc âm thi tập” có thể vận dụng để khởi động. Nhằm mục đích kích hoạt kiến thức nền và rèn luyện cho học sinh tính tích cực chủ động tiếp cận trước những thông tin ngoài văn bản trước khi đọc hiểu - Chuẩn bị câu hỏi: Ở bài này chúng tôi chuẩn bị 6 câu hỏi: + Câu 1. Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết theo thể thơ gì? Đáp án: Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật + Câu 2. “Cảnh ngày hè” được viết trong hoàn cảnh nào? Đáp án: Khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn + Câu 3. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được trích từ tập thơ nào của Nguyễn Trãi? Được viết bằng chữ gì? Đáp án: Bài thơ “Cảnh ngày hè” được trích từ tập thơ “Quốc âm thi tập”. Viết bằng chữ Nôm 15
  19. + Câu 4. Vị trí của bài thơ “Cảnh ngày hè” trong tập thơ “Quốc âm thi tập” Đáp án: “ Cảnh ngày hè” là bài số 43, mục “ Bảo kính cảnh giới”, phần “Vô đề” trong tập thơ. + Câu 5. Tập thơ “Quốc âm thi tập” thể hiện nội dung gì? Đáp án: Tập thơ phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng yêu nước thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên , con người, cuộc sống. + Câu 6. Đặc sắc về nghệ thuật của tập thơ "Quốc âm thi tập"? Đáp án: Về nghệ thuật: Tập thơ viết theo thể thơ thất ngôn Đường luật bằng chữ Nôm; xen những câu lục ngôn vào thơ thất ngôn. - Tạo hệ thống câu hỏi và trả lời lên Baamboozle: + Đăng nhập vào phần mềm Baamboozle đã có tài khoản + Vào mục “THƯ VIỆN CỦA TÔI” + Vào ô “+TRÒ CHƠI” (màu xanh góc trái dưới) để tạp trò chơi cho riêng bài học theo ý mình: 16
  20. Đặt tên trò chơi- tên bài học vào mục “CHỨC VỤ” và điền “MIÊU TẢ” Chọn “NGÔN NGỮ”: TIẾNG VIỆT Gõ MÃ THẺ theo ý mình (Thẻ gồm 6 số) Sau đó chọn “LÀM TRÒ CHƠI” + Khi cửa sổ mới hiện ra như sau: Nhập câu hỏi vào ô “QUESTION” VÀ câu trả lời vào ô “ANSWER” sau đó chọn “SAVE”. Tiếp tục làm như thế cho đến hết hệ thống câu hỏi. https://www.baamboozle.com/game/945038 1.2.1.2. Thực hiện Sau khi có được trò chơi của mình, giờ học sẽ được khởi động bằng trò chơi trên Baamboozle. - Khởi động phần mềm đồng thời chia lớp thành hai đội chơi. - Vào “THƯ VIỆN CỦA TÔI” - Chọn trò chơi của bài học: “CẢNH NGÀY HÈ” 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0