Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh" nhằm góp phần làm rõ khái niệm phát triển năng lực của học sinh, dạy học theo đặc trưng thể loại, các chiến lược đọc hiểu văn bản trong đó có chiến lược đọc Siêu sáu cũng như những yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐỌC SIÊU SÁU ĐỂ DẠY HỌC VĂN BẢN VỢ CHỒNG A PHỦ VÀ VỢ NHẶT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: Nguyễn Thị Hương Tổ chuyên môn: Văn - Anh Điện thoại: 0987.589.557 Nghệ An, 4/2022 _____________________________________________________________________ 1
- MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm 5 7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm 5 NỘI DUNG 6 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1. Một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực 6 1.1.2. Dạy học theo đặc trưng thể loại 8 1.1.3. Sử dụng các chiến lược trong đọc hiểu văn bản 10 1.1.4. Chiến lược đọc Siêu sáu 14 1.2. Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1. Nội dung khảo sát 15 1.2.2. Phương pháp khảo sát 16 1.2.3. Kết quả khảo sát 16 Chương 2: Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng 20 A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2.1. Tạo sự kết nối 20 2.2. Dự đoán 27 2.3. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi 30 2.4. Giám sát 36 2.5. Hình dung 38 _____________________________________________________________________ 2
- 2.6. Tóm tắt 40 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 47 3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 47 3.2. Nội dung thực nghiệm 29 3.3. Tiến trình thực nghiệm 30 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 1. Kết luận 72 2. Ý nghĩa của đề tài 73 3. Phạm vi áp dụng 73 4. Kiến nghị 74 Tài liệu tham khảo 74 Phụ lục 75 _____________________________________________________________________ 3
- BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Giáo viên GV Học sinh HS Nhà xuất bản Nxb Sách giáo khoa SGK Sách giáo viên SGV Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Thức nghiệm sư phạm TNSP Phương pháp giảng dạy PPGD Kế hoạch bài dạy KHBD Phiếu học tập PHT Vợ chồng A Phủ VCAP Vợ nhặt VN _____________________________________________________________________ 4
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Những thay đổi của kinh tế - xã hội đang đặt ra cho ngành giáo dục những nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhất là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Để đáp ứng mục tiêu đó, ngành giáo dục cần có những thay đổi về chất. Vì thế Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đặt ra yêu cầu là phải thay đổi căn bản, toàn diện về giáo dục từ cơ chế, mục tiêu, chương trình cho đến sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Sự thay đổi này đang đặt việc dạy, học của GV và HS trước những thách thức mới. Một trong những thách thức đó là làm thế nào để phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh. 1.2. Có rất nhiều năng lực và phẩm chất cần được hình thành cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và mỗi một môn học sẽ đóng một vai trò khác nhau. Ngữ văn đã trở thành một bộ môn quan trọng, nó vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ, hình thành kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, hướng học sinh tiếp nhận các giá trị chân thiện mĩ trong cuộc sống... Vì vậy, việc tổ chức dạy học với việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là yêu cầu thực sự cần thiết đối với một giáo viên Ngữ văn nói riêng và giáo viên nói chung. 1.3. Trong những năm trở lại đây, việc dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã có nhiều đổi mới, chú trọng hoạt động đọc – hiểu văn bản văn chương của học sinh, trả lại cho bộ môn đúng vai trò của mình. Với học sinh THPT, việc đọc hiểu văn bản văn học không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa mà cần phải có sự mở rộng về phạm vi đọc. Từ đó học sinh mới có thể có được kiến văn sâu sắc, suy tư đa chiều, nghị luận sắc bén, vốn sống phong phú, có nhiều cảm nhận mới mẻ… Hoạt động này chỉ có thể thực hiện tốt khi học sinh có sự đam mê, tìm tòi và quan trọng hơn là cần có sự định hướng, hỗ trợ của giáo viên. Khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản, giá viên cần phải sử dụng nhiều chiến lược đọc hiểu để giúp tiệm cận văn bản một cách tốt nhất. Một trong số đó là chiến lược đọc “Siêu sáu”. 1.4. Chiến lược đọc Siêu sáu là một chiến lược bao gồm sáu phần nhỏ có quan hệ chặt chẽ và thường được sử dụng chung nhằm phát triển năng lực đọc độc lập cho học sinh. Chiến lược này được sử dụng khá rộng rãi trong dạy đọc. Đây không chỉ là chiến lược đọc mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động đọc trên lớp mà còn là một chiến lược mà học sinh có thể sử dụng để tự đọc bất cứ một văn bản bất kì mà các em được tiếp cận. Đây là một chiến lược giúp học sinh trở thành nhưng người biết “đọc” và “đọc hiệu quả”. Điều này rất quan trọng, giúp cho học sinh có thêm kĩ năng khi _____________________________________________________________________ 5
- rời khỏi trường học. Đây cũng là điều mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng đến – hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản theo thể loại. 1.5. Tô Hoài và Kim Lân là những nhà văn tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà văn Kim Lân để lại cho văn đàn nhiều tác phẩm sâu sắc về cuộc sống và con người thôn quê, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt. Ông được tặng Giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật. Với 94 năm tuổi đời và hơn 70 năm tuổi nghề, Tô Hoài có được một số lượng tác phẩm đồ sộ, gần 200 đầu sách trải rộng trên nhiều mảng đề tài. Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của nhiều thời, nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau, một tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học. Với nhưng đóng góp của mình, Tô Hoài đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 1.6. Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt là hai trong số những tác phẩm xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Điểm gặp gỡ của hai tác phẩm chính là cùng xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến, cùng nói về số phận con người trong những thời điểm biến động của lịch sử, đặc biệt là hành trình tìm đến với hạnh phúc, tương lai. Không những thế, với hai tác phẩm này, nhiều thông điệp cuốc sống đã được đề cập đến như tình yêu thương, khát vọng sống, sự lựa chọn, tinh thần lạc quan ... Những thông điệp đó rất cần học sinh thấu cảm. Và chiến lược đọc Siêu sáu là một trong những phương pháp dạy học văn bản phù hơp, là hướng đi đúng đắn để học sinh kết nối văn học và cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Với đề tài này, chúng tôi đề xuất một số cách thức tiếp cận hai văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt bằng việc vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu và các các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tạo được động lực, hứng thú cho học sinh đồng thời hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản và phát huy tối đa năng lực của học sinh. Quan trọng hơn là học sinh sẽ có được kĩ năng đọc hiểu bất cứ văn bản nào ngoài chương trình SGK. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đọc hiểu là một kĩ năng quan trọng trong số các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của nhân loại, bởi vậy đọc hiểu văn bản cũng là một nội dung thu hút nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học giáo dục và các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở nước ta, đặc biệt là trong khoảng mấy chục năm trở lại đây. Trên thế giới, lĩnh vực đọc – hiểu đã có một lịch sử nghiên cứu bề thế và đạt được nhiều thành tựu lớn. Không ít những công trình bề thế đã chứng tỏ sức hấp dẫn, đa diện của vấn đề này đối với các nhà nghiên cứu. _____________________________________________________________________ 6
- Ở nước ta, thuật ngữ đọc – hiểu xuất hiện trong chương trình SGK phổ thông từ năm 2000, 2002, thể hiện sự đổi mới tư tưởng dạy học văn. Các nghiên cứu về đọc – hiểu vì thế có tâm điểm từ nội dung dạy học văn trong nhà trường. Còn không ít những băn khoăn, thậm chí không đồng tình với khái niệm này khi nó được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “giảng văn” đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu. Vấn đề đọc hiểu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu đọc – hiểu trong nước vẫn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng hơn cả ở phương diện lí thuyết và thực tiễn. Mặc dù vậy, phải khẳng định, trong vòng hơn một thập kỉ qua, tiếp thu các thành tựu nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu về đọc hiểu ở Việt Nam nhận thức, phân tích làm sáng tỏ bản chất phức tạp của hoạt động đọc hiểu ở nhiều bình diện như bình diện nhận thức, bình diện tâm lí, bình diện văn hóa, bình diện sư phạm. Với sự đóng góp tích cực của những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu…cùng với một số nhà nghiên cứu khác, “diện mạo” của đọc hiểu trong khoa học giáo dục đã được xác định rõ nét ở các quan niệm và đường hướng lí thuyết cơ bản. Ở đây, chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, một số bài viết cơ bản. Trong bài viết “Đọc – hiểu văn bản- Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đăng tải trên Thông tin khoa học Sư phạm, số 1 năm 2003, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã chỉ ra những sự thay đổi trên thế giới, những vấn đề cốt lõi trong khái niệm đọc và hiểu để có thể đưa ra một đường hướng mới trong việc hướng dẫn đọc văn bản cho học sinh. Những vấn đề về đọc hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã được lựa chọn và tổng hợp trong công trình “Kĩ năng đọc Văn” do Nxb ĐHSP xuất bản năm 2011. Đây là công trình có giá trị về mặt khoa học, trình bày tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản về vấn đề đọc hiểu văn bản. Tác giả đã trình bày súc tích, rõ ràng các nội dung liên quan đến vấn đề đọc hiểu như lí luận về đọc hiểu, khái niệm đọc hiểu, các bình diện của đọc hiểu, nội dung và cách thức đọc hiểu, kĩ năng đọc hiểu. Tác giả đã xác định bốn kĩ năng đọc hiểu cơ bản là: kĩ năng đọc chính xác, kĩ năng đọc phân tích, kĩ năng đọc sáng tạo và kĩ năng đọc tích luỹ. Tuy nhiên, tác giả chưa đề xuất các hoạt động dạy học cụ và các chiến lược đọc hiểu cụ thể để thực hiện mục tiêu rèn luyện hệ thống kĩ năng đọc hiểu cơ bản này. Cũng nghiên cứu về đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, công trình “Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông” của tác giả Phạm Thị Thu Hương (Nxb ĐHSP, 2012) là một công trình tham khảo có giá trị cho người nghiên cứu, cho GV và những người quan tâm đến vấn đề ĐHVB trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Tác giả đã trình bày các nội dung của vấn đề đọc hiểu từ quan niệm đến các chiến lược có thể sử dụng khi đọc hiểu văn bản. Cũng nghiên cứu về các phương pháp dạy đọc văn, cuốn sách “Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản” (Nxb Đại học Cần Thơ, 2020) của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng _____________________________________________________________________ 7
- Nam TS. Dương Thị Hồng Hiếu trình bày một cách rõ ràng các khái niệm cơ bản liên quan đến văn bản, đọc hiểu văn bản và một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. Đây được coi là công cụ cần thiết đối với GV khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. Về việc áp dụng các phương pháo dạy học tích cực và dạy học phát triển năng lực cũng đã có một số cuốn sách thể hiện sự nghiên cứu chuyên sâu. Trong cuốn Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp 11(2018) của Phạm Thị Thu Hương chủ biên đã xây dựng hệ thống phiếu học tập để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình đọc hiểu các văn bản. Tuy nhiên, việc xây dựng phiếu học tập cũng chỉ là một trong những cách thức để dạy học văn bản theo định hướng phát triển năng lực. Trong cuốn Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông (Nxb ĐHSP, 2018) do Đỗ Ngọc Thống và Bùi Minh Đức chủ biên đã cung cấp cho người dạy một số vấn đề cơ bản nhất về dạy học phát triển năng lực, các phương pháp dạy học phát triển năng lực trong môn Ngữ văn ở các thể loại khác nhau đồng thời đưa ra các cách để kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong môn Ngữ văn. Về chiến lược đọc Siêu sáu đã được TS Dương Thị Hồng Hiếu giới thiệu và lược dịch trong cuốn Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần lý thuyết cơ bản nhất, còn việc hướng dẫn, minh họa khi dạy một tác phẩm cụ thể, nhất là ở văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt là chưa có. Đây thực sự là điều trăn trở với GV dạy văn vì đây là một chiến lược đọc hiểu rất thú vị, kích thích được tư duy và tạo được hứng thú cho học sinh. Như vậy, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: Những bộ tài liệu là những công cụ có tính chất nền tảng còn việc việc thực hiện hiệu quả đến đâu là phụ thuộc vào nhân tố con người, vào thực tế của từng cơ sở giáo dục, vào những điều kiện chủ quan và khách quan khác. Chính vì vậy, khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn góp một kinh nghiệm nhỏ trong việc phát triển năng lực của học sinh thông qua quá trình đọc hiểu văn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt với việc áp dụng chiến lược đọc Siêu sáu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường phổ thông. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 THPT. _____________________________________________________________________ 8
- 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: vấn đề phát triển năng lực học sinh, dạy học theo đặc trưng thể loại, cách thức vận dụng chiến lược đọc “siêu sáu” để đọc hiểu văn bản trong và ngoài nhà trường. tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp và vai trò của các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu - Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và tổng hợp lý thuyết, phương pháp quan sát và điều tra, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thực nghiệm. 6. Đóng góp của SKKN - Về mặt lí luận, góp phần làm rõ khái niệm phát triển năng lực của học sinh, dạy học theo đặc trưng thể loại, các chiến lược đọc hiểu văn bản trong đó có chiến lược đọc Siêu sáu cũng như những yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. - Về mặt thực tiễn, đề tài bước đầu đề xuất sử dụng chiến lược đọc Siêu sáu kết hợp với một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khác để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhằm góp phần đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Đây cũng là những thay đổi cần thiết để tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 7. Cấu trúc SKKN Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm _____________________________________________________________________ 9
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực * Khái niệm năng lực: Năng lực là “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. (Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 1998). Các nhà giáo dục học cũng nêu ra nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực: - Theo Tổ chức OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới) quan niệm: Năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”. Định nghĩa này nêu được đặc trưng quan trọng nhất để nhận diện năng lực là “hiệu quả”, nhưng chưa làm rõ được cấu trúc và “địa chỉ” tồn tại của năng lực. - Theo F. E. Weinert, năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp.” Định nghĩa này cũng nói tới sự đóng góp của những yếu tố “sẵn có” ở mỗi cá nhân vào việc phát triển năng lực của bản thân. - Theo Denyse Tremblay, năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” Dựa vào các kết quả nghiên cứu nói trên, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giải thích khái niệm năng lực như sau: năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. * Đặc điểm của năng lực: Từ nội hàm của khái niệm đó, có thể chỉ ra những đặc điểm của năng lực là: Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học; năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực được _____________________________________________________________________ 10
- hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn. * Những năng lực cần thiết phải hình thành cho học sinh THPT: Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 xác định hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: - Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. * Năng lực môn Ngữ văn: Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp HS có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế. Với tư cách là một môn học công cụ và do đặc trưng của mình, môn Ngữ Văn có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một số năng lực chung như năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ và một số năng lực đặc thù. Dạy môn Ngữ Văn cấp THPT phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau về năng lực trong môn Ngữ văn: - Năng lực ngôn ngữ: + Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn. + Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. + Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp. _____________________________________________________________________ 11
- + Biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung và hình thức của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận… - Năng lực văn học: + Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học. Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học; phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học… + Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn họsc dân tộc và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học. + Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ. 1.1.2. Dạy học theo đặc trưng thể loại Loại thể văn học là: “Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học, vốn đa dạng đồng thời có sự giống nhau, từng nhóm một, về một số dấu hiệu nhất định. Các nhóm lớn nhất là những “loại”; mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những thể (hoặc “thể loại”, “thể tài”).” (Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999, tr.190). Từ đó có thể thấy thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. Do vậy, dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể là việc dẫn dắt HS khám phá, phát hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó. Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể cũng là yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay. Việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong dạy học tác phẩm văn chương Không xác định rõ “chất của loại” trong thể dễ dẫn đến tình trạng khi thấy thơ, ta dạy thơ trữ tình, khi gặp truyện, ta dạy học theo tinh thần văn xuôi tự sự. Một điều ta thấy rất rõ là khi xa rời bản chất loại thể của tác phẩm chính là xa rời tác phẩm cả về linh hồn và thể xác. Vì thế, có thể nói, xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong việc dạy học tác phẩm văn chương. Muốn vậy, trước khi hướng dẫn HS đi vào tìm hiểu văn bản, GV cần hướng dẫn HS xác định thể loại của tác phẩm, tìm hiểu những đặc trưng của thể loại đó. Kiến thức về thể loại sẽ giúp HS tìm ra con đường để đi sâu vào phân tích kết cấu và ngôn ngữ, các phương tiện nghệ thuật đặc trưng… mà tác giả dùng để tái hiện đời sống xã hội. Từ đó, lĩnh hội được những tư tưởng, tình cảm được thể hiện trong tác phẩm, cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết quyết định hiệu quả quá trình tiếp nhận của HS. _____________________________________________________________________ 12
- VCAP và VN là những truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học 1945 – 1975. Đây là những truyện ngắn hiện đại với những đặc sắc rất riêng về nội dung và nghệ thuật. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): + Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng vùng cao Tây Bắc, tác giả đã tận mắt chứng kiến cuộc sống tối tăm, tủi nhục của nhân dân Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Đồng thời nhà văn cũng cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp mà đồng bào nơi đây dành cho cách mạng. + Giá trị nội dung: Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người- những con người dưới đáy xã hội - những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị chà đạp nặng nề về nhân phẩm. Ở đó, truyện phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi (dẫn chứng cha con thống lí Pá Tra). Từ câu chuyện về số phận người dân miền núi bị đày đọa, người đọc thấy rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Tô Hoài: thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi ; phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người; phát hiện, trân trọng và khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người đồng thời chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình. + Giá trị nghệ thuật : Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà ấn tượng, mạch truyện phát triển liên tục, ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và sáng tạo, lối văn giàu tính tạo hình thấm đẫm chất thơ, nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc - khắc họa rõ tâm tư sâu kín, nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật ; giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, đậm màu sắc phong tục và cảnh sắc vùng đất Tây Bắc… - Truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân): + Hoàn cảnh sáng tác: Truyện lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 với hơn 2 triệu người Việt Nam chết đói. Truyện ngắn Vợ nhặt tiền thân là một truyện dài nằm trong dự định của Kim Lân - tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Nhưng sau đó mất bản thảo, thất lạc và Kim Lân muốn dồn đọng lại nội dung ý tưởng trong một tập truyện ngắn, đó là lí do Vợ nhặt ra đời. Truyện ngắn có sự rút ngắn về mặt dung lượng, độ lùi thời gian nên Vợ nhặt thực sự đã kết tinh được tài năng và tâm sức của nhà văn Kim Lân, hơn nữa nó còn có sức nén của một tiểu thuyết. + Giá trị nội dung: Thông qua tình huống nhặt vợ của nhân vật Tràng, truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945; phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói đó. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ góc nhìn mới mẻ _____________________________________________________________________ 13
- của Kim Lân về những người lao động trong cơn bĩ cực: đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ; lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp; phát hiện, trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khát khao sống, khao khát hạnh phúc bình dị và tinh thần lạc quan, vươn tới tương lai tươi sáng của người lao động nghèo. Bên cạnh đó là chỉ ra con đường đi đến tương lai của những người cùng khổ. + Giá trị nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, éo leo, hấp dẫn; lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật; tạo không khí và dựng thoại rất hấp dẫn, ấn tượng; nhân vật được khắc hoạ sinh động đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; ngôn ngữ bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ… 1.1.3. Sử dụng các chiến lược trong đọc hiểu văn bản a. Khái niệm đọc hiểu văn bản Trên thế giới, “đọc hiểu” (reading comprehension, reading literacy) không phải là khái niệm được dùng riêng cho môn Ngữ văn hay môn Ngôn ngữ nghệ thuật (Language for Art) mà còn dùng chung cho những môn học và lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong đọc văn, khái niệm đọc hiểu được nhắc đến nhiều hơn. Bàn về khái niệm đọc hiểu, có rất nhiều quan niệm khác nhau. Năm 2000, PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc, PISA được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD) đề xuất quan niệm về đọc hiểu và năng lực đọc hiểu văn bản như sau: “Đọc hiểu là hiểu, sử dụng và phản hồi các văn bản viết để đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển tri thức, tiềm năng của bản thân và tham gia vào xã hội”. Đến năm 2009 và tiếp theo đó là các chu kì đánh giá 2012, 2015, bên cạnh những yếu tố vừa nêu, quan niệm về đọc hiểu được bổ sung thêm nhân tố: sự tham gia, hứng thú, tích cực như là một phần làm nên cấu trúc thành tố của năng lực. Đến năm 2018, quan niệm đọc hiểu tiếp tục được được điều chỉnh theo hướng thêm thành tố nữa là đánh giá. Cụm từ viết đã được loại bỏ. Cụ thể: Đọc hiểu là hiểu, sử dụng, đánh giá, phản hồi và tham gia tích cực, hứng thú vào các văn bản để đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển tri thức, tiềm năng của bản thân và tham gia vào xã hội”. Vấn đề này cũng được các nhà nghiên cứu giáo dục của Việt Nam dành nhiều sự quan tâm. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, đã có những sự lý giải, nhìn nhận về khái niệm then chốt này. Về vấn đề Đọc, trong bài viết “Đọc - hiểu văn bản- Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đăng tải trên Thông tin Khoa học Sư phạm, số 1 tháng 8 năm 2003, Giáo sư cho rằng: Đọc là một qúa trình hoạt động _____________________________________________________________________ 14
- tâm lí nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngôn ngữ được in hay viết. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số nội dung then chốt về việc đọc: - Đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất phải hiểu ngôn ngữ của văn bản; phải dựa vào tính tích cực của chủ thể và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản. - Đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản. - Đọc là quá trình tiêu dùng văn bản văn bản - Đọc là quá trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu văn hóa và hiểu thế giới). Về vấn đề Hiểu, tác giả lí giải: hiểu trong đọc hiểu gồm nhiều hành động gắn với nhau: - Cảm thụ kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ…) - Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được lặp lại trong ngôn ngữ - Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh - Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận thức bao gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng. Như vậy, biên độ cái hiểu đã được đẩy ra mọi chiều kích, từ mức độ đơn giản nhất là nhận biết cho tới mức độ cao nhất là đánh giá, vận dụng. Cũng bàn về đọc hiểu, Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Đọc – hiểu văn chương trong Nhà trường, NXB Giáo dục, 2008 cho rằng: Đọc – hiểu là một khái niệm khoa học chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc – hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc… Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của các mối quan hệ đó. Hiểu là bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra các nội dung cần phải hiểu trong văn bản văn học với các tiêu chí sau: - Khám phá ý nghĩa nội dung chứa đựng trong văn bản. Ý nghĩa này do tác giả bày tỏ biểu lộ trong văn bản. - Hiểu mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả xây dựng và tổ chức nên. - Khẳng định mục đích, ý đồ, nội dung hiện thực, tiền giả đinh. - Đánh giá tư tưởng của tác giả. - Sáp nhập, hòa đồng thông tin và tư tưởng của tác giả với tri thức và kinh nghiệm phù hợp của người đọc. _____________________________________________________________________ 15
- Nhìn một cách khái quát, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở góc nhìn: đọc hiểu chính một khái niệm khoa học chỉ một chuỗi hoạt động tư duy, có ý thức của con người, với đối tượng và mục tiêu rõ ràng. Đó cũng là một hoạt động tâm lí của con người tiếp nhận hệ thống các tổ chức kí hiệu biểu đạt nhằm hiện thực hóa động cơ, nhu cầu chiếm lĩnh vốn tri thức của nhân loại, phát triển, hoàn thiện bản thân và tham gia vào đời sống xã hội. Từ sự nhìn nhận đó, khái niệm đọc hiểu được hình thành với những nội hàm như sau: - Mục tiêu đọc hiểu: khám phá, hiểu, chiếm lĩnh văn bản được đọc, qua đó phát hiện và tiếp nhận có chủ kiến những điều văn bản đem tới, hiểu rõ và vận dụng nội dung đọc được, kết quả của hoạt động đọc vào cuộc sống, là để phát triển năng lực và góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Mục tiêu của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, giúp HS có năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận, lĩnh hội và sử dụng thông tin, năng lực ngôn ngữ. - Chủ thể đọc hiểu: chính là bạn đọc. Mỗi người đọc đều đem đến hoạt động đọc của họ tất cả những đặc điểm cụ thể về động cơ, hứng thú, cả, xúc, thiên hướng… - Đối tượng của hoạt động đọc hiểu: chính là văn bản. Văn bản có thể là VB ngôn ngữ, có thể là biểu đồ, hình ảnh, biểu tượng, có thể kết hợp các dạng thức trên. Về nội dung, cuộc sống có bao nhiêu vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có bấy nhiêu dạng nội dung văn bản là đối tượng của đọc hiểu, từ lĩnh vực khoa học, xã hội, đời sống, nghệ thuật, tâm linh…. - Nội dung đọc hiểu: Nội dung đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích đọc hiểu, đặc điểm của văn bản đọc hiểu … Dựa vào các tiêu chí khác nhau như kiểu loại văn bản, mục đích đọc, cấp độ đọc, trình độ của bạn đọc, đối tượng đọc hiểu... mà nội dung đọc hiểu có những điểm khác nhau - Bối cảnh của hoạt động đọc hiểu: chính là điều kiện cụ thể về không gian, thời gian, môi trường; các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội… nó như là cái nền diễn ra hoạt động độc hiểu và cũng là bầu khí quyển chi phối người đọc trong quá trình lĩnh hội văn bản. Đối với việc đọc hiểu văn bản trong nhà trường, HS còn bị chi phối rất nhiều bởi vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV. - Đọc hiểu là quá trình kiến tạo ý nghĩa từ văn bản của người đọc: quá trình này thực chất là một quá trình kép, phức tạp và năng động, gồm quá trình xử lí văn bản (tiếp cận, chiết xuất thông tin, hiểu – suy luận và đánh giá, phản hồi) và quá trình quản lí các nhiệm vụ (xác định mục tiêu đọc, lập kế hoạch, giám sát và điều chỉnh). Kết quả của _____________________________________________________________________ 16
- quá trình kép này là ý nghĩa thực thụ của một văn bản sẽ được kiến tạo trong thế giới tinh thần của người tiếp cận, chiếm lĩnh văn bản. - Đọc hiểu văn bản là hoạt động giao tiếp, đối thoại: Đọc hiểu là quá trình giao tiếp với văn bản, với những bạn đọc khác. Đọc hiểu cũng chính là một hoạt động đối thoại, đối thoại với tác giả, đối thoại liên chủ thể và liên văn bản. Cuộc đối thoại ấy không ngừng được mở ra theo các chiều khác nhau của không gian, thời gian, đồng địa, lịch đại. Có thể cùng một văn bản nhưng mỗi thời đại lại có cách tiếp nhận khác nhau. Chính điều này sẽ đem đến tinh thần dân chủ cho quá trình dạy đọc hiểu văn bản trong các nhà trường. Từ việc tạo ra các cuộc đối thoại, cuộc giao tiếp sẽ góp phần mở ra nhiều chiều nhìn nhận cho học sinh. Khi nắm vững những điều này thì cả GV và HS sẽ có quá trình đọc hiểu văn bản có chất lượng, khám phá nhiều điều thú vị từ văn bản. b. Vai trò của đọc hiểu văn bản trong cuộc sống của con người Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của HS. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Vì vậy mà đọc hiểu có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đọc hiểu là kĩ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong tất cả các bộ môn. Nếu không có quá trình đọc, tiếp nhận văn bản và làm quen với các thuật ngữ HS sẽ không thể tham gia các hoạt động học tập về sau cũng như không thể phát triển được tư duy. Đọc hiểu có vai trò rất quan trọng, là năng lực then chốt giúp HS thành công trong cuộc sống và trong học tập, tạo ra nền tảng cho các em khám phá những chân trời tri thức rộng lớn. Chỉ khi có kĩ năng đọc, HS mới có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của văn bản và dự đoán được những điều sẽ xảy ra tiếp theo. Đọc là một quá trình phức tạp, gắn với hoạt động thực hành. Những khía cạnh quan trọng của việc đọc phải được đảm bảo trong quá trình dạy đọc cho học sinh. Để rồi từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính, chủ động, phát triển. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho HS năng lực của chủ thể tiếp nhận các giá trị thẩm mỹ. Đó là những cơ sở quan trọng giúp HS THPT và sau này là những công dân thực thụ được rèn luyện, hình thành tư duy, kỹ năng đọc hiểu các văn bản mà họ tiếp cận trong đời sống. Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản của con người nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức văn hóa, từ khi có chữ viết, loài người đã có thể ghi lại lịch sử văn _____________________________________________________________________ 17
- minh của mình, do đó, các sản phẩm thành văn tự cổ chí kim đều mang dấu ấn của thời đại, là nguồn tri thức văn hóa vô tận được hun đúc trong từng con chữ. Dù ngày nay, hoạt động đọc đã không còn là con đường duy nhất, song vẫn luôn là con đường chủ yếu giúp con người có được sự hiểu biết về thế giới. c. Các chiến lược đọc hiểu văn bản Chiến lược là một thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự: Chiến lược, tổng thể các phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để xác định mục tiêu, sắp xếp, quy tụ lực lượng và đề ra giải pháp nhằm đạt một mục đích nhất định bằng con đường có lợi nhất, tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực (chiến lược chuyên ngành), toàn xã hội (chiến lược quốc gia) hoặc toàn thế giới (chiến lược toàn cầu) trong một thời kì nhất định. Với nghĩa chung nhất, đến nay “chiến lược” là thuật ngữ được hiểu với ý nghĩa như là “một bản kế hoạch” “một sự hoạch định trước các bước để thực hiện một mục tiêu đã xác định”. Chiến lược đọc hiểu có thể được định nghĩa là người đọc “có chủ ý, có kế hoạch, có chủ đích, hướng đến mục tiêu” (Phakiti, 2003) trong quá trình đọc để cải thiện kĩ năng đọc hiểu, và chúng khác với kĩ năng đọc ở chỗ rằng các kỹ năng được vận hành ngoài ý thức của người đọc hoặc sự kiểm soát có chủ đích (Anderson, 2009) Một số chiến lược đọc hiểu văn bản hiện nay mà các nhà nghiên cứu đề xuất: chiến lược đọc hiểu theo 3 giai đoạn; cuốn phím trí óc; nhân vật mong muốn, nhưng…; vòng tròn văn học; SQ3R; chiến lược đọc Siêu sáu; đánh dấu và ghi chú bên lề; mối quan hệ nhận thức và siêu nhận thức; tự đặt câu hỏi; cuộc giao tiếp văn học; đọc suy luận; cộng tác ghi chú… Trên đây là một số chiến lược để đọc hiểu văn bản. GV có thể áp dụng các chiến lược này để tố chức các hoạt động để hỗ trợ việc đọc của HS. Những chiến thuật trên giúp HS hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản và cảm thấy hứng thú hơn với việc đọc. Các giáo viên có thể tham khảo để sử dụng cho HS của mình trong các giờ học hoặc giờ đọc sách trong thư viện. 1.1.4. Chiến lược đọc Siêu sáu Chiến lược đọc Siêu sáu là một chiến lược bao gồm sáu phần nhỏ có quan hệ chặt chẽ với nhau và thường được sử dụng chung nhằm phát triển năng lực đọc độc lập của HS. Chiến lược này được sử dụng khá rộng rãi trong dạy đọc. NSW Department of Education and Training (2010) mô tả chiến lược này như sau: - Tạo sự kết nối (making connectinonns): HS được GV hướng dẫn để kết nối những vấn đề trong văn bản với những gì đã diễn ra trong cuộc sống của chính các em, _____________________________________________________________________ 18
- kết nối với văn bản khác và kết nối với thế giới xung quanh bằng cách trả lời các câu hỏi của GV hay do mình đặt ra. - Dự đoán (predicting): HS sẽ sử dụng các thông tin trong văn bản và cả vốn tri thức, kinh nghiệm cá nhân để dự đoán những điều có thể được đọc, được thấy và từ đó có thể tự điều chỉnh cách hiểu của mình về văn bản. - Hỏi (questioning): Trong quá trình đọc, HS sẽ dừng lại và trả lừoi những câu hỏi để giúp các em hiểu rõ văn bản hơn. Câu hỏi có thể được đặt ra bởi GV, các bạn hoặc chính học sinh. - Giám sát (monitorning): HS dừng lại và suy nghĩ về văn bản để biết sẽ cần làm gì khi ý nghĩa bị gián đoạn. Chủ yếu là giám sát cách hiểu của bản thân về văn bản. - Hình dung (visualizing): Trong khi đọc, HS sẽ tưởng tượng ra những hình ảnh về đoạn văn bản đã đọc/nghe/xem. Việc hình dung, tưởng tượng này sẽ làm cho văn bản trở nên sống động, giúp các em phát triển trí tưởng tượng và cách sử dụng các giác quan. - Tóm tắt (summarizing): Trong hoạt động này, HS xác định các thông tin, ý tưởng quan trọng nhất của văn bản và trình bày ngắn gọn bằng ngôn ngữ của chính mình. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đọc hiểu là kĩ năng quan trọng cần hình thành cho học sinh. Nếu không có quá trình đọc, tiếp nhận văn bản một cách chủ động thì học sinh sẽ không thể tham gia các hoạt động học tập về sau cũng như không thể phát triển được tư duy. Tuy nhiên, về vấn đề sử dụng các chiến lược đọc hiểu có hiệu quả, cả GV và HS đang có những lúng túng nhất định. Trong khuôn khổ của đề tài, để có những cơ sở cho việc triển khai các biện pháp, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng của việc vận dụng chiến lược đọc đọc hiểu và chiến lược đọc Siêu sáu khi dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt tại các trường THPT. Để tìm hiểu về thực trạng dạy học bài Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực và suy nghĩ của HS về việc GV sử dụng chiến lược đọc Siêu sáu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 25 GV dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nội dung phiếu khảo sát được trình bày trong phụ lục 3) và 125 HS ở các lớp tôi và đồng nghiệp giảng dạy (Nội dung phiếu khảo sát được trình bày trong phụ lục 4). 1.2.1. Nội dung khảo sát - Tìm hiểu thực trạng dạy học theo định hướng năng lực của GV môn Ngữ văn. - Tìm hiểu việc xây dựng KHBD để hiểu rõ hơn cách tổ chức các hoạt động. _____________________________________________________________________ 19
- - Tìm hiểu việc vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu khi dạy đọc hiểu văn bản VCAP và VN. - Tìm hiểu hứng thú và thái độ học tập của HS đối với các PPDH của GV. Từ đó xác định những khó khăn của GV và HS gặp phải để bước đầu đề xuất việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu, trong đó có chiến lược Siêu sáu nhằm dạy văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực HS một cách hiệu quả nhất. 1.2.2. Phương pháp khảo sát Để thực hiện đề tài, bên cạnh việc dùng phiếu khảo sát, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu giáo án, bài giảng, trao đổi trực tiếp với giáo viên; dự giờ dạy một số giáo viên trong một số năm học liên tiếp. 1.2.3. Kết quả khảo sát * Đối với giáo viên: sau khảo sát 25 GV chúng tôi thu được các số liệu như sau: TT Nội dung khảo sát Số HS Tỷ lệ 1 Mức độ tiếp nhận lí luận về dạy học phát triển năng lực của thầy cô là: (Câu hỏi có thể đánh nhiều lựa chọn) - Đã từng nghe qua/ đọc qua 25/25 100% - Đã từng nghiên cứu/ đã từng được tập huấn 25/25 100% - Đã từng vận dụng trong dạy học môn mình phụ 20/25 80% trách - Đã vận dụng và có những thành công nhất định 10/25 40% 2 Mức độ quan tâm của thầy/ cô về việc dạy học phát triển năng lực trong trường THPT: - Rất quan tâm 20/25 80% - Quan tâm 4/25 16% - Bình thường 1/25 4% - Không quan tâm 0/25 0% 3 Thầy cô nghĩ gì về vai trò của các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học hiện nay: - Quan trọng 25/25 100% _____________________________________________________________________ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p | 62 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn