Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng chuyển đổi số trong dạy học bài 11 : Phương pháp nhân giống cây trồng - Công nghệ trồng trọt
lượt xem 6
download
Đề tài trình bày một số kiến thức cơ bản về năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số cho học sinh. Đề tài đưa ra một số minh chứng về vận dụng chuyển đổi số trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực số và khả năng vận dụng chuyển đổi số cho học sinh THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng chuyển đổi số trong dạy học bài 11 : Phương pháp nhân giống cây trồng - Công nghệ trồng trọt
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG MÔN: SINH – CÔNG NGHỆ Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thanh Tổ: Tự nhiên Số điện thoại: 0912462604 Email: thanhnth.as3@nghean.edu.vn Anh Sơn, tháng 4 năm 2023
- MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI............................................................3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................4 1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................4 2. Tính mới của đề tài.................................................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5 6. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................6 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................6 1. Chuyển đổi số.........................................................................................................6 2. Năng lực số và khung năng lực số..........................................................................7 CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN…………………..……………………….12 1. Dạy học chuyển đổi số được áp dụng trong các cơ sở giáo dục …………….....12 2. Khả năng vận dụng dạy học chuyển đổi số …………………………………....13 CHƯƠNG III. THIẾT KẾ BÀI DẠY..................................................................15 1. Phân tích bài dạy:''Phương pháp nhân giống cây trồng".......................................15 2. Xây dựng nội dung tiến trình thực hiện và cách thức dạy học ........................... 15 3. Tổ chức thực hiện.................................................................................................24 CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................25 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm............................................................................25 2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ........................................................................25 3. Nội dung thực nghiệm .........................................................................................25 4. Kết quả thực nghiệm.............................................................................................25 5. Đối tượng và các phương pháp khảo sát các giải pháp đề xuất..............................27 6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...................................................................29 7. Bài học kinh nghiệm…………………………………………………………….29 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................30 1. Kết luận................................................................................................................30 2. Khuyến nghị.........................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31 2
- DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết tắt bằng 1 Giáo dục đào tạo GDĐT 2 Phương pháp dạy học PPDH 3 Giáo viên GV 4 Học sinh HS 5 Công nghệ thông tin CNTT 6 Trung học phổ thông THPT 7 Năng lực NL 8 Năng lực số NLS 9 Sách giáo khoa SGK 10 Phân phối chương trình PPCT 11 Power Point PP 12 Thực nghiệm TN 13 Đối chứng ĐC 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, cuộc cách mạng 4.0 đang đem lại cho ngành giáo dục nói chung và công tác giảng dạy nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực; giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Để đảm bảo sự thành công trong quá trình chuyển đổi số, thay đổi về nhận thức và nâng cao, năng lực số và các kỹ năng chuyển đổi cho nguồn lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy các nước thành công về chuyển đổi số là những nước quyết liệt triển khai các giải pháp để nâng cao nhận thức, đổi mới phương thức dạy học trong các nhà trường để phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia. Trong đó nâng cao năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho thanh thiếu niên được xem là khâu đặc biệt quan trọng. Vận dụng chuyển đổi số trong dạy học là từng bước tiếp cận với xã hội hiện đại với một không gian rộng mở của quá trình hội nhập. Bản thân tôi được tập huấn, học tập chương trình chuyển đổi số trong giáo dục. Nhận thấy vai trò của chuyển đổi số trong giảng dạy và kinh nghiệm thực tế giảng dạy môn Công nghệ trồng trọt, bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài: “Vận dụng chuyển đổi số trong dạy học bài 11 : Phương pháp nhân giống cây trồng - Công nghệ trồng trọt”. 2. Tính mới của đề tài Đề tài trình bày một số kiến thức cơ bản về năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số cho học sinh. Đề tài đưa ra một số minh chứng về vận dụng chuyển đổi số trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực số và khả năng vận dụng chuyển đổi số cho học sinh THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về cơ sở lý luận của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Môn Công nghệ trồng trọt, cụ thể là bài 11 Phương pháp nhân giống cây trồng theo công văn 5512/BGD-ĐT. - Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng có vận dụng chuyển đổi số. 4
- - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả, tính cấp thiết và tính khả thi của việc vận dụng chuyển đổi số. 4. Đối tượng nghiên cứu - GV và học sinh THPT. - Nội dung chương trình môn Công nghệ trồng trọt, cụ thể bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của chuyển đổi số, nghiên cứu tài liệu có liên quan. - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến GV, HS. - Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 6. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về chuyển đổi số trong dạy học. - Đề xuất các giải pháp vận dụng chuyển đổi số trong dạy học nhằm phát triển năng lực số cho học sinh. 5
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Chuyển đổi số 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. 1.2. Ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Công nghệ số đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Chính điều này, đã mở ra cho Việt Nam nói riêng một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Bởi với kho tài liệu khổng lồ, không giới hạn. Hơn nữa, chuyển đổi số trong ngành giáo dục giúp học sinh tìm kiếm, khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến, không bị giới hạn bởi khả năng tài chính của người dùng. 1.3. Điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Trong GDĐT để đảm bảo thành công chuyển đổi số trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trường, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao. Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến 6
- học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến. Nền tảng hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương, nhà trường có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động được các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Yếu tố đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. 2. Năng lực số và Khung năng lực số 2.1 Khái niệm năng lực NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú niềm tin, ý chỉ, … NL của các nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 2.2. Năng lực số UNESCO định nghĩa năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông. Theo UNICEF 2019: Năng lực số đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. 2.3. Khung năng lực số học sinh - Sử dụng các thiết bị số + Sử dụng thiết bị phần cứng: Xác định và sử dụng được các chức năng và tính năng thiết bị phần cứng của thiết bị số. 7
- + Sử dụng phần mềm trong thiết bị số: Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số. - Kĩ năng về thông tin và dữ liệu. + Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số: Xác định được thông tin cần tìm, tìm kiếm được dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số, truy cập đến chúng và điều hướng giữa chúng. Tạo và cập nhật các chiến lược tìm kiếm. + Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số: Phân tích, so sánh và đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số. + Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số: Tổ chức, lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số. Tổ chức, xử lý và sử dụng hiệu quả công cụ số và thông tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt trong môi trường có cấu trúc. - Giao tiếp và hợp tác + Tương tác thông qua các thiết bị số: Tương tác thông qua công nghệ và thiết bị số và lựa chọn được phương tiện số phù hợp cho ngữ cảnh nhất định để sử dụng. + Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công nghệ số phù hợp. Đóng vai trò là người chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin đáng tin cậy. + Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số: Sử dụng công nghệ số phù hợp để thể hiện quyền công dân và tìm kiếm cơ hội tự phát triển bản thân. + Hợp tác thông qua công nghệ số Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. + Chuẩn mực giao tiếp Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số.Điều chỉnh các chiến lược giao tiếp phù hợp với đối tượng cụ thể và nhận thức đa dạng văn hóa và thế hệ trong môi trường số. + Quản lý định danh cá nhân Tạo, quản lý và bảo vệ được thông tin định danh cá nhân1 trong môi trường số, bảo vệ được hình ảnh cá nhân và xử lý được dữ liệu được tạo ra thông qua một số công cụ, môi trường và dịch vụ số. - Sáng tạo sản phẩm số + Phát triển nội dung số Tạo và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật số ở các định dạng khác nhau, thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số. 8
- + Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp. Trình bày và chia sẻ được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm số đã tạo lập. + Bản quyền Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số. + Lập trình Viết các chỉ dẫn (dòng lệnh) cho hệ thống máy tính nhằm giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện nhiệm vụ cụ thể. - An toàn kĩ thuật số + Bảo vệ thiết bị Bảo vệ các thiết bị và nội dung. Hiểu về các rủi ro và mối đe dọa trong môi trường số. Biết về các biện pháp an toàn và bảo mật, chú ý đến độ tin cậy và quyền riêng tư. + Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Hiểu về cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi tổn hại. + Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất Có các biện pháp phòng tránh các tác động tiêu cực tới sức khỏe và các mối đe dọa đối với thể chất và tinh thần khi khai thác và sử dụng công nghệ số; Bảo vệ bản thân và những người khác khỏi những nguy hiểm trong môi trường. Có khả năng đối mặt được với khó khăn, tình huống khó khăn trong môi trường số. Nhận thức về công nghệ số vì lợi ích xã hội và hòa nhập xã hội. + Bảo vệ môi trường Hiểu về tác động/ ảnh hưởng của công nghệ số đối với môi trường và có các hành vi sử dụng công nghệ số đảm bảo không gây hại tới môi trường. - Giải quyết vấn đề + Giải quyết các vấn đề kĩ thuật Xác định các vấn đề kỹ thuật khi vận hành thiết bị số và giải quyết được các vấn đề này. + Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ 9
- Đánh giá phân tích nhu cầu và từ đó xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ tương ứng khả thi để giải quyết các nhu cầu đề ra. + Sử dụng sáng tạo thiết bị số Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến thức và cải tiến các quy trình và sản phẩm. Thu hút cá nhân và tập thể vào quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về nhận thức và tình huống có vấn đề trong môi trường số. + Xác định thiếu hụt về năng lực số Hiểu về những thiếu hụt cần phát triển trong năng lực số của bản thân. Có thể hỗ trợ người khác phát triển năng lực số. Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và luôn cập nhật thành tựu kỹ thuật số. + Tư duy máy tính Diễn đạt được các bước xử lý một vấn đề theo kiểu thuật toán. - Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan + Vận hành những công nghệ số đặc trưng trong một lĩnh vực đặc thù Xác định và sử dụng được các công cụ và công nghệ số chuyên biệt cho một lĩnh vực cụ thể. + Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù + Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số. 2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực số học sinh - Môi trường xã hội Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp. - Hoàn cảnh gia đình Hoàn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. Lưu ý về vai trò của cha mẹ và gia đình là phương tiện số trung gian thay đổi tùy theo bối cảnh địa phương với sự khác biệt rõ rệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đồng thời đề xuất chính phủ các nước và các bên liên quan khác nên đầu tư nhiều hơn vào nâng cao năng lực công nghệ số nhằm hỗ trợ cha mẹ để họ có thể tạo điều kiện cho con cái họ học tập và phát triển trong thời đại công nghệ số. - Nhà trường Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ học tập tích cực. Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa 10
- để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình. - Vai trò của tổ chức, cá nhân Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng được thừa nhận. Vai trò của môn Tin học trong việc hình thành năng lực số. Khác với môn học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT và Khoa học máy tính không những góp phần phát triển NLS nói riêng mà còn phát triển NL tin học nói chung. 11
- CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Dạy học chuyển đổi số được áp dụng trong các cơ sở giáo dục 1.1. Thực trạng dạy học chuyển đổi số ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tôi đã tìm hiểu thực trạng vận dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học môn Công nghệ trồng trọt ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua khảo sát bằng phiếu đối với giáo viên đã từng giảng dạy môn Công nghệ. Hoạt động điều tra bằng phiếu.Số lượng giáo viên được điều tra: 22 GV. Link khảo sát: https://forms.gle/kAygge2cfD2znVu87 Kết quả cụ thể như sau: Số lượng TT Nội dung trao đổi a b c 1 Sự cần thiết vận dụng chuyển đổi số trong dạy học 0 3 19 Thực trạng vận dụng dạy học chuyển đổi số ở đơn vị công 2 0 22 0 tác Thực trạng vận dụng chuyển đổi số trong dạy Công nghệ 3 7 7 8 trồng trọt ở đơn vị công tác Sự cần thiết áp dụng chuyển đổi số vào dạy học Công 4 0 10 12 nghệ trồng trọt Khó khăn lớn nhất gặp phải nếu vận dụng chuyển đổi số 5 1 0 21 dạy học Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy: - Đa số các giáo viên đều cho rằng việc vận dụng chuyển đổi số vào dạy học là thực sự rất cần thiết. Việc áp các PPDH và hình thức tổ chức dạy học tích cực là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. - Đa số các trường THPT trên địa bản tỉnh đã áp dụng chuyển đổi số vào dạy học tuy nhiên mới chỉ áp dụng ở một số môn và hoạt động ngoại khoá chứ chưa thực hiện thường xuyên và đại trà ở tất cả các môn học. - Việc vận dụng chuyển đổi số đối với môn Công nghệ trồng trọt đã có áp dụng ở một số trường THPT. Tuy nhiên, một số giáo viên dạy học môn công nghệ vẫn chưa áp dụng dạy học chuyển đổi số, còn cho rằng hoạt động dạy học này còn khá xa lạ. - Các giáo viên hầu hết cho rằng có nhiều khó khăn khi triển khai dạy học chuyển đổi số, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ dạy học bởi điều kiện hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh. 12
- - Môn Công nghệ trồng trọt là môn học có nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống và sản xuất, do đó phần lớn giáo viên đồng ý rằng nếu vận dụng dạy học chuyển đổi số thành công thì sẽ rất hiệu quả và học sinh hứng thú hơn. 1.2. Thuận lợi và khó khăn khi vận dụng chuyển đổi số trong dạy học Trường THPT Anh Sơn 3 là ngôi trường thuộc huyện miền núi. Tuy nhiên, trong năm học 2021-2022 nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập, nhà trường đón nhận những tấm lòng tri ân của các thế hệ học trò và các nhà hảo tâm đã trang bị cho nhà trường đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy học. Vì vậy, mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ màn hình ti vi, bộ cây máy tính, đường truyền internet. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong quá trình học tập cũng như khai thác các nguồn học liệu phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên, để vận dụng chuyển đổi số đồng bộ trong dạy học là sự chuyển đổi của cả cơ sở vật chất, thiết bị cho người học cùng ý thức của người dạy và người học. Một phần người học chưa tiếp cận được hết với công nghệ, một bộ phận GV chưa chịu tìm tòi, cố gắng. 2. Khả năng vận dụng dạy học chuyển đổi số 2.1. Khả năng vận dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng Công nghệ trồng trọt là môn học gắn liền lý thuyết với kiến thức thực tiễn. Những vấn đề được đề cập đến trong chương trình gắn liền với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn sản xuất. Chính điều này tạo hứng thú học tập của học sinh và giáo viên có thể khai thác kích thích các em bằng các tình huống thực tiễn. Tính vận dụng, tìm tòi và hoạt động sáng tạo cao của học sinh THPT, đã giúp các em điều tra thực tế; tìm kiếm tài liệu để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Bên cạnh đó, một số em rất yêu thích và đam mê tìm tòi để vận dụng những kiến thức vào thực tiễn. Tự bản thân các em nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm học tập có giá trị. Nguồn tài liệu từ internet phong phú, nội dung kiến thức gắn với thực tiễn sản xuất. Chính sự đam mê này là yếu tố rất thuận lợi để áp dụng chuyển đổi số trong dạy học Công nghệ trồng trọt. 2.2. Cơ sở của việc vận dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng- môn Công nghệ trồng trọt THPT Bộ Cánh diều. Anh Sơn là huyện miền núi, đất trồng chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, đất trồng cạn các loại rau, hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày như cam, mía, chè,… Canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, thời tiết bất lợi nên sâu bệnh hại phát triển khá nhiều. Mặt khác, giống cây trồng sử dụng còn chủ yếu tự cung. Xây dựng nội dung dạy học dựa trên nội dung chương trình và thực tế địa phương. Từ đó, với mong muốn các em tìm tòi, biết cách nhân các loại giống cây trồng bằng các phương pháp khác nhau từ các loại cây trồng có sẵn tại địa phương. Xu thế chung hiện nay, 13
- chúng ta đang hướng tới công nghệ 4.0, con người học tập và làm việc trên nền công nghệ cao. Chính những vấn đề gần gũi với thực tiễn, liên quan đến địa phương là yếu tố kích thích các em hứng thú tìm hiểu, tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Qua đó, hình thành cho các em các năng lực số. Trên những cơ sở phân tích, bản thân thấy việc vận dụng dạy học chuyển đổi số có khả năng ứng dụng cao trong dạy học bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng. 14
- CHƯƠNG III. THIẾT KẾ BÀI DẠY 1. Phân tích bài dạy : “Phương pháp nhân giống cây trồng” . Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng thuộc chủ đề công nghệ giống cây trồng, sách Công nghệ trồng trọt- bộ sách Cánh Diều. Mạch kiến thức: a. Phương pháp nhân giống hữu tính: Khái niệm, quy trình, ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng b. Phương pháp nhân giống vô tính: - Tìm hiểu và nêu được quy trình tiến hành, ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương pháp nhân giống vô tính: Giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô. 2. Xây dựng nội dung tiến trình thực hiện và cách thức dạy học có vận dụng chuyển đổi số BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG Thời lượng: 3 tiết Tiết 1: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức (nhiệm vụ 1) Tiết 2: Hình thành kiến thức (nhiệm vụ 2) và luyện tập Tiết 3: Hình thành kiến thức (nhiệm vụ 3) và luyện tập, thực hành vận dụng I. MỤC TIÊU 1.Về năng lực * Năng lực công nghệ: - Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các phương pháp nhân giống cây trồng tại gia đình và địa phương. - Thực hiện được ít nhất một phương pháp nhân giống cây trồng có ở gia đình hoặc địa phương. - Đề xuất được cách nhân giống cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống cây trồng. * Năng lực số + Có kĩ năng về tìm kiếm dữ liệu: Tìm kiếm, phân tích, truy xuất dữ liệu làm minh chứng (các hình ảnh về nhân giống cây trồng. + Sáng tạo sản phẩm số: HS sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế sản phẩm báo cáo của nhóm. Hs sử dụng phần mềm Powerpoint đề trình bày báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm. Học sinh sử dụng camera quay các video nhân giống cây trồng và đăng lên các kênh Youtube. 15
- - Năng lực giao tiếp kỹ thuật số: Sử dụng Google Drive, zalo thảo luận nhóm; trao đổi nội dung, nộp sản phẩm của nhóm. * Năng lực chung: - Chủ động tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm và cách sử dụng phương pháp nhân giống phù hợp với loại cây trồng cụ thể. - Làm việc cùng nhau, trao đổi và hoàn thành sản phẩm của nhóm và báo cáo sản phẩm trước tập thể lớp. - Giải quyết vấn đề khi vận dụng kĩ thuật nhân giống cây trồng bảng phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính. 2. Phẩm chất: - Hình thành tính trung thực khi tìm hiểu những phương pháp nhân giống giống cây trồng. - Học sinh có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cá nhân trong hoạt động nhóm, có ý thức trách nhiệm tuyên truyền giữ gìn giống cây trồng quý và bảo vệ môi trường - Có ý thức trân trọng nghề nghiệp về lĩnh vực nhân giống cây trồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt. - Video về các phương pháp nhân giống cây trồng: https://www.youtube.com/watch?v=aexpUndPrSQ https://www.youtube.com/watch?v=VrOvIHDRiwA - Phần mềm Azota: https://azota.vn/de-thi/ylbjej - Phần mềm Zalo: https://zalo.me/g/zgsrye283 2. Học sinh - SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt. - Dụng cụ và vật liệu thực hành giâm cành, chiết và ghép cành: cành giâm, giá thể giâm cành, cành ghép, cây gốc, ghép, cây, túi ni lon, dao ghép, dây buộc. - Học liệu số, phần mềm: Video thiết kế biên tập hình ảnh nội dung trình chiếu trên màn hình , Microsoft PP trình chiếu bài giảng đa phương tiện - Phần mềm Microsoft PP, Video Editor, Zalo https://zalo.me/g/zgsrye283 - Các sản phẩm của học sinh đã thực hiện : https://www.youtube.com/watch?v=7pjuF8y9_1A https://www.youtube.com/watch?v=bcaTBotIZlY 16
- https://www.youtube.com/watch?v=NCG94jxqFg8 - Bài báo cáo thuyết trình của 4 nhóm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: - Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS về khái niệm, phương pháp nhân giống cây trồng. - Nhận biết kiến thức thực tiễn cho HS về vai trò quan trọng của nhân giống trong sản xuất nông nghiệp. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Kể tên các loài cây có ở trường em và cho biết làm thế nào để nhân giống được các loại cây đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - HS xung phong trả lời câu hỏi của GV đưa ra. Gợi ý: Những cây trồng làm bóng mát và trang trí cảnh quan phổ biến tại trường học như cây phượng, cây sấu, nhãn, xà cừ, hoa giấy, cây bàng, cau tiểu trâm, thiết mộc lan… ; cây bóng mát thân gỗ lớn thường nhân giống bằng hạt, cây cảnh quan trang trí phổ biến sử dụng nhân giống vô tính bằng tách chồi hay giâm cành. - GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt HS vào nội dung: Nhân giống cây trồng là quá trình làm tăng số lượng cây của loài hoặc giống cây trồng. Vậy có những phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11. Phương pháp nhân giống cây trồng. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phương pháp nhân giống hữu tính a. Mục tiêu: HS nêu khái niệm nhân giống hữu tính hay nhân giống bằng hạt cây trồng. b. Tổ chức hoạt động: 17
- HOẠT ĐỘNG GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Phương pháp nhân giống hữu tập tính - GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 SGK - Quy trình nhân giống bằng hạt ở tr.58 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước nhân cây trồng: giống bằng hạt? + Chọn hạt giống gốc. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và + Gieo trồng, chăm sóc. trả lời câu hỏi: Ở địa phương em, những loại cây nào thường được nhân giống bằng hạt? + Thu hoạch hạt. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK tr.58 + Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt. và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để đảm bảo + Bảo quản. chất lượng hạt giống sau khi nhân cần làm - Ưu nhược điểm của nhân giống gì? hữu tính: - GV mở rộng kiến thức + Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí - GV yêu cầu HS : Nêu ưu - nhược điểm thấp, cây có tuổi thọ cao, tính thích cũng như phạm vi áp dụng của pp nhân nghi cao, dễ dàng bảo quản và vận giống bằng hạt? chuyển hạt giống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Nhược điểm: dễ phân li tính - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu trạng, lâu ra hoa, đậu quả. hỏi. - Phạm vi áp dụng: Tất cả các cây - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu có hạt ngắn ngày, cây làm gốc ghép. cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính a. Mục tiêu: HS hoạt động theo nhóm, tìm hiểu được khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng phương pháp nhân giống vô tính theo sự phân công của GV. b.Tổ chức hoạt động: 18
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ GV sử dụng phương pháp trực quan, hoạt động nhóm, hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, nhóm. Trong hoạt động này, GV giao cho học sinh hoạt động nhóm, yêu cầu HS sử dụng phần mềm Microsoft PP hoặc video thiết kế bài báo cáo nhóm mình, tương tác qua Zalo nhóm https://zalo.me/g/zgsrye283 để chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. GV nêu các nhiệm vụ HS cần thực hiện: Nhóm 1: Phương pháp giâm cành Nhóm 2: Phương pháp chiết cành Nhóm 3: Phương pháp ghép mắt Nhóm 4: Phương pháp ghép cành Yêu cầu: - Mỗi nhóm thực hiện thao tác thực hiện quy trình, có minh chứng là các hình ảnh, video, sản phẩm. - Bài báo cáo trình bày trên PPT hoặc video có đầy đủ các thông tin: Quy trình thực hiện, ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng. - Sản phẩm của nhóm nộp qua nhóm zalo học tập của lớp 10C1 (2022-2015) https://zalo.me/g/zgsrye283 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân: Nghiên cứu nội dung trong SGK, liên hệ thực tế, suy nghĩ và viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân. - Làm việc nhóm: + Làm việc trong nhóm chuyên gia: Lần lượt thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm chuyên gia. Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến bổ sung để chuẩn bị báo cáo. Nội dung bài báo cáo trình bày trên phần mềm Powerpoint. Tiết 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến. Bước 4: Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 19
- Phương pháp Phương pháp giâm cành Sử dụng một đoạn cành cắt từ cây mẹ, cắm vào giá thể để Khái niệm chúng ra rễ và phát triển thành cây con. B1: Chọn cành mẹ Quy trình thực B2: Cắt từng đoạn cành dài 10-15cm, loại bỏ lá. hiện B3: Nhúng gốc cành vào chất kích thích ra rễ B4: Cắm đoạn cành vào nền giâm và tưới nước đủ ẩm - Giữ được đặc tính di truyền Ưu điểm - Hệ số nhân giống cao - Dễ thực hiện - Bộ rễ phát triển kém Nhược điểm - Sức sông kém nếu nhân giống nhiều lần - Dễ lây bệnh - Cây dễ ra rễ: Sắn, tre, dâu,chanh, keo Phạm vi áp dụng - Cây không có hạt: roi, thiên lý, khoai lang, hoa hồng,…. Phương pháp Phương pháp chiết cành Khái niệm Là phương pháp tạo cây mới từ cành trên cây mẹ. B1: Chọn cành đường kính 0,5-2cm, nằm giữa tầng tán. B2: Khoanh vở cành chiết, chiều dài 3-5cm. Bóc vỏ và cạo Quy trình thực nhẹ lớp tượng tầng hiện B3: Bôi chất kích thích ra rễ vào vết khoanh. B4: Bó bầu - Giữ được đặc tính di truyền Ưu điểm - Cây sinh trưởng nhanh: sớm cho hoa quả. - Cây tán thấp, dễ chăm sóc và thu hoạch - Bộ rễ phát triển kém, tuổi thọ cây thấp Nhược điểm - Hệ số nhân giống thấp - Dễ lây bệnh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn