intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề: Bảo quản, chế biến nông sản- môn Công nghệ 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề: Bảo quản, chế biến nông sản- môn Công nghệ 10" nhằm giới thiệu, ứng dụng thành công mô hình giáo dục STEM vào giảng dạy chủ đề “Bảo quản, chế biến nông sản” môn Công nghệ 10 ở trường THPT Lê Lợi theo 2 nội dung: Các phương pháp bảo quản nông sản tại địa phương. Chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng dành cho con người hoặc trong chăn nuôi phù hợp với đặc thù vùng miền núi trung du của Tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề: Bảo quản, chế biến nông sản- môn Công nghệ 10

  1. TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG DẠY HỌC STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ BẢO QUẢN,CHẾ BIẾN NÔNG SẢN” –MÔN CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG DẠY HỌC STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ BẢO QUẢN,CHẾ BIẾN NÔNG SẢN” –MÔN CÔNG NGHỆ 10 Lĩnh vực: Sinh học Người thực hiện: Võ Thị Hà Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0829462678
  3. MỤC LỤC Phần, mục Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 Tính mới, đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2 1. Cơ sở lý luận 2 1.1. Khái quát chung về giáo dục STEM 2 1.2. Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới 5 Tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp dạy 1.3. học STEM vào giảng dạy môn Công nghệ ở trường 5 THPT 1.4 Quy trình thiết kế,xây dựng bài học STEM 6 2. Cơ sở thực tiễn 6 Những khó khăn khi dạy học chủ đề ở phần “ Bảo 2.1 6 quản,chế biến nông sản” – Công nghệ 10 Thực trạng việc dạy học phần “Bảo quản,chế biến nông 2.2 7 sản” tại trường THPT Lê Lợi hiện nay Thực tế việc áp dụng dạy học STEM trong dạy học 2.3 10 Công nghệ hiện nay. II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
  4. Thiết kế giáo án dạy học chủ đề STEM “Bảo quản,chế 1. biến nông sản-Công nghệ 10” theo định hướng phát 10 triển năng lực học sinh. 1.1 Tên chủ đề 10 1.2 Mô tả chủ đề 10 1.3 Mục tiêu chủ đề 12 1.4 Thiết bị 13 1.5 Tiến trình tổ chức dạy học 14 2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 25 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Hiệu quả của đề tài 30 1 Tính mới 30 2 Tính khoa học 30 3 Tính ứng dụng thực tiễn 30 4 Tính hiệu quả 31 II Hướng dẫn áp dụng đề tài 31 III Kiến nghị, đề xuất 31 Tài liệu tham khảo 33 Phụ lục 34 Hồ sơ học tập của học sinh 35-42 4
  5. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Chương trình GDPT mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS trở thành người học tích cực, làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp thu được những xu hướng lớn về giáo dục công nghệ như: Mô hình năng lực công nghệ, chuẩn hiểu biết công nghệ phổ thông; một số mô hình giáo dục kỹ thuật như mô hình định hướng thủ công; mô hình định hướng thiết kế; mô hình công nghệ đại cương…; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tiếp cận giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc thúc đẩy giáo dục STEM là một phương thức giáo dục để chuyển tải chương trình giáo dục, giúp cho người học có thể tự chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. STEM trong các nhà trường là phương thức giáo dục giúp chuyển tải chương trình phổ thông quốc gia một cách tích cực hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS trong giai đoạn hiện nay.Đây là cơ sở để xác định môn Công nghệ có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình môn Công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”; thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cả tiểu học, trung học; định hướng GD STEM – lĩnh vực rất được quan tâm trong Chương trình GDPT mới. Trong khi đó những kiến thức về STEM còn khá mới đối với nhiều giáo viên THPT nên việc đưa vào trường học hình thức giáo dục này còn khá nhiều bỡ ngỡ lúng túng. Với những lý do trên, chúng tôi xin đưa ra sáng kiến: “ Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề : Bảo quản, chế biến nông sản- môn Công nghệ 10” nhằm mục đích khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời giúp học sinh hứng thú đối với môn học, phát huy năng lực hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh và hơn hết là phát huy năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ đề dạy học phần “Bảo quản, chế biến nông sản” môn Công nghệ 10 theo định hướng STEM. 5
  6. Đối tượng: hs lớp 10 tại trường THPT Lê Lợi huyện Tân Kỳ. Thời gian thực hiện: Năm học 2020- 2021 và 2021- 2022. 3. Mục đích nghiên cứu Giới thiệu, ứng dụng thành công mô hình giáo dục STEM vào giảng dạy chủ đề “ Bảo quản, chế biến nông sản” môn Công nghệ 10 ở trường THPT Lê Lợi theo 2 nội dung: Các phương pháp bảo quản nông sản tại địa phương. Chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng dành cho con người hoặc trong chăn nuôi phù hợp với đặc thù vùng miền núi trung du của Tỉnh Nghệ An. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng kế hoạch dạy học và triển khai áp dụng chủ đề STEM “Bảo quản, chế biến nông sản” môn Công nghệ 10 tại trường THPT Lê Lợi. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sư phạm. 6. Tính mới, đóng góp của đề tài Với việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM sẽ phát triển được các năng lực đặc thù của các môn Khoa học tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, phát triển kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. Nhằm nâng cao chất lượng và tạo nguồn hứng thú cho việc dạy học môn Công nghệ hiện nay trong trường THPT. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng học sinh THPT về quy trình bảo quản, chế biến nông sản tại địa phương,gia đình…Qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT. - Đề tài này có thể xem như tài liệu tham khảo cho các GV môn Sinh học, Vật lý,Hóa học ,Công nghệ áp dụng dạy học STEM, đón đầu xu hướng đổi mới chương trình sgk cũng như đổi mới phương pháp dạy học theo. Đề tài này cũng có thể xem như tài liệu hướng dẫn cho học sinh, phụ huynh một số biện pháp bảo quản nông sản và chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng hằng ngày. PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Cơ sở lí luận. 1.1Khái quát chung về giáo dục STEM STEM là cách viết lấy chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của các từ: Science, Technology, Engineering, Maths. 6
  7. Science (Khoa học): gồm các kiến thức về Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất nhằm giúp học sinh hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày. Technology (Công nghệ): phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và đánh giá công nghệ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống. Engineering (Kĩ thuật): phát triển sự hiểu biết ở học sinh về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kĩ thuật cũng cung cấp cho HS những kĩ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy trình sản xuất. Maths (Toán học): phát triển ở học sinh khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt là phương pháp học qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học STEM. Với phương pháp “học qua hành”, học sinh được thu nhận kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải từ lí thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ hiểu sâu về lí thuyết, nguyên lí thông qua hoạt động thực tế. Chính những hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình. Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn có thể thực hành tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn. Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học, khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viên mà là phát triển cho học sinh những kĩ năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Đó chính là kĩ năng STEM. Kĩ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ 4 nhóm kĩ năng sau: + Kĩ năng khoa học: là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lí, định luật và các cơ sở lí thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức, để giải quyết các vấn đề trong thực tế. 7
  8. + Kĩ năng công nghệ: là sử dụng, quản lí, hiểu biết và truy cập được công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng hàng ngày đơn giản nhất như dao, kéo, bút chì… đến những hệ thống phức tạp như internet, mạng lưới điện quốc gia, vệ tinh…Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của con người thì được gọi là công nghệ. + Kĩ năng kĩ thuật: là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống bằng cách thiết kế các hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Học sinh cần có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan như: khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kĩ thuật. Khi đó các em sẽ có những giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra, học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kĩ thuật. + Kĩ năng toán học: là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kĩ năng toán học có khả năng thể hiện được các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày Song song với việc rèn luyện các kĩ năng khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học, giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thế kỉ 21 như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng cộng tác và giao tiếp. Để có được những con người năng động, sáng tạo trong công việc, chúng ta rất cần hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, hợp tác. Các kĩ năng về kĩ thuật cho phép học sinh có thể tiếp cận những phương pháp, nền tảng để thiết kế và xây dựng các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp mà xã hội cần hoặc đã và đang sử dụng. Học sinh được cung cấp những kiến thức về công nghệ sẽ có khả năng sử dụng công nghệ thành thạo, đem lại tính hiệu quả cao hơn, nhanh hơn, chính xác trong công việc. Vì vậy, việc kết hợp giữa các kĩ năng STEM ngày càng trở nên quan trọng trong thế kỉ 21. Môn học STEM là gì? STEM là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học một cách tích hợp. Thông thường, các môn học STEM được thiết kế dưới dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích hợp dựa trên chủ đề này. Ví dụ, khi học một chủ đề về ô nhiễm môi trường, học sinh không chỉ được nghiên cứu thế nào là ô nhiễm môi trường và có những biện pháp nào làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn được tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống (sinh học), học cách đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thông qua việc phân tích thành phần các chất có trong môi trường (hóa học), so sánh các số liệu trong môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm (toán học), tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương (sinh học + hóa học + công nghệ)… 8
  9. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEM càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEM có thể tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỉ mới. 1.2 Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới. STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức,kĩ năng liên quan đến khoa học công nghệ ,kỹ thuật, toán học , theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong đời sống hàng ngày .Thay vì việc dạy các môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc thì STEM kết hợp chúng thành mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.STEM giúp học sinh biết cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, biết tư duy, giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở khoa học chặt chẽ và có tính ứng dụng cao.Việc đưa giáo dục STEM vào trường THPT mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh,mục tiêu của chương trình làm được gì?Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học,kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn liền với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã nói rõ trong công văn số 1602/SGD & ĐT –GDTrH cũng nói rõ mục đổi mới hình thức dạy học cần: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học.Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần coi trọng việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ngoài nhà trường,tăng cường các hoạt động trải nghiệm; tổ chức dạy học gắn liền với các hoạt động sản xuất,kinhdoanh , dịch vụ ở địa phương; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông .Xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn,nhất là xây dựng những chủ đề theo tinh thần giáo dục tích hợp khoa học-công nghệ- kĩ thuật- toán (STEM) trong việc thực hiện chương trình GDPT ở những môn học liên quan. Thực hiện theo công văn số 1677/SGD & ĐT-GDTrH ngày 26/8/2020 của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An về việc thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2020- 2021 trở đi yêu cầu trong các trường phổ thông các tổ chuyên môn có các môn Toán,Tin, Lý, Hóa,Sinh, Công nghệ phải xây dựng các bài học theo chủ đề STEM. Ngoài việc tổ chức dạy học theo các bài học STEM, nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho HS. 1.3.Tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp dạy học STEM vào giảng dạy môn Công nghệ trong trường THPT Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi 9
  10. sản phẩm, tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh, dịch vụ,tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 1.4 Quy trình thiết kế, xây dựng bài học STEM Trong hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM số 1677/SGD & ĐT –GDTrH ngày 26/8/2020 của Sở GD ĐT Nghệ An cụ thể như sau: Bài học STEM được xây dựng theo quy trình gồm các bước như sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học. Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết. Sau khi chọn chủ đề bài học ,cần xác định vấn đề để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, HS phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề. Sau khi xác định vấn đề cần giải quyết ,cần phải xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các hoạt động học tập được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm mà HS phải hoàn thành. Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: xác định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá; chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh 2.Cơ sở thực tiễn 2.1 Những khó khăn khi dạy học chủ đề ở phần “Bảo quản,chế biến nông sản –Công nghệ 10”. Trong thực tiễn giảng dạy môn Công nghệ trong trường THPT nói chung và môn Công nghệ 10 nói riêng chúng tôi thấy môn Công nghệ 10 có rất nhiều ứng 10
  11. dụng vào thực tiễn đời sống đó là một lợi thế. Tuy nhiên do tâm lý của học sinh luôn coi môn Công nghệ là môn phụ,là môn học không nằm trong các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh cảm thấy nhàm chán trong quá trình học vì thế bản thân giáo viên chủ quan thường không chịu khó đầu tư, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nên chưa phát huy hết được những giá trị to lớn về mặt thực tiễn của môn học,làm cho học sinh không hứng thú đối với môn học.Hầu hết các bài dạy có kiến thức vận dụng vào thực tiễn đời sống. 2.2 Thực trạng việc dạy học phần “Bảo quản,chế biến nông sản –Công nghệ 10” tại trường THPT Lê Lợi hiện nay. Để tìm hiểu về thực trạng dạy học phần “ Bảo quản, chế biến nông sản –Môn Công nghệ 10” tại trường THPT Lê Lợi chúng tôi đã làm phiếu khảo sát đối với 14 giáo viên giảng dạy môn Công nghệ 10 ở hai năm học 2020- 2021 và đầu năm học 2021- 2022 và 300 học sinh lớp 10 gồm các lớp 10A1,10A2,10A3,10A4,10A5,10A6,10A7 trường THPT Lê Lợi từ tháng 09/2020 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như : nghiên cứu lí luận,điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số liệu về dạy học STEM kết quả thu được như sau: a.Kết quả điều tra đối với giáo viên. Bảng 2.1 Kết quả điều tra thực trạng ứng dụng dạy học STEM vào giảng dạy môn Công nghệ tại địa phương, đơn vị. STT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn(%) 1 Việc ứng dụng dạy học Rất cần thiết Cần thiết Không cần STEM vào giảng dạy thiết môn Công nghệ có thực 85.7% 14.3 % 0% sự cần thiết hay không 2 Thầy (cô) có thường Thường Thỉnh Chưa xuyên ứng dụng dạy học xuyên thoảng bao giờ STEM vào giảng dạy hay không? 14.3% 28.6% 57.1% 3 Nguyễn nhân khiến dạy Chưa tiếp cận Thiếu tài liệu Nguyên học STEM còn chưa được nhiều tham khảo nhân khác được ứng dụng rộng rãi 50% 35.7% 14.3% Kết quả trên cho thấy đa số giáo viên giảng dạy môn Công nghệ tại địa phương,đơn vị đều đánh giá cao về vai trò của việc sử dụng phương pháp dạy học STEM .Có tới 85.7% giáo viên được khảo sát đều chọn phương án là “rất cần thiết” vào dạy học với bộ môn Công nghệ.Tuy nhiên việc vận dụng dạy học STEM vào giảng dạy là rất hạn chế;chỉ có 14,3% giáo viên là thường xuyên tổ chức phương pháp này cho học sinh.Theo điều tra của chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu 11
  12. là do giáo viên chưa tiếp cận nhiều với phương pháp này(50%), các tài liệu nghiên cứu về dạy học STEM trong môn Công nghệ 10 còn rất ít (35,7%). b. Kết quả điều tra đối với học sinh. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH Câu Nội dung Ý kiến học sinh 1 Sự hứng thú học bộ môn Công nghệ ở các em thuộc mức nào? Rất thích Thích Bình thường Không thích 2 Em thích học môn Công nghệ là vì: Bài học sinh động,thầy cô dạy vui vẻ,nhẹ nhàng,dễ hiểu Kiến thức dễ nắm bắt Kiến thức gắn với thực tế nhiều 3 Trong giờ học môn Công nghệ em thích được học như thế nào? Tập trung nghe giảng,phát biểu ý kiến và làm việc Nghe giảng và ghi chép thụ động Được làm thực hành vận dụng vào thực tiễn đời sống 4 Nội dung dạy học Không cần thực hành nhiều Tăng cường học lí thuyết Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã 12
  13. học vào thực tiễn đời sống, tang cường các tiết dạy thực hành,trải nghiệm Bảng 2.2 về kết quả khảo sát từ học sinh Câu Nội dung Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Sự hứng thú học bộ môn Công nghệ ở các em thuộc mức nào? Rất thích 15 5 Thích 20 6,7 Bình thường 82 27,3 Không thích 183 61 2 Em thích học môn Công nghệ là vì: Bài học sinh động,thầy cô dạy vui 81 27 vẻ,nhẹ nhàng,dễ hiểu Kiến thức dễ nắm bắt 113 37,7 Kiến thức gắn với thực tế nhiều 106 35,3 3 Trong giờ học môn Công nghệ em thích được học như thế nào? Tập trung nghe giảng,phát biểu ý kiến 85 28,3 và làm việc Nghe giảng và ghi chép thụ động 149 49,7 Được làm thực hành vận dụng vào 66 22 thực tiễn đời sống 4 Nội dung dạy học Không cần thực hành nhiều 90 30 Tăng cường học lí thuyết 70 23,3 Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức 140 46,7 đã học vào thực tiễn đời sống, tang cường các tiết dạy thực hành,trải nghiệm Từ kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh yêu thích môn Công nghệ chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ chiếm 5- 6,7 % . Qua phân tích cho thấy các em chủ yếu học theo phương pháp truyền thống ít áp dụng vào thực tiễn,kĩ năng thực hành vận dụng vào thực tiễn rất thấp trong khi đó ở địa phương chúng tôi là vùng miền núi có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn rất tốt.Tuy nhiên thực tế việc áp dụng kiến thức đã học vào vận dụng thực tiễn lại là rất thấp nên học sinh không có hứng thú trong học tập, xem môn Công nghệ là bộ 13
  14. môn không quan trọng vì không liên quan thi cử tốt nghiệp,cảm giác môn học khô khan nhàm chán. 2.3 Thực tế việc áp dụng dạy học STEM trong dạy học Công nghệ hiện nay. Từ kết quả khảo sát cho thấy thái độ của học sinh khi được học theo giáo dục STEM: Hầu hết các em đều có nhận thức được tầm quan trọng của dạy học STEM trong bối cảnh thực tế cần nguồn nhân lực lao động trên thị trường có kĩ năng làm việc và thích ứng với các công việc thực tế. Tuy nhiên thực tế chothấy dạy học STEM chưa tạo được hứng thú cho đa số học sinh . Học sinh khi tham gia dạy học STEM thì đa số không thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Khó khăn nhất khi học theo dạy học STEM là các em chưa quen với phương pháp học tập mới này. Điều này cho thấy việc ứng dụng dạy học STEM vào môn Công nghệ 10 cần phải có những nghiên cứu, thay đổi để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh; giúp các em có trách nhiệm với kế hoạch đã đề ra;thay đổi cách học tập thụ động trước đây bằng thói quen chủ động, tích cực trong học tập.. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học đặc biệt là chuẩn bị cho chương trình GDPT mới 2018 thì phương pháp dạy học STEM là một phương pháp dạy học có nhiều ưu thế đặc biệt là đối với môn Công nghệ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị tại đơn vị. Với thực trạng đã phân tích ở trên cho thấy nghiên cứu ứng dụng dạy học STEM vào giảng dạy môn Công nghệ là rất cần thiết. Vì vậy với những lí do trên tôi muốn đưa phương pháp dạy học STEM vào để giảng dạy đối với bộ môn Công nghệ kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống sao cho hiệu quả công tác giảng dạy môn Công nghệ trong trường Phổ thông ngày một tốt hơn, học sinh đam mê học tập với bộ môn này. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thiết kế giáo án dạy học chủ đề STEM “Bảo quản,chế biến nông sản- Công nghệ 10” theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 1.1. Tên chủ đề: Một số phương pháp bảo quản nông sản và chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng. 1.2. Mô tả chủ đề Chủ đề này bao gồm các bài trong chương III- Bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản- Công nghệ 10 THPT. Xuất phát từ ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM đối với học sinh lớp 10.Do điều kiện thực tế tại địa phương là vùng trung du miền núi có nhiều nguyên liệu từ sản phẩm nông sản vừa dễ kiếm, tận dụng để chế biến thức ăn thức uống bổ dưỡng có thể phục vụ cho chế độ dinh dưỡng của con người hoặc vật nuôi. Xuất phát từ ý tưởng đó chúng tôi đã triển khai việc giảng dạy theo định hướng STEM linh hoạt,phù hợp với điều kiện thực tế.nên chúng tôi chọn đinh hướng dạy học đó là chế biến một số thức ăn, thức uống bổ dưỡng dành cho 14
  15. con người và gia súc. Thông qua việc chế biến thức ăn từ nguyên liệu nông sản học sinh sẽ tìm hiểu việc lên ý tưởng,nghiên cứu tìm hiểu kiến thức,quy trình kĩ thuật thực hiện và phương pháp chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng cho con người và gia súc. Học sinh sẽ nghiên cứu kiến thức lên men, ủ chua, chế biến thức ăn, chế biến xi rô từ quả…,tìm hiểu hệ vi sinh vật có trong nguyên liệu,tìm hiểu nguồn nguyên liệu,dụng cụ thực hiện,hạch toán kinh doanh, chất dinh dưỡng có trong các sản phẩm chế biến… Để thực hiện dự án dạy học trên,học sinh cần nắm vững kiến thức các bài học: Bài 42: Bảo quản lương thực,thực phẩm(công nghệ 10) Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm(công nghệ 10) Bài 45: Thực hành : Chế biến xi rô từ quả(công nghệ 10) Đồng thời học sinh phải huy động kiến thức nền các môn học liên quan đến như: + Môn Toán học: Việc tính toán các chất qua đơn vị đo lường,tính toán tỉ lệ các loại nguyên liệu như đường, muối,nước,gia vị các loại…. + Môn Sinh học: Kiến thức về lên men,tìm hiểu về vi sinh vật,sự sinh trưởng của vi sinh vật… + Môn Hóa học: Quá trình phân giải cabohidrat thành axit lac tic… + Môn Tin học:Tạo bảng biểu, sử dụng PowerPoint,sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin,biết kĩ năng quay video,hoạt động nhóm qua các phần mềm… + Môn Công nghệ : Bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm. Các kiến thức chủ yếu của chủ đề được hệ thống trong bảng sau: Bảng tóm tắt kiến thức dạy học STEM trong chủ đề Tên sản Khoa Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán phẩm học(S) học(M) Chế biến Dao,kéo,thớt,nồi Quy trình chế Tính toán thức ăn bổ nấu, chảo biến thức ăn bổ nồng độ dưỡng cho nấu,dụng cụ chế dưỡng từ các chất, con người biến các món ăn nguyên liệu là nguyên khác nông sản(gạo, liệu, gia vị nếp, ngũ cho vào cốc,trứng,sữa…) chế biến; hiện có tại địa điều kiện phương về nhiệt độ, độ 15
  16. ẩm,khối lượng,thể tích Chế biến xi Hoạt động Dao,kéo,hũ Quy trình chế Tính toán rô từ quả của vi sinh đựng bằng thủy biến xi rô từ các nồng độ vật tinh,các dụng cụ nguyên liệu các khác được sử nông sản như : chất,khối dụng trong chế mơ, nho, táo, ổi, lượng,thể biến xi rô dâu …. hiện có tích dụng tại địa phương cụ đựng xi rô 1.3. Mục tiêu của chủ đề Sau khi học xong chủ đề này , học sinh có khả năng: a.Kiến thức - Hiểu được quy trình chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng dành cho con người tiến hành như thế nào?Ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống việc linh hoạt chế biến các món ăn, thức uống bổ dưỡng phù hợp với các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. - Biết vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn đời sống để tận dụng các nguyên liệu sẵn có, giá rẻ tại địa phương để chế biến thành thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, vật nuôi. - Trình bày được điều kiện ,cách làm xi rô từ quả,chế biến các món ăn từ nguyên liệu nông sản. - Biết cách bảo quản, chế biến các sản phẩm từ nông sản như: thóc, rau, củ, quả,sắn tươi…. - Vận dụng kiến thức khoa học để thiết kế mô hình làm xi rô, ủ chua thức ăn chăn nuôi gia súc... b.Kĩ năng - Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu. - Tự đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và các nhóm theo các tiêu chí GVđưa ra. - Biết chế biến một số món ăn bổ dưỡng từ nguyên liệu nông sản. - Thiết kế được dụng cụ làm xi rô. - Thử nghiệm, vận dụng việc chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng cho con người và ủ chua thức ăn chăn nuôi vào thực tiễn đời sống hàng ngày. 16
  17. -Quan sát, làm việc nhóm, thuyết trình, biết lắng nghe,phản biện,bảo vệ ý kiến. - Kĩ năng sử dụng Internet thành thạo trong học tập, trao đổi hoạt động nhóm đặc biệt ứng dụng linh hoạt trong việc học tập phù hợp với tình hình dịch Covid đang diễn biến phức tạp. - Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm. c.Phát triển phẩm chất: - Nhiệt tình,năng động,nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ á nhân,thảo luận nhóm xây dựng sản phẩm chung của cả nhóm . - Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì,khéo léo trong khi thực hiện chế biến món ăn, là, xi rô, ủ chua thức ăn chăn nuôi. - Hòa đồng, nhẹ nhàng, hợp tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động nhóm. - Đảm bảo an toàn lao động,vệ sinh trong chế biến thức ăn, ý thức bảo vệ môi trường. - Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; - Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực nghiệm. d.Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực nghiên cứu khoa học -Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. - Năng lực hợp tác . - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự chủ,tự học: học sinh nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng mô hình làm xi rô, chế biến một số món ăn đơn giản dễ thực hiện. 1.4. Thiết bị Để tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng STEM, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng một số thiết bị sau; - Xô, chậu,bao bì, rổ rá,bao ni long, hũ đựng bằng thủy tinh,dao, kéo, thớt gỗ,xoong nồi, chảo nấu,bạt,…. - Một số vật liệu, thiết bị học tập như: giấy A0,máy tính,cân kĩ thuật,mạng Internet… - Nguyên liệu : 17
  18. + Nguyên liệu chế biến thức ăn bổ dưỡng: gạo, nếp,rau, củ, quả, ngũ cốc,thịt, trứng, sữa, các gia vị khác như đường, nước mắm, muối ăn, hạt tiêu,ớt, tỏi…. + Nguyên liệu làm xi rô: quả tươi( mơ, dâu, nho, ổi, táo…), đường trắng,muối ăn. 1.5. Tiến trình tổ chức dạy học. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN BỔ DƯỠNG CHO CON NGƯỜI VÀ GIA SÚC TỪ SẢN PHẨM NÔNG SẢN (Tiết 1 – 45 phút) A. Mục đích: - Học sinh hình thành được phần kiến thức ban đầu về phương pháp chế biến thức ăn bổ dưỡng từ nông sản, làm xi rô từ các nguyên liệu đơn giản có tại gia đình và địa phương. - HS tiếp nhận nhiệm vụ: nghiên cứu xây dựng quy trình làm xi rô từ quả bằng các nguyên liệu các lọa quả , chế biến một số món ăn theo một số tiêu chí về sản phẩm, dựa trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình lên men… - Trên cơ sở kiến thức ban đầu học sinh có thể tự đặt các câu hỏi: làm thế nào để chế biến thức ăn ngon, cách làm xi rô đạt chất lượng tốt,giá cả hợp lí, tận dụng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí…? - Học sinh bước đầu có sự tự tin, hứng thú trước khi bắt tay vào việc triển khai dự án học tập. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập: nghiên cứu các phương pháp chế biến các món ăn từ nguồn nguyên liệu nông sản sẵn có tại địa phương, cách làm xi rô từ quả. Trong giới hạn chủ đề này, để tạo nên tính đa dạng trong học tập giáo viên định hướng các lĩnh vực chế biến thức ăn, thức uống bổ dưỡng phù hợp với nguyên liệu sẵn có tại gia đình, địa phương do tình hình dịch bệnh kéo dài. Vì thế trong quá trình dạy học giáo viên cho học sinh linh hoạt, tự chủ trong quá trình lựa chọn việc thực hiện một sản phẩm phù hợp nhất trong số ba định hướng học tập: chế biến một số món ăn ưa thích, làm xi rô từ quả. B. Nội dung: - Giáo viên tổ chức cho học sinh xem các video chế biến một số món ăn đơn giản từ nguyên liệu là nông sản phổ biến ở địa phương; các video về quy trình làm xi rô từ một số loại quả; phương pháp ủ chua thức ăn từ các nguyên liệu khác nhau dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Học sinh sẽ ghi chép các nội dung đã được quan sát và hình thành ý tưởng để làm các sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm mình, trên cơ sở đó lựa chọn ý tưởng để tiến hành thực hiện. 18
  19. - GV hướng dẫn HS tự học kiến thức nền về quy trình chế biến một số loại thức ăn từ nguyên liệu nông sản tại địa phương ; tìm hiểu quy trình làm xi rô từ quả;lập kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình chế biến thức ăn, làm xi rô. -GV giao nhiệm vụ xây dựng quy trình chế biến thức ăn,quy trình làm xi rô, từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố như nhiệt độ, tỉ lệ đường, muối, các nguyên liệu gia vị chế biến món ăn, nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm. - Các tiêu chí đánh giá sản phẩm: (1)đánh giá bản thiết kế;(2) đánh giá sản phẩm; (3) đánh giá kế hoạch triển khai dự án được GV thiết kế khi xây dựng chủ đề dạy học, trước khi triển khai trong giờ dạy trên lớp.Trong hoạt động này GV giải thích và thống nhất nội dung để HS hiểu được yêu cầu và nội dung của các nhiệm vụ gắn với bản tiêu chí đã nêu. - HS thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: - Kết quả quy trình chế biến thức ăn bổ dưỡng cho con người. - Kết quả quy trình làm xi rô từ quả. - Các câu hỏi về quá trình chế biến thức ăn, làm xi rô. - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứ kiến thức nền, thảo luận phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận đưa ra quy trình chế biến thức ăn, làm xi rô của nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời gian và nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề xuất quy trình. - Một bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm(theo mẫu trong hồ sơ của học sinh). -Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế mô hình và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm ủ chua thức ăn. - Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm thức ăn hoặc xi rô. - Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ rang của các thành viên. - Mỗi nhóm có ít nhất một sản phẩm tối thiêu đó là một món ăn chế biến từ nông sản,hoặc một sản phẩm xi rô dựa trên nguyên liệu từ nông sản sẵn có tại địa phương. D. Cách thức tổ chức hoạt động: GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến các quá trình lên men như: rượu nho, siro mơ, mận, giấm ăn, sữa chua, dưa muối; hỏi HS về điểm chung của các loại đồ ăn, uống trên. (HS cần chỉ ra được chúng đều được tạo ra bằng quá trình lên men, nếu HS không trả lời được GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi như: các đồ ăn, thức uống được làm từ nguyên liệu gì và bằng cách nào?) 19
  20. GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: lên men là gì? Và tổ chức cho HS làm thí nghiệm lên men lactic theo nhóm để tìm hiểu về sự lên men: GV phát phiếu học tập số 1 có hướng dẫn thí nghiệm và quan sát, báo cáo kết quả. Bước 1: Giáo viên chiếu 3 video liên quan đến quy trình làm xi rô,chế biến một số loại bánh, xôi nếp. https://www.youtube.com/watch?v=8mOVwNv_1us https://www.youtube.com/watch?v=Y8mmm7ntJ48 Thảo luận chỉ ra các nguyên liệu được dùng trong chế biến món ăn từ gạo hay quy trình làm xi rô. GV sẽ tập trung vào các câu hỏi HS về các nguyên liệu thường được dùng để chế biến một số món ăn như xôi, chè,bánh, xi rô từ quả,thường được sử dụng ở địa phương em. Bước 2: - GV tổ chức chia lớp thành 2 nhóm. HS theo từng nhóm sẽ họp thống nhất vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập. GV phân công nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau: Nhóm 1: Chế biến sản phẩm thức ăn từ nguyên liệu nông sản như làm các các món ăn: bánh, xôi nếp,muối dưa cà… Nhóm 2: Chế biến xi rô từ quả (dâu, ổi, táo,nho) - GV yêu cầu HS tiến hành phiếu học tập số 1 để khảo sát như sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 DÀNH CHO NHÓM 1 Nhiệm vụ: chế biến một số món ăn từ nông sản CÂU HỎI TRẢ LỜI Nêu một số món ăn được chế biến từ nông sản đặc trưng ở địa phương em? Những nguyên liệu thường được sử dụng để chế biến món ăn đó? Các bước tiến hành thực hiện chế biến món ăn đó? Chế độ dinh dưỡng của món ăn? Trong quá trình chế biến món ăn đó có gặp khó khăn gì không? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2