intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài Động cơ không đồng bộ Vật lý 12, Công nghệ 12 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:57

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài Động cơ không đồng bộ Vật lý 12, Công nghệ 12 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh" nhằm tìm hiểu thực trạng về vận dụng dạy học trải nghiệm Stem vào dạy học vật lý ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Đề xuất các biện pháp phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài Động cơ không đồng bộ Vật lý 12, Công nghệ 12 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

  1. MỤC LỤC Tên mục Trang Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Đóng góp mới của đề tài 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC  4 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM STEM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ  VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC  SINH. 1. 1. Các khái niệm cơ bản 4 1.1.   Khái   niệm   về   STEM   và   các   đặc   điểm   của   dạy   học   trải   4 nghiệm STEM. 1.1.1. Khái niệm stem 4 1.1.2. Các đặc điểm của dạy học trải nghiệm stem 4 2. Vai trò của dạy học trải nghiệm STEM trong quá trình phát  4 triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 2.1.Khái niệm phẩm chất và năng lực 4 2.1.1. Khái niệm về phẩm chất 4 2.1.2. Phân loại phẩm chất 5 2.1.3. Khái niệm năng lực 6 2.1.4. Phân loại năng lực 6 3.   Các   tiêu   chí   đánh   giá   giáo   dục   STEM   trong   việc   phát   triển  6 phẩm chất và năng lực cho học sinh. 4.  Thực trạng dạy học dạy học trải nghiệm stem và sự cần thiết   8 phải phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh thông qua cho   học sinh trong dạy học Vật lý
  2. 4.1. Đặc thù bộ môn Vật lí và công nghệ 8 4.2. Thực trạng dạy học Vật lí và Công nghệ   ở  trường THPT  9 Nguyễn Cảnh Chân – Thanh Chương – Nghệ An 4.3. Những điểm thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến dạy học vật   9 lí và công nghệ  hiện nay  ở  trường THPT Nguyễn Cảnh Chân –  Thanh Chương – Nghệ An. 4.4. Sự cần thiết của việc vận dụng dạy học trải nghiệm STEM   9 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. CHƯƠNG   2:   PHÁT   TRIỂN   PHẨM   CHẤT   VÀ   NĂNG   LỰC  11 THÔNG QUA VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM STEM  BÀI   “ĐỘNG   CƠ   KHÔNG   ĐỒNG   BỘ”   VẬT   LÝ   12­   CÔNG  NGHỆ 12 THPT. 1. Kiến thức liên quan bài “Động cơ không đồng bộ” trong vật lý­  11 công nghệ 12 THPT. 2. Nguyên tắc xây dựng  tiến trình dạy học “Động cơ không đồng  11 bộ” vật lý­ công nghệ 12 THPT theo hướng phát triển phẩm chất   năng lực cho học sinh. 3. Xây dựng tiến trình dạy học bài động cơ không đồng bộ nhằm  12 phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 3.1. Nghiên cứu kiến thức về động cơ không đồng bộ. 16 3.1.1. Mục tiêu 16 3.1.2. Sản phẩm học tập 16 3.1.3. Tổ chức hoạt động 17 3.3.4. Phương án đánh giá 19 3.2. Trải nghiệm thực tế về động cơ không đồng bộ  tại nhà máy  20 tinh bột sắn Thanh Chương và các cơ sở sửa chữa. 3.2.1. Mục tiêu 20 3.2.2. Sản phẩm học tập 20 3.2.3. Tổ chức hoạt động 20 3.2.4. Phương án đánh giá 22 3.3. Báo cáo  sản phẩm hoạt động trải nghiệm về  cấu tạo,  ứng   23 dụng của “động cơ không đồng bộ”.
  3. 3.3.1. Mục tiêu 23 3.3.2. Sản phẩm học tập 23 3.3.3. Tổ chức hoạt động 23 3.3.4. Phương án đánh giá 24 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 26 2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 26 3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 26 4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm 26 5. Nội dung thực nghiệm sư phạm 27 5.1. Chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 27 5.2. Các bước chuẩn bị cho việc thực nghiệm sư phạm 27 6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 28 6.1. Đánh giá định tính 28 6.2. Đánh giá định lượng 29 7. Kết luận 33 8.Tài liệu tham khảo 35 Phụ lục 1 37 Phụ lục 2 42
  4. CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Thứ tự Các danh dục Viết tắt 1 Câu hỏi CH 2 Công nghệ CN 3 Giáo viên GV 4 Học sinh  HS 5 Năng lực NL 6 Sách giáo khoa SGK 7 Sách bài tập SBT 8 Sách giáo viên SGV 9 Sách tham khảo STK 10 Phẩm chất  PC 11 Trung học phổ thông THPT 12 Vật lý VL DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số Xi của bài kiểm tra Bảng 3.2: Bảng phân bố tần suất Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất tích lỹ Bảng 3.4: Bảng tính các tham số thống kê DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Đồ thị phân phối tần suất lần kiểm tra  Hình 3.4: Đồ thị phân phối tần suất tích lũy điểm lần kiểm tra 
  5. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự  phát triển như  vũ báo của cuộc cách mạng khoa học   kỹ  thuật và sự  bùng nổ  của công nghệ  thông tin truyền thông, thế  giới đang  bước vào thời đại toàn cầu hóa, nền giáo dục có những bước tiến về đổi mới  nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra. Ở Việt Nam nền giáo dục trong  thời gian  qua đang chuyển biến mạnh mẽ từ  chủ  yếu trang bị  kiên th ́ ưc sang phát tri ́ ển  phẩm chất và năng lực cho người học. Như  vậy, phương pháp dạy chỉ  hướng  tới mục tiêu hình thành kiến thức, kĩ năng một cách thụ động mà không phát huy  khả năng phát triển phẩm chất và năng lực của người học thì sẽ lạc hậu không  đáp ứng được đòi hỏi chuẩn đầu ra của sản phẩm giáo dục. Do đó, người giáo   viên phải hướng tới việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông  qua các hoạt động dạy học cụ thể để học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tích  cực nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI nêu rõ quan  điểm chỉ đạo về sự đổi mới của nên giáo dục được cụ thể hóa trong nghị quyết  số  29­NQ/TW về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của : “Phát  triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân  tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ  chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát   triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận  gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo   dục xã hội”.  Đặc biệt hơn, Vật lý là một môn thuộc khoa học tự nhiên không chỉ cung cấp  cho người học người học sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống,  kỹ  thuật mà còn giúp cho người học phát triển phẩm chất năng lực thông qua  việc chủ  động tìm tòi khám phá kiến thức và các hoạt động trải nghiêm thực   tiễn. Trong đó, bài “Động cơ không đồng bộ ” thuộc chương trình vật lý và công   nghệ  lớp 12 THPT là một trong những nội dung hàm chứa tương đối gần gũi  với các em trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không có một kế  hoạch  dạy học phù hợp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hình thành các phẩm   chất và năng lực cho học sinh. Từ những lý do trình bày trên chúng tôi chọn đề  tài  “Vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài “Động cơ  không đồng bộ”   Vật lý 12, Công nghệ  12   nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học   sinh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Vận dụng phương pháp dạy học STEM để  xây dựng kế  hoạch dạy học bài  “Động cơ  không đồng bộ” Vật lý 12 THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng  lực cho học sinh. 1
  6. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ­ Lý thuyết dạy học STEM, các phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. ­ Hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông. ­ Hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bài  “Động cơ  không đồng bộ” vật lý lớp 12 THPT và bài “Động cơ  không  đồng bộ” công nghệ 12. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được hoạt động dạy học phù hợp bài “Động cơ không đồng  bộ” Vật lý 12 THPT, Công nghệ 12 và sử dụng chúng vào dạy học thì sẽ   giúp   phát triển được phẩm chất và năng lực cho học sinh từ  đó góp phần nâng cao  hiệu quả học tập của học sinh.  5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học vật lý, Stem, các phương pháp dạy  học và sự hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. 5.2. Tìm hiểu thực trạng về  vận dụng dạy học trải nghiệm Stem vào dạy  học vật lý ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ  An. 5.3. Đề  xuất các biện pháp phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh  trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. 5.4. Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc, nội dung bài “Động cơ  không đồng bộ”  Vật lý 12 THPT và Công nghệ 12. 5.5. Nghiên cứu thực trạng dạy học bài “Động cơ không đồng bộ” vật lý 12  THPT và “Động cơ không đồng bộ” công nghệ 12. 5.6. Thiết kế các tiến trình dạy học bài “Động cơ không đồng bộ” Vật lý 12   THPT và công nghệ 12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh để  phát huy hiệu quả của việc dạy học vật lý. 5.7. Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả nghiên cứu. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, 2
  7. ­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm, ­ Phương pháp thống kê toán học.  7. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Về lý luận ­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết dạy học trải nghiệm Stem và phát  triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học vật lý  ở  trường phổ  thông. ­ Đề xuất được một số biện pháp phát triển phẩm chất và năng lực cho học   sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. 7.2. Về thực tiễn ­ Xây dựng được tiến trình dạy học theo lý thuyết trải nghiệm Stem bài   “Động cơ  không đồng bộ” vật lý 12 THPT và công nghệ  12 theo hướng phát  triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. ­ Vận dụng được tiến trình dạy học đã xây dựng về vận dụng lý thuyết dạy  học trải nghiệm Stem bài “Động cơ  không đồng bộ” vật lý 12 THPT và cộng   nghệ 12 theo hướng phát triểm phẩm chất, năng lực cho học sinh vào thực tiễn. 3
  8. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ  THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM  STEM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm về STEM và các đặc điểm của dạy học trải nghiệm STEM. Một trong nhưng tổ  chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục trên  thế giới là hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science   Teachers Asociation­ NSST) được thành lập năm 1944, đã đề  xuất khái niệm  giáo dục STEM (STEM education) với các định nghĩa ban đầu như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài  học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học,  công nghệ, kỹ  thuật và toán học vào những bối cảnh cụ  thể, giúp kết nối gữa   trường học với cộng đồng, nơi làm việc và các tổ  chức toàn cầu để  từ  đó phát  triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần cạnh tranh nền kinh  tế mới ” theo (Tsupros, Kohler, & Hallnen, 2009). Như  vậy, các định nghĩa về  giáo dục STEM nói đến một cách tiếp cận liên   ngành, liên môn học trong một chương trình đào tạo, cụ thể phải có 4 lĩnh vực:   Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán.  1.2. Các đặc điểm của dạy học trải nghiệm stem Tổng hợp các nghiên cứu và báo cáo gần đây, xin nêu 5 đặc diểm chính của giáo dục STEM để phân biệt các chương trình khác. a. Tập trung sự tích hợp b. Liên hệ với cuộc sống thực tế c. Hướng đến phát triển kỹ năng của thế kỷ 21 d. Thách thức học sinh vượt lên chính mình e. Có tính hệ thống và kết nối giữa các bài học 4
  9. 2. Vai trò của dạy học trải nghiệm STEM trong quá trình phát triển phẩm   chất và năng lực cho học sinh. 2.1.Khái niệm phẩm chất và năng lực 2.1.1. Khái niệm về phẩm chất Phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa  con người với con người. Từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình,  kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Phẩm chất thể hiện qua  cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như  đối với sự  việc trong  cuộc sống. 2.1.2. Phân loại phẩm chất Năm phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể  gồm: yêu  nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.      ­ Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây  dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ  nước. Tình  yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất  nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Yêu nước là yêu thiên  nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết  thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập   hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu   chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày.       ­ Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu   cái thiện; tôn trọng sự  khác biệt; cảm thông, độ  lượng và sẵn lòng giúp đỡ  người khác. Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt   đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.         ­ Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình  tham gia công việc chung sẽ  giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để  đạt   được những thành công lớn lao trong tương lai. Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi  nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề  nếp học tập chủ  động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.       ­ Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn  là kẻ  vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ  nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính  thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận  lỗi, sửa lỗi, bảo vệ  cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực,   5
  10. không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua  các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia   sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.      ­ Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì   đó mới là khi họ  trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt  đẹp hơn Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ  tự  kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề  ra sẽ  dần hình thành tinh   thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã  hội 2.1.3 Khái niệm năng lực Năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu  kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt   động. Trong điều kiện bên ngoài như  nhau những người khác nhau cớ  thể  tiếp  thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau có người tiếp thu  nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người  này có thể đạt được trình độ  điêu luyện cao còn người khác chỉ  đạt được trình  trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng. Thực tế cuộc sống có một số hình  thức hoạt động như  nghệ  thuật, khoa học, thể thao ... Những hình thức mà chỉ  những người có một số năng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả. 2.1.4. Phân loại năng lực ­ Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau  như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập,  năng lực tưởng tưởng ­ Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã  hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán   học... Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ  qua lại hữu cơ  với   nhau, năng lực chung là cơ  sở  của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát   triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển   của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối  với sự phát triển của năng lực chung. Trongg thực tế mọi hoạt động có kết quả  và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải cớ năng lực chung phát triển ở trình độ  cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc  của mình. Những năng lực cơ bản này không phải là bẩn sinh, mà nó phải được  giáo dục phát triển và bồi dưỡng  ở  con người. Năng lực của một người phối   hợp trong mọi hoạt động là nhờ  khả  năng tự  điều khiển, tự  quản lý, tự  điều   chỉnh  ở  lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi   người. 6
  11. 3. Các tiêu chí đánh giá giáo dục STEM trong việc phát triển phẩm chất và  năng lực cho học sinh. Các nghiên cứu tại Mỹ khi đánh giá một chương trình nào đều dựa vào hệ thống các tiêu chí vừa định lượng vừa định tính nhưng thông thường họ đều dự  trên một khung lí thuyết hoặc một khung khái niệm nhất định nào đó để  phân  tích. Dưới đây là 6 tiêu chí các nghiên cứu và đánh giá gần đây trong hệ  thống  giáo dục stem tai Mỹ. ­ Tiêu chí 1: Nội dung học tập đi từ thực tế cuộc sống. Chương trình tập trung vào các vẫn đề  thực tế  trong cuộc sống, từ  những  vẫn đề đơn giản cho đến những vẫn đề  phưc tạp, những vẫn đề  có ít lời giải   đến những vẫn đề có nhiều lời giải, những vẫn đề địa phương đến những vẫn   đề mang tính toàn cầu. ­ Tiêu chí 2: Cấu trúc xây dựng theo tiêu chuẩn. Chương trình được xây dựng theo một tiêu chuẩn nhất định, có thể đo lường   được các kết quả học tập của học sinh, trên cơ  sở tích hợp các kiến thức khoa   học và toán học, với sự  vận dụng các yếu tố  kỹ  thuật và công nghệ  trong quá   trình tiến hành thí nghiệm hay thiết kế chế tạo. Các bài học và chủ đề môn học   có sự gắn kết và bổ trợ lẫn nhau giúp học sinh thấy được vai rò và ý nghĩa của  kiến thức, có sự bổ sung và tương tác chặt chẽ với nhau trong hệ thống và trong   từng hoàn cảnh cụ thể. ­ Tiêu chí 3: Quy trình triển khai chú trọng vào học chủ động. Chương trình áp dụng phương pháp dạy học dựa vào khám phá, học dựa vào  vẫn   đề   và   luôn   lấy   học   sinh   làm   trung   tâm   trong   quá   trình   học.   Học   được  khuyến khích được động viên sang tạo trong suốt quá trình học. Các bài học,  chủ đề học luôn mang lại sự hào hứng, kích thích óc tò mò khám phá và sự sang  tạo của học sinh.Học sinh được tạo các cơ  hội và thử  thách và được thất bại  trong quá trình học để trưởng thnahf và vượt lên chính mình. ­ Tiêu chí 4: Kiến thức luôn đi kèm với phát triển kỹ năng. Chương trình cung cấp các hoạt động giúp học sinh phát triển kỹ năng khoa  học, từ quan sát, ghi chép đến phân tích, thuyết trình. Bên cạnh đó, các kỹ năng  thiết kế  công nghệ  như  đi từ  vẽ  mô hình, lắp ráp, ché tạo đến điều chỉnh và   hoàn thiện cũng được khuyến khích rèn luyện thường xuyên. Đặc biệt các tư  duy bậc cao như giải quyết vẫn đề, tư  duy phản biện đưcụ  chú trọng và được  tạo cơ họi thực hành thường xuyên. ­ Tiêu chí 5: Tương tác gắn kết với xã hội. Chương trình có các hoạt động mang tính tương tác xã hội như làm việc 7
  12. nhóm, giao tiếp với cộng đồng xung quanh tại địa phương hoặc với các tổ chức   và bạn bè quốc tế. Ngoài ra các hoạt động học tập hoặc sản phẩm thu nhận   được từ quá trình học tập có thể đem lại lợi ích phục vụ  được cộng đồng trực   tiếp hoặc gián tiếp. ­ Tiêu chí 6: Thể hiện sự đa dạng và đặc trưng. Chương trình khuyến khích sự tham gia của học sinh nam và nữ, đa dạng về độ tuổi, không phân biệt các điều kiện kinh tế xã hội, tận dụng và khai   thác được các điều kiện và văn hóa các tổ chức, địa phương hoặc quốc gia. 4.   Thực trạng dạy học dạy học trải nghiệm stem và sự  cần thiết phải  phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh thông qua cho học sinh trong   dạy học Vật lý 4.1. Đặc thù bộ môn Vật lí và công nghệ Chương trình vật lý và công nghệ  trong trường THPT là chương trình có  nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn của cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy  việc tiếp cận nội dung cho học sinh có nhiều cách để  có thể  phát triển phẩm  chất và năng lực cho học sinh. Tuy nhiên để học tập vật lý có hiệu quả chungas  ta cần tạo cho HS môi trường để  phát triển các kỹ  năng,  phát triển tư  duy và  hiểu được bản chất khoa học để ứng phó với thế giới xung quanh. Chính những   trải nghiệm khoa học vật lí trong thực tế giúp các em hình thành tình yêu về thế  giới xung quanh dựa trên nhận thức về tri thức, hunh đúc cho những hành vi và   thái độ tốt trong cuộc sống, đồng thời góp phần nuôi dưỡng đam mê sở thích vật  lí của học sinh  ngày một phát triển hơn trong tương lai. 4.2. Thực trạng dạy học Vật lí và Công nghệ ở trường THPT Nguyễn Cảnh   Chân – Thanh Chương – Nghệ An. Hiện nay việc dạy và học môn Vật lí và Công nghệ tại các trường THPT nói  chung, THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng đã có bước chuyển biến rõ rệt về  hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức. Tuy nhiên đối với môn Vật lý và Công  nghệ có nhiều nội dung rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS. Cho nên   đòi hỏi Gv cần xây dựng các tiến trình dạy giúp học sinh chủ  động trong hoạt   động chiễm lĩnh kiến thức. Một trong các phương pháp mang lại hiệu quả đó là  vận dụng học trải nghiệm STEM nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho HS. Tuy nhiên, với các trường THPT đóng trên địa bàn huyện Thanh Chương nói  chung, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng đóng trên địa bàn huyện miền   núi thì điều kiện có sở vật chất trong và ngoài nhà trường để khai thác sử dụng  còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc dạy học chủ yếu khai thác các cơ  sở vật chất   sẵn có trong nhà trường như  phòng thí nghiệm, phòng vi tính, khai thác các tài   liệu trên mạng internet… các GV rất ngại trong công tác tổ  chức dạy học các  hoạt động trải nghiệm STEM. Vì vậy đề tài chúng tôi xây dựng với mong muốn8  
  13. sẽ  giúp GV và HS có nhứng trải nghiệm thú vị  nhằm nâng cao hiệu quả  của  việc dạy và học. 4.3. Những điểm thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến dạy học vật lí và công  nghệ  hiện nay  ở  trường THPT Nguyễn Cảnh Chân – Thanh Chương – Nghệ  An. 4.3.1. Về thuận lợi Ở trường THPT Nguyễn Cảnh Chân tuy là một ngôi trường có tuổi đời còn trẻ  nhưng tọa lạc trên vùng đất thị  trấn Thanh Chương, Nghệ  An nơi có  truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Đa số  học sinh, phụ huynh và mọi từng  lớp xã hội đều xác định tầm quan trọng số một cho sự phát triển tương lai của  thế  hệ  trẻ. Vì thể  việc đầu tư  về  các điều kiện cho giáo dục được quan tâm   hàng đầu. Đội ngũ giáo viên trong tổ  chuyên môn có trình độ  đạt chuẩn và trên chuẩn  đáp  ứng được các đổi mới của giáo dục trong thời đại mới. Việc học tập để  phát triển chuyên môn nghiệp vụ  luôn được cá nhân chú trọng và được các  tổ  chức, lãnh đạo nhà trường quan tâm tạo điều kiện. 4.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì việc dạy học vật lí và công nghệ  còn  có nhiều khó khăn vướng mắc. Vì trường đóng  ở  vùng nông thôn nên chủ  yếu trong việc dạy và học hầu   như chỉ vận dụng các  điều kiện vật chất của nhà trường, còn việc khai thác các  điều kiện ngoài trường như các nhà máy, khu công nghệp, viện bảo tàng, trường  đại học, cao đẳng…còn khó khăn và hạn chế. Mặt bằng chung đầu vào của học sinh nhà trường còn thấp so với các trường  trong huyện, trong tỉnh nên ảnh hưởng đến việc chủ động khám phá kiến thức,  kỹ năng của các em trong quá trình khám phá kiến thức. Hầu hết các giáo viên dạy công nghệ  đều là các giáo viên dạy vật lý kiêm  nhiệm nên phần nào  ảnh hưởng đến chất lượng tổ  chức cho các em học sinh  trong việc tổ  chức, hỗ  trợ  các em học sinh khám phá kiến thức về  môn công   nghệ.       4.4. Sự cần thiết của việc vận dụng dạy học tr ải nghi ệm STEM nh ằm phát   triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa  hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức,hướng dẫn hoạt   động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và tình huống có vấn đề  để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào tổ  chức hoạt động học tập, tự  9
  14. phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng  tự  học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ  năng đã tích lũy được để  phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề,  hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành, được thực hiện bởi sự hỗ trợ của   thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kĩ   thuật số. Trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lao động chất lượng  caokhông chỉ cần thiết có kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi sự  hiểu biết liên  ngành. Ngoài ra các kĩ năng sử  dụng kiến thức để  giải quyết vấn đề, tạo sản  phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng được đề  cao. Trong khi đó  ảnh  hưởng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin dần chiếm ưu   thế  trên mọi mặt trận của cuộc sống. Giáo dục STEM là một hướng tiếp cận   mới giúp trang bị  cho học sinh những kiến thức cần thiết liên quan đến 4 lĩnh  vực là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Cho nên việc vận dụng dạy học   trải nghiệm STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là một   yêu cầu cần thiết trong giáo dục hiện nay đặc niệt sắp tới hướng đến thực hiện   chương trình giáo dục phổ thông 2018. Kết luận chương 1 Vật lý và công nghệ  là một môn khoa học tự  nhiên, các kiến thức vật lý và  công nghệ  rất gần gũi với cuộc sống mỗi chúng ta, vật lý giúp chúng ta giải   thích được các hiện tượng xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Chương trình vật   lý và công nghệ phổ thông chủ yếu là vật lý thực nghiệm nên nó có vai trò quan  trọng trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Việc phát   triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng trong  dạy học vật lý và công nghệ. Việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học  sinh bằng cách rèn luyện các thao tác, hành động, phương pháp nhận thức cơ  bản nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lý, áp dụng sáng tạo để giải quyết các vấn  đề trong học tập và lao động thực tiễn trong cuộc sống sau này. Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận cho việc Vận dụng dạy   học trải nghiệm STEM bài “Động cơ không đồng bộ” Vật lý 12, Công nghệ 12   nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh . Những vẫn đề cơ bản được   chúng tôi làm sáng tỏ trong chương có thể tóm tắt như sau: ­ Khái niệm về phẩm chất và phân loại phẩm chất ­ Khái niệm về năng lực và phân loại năng lực ­ Tìm hiểu thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong dạy học vật lý và công nghệ  theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Theo quan  điểm dạy học vật lý hiện đại, việc phát triển phẩm chất và năng lực cho HS 10 
  15. được đặt ngang tầm với nhiệm vụ  trang bị kiến thức cho người học. Đặc biệt  đối vói học sinh có thiên hướng trở  thành nhà nghiên cứ  thì nó con quan trọng   hơn rất nhiều. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, trong chương 2 chúng tôi sẽ  tiến hành xây dựng  các tiến trình vận dụng dạy học trải nghiệm STEM  nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Phục vụ  dạy học bài  “Động cơ không đồng bộ” vật lý 12 và công nghệ 12 THPT. CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC THÔNG QUA DẠY HỌC VẬN  DỤNG TRẢI NGHIỆM STEM BÀI “ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ” VẬT  LÝ 12, CÔNG NGHỆ 12 THPT. 1. Kiến thức liên quan bài “Động cơ  không đồng bộ” trong vật lý­ công  nghệ 12 THPT. Đề tài tích hợp liên môn “Động cơ  không đồng bộ  ba pha” được biên soạn   dựa trên kiến thức chính của môn vật lý và công nghệ  12 bài 26 trang 103, có  sự  khai thác một số nội dung trong môn vật lý 11 bài 23 trang 142 ở trung học   phổ thông, cụ thể như sau: Môn vật lý 11: Qua khảo sát nội dung kiến thức môn vật lý 11 bài 23 trang   142 ở trung học phổ thông, cho thấy có một số kiến thức có liên quan với kiến   thức bài 26, môn công nghệ 12. Đó là nội dung về hiện tượng cảm ứng điện từ  và từ trường quay. Môn công nghệ  12: Trong chương trình công nghệ  12, bài 26 trang 103 là  bài: Động cơ  không đồng bộ  ba pha được biên soạn đơn giản, ngắn gọn. Nội  dung chính của bài 26 đề cấp đến công dụng, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách đấu dây. Nhưng   chưa đề  cập đến việc giải thích về  nguyên tắc hoạt động dựa vào định luật  Lenxơ và vận dụng qui tắcbàn tay trái. Môn vật lý 12: Qua khảo sát nội dung kiến thức môn vật lý 12 bài 18 trang   95  ở trung học phổ thông, cho thấy có một số  kiến thức có liên quan với kiến   11
  16. thức bài 26, môn công nghệ  12. Đó là nội dung về  nguyên tắc hoạt động của  động cơ  không đồng bộ  ba pha với thí nghiệm về  nguyên tắc hoạt động của   động cơ không đồng bộ ba pha. Như  vậy, có thể  tích hợp các nội dung kiến thức nói trên của hai môn học  công nghệ và vật lý để  xây dựng một chuyên đề  học tập tích hợp liên môn và  tổ  chức dạy học cho học sinh phương pháp dạy học tích cực theo định hướng  phát triển năng lực học sinh. Sau khi học song chuyên đề này học sinh có kiến   thức tổng hợp về  cấu tạo, công dụng và nguyên tắc hoạt động cụ  thể  của   động cơ không đồng bộ ba pha. 2. Nguyên tắc xây dựng  tiến trình dạy học “Động cơ không đồng bộ” vật  lý­ công nghệ 12 THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học  sinh. Để  xây dựng tiến trình dạy học có hiệu quả  và phù hợp với các đối tượng  học sinh chúng tôi đề xuất về nguyên tắc xây dựng tiến trình dạy học như sau: Tiến trình dạy học phải được xây dựng theo hướng đổi mới phương pháp  dạy học lấy học sinh làm trung tâm cho hoạt động. Học sinh phải làm chủ  quá   trình học tập để  rèn luyện kiến thức kỹ năng qua đó hình thành các phẩm chất   và năng lực. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì tiến trình dạy học có thể được xây   dựng thông qua bốn cấp độ. Cấp độ  1: Hình thành các phẩm chất năng lực cho học sinh thông qua việc  hướng dẫn các em khám phá các kết quả  đã được xác lập. Trong cấp độ  này,   trên các câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh thực hiện tuần tự các hoạt động  theo quy trình đã có sẵn. Việc thực hiện hoạt động này giúp học sinh khẳng định  lại và làm sâu sắc hơn kiến thức đã được học. Cấp độ 2: Hình thành các phẩm chất và năng lực thông qua việc hướng dẫn  các em khám phá kiến thức dựa trên một quá trình đã được xây dựng. Trong cấp  độ  này, học sinh làm theo câu hỏi gợi mở  và một quy trình có sẵn do giáo viên   tạo ra. Học sinh thực hiện các bước và giải thích kết quả từ quá trình thực hiện   của mình. Cấp độ này, giúp học sinh làm quen với quy trình thí nghiệm và khảo   sát và tập suy nghĩ độc lập dựa vào kết quả thu thập được. Cấp độ 3: Hình thành các phẩm chất và năng lực thông qua việc hướng dẫn  các em khám phá kiến thức dựa trên định hướng ban đầu. Trong cấp độ  này,   giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh câu hỏi gợi ý, một định hướng để thực hiện   thí nghiệm hay khảo sát. Giáo viên không cung cấp cụ thể chi tiết các bước tiến   hành như  thế  nào. Học sinh phải chủ  động suy nghĩ, làm việc nhóm và thảo  luận với nhau nhiều để quyết định chọn cách thực hiện nào. Cấp độ 4: Hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua việc   hướng dẫn các em khám phá giống như  một nhà khoa học.  Ở  cấp độ  này, học  12
  17. sinh tự nêu ra câu hỏi hoặc vẫn đề cần giải quyết. Học sinh cũng tự thảo luận   và tra cứu các nguồn tài liệu để tìm ra một quy trình thực hiện thí nghiệm hoặc   khảo sát giúp trả lời câu hỏi ban đầu.    3. Xây dựng tiến trình dạy học bài động cơ  không đồng bộ  nhằm phát   triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Các tiến trình dạy học được xây dựng như sau: A. MỤC TIÊU DẠY HỌC Kí hiệu  Phẩm chất,  Mục tiêu mục tiêu  năng lực (mã hóa) NĂNG LỰC ĐẶC THÙ ­ Phân loại được động cơ điện xoay chiều và nêu  được khái niệm động cơ điện xoay chiều. VL1.1 ­ Biết được công dụng, mô tả được cấu tạo đơn  giản của động cơ không đồng bộ. ­ Vận dụng kiến thức định luật Lenxo để giải  thích nguyên tắc hoạt động của động cơ không  đồng bộ. Nhận thức vật  ­ Trình bày được nguyên tắc hoạt động của động  lí  cơ không đồng bộ. ­ Vận dụng kiến thức cách tạo ra từ trường  VL1.2 quay để vận dụng cho động cơ không đồng bộ  xoay chiều một pha và một số ứng dụng của  động cơ không đồng bộ xoay chiều một pha. ­ Nêu được khái niệm động cơ không đồng bộ  xoay chiều ba pha, vận dụng kiến thức ứng dụng  động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha. ­ Mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ  Tìm hiểu thế  xoay chiều ba pha. giới tự nhiên  VL2.1 dưới góc độ  ­ Biết cách đấu dây động cơ không đồng bộ xoay  vật lí chiều ba pha 13
  18. Vận dụng kiến  ­ Mô tả cấu tạo và kể tên một số động cơ không  VL3.1 thức, kĩ năng đã  đồng bộ xoay chiều ba pha và những ứng dụng  học thực tế. ­ Đọc và giải tích các thông số kỹ thuật trên  nhãn hiệu của động cơ không đồng bộ xoay  chiều ba pha. NĂNG LỰC CHUNG  Tự lực trong việc tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về  TL­TC Tự lực và tự  độngcơ không đồng bộ, ứng dụng và phân loại  chủ động cơ không đồng bộ. Giao tiếp và  Năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình tìm  GT­HT hợp tác hiểu lý thuyết liên quan đến động cơ không đồng  bộ, trao đổi để thốn nhất phương án chế tạo  động cơ đơn giản, hoàn thành bài thu hoạch Giải quyết vấn  ­Nêu được phương án chế tạo động cơ không  GQ­ST đề và sáng tạo đồng bộ đơn giản. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU Trung thực trong thực hiện các yêu cầu của hoạt  Trung thực TT động học tập mà giáo viên đã hướng dẫn. Thu dọn gọn gàng các dụng cụ sau khi làm thí  Trách nhiệm TN nghiệm. Chăm chỉ trong các hoạt động thí nghiệm và các  Chăm chỉ CC hoạt động học. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học ­ Tranh vẽ cấu tạo động cơ không đồng bộ, động cơ không đồng bộ một  pha và động cơ không đồng bộ ba pha. ­ Vật thật: Thiết bị động cơ không đồng bộ, động cơ không đồng bộ một  pha và động cơ không đồng bộ ba pha. ­ Máy tính, máy chiếu, phần mềm, video mô phỏng về nguyên lí hoạt động  của động cơ không đồng bộ và động cơ không đồng bộ ba pha. ­ Phiếu học tập, các nội dung cần báo cáo. 14
  19. ­ Giấy A0 và bút lông để nhóm học sinh viết vào giấy A0 lên bảng thuyết  trình 2. Tài liệu hỗ trợ ­ Sách giáo khoa Công nghệ 12, SGK vật lý 12, SGK vật lý 11, SGK Nghề  điện dân dụng lớp 11 ­ Các trang web và phần mềm máy tính phù hợp với năng lực của học sinh  và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện chủ đề. ­ Các tài liệu cần thiết cho đề tài, bao gồm các tài liệu động cơ không đồng  bộ, động cơ không đồng bộ một pha và động cơ không đồng bộ ba pha. ­ Sử dụng CNTT và tìm hiểu hình ảnh của Internet và Violet C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Thể hiện ở 3.1; 3.2; 3.3) Hoạt  Nội dung dạy  học Phương  động  Mục tiêu PP/KTDH án    đánh  học trọng tâm (Chỉ ghi kí  giá chủ đạo (thời  hiệu) (Nội dung vở  gian) của HS) HĐ1.  ­ VL1.1 1. Tìm hiểu các  PPDH:   PP  lớp  GV đánh  Nghiên  nội dung lí  học đảo ngược. giá  dựa  ­ GT­ HT cứu   kiến  thuyết liên  vào: KTDH   giao  thức   về  ­ TT quan động cơ  nhiệm vụ. ­ Bảng ghi  động   cơ  không đồng bộ ­ TN chép cá  không  nhân đồng   bộ  ­ CC và lập kế  ­ Bảng số  hoạch dự  liệu và  án   “chế  bảng  tạo   động  thuyết  cơ   không  trình của  đồng bộ”  nhóm đơn giản.   (45  phút) HĐ2:  ­ VL1.2 2. Trải nghiệm  ­ PP dạy học trải  GV đánh  Trải  về ứng dụng  nghiệm thực  giá học  ­ TT nghiệm  động cơ đồng  tiễn sinh và học  thực   tế  ­ CC bộ trong cuộc  sinh đánh  15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2