intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở trường THPT

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học GDQP-AN có nhiều khái niệm trừu tượng, khái quát, phức tạp, có thể gây khó khăn cho người học trong việc hiểu rõ bản chất của từng nội dung. Đồ dùng dạy học có khả năng làm bộc lộ những thuộc tính của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng, từ đó đơn giản hóa, cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, phức tạp. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPTC TNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 19 tháng 09 năm 2018 PHỤ LỤC 2 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Nguyễn Văn Thông Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 25/05/1990. - Nơi thường trú: xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn GDQP-AN. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu dưới sự chỉ đạo của Ban giám Hiệu, trường có tổng số 36 lớp trong đó có 6 lớp cơ bản, giáo viên có chuyên môn cao, học sinh chăm ngoan học giỏi và có nề nếp học tập rất tốt. - Thuận lợi + Được sự quan tâm giúp đỡ từ Ban Giám hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tổ bộ môn, nên việc triển khai cho công tác giảng dạy môn QPAN rất tốt. + Học sinh đa số đều có học lực giỏi, nên bản thân khi đứng lớp truyền đạt những kiến thức chuyên sâu cho các em. Các em cũng hứng thú trong việc học tập và tích cực luyện tập ở những nội dung thực hành. + Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ tạo điều kiện rất thuận lợi cho cả thầy và trò. + Học sinh trong trường được đảm bảo kỷ cương, nề nếp, chăm ngoan học tập. - Khó khăn + Bản thân là giáo viên trẻ mới ra trường nên kinh nghiệm còn học hỏi rất nhiều từ đồng nghiệp. + Một số học sinh nghĩ đây là môn học phụ nên còn lơ là trong việc học. + Trang thiết bị chủ yếu là súng mô hình nên dễ bị hư hỏng và luyện tập có phần không như những thiết bị thật (súng tiểu liên AK). Từ những thuận lợi và khắc phục được những khó khăn trên tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến: “Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở trường THPT”. Tên sáng kiến: Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở trường THPT. Lĩnh vực: sáng kiến sáng tạo đồ dùng dạy học. 1
  2. III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Bộ môn GD.QPAN đã từ lâu được đưa vào chương trình dạy học chính khóa trong các trường THPT. Thời gian gần đây nhất, Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT ban hành ngày 26/12/2018 về việc ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông mới” môn GDQP-AN là một trong 5 môn được giảng dạy bắt buộc chính khóa. Vị thế của bộ môn ngày một nâng cao đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp, áp dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để đa dạng hóa nội dung môn học. - Nắm bắt được sự đổi mới đó, trong những năm qua các trường THPT đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học, các thiết bị đồ dùng dạy học hết sức đa dạng để phục vụ cho bộ môn GDQP-AN. Thế nhưng, thống kê theo danh mục thì số lượng thiết bị để giảng dạy vẫn chưa đáp ứng đầy đủ thực tế giảng dạy. - Bên cạnh đó, những bậc phụ huynh hay các em học sinh vẫn còn thờ ơ và xem môn học này là môn học phụ. Vì thế, các em chỉ học một cách qua loa, học để lấy điểm, để khỏi bị khống chế, còn giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất cho các em ghi nhớ bài học, các em chỉ ghi chép tóm tắt hoặc là ghi nhận lại dòng thời gian học tập để nắm kiến thức do thầy cô truyền thụ…Chính vì thế, một số giáo viên cảm thấy bất mãn với bộ môn của mình giảng dạy hoặc nếu giảng dạy thực thụ thì chỉ cung cấp dưới dạng sự kiện, học thuộc lòng, chỉ dừng lại ở dạng câu hỏi và trả lời, dẫn đến nguồn kiến thức hạn hẹp. Cho nên, giảng dạy bộ môn GDQP-AN trong giai đoạn đổi mới phải thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ cả về phương pháp giảng dạy và vận dụng tất cả các trang thiết bị đồ dùng dạy học sẵn có, kể cả đồ dùng dạy học tự làm để tăng thêm tính hứng thú khi học sinh lên lớp. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT ban hành ngày 26/12/2018 về việc ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông mới” và Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó vận dụng và sáng tạo đồ dùng dạy học tự làm là một trong những vấn đề cần được thực hiện và áp dụng. Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn GDQP nói riêng là phương pháp dạy học. Chính vì vậy, trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai và thực hiện rộng khắp hệ thống giáo dục trong tỉnh. Tuy nhiên, do đội ngũ giáo viên GDQP-AN ở các trường THPT mới bắt đầu làm quen với hoạt động dạy học môn GDQP-AN và do tính đặc thù của môn học này, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn GDQP-AN ở các trường THPT còn chậm. 2
  3. Đổi mới giảng dạy môn GDQP phải gắn với đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực gắn với tận dụng “đồ dùng dạy học”. Trong các môn giảng dạy có phần thực hành nói chúng và môn GDQP-AN nói riêng thì “đồ dùng dạy học” vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là công cụ hữu ích để hỗ trợ hướng dẫn thực hành, luyện tập thực hành và kiểm tra đánh giá. “Đồ dùng dạy học” làm bộc lộ những khái niệm và quy trình trừu tượng phức tạp trong môn GDQP-AN; thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn GDQP-AN. “Đồ dùng dạy học” còn hỗ trợ phát triển khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, từ đó phát triển năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc sử dụng “đồ dùng dạy học” trong dạy học môn GDQP, trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở giáo dục trong tỉnh đã quan tâm đến việc thúc đẩy ban hành “Hội thi làm đồ dùng dạy học” trong đó bộ môn GDQP-AN là môn học có rất nhiều đồ dùng được áp dụng. Những năm gần đây, đồ dùng dạy học đặc thù sử dụng trong dạy học môn GDQP-AN được cải thiện cả về mặt số lượng lẫn chất lượng; các cơ sở giáo dục đã cố gắng trong việc cải thiện cơ sở vật chất, đầu tư sáng tạo và tự làm thiết bị để đáp ứng yêu cầu sử dụng; các giáo viên dạy môn GDQP-AN đã quan tâm hơn đến việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy. Từ những lý do nêu trên, tôi nhận thấy nghiên cứu: “Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở trường THPT” là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 3. Nội dung sáng 3.1. Tiến trình thực hiện 3.1.1. Ý nghĩa của đồ dùng dạy học đối với môn GDQP-AN Môn học GDQP-AN có nhiều khái niệm trừu tượng, khái quát, phức tạp, có thể gây khó khăn cho người học trong việc hiểu rõ bản chất của từng nội dung. Đồ dùng dạy học có khả năng làm bộc lộ những thuộc tính của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng, từ đó đơn giản hóa, cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, phức tạp. Chính nhờ vậy, việc minh họa bằng đồ dùng dạy học giúp việc giảng giải của giáo viên rõ ràng hơn, hiệu quả hơn, từ đó học sinh hiểu bài dễ dàng, sâu sắc hơn. Người xưa đã từng nói: “Nếu tôi nghe, tôi sẽ quên Nếu tôi thấy, tôi sẽ nhớ Nếu tôi làm, tôi sẽ biết”. Trong quá trình nhận thức, học sinh sử dụng các giác quan để tiếp nhận thông tin, từ đó thực hiện quá trình tư duy để hình thành khái niệm khái quát. Càng sử dụng nhiều giác quan thì xác suất thông tin được tiếp nhận càng cao. Chính vì vậy, ý nghĩa đầu tiên của việc sử dụng đồ dùng dạy học là kết hợp sử dụng thị giác và thính giác để tiếp nhận thông tin. Bên 3
  4. cạnh đó, thông tin được tiếp nhận thông qua cả hai kênh (hình và tiếng) có khả năng giúp não hình thành cùng một lúc hai loại biểu tượng, biểu tượng hình ảnh và biểu tượng ngôn từ, từ đó giúp người học nhớ tốt hơn (theo Paivio, 1986). Theo quan niệm thông thường, môn GDQP-AN là môn học khô khan, khó phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh. Mặt khác, học sinh cũng chưa ý thức nhiều về vai trò, ý nghĩa của môn học. Chính vì vậy, bản thân môn GDQP-AN rất khó thu hút sự chú ý và tạo hứng thú ở học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP-AN có thể cải thiện được tình trạng này. Với hình ảnh sinh động, màu sắc, chuyển động hấp dẫn…, đồ dùng dạy học có khả năng thu hút và duy trì chú ý của học sinh vào nội dung bài học. Bên cạnh đó, tính sinh động, hấp dẫn của đồ dùng dạy học giúp tăng hứng thú của học sinh đối với nội dung môn học và với hoạt động học tập môn GDQP-AN. Cả việc tăng cường chú ý và hứng thú học tập đều tác động làm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức, chất lượng hoạt động học. Ngoài ra, đồ dùng dạy học còn giúp người học phát triển khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp các hiện tượng để rút ra kết luận, đó đều là những thành phần quan trọng góp phần phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Với giáo viên, đồ dùng dạy học có thể là phương tiện dạy học, nguồn tri thức bổ sung, hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều khiển hoạt động học tập trên lớp, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà cũng như việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học vô cùng phù hợp và đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Bản thân cũng được hiểu rõ thế nào là “đồ dùng dạy học”, thế nào là “tư liệu trực quan” nên tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch, chủ động tự làm những đồ dùng dạy dạy đặc thù ở bộ môn GDQP-AN đồng thời áp dụng ngay trên từng khối, lớp học. Vậy thế nào “đồ dùng dạy học” và “đồ dùng dạy học” làm đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? 3.1.2. Khái niệm, chức năng và vai trò của đồ dùng dạy học 3.1.2.1. Khái niệm Cụm từ “đồ dùng dạy học” được thể hiện rất nhiều tên gọi: có người gọi là đồ dùng dạy học, cũng có người gọi là đồ dùng dạy học trực quan, có khi lại gọi là tư liệu trực quan…nhưng cách thức diễn đạt khái niệm này cũng khác nhau. Đồ dùng dạy học (ĐDDH) là phương tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học các môn học, cấp học. ĐDDH là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học… ĐDDH là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động dạy học, là thành tố chủ yếu và quan trọng nhất của cấu trúc hệ thống cơ sở vật chất trường học. 4
  5. ĐDDH theo Locx Klinbơ (Đức) thì ĐDDH hay còn gọi là thiết bị dạy học; dụng cụ dạy học…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả trong quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học cấp học. Từ những khái niệm trên chuyên gia thiết bị của giáo dục Việt Nam đúc kết rằng: ĐDDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc 1 tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học,… hình thành ở học sinh các kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học… Từ sự phân tích về bản chất của ĐDDH để nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay chúng ta có khái niệm như sau: ĐDDH là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS đồng thời thiết bị dạy học còn là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội hiệu quả tri thức, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học. Theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại thì ĐDDH là một trong 6 thành tố chủ yếu của quá trình dạy học. Vậy ĐDDH có vị trí, chức năng và vai trò như thế nào trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy ở bộ môn? 3.1.2.2. Chức năng - Trước tiên phải nói đến vị trí của đồ dùng dạy học: ĐDDH là vật dụng không thể thiếu được vì nó đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lí luận, liên kết giữa lí luận và thực tiễn. Mặt khác, ĐDDH là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành; trong khi đó, bất kì một hoạt động nào cũng luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động. Vì thế thiết bị dạy học sẽ tạo ra sự toàn vẹn của hoạt động nhận thức; đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và hơn nữa ĐDDH góp phần to lớn vào việc vận dụng và đổi mới phương pháp – giáo dục và dạy học. - Chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ĐDDH là chức năng thông tin. + ĐDDH chức đầy đủ thông tin về nội dung dạy học. Người dạy hiểu biết về những thông tin đó và sử dụng ĐDDH để chuyển tải thông tin đến người học. + ĐDDH chứa thông tin PPDH, nó hướng người dạy đến việc lựa chọn PPDH nào hợp lí và hiệu quả. - ĐDDH có chức năng phản ánh. + ĐDDH là thực hiện khách quan (hoặc mô tả hiện thực khách quan một cách ước lệ), nó phản ánh các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các quy luật khách quan của xã hội của tự nhiên và của tư duy. Các nội dung và chi tiết mà nó phản ánh sẽ được người dạy và người học tiếp nhận trong quá trình dạy học và cùng nhau tương tác, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dạy học. - ĐDDH có chức năng giáo dục 5
  6. + ĐDDH làm cho quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục, làm cho quá trình nhận thức trở thành quá trình tự nhận thức, làm cho quá trình dạy học trở thành quá trình tự học của HS. HS làm việc với ĐDDH để tự học, tự nhận thức dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV. + ĐDDH hàm chứa tư duy của các nhà khoa học. Qua ĐDDH, HS không chỉ tiếp thu tri thức, mà thông qua làm việc với ĐDDH, HS có suy nghĩ và cách làm khoa học. + ĐDDH hàm chứa quá trình phát triển nền văn minh nhân loại. ĐDDH có chức năng giáo dục toàn diện. - ĐDDH có chức năng phục vụ: ĐDDH là phương tiện phục vụ trực tiếp cho GV và HS hoạt động trong quá trình dạy học nói chung, cho từng bài học, từng đơn vị kiến thức trong từng bài học nói riêng. 3.1.2.3. Vai trò đồ dùng dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn GD.QPAN - Theo V.P. Golov, ĐDDH là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học. Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình giáo dục đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung chương trình SGK, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với nâng cấp và đổi mới thiết bị dạy học”. - ĐDDH đối với phương pháp dạy học ở môn GDQP-AN + ĐDDH góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học. Giúp học sinh nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn. ĐDDH là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin hiệu quả đến học sinh. + ĐDDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh: nhận biết tên gọi tính năng của thiết bị; lắp ráp thiết bị (tháo lắp súng tiểu liên AK, súng trường CKC…) để tiến hành thực hành; nhận biết thu thập và phân tích kết quả thực hành. + Thông qua quá trình làm việc với ĐDDH, học sinh phát triển khả năng tự học, nắm vững kiến thức, kĩ năng: kĩ năng sử dụng các thiết bị kĩ thuật; kĩ năng thu thập dữ liệu; kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kết luận, tự lực nắm vững kiến thức và phát triển trí tuệ. + Mối quan hệ giữa ĐDDH với mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng của học sinh trong dạy học: thuyết trình hiệu quả 5%; đọc hiểu hiệu quả 10%; nghe nhìn hiệu quả 20%; mô tả trình bày hiệu quả 30%; thảo luận nhóm hiệu quả 50%; thực hành hiệu quả 75%; dạy lại người khác hoặc ứng dụng ngay hiệu quả 90%. + Sử dụng ĐDDH khi tiến hành thực hành giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thực của học sinh. Qua đó rèn luyện cho học sinh lòng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm kiến thức say mê khoa học. + ĐDDH là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. Sử dụng ĐDDH một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Việc sử dụng hiệu quả cao các thiết bị dạy học phụ thuộc rất nhiều vào trình độ. Sự sáng tạo mang tính nghệ 6
  7. thuật của mỗi giáo viên và sự hỗ trợ hiệu quả của cán bộ quản lí thiết bị. Hiện nay trong xu thế đổi mới nội dung và chương trình SGK việc sử dụng các thiết bị dạy học lại càng quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông. + ĐDDH có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới PPDH. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là tìm ra một phương pháp hoàn toàn mới khác hẳn với các PPDH hiện hành. Đổi mới PPDH là tìm cách tốt nhất phát huy tính hiệu quả của hệ thống PPDH đang có trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH tập trung vào các hướng sau: thay đổi cách thức tổ chức dạy và học để đạt hiệu quả dạy học cao nhất; thay đổi các điều kiện dạy học để phát huy hiệu quả các PPDH hiện hành; sử dụng thành tựu của công nghệ kĩ thuật tiên tiến, đặc biệt là sử dụng ứng dụng các thành tựu CNTT&TT vào quá trình dạy học. 3.1.3. Các loại đồ dùng dạy học phục vụ môn GDQP-AN Có nhiều loại tư liệu trực quan được sử dụng trong dạy học môn GDQP-AN, trong đó có thể kể đến tranh ảnh dạy học, bản đồ, vật thật, mô hình, hình ảnh mô phỏng, các thiết bị luyện tập, phim dạy học. Tranh ảnh dạy học Người Trung Quốc có câu thành ngữ “một bức tranh đáng giá hơn nghìn lời nói”. Chính vì vậy, tranh ảnh dạy học là một trong những loại tư liệu trực quan được sử dụng phổ biến nhất và đem lại hiệu quả cao trong dạy học nói chung và dạy học môn GDQP-AN nói riêng. Nội dung tranh, ảnh sử dụng trong dạy học môn GDQP-AN khá phong phú, trong đó đặc biệt hữu ích là các tranh về vũ khí, trang bị trong quân sự và ảnh được chụp các trận chiến đấu của Việt Nam và các nước trên thế giới. Tùy theo nội dung của tranh ảnh và mục đích sử dụng, giáo viên có thể treo cố định ở một vị trí thích hợp trong lớp học chuyên dùng hoặc treo khi giảng bài. Tranh ảnh dùng để dạy học môn GDQP-AN có nhiều loại: Tranh ảnh treo tường (khổ A0, in Opsset), tranh ảnh trong sách giáo khoa, tranh ảnh được lấy từ mạng Internet. Trong đó, tranh ảnh do Bộ Quốc phòng cung cấp và tranh ảnh trong sách giáo khoa là có ý nghĩa hơn cả vì thường được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung chương trình. Chức năng của những tranh ảnh này là cung cấp những biểu tượng trực quan về nội dung dạy học, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo các bộ phận của vũ khí và trang bị thường được sử dụng trong quân sự. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để minh họa nội dung tri thức mà không cần tiêu tốn thời gian vào việc vẽ hình lên bảng. Giáo viên cũng có thể sử dụng tranh ảnh làm nguồn cung cấp tri thức để giới thiệu nội dung mới, tổ chức cho học sinh thảo luận, làm phương tiện hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng quân sự cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp tranh ảnh, hướng dẫn để học sinh tự học phần lý thuyết và sử dụng vào việc luyện tập thực hành kỹ năng quân sự. 7
  8. Hiện nay, tranh ảnh in trong sách giáo khoa GDQP-AN còn khá nghèo nàn và chủ yếu in trắng đen khá đơn giản. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần khai thác tốt trên mạng Internet, bằng cách truy cập vào các địa chỉ tư liệu tin cậy để tải về những tranh ảnh có màu sắc sinh động, có khả năng thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Bản đồ Theo các nhà bản đồ học, bản đồ là sự mô tả khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước. Bản đồ địa hình thường ở dạng không gian hai chiều nhưng biểu diễn các thông số trong không gian ba chiều. Bản đồ quân sự là loại bản đồ địa hình trong đó các yếu tố về dáng đất, địa vật được phản ánh hết sức chi tiết và chính xác, được sử dụng như trang bị không thể thiếu trong chiến đấu. Chức năng chủ yếu của bản đồ quân sự là vừa cung cấp kiến thức về địa hình quân sự, vừa dùng để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. Đồng thời, bản đồ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Học sinh có thể sử dụng bản đồ để rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tìm ra các mối quan hệ trên bản đồ, từ đó hiểu rõ hơn nội dung bài học, hình thành tri thức nhanh hơn, nhớ nội dung bài học lâu hơn. Trong chương trình GDQP-AN, nội dung bản đồ quân sự được đưa vào không nhiều, các bản đồ được thể hiện tượng đối đơn giản. Mục đích chủ yếu của nội dung này là giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản được thể hiện qua các thông số trên bản đồ, các phép chiếu đồ, tỷ lệ bản đồ, các loại ký hiệu trên bản đồ… từ đó, học sinh đọc hiểu bản đồ, sử dụng bản đồ để tìm phương hướng, xác định vị trí trên thực tế và trên bản đồ. Vật thật Vật thật được dùng trong dạy học môn GDQP-AN là những vũ khí trang bị quân sự như súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng diệt tăng B40, súng diệt tăng B41, súng trung liên RPD… Những vật thật có kích thước và khối lượng lớn như súng máy 12 ly 7, cối 60, cối 82, ĐKZ 75… thường ít được sử dụng trong giảng dạy, nếu có thì cũng chỉ ở hình thức tham quan. Tính chất đặc trưng của loại phương tiện này là tính xác thực và nguyên bản. Chúng có thể được sử dụng trên lớp với danh nghĩa là phương tiện chung hoặc riêng biệt tùy theo công dụng của chúng. Vật thật có thể được sử dụng làm nguồn cung cấp thông tin. Qua quan sát vật thật trong thời gian không hạn chế và từ các góc nhìn khác nhau, học sinh có khái niệm đúng đắn, chính xác hơn về hình dáng, màu sắc và kích thước của vũ khí, thiết bị. Việc sử dụng vật thật đặc biệt có hiệu quả trong dạy học phần lý thuyết về cấu tạo, tác dụng và chuyển động của các bộ phận của súng. Bên cạnh đó, vật thật cũng được sử dụng để hình thành kỹ năng, kỹ xảo tháo lắp súng thông thường. Việc tháo lắp các vật thật trong thực tế giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo của vũ khí và kết cấu giữa các chi tiết. 8
  9. Một phần của vật thật là các loại vũ khí được cắt bổ cũng được sử dụng khá rộng rãi trong dạy học. Mục đích của việc cắt bổ là làm cho học sinh có thể quan sát được các chi tiết bên trong máy, cấu kết giữa chúng và hoạt động thực tế; đồng thời chấp hành nghiêm quy định về pháp luật trong sử dụng vũ khí, trang bị quân sự. Mô hình Trong quá trình dạy học, có những nội dung giảng dạy mới về các sự vật hiện tượng mà học sinh rất khó tưởng tượng, trong khi điều kiện tiếp cận bản thân sự vật hiện tượng trong thực tế lại rất hạn chế. Để giúp học sinh hiểu các sự vật hiện tượng đó một cách cụ thể, chính xác, các nhà sản xuất thiết bị dạy học và giáo viên đã xây dựng các mô hình, đó là hình ảnh thu nhỏ của sự vật hiện tượng nhưng vẫn phản ánh đầy đủ những đặc điểm cơ bản của vật thật mà nó thay thế. Mô hình là phương tiện dạy học hình khối (3 chiều), đã được thay đổi về tỷ lệ so với vật thật. Giá trị sư phạm của mô hình là ở chỗ nó có khả năng chuyển tải thông tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. Chính vì vậy, mô hình thường được sử dụng làm nguồn thông tin để diễn giải những hiện tượng mà học sinh khó tưởng tượng (đường đạn bay trong không gian) hoặc cấu tạo, tác dụng các bộ phận của một số loại vũ khí dễ nổ, gây nguy hiểm như: mô hình lựu đạn, mìn, kíp gây nổ… Mô hình cũng có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, mô hình không thể dùng để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Trong thực tế quá trình giảng dạy, sử dụng mô hình cũng có hiệu quả tương đương với sử dụng vật thật. Tuy nhiên, chất lượng chế tạo mô hình thường không cao, ít giống với vật thật nên mô hình thường chỉ được sử dụng khi không có phương tiện nào khác để thay thế. Hình ảnh mô phỏng Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống truyền thông đa phương tiện, công nghệ thông tin, nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học, các nhà giáo dục đào tạo đã nghiên cứu và xây dựng thành công các phần mềm mô phỏng những hoạt động phức tạp trong các hệ thống máy móc trang bị, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh dựa trên công nghệ 3D. Sản phẩm nổi bật là phần mềm mô phỏng tương đối chính xác các chi tiết vũ khí trang bị, các hoạt động của các bộ phận cơ khí không thể quan sát được, các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển động của súng, đạn hoặc cơ sở lý thuyết của bài học trên cơ sở đồ họa mô phỏng không gian ba chiều. Thông qua đồ họa và lập trình của công nghệ mô phỏng 3D, học sinh có thể quan sát được từng chi tiết các hoạt động của các bộ phận cơ khí có trong vũ khí trang bị trong chương trình GDQP-AN, quy trình hoạt động và tương tác của các bộ phận vũ khí trang bị. Đồng thời, quan sát được những hiện tượng xảy ra trong suốt quá trình hoạt động của các loại súng, đạn khi bắn. Mô phỏng 3D mô tả chi tiết cụ thể hiện tượng bắn, quá trình chuyển động của các bộ phận trong tương tác sự vật, hiện tượng; thời gian bắt đầu và kết thúc của từng hoạt động, và của cả hiện tượng khi bắn hoặc khi nổ. Với hình ảnh minh họa sống động, 9
  10. hệ thống phần mềm mô phỏng 3D vừa giúp học sinh dễ nhận biết, dễ tiếp thu vừa tạo hứng thú học tập môn GDQP-AN ở học sinh. Các thiết bị luyện tập Thiết bị luyện tập có thể là những phương tiện hiện đại dựa trên điện tử, quang học, la de như: máy bắn tập MBT-03, máy bắn la de TEC-03, máy bắn điện tử MBT-03, thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07, thiết bị tạo nổ tiếng súng và tiếng nổ giả; hoặc là những phương tiện đơn giản dễ sử dụng nhưng khá hiệu quả như: kính kiểm tra đường ngắm, đồng tiền di động. Thiết bị luyện tập thường được sử dụng để hình thành kỹ năng, kỹ xảo quân sự theo nội dung chương trình. Thiết bị luyện tập nâng cao khả năng sử dụng các loại vũ khí, quan sát và điều chỉnh hành động các quá trình sử dụng cho người học. Làm việc trên thiết bị luyện tập phải dựa trên kiến thức lý thuyết chuyên môn nên cũng góp phần củng cố kiến thức, phát triển tư duy logic và nâng cao hoạt động giao cảm. Thực tế cho thấy rằng những học sinh được đào tạo trên thiết bị luyện tập thao tác nhanh thành thục với hiệu quả cao rõ rệt. Việc áp dụng thiết bị luyện tập trong quá trình dạy học tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận công nghệ hiện đại. Thiết bị luyện tập còn ghi lại những sai sót của học sinh, nhờ vậy giáo viên có thể phát hiện những sai sót của nhiều học sinh cùng một lúc và kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa những thao tác không đúng. Ngoài ra, những thiết bị báo lỗi còn giúp học sinh tự điều chỉnh các thao tác nhằm đạt được kỹ năng kỹ xảo ở mức độ cao. Thiết bị luyện tập rất cần thiết và hữu ích trong đào tạo môn GDQP-AN nhưng cũng có những hạn chế như mất thời gian vì cần phải thao tác nhiều trên thiết bị; chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu cao và máy móc thiết bị đắt, quí hiếm. Ngoài ra, quá trình điều khiển sử dụng thiết bị dễ bị hỏng hóc, thậm chí gây nguy hiểm cho học sinh. Phim dạy học Phim dạy học và phim tư liệu lịch sử cũng thường được sử dụng trong dạy học môn GDQP-AN. Phim dạy học và phim lịch sử dùng để truyền đạt những nội dung trong chương trình môn GDQP-AN với dung lượng thông tin lớn và tốc độ cao. Nhờ vậy, phim dạy học và phim lịch sử vừa làm phong phú nội dung học tập vừa có thể rút ngắn thời gian diễn giảng của giáo viên trên lớp, từ đó tăng thời gian học sinh củng cố bài học và thực hiện các hành động học tập khác. Tính chất “động” của loại tư liệu trực quan này giúp người học hình dung rõ hơn các đối tượng, các quá trình tiếp nối, sự chuyển động, phát triển. Nhờ đó, khi xem phim, học sinh có thể hiểu rõ hơn, chính xác hơn so với khi được nghe giáo viên mô tả bằng lời hoặc đọc trong tư liệu thành văn. Với hình ảnh sống động kết hợp với âm thanh, phim dạy học có sức hấp dẫn cao, có khả năng thu hút sự chú ý của học sinh, nâng cao hứng thú học tập, phát triển tính ham hiểu biết của các em. Phim dạy học có ý nghĩa đặc biệt ở giai đoạn định hướng trong giờ học khi giáo viên chuẩn bị dạy bài mới hoặc giới thiệu cho học 10
  11. sinh làm quen với những khái niệm mới. Việc gây ấn tượng ban đầu có thể mang ý nghĩa quyết định với việc học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng phim trong dạy học môn GDQP-AN cũng có những thách thức cần vượt qua, những vấn đề cần lưu tâm. Trong đó, tìm kiếm, lựa chọn, biên tập được phim phù hợp với nội dung chương trình để đưa vào dạy học là một trong những thách thức đầu tiên. Hiện nay, việc tiếp cận các loại phim đã khá dễ dàng, tuy nhiên, nguồn cung cấp đáng tin cậy những phim phù hợp với mục đích, nội dung dạy học môn GDQP-AN lại không nhiều. Khi đã có phim phù hợp, giáo viên còn cần chọn phần nội dung quan trọng nhất để đưa vào bài để tránh chiếu phim dài, nội dung lan man làm mất thời gian dạy học. Việc biên tập phim cũng đòi hỏi giáo viên phải nắm được kỹ thuật cắt phim, lưu trữ phim bằng phần mềm phù hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt, giáo viên có thể tự làm lấy phim dạy học về các tư thế động tác vận động chiến đấu của học sinh. Khi đó, đòi hỏi giáo viên cần có thêm hiểu biết về kỹ thuật quay phim, lựa chọn tư liệu làm phim… Việc sử dụng phim trong dạy học cần được tổ chức thực hiện sao cho vẫn đảm bảo tính tích cực của học sinh trong giờ học. Giáo viên cần chuẩn bị tâm thế, hướng dẫn cho học sinh trước khi xem và có kế hoạch tổ chức hoạt động sau khi xem. Giáo viên có thể nêu rõ mục đích của phim và ý nghĩa của việc xem phim, định hướng những nội dung cần lưu ý, nêu câu hỏi cần trả lời trước khi học sinh xem phim. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận về nội dung phim, tổng hợp vấn đề sau khi xem phim. Giáo viên cũng cần tổng kết, kết luận nội dung bài học được thể hiện trong phim. Trang thiết bị phục vụ việc chiếu phim cũng là một thách thức. Tuy nhiên, ngày nay, các phim chủ yếu được chiếu thông qua máy tính và máy chiếu projector. Điều này làm giảm yêu cầu về việc có phương tiện đặc thù để chiếu phim. Ngược lại, giáo viên cần có hiểu biết về công nghệ thông tin và các phần mềm máy tính có thể dùng để chiếu phim… Chính nhờ có phim dạy học với cách đạo diễn tỉ mỉ và các kiểu quay phim đặc biệt, sử dụng thêm hoạt hình và các kỹ xảo làm phim khác mà giáo viên có thể tạo được ấn tượng ban đầu cho các hoạt động tiếp thu kiến thức có kết quả của học sinh. Tuy hiện nay được Bộ GD&ĐT đặt các nhà sản xuất tạo ra nhiều loại thiết bị dạy học phục vụ môn QPAN, nhưng về chủng loại vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng để phục vụ hết hoàn toàn nội dung giáo viên lên lớp. Cho nên việc sáng tạo ra đồ dùng để dạy học là nhu cầu cần thiết, giúp cho giáo viên phân tích sâu vào bài giảng, giúp cho học sinh hiểu sâu nội dung kiến thức bài học. Trong chương trình môn GDQP-AN từ khối 10, khối 11 và khối 12 có rất nhiều bài chưa có thiết bị để minh họa về nội dung đòi hỏi giáo viên phải tự tư duy và sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp để áp dụng. Qua nhiều năm công tác giảng dạy và tham gia vào các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, tôi đã mạnh dạn sáng tạo ra những đồ dùng mà bộ GD&ĐT cũng như Sở GD&ĐT chưa cung cấp. 3.1.4. Một số đồ dùng dạy học tự làm ở môn GDQP-AN 11
  12. Việc sáng tạo ra đồ dùng để giảng dạy có thể kể đến những loại đồ dùng đơn giản và đồ dùng phức tạp. Các đồ dùng dạy học tự làm chủ yếu là tận dụng những vật phế thải sau đó tái chế lại và làm đồ dùng tư liệu trực quan để giảng dạy. Sau đây là một số đồ dùng đã được phát minh và được áp dụng hiệu quả qua nhiều năm nay: 3.1.4.1. Băng cuộn Đây là loại đồ dùng được phục vụ cho bài 6: “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”. Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều bán và có nhiều loại để sử dụng. Hình 1: Băng cuộn kích cỡ 10cm x 2.5m Tuy nhiên, việc sử dụng băng cuộn y tế này chỉ dừng lại ở việc băng bó ở một số vết thương vòng xoắn hay băng vòng số 8 ở cẳng tay và cẳng chân… còn các vết thương như ở đầu, ngực, bụng… thì loại băng cuộn dài 10cm x 2.5m không thể nào thực hiện được. Hình 2: Sử dụng băng cuộn với kích cỡ 10cm x 6.0m 12
  13. Mặt khác, khi các em học sinh mua băng cuộn để sử dụng, các em chỉ sử dụng từ 1 đến 2 lần là cuộn băng sẽ bị dơ sẽ không đúng với nguyên tắc khi băng bó (không cho vết thương bị ô nhiễm) hoặc do tính chất của các cuộn băng y tế được làm bằng chất liệu thun để dễ bị giãn, gây khó cho quá trình băng bó. Vì vậy chúng ta nên tự may băng cuộn có kích thước dài hơn để giảng dạy. Tùy vào tính chất vết thương chúng ta may một số cuộn băng thích hợp như: Hình 3: Băng cuộn may với khoảng cách 3m STT Vết thương Kích cỡ cuộn Loại băng Hiệu suất sử băng dụng 1 Vết thương cẳng 10cm x 2.5m Băng cuộn y tế Từ 1 đến 2 lần sử tay, chân dụng 2 Vết thương khối gối, 10cm x 3.0m Băng thun tự may Sủ dụng nhiều lần vùng trán, vùng cổ, vùng bụng 3 Vết thương băng ở 10cm x 6.0m Băng thun tự may Sủ dụng nhiều lần đầu, ngực, vùng háng… Bảng 1: phân tích các vết thương Cách làm: Đầu tiên tận dụng nhũng loại vải thun có độ giãn vừa phải và cùng màu (tốt nhất là màu xanh, màu xám hoặc màu trắng). Sau đó may 2 đầu bề ngang và 2 đầu bề dọc cho đừng bị chạy chỉ. Sau đó đo khoảng cách các cuộc băng có kích thước bề ngang là 10cm; còn chiều dài tùy theo vị trí vết thương mà cho chiều dài phù hợp (2.5m, 3.0m, 6.0m). 3.1.4.2. Bảng phân chia tiểu đội Đây là dụng cụ dùng để phân chia các tiểu đội luyện tập khi giảng dạy các bài giảng “ Đội ngũ từng người không có súng”, “ Đội ngũ đơn vị”, “ Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông 13
  14. thường và băng bó vết thương”, “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC”, Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”, “Kĩ thuật sử dụng lựu đạn”, “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương”, “Các tư thế và động tác vận động trên chiến trường”. Khi sủ dụng các bảng phân chia tiểu đội, giáo viên sẽ dễ dàng bao quát được lớp khi luyện tập, học sinh giữ được trật tự đúng vị trí, không phân tán đội hình và nghiêm túc trong quá trình luyện tập. Mặt khác, đối với các buổi sinh hoạt chào cờ hoặc các hoạt động tập thể trong nhà trường khi sử dụng bảng này có thể phân chia vị trí các lớp tập hợp được nhanh chóng và dễ dàng. Hình 4: Bảng phân chia tiểu đội luyện tập Cách làm: tận dụng các thanh sắt vụn ở các tiện hàn, tiện. Trước tiên sử dụng các thanh sắt ngắn để tạo thành chân bảng (giống như hình 4), kế tiếp hàn 1 thanh sắt dài để làm thân bảng, cuối cùng cắt 1 bảng bằng thiếc có chiều dài khoảng 40cm ngang 30 cm hàn vào thân sắt dài để tạo bảng hoàn chỉnh. 3.1.4.3. Bao cát làm bệ tì bắn súng tiểu liên AK Bao cát là loại đồ dùng hỗ trợ cho bài “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”. Khi giảng dạy nội dung bắn chụm trúng và bắn ở mục tiêu cố định đòi hỏi cần phải có bệ tì để thực hiện cách ngắm. Mặt khác, hệ thống sân bãi ở các trường THPT hiện nay đang bê tông hóa nên việc tạo thành các mô đất để phục vụ cho học sinh bắn sung tiểu liên AK rất khó. Vì thế, khi dạy đến nội dung này tôi chủ động may một số túi bao cát để giúp cố định súng AK khi ngắm bắn. 14
  15. Hình 5: Bao cát làm bệ tì Cách làm: đồ dùng được làm rất đơn giản. Có 2 cách để làm túi đựng bao cát: Cách 1: may túi vải có chiều ngang dài khoảng 25cm, dài 40 cm. Cách 2: tận dụng các bao đựng gạo khoảng 5kg đến 10 kg để đựng cát khi giảng dạy. Hình 6: Bao cát làm bệ tì khi ngắm bắn 15
  16. Hình 7: học sinh tận dụng bao cát làm bệ tì 3.1.4.4. Nẹp băng bó cứu thương Nẹp băng bó là đồ dùng quan trọng để phục vụ giảng dạy bài “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương”. Khi dạy đến nội dung thực hành thì nẹp băng bó sẽ giúp cho giáo viên thực hiện kĩ thuật băng, học sinh quan sát dễ tiếp thu hơn động tác băng. Nẹp băng bó là đồ dùng dễ làm và sử dụng lâu dài. Nhưng nếu mua để sử dụng thì tốn kém chi phí lớn, bởi các loại nẹp này chỉ có bán ở các cơ sở y tế. Tùy vào tính chất vết thương mà giáo viên có thể làm các loại nẹp có kích thước khác nhau (như trong hình). Hình 8: Nẹp băng bó có kích cỡ khác nhau Cách làm: Tận dụng tấm ván vụn ở các xưởng gỗ, hoặc xưởng mộc để tái sử dụng và có thể làm nhiều bộ nẹp khác nhau. Nẹp được dùng rất phổ biến, dễ làm song phải đúng quy 16
  17. cách. Trước tiên chúng ta cắt những tấm ván gỗ cho phù hợp với các tính chất vết thương, sau đó dùng bào để bào lên mặt ván, điển hình các nẹp sau: + Bề rộng của nẹp: 5 – 6cm. + Bề dày của nẹp: 0,5 – 0,8cm. + Bề dài của nẹp : tùy thuộc từng chi gãy. + Nẹp cẳng tay: 2 nẹp (một nẹp dài 30cm, một nẹp dài 35cm). + Nẹp cánh tay: 2 nẹp (một nẹp dài 20cm, một nẹp dài 35cm). + Nẹp cẳng chân: 2 nẹp (mỗi nẹp dài 60cm). + Nẹp đùi: 3 nẹp (nẹp ngoài dài 120cm, nẹp sau dài 100cm, nẹp trong dài 80cm). 3.1.4.5. Hệ thống báo điểm và đèn Laser trên mô hình súng tiểu liên AK47 * Mục đích và nhiệm vụ thực hiện thiết bị + Mục đích - Đáp ứng được nhu cầu giảng dạy bài giảng “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” đạt được kết quả như mong muốn. Việc phát minh ra “Hệ thống báo điểm và đèn Laser trên mô hình súng tiểu liên AK47” giúp cho giáo viên khi giảng dạy nội dung “bắn trúng” được dễ dàng. Theo mô hình súng tiểu liên AK thông thường thì hầu như bộ phận ngắm (thước ngắm và đình đầu ngắm) đều bị hỏng hoặc trong quá trình thực hiện bài tập tháo lắp do va chạm mạnh ở bộ phận ngắm, làm cho bộ phận ngắm bị lệch đi, gây ra hậu quả về đường ngắm sai lệch. Hoặc đối với súng Laser AK47, hệ thống đèn Laser khi phát ra ánh sáng thì rất mờ, thậm chí mạch điện dễ bị hư, pin không đảm bảo trong thời gian dài, cự li khi phát sáng của đèn laser AK47 tầm khoảng 15m đến 20m, không đúng với yêu cầu bài tập đặt ra. Còn đối với “hệ thống báo điểm và đèn Laser trên mô hình súng tiểu liên AK47” mà chúng tôi nghiên cứu, cải tiến sẽ giúp cho giáo viên khi lên lớp đỡ tốn rất nhiều thời gian trong quá trình giảng dạy, không cần nhiều đến đội mẫu luyện tập. Về cự li đèn laser của khẩu súng này phát ra dài khoảng trên 50m, vượt xa so với khẩu Laser thông thường. Khi bắn sẽ hiện thị kết quả trên màn hình laptop hoặc kết nối với màn hình điện thoại. Đối với học sinh, các em dễ tiếp cận được nội dung bài học, qua tư liệu trực quan này học sinh sẽ nhận ra được đường đạn laser trong không gian, từ đó nhận ra ngay từ ban đầu về cách bắn đối với súng tiểu liên AK mà từ lâu các em ngỡ ngàng khó hiểu. Giúp cho giáo viên thay đổi phương pháp dạy học, học sinh nắm bắt nội dung bài học và hứng thú trong quá trình luyện tập, qua đó các em có thể lấy được kết quả một cách chính xác. + Nhiệm vụ Nghiên cứu tính năng tác dụng chiến đấu của súng bắn tập Laser AK47, đánh giá thực trạng sử dụng súng Laser AK47 trong dạy học môn GDQP ở trường, từ đó nghiên cứu hệ thống báo điểm và đèn laser có ánh sáng lớn hơn trên mô hình súng tiểu liên AK47 do Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang (Sở GD&ĐT) cấp và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu 17
  18. quả sử dụng súng bắn tập Laser AK47 trong dạy học môn GDQP- AN, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên GDQP-AN và nâng cao kết quả tập cũng như kết quả bắn cho học sinh ở trường. Để thực hiện mục tiêu trên tôi nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Khảo sát về kết quả bắn của súng bắn tập Laser thông thường và máy bắn MBT03, sau đó nghiên cứu về các thiết bị (mạch điện, đèn laser ánh sáng xanh, pin, phần mềm báo điểm…) đề thành lập “Hệ thống báo điểm và đèn laser trên mô hình súng tiểu liên AK47. Thực hành kết quả bắn tập đối với súng Laser cải tiến và hệ thống báo điểm tự động. * Cách tiến hành + Vật liệu và thiết bị điện tử TT Nội dung, thiết bị Ghi chú 1 Súng Laser bắn tập Sở GD&ĐT cấp 2 Pin Mua 3 Camera Mua 4 Đèn Laser 303 Mua 5 Mạch Raspberry pi Mua 6 Thùng xốp Mua 7 Dây nguồn Mua Bảng 2: vật liệu và thiết bị điện tử Đèn Laser và hệ thống báo điểm là sản phẩm được cải tiến từ súng bắn tập Laser AK47 và máy bắn tập MBT03. Sản phẩm nghiên cứu dựa trên những mặt hạn chế khi sử dụng ở đơn vị trường cấp THPT. Thiết bị khắc phục những khó khăn về thời gian và nội dung lắp đặt thiết bị của giáo viên khi giảng dạy nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”. Học sinh sẽ tiếp thu nhanh về nội dung bắn chụm, bắn trúng và nhận biết dễ dàng đường đạn đi ra từ nòng súng cho đến mục tiêu bia 4A. + Cấu tạo Mạch điện: súng bắn tập Laser cải tiến được cấu trúc với bộ mạch Raspberry pi 18
  19. Hình 9: Mạch Raspberry pi Raspberry Pi là một máy tính kích cỡ như iPhone và chạy hệ điều hành Linux, Raspberry Pi là một thiết bị đa năng đáng ngạc nhiên với nhiều phần cứng có giá thành rẻ nhưng rất hoàn hảo cho những hệ thống điện tử, những dự án DIY, thiết lập hệ thống tính toán với giá thành cho những bài học trải nghiệm lập trình. Bộ phận pin Là nguồn pin có dung lượng lớn hơn so với pin thông dụng 9V mà hệ thống laser cũ trên súng vẫn dùng. Việc thay đổi nguồn pin cấp cho laser nhằm điều chỉnh lượng điện áp thích hợp với đèn Laser 303 có bước sóng 532nm và công suất 1W, đồng thời giúp tiết kiệm về kinh tế khi pin có thể sạc lại sau khi sử dụng, với số lần sạc lên đến 800 lần mà không làm giảm dung lượng pin. Bộ phận pin được lắp đặt gọn trong hộp tiếp đạn và được kết nối với bộ phận cò cảm biến với đèn laser (hình 5). Hình 10: Pin 9v và pin lion Đèn Laser: thiết bị đèn laser được lắp đặt ở bộ phận nòng súng và kết nối với mạch điện. Chất liệu vỏ ngoài: hợp kim. Sản phẩm bao gồm: 1 đèn laser FXZ - 303 + 1 pin sạc 18650 + 1 bộ sạc + 1 đầu chiếu sao + 2 chìa khóa. Công suất tối thiểu: 50mW 19
  20. Công suất tối đa: 500mw Bước sóng ánh sáng: 532nm Cường độ ánh sáng: 260 Lumens Khả năng chiếu xa tối đa: 2km Nguồn điện: Sử dụng 1 pin sạc loại 18650 điện thế 3,7v hoặc pin ngắn 16340. Đèn laser được kết nối với bộ phận cảm biến thông qua bộ phận cò bởi đường dây dẫn. Khi bóp cò, bộ phận búa đập vào bộ phận cảm biến được kết nối với dây dẫn làm đèn sáng Với bước sóng ánh sáng cực lớn, đèn Laser sau khi lắp đặt vào súng thay thế cho ánh sáng “màu đỏ” của súng Laser thông thường sẽ thực hiện hiệu quả bài tập bắn có khoảng cách từ 50m trở lên. Hình 11: Đèn Laser Ánh sáng của đèn Laser khi được bắn vào bia, qua quá trình nhận được ánh sáng xanh của hệ thống Camera và truyền đến mạch Raspberry Pi mạch sẽ quét toàn bộ trên bia và nhận dạng điểm sáng xanh ở vị trí kết quả trên bia và hiển thị trên màn hình thông báo điểm. Hình 12: Ánh sáng xanh của đèn Laser khi bắn Bộ phận cò: thực chất là công tắc dùng để điều khiển đèn laser khi sử dụng súng cho quá trình luyện tập 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0