intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn Hóa-Sinh-CNNN hướng dẫn học sinh nghiên cứu bào chế dung dịch sát khuẩn đa năng từ tự nhiên sử dụng trong điều trị vết thương hở

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

18
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu xây dựng công thức, bào chế dung dịch kháng khuẩn sử dụng cho điều trị vết thương hở, được xác định hoạt lực kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn như Candida albicans, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Staphylococcus aureu, Bacillus cereus… Sản phẩm được kiểm tra tính kháng khuẩn, thử nghiệm tính kháng khuẩn trên vết thương của chuột TN, sau đó thử lâm sàng trên người tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc và trên các vết thương của học sinh tại trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn Hóa-Sinh-CNNN hướng dẫn học sinh nghiên cứu bào chế dung dịch sát khuẩn đa năng từ tự nhiên sử dụng trong điều trị vết thương hở

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến : VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN HÓA-SINH- CNNN HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN ĐA NĂNG TỪ TỰ NHIÊN SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG HỞ Tác giả sáng kiến: CHU THỊ KIM HOÀNG Mã sáng kiến: 23.75.02 Vĩnh Phúc, Năm 2020 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Dung dịch sát trùng hóa học hiện nay được sử dụng cho con người trong điều trị vết thương hở, các vết nhiễm trùng chảy mủ, các vết loét, vết phẫu thuật… Một điều đáng lưu ý là các loại thuốc này có tính oxy hóa mạnh, có tác dụng diệt khuẩn tốt xong khi sử dụng vào vết thương hở thường có cảm giác xót lâu và vết thương khi lành thường thâm, nám, lâu hết sẹo, hay khi sử dụng lâu gay tác dụng ngược lại do tổn thương vùng do non, hơn nữa một số còn gây hiện tượng biến chủng VSV kết hợp kháng sinh gây nên hiện tượng kháng thuốc hiện nay. Từ xa xưa y học dân gian đã có những bài thuốc quý, nhân dân ta sống ngàn năm trên cây thuốc.Trong Đông y các cây thuốc quý còn được nhân dân sử dụng như những cẩm nang, dựa theo kinh nghiệm truyền miệng bao đời xong những cây thuốc quanh ta dường như vẫn chưa phát huy được hết tác dụng quý báu của nó. Sim (Rhodomyrtus tomentosa) Trong y học dân gian, búp và lá sim non được sử dụng để chữa tiêu chảy, rửa vết thương, vết loét. Trong y học cổ truyền Sim có vị ngọt, chát , mùi thơm.Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol… Nụ sim có nhiều flavonoid, tannin, acid nicotinic, riboflavin. Đặc biệt chất rhodomyrtone trong lá sim có tác dụng kháng một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli và Staphylococcus aureus, giúp bảo vệ chống lại sự xâm nhập vi sinh vật. Trầu không (piper betle L.) Lá trầu được sử dụng chủ yếu để ăn (lá Trầu không, vôi, cau và vỏ cây). Lá Trầu không còn được sử dụng để làm dung dịch rửa những vết loét, mẩm ngứa, viêm hạch bạch huyết. Thành phần hóa học của lá trầu chứa các chất phenolic tinh dầu; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin…Theo Đông y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… Nghệ (Curcuma longa L.) họ Zingiberaceae) được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Trong y học cổ truyền, nghệ được dùng trong bệnh đau dạ dày, 2
  3. vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng. kháng khuẩn đã Các nghiên cứu chỉ ra rằng, curcumin có tác dụng trong chăm sóc sức khỏe, làn đẹp vì vậy curcumin ứng dụng trong chăm sóc sắc đẹp, nhờ tác dụng giúp kích thích sản sinh tế bào da mới, tái tạo tế bào bị tổn thương từ đó giúp trẻ hóa làn da mỗi ngày[7] Phèn chua (Alumen) khi đem rang lên được vị xốp nhẹ ( phèn phi hay khô phàn. Trong y học cổ truyền, Phèn chua có tính hàn, không độc, tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Được sử dụng làm thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ, nhiệt trong xương tủy, cầm máu, ho ra máu, các loại xuất huyết. Khi các thành phần thuốc đứng điều trị vết thương độc lập có hạn chế bởi mỗi loại chỉ chủ trị được một hoặc một nhóm VSV, hơn thế nữa vết thương sau lành cần có thời gian dài để hồi phục tổ chức hạt dưới da, do đó những vùng thâm nám kéo dài, làm xấu da đặc biệt là các vùng da mỏng da nhạy cảm. Vì thế, dự án đặt ra giả thiết rằng, liệu có thể sử dụng kết hợp của các thành phần Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trầu không (piper betle L.), Nghệ (Curcuma longa L.), sử dụng Phèn chua (Alumen) bảo quản trong một loại thuốc hay không? Tác dụng hiệp đồng của các thành phần này ra sao khi chúng được sử dụng điều trị cho các vết thương hở như thế nào? Khả năng làm lành da và tái tạo da vùng bị tổn thương hở có nhanh hơn khi sử dụng độc lập các thành phần?Từ đó, vận dụng kiến thức các môn học liên quan như Hóa, Sinh, Công nghệ NN đã được GV liên kết và hướng dẫn cho HS thực hiện dự án “Bào chế dung dịch sát khuẩn đa năng từ tự nhiên sử dụng trong điều trị vết thương hở” nhằm đạt được các mục tiêu sau: 1. Xác định được tỉ lệ phối hợp các thành phần trong dược phẩm để đạt hiệu quả điều trị cao nhất trong điều trị vết thương hở. 2. Đánh giá được khả năng diệt khuẩn và khả năng tái tạo tổ chức hạt dưới da của thuốc STC khi sử dụng điều trị cho vết thương hở. Đề xuất được cách sử dụng và thời gian sử dụng thuốc STC cho bệnh nhân 3
  4. 2. Tên sáng kiến: (Phải thể hiện bản chất của giải pháp) Vận dụng kiến thức liên môn Hóa-Sinh-CNNN hướng dẫn học sinh nghiên cứu bào chế dung dịch sát khuẩn đa năng từ tự nhiên sử dụng trong điều trị vết thương hở 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: CHU THỊ KIM HOÀNG - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đội Cấn - Số điện thoại: 0972 279 789 E_mail: hoang6683@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Tác giả sáng kiến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THPT 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, tháng 5-11/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Về nội dung của sáng kiến: TÍNH KHOA HỌC, TÍNH THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA DỰ ÁN 1. Tính khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về khả năng tác dụng hiệp đồng của thuốc trên nhiều loại bệnh khác nhau không chỉ vết thương hở mà còn các bệnh về răng lợi, bệnh đường sinh dục, bỏng.... Điều này có thể giúp làm tăng khả dụng của thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị của các loại thuốc đó. 2. Tính thực tiễn Chế phẩm STC này không gây độc cho người, có hiệu quả điều trị vết thương hở từ 3 đến 8 ngày. Vết thương lành không bị thâm sẹo trên da. Tổ chức hạt đồng nhất. Hơn nữa nguyên liệu sử dụng rẻ tiền từ thiên nhiên nên trong tương lai chế phẩm sẽ giảm giá thành đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng đặc biệt là người nghèo. 4
  5. 3. Điểm mới của dự án Trên thế giới và Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng độc lập của các loại dược phẩm làm từ Trầu không, Sim rừng, Nghệ và Curcumin nghệ, nhưng dự án của chúng em là nghiên cứu đầu tiên sử dụng các vật liệu tự nhiên này dựa theo cách chiết suất cổ truyền phối hợp với nhau theo tỉ lệ tính toán cẩn thận có bổ sung thêm cồn 900 và phèn chua để giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thuốc. Dự án tận dụng phương pháp bào chế dược phẩm trong dân gian làm tăng sinh khả dụng của thuốc lên nhiều lần so với việc sử dụng đơn lẻ các thành phần. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA DỰ ÁN 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện với mục tiêu xây dựng công thức, bào chế dung dịch kháng khuẩn sử dụng cho điều trị vết thương hở, được xác định hoạt lực kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn như Candida albicans, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Staphylococcus aureu, Bacillus cereus… Sản phẩm được kiểm tra tính kháng khuẩn, thử nghiệm tính kháng khuẩn trên vết thương của chuột TN, sau đó thử lâm sàng trên người tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc và trên các vết thương của học sinh tại trường THPT 4.2. Mục tiêu cụ thể - Sản xuất được dung dịch sát trùng đa năng STC có nguồn gốc từ thiên nhiên bằng nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm nhưng hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, vết thương hở nhằm hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh tránh hiện tượng nhờn thuốc. - Phân tích khả năng kháng khuẩn của dung dịch STC so sánh với độc lập của phèn chua, Trầu không, Sim rừng, Curcumin nghệ và khả năng kháng khuẩn. - Xác định được mức độ tác dụng của dung dịch STC khi bảo quản trong các thời gian khác nhau. - Xác định được mức độ tác dụng của dung dịch sát trùng trên vết thương hở 5
  6. ở chuột thí nghiệm và xác đinh sơ bộ độc tính của thuốc trên chuột thí nghiệm. - Đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng của các VSV gây bệnh trên vết thương hở của bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc và trên các vết thương của học sinh tại trường THPT. - Xác định được khả năng làm lành vết thương hở và khả năng tái tạo da vùng vết thương hở. So sánh tác dụng sát khuẩn của dung dịch STC so với dung dịch sát khuẩn hóa học khác bán trên thị trường. 5. Kết quả mong đợi của dự án: Tạo dung dịch STC từ tự nhiên, đa năng, rẻ tiền hiệu quả cao trong phòng, điều trị vết thương hở tránh các tác nhân gây hại cho vùng da tổn thương như vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, gây bệnh và làm nhiễm trùng cho các loại vết thương hở, vết bỏng, vết mổ, bệnh do nấm…Hơn nữa hoạt chất trong chế phẩm ngoài việc bảo vệ còn tái tạo tổ chức hạt dưới da nhanh hơn, hiệu quả hơn, hạn chế thâm nám trên vết bệnh. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tìm hiểu chung vết thương hở. Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. vết thương hở sẽ có những biểu hiện triệu chứng thường đi cùng vết thương hở như: Chảy máu hoặc có máu rỉ ra, đỏ, sưng, đau và phần da bị thương dập, nát, nóng, có thể bị sốt nếu nhiễm trùng, không thể cử động hoặc di chuyển khu vực bị ảnh hưởng, rò rỉ mủ và mùi hôi (chỉ ở vết thương bị nhiễm trùng) Các nguyên nhân gây vết thương hở gồm : Trầy da, các vết thương, vết rách da do tai nạn. Vết rạch, vết đâm, vết thương lồng ngực, vết thương do đạn, vết thương do phẫu thuật, vết bỏng, vết thương do biến chứng của bệnh khác ví dụ như bệnh tiểu đường (đái tháo đường – ĐTĐ)…. Biến chứng của vết thương hở Các biến chứng chính của một vết thương hở là nguy cơ nhiễm trùng. Những dấu hiệu bao gồm chảy máu không cầm; và sưng, nóng, đỏ, đau.Tăng lượng dịch tiết, có mủ, có mùi hôi, sốt, hạch bẹn hoặc nách sưng đau, vết thương không lành.. từ đó gây ra các bệnh thường gặp trên vết thương hở nếu không 6
  7. được điều trị đúng cách như bệnh uốn ván, nhiễm trùng da và mô dưới da hoại tử, hoại thư sinh hơi, viêm mô tế bào…. Một số loại thuốc được sử dụng cho điều trị vết thương hở hiện nay: Clorhexidin, Cồn 70 độ, Nước ôxy già (Hydrogen peroxyd), Cồn iod (dung dịch iod 5%), Povidon iod. Các thuốc sử dụng hiện nay hầu hết tác dụng tốt tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian dài gây hiện tượng kháng thuốc, gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy đâu là giải pháp tốt nhất có thể điều trị cho các vết thương hở, các vết bỏng hay triều trị bênh ngoài da…. có thể thay thế các hợp chất tổng hợp trên ???? 1.2. Tìm hiểu về cây trầu không Trầu không có tên khoa học là Piper betle L. thuộc họ hồ tiêu (pipieraceae). Công dụng của trầu không trong y học cổ truyền Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh : phế tỳ, vị, có tác dụng trừ phong thấp, chứng lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Y học dân gian nhiều nước có kinh nghiệm dùng nước sắc lá trầu để rửa vết thương và những chỗ lở loét ngoài da. Ngoài ra, tinh dầu trầu cũng được dùng trong công nghệ sản xuất dược phẩm, nước hoa, làm sạch miệng hoặc chất tẩy mùi [5]. Cao lá và tinh dầu trầu không có hoạt tính ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Staphylococcus albus, Bacillus subtilis, B. anthracis, liên cầu tan máu, Escherichia coli, Salmonella typa, các chủng nấm: Candida albicans, C. stellatoides, Aspergillus niger, A. flavus, A. oryzae, Curvularia lunata, Fusarium oxysporum và Rhizopus cans…[2], [3]. 1.3. Giới thiệu về một số ứng dụng của phèn chua Công thức hóa học: Phèn (Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O) Một số tính chất của Phèn chua: Đúng theo tên gọi của nó, phèn chua là hợp chất không độc, có vị chát và chua, làm se lưỡi. Phèn ngậm nước đem rửa sạch rồi rang bằng chảo gang. Khi rang, phèn phồng trắng và xốp gọi là phèn phi. Phèn phi có tính diệt khuẩn cao vì bị mất nước nên khả năng hút nước của vi 7
  8. khuẩn rất tốt. Phèn chua có rất nhiều ứng dụng trong y học; chữa hôi nách, lang ben trị bệnh nước ăn kẽ . 1.4. Tìm hiểu về cây Sim – (Rhodomyrtus tomentosa) Cây Sim (tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa), còn gọi là hồng sim, đào kim nương, cương nhẫm, dương lê là một loài thực vật có hoa thuộc họ Myrtaceae.Cả cây Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol…Nụ sim có nhiều tanin, acid nicotinic, flavonic, riboflavin… Công dụng của cây Sim trong y học cổ truyền Theo Đông Y Sim có Vị ngọt, chát, tính bình. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, thu liễm chỉ tả; lá có tác dụng thu liễm chỉ tả, chỉ huyết, quả bổ huyết. Chữa đau bụng, điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh phụ khoa, đau dạ dày, và chữa lành vết thương. ung nhọt, cầm máu, dùng rửa vết thương, chốc lở.[8,9,12,13] 1.5 Tìm hiểu về Nghệ (Curcuma longa) Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (danh pháp hai phần: Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Thành phần hoạt động của nó là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tàng với một số các chứng bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác.[1,4,15]. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa. Hợp chất hoạt động curcumin được cho là có một loạt các hiệu ứng sinh học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng sinh, kháng virus và các hoạt động của virus, cho thấy tiềm năng trong y học lâm sàng.[4] Trong y học Trung Quốc, nó được sử dụng để điều trị các chứng nhiễm trùng khác nhau và cũng là một chất khử trùng.[15] 1.6. Vi sinh vật gây bênh 8
  9. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua da (nhất là sau khi bị bỏng) hoặc qua vết thương, do phẫu thuật. Tại chỗ vi khuẩn gây viêm có mủ điển hình là mủ có màu xanh. Nếu cơ thể giảm sức đề kháng hoặc do bệnh toàn thân, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm các cơ quan như viêm bàng quang, tai giữa, màng não, màng bụng, … Có thể vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc. - Vi khuẩn Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Tụ cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng điển hình của nhiễm tụ cầu trên da là bệnh chốc lở(Impetigo) và hình thành những ổ áp-xe chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ, và thường là kèm theo chảy mủ.[6, 14+] - Nấm men Candida albicans là loại vi nấm gây bệnh trên người phổ biến nhất. Tùy theo vị trí bị nhiễm nấm mà biểu hiện bệnh đa dạng khác nhau. Nấm thường xuất hiện nhiều nhất trên da, vùng niêm mạc miệng và âm đạo của phụ nữ gây các bệnh viêm nhiễm, mẩn ngứa đường sinh dục, bệnh tưa lưỡi ở trẻ em do nhiễm Candida albicans từ mẹ khi sinh Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình chế biến phèn phi Phèn ngậm nước 200g đem rửa sạch rồi rang bằng chảo gang. Khi rang, phèn phồng trắng và xốp là được. Phèn phi để nguội, tán nhỏ được loại bột trắng, nhẹ, vị chua, tan chậm và không tan hoàn toàn trong nước với tỉ lệ 1/30, bảo quản trong lọ kín. 2.2. Quy trình bào chế dung dịch STC ở các nồng độ thí nghiệm khác nhau + Dựa trên một số kinh nghiệm dân gian có đưa ra một số tỉ lệ kết hợp giữa Phèn chua và Trầu không phối hợp cùng Sim rừng và Nghệ. Chúng em đã nhờ Viện Hóa Học phân tích giúp hàm lượng phenol tự nhiên trong 1 kg lá trầu không ở 4 mẫu khác nhau bằng phương pháp thử ISO 14502-1: 2005 = 54,65 g. Từ các cơ sở trên chúng em đã thử chiết rút dung dịch sát khuẩn STC ở một số tỉ lệ nhất định (ngoài tỉ lệ này dựa theo bài thuốc dân gian) 9
  10. Lá trầu không sau khi thu hái đem rửa sạch. Cho 200g lá trầu không vào nồi, đổ 2 lít nước rồi đun sôi trong 20 phút thu được 1.5 lit nước Trầu không dung dịch mẹ, để nguội + Sim(Rhodomyrtus tomentosa) trong y học đã được nói đến với vai trò điều trị vết bỏng khi nấu thành cao dạng lỏng. Hơn nữa chính bản thân đã sủ dụng cao này điều trị vết bỏng từ khi còn nhỏ cảm nhận thấy Sim rất lành tính, không gây hại cho da mặc dù đậm đặc như cao. Chính vì vậy chúng em đã tạo ra dung dịch mẹ từ cây sim bằng cách chiết suất thông thường theo kinh nghiệm dân gian với toàn bộ thân cây Sim từ rễ, thân, lá, quả… Sim rừng thu thân, lá rửa sạch, chặt khúc nhỏ và đun sôi theo Tỉ lệ 5kg Thân cây Sim đun với 10lit nước, đun sôi nhỏ lửa trong 12h còn 2 lít nước, lọc lấy nước, bỏ bã, để nguội thu dung dịch cao lỏng. + Nghệ (Curcuma longa L họ Zingiberaceae). Trong nhiều tài liệu có nói về tác dụng khi sử dụng nước ép của nghệ như loại trừ tổ chức hoại tử, có tác dụng kháng khuẩn; ức chế sự phát triển của Staphylococus aureus và nấm candida albicans; đồng thời kích thích tái tạo tổ chức. Củ nghệ có Curcumin 2-3%, tinh dầu 0,3-0,4% tác dụng ngăn tia cực tím, bảo vệ được sẹo da với bức xạ cực tím. Vì vậy để thu thành phần tinh dầu và Curcumin đây là hai thành phần tan trong etanol nên chúng em đã sử dụng cồn 900 để chiết lọc lấy thành phần cần thiết bổ sung vào dung dịch STC. Nghệ tươi 200g làm sạch, nghiền nhỏ ép lấy nước cốt sau đó bổ sung 500 ml cồn 900, khoắng mạnh 1-2 phút để lắng thu phần dịch màu đỏ nâu nổi trên bề mặt là curcumin và tinh dầu hòa tan trong cồn tạo dung dịch mẹ. Phèn phi sau đó nghiền nhỏ và chọn tỉ lệ phèn phi [11] vào khuấy đều cho tan trong hỗn hợp STC. Dùng khăn sạch (lưới lọc) lọc bỏ cặn bã của dung dịch trên và đóng vào chai để sử dụng Dựa vào phân tích và kinh nghiệm dân gian một số công thức phối trộn để thí nghiệm. 10
  11. Công Dung dịch Dung dịch Sim Dung dịch Nghệ Phèn phi thức Trầu không STC1 250ml 250ml 250ml 5g STC2 250ml 100ml 250ml 5g STC3 250ml 250ml 100ml 5g STC4 100ml 250ml 250ml 5g STC5 300ml 300ml 300ml 5g 2.3. Phương pháp xác định khả năng ức chế sinh trưởng của các VSV gây bệnh Phương pháp thử TN8/HD/38 áp dụng tại Viện Đo lường Việt Nam Mẫu đối chứng: (ĐC) 100ml nước cất vô trùng có bổ sung 1ml dịch tăng sinh mỗi loại chủng ở mật độ 106CFU/ml. Mẫu STC:100ml dung dịch STC bổ sung 1ml dịch tăng sinh mỗi loại chủng ở độ pha loãng mật độ 106CFU/ml Để đồng thời cả hai mẫu ĐC và mẫu STC trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Lắc đều cả hai mẫu trước khi tiến hành phân tích theo đúng quy định của phương pháp, tỉnh tỉ lệ hiệu quả. Các chủng sử dụng là 3174 ATCC 10231(Ca20), Salmonella ATCC 14028 (Sal 31), ATCC 11778 (Bc28) aeruginosa ATCC 283(Pa16) ATCC 2923 (St14) ATCC11775(Ec30). Cung cấp bởi Viện Đo Lường Việt Nam 2.4. Phương pháp đánh giá độ ổn định của dung dịch sát khuẩn STC Độ ổn định của dung dịch STC được đánh giá theo phương pháp bảo quản ở điều kiện thường theo hướng dẫn đo độ ổn định ASEAN. Dung dịch STC được đóng trong lọ, dán màng seal, nút kín bảo quản ở điều kiện thông thường. Thời gian bắt đầu từ tháng 5/2019, sau 1 tháng kiểm tra 1 lần, cho tới khi chế phẩm không đạt chất lượng. Các chỉ tiêu đánh giá dựa theo yêu cầu sau: - Hình thức cảm quan: dung dịch sát khuẩn có mùi đặc trưng (thơm nhẹ của Sim, mùi tinh dầu trầu không và nghệ) màu sắc (nâu đậm trong), không có tủa hoặc phân lớp. Không đóng cặn cuối chai,không vẩn đục. 11
  12. - Hoạt lực kháng các chủng 3174 ATCC 10231(Ca20), Salmonella ATCC 14028 (Sal 31), ATCC 11778 (Bc28) aeruginosa ATCC 283(Pa16) ATCC 2923 (St14) ATCC11775(Ec30) Hiệu quả trên 90%. 2.5. Phương pháp xác định khả năng ức chế VSV trên vết thương của chuột thí nghiệm: Do điều kiện phòng thí nghiệm của trường không có đủ cơ sở vật chất để tiến hành thực nghiệm trên chuột nên chúng em đã nhờ Viện thú y tiến hành thử nghiệm giúp.Dùng 60 con chuột bạch ( loại 30- 50g/con) làm thí nghiệm chia làm 5 lô ( mỗi lô 10 con) mỗi lô thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Theo dõi khả năng lành vết thương và khả năng tái tạo da vùng tổn thương. + Lô 1: gây vết thương rách 1cm ở trên lưng, dùng dung dịch sát khuẩn STC hàng ngày bôi lên vết thương và theo dõi. + Lô 2: gây gây vết thương rách 1cm ở trên lưng, dùng dung dịch nước muối 0.9% hàng ngày bôi lên vết thương và theo dõi. + Lô 3: : gây gây vết thương rách 1cm ở trên lưng, dùng dung dịch cồn iod hàng ngày bôi lên vết thương và theo dõi + Lô 4: gây bỏng cho chuột sau đó dùng dung dịch sát khuẩn STC bôi lên vết thương bỏng hằng ngày và theo dõi. + Lô 5: gây bỏng cho chuột và dùng nước muối sinh lý hàng ngày bôi lên vết bỏng và theo dõi. + Lô 6: gây bỏng ở trên lưng, dùng thuốc trị bỏng Cao Xoan Trà hàng ngày bôi lên vết thương và theo dõi 2.6. Phương pháp xác định khả năng ức chế sinh trưởng của các VSV gây bệnh trên vết thương hở của bệnh nhân. 2.6.1. Chọn bệnh nhân: Theo phiếu khảo sát và đơn tình nguyện của học sinh trường THPT…và các bạn học sinh khu vực Vĩnh Tường chúng em đã thu thập được 29 bạn học sinh. và Chọn 35 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc với các tình trạng vết thương hở như sau: 12
  13. Bệnh nhân là HS Tổng số Bệnh nhân tại BV Tổng số Vết thương do tai nạn 12 Vết thương do tai nạn 17 Vết thương bỏng nông 7 Vết thương bỏng nông 8 viêm nhiễm ngoài da 10 Vết loét do biến chứng ĐTĐ 10 Tổng số 29 Tổng số 35 Tuổi, giới: Không phân biệt lứa tuổi và giới tính. 2.6.2. Tiến hành nghiên cứu: Vết thương, vết loét, ép nhẹ cho hết dịch thoát ra và rửa sạch sẽ bằng dung dịch STC, đắp gạc vô khuẩn và băng lại. Rửa từ 1 – 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị từ 3 đến 12 ngày. Qua 12 ngày ít hay không chuyển biến bệnh được coi là thuốc có ít hay không có tác dụng với bệnh nhân, chuyển liệu pháp điều trị khác 2.6.3. Chỉ tiêu đánh giá: * Khỏi: Vết thương, vết loét khô không còn rỉ dịch viêm, tổ chức hạt mọc tốt, da tươi hồng, không thâm nám * Đỡ: Vết thương, vết lở loét tổ chức hạt mọc còn chậm, vết mổ, vết loét còn ít dịch viêm rỉ ra, các dấu hiệu thâm nám da có * Không khỏi: Vết mổ, vết loét còn rỉ nhiều dịch viêm, có mủ, chuyển điều trị phương pháp khác. * Đánh giá phản ứng toàn thân và tại chỗ: Dị ứng, ngộ độc, nhiễm khuẩn, rối loạn về bài tiết nước tiểu, đau rát và xót tại chỗ sát khuẩn. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp thành phần của STC ở các nồng độ thí nghiệm khác nhau Dựa vào đồ thị Hình 3.1 ta thấy.TCCcó khả năng kháng khuẩnđa năng trongTCtất cả TN là và ổn định nhất và KQ đánh giá của Viện Đo lường Việt Nam STC1 cho hiệu quả kháng khuẩn trên 99%TC thực hiện các thí nghiệm tiếp sau Qua kết quả nghiên cứu trên thạch đĩa, đo vòng vô khuẩn( diện tích VSV không thể sinh trưởng và bị tiêu diệt khi có dung dịch sat trùng STC) với các tỉ lệ phối hợp của nguyên liệu trong STC có thể khẳng định được dù ở nồng độ 13
  14. phối hợp nào thì cũng có khả năng tiêu diệt được VSV gây bệnh trên vết thương. Tuy nhiên với công thức phối hợp STC1 cho hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất. Vì vậy chúng em quyết định lựa chọn công thức phối hợp STC1 để tạo sản phẩm STC thành phẩm với công thức của STC1 cho các thí nghiệm tiếp theo. Pseudomonas aeruginosa Staphylococcus aureus Salmonella 100 100 100 80 50 Pseudomonas Staphylococ Salmonella 60 aeruginosa 0 cus aureus 0 Candida albicans Escherichia coli Bacillus cereus 100 100 100 Candida Escherichia Bacillus 80 albicans 0 coli 50 cereus Hình 3.1. Đồ biểu diễn hiệu suất(%) diệt khuẩn TN Tuy nhiên để khẳng định được khả năng tái tạo da vùng vết thương hở thì chúng em cần nghiên cứu thêm thành phần và thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. 3.2. Kết quả đTCKết quả kiểm tra hoạt tính kháng sinh của STC so với các thành phần độc lập STC1: 250ml Trầu không + 250ml Sim rừng + 250ml nghệ + 5g phèn phi) .TN ở cK các thành hần theo công thức lựa chọn () Chúng em chọn công thức tối ưu của STC để so sánh với việc tiêu diệt VSV của các thành phần trong công thức thu được kết quả như sau. 50 40 STC1 30 Trầu không 20 Sim rừng 10 Cucumin Phèn phi 0 Pseudomonas Staphylococcus Escherichia coli Bacillus cereus Candida albicans aureus Hình 3.2. So sánh khả năng diệt khuẩn của STC với các thành phần độc lập (Hệ số 103) 14
  15. Do đó, sự phối hợp hiệp đồng giữa các thành phần của STCgiúp Từ kết quả hình 3.2 có thể thấy rằng, các thành phần sử dụng trong chế tạo sản phẩm nước diệt khuẩn đa năng đều có khả năng diệt khuẩn độc lập. Tuy nhiên khi sử dụng độc lập thì hiệu quả chưa cao trong diệt khuẩn và bảo vệ vùng da tổn thương. Nếu có sự kết hợp các chất hợp lý sẽ tạo tác dụng hiệp đồng từ đó nâng cao hiệu quả trong điều trị vết thương hở. Từ đây chúng em khẳng dịnh lại một lần nữa sản phẩm chúng em chế tạo ra rất có tiền năng trong việc điều trị vết thương hở và đi theo đúng hướng và mục đích nghiên cứu. 3.3. Kết quả xác định thời gian bảo quản của dung dịch sát khuẩn đa năng STC Qua kiểm tra và đánh giá sản phẩm trong thời gian 6 tháng, bảo quản điều kiện môi trường. Kết quả về cảm quan cho thấy thuốc có độ ổn định tốt, trong, không vẩn đục, không thay đổi màu sắc trong nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ thuốc có khả năng bảo quản được tốt ở điều kiện môi trường trong thời gian nghiên cứu. Để biết khả năng diệt khuẩn của thuốc chúng em đã gửi thuốc về Viện Đo lường Việt Nam xác định đã thu được kết quả theo hình 3.3. Khi bảo quản thuốc lâu quá 3 tháng ngoài điều kiện môi trường làm cho chất lượng thuốc giảm xuống. Như vậy thuốc được sản xuất có thể bảo quản điều kiện tự nhiên trong 3 tháng mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng. và chúng em đã sử dụng thuốc trong thời hạn 3 tháng cho các thí nghiệm tiếp theo. 15 Pseudomonas 10 Staphylococcus aureus 5 0 Bacillus cereus 5 30 60 90 120 150 180 Candida albicans ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày Hình 3.3 Kết quả xác định lượng khuẩn xuất hiện trong thời gian bảo quản sản phầm nước sát khuẩn đa năng STC trong đk môi trường Sản phẩm nước sát trùng đa năng được chúng em tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2019 đến tháng 10/2019. Qua thời gian nghiên cứu 8 tháng chúng em đã bảo quản sản phẩm trong điều kiện lạnh và cách 2 tháng lưu sản phẩm 1 lần để 15
  16. làm thí nghiệm kiểm tra và đánh giá thời gian bảo quản. Kết quả thu được như Hình 3.3. 3.4. Kết quả xác định khả năng ức chế sinh trưởng của các VSV gây bệnh trên vết thương hở của chuột thí nghiệm Sau một tuần thí nghiệm trên các lô chuột chúng em thu được kết quả như sau: Kết quả gây vết trầy xước da vùng lưng chuột và gây bỏng cho chuột thí nghiệm. Sau đó điều trị vết thương trong 7 đến 10 ngày bằng cách bôi dung dịch sát khuẩn STC, bôi cồn iot và nước muối sinh lý, thuốc trị bỏng. Kết quả thu được thể hiện biểu đồ hình 3.4.1 và hình 3.4.2. 8 5 Lô 4 - STC Lô 1 - STC 4 6 3 4 2 2 Lô 2 - Nước muối 0,9% 1 Lô 5 - Nước 0 0 muối 0,9% Ngày 2- Ngày 4- Ngày 6 Ngày Lô 3 - Cồn I Ngày 2- Ngày 4- Ngày 6 Ngày 3 5 >7 ốt 3 5 >7 Hình 3.4.1. Kết quả thí nghiệm dung dịch STC trên Hình 3.4.2. Kết quả thí nghiệm dung dịch STC chuột có vết thương trầy xước trên da trên chuột có vết thương do bỏng trên da Qua thực nghiệm trên vết thương của chuột điều trị bằng dung dịch sát khuẩn đa năng so sánh với cách điều trị thông thường thì thời gian lành vết thương là tương đương, thậm trí khi dùng STC điều trị vết thương do bỏng còn hiệu quả điều trị nhanh hơn so với thuốc trị bỏng sử dụng cao lá tự nhiên đã có bán ngoài thị trường. Với các lô sử dụng nước muối sinh lí 0,9 % thì rất chậm lành vết thậm trí vết thương có con còn lành sau 8 đến 10 ngày sử dụng,cũng có những cá thể phải chuyển liệu pháp điều trị mới khỏi vết thương . Để kiểm tra hiệu quả thật sự của STC đa năng còn thể hiện sự tái tạo da sau khi lành vết thương chúng em quan sát vết thương của các lô chuột thí nghiệm thấy khả năng tái tạo da trên chuột thí nghiệm ở lô sử dụng STC nhanh hơn, vết sẹo lành đẹp, không sưng to, không thâm sẹo như tất cả các lô không sử dụng STC. Từ kết quả này một lần nữa chúng em so sánh đối chiếu với những tài liệu đã nghiên cứu trước đó là hoàn toàn phù hợp [14+] hơn nữa STC còn có tính năng điều trị vượt trội hơn cả sự mong đợi của giới chuyên môn. 16
  17. Qua kết quả thí nghiệm này chúng em kết luận, dung dịch sát khuẩn đa năng STC của chúng em ngoài việc làm lành vết thương hở còn có khả năng tái tạo vùng da bị tổn thương, giúp da ko bị thâm nám khi sử dụng. Có được kết quả này có thể giải thích là do thành phần Curcumin trong nghệ được chúng em bổ sung vào sản phẩm. Thành phần này ngoài khả năng chống oxy hóa mạnh vùng vết thương thì còn có chức năng làm cho vết thương mau lành, kích thích quá trình tái tạo da mới, giúp da tái tạo được sắc tố ban đầu. 3.5. Kết quả kiểm tra sơ bộ độc tính của STC Chúng em cũng thử độc tính của thuốc sát khuẩn đa năng STC bằng cách dùng dung dịch sát khuẩn STC cho chuột uống 3 ngày ở các công thức với liều lượng 3-5ml/ lần, ngày 2 lần. Lô đối chứng cho chuột uống nước bình thường. Kết quả chuột uống thuốc sát khuẩn không có biểu hiện gì bất thường về sức khỏe, điều đó mở thêm 1 ứng dụng cho dung dịch sát khuẩn STC để làm nước súc miệng. Kết luận: Qua thử nghiệm trên chuột với dung dịch sát khuẩn đã sản xuất lâu và được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường. Chúng em nhận thấy thuốc sát khuẩn STC có hiệu quả làm vết thương mau lành tương đương với thuốc sát khuẩn hóa học ( cồn Iôt) và có hiệu quả hơn hẳn nước muối sinh lý. Điều này mở ra triển vọng dùng thuốc sát khuẩn STC trong điều trị các vết thương, vết rách thay cho thuốc sát trùng hóa học (giá thành rẻ, hiệu quả cao). Ngoài ra chúng em thấy thử nghiệm dung dịch sát khuẩn STC để rửa vết thương bỏng cho chuột thấy có hiệu quả cao. Các vết thương mau khỏi, khi lên da non màu sắc sáng, hồng, không thâm nám. Từ thí nghiệm đó cho chúng em thêm một tác dụng của dung dịch STC là khôi phục tổ chức hạt dưới da, làm thúc đẩy quá trình phát triển tổ chức hạt tái tạo da và chống thâm da sau khi lành sẹo. Kết quả này thể hiện tính đa năng của STC trong điều trị vết thương hở 3.6. Kết quả đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng của các VSV gây bệnh trên vết thương hở của bệnh nhân tại bệnh viện và tại trường học. Các bệnh nhân đang được điều trị vết thương hở các nguyên nhân như tai nạn chấn thương bề mặt, Viêm da, vết thương do bỏng nông, vết loét do đái tháo 17
  18. đường. Qua 1 đến 2 tuần điều trị rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn đa năng STC và so sánh với vị trí khác sử dụng nước sát khuẩn cồn I ốt. Kết quả thu được. Từ số liệu chúng em thu thập được sau khi kiểm tra và đánh giá chất lượng dung dịch đa năng STC trên người chúng em thấy nếu cùng thời gian điều trị 1-2 tuần các vết thương hở của các bệnh thông thường đều khỏi. Duy nhất chỉ từ nguyên nhân đái tháo đường với các biến chứng khác nhau, mức độ cũng khác nhau có 2 bệnh nhân không khỏi do cả 2 bệnh nhân này có vết loét sâu và rộng và do cơ thể suy kiệt khả năng đề kháng bởi những biến chứng bệnh tiểu đường. có 02 Bệnh nhân bị thương sâu không khỏi do vết thương sâu, rộng và bệnh nhân có tiền sử kháng kháng sinh. Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm sử dụng dung dịch sát khuẩn đa năng trên bệnh nhân Thời gian điều trị với STC Tình trạng BN Tình trạng BN Tình trạng BN Tổng Nguyên khân % 3-7 ngày điều trị 8-12 ngày điều trị >13 ngày điều trị bệnh khỏi Không Không Không Khỏi Đỡ Khỏi Đỡ Khỏi Đỡ Khỏi khỏi khỏi khỏi Vết thương 9 20 - 17 3 - 1 2 - 27 93.1 do tai nạn Viêm nhiễm 3 7 - 6 1 - 1 - 10 100 ngoài da Vết thương 5 10 - 6 4 - 4 - - 15 100 bỏng nông Vết loét do biến chứng 2 5 3 4 2 2 2 2 8 80 ĐTĐ Hơn nữa qua sự đánh giá của các bác sỹ y khoa chuyên ngành điều trị tại khoa ngoại của bệnh viện thì với các vết thương hở như trên nếu sử dụng cồn IPV sát khuẩn hàng ngày kết hợp dùng kháng sinh điều trị thì thời gian khỏi bệnh là tương đương với việc sử dụng dung dịch sát trùng STC ( bảng 3.6). Từ những kết luận đó một lần nữa chúng em khẳng định được với STC có hiệu quả 18
  19. cao trong rửa, sát trùng và giúp hồi phục chấn thương ngoài da một cách nhanh chóng. Bảng 3.6. Kết quả quan sát màu sắc vết thương hở sử dụng dung dịch sát khuẩn đa năng trên bệnh nhân Thời gian điều trị với STC Tình trạng sắc thái vùng da tổn Nguyên Tình trạng sắc Tình trạng sắc Tình trạng sắc thương BN nhân thái vùng da tổn thái vùng da tổn thái vùng da tổn Điều trị IPV/ bệnh thương BN điều thương BN điều thương BN điều cao lá xoan trà trị 3-7 ngày trị 8-12 ngày trị >13 ngày sau 3-12 ngày Vết Các vết thương khô Các vết thương khô Các vết thương khô Các vết thương khô ráo, tổ chức hạt tái thương ráo, se mặt, tổ chức hạt ráo, tổ chức hạt tái ráo, tổ chức hạt tái tạo tốt, 1 số BN khỏi do tai tái tạo tốt, da thâm tạo tốt, da trở lại tạo tốt, da thâm sạm, hoàn toàn, hêt thâm nạn nhạt bình thường có vùng thâm đen. nám Viêm Vết viêm khô ráo, tổ Vết bệnh hoàn toàn chức hạt tái tạo tốt, nhiễm Vết bệnh khô ráo, không thâm nám. Vết mổ khô ráo và thâm do màu sắc của ngoài da hồng tươi Da trở lại bình khỏi, da thâm. nước STC bám không da thường đáng kể Các vết bỏng khô ráo, Vết se mặt, chỉ chảy dịch Khỏi, da thâm, tổ Vết bỏng nông khỏi ngày đầu, Tổ chức hạt Các vết bỏng sâu chức hạt phát triển thương hoàn toàn, trở lại dưới da phát triển, các khỏi hoàn toàn, màu để lại nhiều màu bỏng trạng thái ban đầu. vảy bong dần lớp da sắc da tươi, đẹp sắc thâm nám lốm nông màu sắc da tươi, đẹp non tươi, đẹp không đốm không đều thâm nám Vết loét rỉ dịch ngày Vết loét đầu, hình thành dần BN đã khỏi, da tươi BN đã khỏi, da tươi Vết thương khỏi đẹp hết thâm nám. đẹp hết thâm nám. do biến lớp mặt khô ngày tiếp dần, thâm vùng điều Bn chưa khỏi thì vết BN chưa khỏi thì vết chứng theo. Những BN nhẹ trị, có sự hỗ trợ của loét khô ráo, da hơi loét khô ráo, da hơi ĐTĐ khỏi, màu sắc da tươi, KS khi điều trị thâm thâm hơi thâm 19
  20. Một số dấu hiệu lâm sàng khác: Theo dõi trên 64 bệnh nhân được điều trị bằng dung dịch sát khuẩn STC tại bệnh viện và trường học đều thấy: Không có trường hợp nào phản ứng xấu về toàn thân cũng như tại chỗ. Khi rửa bằng dung dịch sát khuẩn STC, bệnh nhân cảm thấy mát, không đau, không xót. Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng máu. Không có trường hợp nào hoại tử do nhiễm trùng khi rửa bằng dung dịch sát khuẩn STC. Theo dõi về bài tiết: Đại tiểu tiện bình thường. Trên những ca có vết loét sâu các tổ chức hoại tử đã rụng sạch cũng cho kết quả tốt như tổ chức hạt hồng tươi. Dung dịch sát khuẩn STC có mùi thơm dễ chịu, dung dịch màu vàng trong, đồng nhất. Kết luận khi sử dụng trên người - Dựa trên số lần rửa bằng dung dịch STC cho đến khi khỏi bệnh và thời gian lành bệnh so sánh với một số thuốc khác cho kết quả tương tự và có tác dụng tốt hơn khi rửa vết loét, vết bỏng, vết thương.. bằng dung dịch natriclorua 0.9%. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt không khỏi do vết loét sâu và rộng và do cơ thể suy kiệt khả năng đề kháng bởi những biến chứng bệnh tiểu đường - Trong thành phần của Trầu không, Sim rừng, Nghệ có một số hợp chất có tính kháng khuẩn rất cao, khi phối hợp với phèn chua phi sẽ làm tăng tác dụng hiệp đồng, do đó làm cho hiệu quả điều trị cao hơn. - Không có rối loạn về toàn thân như: Dị ứng, ngộ độc, rối loạn về bài tiết nước tiểu…chứng tỏ không thấy có độc tính của dung dịch sát khuẩn STC trên người. 3.7. Tác dụng không mong muốn của dung dịch sát khuẩn STC đối với người sử dụng Theo quan sát của chúng em, khi rửa bằng dung dịch STC lên vết thương, vết loét bệnh nhân có cảm giác xót nhẹ lần đầu, các lần sử dụng sau mát, không 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2