Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức Sinh học 11 để giải thích các hiện tượng thực tiễn
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp bài học sinh động đem lại hứng thú cho cả người dạy và người học, khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng việc hệ thống cho các em các hiện tượng thực tiễn theo từng chuyên đề là điều hết sức cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức Sinh học 11 để giải thích các hiện tượng thực tiễn
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC 11 ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN Tác giả sáng kiến : TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN Mã sáng kiến : 37.56.01
- Vĩnh phúc, năm 2020
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC 11 ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN Tác giả sáng kiến : TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN Mã sáng kiến : 37.56.01
- Vĩnh phúc, năm 2020 MỤC LỤC
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Một thực trạng hiện nay ở các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh ở các môn học nói chung và môn sinh học nói riêng là các tiết dạy chưa sinh động, chưa thực sự hấp dẫn học sinh bởi sự trừu tượng, khô cứng của các nội dung lý thuyết cơ bản. Các kiến thức sinh học chủ yếu ở dạng lý thuyết gồm nhiều khái niệm, nhiều quá trình… mà môn học này lại gắn liền với thực tiễn cuộc sống, việc vận dụng các kiến thức ấy ra thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế trong mỗi tiết giảng của giáo viên. Mặt khác khi dạy học sinh giỏi, giáo viên rất khó khăn trong việc sưu tầm các tài liệu liên quan đến những câu hỏi có tính thực tiễn để hệ thống theo từng chuyên đề nhằm khắc sâu kiến thức, nâng cao chất lượng của học sinh giỏi qua các kì thi. Hiện nay bộ giáo dục đào tạo đang có xu hướng phát triển năng lực của người học,ngoài các vấn đề học về kiến thức, kĩ năng. Một trong số các năng lực cần thiết đó là vận dụng các kiến thức đã được học, được đào tạo vào thực tiễn cuộc sống. Ở môi trường THPT tôi thấy rằng điều này thật là cần thiết để sau khi hoàn thành chương trình của cấp học các em trang bị cho mình một vốn kiến thức và biết liên hệ kiến thức đó vào các sự vật hiện tượng trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Cũng với tầm quan trọng như thế trong các cuộc thi Olympic sinh học, các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm, trong đề thi thường có những câu mang tính vận dụng thực tế, những câu hỏi này là những câu then chốt, quyết định điểm số và chất lượng giải của học sinh. Là một giáo viên THPT khi giảng dạy các môn khoa học tự nhiên tôi luôn mong muốn trong tiết dạy của mình có những vận dụng thiết thực giúp bài học sinh động đem lại hứng thú cho cả người dạy và người học, khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng việc hệ thống cho các em các 1
- hiện tượng thực tiễn theo từng chuyên đề là điều hết sức cần thiết. Vừa là để củng cố khắc sâu các kiến thức nền tảng mà các em đã được học vừa là để mở rộng vốn sống cho bản thân, khi xử lí đề thi các em giải quyết được các câu vận dụng trong đề tốt, chất lượng học sinh qua các kì thi được nâng lên rõ rệt qua từng năm học. Khi tôi áp dụng nội dung này cho học sinh trong các tiết giảng thì hiệu quả của bài giảng được nâng cao hơn, học sinh rất hứng thú với tiết học, yêu thích môn học hơn. Những kinh nghiệm này bản thân tôi đã áp dụngvà đã có sự chuyển biến về chất lượng giảng dạy cơ bản cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, điều ấy đã thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Tên sáng kiến VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC 11 ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Trần Thị Phương Loan Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Xuân Hòa Số điện thoại: 0988181575 E_mail: tranthiphuongloan.gvxuanhoa@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không 5. Lĩnh vực sáng kiến Khoa học tự nhiên (sinh học) Áp dụng trong các tiết giảng dạy của giáo viên trên lớp làm cho bài giảng sinh động và hấp dẫn, tạo hứng thú cho người dạy và người học. Là nguồn tư liệu tốt cho các giáo viên trong và ngoài tỉnh dạy bồi dưỡng học sinh giỏi 11 để nâng cao chất lượng của đội tuyển. Là nguồn tư liệu tham khảo của các em học sinh giỏi lớp 11, các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 khi muốn hiểu biết về kiến thức quanh ta. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2
- 10/01/2014 (Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013–2014) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến A. Nội dung của sáng kiến 1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 1.1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT CHUYÊN ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT A. HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Kiến thức trọng tâm: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. + Hấp thụ nước: Cơ chế thụ động (thẩm thấu): Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. + Hấp thụ khoáng: * Cơ chế thụ động: Chất khoáng đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (thuận chiều gradien nồng độ) không tiêu tốn năng lượng ATP. * Cơ chế chủ động: Chất khoáng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) có tiêu tốn năng lượng ATP. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ. + Con đường gian bào: Qua thành tế bào và các khoảng không gian giữa các tế bào, đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất (con đường Apoplats) + Con đường tế bào chất: Qua chất nguyên sinh của các tế bào đi vào mạch gỗ (con đường Symplats) Hiện tượng liên quan: 1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? 2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây còn non thì cây bị héo? 3
- 3. Những loài thực vật như tảo, rong, sen… quanh năm ngâm mình trong nước nhưng không bị thối rữa. Hãy cho biết rễ của những loài này có đặc điểm đặc biệt gì? 4. Vì sao người nông dân cần phải xới xáo, làm cỏ, sục bùn cho một số cây trồng? 5. Để giữ các bông hoa hồng trong lọ được tươi lâu người ta phải làm thế nào? 6. Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch, ít chất khoáng? 7. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt đem trồng ở vùng có nồng độ muối cao (nước mặn) thì mất khả năng sinh trưởng (chết), những loài thực vật như Đước, Sú, Vẹt có thể sinh trưởng bình thường? 8. Vì sao những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt? Giải thích hiện tượng: Hiện tượng 1: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: Trong điều kiện ngập úng, bộ rễ thiếu oxi, quá trình hô hấp ở rễ bị đình trệ, tế bào lông hút thiếu năng lượng ATP nên không hút được nước và khoáng, mặt khác vi khuẩn kị khí hoạt động mạnh, hủy hoại bộ rễ,không hình thành được lông hút mớinên cây bị chết úng. Hiện tượng 2: Khi bón nhiều phâm đạm vào gốc cây còn non, cây bị héo vì: Làm tăng ấp suất thẩm thấu của đất nên tế bào rễ cây không hút được nước Lá vẫn thoát hơi nước nên cây non bị héo. Hiện tượng 3: Những loài thực vật như tảo, rong, sen… quanh năm ngâm mình trong nước nhưng không bị thối rữa rễ của những loài này có đặc điểm thích nghi: Trong vỏ rễ có những khoang trống tương đối lớn nối thông nhau thành một hệ thống dẫn truyền không khí. 4
- Biểu bì rễ là 1 lớp màng mỏng, mờ đục có thể để cho lượng oxi ít hòa lẫn trong nước thấm qua, khi thẩm thấu: + Do nồng độ 2 bên màng mỏng khác nhau tạo lực thấm + Lực thấm của lớp biểu bì thủy sinh nhanh nên oxi thấm vào trong rễ, rễ hấp thụ được oxi thông qua khoang rỗng giữa các tế bào cung cấp đủ oxi cho sự hô hấp của rễ. Hiện tượng 4: Người nông dân cần phải xới xáo, làm cỏ, sục bùn cho một số cây trồng để: Tăng lượng oxi cho rễ, giúp rễ hô hấp tốt tạo năng lượng ATP để hút khoáng chủ động. Diệt trừ cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Đất thoáng khí tránh sự hoạt động của vi khuẩn phản nitrat biến đổi NO3 thành N2 gây lãng phí nguồn nitơ trong đất. Hiện tượng 5: Để giữ các bông hoa hồng trong lọ được tươi lâu người ta phải cắt hoa ngâm trong nước ở đoạn cuối cành nơi có vết cắt sau đó cắm ngay vào lọ hoa có sẵn nước. Điều này là cần thiết vì khi cắt hoa đem bán sự thoát hơi nước vẫn tiệp tục diễn ra dẫn đến bọt khí xuất hiện trong mạch gỗ, vì thế nếu ta để nguyên cành từ chợ mua về mà cắm ngay vào lọ nước thì dòng nước trong mạch gỗ sẽ bị ngắt quãng bởi các bọt khí, sự hút nước gặp trở ngại nên cành hoa nhanh héo hơn. Hiện tượng 6: Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch, ít chất khoáng nhằm mục đích ngăn cản sự phát triển của rễ tập trung vào phát triển trụ mầm làm cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này được huy động chủ yếu từ 2 lá mầm vì thế lá mầm sẽ teo nhỏ lại giá ăn sẽ ngon hơn, khi nước không sạch, nếu nước có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển nhiều, trụ mầm mảnh mai giá sẽ gầy. Hiện tượng 7: Đất có nồng độ muối cao nên nồng độ dung dịch đất cao hơn so với nồng độ tế bào của cây mà trước đây sống ở vùng nước ngọt do đó có 5
- sự chênh lệch nồng độ giữa 2 môi trường (môi trường ưu trương), nước vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu nghĩa là di chuyển từrễ ra môi trường mà lá vẫn tiếp tục thoát hơi nước khi đó cây mất nước, héo dần và chết, còn ở những cây như Đước, Sú, Vẹt lại có thể sinh trưởng bình thường là nhờ nồng độ dịch bào của tế bào lông hút rất cao so với môi trường (môi trường nhược trương) do vậy chúng vẫn có thể lấy được nước và sinh trưởng bình thường. Hiện tượng 8: Những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt vì: Trong mùn có nhiều chất hữu cơ, là nguồn dự trữ các chất khoáng và có nhiều nitơ. Đất tơi xốp sẽ thoáng khí và có nhiều oxi, ít khí độc, độ ẩm thích hợp là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, đặc biệt là các vi sinh vật phân giải protein và chuyển hóa nitơ tạo NO3 và NH4+ để cung cấp cho cây. • Đất tơi xốp thoáng khí là điều kiện cho bộ rễ phát triển, hô hấp tốt từ đó lấy được nhiều nước và kháng đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. • B. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Kiến thức trọng tâm: Cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch gỗ. + Mạch gỗ gồm các tế bào chết: quản bào và mạch ống. + Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước + Động lực đẩy dòng mạch gỗ Lực hút của lá Lực trung gian Lực đẩy của rễ + Đặc điểm của con đường vận chuyển nước từ rễ lên lá: 6
- Nước được vận chuyển từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của lá, con đường này dài nên lực đóng vai trò chủ yếu là lực hút của lá. Điều kiện để nước có thể được vận chuyển ở con đường này: Đó là tính liên tục của cột nước nghĩa là không có bọt khí trong cột nước. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển của cột nước: Lực liên kết giữa các phân tử nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ phải thắng được lực trướng (trọng lượng của cột nước). Cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây. + Gồm các tế bào sống là: ống rây và tế bào kèm. + Động lực của dòng mạch rây: do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá nơi tổng hợp saccarozo) và các cơ quan chứa (rễ, củ, quả…) Hiện tượng liên quan: 9. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo? 10. Hiện tượng rỉ nhựa, hiện tượng ứ giọt ở thực vật được giải thích như thế nào? 11. Một chậu cây để trong phòng lạnh bị héo lá, giải thích hiện tượng? 12. Tại sao khi ta bóc vỏ một đoạn ngắn quanh cành cây thì một thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra? Giải thích hiện tượng: Hiện tượng 9: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo vì: Những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước. Áp suất thẩm thấu của rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây hiện tượng ứ giọt. Hiện tượng 10: Nếu cắt ngang thân non nước được đẩy từ rễ lên tạo thành giọt ở vết cắt (rỉ nhựa), khi độ ẩm không khí cao, ở mép lá hình 7
- thành các giọt nước (ứ giọt). Hai hiện t ượng này chứng tỏ rễ đẩy nướ c chủ động lên thân (lực đẩy của rễ). Hiện tượng 11: Khi để trong phòng lạnh, nhiệt độ thấp, độ nhớt của chất nguyên sinh tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch nước giữa các tế bào nên sự hút nước của rễ giảm, cây không hút đủ nước nên cây bị héo. Hiện tượng 12: Khi ta bóc vỏ một đoạn ngắn quanh cành cây thì một thời gian sau phía trên chỗbị bóc phình to ra vì: Nhu mô vỏ là mạch rây của thân cây, mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ. Khi bóc vỏ quanh cành cây thì đường dẫn mạch rây bị chặn lại làm cho chất hữu cơ bị tụ ở phía trên khu vực bị bóc vỏ, do vùng tế bào này được tập trung nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ tiến hành phân bào nguyên phân nhiều hơn bình thường làm cho cành cây đó ở phía trên bị bóc vỏ bị phình to ra. C. THOÁT HƠI NƯỚC Kiến thức trọng tâm: Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá. + Tạo lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ. + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. 8
- + Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Các con đường thoát hơi nước: + Qua tế bào khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. + Qua lớp cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Cơ chế chung: + Khi no nước, vách mỏng của tế bào khíkhổng căng ra → vách dày cong theo → lỗ khí mở ra. + Khi mất nước, vách mỏng hết căng → vách dày duỗi thẳng→ lỗ khí đóng. Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng: + Cân bằng nước và vấn đề hạn của cây trồng. + Tưới nước hợp lí cho cây trồng. + Khi nào cần tưới nước? + Lượng nước cần tưới là bao nhiêu? + Cách tưới như thế nào? Hiện tượng liên quan: 13. Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt (cây thân thảo)? 14. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? 15. Tại sao nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu” của cây? Giải thích hiện tượng: Hiện tượng 13: Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt (cây thân thảo) vì: Buổi trưa nắng gắt, cây thoát hơi nước mạnh làm tế bào thiếu nước. 9
- Khi tưới nước rễ hút nước mạnh tạo lực đẩy đưa nước lên trên, quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh khi đó lượng nước thoát ra nhiều hơn lượng nước hút vào. Mặt khác nước đọng trên lá coi như 1 thấu kính, hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời làm đốt nóng lá, đất đang nóng khi tưới nước vào thì nước cũng bốc hơi nóng lên làm nóng lá hơn. Tế bào lá mất nhiều nước tức thời, sức căng bề mặt lá giảm tạo ra hiện tượng héo lá. Hiện tượng 14: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì: Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao Lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh bề mặt lá Nhờ vậy không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng. Hiện tượng 15:“Thoát hơi nước là tai họa tất yếu” của cây vì: “Tại họa” ở đây muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn (khoảng 98%) và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước nó mất đi. “Tất yếu” vì: + Có thoát hơi nước mới lấy được nước (tạo ra lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ). + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. + Khi thoát hơi nước khí khổng mở dòng khí CO2 sẽ đi từ không khí vào lá cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. 10
- 11
- CHUYÊN ĐỀ 2 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG VÀ DINH DƯỠNG NITƠ Kiến thức trọng tâm: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm: + Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây + Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây. + Phân bón cho cây trồng. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ + Vai trò chung +Vai trò điều tiết + Vai trò cấu trúc Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. + Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất + Quá trình cố định nitơ Hiện tượng liên quan: 16. Vì sao người nông dân trồng các cây họ đậu để cải tạo đất? 17. Giải thích câu ca: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” 18. Tại sao thực vật tắm mình trong bể nitơ nhưng vẫn thiếu đạm? 19. Tại sao sau khi bón đạm cho rau sau đó sử dụng ngay làm thức ăn thường có hại cho sức khỏe? 20. Nêu cơ sở khoa học của câu ca: “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” Giải thích hiện tượng: Hiện tượng 16: Người nông dân trồng các cây họ đậu để cải tạo đất vì: 12
- Trong rễ lạc có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, vi khuẩn này có enzim nitrogenaza phá vỡ được liên kết ba bền vững của phân tử nitơ. Phương trình đồng hóa N2 thành NH3 N≡N NH=NH NH2 – NH2 2NH3 NH3 do vi khuẩn tổng hợp ra được vi khuẩn và cây họ đậu sử dụng. Đồng thời do vi khuẩn tổng hợp dư NH3 nên một lượng đạm khá lớn được giải phóng vào trong đất làm tăng độ phì nhiêu của đất. Thân, lá, rễ cây họ đậu sau khi thu hoạch được dùng làm phân xanh để tăng mùn cho đất và làm cho đất tơi xốp. Hiện tượng 17: Giải thích câu ca: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Vụ lúa chiêm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5lúc lúa đang thì con gái, sinh trưởng, phát triển mạnh nên cần nhiều nước và dinh dưỡng (nitơ). Khi thời tiết khô hạn, cây lúa thiếu phân thiếu nước nên chậm lớn mà chỉ “lấp ló đầu bờ” ngang bờ. Mưa giông đầu mùa thường có hiện tượng phóng điện trong tự nhiên. Trong khí quyển lượng nitơ tự nhiên N2 có khoảng 80%, mưa có sấm sét thì sấm sét là tác nhân để phản ứng sau xảy ra: N2 + O2 NO Sau đó: NO + O2 NO2 Khí NO2 sinh ra hòa tan trong nước mưa: 4NO2 +O2 + 2 H2O 4 HNO3 Khi đó cây hấp thụnitơ dưới dạng ion NO3 Hiện tượng 18: Thực vật tắm mình trong bể nitơ mà vẫn thiếu đạm vì: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ ở hai dạng NO 3 và NH4+ mà không hấp thụ nitơ ở dạng N2 Trong tự nhiên nhờ quá trình phóng điện do sấm sét đã oxi hóa nitơ thành nitrat: N2 + O2 NO • Sau đó: NO + O2 NO2 13
- Khí NO2 sinh ra hòa tan trong nước mưa: 4NO2 +O2 + 2H2O 4HNO3 Khi đó cây hấp thụ nước, nitơ dưới dạng ion NO3 Quá trình cố định của vi khuẩn cố định đạm ở những vi sinh vật sống tự do (Anabaena azola…) và sống cộng sinh (Rhizobium…) N≡N NH=NH NH2 – NH2 2NH3 NH3 do vi khuẩn tổng hợp ra được vi khuẩn và cây sử dụng. Hiện tượng 19: Khi bón đạm nitrat cho rau sau đó sử dụng ngay làm thức ăn thường gây hại cho sức khỏe vì: Khí đó cây hút NO3 quá nhiều và không chuyển hóa hết thành NH 4 nên sẽ tồn dư NO3 trong cây, lúc đó NO3 chuyển hóa thành nitrit là một chất gây độc. Ở trẻ em, nitrit vào máu sẽ chuyển hóa hemoglobin thành methemoglobin. Khi đó chức năng vận chuyển oxi của hồng cầu sẽ bị giảm dẫn đến một số loại bệnh như bệnh xanh da ở trẻ Nitrit là một chất gây ung thư ở người Nitrit là tác nhân gây đột biến gen Khi bón phân đạm thì sau 3 ngày mới nên sử dụng thì hạn chế được lượng nitrat tồn dư trong tế bào do nó đã được chuyển hóa thành NH4 và cây đồng hóa thành các axit amin. Hiện tượng 20: Cơ sở khoa học của câu ca: “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”: Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa nitơ khí trời nhờ cộng sinh với vi khuẩn ở nốt sần nên thỏa mãn nhu cầu về nitơ nhưng để cố định đạm và tổng hợp các chất thì nhu cầu về photpho (lân) là rất cao nên photpho là nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây lạc. Canxi tuy không cần cho sự sinh trưởng của cây lạc nhưng có tác dụng làm giảm độ chua của đất giúp cây hấp thụ tốt nhiều loại khoáng đặc biệt là photpho. 14
- CHUYÊN ĐỀ 3: QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Kiến thức trọng tâm: 1. Quang hợp. Hệ sắc tố quang hợp: + Nhóm sắc tố chính: Diệp lục: hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. + Các sắc tố phụ: (Carotenoit) hấp thụ ánh sáng rồi truyền năng lượng cho diệp lục a. Vai trò quang hợp của cây xanh: + Là nguồn chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học... + Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống (năng lượng chứa trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ) + Điều hòa không khí. Quang hợp gồm 2 pha: + Pha sáng Diễn ra ở tilacoit, chỉ khi có ánh sáng. Nguyên liệu: Nước, ánh sáng, NADP+, Pv Sản phẩm: ATP, NADPH và O2 + Pha tối Xảy ra ở chất nền của lục lạp, cả khi có ánh sáng và khi không có ánh sáng. Có sự khác nhau giữa 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM 15
- 2. Hô hấp Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật. + Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây. + Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây. + Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. Con đường hô hấp ở thực vật: + Phân giải kị khí + Phân giải hiếu khí Hô hấp sáng: + Xảy ra tại 3 bào quan: Lục lạp, peroxixom, ti thể. + Ở điều kiện CO2 cạn kiệt, O2 tăng cao, thực vật C3 hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng điều này xảy ra được là do lúc này enzim Rubisco có hoạt tính oxi hóa đã chuyển hóa RiDP thành 1 phân tử APG và axit glicolic. Hô hấp sáng không tạo ra năng lượng mà lại tiêu tốn 30%50% sản phẩm quang hợp. Hiện tượng liên quan: 21. Giải thích tại sao các cây họ hòa thảo thường cho năng suất cao? 22. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? 23. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không? Tại sao? 24. Cây thanh long ở miền nam nước ta thường ra hoa kết quả từ cối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau nông dân ở các địa phương miền nam áp dụng biện pháp kĩ thuật thắp đèn nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp trên? 25. Vì sao người ta có thể làm nông nghiệp dưới tầng hầm của các khu chung cư lớn? 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 142 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 48 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 51 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 39 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p | 63 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn