intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Hoá học 10 nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh ở trường THPT Quỳ Hợp 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu và áp dụng mô hình dạy học mới vào một số nội dung ở chương trình sách giáo khoa Hoá học 10, giúp cho HS chủ động tiếp nhận kiến thức thông qua việc tự học bằng các video bài giảng, phiếu tự học, làm các bài kiểm tra ngắn từ đó rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tự chủ trong học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Hoá học 10 nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh ở trường THPT Quỳ Hợp 2

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC 10 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT QUỲ HỢP 2 LĨNH VỰC: HÓA HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲ HỢP 2 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC 10 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT QUỲ HỢP 2 LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: 1. Kiều Đình Danh Số điện thoại: 0989327337 2. Phùng Thị Hƣơng 0342073680 Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 3 PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận..................................................................................................... .. 3 1.1. Mô hình dạy học kết hợp một xu thế dạy học của thời đại .............................. 3 1.2. Lớp học đảo ngược là gì................................................................................... 4 1.3. Ưu điểm của lớp học đảo ngược ...................................................................... 4 1.4. Vai trò của lớp học đảo ngược với việc bồi dưỡng năng lực tự học................ 5 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 6 2.1. Thực trạng về việc áp dụng mô hình lớp đảo ngược ở trường THPT Quỳ Hợp 2 ............................................................................................................................... 6 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng ...................................................................... 9 2.3. Khảo sát về năng lực tự học của HS ở trường THPT Quỳ Hợp 2 ................... 9 2.4. Thuận lợi và khó khăn..................................................................................... 10 3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề .............................................................. 10 3.1. Cấu trúc sách giáo khoa Hoá học 10 ................................................................ 10 3.2. Một số chủ đề Hoá học 10 áp dụng hiệu quả mô hình lớp học đảo ngược......11 3.3. Các công cụ hỗ trợ trong mô hình lớp học đảo ngược ..................................... 11 3.3.1. Công cụ dạy học ............................................................................................ 12 3.3.2. Công cụ kiểm tra đánh giá ............................................................................ 12 3.4. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược..........................13 3.5. Một số lưu ý khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược .................................. 14 3.6. Một số ví dụ áp dụng mô hình lớp học đảo ngược môn Hoá học 10...............14 3.6.1. Ví dụ 1: Bài 12. Liên kết hydrogen và lực tương tác van der Waals…........14
  4. 3.6.2. Ví dụ 2: Chuyên đề 2. Bài 6. Hoá học về phản ứng cháy và nổ.......….........20 3.6.3. Ví dụ 3: Chủ đề tốc độ phản ứng hoá học.....................................................25 3.7. Kế hoạch dạy học minh hoạ ............................................................................. 42 4. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 42 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 54 4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 54 4.3. Tiến hành thực nghiệm..................................................................................... 55 4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 56 4.4.1. Phân tích định tính ........................................................................................ 56 4.4.2. Phân tích định lượng ..................................................................................... 58 PHẦN 3: KẾT LUẬN V KIẾN NGH .............................................................. 62 1. Kết quả đạt được của đề tài ................................................................................. 62 1.1. Đối với giáo viên .............................................................................................. 62 1.2. Đối với học sinh ............................................................................................... 62 2. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 63 2.1. Kết luận ............................................................................................................ 63 2.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 63 2.2.1. Với với nhà trường ........................................................................................ 63 2.2.2. Với với giáo viên ........................................................................................... 64 2.2.3. Đối với học sinh ............................................................................................ 64
  5. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Trung học phổ thông THPT Phương pháp dạy học PPDH Công nghệ thông tin CNTT Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK Thiết bị dạy học TBDH Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm sư phạm TNSP Thực nghiệm TN Năng lực NL Đối chứng ĐC Điểm trung bình ĐTB Phụ lục PL
  6. DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 1.1. So sánh lớp học truyền thống với lớp học đảo ngược ............................ ..4 Hình 1.2. Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho HS ............................................. 5 Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược .............. 7 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát những khó khăn GV gặp phải khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược.......................................................................................................... 7 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát các công cụ hỗ trợ GV khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược................................................................................................................ 8 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát các năng lực và kỹ năng được hình thành và phát triển cho HS khi sử dụng lớp học đảo ngược................................................................... 8 Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về việc học sinh thích học môn Hoá học..................... 9 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về việc HS đánh giá tầm quan trọng của việc tự học... 9 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc HS đánh giá cần làm gì để học tốt môn Hoá học.......................................................................................................................... 10 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về việc HS đánh giá một số kỹ năng của bạn thân..... 10 Hình 3.1. Các công cụ hỗ trợ trong mô hình lớp học đảo ngược........................... 12 Hình 3.2. Cấu trúc chung của bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược. 14 Hình 3.3. Sản phẩm nộp của các nhóm bài liên kết hydrogen và lực tương tác van der Waals................................................................................................................ 17 Hình 3.4. Sản phẩm nộp của HS bài Hoá học về phản ứng cháy nổ...................... 23 Hình 3.5. Sản phẩm nộp của HS trên trang padlet chủ đề tốc độ phản ứng hoá học.......................................................................................................................... 29 Hình 3.6. Sản phẩm báo cáo của HS chủ đề tốc độ phản ứng hoá học ................ 33 Hình 3.7. Hoạt động trò chơi tập làm chuyên gia của lớp 10B1........... ................ 33 Bảng 3.1. Bảng báo cáo làm việc nhóm 1- lớp 10B1................ ............................ 57 Bảng 3.2. Bảng báo cáo làm việc nhóm 2- lớp 10B1................ ............................ 57 Bảng 3.3. Bảng điểm kiểm tra 15 phút của HS lớp 10B2...................................... 58 Hình 4.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra “Liên kết hydrogen và lực tương tác van der Waals lớp 10B2.................................................................................................... 59 Bảng 3.4. Bảng điểm kiểm tra 15 phút của HS lớp TN và ĐC.............................. 59 Hình 4.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cặp TN – ĐC............................................ 60
  7. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Hóa học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 về việc hình thành, phát triển các NL chung cho HS là GV cần tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, đặc biệt là tra cứu, xử lí các nguồn tài nguyên hỗ trợ tự học (trong đó có nguồn tài nguyên số), thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, các dự án học tập để nâng cao NL tự chủ và tự học ở HS. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Hoá học đã được triển khai và thực hiện ở lớp 10. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có nhiều sự chuẩn bị để cho giáo viên có thể học tập và tiếp cận nội dung, cách thức thực hiện chương trình mới, bên cạnh những giáo viên đã chuyển mình đã tiếp cận và đáp ứng được những yêu cầu đổi mới thì không ít giáo viên vẫn còn dạy học sinh theo lối ứng thi, mới chú trọng dạy HS kiến thức mới để làm bài tập, chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển năng lực cho HS. Từ đó dẫn đến việc sau khi học xong, HS nhanh quên kiến thức, khi GV đưa ra các vấn đề mới, các vấn đề liên quan đến thực tiễn HS rất thụ động, không biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, không biết kết nối với kiến thức liên quan. Và một thực tế cần phải thừa nhận đó là đa số GV còn khó khăn trong việc khai thác các nguồn học liệu số, còn lúng túng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đáp ứng với yêu cầu của chương trình mới. Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình dạy học hiện đại trái ngược hoàn toàn với môi trường dạy học truyền thống thay vì giáo viên là người trực tiếp truyền thụ kiến thức ở trên lớp thì GV cần phải khai thác các nguồn học liệu số, tìm kiếm các công cụ hỗ trợ để truyền tải kiến thức ở bên ngoài lớp học. Ngược lại, HS thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học từ sự hỗ trợ của GV và từ các video bài giảng, phiếu giao nhiệm vụ… Mô hình này không chỉ giúp HS phát huy và rèn luyện ý thức tự học, tính chủ động, làm chủ quá trình học tập từ đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS, mà còn giúp đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả học tập, mô hình lớp học đảo ngược là một xu thế giáo dục trong kỷ nguyên số. Là giáo viên được phân công giảng dạy môn Hoá học 10, nhóm tác giả chúng tôi rất trăn trở khi nội dung sách giáo khoa mới đưa vào thêm nhiều nội dung mới mang bản chất hoá học, nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn nội dung kiến thức có sự đào sâu, mở rộng nên khá nặng với HS (đặc biệt là các chuyên đề). Mặc dù chúng tôi đã vận dụng các phương pháp, và kỹ thuật dạy học hiện đại nhưng thời lượng 45 phút với một số bài học là không đủ để thực hiện được mong muốn đào sâu, mở rộng và liên hệ kiến thức vào thực tiễn do đó khó đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới. Khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược chúng tôi
  8. đã tháo gỡ được những trăn trở trên. Với mô hình dạy học hiện đại này, học sinh không chỉ được học kiến thức ở trên lớp mà các em vẫn tích cực học tập những kiến thức đó ở bên ngoài lớp học. Với những lí do cơ bản đó, nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định chọn đề tài sáng kiến: “Vận dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học môn Hoá học 10 nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh ở trƣờng THPT Quỳ Hợp 2”. Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu mô hình lớp học đảo ngược cũng như cấu trúc sách giáo khoa Hoá học 10 từ đó chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ về cách áp dụng hiệu quả mô hình dạy học mới. Qua việc nghiên cứu và áp dụng mô hình dạy học mới vào một số nội dung ở chương trình sách giáo khoa Hoá học 10, giúp cho HS chủ động tiếp nhận kiến thức thông qua việc tự học bằng các video bài giảng, phiếu tự học, làm các bài kiểm tra ngắn từ đó rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tự chủ trong học tập. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược tại trường THPT Quỳ Hợp 2 nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh để đáp ứng với yêu cầu của chương trình mới. Nghiên cứu các chủ đề sách giáo khoa Hoá học lớp 10 mới có thể áp dụng được mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học. Khảo sát và đánh giá thực trạng áp dụng mô hình dạy học mới, cũng như việc khai thác các học liệu số ở trường THPT Quỳ Hơp 2 từ đó chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình áp dụng mô hình dạy học mới. Thiết kế vào tổ chức một số nội dung Hoá học 10 theo mô hình dạy học mới. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2 Sách giáo khoa và sách chuyên đề Hoá học 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
  9. Sử dụng các phương pháp như: Thực nghiệm sư phạm, điều tra, khảo sát, quan sát sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên, lấy ý kiến điều tra học sinh.… 5.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả thu được từ đó rút ra kết luận về tính hiệu quả của đề tài. 6. Những đóng góp mới của đề tài Nghiên cứu, tổng quan được cơ sở lí luận về mô hình lớp học đảo ngược; các giai đoạn để tổ chức một bài học theo mô hình lớp học đảo ngược. Chia sẻ một số kinh nghiệm để vận dụng mô hình lớp học đảo ngược một cách hiệu quả. Trình bày được các ví dụ mẫu áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Hoá học 10. Thiết kế được kế hoạch bài giảng mẫu môn Hoá học 10 khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học của đề tài. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Mô hình dạy học kết hợp một xu thế dạy học của thời đại Từ nghiên cứu lí luận của các nhà giá dục học (Barbour, Kennedy, 2014) và Graham (2005), chúng ta thấy dạy học kết hợp đang dần trở thành xu hướng cho giáo dục tương lai. Bởi vì nó đem lại rất nhiều lợi ích và kết hợp được các yếu tố công nghệ xu hướng 4.0. Các học giả đưa ra các lý do sau để giải thích lý do vì sao dạy học kết hợp đang trở thành xu thế. - Đổi mới phương pháp sư phạm: trong dạy học kết hợp vai trò của giáo viên đã thay đổi, từ một người có vị trí trung tâm thì giờ đây họ trở thành người định hướng các hoạt động trên lớp cho người học. Lúc này thời gian trên lớp không còn giữ vai trò chủ đạo, cả thầy và trò phải dành nhiều thời gian hơn cho tự học, tự chuẩn bị bài. Thời gian trên lớp tăng cường cho giải pháp và tập trung vào các thắc mắc của người học, ngoài ra dạy học sẽ hiệu quả hơn do tăng cường ứng dụng trên lớp, yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp sư phạm. E-learning, smart technology... sẽ xuất hiện dày đặc trong các bài giảng trực tuyến và trực tiếp. - Tăng tính linh hoạt của GV và người học: Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) hay xoay vòng (rotatio) sẽ hỗ trợ tối đa cho sự linh hoạt này.
  10. Người học thay vì cố định học trên lớp như trước đây có thể linh hoạt sắp xếp thời gian và công việc để chuẩn bị bài và xây dựng dự án học tập của riêng mình. 1.2. Lớp học đảo ngƣợc là gì? Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình dạy học mới ra đời trong khoảng 15 năm gần đây ở Mỹ, được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ tiểu học đến đại học, đã đảo ngược cách tổ chức dạy học theo lớp học truyền thống. Hình 1.1. So sánh lớp học truyển thống với lớp học đảo ngược Theo Brame (2013): Đối với lớp học đảo ngược, người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowerPoint, và khai thác tài liệu trên mạng Internet. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học GV đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp HS giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới. Theo tài liệu tập huấn ETEP của Bộ GD&ĐT: Lớp học đảo ngược là chiến lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu học kết hợp, và mô hình lớp học này trái ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học. Khác với cách giảng dạy truyền thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, cách học này đem bài tập vào trong lớp học. 1.3. Ƣu điểm của mô hình lớp học đảo ngƣợc Mô hình lớp học đảo ngược có những ưu điểm sau: - GV đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của HS nên có nhiều thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện tập trung cho nhiều đối tượng HS khác nhau nhất là các đối tượng cần nhiều sự hỗ trợ hơn so với các bạn. - HS có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động học tập. - Tăng cường khả năng tương tác, giao tiếp giữa các HS với nhau.
  11. - HS có nhiều cơ hội học hỏi với bạn, với thầy cô. - HS tự quyết định tốc độ học phù hợp, có thể tua nhanh hoặc xem lại nhiều lần khi chưa hiểu, qua đó làm chủ việc học của mình. - Hỗ trợ các HS vắng mặt nhờ các bài học trực tuyến và được lưu trữ lại. - HS tiếp thu tốt hơn có thể được chuyển tiếp đến các chương trình học cao hơn mà không ảnh hưởng gì đến các bạn còn lại. - Phụ huynh có nhiều cơ hội hỗ trợ cho HS chuẩn bị bài tốt hơn trong thời gian tự học ở nhà. 1.4. Vai trò của lớp học đảo ngƣợc với việc bồi dƣỡng năng lực tự học Hình 1.2. Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho HS Theo Nguyễn Cảnh Toàn [9]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi,...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
  12. 5 thành tố của năng lực tự học là: 1. Xác 2. Lập 3.Thự 4.Tự 5. Rút định kế c hiện kiểm kinh nhiệm hoạch kế tra, nghiệ vụ học học hoạch đánh m, tập tập giá điều chỉnh Năng lực tự học (NLTH) là khả năng người học thực hiện các hoạt động tự học. Biểu hiện của NLTH là Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội. NLTH hóa học được hình thành và phát triển thông qua bộ môn Hóa học. Có thể hiểu NLTH hóa học là khả năng nghiên cứu tài liệu hóa học nhằm tác động vào các yếu tố cơ bản của hóa học. HS xác định được mục tiêu học tập, lập kế hoạch học tập của cá nhân để đạt được các mục tiêu đó. HS biết tìm kiếm và sử dụng các tài liệu hóa học để giải quyết các vấn đề của hóa học đặt ra. Đồng thời, HS tự kiểm tra và điều chỉnh hoạt động học tập cho phù hợp với yêu cầu của bộ môn Hóa học và các yêu cầu chung của giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạy học về việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc và khai thác các công cụ hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học của HS ở trƣờng THPT Quỳ Hợp 2. Để khảo sát thực trạng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược và khai thác các công cụ hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học của HS ở trường THPT Quỳ Hợp 2. Tôi đã tiến hành khảo sát trên 55 giáo viên ở trường THPT Quỳ Hợp 2 trên Google Forms và thu được kết quả như sau:
  13. 1. Thầy (cô) đã áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong quá trình dạy học chưa? Mức độ Đã áp dụng Chƣa áp dụng SL 32 23 Ý kiến % 51,19 48,81 Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược 2. Thầy (cô) gặp khó khăn gì trong quá trình áp dụng mô hình lớp học đảo ngược? Nội dung Ý kiến SL % Ứng ụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học. 32 58,18 Cách tổ chức dạy học theo mô hình dạy học mới 27 49,1 Học sinh không hợp tác, năng lực tự học của HS còn yếu. 41 74,5 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiếu thiết bị bị học tập và 37 67,3 giảng dạy. Việc đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm sau mỗi bài 12 21,8 học. Bảng 1.2. Kết quả khảo sát những khó khăn GV gặp phải khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược 3. Thầy (cô) sử dụng công cụ hỗ trợ gì trong mô hình lớp học đảo ngược? Ý kiến a) Chuẩn bị tƣ liệu học tập SL % Word 55 100 PowerPoint 45 81,8 Canva 0 0 coggle 0 0 b) Tạo video lƣu trữ AcivePresenter 0 0 You Tube 35 63,6
  14. Drive 24 43,6 Zoom 30 54,5 c) Công cụ kiểm tra đánh giá Azota 37 67,2 Quizizz 26 47,3 Google Forms 0 0 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát các công cụ hỗ trợ GV khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược 4. Theo thầy (cô) những kĩ năng và năng lực của HS được hình thành và phát triển khi học theo mô hình lớp học đảo ngược? Nội dung Ý kiến SL % Năng lực tự học 55 100 Kỹ năng xác định nhiệm vụ 51 92,7 Kỹ năng lập kế hoạch 43 78,2 Kỹ năng thực hiện kế hoạch 40 72,7 Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá 47 85,5 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát các năng lực và kỹ năng được hình thành và phát triển cho HS khi sử dụng lớp học đảo ngược. 5. Mô hình lớp học đảo ngược là một xu thế của dạy học hiện đại, theo thầy (cô) mô hình dạy học mới này có phù hợp với chương trình giáo dục Phổ thông 2018 không? Nội dung Ý kiến SL % Rất phù hợp 43 78,1 Phù hợp 12 21,9 Không phù hợp 0 0
  15. Bảng 1.5. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của mô hình lớp học đảo ngược trong chương trình giáo dục Phổ thông 2018 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng - Còn nhiều GV chưa biết đến hoặc chưa sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong quá trình dạy học, đa số giáo viên còn gặp khó khăn khi sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học, chưa khai thác được nhiều công cụ hỗ trợ dạy học, chưa biết cách tạo ra một video bài giảng, lưu trữ tài liệu học, chưa khai thác được các phần mềm kiểm tra đánh giá.... - 100% GV được khảo sát cho rằng mô hình này phát triển năng lực tự học cho HS và rất phù hợp, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Ngoài ra vẫn còn một số tồn tại sau: + GV ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức liên hệ thực tế. + GV ngại chuẩn bị bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin. + GV ngại đổi mới phương pháp dạy học nên chưa phát huy được nhiều năng lực của HS. 2.3. Khảo sát về năng lực tự học của HS ở trƣờng THPT Quỳ Hợp 2 Để đánh giá năng lực tự học của HS trường THPT Quỳ Hợp 2, nhóm tác giả chúng tôi đã khảo sát 103 HS ở các lớp 10B1, 10B2, 10B3 trên Google Forms cho kết quả như sau: 1. Em có thích học môn Hoá học không? Mức độ Rất thích Thích Bình thƣờng Không thích SL 37 45 15 6 Ý kiến % 35,92% 43,68% 14,56 5,84 Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về việc HS thích học môn Hoá học. 2. Theo em tầm quan trọng của việc tự học môn Hoá học Quan Bình thƣờng Không cần Mức độ Rất quan trọng trọng thiết Ý SL 64 39 0 0 kiến % 62,13 37,87 0,00 0,00 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về việc HS đánh giá tầm quan trọng của việc tự học 3. Cần làm gì để học tốt môn Hoá học
  16. Nội dung Ý kiến SL % Chỉ cần học trên lớp 0 0,00 Cần nghiên cứu sách giáo khoa trước khi học bài mới 20 19,4 Cần phải tìm kiến tài liệu trên internet, tìm thêm các tài 34 33,00 liệu tham khảo. Tăng cường tính tự học dưới sự hướng dẫn của GV. 103 100% Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc HS đánh giá cần làm gì để học tốt môn Hoá học. 4. Em hãy tự đánh giá một số kỹ năng tự học của bản thân mình? Nội dung Ý kiến Tốt Khá Chƣa tốt Kỹ năng xác định nhiệm vụ 32 49 19 Kỹ năng lập kế hoạch 25 51 28 Kỹ năng thực hiện kế hoạch 15 35 50 Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá 30 55 18 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về việc HS đánh giá một số kỹ năng của bạn thân 2.4. Thuận lợi và khó khăn Qua kết quả khảo sát trên cho thấy ở các lớp tự nhiên vẫn còn những em HS không thích học môn Hoá học, đa số HS đều nhận thấy sự quan trọng của việc tự học môn Hoá, 100% HS cho rằng để học tốt môn Hoá cần tăng cường tính tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Nhiều HS tự đánh giá kỹ năng trong việc tự học của mình còn chưa tốt. Do đó GV cần phải có biện pháp tăng cường hướng dẫn việc tự học ở nhà của các em, để từ đó các kỹ năng tự học của các em sẽ được cải thiện tốt hơn, mô hình lớp học đảo ngược rất phù hợp với việc khắc phục những khó khăn trên. 3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Cấu trúc sách giáo khoa Hoá học 10  Đối với sách giáo khoa Hoá học 10 Cấu trúc sách giáo khoa Hoá học 10 gồm có 7 chủ đề:
  17. Chủ đề 1. Cấu tạo nguyên tử Chủ đề 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Chủ đề 3. Liên kết hoá học. Chủ đề 4. Phản ứng oxi hoá – khử Chủ đề 5. Năng lượng hoá học Chủ đề 6. Tốc độ phản ứng hoá học Chủ đề 7. Nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen) Như vậy so với chương trình cũ, sách giáo khoa mới có thêm chương năng lượng liên kết, đối với nhóm nguyên tố tiêu biểu, ở chương trình lớp 10 chỉ xét nguyên tố nhóm halogen.  Đối với sách chuyên đề 10, gồm có 3 chuyên đề như sau: Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng tránh cháy nổ Chuyên đề 10.3. Thực hành hoá học và công nghệ thông tin. Như vậy đối với chương trình mới có những chuyên đề với nội dung kiến thức chuyên sâu vào lĩnh vực thuộc các ngành nghề cụ thể, giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau này. 3.2. Một số chủ đề Hoá học 10 áp dụng hiệu quả mô hình lớp học đảo ngƣợc. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, những chủ đề có nhiều nội dung kiến thức khó, trừ tượng cần nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, cần nhiều sự hỗ trợ của CNTT như chương liên kết hoá học hay chuyên đề cơ sở hoá học, chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin nên áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để hỗ trợ thêm kiến thức cho học sinh ngoài việc học trên lớp. Hoặc những chủ đề các em đã được học trước kiến thức, các đơn vị kiến thức có tính lặp lại, kiến thức có nhiều nội dung áp dụng các vấn đề thực tiễn, nội dung cần thực hành thí nghiệm nhiều như chuyên đề Hoá học về phản ứng cháy nổ, hay chủ đề tốc độ phản ứng hoá học, chủ đề nguyên tố nhóm VIIA, cũng sẽ áp dụng hiệu quả mô hình lớp học đảo ngược. Nói tóm lại nếu sử dụng một cách hợp lý và linh hoạt mô hình này có thể áp dụng hiệu quả ở khá nhiều bài học của chương trình mới. 3.3. Các công cụ hỗ trợ trong mô hình lớp học đảo ngƣợc Với yêu cầu của mô hình lớp học đảo ngược, HS phải học trước kiến thức mới tại nhà, do đó cần phải cung cấp tài liệu cho HS tự học tại nhà. Trước tiên tôi sẽ đầu tư làm một bài PowerPoint thật chất lượng, dùng zoom hoặc bằng phần
  18. mềm ActivePresenter để quay video bài giảng, sau đó đưa video lên You tobe, coppy link đưa vào padlel. Về việc kiểm tra đánh giá học sinh tôi thường lựa chọn những câu hỏi hay, trọng tâm đưa hệ thống câu hỏi lên Azota hoặc quizzizz để học sinh ôn tập và kiểm tra kiến thức học sinh. Hình 3.1. Các công cụ hỗ trợ trong mô hình lớp học đảo ngược 3.3.1. Công cụ giảng dạy. Với điều kiện thực tế tại Việt Nam là hầu hết các em học sinh đều sở hữu một tài khoản Facebook, vì vậy GV có thể sử dụng công cụ “Group” (nhóm) của Facebook để tạo một lớp học và yêu cầu HS tham gia để trao đổi tài liệu và thông tin. GV soạn bài giảng PowerPoint, dùng phần mềm ActivePresenter quay video bài giảng và tải lên trang YouTube cá nhân. Về nội dung chủ đề, phiếu tự học, phiếu học tập GV soạn và tải lên Google Drive và gửi đường link cho HS. 3.3.2. Công cụ kiểm tra đánh giá Sau khi xem video, soạn bài học theo các câu hỏi định hướng, HS làm bài tập kiểm tra kiến thức. Tôi chủ yếu dùng hình thức trắc nghiệm, sử dụng ứng dụng Azota, trò chơi học tập Quizizz có âm thanh, hình ảnh sống động. Các ứng dụng này đều có chức thống kê câu trả lời. Nhờ đó GV có thể nắm được bao nhiêu phần trăm HS trả lời đúng hoặc sai, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động trên lớp phù hợp.
  19. Với bài tập tương tác về vấn đề tranh luận, thu thập ý tưởng, hoạt động nhóm của HS thì tôi sử dụng ứng dụng Padlet. Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng và là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Khi muốn tiến hành khảo sát mức độ HS tiếp thu bài học hoặc lấy ý kiến về chủ đề thuyết trình thì GV có thể sử dụng ứng dụng Google Forms để tạo biểu mẫu cho mục đích thu thập dữ liệu. 3.4. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc. Để đạt được hiệu quả tốt, một bài dạy theo mô hình lớp học đảo ngược phải đảm bảo gồm 3 giai đoạn quan trọng sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị các hoạt động ở nhà trƣớc tiết học. GV chuẩn bị bài giảng, tài liệu liên quan, câu hỏi và bài tập để định hướng cho HS tự học ở nhà. HS phải tự chuẩn bị kiến thức bài mới tại nhà thông qua các bài giảng mà GV cung cấp, sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu liên quan. Ở bước này GV phải có sự tương tác với HS (có thể sử dụng mạng xã hội Facebook hoặc Zalo,…) và qua đó để gửi link các tài liệu, bài giảng của mình. HS trả lời các câu hỏi và bài tập mà GV giao và phản hồi các vấn đề thắc mắc liên quan đến bài học. Đây là bước kiểm tra kiến thức mà HS tiếp thu được qua bài giảng tự học ở nhà. Vì vậy các câu hỏi và bài tập phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa sức, đòi hỏi HS phải xem bài giảng mới hoàn thành tốt các câu hỏi. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận lại các vấn đề trọng tâm của bài và giải đáp các thắc mắc của HS đã đưa ra. GV cần tổng hợp các các câu hỏi này và đưa các câu hỏi mà nhiều HS cùng thắc mắc hoặc câu hỏi thú vị thành các câu hỏi thảo luận cho cả lớp. Sau đó HS tiến hành làm bài tập vận dụng theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. GV hướng dẫn HS tự rèn luyện bài tập ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Giai đoạn 3: Đánh giá và tự rút ra bài học sau giờ học GV tự đánh giá sau buổi học qua một số tiêu chí như: năng lực HS đã đạt được sau tiết học, những nội dung kiến thức HS đã đạt được, bài học kinh nghiệm cho những tiết dạy sau. Cấu trúc chung của bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược:
  20. Hình 3.2. Cấu trúc chung của bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược 3.5. Một số lƣu ý khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc. + Để vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trước tiên giáo viên cần phải nghiên cứu và lựa chọn các nội dung bài học phù hợp với mô hình dạy học này. + Khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học, GV không được vận dụng một cách máy móc mà phải có sự linh hoạt, tuỳ vào trình độ, thái độ học tập của HS từng lớp mà GV cần có sự điều chỉnh hợp lí. + GV cần có biện pháp quản lí cũng như kiểm tra việc tự học ở nhà của HS khi đó việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học mới thực sự phát huy hết hiệu quả. + Để phát triển năng lực tự học cho HS khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược, GV khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần nêu các tình huống có vấn đề để kích thích được hứng thú cũng như năng lực tư duy sáng tạo của HS, từng bước hình thành một thói quen học tập, chủ động và sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế 3.6. Một số ví dụ áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc môn Hoá học 10 3.6.1. Ví dụ 1 Bài 12 “Liên kết hydrogen và lực tƣơng tác van der Waals” Giai đoạn 1: Chuẩn bị trƣớc tiết học (hoạt động ở nhà) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV soạn một bản PowerPoint chất lượng, cô - HS chuẩn bị theo hướng dẫn đọng những kiến thức trọng tâm. của GV. - Giáo viên vào zoom, chia sẻ màm hình sau đó vào More vào chế độ quay video Record để làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0