intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông" nhằm góp phần góp phần cùng với nhà trường vã xã hội đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, giúp các em có ý thức trong những việc làm, việc học, việc ứng xử của bản thân mình với những người xung quanh; sống có ước mơ, lý tưởng; biết yêu thương, vị tha, có trách nhiệm, đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VẬN DỤNG MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐỂ GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN: LỊCH SỬ
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CON CUÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VẬN DỤNG MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐỂ GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN: LỊCH SỬ Tác giả: Nguyễn Anh Tài Tổ: Xã Hội Năm học: 2021 - 2022 Điện thoại: 0948.274.228
  3. MỤC LỤC Phần mở đầu Trang 1 I. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.2.1. Mục đích nghiên cứu. 2 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 Phần nội dung 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Cơ sở lí luận 3 2.1.1.1. Lí luận chung về Nho giáo. 3 2.1.1.2. Lí luận về chung về đạo đức. 3 2.1.1.3. Lí luận về giáo dục theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng 4 lực. 2.1.1.4. Hướng vận dụng 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1.2.1. Thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT. 5 2.1.2.2. Thực trạng dạy học đạo đức ở trường THPT. 5 2.1.2.2.1. Những kết quả đã đạt được 5 2.1.2.2.2.Những hạn chế và tồn tại 6 2.1.2.2.3. Nguyên nhân. 6 2.2. Giải quyết vấn đề 8 2.2.1. Vận dụng tư tưởng “ trung quân, ái quốc” 9 2.2.2. Vận dụng tư tưởng “ nhân, nghĩa”. 10 2.3. Thực nghiệm sư phạm. 12 2.3.1. Mục đích thực nghiệm. 12 2. 3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 13 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm. 13 2.3.4. Kết quả thực nghiệm 13 2.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 14 Phần kết luận và kiến nghị 15 3.1. Kết luận 16
  4. 3.1.1. Quá trình nghiên cứu 16 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài 16 16 3.1.3. Bài học kinh nghiệm 3.2. Kiến nghị, đề xuất 17 Tài liệu tham khảo 18
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò to lớn, quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Tài và đức, tâm và trí là những giá trị cốt lõi cần giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ trở thành những lớp người kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Thế nhưng, một thực tế đang báo động là lối sống đạo đức của một bộ phận học sinh đang đi xuống như chửi thề, chửi bậy, gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, gian lận trong thi cử, sự xuống cấp của tôn sư trọng đạo, nói dối cha mẹ, sống buông thả, chạy theo lối sống ảo, lệch chuẩn… Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là ngành giáo dục và đào tạo “chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”1, “chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng”2 cho người học. Vì vậy, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “đề án văn hóa ứng xử trong trường học”, xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”..., đặc biệt với việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Trong đó, sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: “Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm”3. Việc giáo dục đạo đức, phẩm chất... cho học sinh là một nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục, trong đó bộ môn lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng. 1 Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 3 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BDDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) 1
  6. Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy nhiều giá trị tốt đẹp của Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu… có thể vận dụng hiệu quả để giáo dục, rèn luyện, hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênh thông tin để góp phần vào giáo dục đạo đức học sinh. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần góp phần cùng với nhà trường vã xã hội đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, giúp các em có ý thức trong những việc làm, việc học, việc ứng xử của bản thân mình với những người xung quanh; sống có ước mơ, lý tưởng; biết yêu thương, vị tha, có trách nhiệm, đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Qua đó có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương nhà trường và xã hội, giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, trở thành những con người tốt, sống có nghĩa khí, nhân văn, trở thành người Việt Nam toàn diện “ đức, trí, thể, mĩ”. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh nói chung, thực trạng dạy đạo đức hiện nay nói riêng ở trường THPT. - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức của học sinh. - Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. - Đưa ra được các kết luận và kiến nghị. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Từ những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo, kiến thức trong sách giáo khoa lớp 10, kết hợp với thực tiễn dạy học đạo đức hiện nay ở trường THPT để hướng tới các giải pháp góp phần giáo dục đạo đức cho các em học sinh lớp 10. 2
  7. 1. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Kiến thức: Là một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo, thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay, thực trạng dạy đạo đức ở trường THPT, qua đó góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông cho học sinh lớp 10 thông qua các hoạt động giáo dục khi dạy chủ đề “Lịch sử Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10). - Không gian: lớp học của trường THPT Con Cuông 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phương pháp lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu xây dựng những mô hình lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu. + Phương pháp phân tích, tổng hợp. + Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát.điều tra. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. + Phương pháp thống kê toán học PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1.1. Lí luận chung về Nho giáo. Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng. Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội. Trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường, giúp con người sống có đạo đức và trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội. 3
  8. 2.1.1.2. Lí luận về chung về đạo đức.\- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. - Vai trò của đạo đức + Đối với cá nhân, Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách của con người, giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc, đồng bào và nhân loại. + Đối với gia đình, Đạo đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thế thiếu của một gia đình hành phúc. + Đối với xã hội, một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố , thì xã hội đó phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi đấy dễ xảy ra mất ổn định, thậm chí còn dẫn đến sự đổ vỡ về nhiều mặt trong đời sống xã hội. 2.1.1.3. Lí luận về giáo dục theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.. 2.1.1.4. Hướng vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông. Trong đề tài này, tôi vận dụng những tư tưởng tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu… để góp phần giáo dục, rèn luyện, hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4
  9. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn. 2.1.2.1. Thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT. Bên cạnh những giá trị tích cực của đạo đức đã và đang được phát huy trong giai đoạn hiện nay, thì một thực trạng rất đáng báo động là lối sống đạo đức của một bộ phận học sinh đang đi xuống, thực trạng đó được biểu hiện cụ thể như: Một bộ phận học sinh có biểu hiện xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chạy theo lối sống cá nhân, lối sống vật chất tầm thường, sống thực dụng, sống ảo, sống buông thả… Những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần đoàn kết “thương người như thể thương thân”, “ lá lành đùm lá rách”…không còn được chú trọng như trước. Một bộ phận học sinh lười học tập, lao động, khắc phục những khó khăn, gian khổ để vươn lên trong học tập và cuộc sống, tình trạnh chửi thề, chửi bậy, gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, gian lận trong thi cử, tình trạng vi phạm an toàn giao thông, tham gia các các tệ nạn xã hội…ngày càng nhiều. Quan hệ giữa con cái với cha mẹ thiếu tính trung thực, con cái thường nói dối cha mẹ, mối quan hệ giữa thầy và trò thiếu lễ nghĩa, học trò vô lễ với thầy cô, mối quan hệ giữa bạn bè thiếu sự tín nhiệm, thường hay gây gỗ dánh nhau với bạn... Một loạt hành vi vô đạo đức đối với thầy cô giáo trong thời gian qua như hồi chuông báo động về sự xuống cấp của truyền thống “tôn sư trọng đạo”, suy yếu quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa thầy và trò. 2.1.2.2. Thực trạng dạy học đạo đức ở trường THPT. 2.1.2.2.1. Những kết quả đã đạt được Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên về mọi mặt và đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức đều tăng, tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp hàng năm đều đạt 97%, Học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12 luôn đứng đầu bảng B, số học sinh đạt hạnh kiểm Tốt, Khá chiếm tỷ lệ cao Tổng hợp kết quả rèn luyện đạo đức và xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2018- 2019 đến năm học 2020-2021, kết quả được thể hiện qua các bảng thống kê sau: 5
  10. Bảng tổng hợp kết quả rèn luyện đạo đức từ năm 2018-2021 XL Tốt XL Khá XL TB XL Yếu Năm học Tổng số HS T.Số % T.Số % T.Số % T.Số % 2018 - 2019 1177 971 82,50 164 13,93 22 1,87 1 0,08 2019- 2020 1234 1061 85,98 156 12,64 17 1,38 0 0 2020 - 2021 1254 1014 80,86 186 14,83 50 3,99 4 0,32 Bảng tổng hợp kết quả học tập từ năm 2018-2021 Tổng số XL Giỏi XL Khá XL TB XL Yếu XL Kém Năm học HS T.Số % T.Số % T.Số % T.Số % T.Số % 2018 - 2019 1177 131 11,13 554 40,07 466 39,59 2 0,17 2 0,17 2019- 2020 1234 186 15,07 628 50,89 415 33,63 4 0,32 1 0,08 2020 - 2021 1254 168 13,40 556 44,34 519 41,39 9 0,72 2 0,16 2.1.2.2.2. Những hạn chế và tồn tại Bên cạnh những thành tích trên, công tác giáo dục đạo đức học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, hiện tượng học sinh có những hành vi vi phạm đạo đức còn khá phổ biến - Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật, nội quy trường lớp, ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức còn yếu. - Vẫn còn hiện tượng học sinh vi phạm luật An toàn giao thông như không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, hoặc đi xe mô tô tới trường - Vẫn còn một số học sinh nam vi phạm luật phòng chống tác hại của thuốc lá - Một số học sinh cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, đã giáo dục nhắc nhở nhiều lần vẫn không thay đổi. - Hiện tượng học sinh tham gia tụ tập xích mích, gây rối trật tự an ninh, bạo lực học đường vẫn tồn tại. - Tình trạng học sinh bỏ tiết vào chơi game, học sinh bỏ học vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao. 2.1.2.2.3. Nguyên nhân. Để đạt được những kết quả trên do nhiều nguyên nhân. Trong đó, thể kể tới các nguyên nhân cơ bản sau: 6
  11. Trường THPT Con Cuông luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD và ĐT, Huyện Ủy, UBND huyện, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự giúp đỡ của Phòng Tư pháp, Công an huyện, Công an thị trấn về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật, đạo đức học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường luôn tâm huyết, gắn bó, nhiệt tình với công việc. Năm học 2021- 2022 trường có tổng số 81 cán bộ, giáo viên và nhân viên, tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo. Đa số giáo viên nhà trường, nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm luôn nhiệt tình, giàu trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo học sinh Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng phát triển khang trang hơn, đáp ứng tốt cho công tác dạy và học. Hiện tại nhà trường có 5 khu nhà cao tầng, 4 khu nhà học văn hóa của học sinh, 2 khu nhà học chức năng gồm các phòng học bộ môn như Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, tất cả các lớp học đều được trang bị máy tính và ti vi màn hình lớn phục vụ cho dạy học, 1 khu nhà hiệu bộ. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát với tổng diện tích khoảng 10.000 m2, hệ thống cây xanh đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp. Công tác giáo dục đạo đức học sinh luôn được nhà trường quan tâm. Đa phần các em học sinh trường có hạnh kiểm tốt, chăm ngoan, có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện. Tuy nghiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt trái của xã hội đã và đang len lỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, nhân cách của học sinh Về phía gia đình học sinh, nhiều gia đình mải làm ăn, thiếu sự quan tâm chăm sóc đến công việc học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh, thái độ buông xuôi bất lực trước thói hư tật xấu của 1 số cha mẹ. tư tưởng “ trăm sự nhờ thầy” của một số phụ huynh học sinh khiến cho công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường gặp không ít khó khăn, trở ngại. Về phía nhà trường: một số giáo viên chủ nhiệm trẻ thiếu kinh nghiệm quản lí, giáo dục đạo đức học sinh; một số giáo viên bộ môn chưa xác định đúng công tác giáo dục đạo đức là nhiệm vụ chính: chỉ chú trọng dạy chữ , chưa quan tâm dạy người. Đặc điểm tâm sinh lý: các em học sinh lứa tuổi dậy thì, hiếu động, thích khẳng định mình, đặc điểm“ già trẻ con non người lớn”, việc thiếu kỹ năng sống cơ bản cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến đạo đức học sinh 7
  12. Sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường và xã hội đôi lúc còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Trong số những nguyên nhân trên, theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là ngành giáo dục và đào tạo “chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”, “chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng” cho người học. 2.2. Giải quyết vấn đề “Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. “Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ. Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời nhau. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói " Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ". Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, giáo dục đạo đức học sinh trong trường học có vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện các em, để các em trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại 8
  13. hoá, hội nhập quốc tế của đất nước và đó cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay. 2.2.1. Vận dụng tư tưởng “trung quân, ái quốc” Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo nét tinh tuý trong tư tưởng nho giáo vào đặc thù dân tộc Việt Nam, trước tiên là “trung với vua, hiếu với nước” trong tư tưởng nho giáo thời phong kiến đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo, nâng lên đến đỉnh cao thành “trung với nước, hiếu với dân” trở thành niềm tự hào, nguồn gốc sức mạnh, động lực tinh thần tạo nên mọi thắng lợi của dân tộc. Quan niệm "trung"dưới chế độ phong kiến có nghĩa là bề tôi tuyệt đối phục tùng vua, trung thành với vua vô điều kiện. vì lẽ đó, đã có biết bao người chết cho vì phục tùng vua, tuyệt đối trung thành với vua, bất luận là vua đó độc đoán, chuyên quyền,vì lợi ích của mình và dòng họ chứ không vì đất nước, không vì nhân dân. Việc làm đó do tư tưởng trên chi phối, đồng thời nó cũng làm cho tư tưởng trên mang ý nghĩa hiện thực ở Việt Nam, quan niệm về "trung" không hoàn toàn như thế. Khi một triều đại đang lên thì trung gắn liền với lòng yêu nước, với lợi ích của dân tộc. thực tiễn trong thời kì đầu của chế độ phong kiến Việt Nam(thế kỉ X đến thế kỉ XV) quan hệ vua tôi là quan hệ quân thần ; họ cùng chung một lý tưởng yêu nước, chống ngoại xâm, giành và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Đã có nhiều tấm gương tiêu biểu cho lòng trung thành với người lãnh đạo, với vua, với nước. Khi dạy bài 19, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X- XV, giáo viên không thể không khắc sâu tư tưởng “trung” cho học sinh thông qua sự kiện Thái hậu Dương Vân Nga suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua(980) để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống. Sự kiện này chúng tỏ, Thái hậu họ Dương đã sẵn sàng hi sinh lợi ích của dòng họ mình, sẵn sàng nhường lại ngôi vua mà dòng họ mình đang nắm giữ vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước. Tiếp đó, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên dưới thời Trần ( thế kỉ XIII). giáo viên cung cấp cho học sinh lời Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, ta cũng vui lòng" Qua đoạn trích trên, giáo viên giúp cho học sinh khắc sâu lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua hành động quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, qua thái độ của một con người đang căm phẫn, sôi sục, uất ức. Uất ức vì chưa trả thù "chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. " , sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước ,và đây có thể nói là tuyên thệ của Trần Quốc Tuấn, càng cho thấy rõ chí khí và lòng yêu nước của ông "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui 9
  14. lòng". Với những động từ mạnh như: "đau như cắt", "xả thịt , lột da, uống máu" , "xác này gói trong da ngựa".... được sử dụng đúng lúc và đúng thời điểm, làm cho ý nghĩa của nó càng sâu sắc hơn, thể hiện tình yêu nước mãnh liệt, căm thù quân giặc sâu sắc và chí khí bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn. Tiếp đó, trong phong trào đấu tranh chống xâm lược Minh và khởi nghĩa lam Sơn thế kỉ XV, khi giảng dạy về quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, nhất là trong những lần nghĩa quân bị quân Minh bao vây, tìm cách tiêu diệt vị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, giáo viên cung cấp cho học sinh tấm gương Lê Lai – người cải trang đóng giả làm Lê lợi, cứu Lê Lợi năm 1419. Lê Lai là một danh tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, ông có công lao rất lớn trong việc giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng cơ nghiệp đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập sau 20 năm bị đô hộ. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là “Lê Lai cứu chúa”. Lê Lai được đời sau so sánh như “Kỷ Tín giúp Hán Cao Tổ” đánh tráo thoát thân, nhờ đó mà Lưu Bang mới có thể gây dựng nên cơ nghiệp nhà Hán. Hình ảnh Lê Lai luôn được ca tụng và ghi nhớ, một tượng đài đáng ca ngợi về tấm lòng trung quân ái quốc. Thông qua tấm gương của Lê Lai, sẽ góp phần giáo dục cho học sinh về lòng trung thành của ông đối với vua, với tổ quốc, là biểu tượng cho sự kiên trung buất khất của dân tộc Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng mãi cho biết bao thế hệ con cháu noi theo. Truyền thống của người Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, là "Trung với nước, hiếu với dân". Tư tưởng chủ đạo của người Việt Nam là yêu nước. Bởi trong quan niệm của họ, vua đến rồi lại đi, triều đại dựng lên rồi lại đổ, chỉ đất nước của muôn dân là còn mãi. Do vậy, lời dạy "Trung với nước, hiếu với dân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào tâm trí mỗi người chúng ta một cách tự nhiên. 2.2.2. Vận dụng tư tưởng “ nhân, nghĩa”. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trong cộng đồng,tư tưởng này xuất phát từ quan điểm Nho giáo trên cơ sở tình thương và đạo lí. Đây là một tư tưởng mang ý nghĩa rất đẹp, tiến bộ và cao cả. Trong thực tiễn lịch sử việt Nam thời phong kiến, tư tưởng nhân nghĩa đã thể hiện rõ nét trên nhiều phương diện chính trị, văn hoá, văn học, nghệ thuật…. trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một trí thức lớn, một trong những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược, sách lược chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc. Hơn thế, Nguyễn Trãi còn là một nhà tư tưởng lớn 10
  15. của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XV. Trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi thì tư tưởng “nhân nghĩa” là nổi bật nhất, mặc dù kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh, nhưng cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với tư tưởng Khổng – Mạnh – nó mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nâng cao hơn. Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến chống Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm công” – đánh vào lòng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Trong thư gửi Vương Thông, ông viết: “Cầu đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ, hai đường thuỷ lục, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần”. Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người; mà không thích giết người là bản 11
  16. tâm của người nhân”. Để dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế, ông nói: “Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần không gì hơn thế nữa”. “Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc. Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hoà hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”. Nhà Trần - một vương triều có chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc Việt. Để có được những chiến công ấy thì việc bồi dưỡng sức dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân luôn là kế sách hàng đầu. Người đứng đầu cho tư tưởng này chính là Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Chính ông có câu nói nổi tiếng cũng là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông, triều đại nhà Trần mà các triều đại ở những giai đoạn tiến bộ sau đó đều tiếp thu trong công cuộc dựng nước và giữ nước.Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay từ thời bình cũng như trong thời chiến. Chủ trương sâu sắc của ông mà đỉnh cao là tư tưởng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”. Tư tưởng khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc trong nghệ thuật dựng nước và giữ nước chính là quốc sách của cha ông ta từ xưa vậy. 2.3. Thực nghiệm sư phạm. 2.3.1. Mục đích thực nghiệm. Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Đối với đề tài SKKN này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của việc vận dung một số nội dung trong tư tưởng nho giáo góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh khi dạy chủ đề “Lịch sử Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10) cho học sinh trường THPT Con Cuông nói riêng; từ đó chứng minh được tính khả thi của đề tài. Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy học mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực 12
  17. nghiệm và lớp đối chứng. Có như vậy mới thấy rõ được tính hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho học sinh khi dạy chủ đề Lịch sử Việt Nam thời phong kiến. 2. 3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm * Đối tượng: HS trường THPT Con Cuông, ỉnh Nghệ An. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: - Lớp thực nghiệm: Lớp 10C2,10C3 trường THPT Con Cuông - Lớp đối chứng: Lớp 10C4, 10C5 trường THPT Con Cuông * Thời gian thực nghiệm: Năm học 2021 – 2022. 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm. - Thực ngiệm việc vận dụng một số nội dung trong tư tưởng nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. - Qua thực nghiệm để thấy được những thuận lợi, khó khăn, tính hiệu quả trong việc vận dụng. Từ đó đề xuất kiến nghị và giải pháp trong việc dạy học nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.3.4. Kết quả thực nghiệm Để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành các bước sau: - Dự giờ thực nghiệm - Trao đổi với GV và HS. - Kiểm tra chất lượng giờ học bằng cách cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận ngay. Các kết quả kiểm tra sẽ được tổng hợp sau khi GV chấm bài làm của HS. Nội dung câu hỏi, đáp án cũng như cách thức kiểm tra được tiến hành như nhau ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Thang điểm của hai lớp được xây dựng theo thang điểm 10. Sau khi tổng kết kết quả kiểm tra khảo sát, tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 13
  18. Bảng 1.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trường THPT Con Cuông LỚP SỐ ĐIỂM TB HS ≤3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG SỐ TN 77 0 0 9 9 21 18 11 9 7,5 ĐC 77 0 4 20 24 15 8 4 2 6,3 TỔNG (%) TN 100 0 0 11,7 11,7 27,3 23,4 14,3 11,6 ĐC 100 0 5.2 26,0 31,2 19,5 10,4 5,2 2,5 Bảng 1.2. Bảng tỉ lệ điểm của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trường THPT Con Cuông qua xử lí bảng 1.2 XẾP LOẠI THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Xuất sắc ( 9 - 10 điểm ) 20 26,0 6 7,8 Giỏi ( 8 điểm ) 18 23,4 8 10,4 Khá ( 7 điểm ) 21 27,2 15 19,5 Trung bình (5 - 6 điểm) 18 23,4 44 57,1 Dưới TB (< 5điểm) 0 0 4 5,2 2.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm Thông qua quá trình thực nghiệm ở trường THPT Con Cuông. Qua các mẫu phiếu khảo sát và đánh giá kết quả làm bài của HS, tôi có nhận xét sau: - Tình hình học tập bộ môn lịch sử THPT chương trình mới, được vận dụng một số nội dung tư tưởng Nho giáo trong quá dạy học đã tạo cho HS hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập. Vì vậy, việc nắm kiến thức được chắc hơn và kết quả học tập cao hơn. - Với những lớp dạy đối chứng HS ít tập trung hơn nên giờ học có phần tẻ nhạt, lớp học trầm hơn. Sự tiếp thu kiến thức của các em còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính tích cực học tập nên kết quả học chưa cao. - Điểm trung bình chung của lớp thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của đối chứng. 14
  19. + Lớp thực nghiệm: Điểm trung bình chung cao (7,5 điểm), tỉ lệ HS bị điểm yếu hầu như không có, điểm trung bình 5 - 6 ít hẳn (18%), số HS đạt điểm khá giỏi cao rõ rệt (50,6%), điểm 9 - 10 cao (26%). + Lớp đối chứng: Điểm trung bình chung thấp (6,3 điểm), vẫn còn HS bị điểm yếu (5,2%), tỉ lệ điểm trung bình 5 - 6 cao (57,1%), HS đạt điểm khá giỏi chỉ chiếm 29,9%, điểm 9 - 10 ít chưa bằng 1/3 so với lớp thực nghiệm(7,8%). 15
  20. PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1.1. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tiến hành thực nghiệm đã được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học. Tôi đã huy động được nhiều nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lí và độ tin cậy cao, kết hợp với các hoạt động gắn với thực tiễn để phục vụ cho để tài ngiên cứu của mình. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo trong quá trình dạy học có vai trò rất quan trọng, đã tạo nhiều thay đổi trong quá trình tham gia và ý thức học tập của học sinh, giúp các em thêm yêu thích những giờ học lịch sử và đạt những kết quả đáng khích lệ, nâng cao chất lượng học tập bộ môn, góp phần phát triển phẩm chất yêu nước trong tình hình hiện nay. 3.1.3. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình áp dụng sáng kiến của bản thân vào thực tế giảng dạy, tôi xin rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Thứ nhất, người sử dụng phải định hướng, xác định rõ mục đích khi sử dụng các tư liệu, các bài hát, các hình thức trải nghiệm đó vào nội dung bài dạy, tức là phải chuẩn bị sẵn sàng phương pháp áp dụng để đưa tài liệu và hình thức tổ chức đó vào bài học như thế nào, đặc biệt là sẽ đạt được mục đích gì khi sử dụng nó. - Thứ hai, người dạy phải chú ý đến hoàn cảnh cụ thể của từng lớp học, từng đối tượng học sinh mà áp dụng phù hợp. Ví dụ như, chúng ta không thể đưa vào nhiều tư liệu trong một tiết dạy có nội dung bài học dài, không sử dụng nhiều câu hỏi nhận thức khó đối với các lớp có mức học yếu, trung bình (chỉ ở mức biết, hiểu), đối với các lớp học khá, giỏi giáo viên nên phát huy tính tích cực của các em bằng cách giới thiệu để các em thuyết trình nội dung và tự các em sẽ đặt ra câu hỏi nhận thức cho nhau. Luôn lắng nghe những ý kiến của học sinh về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đề tài để cùng nhau tháo gỡ. - Thứ ba, người dạy phải biết áp dụng nhiều phương pháp mới , biết cân đối thời gian..để tránh sự nhàm chán trong học tập của học sinh. - Thứ tư, khi vận dung vào bài học, giáo viên phải phân tích làm nổi bật được vấn đề ở đây, từ đó mới tác động đến tư tưởng, tình cảm của các em, nhất thiết giáo viên phải cho học sinh rút ra được bài học cho bản thân mình. Sau đó giáo viên phải cho kiểm nghiệm bằng thực tế cuộc sống. Tóm lại, Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo vào dạy học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, phát triển các phẩm chất cốt lõi, đặc biệt là phẩm chất yêu nước cho các em.Vì vậy để dạy tốt, gây hứng thú và góp 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0