intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú cho HS Trường THPT Quỳ Hợp khi học các tiết thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ văn 10, bộ Cánh diều)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú cho HS Trường THPT Quỳ Hợp khi học các tiết thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ văn 10, bộ Cánh diều)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả dạy học; góp phần cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt, kĩ năng giao tiếp cho học sinh, giúp HS tự tin trong giao tiếp, học tập, công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú cho HS Trường THPT Quỳ Hợp khi học các tiết thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ văn 10, bộ Cánh diều)

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP, KHI HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT” (SGK NGỮ VĂN 10, BỘ CÁNH DIỀU) LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP, KHI HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT” (SGK NGỮ VĂN 10, BỘ CÁNH DIỀU) LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: NGUYỄN THỊ HẰNG Tổ bộ môn: Ngữ văn SĐT: 0967479980 NĂM THỰC HIỆN: 2023 - 2024
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 2 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................... 2 2. Phương pháp khảo sát và thực nghiệm ..................................................... 2 3. Phương pháp thống kê .............................................................................. 2 4. Phương pháp so sánh ................................................................................ 2 IV. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC .................................................................................. 3 1. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực ? ............................................. 3 2. Ưu điểm của các phương pháp dạy học tích cực ...................................... 3 2.1. Ưu điểm đối với người dạy ................................................................. 3 2.2. Ưu điểm đối với người học ................................................................. 3 3. Đặc trưng phổ biến của các phương pháp dạy học tích cực ..................... 4 3.1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh .................................. 4 3.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học ............................. 4 3.3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác ................... 4 3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò ............................. 4 II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP .......................................................... 5 1. Tổ chức kháo sát sự hứng thú của học sinh khi học các tiết thực hành tiếng Việt trước khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực .......................... 5 1.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 5 1.2. Nhiệm vụ khảo sát .............................................................................. 5 1.3. Cách thức khảo sát .............................................................................. 5 1.4. Mẫu khảo sát ....................................................................................... 5 1.4.1. Phiếu khảo sát dành cho giáo viên: .............................................. 5 1.4.2. Phiếu dành cho học sinh: .............................................................. 6
  4. 2. Thực trạng của vấn đề ............................................................................... 7 3. Nguyễn nhân của thực trạng ..................................................................... 7 III. THỰC HIỆN VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH, KHI HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT, SGK NGỮ VĂN 10, BỘ CÁNH DIỀU ...... 7 1. Vận dụng phương pháp trò chơi khi dạy tiết thực hành tiếng việt ........... 7 1.1. Khái quát về phương pháp trò chơi .................................................... 7 1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trò chơi .................................. 7 1.3. Nguyên tắc xây dựng trò chơi trong tiết thực hành tiếng Việt ........... 8 1.4. Tiến trình thực hiện ............................................................................. 8 1.5. Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp trò chơi trong dạy tiết thực hành “Sửa lỗi dùng từ” .................................................................... 16 1.5.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................ 16 1.5.2. Tổ chức thực nghiệm các trò chơi trong dạy học thực hành tiếng Việt “Sửa lỗi dùng từ”. ......................................................................... 17 1.5.3. Một số vấn đề rút ra từ việc tổ chức thực nghiệm ...................... 18 2. Vận dụng kết hợp phương pháp dạy học dự án với phương pháp trò chơi khi dạy thực hành tiếng việt: Ôn tập các biện pháp tu từ (Bài 7: Thơ tự do) ......... 20 2.1. Khái quát về phương pháp dạy học theo dự án ................................ 20 2.1.1. Khái niệm.................................................................................... 20 2.1.2. Các hình thức dạy học dự án ...................................................... 20 2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án ...................................... 20 2.2. Nguyên tắc vận dụng phương pháp dự án trong dạy tiết thực hành tiếng Việt ................................................................................................. 21 2.3. Tiến trình thực hiện ........................................................................... 21 2.4. Thảo luận........................................................................................... 31 2.4.1. Nhận xét, phản biện, giải trình cho dự án của đội 1 ................... 31 2.4.2. Nhận xét, phản biện, giải trình cho dự án của đội 2 ................... 32 3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. .................................................... 32 3.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................... 32 3.2. Thực hiện đánh giá............................................................................ 33 3.2.1. Học sinh đánh giá lẫn nhau......................................................... 33 3.2.2. GV đánh giá học sinh ................................................................. 33
  5. 3.3. Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp dự án kết hợp trò chơi trong dạy tiết thực hành tiếng Việt: Ôn tập các biện pháp tu từ (Bài 7: Thơ tự do) ........................................................................................................ 34 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................ 34 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm phương pháp dạy học kết hợp trò chới khi dạy tiết thực hành tiếng Việt “Ôn tập các biện pháp tu từ”. ................. 35 3.3.3. Một số vấn đề rút ra từ việc tổ chức thực nghiệm ...................... 37 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................................................. 38 PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................ 40 1. Tính khoa học của đề tài ......................................................................... 40 2. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 40 2.1. Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân .................................................. 40 2.2. Ý nghĩa của đề tài với tập thể, với địa phương ................................. 40 2.3. Ý nghĩa của đề tài với bộ môn Ngữ văn ........................................... 40 3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................... 40 3.1. Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng ............................................ 40 3.2. Kiến nghị ........................................................................................... 41 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 42 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 KS Khảo sát 5 KHDH Kế hoạch dạy học 6 PP Phương pháp 7 TN Thực nghiệm 8 THPT Trung học phổ thông
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một thực tế cho thấy không phải cứ người Việt Nam thì sử dụng tiếng viết tốt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp chưa hiệu quả là nền tảng về ngữ pháp tiếng Việt còn non kém. Trong dạy học môn Ngữ văn tiết thực hành tiếng Việt là tiết học rất quan trọng nhằm tăng cường năng lực ngôn ngữ, hoàn thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội cho học sinh. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói và viết, phân tích và tạo lập văn bản, viết và nói đúng phong cách ngôn ngữ... Mặc dù quan trọng như thế nhưng học sinh hoặc là không thấy được tầm quan trọng đó, hoặc ý thức được tầm quan trọng của các tiết thực hành nhưng do ngữ pháp tiếng Việt vốn phong phú và phức tạp, bản thân học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc học tập các tiết thực hành tiếng Việt hơn so với những vùng miền khác. Mặt khác giáo viên khi dạy các tiết thực hành tiếng Việt cũng thường chỉ dừng lại ở việc gọi học sinh lên bảng làm các bài tập đã cho trong sách giáo khoa, sau đó giáo viên nhận xét sửa chữa cho điểm. Ít giáo viên có sự tìm tòi đổi mới trong phương pháp, cách thức tiếp cận tiết học, lấy các ngữ liệu ngoài sách giáo khoa thay thế để tạo ra sự mới mẻ trong tiết học. Vì thế học sinh thường không hứng thú với tiết học, thường mặc định các tiết thực hành tiếng Việt thường khô khan cứng nhắc nên không tạo được hứng thú cho học sinh. Đa số học sinh bước vào tiết học thực hành với tâm thế qua quýt, làm cho xong việc, thiếu sự chuẩn bị trước khi đến lớp, hoặc có chuẩn bị cũng dừng lại ở việc hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa bằng việc ghi chép ở một tài liệu tham khảo nào đó. Nên chưa phát huy hết mục tiêu của bài học. Nhận thức được tầm quan trọng của các tiết thực hành tiếng Việt trong việc nâng cao năng lực giao tiếp, giúp học sinh tự tin trong học tập và cuộc sống. Mặt khác việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng giúp học sinh hứng thú, tích cực chủ động hơn trong tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu và vận dụng tốt trong quá trình nhận biết và tạo lập văn bản, ết quả học tập đối với môn học cũng được nâng cao. Xuất phát từ điều đó tôi đã nghiên cứu đề tài “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp khi học các tiết thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ văn 10, bộ Cánh diều)”. Với mục đích góp phần đáp ứng yêu cầu dạy học của chương trình SGK mới. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả dạy học - Góp phần cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt, kĩ năng giao tiếp cho học sinh, giúp HS tự tin trong giao tiếp, học tập, công việc. 1
  8. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này giúp tôi có hiểu biết rõ ràng, chính xác về trò chơi học tập, phương pháp dự án, thực tiễn áp dụng phương pháp trò chơi học tập, phương pháp dự án trong dạy học các tiết thực hành tiếng Việt ở Trường THPT Quỳ Hợp. Từ đó nghiên cứu xây dựng, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài học. 2. Phương pháp khảo sát và thực nghiệm Tôi lập phiếu khảo sát ý kiến của HS à GV về tình hình sử dụng trò chơi học tập và phương pháp dự án trong quá trình dạy học tiết thực hành tiếng Việt, hứng thú học tập tiết thực hành tiếng Việt của HS ở Trường THPT Quỳ Hợp. Lập phiếu khảo sát ý kiến sau khi tổ chức dạy học sử dụng trò chơi học tập các tiết thực hành theo phương pháp trò chơi, đánh giá kết quả dạy học khi áp dụng trò chơi, phương pháp dự án so với khi chưa áp dụng. 3. Phương pháp thống kê Tôi tổng hợp ý kiến ở các phiếu thăm dò để đánh giá kết quả thực hiện trò chơi học tập, phương pháp dự án trong dạy học các tiết thực hành tiếng Việt ở Trường THPT Quỳ Hợp 4. Phương pháp so sánh So sánh kết quả phiếu khảo sát khi chưa thực hiện tổ chức trò chơi học chơi, phương pháp dự án với sau khi tổ chức trò chơi học tập, phương pháp dự án trong dạy học học các tiết thực hành tiếng Việt ở Trường THPT Quỳ Hợp IV. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các tiết thực hành tiếng Việt để tạo hứng thú cho học sinh - Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng: phương pháp trò chơi, phương pháp dự án được vận dụng hợp lí để nâng cao hiệu quả dạy học 2
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực ? Dạy học tích cực là cách nói về phương pháp dạy học giáo dục, là cách dạy học theo hướng phát huy tinh thần học tập tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học tích cực là hướng đến nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, phát triển tính sáng tạo của học sinh. 2. Ưu điểm của các phương pháp dạy học tích cực 2.1. Ưu điểm đối với người dạy - Vai trò của GV được đề cao Khi học sinh đóng vai trò trung tâm trong học tập thì vai trò của GV càng được đề cao. Vì thế HS làm trung tâm, GV cần là người có bản lĩnh, có kiến thức và chuyên môn tốt, để dẫn dắt học sinh. - Chuyên môn của giáo viên được nâng cao Khi xây dựng KHDH theo phương pháp dạy học tích cực, GV cần phải có sự đầu tư về chuyên môn để cập nhật kiến thức, để có thể giải đáp mọi thắc mắc của HS. Không chỉ còn kiến thức sách vở trong sách vở, những học sinh thực sự tích cực với bài giảng, có thể liên hệ, mở rộng kiến thức thành nhiều vấn đề mới hơn. Mà áp lực này chính là động lực để GV nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. - Mối quan hệ giữa GV và HS trở nên gần gũi hơn Khác với phương pháp dạy học truyền thống GV thường thuyết trình và HS chỉ ghi chép kiến thức một cách thụ động, một chiều. Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải có sự tương tác giữa GV và HS để trao đổi bàn luận và tìm ra phương pháp xử lí vấn đề. Qua đó mối quan hệ giữa học sinh và GV cũng trở nên gần gũi hơn 2.2. Ưu điểm đối với người học - HS có thái độ học tập tích cực, chủ động Khi sử dụng phương pháp dạy HS tích cực HS sẽ là trung tâm của các hoạt động dạy học, học sinh sẽ cảm nhận được vai trò của mình trong tiết học, được tiếp nhận kiến thức một cách chủ động mang tính phát hiện và khám phá trong việc chia sẻ những ý kiến, kiến thức của mình với GV và các bạn trong lớp, chứ không phải là một sự áp đặt, ép buộc. Chính vì điều đó làm học sinh hứng thú hơn, từ đó sẽ tích cực, chủ động thể hiện bản thân với một tinh thần thoải mái, thái độ vui vẻ, hạnh phúc. - Tăng sự tự tin, khả năng sáng tạo Học sinh với vai trò là người chủ động để tiếp nhận kiến thức trong các giờ học, sẽ có nhiều cơ hội để khám phá bản thân, hiểu được mình đang ở đâu và cần gì. 3
  10. Giúp học sinh tự tin hơn, thể hiện được bản thân và phát huy được khả năng tiềm ẩn, từ đó kích thích được khả năng và sự sáng tạo bên trong của HS - Nhanh chóng biến kiến thức thành tri thức của bản thân Giữ vai trò trung tâm của hoạt động học tập, học sinh sẽ chủ đông tiếp nhận kiến thức, thu nhận thông tin từ GV và bạn học. Lúc này vai trò của GV không hề mất đi, mà là giúp học sinh sàng lọc, lựa chọn thông tin và ứng dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và các vấn đề khác trong cuộc sống hiệu quả hơn. Đây là lúc học sinh có thể biến kiến thức sách vở thành tri thức cho bản thân 3. Đặc trưng phổ biến của các phương pháp dạy học tích cực 3.1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này GV không phải là người cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, khám phá kiến thức mới, vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào các tình huống học tập hoặc cuộc sống 3.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động. Tuy nhiên cũng cần coi trọng các phương thức dự đoán, giả định (ví dụ như: phương pháp làm bài văn nghị luận, các bước thực hiện một bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm truyện...). Vì thế phương pháp dạy học tích cực đã chú trong rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện các kiến thức mới. Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng tự duy sáng tạo của HS 3.3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. 3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 4
  11. II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 1. Tổ chức kháo sát sự hứng thú của học sinh khi học các tiết thực hành tiếng Việt trước khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 1.1. Mục đích khảo sát - Mức độ hứng thú với các tiết thực hành tiếng Việt của học sinh - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng . - Kết quả điều tra làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp để tăng cường sự hứng thú trong học tập cho học sinh. 1.2. Nhiệm vụ khảo sát - Tổ chức, sắp xếp thuận lợi cho học sinh hoàn thành các câu hỏi trong phiếu điều tra một cách khách quan, trung thực, chính xác theo yêu cầu. - Thu thập tư liệu - Phân tích số liệu thu thập 1.3. Cách thức khảo sát - Xây dựng phiếu khảo sát: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát giáo viên, học sinh, câu hỏi khảo sát là câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Tiến hành nghiên cứu: Phát phiếu khảo sát hoặc gửi đường link khảo sát cho học sinh, sau đó hướng dẫn trả lời, khi học sinh hoàn thành phần trả lời câu hỏi, thu phiếu khảo sát. - Xử lý số liệu thu được: Các số liệu được thống kê, phân tích thực trạng. 1.4. Mẫu khảo sát 1.4.1. Phiếu khảo sát dành cho giáo viên: - Số lượng:14 giáo viên của hai trường THPT trên địa bàn huyện Kính nhờ thầy/ cô tham gia khảo sát bằng cách lựa chọn đáp án mà thầy/ cô thấy phù hợp. Mức độ Câu hỏi Rất chú Chú trọng Ít chú Không trọng trọng chú trọng 1. Thầy /cô đã chú trọng việc vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khi dạy 1/14 3/14 3/14 7/14 các tiết thực hành tiếng Việt chưa? 5
  12. 2. Khi dạy các tiết thực hành Rất hứng Hứng thú Ít hứng Không tiếng việt thầy/ cô thấy học sinh thú thú hứng thú tham gia học tập có hứng thú 0/14 1/14 3/14 10/14 không? 3. Theo thầy cô nguyên nhân Độ khó Môn học Thầy cô Học sinh nào khiến học sinh không hứng của môn khô khan, chưa chú chưa chủ thú khi học các tiết thực hành học không tạo trọng vận động tiếng việt? được dụng các trong việc hứng thú phương tìm hiểu, cho HS pháp dạy chuẩn bị học tích cho tiết cực thực hành 0/14 3/14 6/14 5/14 1.4.2. Phiếu dành cho học sinh: - Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 10 năm học 2023-2024 - Số lượng: 84 học sinh Các em vui lòng dành thời gian đọc kỹ và trả lời chính xác, khách quan các câu hỏi dưới đây bằng cách lựa chọn phương án trả lời phù hợp. Mức độ Câu hỏi Rất chú Chú Ít chú Không trọng trọng trọng chú trọng 1. Theo em thầy cô đã chú trọng 1/84 17/84 19/84 47/84 việc vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khi dạy các tiết thực hành tiếng Việt chưa? 2. Em có hứng thú khi học các tiết Rất Hứng Ít hứng Không thực hành tiếng Việt không? hứng thú thú hứng thú thú 0/84 7/84 13/84 64/84 3. Theo em nguyên nhân nào khiến Độ khó Môn học Thầy cô Học sinh học sinh không hứng thú khi học của môn khô chưa chú chưa chủ các tiết thực hành tiếng việt? học khan, trọng vận động không dụng các trong việc tạo phương tìm hiểu, được pháp dạy chuẩn bị hứng học tích cho tiết thú cho cực thực hành HS 3/84 9/84 19 /84 53/154 6
  13. 2. Thực trạng của vấn đề - Đa số học sinh chưa chủ động trong việc tìm hiểu, chuẩn bị cho thiết thực hành tiếng Việt - Đa số học sinh không hứng thú khi học các tiết thực hành tiếng Việt - Đa số giáo viên chưa chú trọng việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khi day các tiết thực hành tiếng Việt để tạo hứng thú cho học sinh 3. Nguyễn nhân của thực trạng - Thầy cô chưa vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực - Học sinh chưa chủ động trong việc tìm hiểu, chuẩn bị cho tiết thực hành III. THỰC HIỆN VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH, KHI HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT, SGK NGỮ VĂN 10, BỘ CÁNH DIỀU 1. Vận dụng phương pháp trò chơi khi dạy tiết thực hành tiếng việt: Sửa lỗi dùng từ (Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng, SGK Ngữ văn 10, tập 1, bộ Cánh Diều) để tạo hứng thú cho học sinh. 1.1. Khái quát về phương pháp trò chơi Trò chơi là tổ hợp các hành động do con người sáng tạo nhằm mục đích tạo sự vui vẻ, thoải mái, giúp con người thư giãn khi căng thẳng, mệt mỏi hoặc khi rảnh rỗi. “Chơi là để giải tỏa năng lượng thừa” Tổ chức trò chơi: Bên cạnh việc tổ chức cho học tập theo hình thức làm việc nhóm, thuyết trình, vấn đáp, luyện tập thực hành,… thì việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học cũng là một cách thức kích thích sự nhận thức, hứng thú của HS trên lớp học. Trò chơi bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp HS ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn. 1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trò chơi - Ưu điểm: Mang tính giải trí: Trò chơi học tập là một dạng hoạt động vui chơi vì vậy nó mang đến cho HS niềm vui sướng, thỏa mãn, bằng lòng khi được chơi và giành chiến thắng. Phương pháp trò chơi mang tính giải trí cao cho cả người dạy và người học. Mang tính giáo dục: Phương pháp tổ chức trò chơi là phương pháp giúp cho HS học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi học tập là con đường thuận lợi để HS khắc nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của GV. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng các phương pháp đều có những đặc trưng cơ bản sau: 7
  14. + Quá trình dạy học là quá trình tổ chức các hoạt động học tập của HS + Quá trình dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học + Quá trình dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác + Quá trình dạy học có sự kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS - Hạn chế: + Công tác chuẩn bị của GV đòi hỏi nhiều trí tuệ, tâm huyết + Mất nhiều thời gian khi tổ chức cho HS tham gia trò chơi + Cần có sự chuẩn bị chu đáo của HS trước giờ học 1.3. Nguyên tắc xây dựng trò chơi trong tiết thực hành tiếng Việt + Thiết kế các trò chơi cần đảm bảo sự cô đọng, đơn giản, dễ hiểu, dề thực hiện + Các trò chơi vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài học + Tất cả HS trong lớp đều có thể tham gia vào trò chơi + Hình thức chơi đa dạng, phù hợp giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp giữa các hoạt động trí tuệ với hoạt động vận động, giữa cá nhân và tập thể 1.4. Tiến trình thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ trước giờ học - Chuyển giao nhiệm vụ 8
  15. Thực hiện nhiệm vụ trước giờ học Sau khi giáo viên hướng dẫn luật chơi, chia nhóm, mỗi nhóm lập nhóm zalo, thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể trước tiết học để thực hiện tốt cho phần thi của đội mình. Bước 2. Chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ trong giờ học - GV chuyển giao nhiệm vụ  Phổ biến lại luật chơi  Thực hiện phần chơi thứ nhất: “Nhìn hình đoán chữ”  Mục đích: + Tạo không khí sôi nổi, hứng thú khi tham gia bài học, tạo tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên. + Giúp HS củng cố và nhận diện các từ phù hợp - GV trình chiếu chuyển giao nhiệm vụ phần chơi thứ nhất: “Nhìn hình đoán từ” cho học sinh - HS thực hiện nhiệm vụ Mỗi đội 1 bạn tham gia diễn tả, các thành viên còn lại trong đội hìn vào hình thể để đoán từ. Hình ảnh: HS dùng hình thể để diễn tả từ cần đoán 9
  16. - Nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS - Sau khi kết thúc phần thi, GV cho học sinh nhận xét phần thi của hai đội, GV nhận xét, xác định các câu được học sinh đoán đúng, cho điểm, tổng kết điểm phần 1 cho hai đội. Chuyển tiếp sang phần thi thứ 2 “Vòng quay may mắn”  Đánh giá mức độ hiệu quả của trò chơi “Nhìn hình đoán từ” - Ưu điểm: + Trò chơi góp phần kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo + Phát triển kỹ năng phối hợp tay và mắt + Khám phá sự khéo léo của HS + Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề + Phát triển kỹ năng nhận dạng hình ảnh + Thúc đẩy khả năng học tư duy - Nhược điểm: + Trò chơi sử dụng được trong một số bài cụ thể, không thể bài nào cũng sử dụng được.  Thực hiện phần thi thứ 2: “Vòng quay may mắn” - Mục đích: + Ôn tập, củng cố và khắc sâu kiến thức của bài học + Rèn luyện khả năng ghi nhớ, sắp xếp thông tin + Kích thích tính tích cực, lối tư duy logic của HS + Từ trò chơi HS được làm quen và thực hành với cách thu thập, xử lý thông tin một cách khoa học, biết thu gọn, xác định nội dung trọng tâm của bài học, biết cách thành lập một sơ đồ tư duy. Từ đó hình thành khả năng chủ động khai thác, xử lý tài liệu, tìm hiểu tri thức. + Phát huy được khả năng hợp tác, đoàn kết giữa các thành viên. + Tạo được sự hứng thú cho tất cả HS tham gia - GV trình chiếu chuyển giao nhiệm vụ phần chơi thứ 2: “Vòng quay may mắn” 10
  17. - HS thực hiện nhiệm vụ lựa chọn câu hỏi, trả lời, quay điểm Hình ảnh: Các câu hỏi ở phần vòng quay may mắn Hình ảnh: HS tham gia trò chơi Vòng quay may mắn 11
  18. - Nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ Sau khi kết thúc phần thi, GV cho học sinh nhận xét phần thi của hai đội, GV nhận xét, tổng kết điểm thi phần 2 cho hai đội. Chuyển tiếp sang phần thi thứ 3 “Đối thoại”  Đánh giá mức độ phù hợp của trò chơi “Vòng quay may mắn” - Ưu điểm: + Trò chơi có thể áp dụng ở nhiều bài học thuộc các lớp khác nhau + Giúp tăng khả năng ghi nhớ + Phát huy khả năng làm việc cá nhân và phối hợp - Nhược điểm: Điểm số của HS ngoài việc phụ thuộc vào năng lực còn phụ thuộc vào may rủi  Thực hiện phần thi thứ 3: “Đối thoại” - Mục đích: + Giúp HS biết cách phát hiện lỗi, biết cách sửa lỗi, cách dùng từ đúng trong học tập, giao tiếp + Phát triển tính hệ thống, logic, kích thích khả năng sáng tạo. + Tăng khả năng tư duy, phân tích, biện luận + Nâng cao kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông + Phát triển khả năng làm việc theo nhóm kết hợp với cá nhân - GV trình chiếu chuyển giao nhiệm vụ phần thi thứ 3 - HS: Thực hiện nhiệm vụ 12
  19. Hình ảnh: HS thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ GV trình chiếu bảng kiểm để HS nhận xét dựa trên các tiêu chí Sau khi kết thúc phần thi, GV cho học sinh nhận xét phần thi của hai đội, GV nhận xét, tổng kết điểm thi phần 3 cho hai đội. Chuyển tiếp sang phần thi thứ 4 “Nhà phê bình nghệ thuật” Đánh giá mức độ hiệu quả của trò chơi “Đối thoại” - Ưu điểm + Giúp tăng cường tư duy sáng tạo trong trình bày nội dung và cách thức thuyết trình + Phân loại và sắp xếp các ý tưởng và xác định các mối quan hệ của chúng + Tăng cường trí nhớ và khả năng lưu trữ thông tin, khả năng phản biện của HS 13
  20. + Phạm vi áp dụng trò chơi rộng - Nhược điểm + Giới hạn số lượng học sinh tham gia + Khó áp dụng được ở một số HS + Không sôi nổi  Thực hiện phần thi thứ 4 - Mục đích - GV trình chiếu chuyển giao nhiệm vụ phần thi thứ 4 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2