intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc cách làm hay và hiệu quả kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc mình đã làm và đã thành công trong việc dạy học môn Lịch sử lớp 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT

  1. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………1 1. Lý do chọn đề tài ……………….………………………………………………. 1 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………… 1 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu …………………………………………….. 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………1 5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….……. 2 6. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………….. 3 7. Đóng góp của đề tài…………………………………………………………….. 3 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU …………………………………………... 3 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông …………………………………. 3 1.1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………….. 3 1.1.1. Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích cực ………… 3 1.1.2. Giải nghĩa một số từ ngữ …………………………………………………… 4 1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử ở trường phổ thông……………………………………………………………………………….. 4 1. 2. Thực tiễn của sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông ……………….…………… 5 2. Giải pháp ……………………………………………………………………….. 8 2.1. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với phân tích tư liệu……… 8 2.2. Phương pháp tranh luận trong dạy học lịch sử ……………………….…….. 21 2.3. Phương pháp đóng vai ………………………………………………………. 28 2.4. Phương pháp trò chơi ……………………………………………………….. 36 3. Thực nghiệm sư phạm ………………………………………………………… 46 3.1. Mục đích thực nghiệm ………………………………………………….…... 46 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm …………………………………………………. 46 3.3. Tiến hành thực nghiệm ……………………………………………………… 46 PHẦN 3: KẾT LUẬN …………………………………………………………... 48 1. Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………... 48 2. Kiến nghị - đề xuất……………………………………………………………. 48 1
  2. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” 3. Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài……………………………………… 49 4. Kết luận ………………………………………………………………………. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………... 51 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………….. 52 2
  3. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ 1 THPT Trung học phổ thông 2 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 THPTQG Trung học phổ thông quốc gia 6 PPDH Phương pháp dạy học 7 PPĐV Phương pháp đóng vai 3
  4. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phương hướng đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay. Nó chi phối toàn bộ những vấn đề liên quan đến dạy và học từ việc xác định mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, điều kiện giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện về quản lý…Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức. Trong những năm gần đây vấn đề dạy, học lịch sử đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong kì thi THPT QG 2020, lịch sử là môn có điểm thấp nhất với 4,3 điểm, hơn 70 % số học sinh dự thi dưới điểm trung bình. Điều này không có gì lạ vì trong nhiều năm qua điểm thi môn lịch sử luôn thấp nhất trong các môn thi (2016: 4,32, 2017: 4,6, 2018: 3,79). Nguyên nhân do nhiều phía: xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên lịch sử cũng đang bị cuốn theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy và học môn lich sử là điều vô cùng cấp thiết. Trước thực trạng đó, tôi – một giáo viên lịch sử luôn trăn trở về việc dạy học của mình: làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ? Làm sao các em học sinh yêu thích lịch sử và học lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn ? Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới 4
  5. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” để làm sáng kiến kinh nghiệm. Trong khuôn khổ bài viết này tôi nêu ra một số phương pháp mà qua quá trình vận dụng trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cho hiệu quả khả quan, học sinh có thể nắm kiến thức và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo dựa vào năng lực của bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc cách làm hay và hiệu quả kết thành kinh nghiệm của bản thân. - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc mình đã làm và đã thành công trong việc dạy học môn Lịch sử lớp 10. - Nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ từ cán bộ quản lí nhà trường, Ban Giám khảo của Sở Giáo dục và từ đồng nghiệp, để tôi phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế, tồn tại. - Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa đam mê, sáng tạo trong lao động. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học trong các bài lịch sử lớp 10 phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại và các phương pháp dạy học lịch sử. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Lịch sử 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm ra biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng học những bài lịch sử lớp 10. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, các sách, báo tham khảo môn Lịch sử ở tiểu học, các tài liệu sách báo tạp chí giáo dục có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực tế: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung phương pháp dạy học lịch sử tiểu học, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực phát huy hoạt động của học sinh, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Tìm hiểu các khó khăn khi triển khai thực hiện, trao đổi ý tưởng cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn. 5
  6. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” - Tìm hiểu về thiết kế bài giảng điện tử và phần mềm PowerPoint. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về: “Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử lớp 10 Chương trình chuẩn phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại”. 7. Đóng góp của đề tài. - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. - Phản ánh được thực trạng của dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông - Đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT - Giúp học sinh thay đổi quan niệm về môn lịch sử, vai trò của môn học này ngày càng được nâng cao. Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích cực Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy tính tự giác, chủ động của người học. Tích cực là một nét quan trọng của tính cách: “Tính tích cực của học sinh trong học tập là hiện tượng sư phạm biểu hiện cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ em”. Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ bản là: - Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình. 6
  7. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” - Người dạy: linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức. Người dạy xây dựng được những môi trường có khả năng thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng học sinh, tạo điều kiện cho từng học sinh được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân. Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức. - Nội dung bài dạy không đi sâu vào từng chi tiết cụ thể mà sắp xếp thành các vấn đề liên kết hoặc sắp xếp theo nguyên lí cơ chế để kích thích tư duy và tính chủ động sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề của người học. 1.1.2. Giải nghĩa một số từ ngữ - Phương pháp: là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phương pháp có thể được rút ra từ những kết quả mà con người nhận thức được từ thực tiễn - Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Có hai loại năng lực lớn: Năng lực cốt lõi và năng lực đặc biệt. - Năng lực chung: là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: là năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Với môn Lịch sử năng lực đặc thù gồm: năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. - Dạy học phát triển năng lực là giáo viên định hướng cho học sinh chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dụng tri thức vào trong cuộc sống và hình thành phương pháp tự học để có thể học suốt đời. 1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử ở trường phổ thông. Năng lực môn Lịch sử là một thành phần của năng lực tìm hiểu xã hội trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đối với học sinh cấp trung học phổ 7
  8. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” thông, yêu cầu tìm hiểu về năng lực xã hội bao gồm những nội dung sau đây: Năng lực môn Lịch sử là một thành phần của năng lực tìm hiểu xã hội trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đối với học sinh cấp trung học phổ thông, yêu cầu tìm hiểu về năng lực xã hội bao gồm những nội dung sau đây: - Một là, hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội: Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật cơ bản thu thập và xử lý thông tin; Biết trình bày và phân tích các nhân vật, sự kiện, quá trình xã hội từ những góc độ, chiều cạnh khác nhau; Nắm được cách trình bày các ý kiến, lập luận, tranh luận về các vấn đề xã hội. - Hai là, nắm được các tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội: Hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của khoa học xã hội như: phân hóa xã hội, khác biệt xã hội và xung đột xã hội, chiến tranh, cách mạng, tiến bộ xã hội...; Hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối tượng của khoa học xã hội như quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, lịch sử các nền văn minh, giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa và giao lưu văn hóa, quá trình phát triển nhân cách, ... - Ba là, nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người, hiểu được những quy luật chung của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong mối liên hệ với khu vực và thế giới; hiểu được các xu hướng vận động cơ bản của nhân loại trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng và an ninh... - Bốn là, vận dụng những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống: Biết tự nghiên cứu về một vấn đề của xã hội; Biết tham gia tranh luận về một hoặc một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội đương đại, nhất là các vấn đề có liên quan đến thế hệ thanh niên hiện nay; Có trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Trên cơ sở những yêu cầu về tìm hiểu xã hội, môn Lịch sử ở trường phổ thông giúp học sinh phát triển và hoàn thiện những năng lực chuyên môn Lịch sử, bao gồm: Năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy Lịch sử; Năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn giúp học sinh có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có khả năng xâu chuỗi các sự kiện lịch sử có liên quan, đưa ra nhận xét cá nhân về các sự kiện lịch sử, xây dựng năng lực phản biện và sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn, dùng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề hiện tại. Trên nền tảng đó, học sinh được truyền cảm hứng để yêu thích môn Lịch sử, có định hướng để lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời trân trọng truyền thống lịch sử, di sản lịch sử. 1.2. Thực tiễn của sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông 8
  9. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” Trong thời gian qua, việc thực hiện dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, thì vẫn còn nhiều hạn chế. Để có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông, tôi đã tiến hành khảo sát đối với cả giáo viên và học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu III. Hình thức khảo sát: Dùng phiếu điều tra Số lượng giáo viên khả sát: 04 Số lượng học sinh khảo sát: 6 lớp, tương đương với số học sinh là 240 học sinh. Thông qua phiếu điều tra, tôi đã thu được kết quả như sau: Về phía giáo viên: Tiêu chí khảo sát Mức độ Tỷ lệ% Đánh giá về mức độ Rất quan tâm 75 quan tâm trong vấn Quan tâm 25 đề đổi mới phương pháp dạy học đối với Bình thường 0 môn lịch sử. Không quan tâm 0 Tầm quan trọng của Rất quan trọng 75 việc sử dụng các Quan trọng 25 phương pháp dạy học tích cực Bình thường 0 Không quan trọng 0 Vai trò của việc sử Phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo , tích 100 dụng các phương cực hóa hoạt động nhận thức của người học pháp dạy học tích Gây hứng thú, truyền cảm hứng yêu thích môn lịch 100 cực sử Chỉ gây hứng thú nhất thời cho học sinh 25 Sử dụng cũng được, không sử dụng cũng được 0 Sử dụng các phương Hoạt động khởi động 100 pháp dạy học tích Hoạt động hình thành kiến thức mới 75 9
  10. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” cực cho những hoạt Hoạt động luyện tập , củng cố 50 động Hoạt động vận dụng, mở rộng 25 Trong tất cả các hoạt động học 100 Về phía học sinh: Thông qua phiếu điều tra, tôi điều tra được 240 học sinh và thu được kết quả như sau: Số học sinh được Tỷ lệ Tiêu chí khảo sát Mức độ khảo sát % Môn lịch sử ở Rất thích 30 12,5 trường THPT đối Bình thường 100 41,6 với em như thế nào? Không thích 110 45,9 Thầy cô có thường Thường xuyên 63 26,3 xuyên sử dụng các phương pháp dạy Thi thoảng 177 73,7 học tích cực không? Không 0 0 Trong giờ học lịch Rất hấp dẫn, hứng thú và 190 79,6 sử nếu thầy cô sử dễ hiểu dụng các phương pháp dạy học tích Bình thường 38 15,8 cực em cảm thấy như thế nào? Không quan tâm 12 4,5 Thầy cô đã sử Phương pháp đóng vai 40 16,6 dụng những Phương pháp tranh luận 15 6,2 phương pháp dạy học nào? Phương pháp trực quan và 80 33,3 phân tích dữ liệu Phương pháp trò chơi 80 33,3 Phương pháp thuyết trình 240 100 Qua phân tích phiếu điều tra của giáo viên và học sinh tôi nhận thấy: Về phía giáo viên: - Đa số các thầy cô đều nhận thấy vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong mọi hoạt động học. 10
  11. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” - Tuy nhiên các thầy cô lại không thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong mỗi tiết dạy, phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo. Về phía học sinh: - Đa số học sinh chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong việc học tập môn lịch sử, nhiều học sinh không thích, thậm chí không quan tâm đến môn học này. - Đa số các em đều mong muốn và cảm thấy hứng thú học nếu trong các giờ học lịch sử các thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Đây là một thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng các phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH hiện nay. Như vậy, hiện nay hoạt động dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Dạy học vẫn nặng về kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả. Giáo viên chuẩn bị bài lên lớp còn sơ sài, chưa đầu tư thời gian, công sức và tâm huyết vào khâu chuẩn bị này nên việc áp dụng các phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh còn chưa được thường xuyên. Từ những hạn chế trong việc dạy học nêu trên làm cho học sinh ngày càng chán học môn Lịch sử, chất lượng dạy học môn Lịch sử vẫn còn thấp. 2. Giải pháp Từ những hạn chế nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu một số các phương pháp dạy học nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử lớp 10 phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại như sau: 2.1. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với phân tích tư liệu. 1.1. Mục tiêu - Năng lực: Góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc, lựa chọn tư liệu, phân tích và đánh giá tư liệu. - Phẩm chất: rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. - Kiến thức: Giúp các em ghi nhớ kiến thức cũ và tích hợp nội dung mới một cách có hệ thống. Học sinh hiểu, phân tích được những sự kiện, nhân vật lịch sử. 1.2. Nội dung 11
  12. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” - GV sử dụng trong hoạt động khởi động hoặc hình thành kiến thức mới. GV có thể cho học sinh hát, nghe lại một bài hát, bài thơ, xem hình ảnh, video, đọc đoạn tư liệu... để học sinh qua quan sát hoặc phân tích dữ liệu thấy được mối quan hệ với bài học. 1.3. Cách thực hiện - GV lựa chọn nội dung bài học. - GV đưa ra tư liệu tương ứng - GV định hướng và kích thích học sinh tìm hiểu tư liệu thông qua hệ thống câu hỏi. Ví dụ 1: Ở chủ đề Xã hội nguyên thủy * Tìm hiểu quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người. - Mục tiêu: + Năng lực: Góp phần rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc, lựa chọn tư liệu phù hợp và phân tích tư liệu. + Phẩm chất: rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, tự hào về đất nước Việt Nam là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. + Kiến thức: Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người. - Cách tổ chức: Để hình thành cho học sinh năng lực nghe, đọc, quan sát, phân tích tư liệu tôi cho các em xem video về quá trình tiến hóa của sinh giới theo học thuyết của Đac- uyn và các hình ảnh từng bước tiến hóa từ vượn thành người, tổ chức cho các em làm việc cá nhân, nhóm . Cụ thể: Bước 1. GV giao nhiệm vụ - Tôi chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh - Giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm xem videoclip, kết hợp các hình ảnh, đọc đoạn thông tin dưới đây để hoàn thành phiếu học tập. Vượn cổ Lucy Người tối cổ Gia va Người Tinh khôn 12
  13. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” Ô thông tin (1. Sự xuất hiện của loài người - Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đi và đứng bằng hai chân, dung tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam. - Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt được tìm thấy ở Đông Phi, Giava, Bắc Kinh, Việt Nam (Thanh Hóa). - Người tối cổ hầu như hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, tay được tự do sử dụng công cụ, kiếm thức ăn, trán thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. - Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người. * Ở Việt Nam - Cách đây 30- 40 vạn năm, đã xuất hiện dấu tích của Người Tối cổ. Hóa thạch tìm thấy được tại Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.... - Họ sống thành bầy, săn bắt hái lượm làm nguồn sống. 2. Sự xuất hiện của người tinh khôn - Đến cuối thời đá cũ, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn (Người hiện đại), có cấu tạo cơ thể như người ngày nay. - Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy vọt từ vượn cổ thành người. - Xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, đen, trắng. => Ba chủng tộc lớn, kết quả của sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau). (Nguồn từ sách giáo khoa lịch sử Nhà xuất bản Giáo dục) 13
  14. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” Phiếu học tập Nội dung Vượn cổ Người tối cổ Người tinh khôn Niên đại Đặc điểm Nơi tìm thấy di cốt Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao. - HS xem hình ảnh, đọc bản đồ, đọc hiểu thông tin, thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập. - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần. Bước 3. Báo cáo kết quả. - HS báo cáo kết quả: Đại diện một nhóm học sinh báo cáo kết quả, các nhóm khác đổi kết quả cho nhau để đánh giá, nhận xét về kết quả của từng nhóm. Bước 4. GV nhận xét và đánh giá kết quả, phản hồi cho HS qua bảng thông tin. - GV nhận xét, chốt ý sau đó đặt câu hỏi: “Các em hãy cho biết người nguyên thủy có xuất hiện ở Việt Nam không ? Ở khu vực nào ? - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và cung cấp thêm thông tin về những địa điểm khảo cổ đã tìm thấy xương cốt của người nguyên thủy như: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai... * Tìm hiểu về đời sống của người nguyên thủy Bước 1: Tương tự tôi chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ - Giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát videoclip, hình ảnh, đọc đoạn thông tin dưới đây để hoàn thành phiếu học tập. - HS tự nghiên cứu thông tin, động não, thảo luận nhóm và điền thông tin vào phiếu học tập số 2. Đồ đá cũ Rìu tay đá cũ Núi Đọ Hậu kì đá cũ 14
  15. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” Biết sử dụng lửa Công cụ đá mới Mũi lao bằng đá Ô thông tin (Đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy * Người tối cổ: - Biết chế tác công cụ - đồ đá cũ (sơ kì). - Giữ lửa và tạo ra lửa. Đây là phát minh lớn mà nhờ nó , cải thiện căn bản đời sống con người. - Phương thức kiếm sống: săn bắt hái lượm. - Ở: hang động, mái đá, lều (bằng cành cây, da thú). * Người tinh khôn: - Người tinh khôn đã biết ghè 2 rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo. - Xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao  chế tạo cung tên. Đây là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. => Hiệu quả và an toàn. - Thức ăn tăng lên đáng kể, đặc biệt là từ khi có cung tên. - Rời hang động, ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Cư trú “nhà cửa”. - Khoảng một vạn năm trước đây, loài người tiến vào thời đá mới. => Công cụ thời đá mới là những mảnh đá đã được con người ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ. - Đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, làm đồ gốm và đun nấu… - Thời đá mới là một cuộc cách mạng. Săn bắn, hái lượm, đánh cá  trồng trọt, chăn nuôi. 15
  16. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” - Có óc sáng tạo, biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình. - Làm sạch da thú để che thân cho ấm) (Nguồn từ sách giáo khoa lịch sử 10 – Nhà xuất bản Giáo dục) Phiếu học tập Phát minh Giai đoạn Đời sống vật chất Đời sống tinh thần quan trọng Người tối cổ Người tinh khôn Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao. - Cá nhân nghiên cứu nhiệm vụ và chuẩn bị ý kiến để trao đổi nhóm. - Nhóm trao đổi thống nhất câu trả lời. - GV quan sát về ý thức thái độ, tinh thần làm việc và hỗ trợ các nhóm (nếu cần). Bước 3. Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, trao đổi nhận xét lẫn nhau. Điều chỉnh nội dung chưa chính xác. Bước 4. Đánh giá kết quả. GV nhận xét về kết quả của các nhóm; chỉnh sửa nội dung chưa đạt yêu cầu; động viên các nhóm có kết quả làm việc hiệu quả (có thể cho điểm đánh giá). * Tìm hiểu sự xuất hiện của kim loại và sự tan ra của xã hội nguyên thủy Bước 1. Giao nhiệm vụ: Tôi yêu cầu từng cặp HS đọc đoạn thông tin dưới đây thảo luận và sắp xếp các ý trong phiếu học tập theo thứ tự cho phù hợp với logic của chủ đề là: Sự xuất hiện của kim loại và sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Ô thông tin (- Khoảng 5500 năm trước đây, cư dân Tây Á, Ai cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ. Khoảng 4000 năm trước đây, nhiều cư dân trên trái đất biết dùng đồng thau.Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt. - Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động vượt xa thời đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một công cụ đá nào có thể so sánh được. 16
  17. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” - Suốt thời đồ đá, con người từ chỗ sống bấp bênh tiến tới đủ sống. Vào buổi đầu của thời đại kim khí, con người sản xuất không những đủ sống ở mức còn thấp của hàng nghìn năm trước, mà còn tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. - Trong xã hội nguyên thủy, công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng “ nhưng khi bắt đầu có sản phẩm thừa thì lại không thể đem chia đều cho mọi người. - Trong xã hội, mỗi thành viên có những chức phận khác nhau. Ban đầu, một số người được cử chỉ huy dân binh, chuyên trách về lề nghi hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đê,…).Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Chẳng bao lâu, họ có nhiều của cải hơn những người khác. Thế là tư hữu bắt đầu xuất hiện. Quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ. Gia đình cũng thay đổi theo. Đàn ông làm các việc nặng nhọc, nên đã có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Gia đình phụ hệ xuất hiện trong long thị tộc bình đẳng thời nguyên thủy. - Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu - nghèo. - Xã hội nguyên thủy hay còn gọi là xã hội thị tộc, bộ lạc, bị rạn vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại.} (Nguồn từ sách giáo khoa lịch sử 10 – Nhà xuất bản Giáo dục) Phiếu học tập 1. Công cụ bằng kim loại xuất hiện 2. Quan hệ gia đình thay đổi 3. Tư hữu xuất hiện 4 . Con người tích trữ được sản phẩm thừa 5. Góp phần làm năng suât lao động gia tăng 6. Giai cấp xuất hiện 7. Xã hội nguyên thủy tan rã Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao HS nghiên cứu tư liệu, động não để thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ nếu cần. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận GV yêu cầu các cặp HS cạnh nhau trao đổi kết quả và chỉnh sửa cho nhau. 17
  18. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” Bước 4. Đánh giá kết quả, chuẩn hóa kiến thức. Ví dụ 2: Chủ đề các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Hy-lạp và Rô-ma. - Nội dung tìm hiểu: Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - Mục tiêu: + Năng lực: Góp phần rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc, lựa chọn tư liệu phù hợp và phân tích tư liệu. + Phẩm chất: rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm + Kiến thức: Trình bày được quá trình hình thành nhà nước ở phương Đông và phương Tây. Liên hệ với các quốc gia cổ đại ở Việt Nam. Phân tích được kết cấu xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - Cách tổ chức: Bước 1. Giao nhiệm vụ: - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh - Giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm, kết hợp các hình ảnh, đọc đoạn thông tin dưới đây để hoàn thành phiếu học tập. * Điều kiện tự nhiên - Tôi chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu từng nhóm đọc đoạn thông tin dưới đây kết hợp với quan sát các hình để hoàn thành phiếu học tập . Ô thông tin: (Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Ở đây có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi như : đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng... Điều kiện trên thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực. Do gần sông nên hàng năm cư dân phải đương đầu với thiên tai, lũ lụt. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a. Địa hình được tạo 18
  19. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” nên bởi các ngọn núi bao quanh các cánh đồng nhỏ hẹp. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi, đất đai khô cằn khó canh tác. Vào khoảng thế kỉ VIII TCN, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma đã ra đời). Hình1. Lược đồ các quốc gia cổ đại điển hình trên thế giới Hình 2. Sông Nin ở Ai Cập Hình 3. Sông Hoàng Hà ở Trung Quốc Hình 4. Sông Hằng ở Ấn Độ Hình 5. Bản đồ các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải 19
  20. “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT” * Về kinh tế - GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin dưới đây và kết hợp quan sát hình 6, 7 để trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Đất ven sông màu mỡ nên dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Ngoài ra, cư dân còn kết hợp chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải,... Cư dân phương Đông cổ đại biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Hình 6. Trồng lúa ở Ai Cập Đất đai khô cằn, chủ yếu là đồi núi, nên cư dân Hi Lạp và Rô-ma chủ yếu trồng lúa mì, ô liu, nho. Các nghề thủ công nghiệp như luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu,... phát triển. Bờ biển Hi Lạp, Rôma có nhiều cảng tốt nên thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương rất phát triển. Hình 7. Hải Cảng Pirê của Hi Lạp - Qua việc quan sát các hình 6, 7, học sinh hãy miêu tả những hoạt động kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Hi Lạp. Nền kinh tế phương Đông và phương Tây cổ đại khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó. Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập Tiêu chí Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Tên quốc gia Thời gian hình thành Địa bàn xuất hiện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2