intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất, học sinh biết tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học   phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10  nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Khánh Mã sáng kiến: 05.53
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu  Sinh thời, chủ  tịch Hồ  Chí Minh kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến  công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh vấn đề  học tập của thanh thiếu   niên thì Bác cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”.                                                                   ( Trích “Nhật kí trong tù”) Đức tính của con người không phải là sẵn có ngay từ khi mới sinh ra, mà là  ảnh hưởng phần lớn do sự giáo dục, môi trường sống. Cùng với sự phấn đấu và  rèn luyện của mỗi bản thân cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác  khác nhau. Mặt khác, giáo dục còn là sự  kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà  trường và xã hội. Trong đó, giáo dục nhà trường giữ một vai trò rất quan trọng. Trong hệ  thống các môn học  ở  bậc phổ  thông, môn Giáo dục công dân có  vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.   Đặc biệt phần “Công dân với đạo đức” là một trong những nội dung về giáo dục  đạo đức cho con người.  Thực tế xã hội lâu nay khi nhìn nhận về các môn học vẫn có tư tưởng môn   chính, môn phụ. Với tư  tưởng của nhiều học sinh và cả  phụ  huynh thì “thi gì  học đấy”  là suy nghĩ đã len lỏi và ăn sâu vào trong nhận thức. Do đó, đa số  các  em học sinh coi đây là môn học phụ  nên không coi trọng, thường xem nhẹ nó. 
  3. Đến lớp chỉ học qua loa, không tập trung, có khi không hiểu gì. Nên dẫn đến khả  năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống còn rất yếu. Chính vì vậy, mới  dẫn đến thực trạng một số học sinh có biểu hiện thường xuyên gây mất trật tự  trong lớp, trốn tiết đi chơi điện tử, vô lễ với thầy cô, nói dối cha mẹ, thầy cô và  bạn bè; xưng hô thiếu chuẩn mực, vi phạm đạo đức khi giao tiếp hoặc chưa biết  cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hoặc tha thứ từ người khác. Đặc biệt là, vấn   đề bạo lực học đường trong học sinh ngày càng gia tăng gây bức xúc cho toàn xã  hội. Cùng với đó, là một số  giáo viên chỉ  chú trọng đến việc dạy tri thức khoa  học, chưa thực sự quan tâm đến giáo dục ý thức đạo đức, tình cảm cho học sinh. Mặt khác, chính bản thân một số  giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công  dân còn ít đầu tư vào chuyên môn, thường có tư tưởng dạy cho hết tiết rồi ra về.   Đến lớp chỉ truyền thụ kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, nặng về phương  pháp dạy học truyền thống theo hình thức: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò  ghi chép và học thuộc, ít đổi mới phương pháp dạy học... dẫn đến tiết học khô  khan, nhàm chán làm cho học sinh không hứng thú, yêu thích môn học, ngại học.  Nên việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn còn rất yếu, kém.  Với những lập luận nêu trên nên tôi tiến hành đề tài sáng kiến kinh nghiệm   “Vận dụng một số  phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần công dân   với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức   đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A”. Thông qua việc giáo viên  vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần “ Công dân  với đạo đức”  ở  chương trình Giáo dục công dân lớp 10 để  học sinh biết vận  dụng những kiến thức đã được học vào cuộc sống, nhằm  nâng cao ý thức đạo  đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A, đúng như câu nói của Bác Hồ:  “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn”.
  4. 2. Tên sáng kiến: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học  phần công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm  nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A 3. Tác giả sáng kiến:  ­ Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Khánh ­ Số điện thoại: 0982160983 4. Chủ  đầu tư  tạo ra sáng kiến: Nguyễn Văn Khánh – Giáo viên trường THPT  Nguyễn Thái Học 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (phương pháp giảng dạy môn giáo dục   công dân) 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 06/01/2019  (học kì 2 năm học 2018 ­ 2019) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến:  I. Thực trạng giải pháp đã biết của việc vận dụng một số  phương pháp   dạy học tích cực vào dạy học phần công dân với đạo đức thuộc chương  trình Giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh   trường Trung học phổ thông A   1. Đặc điểm chung. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh coi đạo đức của con người như  gốc của cây, như  nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo  đức trong đời sống xã hội. Người nói: “Có tài mà không có đức là người vô  dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. 
  5. Tài và đức là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người. Đồng thời,  là mục tiêu phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện của thanh, thiếu niên. Để  thực sự  trở  thành những công dân có ích cho xã hội là nhiệm vụ  của giáo dục. Vì thế, giáo  dục và nâng cao ý thức đạo đức của học sinh là nội dung hàng đầu, vô cùng quan  trọng của nhà trường phổ thông. Ông cha ta vẫn thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong thực tế, từ  xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người.  Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào  loài vật.  Môn Giáo dục công dân là môn học mà tri thức, kĩ năng của nó gắn liền với   cuộc sống hiện thực. Dạy đạo đức trong môn Giáo dục công dân phải gắn liền   với cuộc sống thực tiễn, nội dung dạy học cũng phải mang đậm chất liệu của  đời sống xã hội và phải chú ý đến các khái niệm liên quan đến bài học. Muốn  giảng dạy được các khái niệm cho các em hiểu và hứng thú với môn học đòi hỏi   người giáo viên phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng  thời, còn phải tăng cường sử  dụng các tình huống, các câu chuyện, các hiện  tượng trong đời sống xã hội.  2. Giải thích các khái niệm 2.1. Phương pháp  Phương pháp  là thuật ngữ  từ  tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa là cách  thức để đạt được mục đích đặt ra. Còn theo nghĩa khoa học, phương pháp là hệ  thống những nguyên tắc được rút ra từ  tri thức về  các quy luật khách quan để  điều chỉnh hoạt động, nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục   tiêu nhất định. Nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII René Descartes nhấn mạnh: “Nếu   thiếu phương pháp trong hoạt động thì người có tài cũng không thể đạt kết quả,  
  6. còn nếu có phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi   thường”. 2.2. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học: là việc sử dụng hệ thống phương pháp giảng dạy  và việc sử  dụng phương pháp học tập nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu học  tập đề ra phù hợp với cấp học, người học chương trình học cụ thể đã được xác  định. 2.3. Phương pháp dạy học tích cực Phương  pháp dạy  học  tích cực,  hay  phương  pháp giáo  dục chủ   động,  phương pháp sư  phạm hiện  đại,… là những cách gọi để  chỉ  những phương   pháp, cách thức, kỹ  thuật đề  cao chủ  thể  nhận thức, chủ  yếu phát huy tính tự  giác, nhiệt tình chủ động của người học, làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp   dẫn, người học được tham gia làm việc, được sáng tạo,… giải quyết các vấn đề  phù hợp với khả  năng hiểu biết của mình, đề  xuất ý kiến, tự  nguyện trình bày   hay tham gia tranh luận trước tập thể và người dạy. Phương pháp dạy học tích cực là hướng tới khả năng chủ động, sáng tạo  của người học chứ không phải hướng tới việc phát huy tính tích cực của người   dạy,   người   thầy   đóng   vai   trò   là   người   hướng   dẫn,   rèn   luyện   cho   học   sinh   phương pháp tự học độc lập suy nghĩ thông qua việc thảo luận, thí nghiệm, thực   hành, thâm nhập thực tế  theo mục tiêu, nội dung của bài học, người thầy là  người tổng hợp hoạt động, ý kiến của người học để xây dựng nội dung bài học. 2.4. Ý thức đạo đức Ý thức đạo đức: “Là ý thức về  hệ  thống những nguyên tắc, chuẩn mực  hành vi phù hợp với những quan hệ  đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó  còn bao hàm cả  những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người”. Với  
  7. tư  cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức là sự  thể  hiện thái độ  nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự  đối chiếu với hệ  thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; qua đó giúp   con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện  những nghĩa vụ  đạo đức. Về  mặt cấu trúc, ý thức đạo đức gồm tình cảm đạo   đức, tri thức đạo đức, lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong đó, tình cảm thể  hiện cảm xúc của con người trước hiện tượng đạo đức, tri thức đạo đức giúp  con người lựa chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm; lý tưởng đạo đức  quyết định phương hướng, mục đích hoạt động của con người và ý thức đạo   đức là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, trở  ngại để  thực  hiện hành vi đạo đức. II. Nội dung giải pháp 1. Bối cảnh, động lực ra đời giải pháp Mặc dù là trường nằm ở địa bàn thành phố nhưng học sinh nhà trường xuất   thân từ nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau, trong đó đa phần là con em nông  dân và lao động tự  do, buôn bán nhỏ  nên sự  quan tâm của phụ  huynh đến việc   học tập của con cái có nhiều hạn chế. Mặt khác, một số  phụ  huynh học sinh còn có suy nghĩ cho rằng giáo dục   con cái của họ  là trách nhiệm thuộc về  nhà trường, nên cha mẹ  không có thời  gian quan tâm dạy bảo con cái. Nên một số học sinh dễ bị các đối tượng xấu rủ  rê, lôi kéo dẫn đến các em hay trốn giờ, bỏ  tiết, vô lễ  với thầy cô, không nghe  lời thầy cô, cha mẹ, nói dối, nói tục, chửi thề, nói năng với người lớn chưa lễ  phép, cư xử với người xung quanh chưa đúng mực... Ví như, do không được dạy   bảo đến nơi đến chốn, có những em không biết cảm  ơn khi được người khác 
  8. giúp đỡ, không biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác, nói năng với người  lớn tuổi còn chống không... Cho nên, việc giáo dục và nâng cao ý thức đạo đức   cho các em là vô cùng quan trọng.  Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tích cực trau dồi kiến thức và học hỏi kinh  nghiệm đồng nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục  công dân còn thiếu, có giáo viên từ  môn khác kiêm nhiệm sang dạy. Nên chính  bản thân một số  giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân còn ít đầu tư  vào  chuyên môn, thường có tư  tưởng dạy cho hết tiết rồi ra về. Đến lớp chỉ  truyền   thụ kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, nặng về phương pháp dạy học truyền  thống theo hình thức: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò ghi chép và học  thuộc, ít đổi mới phương pháp dạy học... dẫn đến tiết học khô khan, nhàm chán  làm cho học sinh không hứng thú, yêu thích môn học, dẫn đến học sinh ngại học.   Nên việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn còn rất yếu, kém. Chính vì  vậy tôi chọn giải pháp Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy   học phần Công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10   nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A. 2. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp 2.1. Mục tiêu chung của giải pháp ­  Giáo viên vận dụng một số  phương pháp dạy học vào giảng  dạy phần  công dân với đạo đức thuộc chương trình giáo dục công dân lớp 10 nhằm nâng  cao ý thức đạo đức cho học sinh tại trường Trung học phổ thông A.         ­ Thông qua nội dung kiến thức phần “công dân với đạo đức” giúp học sinh  nhận thức được tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo  dục công dân lớp 10 nói riêng (đặc biệt nội dung phần  công dân với đạo đức)  trong việc giáo dục và nâng cao ý thức đạo đức con người. 
  9. ­ Giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống một cách  có hiệu quả nhất, học sinh biết tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày  để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức. 2.2. Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã áp dụng Thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Thảo  luận nhóm, nêu gương, kể chuyện, nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp...  vào giảng dạy phần Công dân với đạo đức Giáo dục công dân lớp 10 đã thu hút  được sự chú ý, hứng thú, phát huy mặt tích cực, chủ động, tự giác của học sinh,   các em thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, ý thức đạo đức của các em đã   được nâng lên. So với phương pháp dạy học truyền thống làm cho tiết học khô  khan, nhàm chán dẫn đến học sinh không hứng thú, yêu thích môn học, ngại học.   Nên dẫn đến thực trạng một số  học sinh có biểu hiện thường xuyên gây mất  trật tự  trong lớp, trốn tiết đi chơi điện tử, vô lễ  với thầy cô, nói dối cha mẹ,  thầy cô và bạn bè; xưng hô mày tao... 2.3. Nội dung của việc vận dụng một số phương pháp dạy học vào giảng   dạy phần công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp  10 nhằm nâng cao ý   thức đạo đức của học sinh trường Trung học phổ  thông A 2.3.1. Nội dung thực hiện Nội dung chương trình phần Công dân với đạo đức trong chương trình Sách  giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10 gồm: ­ Bài 10: Quan niệm về đạo đức ­ Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. ­ Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
  10. ­ Bài 13: Công dân với cộng đồng. ­ Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ­ Bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại. ­ Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. Môn Giáo dục công dân là môn học mà tri thức, kĩ năng của nó gắn liền với   cuộc sống hiện thực. Dạy đạo đức trong môn Giáo dục công dân phải gắn liền   với cuộc sống thực tiễn, nội dung dạy học cũng phải mang đậm chất liệu của  đời sống xã hội và phải chú ý đến các khái niệm liên quan đến bài học.   Muốn giảng dạy được các khái niệm cho các em hiểu và hứng thú với môn  học đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp giảng  dạy. Đồng thời, còn phải tăng cường sử  dụng các tình huống, các câu chuyện,   các hiện tượng thực tế.  2.3.2. Cách thức thực hiện Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy một số bài  của phần Công dân với đạo đức để gây hứng thú, chú ý và nâng cao ý thức đạo  đức học sinh: a. Vận dụng phương pháp kể chuyện vào giảng dạy nhằm nâng cao ý   thức đạo đức cho học sinh. ­ Phương pháp kể  chuyện là cách thức tổ  chức, hướng dẫn của giáo viên   nhằm giúp học sinh dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình  ảnh và  truyền cảm đến người nghe về  một nhân vật, một sự  kiện lịch sử, hoặc một   hiện tượng tự nhiên, một phát minh khoa học, một vùng đất mới. ­  Vận dụng phương pháp kể  chuyện vào giảng dạy   vào bài 10: “Quan   niệm về đạo đức” cụ thể mục: Đạo đức là gì? Giáo viên kể câu chuyện “Cậu bé 
  11. Tích Chu” để học sinh hiểu được khái niệm đạo đức và biết được đạo đức của   người học sinh. Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Tích Chu, bố mẹ em mất sớm nên  em ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật, vất vả kiếm tiềm để  nuôi  Tích Chu. Có thức gì ngon bà cũng dành hết cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu  ngủ thì bà thức quạt cho Tích Chu, bà thương Tích Chu vô cùng. Thế nhưng khi lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm  việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại  kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt mà chẳng có ai chăm sóc bà. Tích Chu thì  mải rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang  ốm. Một buổi trưa, trời   nóng nực, con sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi: Tích Chu  ơi, cho bà ngụm nước, bà khát cổ  quá! Bà gọi một lần, hai lần...  rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói   mới chạy về  nhà kiếm thức ăn. Tích Chu hết sức ngạc nhiên khi thấy bà biến  thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoang quá và kêu lên: ̉ Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi! Cúc cu... cu! Cúc... cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu   nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu! Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá vội chay theo bà, cứ  nhằm hướng chim bay mà chạy.  Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi: Bà ơi! Bà trở về vơi cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà,   cháu sẽ không làm bà buồn nữa! Cúc... cu... cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
  12. Nghe chim nói Tích Chu òa khóc. Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc   đó có một bà Tiên xuất hiện, bà bảo Tích Chu: Nếu cháu muốn bà trở  lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối tiên   cho bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được không? Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối  Tiên, không một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Trải qua nhiều ngày,  đêm lặn lội trên  đường, vượt qua rất nhiều nguy  hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về  cho bà uống. Được  uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu. Từ đấy trở đi, Tích Chu hết lòng thương yêu, chăm sóc và vâng lời bà. Giáo viên: Đặt câu hỏi: ­ Qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về  hành động ban đầu và về  sau   của cậu bé Tích Chu? ­ Qua đây em rút ra bài học gì cho bản thân? ­ Thế  nào là đạo đức? Một học sinh có đạo đức được biểu hiện như  thế  nào? Một người con có đạo đức có những biểu hiện như thế nào? Qua đây học sinh sẽ  hiểu được khái niệm đạo đức: Đạo đức là hệ  thống  các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi   của mình cho phù hợp vời lợi ích của cộng đồng, xã hội. Từ khái niệm đạo đức các em sẽ biết được:  + Đạo đức của người học sinh: Phải ngoan ngoãn, vâng lời thầy, cô giáo,   kính thầy, mến bạn, đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, tôn trọng mọi người...
  13. + Đạo đức của người con: Phải kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;  ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ; với anh, chị, em trong gia đình phải  biết   đùm bọc, chia sẻ, nhường nhịn.... b. Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (hay còn gọi  là phương pháp tình huống) vào giảng dạy để nâng cao ý thức đạo đức cho học  sinh ­ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (hay còn gọi là phương pháp   tình huống) là phương pháp dạy học trong đó học sinh tự  lực nghiên cứu một tình  huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. Tình huống là hoàn  cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột. ­  Vận dụng phương  pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (hay còn gọi là  phương pháp tình huống)  vào bài 11: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”   cụ thể mục Nghĩa vụ giáo viên có thể lấy ví dụ về tình huống sau: Mười năm học luôn đạt danh hiệu học sinh tiến tiến, đạo đức tốt của lớp.  Thời gian gần đây do cha mẹ  mải đi làm ăn xa, rất ít có thời gian quan tâm sát   sao đến M. Bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên M thường xuyên trốn học đi chơi điện tử.   Khi bị  cô giáo đã nhắc nhở nếu em còn vi phạm thì có sẽ  tiến hành kỉ  luật em.  Nghe cô giáo nói vậy M còn tỏ thái độ vô lễ và cãi lại cô giáo. Giáo viên: Em có nhận xét gì về hành động của M? Nếu là M em sẽ cư xử  như thế nào? Nghĩa vụ là gì? Là học sinh em thấy mình có nghĩa vụ gì? Học sinh biết được: Nghĩa vụ là trách nhiệm của bản thân đối với yêu cầu  và lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
  14. => Từ khái niệm Nghĩa vụ  học sinh sẽ biết được nghĩa vụ  của người học   sinh: thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, lớp đề  ra như: đi học đúng giờ, đeo  thẻ, học và làm bài tập đầu đủ  trước khi đến lớp, kính trọng, lễ  phép với thầy   cô, hòa nhã với bạn bè, không nói tục, chửi bậy... Từ đó, ý thức đạo đức của các   em được nâng lên, tình trạng học sinh vi phạm nội quy trường, lớp đã giảm. c. Vận dụng phương pháp vấn đáp đề  vào giảng dạy để  nâng cao ý  thức đạo đức học sinh. ­ Vấn đáp là phương pháp Giáo viên đặt ra những câu hỏi để  học sinh trả  lời hoặc học sinh có thể  tranh luận với nhau và với cả  Giáo viên. Qua đó, học   sinh lĩnh hội được được nội dung bài học. ­  Vận dụng phương pháp vấn đáp vào giảng dạy bài: “Công dân với tình   yêu, hôn nhân và gia đình” cụ thể mục Một số điều nên tránh trong tình yêu nam   nữ thanh niên hiện nay. Giáo viên đặt câu hỏi: Trong tình yêu nam nữ thanh niên hiện nay nên tránh  những điều gì? Theo em, là học sinh trung học phổ thông có nên yêu không? Vì  sao? Qua đây học sinh sẽ  nhận thức được một số  điều nên tránh trong tình yêu   nam nữ thanh niên hiện nay là: ­ Yêu đương quá sớm. ­ Yêu một lúc nhiều người hoặc vụ lợi trong tình yêu. ­ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. => Học sinh nhận thức được  ở  lứa tuổi học sinh thì không nên yêu vì: Tuổi  học trò là tuổi đẹp nhất, học sinh cần có sự  phấn đấu học tập, rèn luyện để 
  15. chuẩn bị  hành trang tốt cho tương lai sau này. Lứa tuổi trung học phổ  thông do   độ tuổi còn trẻ, chưa có sự chín muồi về mặt tâm sinh lí nên dễ có sự nhầm lẫn   và ngộ nhận giữa tình bạn và tình yêu vì thế rất dễ xảy ra những hành động sai   lầm và nóng vội. Do đó ở lứa tuổi này cần tập trung cho việc học tập, không nên   yêu ở lứa tuổi này. d. Vận dụng phương pháp nêu gương vào giảng dạy để  nâng cao ý  thức đạo đức học sinh. ­  Nêu gương là phương pháp sử dụng những điển hình, những tấm gương  mẫu mực “người tốt, việc tốt” cụ  thể  sinh động trong đời sống để  kích thích  tính tích cực, tự  giác của học sinh. Trong giáo dục, tấm gương được sử  dụng  như một phương tiện. Nó làm cho chuẩn mực đạo đức trở nên trực quan hơn, cụ  thể hơn, có sức thuyết phục hơn. Lời nói sẽ  giảm giá trị, giảm ảnh hưởng nếu  nó không có các tấm gương thực tế  sinh động, cụ  thể  của người khác chứng  minh. ­  Vận dụng phương pháp nêu gương vào giảng dạy bài: “Công dân với   cộng đồng” cụ thể mục Nhân nghĩa. Giáo viên giáo dục cho học sinh học tập và  làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh về lòng nhân nghĩa của Bác qua câu   chuyện “Hũ gạo cứu đói”. Khi mới giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Chính phủ phát  động phong trào toàn dân tham gia diệt giặc đói. Hũ gạo tình thương hay (Hũ  gạo cứu đói ra đời) và được mọi gia đình hưởng ứng. Khi chuẩn bị bữa ăn, trước  khi cho gạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho vào hũ. Gạo   trong hũ được định kỳ  gửi đến chính quyền cách mạng để   ủng hộ  (cứu đói)  những người dân thiếu đói.
  16. Bác cũng tự  nguyện thực hiện bằng việc mỗi tuần Bác báo cho bộ  phận   hậu cần cắt khẩu phần ăn không nấu, để  Bác nhịn ăn một bữa. Bác thực hiện   rất đều đặn và thường nhịn ăn vào bữa trưa. Biết chuyện, nhiều đồng chí Trung   ương khuyên Bác làm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác cười hiền hậu nói:  “Mình có đói mới hiểu nỗi khổ  của người đói” và Bác kiên quyết thực hiện.   Tiêu chuẩn khẩu phần  ấy hàng tháng được chuyển đến cơ  sở  cứu đói của địa   phương. Năm 1946, khi dẫn đoàn Chính phủ của ta sang Pháp đàm phán, biết người   dân Pháp cũng còn rất nhiều người đói khổ, kể cả những nhân viên phục vụ nhà  hàng cũng gom nhặt đồ ăn thừa của thực khách. Đoàn ta được tiếp đón và chiêu  đãi rất trọng thịnh, đến bữa ăn Bác nhắc nhở các thành viên trong đoàn: Ăn món  nào thì ăn cho hết, thấy ăn không hết thì nên để  lại nguyên món ăn đó. Để  cho  người đói như thế cũng là một cách tự tôn trọng mình. Biết được thành tâm của   Bác, không chỉ cán bộ trong đoàn ta xúc động mà các nhân viên phục vụ của Pháp  rất cảm kích. Những việc như  trên chính là đạo đức cách mạng, Bác luôn làm   gương tiêu biểu nhất. Đất nước ta trong những năm qua đã cơ bản giúp người dân xóa được nạn   đói, giảm nghèo. Đây là thành tựu của Đảng ta, toàn dân ta, các nước nghèo khác  đang phải học tập cách làm của ta. Tuy nhiên, người dân ta còn rất là nghèo,  nhiều gia đình còn rất khó khăn, rất cần những tấm lòng thương yêu, chia sẻ của  những người có cuộc sống đầy đủ. Dân tộc ta có câu ngạn ngữ “ Một miếng khi   đói bằng cả  gói khi no”. Sự  giúp đỡ,  ủng hộ  dành cho người nghèo là rất đáng   trân trọng, ghi nhận. Nhưng phải thật lòng, không nên mang tính bố  thí. Đồng  thời, với thực hành tiết kiệm, phải cùng chống lãng phí, chống ở tất cả mọi nơi,   mọi việc làm, mọi sinh hoạt.
  17. Giáo viên đặt câu hỏi: Qua mẩu chuyện trên em học được gì về  đức tính  của Bác? Qua đây em rút ra được bài học gì cho bản thân?  Từ đó em hiểu gì về nhân   nghĩa? Học sinh trả lời:  ­ Bác yêu thương, quan tâm, chăm sóc mọi người. Bác là người có lòng nhân ái  bao la, thương người như thể thương thân, hết lòng giúp đỡ người khác mà quên  đi lợi ích của bản thân... ­ Bài học cho bản thân: Bác Hồ  là một tấm gương sáng về  lòng nhân nghĩa,  nên chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Các em đã   tự giác ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc   màu da cam, đồng bào bị  thiên tai, lũ lụt; các em đã tích cực tham gia các hoạt   động uống nước nhớ  nguồn, đền  ơn đáp nghĩa cụ  thể: ngày rằm và mùng một  hàng tháng, ngày 27/7 các em tự  giác tham gia hoạt động tổng vệ  sinh, viếng   Đền Hoàng Công Chất, nghĩa trang Na Hai...   => Nhân là lòng thương người, nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải là khuôn   phép trong cách xử  thế  của con người trong xã hội. Vậy nhân nghĩa là lòng  thương người và đối xử với người theo lẽ phải. Biểu hiện của lòng nhân nghĩa:  + Nhân nghĩa thể  hiện  ở  lòng nhân ái, sự  thương yêu, giúp đỡ  lẫn nhau  trong hoạn nạn, lúc khó khăn, không đắn đo tính toán. Đạo lý nhường nhịn, đùm   bọc nhau lúc sa cơ  lỡ  bước đã là tình cảm của con người Việt Nam trong tình  làng nghĩa xóm và trở thành hành vi ứng xử hằng ngày của người Việt Nam qua   các thế hệ. 
  18. + Nhân nghĩa còn thể  hiện  ở  sự  tương trợ, giúp đỡ  lẫn nhau trong lao   động, trong cuộc sống hằng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc,  ấm no.  +  Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc  ở  lòng vị  tha cao  thượng, không cố  chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải, đối xử  khoan hồng  ngay đối với cả tù binh và hàng binh trong chiến tranh.  +   Nét đặc trưng nổi bật, thể  hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc   Việt Nam chính là ở chỗ: Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến  của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  e. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy nhằm nâng  cao ý thức đạo đức cho học sinh. ­  Phương pháp thảo luận nhóm là tổ  chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi   trong nhóm. Thảo luận nóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh   tham gia một cách chủ  động vào quá trình học tập, tạo cơ  hội cho học sinh có   thể  chia sẻ  kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để  giải quyết vấn đề  có liên quan   đến nội dung bài học. ­ Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy vào bài: “Công  dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc” cụ  thể mục Trách nhiệm xây   dựng Tổ quốc. Giáo viên: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 5 phút. Trách nhiệm của công dân trong sự  nghiệp xây dựng Tổ  quốc? Liên hệ  trách  nhiệm của học sinh? Học sinh trả lời:
  19. ­ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động; có mục đích và động cơ học   tập đúng đắn. ­ Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong. Sống trong sáng, lành mạnh tránh   xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực  dụng. ­ Quan tâm đến đời sống chính trị của địa phương và đất nước; thực hiện tốt chủ  trương, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước. ­  Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm  thiết thực. ­ Phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia dân   tộc. => Từ trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, các em   nhận thức và ý thức được trách nhiệm của học sinh trong sự  nghiệp xây dựng  Tổ  quốc là: Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức tác phong, có lối sống lành  mạnh tránh xa các tệ  nạn xã hội, tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với   khả  năng của bản thân như: bảo vệ  môi trường… để  trở  thành công dân tốt,  người có ích cho xã hội 2.3.3. Thiết kế một tiết dạy vận dụng một số phương pháp dạy học   tích cực vào giảng dạy phần Công dân với đạo đức nhằm nâng cao ý thức  đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông A. Tiết 26, Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức
  20. a) Kiến thức bài học ­ Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống   của con người. ­ Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. ­ Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. ­ Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của  người công dân hiện nay trong mối quan hệ  với cộng đồng nơi  ở  và lớp học,   trường học. b) Tích hợp tư tưởng HCM  ­ Bác Hồ 1 tấm gương lớn về nhân nghĩa 2. Về kỹ năng ­ Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh. 3. Về thái độ ­ Yêu quý gắn bó với lớp, trường và cộng đồng nơi ở. 4. Năng lực cần hướng tới  ­ Tự nhận thức, hòa nhập, hợp tác... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên ­ SGK, SGV, tài liệu liên quan đến nội dung bài học, soạn giáo án, máy   chiếu. 2. Học sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2