intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế, tổ chức dạy học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 qua môn Địa lí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:53

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế, tổ chức dạy học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 qua môn Địa lí" nhằm giúp học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 4 hiểu được các kiến thức địa lí liên quan đến thực tiễn trong đời sống; Rèn luyện cho học sinh kỹ năng chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức; Giúp học sinh có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nắm bắt được xu thế của ngành nghề, chủ động trong việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế, tổ chức dạy học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 qua môn Địa lí

  1.                                            SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ  THIẾT KẾ, TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH  HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG  THPT QUỲNH LƯU 4 QUA MÔN ĐỊA LÍ.” Môn: Địa lý
  2.                                            SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 …………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ  THIẾT KẾ, TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH  HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG  THPT QUỲNH LƯU 4 QUA MÔN ĐỊA LÍ.” Môn: Địa lý Tác giả: Nguyễn Thị Thỏa Tổ chuyên môn: Sử ­ Địa – GDCD – Thể dục ­ QPAN Năm thực hiện: Từ 9/2021 – 4/2022 Số điện thoại liên hệ: 0963783255
  3.                                           
  4.                                            PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ                                                   MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ  1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Tính mới của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 3 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lí luận 4 2.Cơ sở thực tiễn 5 3. Những vấn đề chung 7 3.1. Phân loại dạy học dự án  7 3.2. Quy trình hướng dẫn học sinh thực hiện dự án 7 3.3. Kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận học sinh qua dạy học dự  9 án 3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài  10 4.Vận dụng phương pháp dạy học theo dự  án để  thiết kế, tổ  chức   10 dạy học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh 4.1.Giới thiệu các chủ đề phù hợp với việc thiết kế và tổ  chức dạy  10 học và đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp DHDA 4.2. Giới thiệu các chủ đề minh họa áp dụng thiết kế và tổ chức dạy  11 học và đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp DHDA 5.Hiệu quả của biện pháp 38 Phần III. KẾT LUẬN  42 1. Kết luận 42 2. Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1
  5.                                             1. Lý do chọn đề tài            Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với đó là đổi mới phương pháp  dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đã thể  hiện sự  quyết tâm cải cách, đem   lại những thay đổi về  chất lượng và hiệu quả  giáo dục.Và  ở  khía cạnh hoạt  động, tất cả  những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ  học qua hoạt động của người dạy và người học. Một giờ  học tốt là một giờ  học phát huy được tính tích cực, tự  giác, chủ động, sáng tạo của cả  người dạy   và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng   lực của người học. Để có một giờ học tốt thì ngoài việc nắm vững những định  hướng đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải biết lựa chọn và sử  dụng những phương pháp và hình thức dạy học thích hợp: Thích hợp với đặc  thù môn học, phù hợp với điều kiện cơ sở  vật chất của nhà trường đặc biệt là   phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. Một trong những phương   pháp dạy học tích cực, đem lại  hiệu quả  cao là phương pháp dạy học dự  án  (DHDA). Là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm  vụ  học tập phức hợp, có sự  kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các  sản phẩm có thể  giới thiệu. Là mô hình học tập mới giúp phát triển kiến thức  cùng các kỹ năng bản thân học sinh thông qua những nhiệm vụ. Nhiệm vụ này   được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ  việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều  chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả  thực hiện. Khuyến khích việc học sinh tự  tìm tòi và trau dồi kiến thức cũng như  thực hiện hóa kiến thức trong quá trình   tạo ra sản phẩm do chính mình làm ra .Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của  DHDA.      Thông qua dạy học theo dự án, việc học của học sinh thực sự có giá trị vì   nó kết nối với thực tế  và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng  sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận   được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như  thế  nào.Với  cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn,  giúp đỡ chỉ  là người chỉ  bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc. Dạy   học theo dự  án  ở  bậc trung học là sự  cố  gắng  tăng cường tích hợp kiến thức,  làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội  dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có  ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, việc áp dụng mô hình dạy học theo dự án  như  là luồng gió mới, “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ  điển, hàn lâm, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. Là cách  thức tổ chức dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết  hợp giữa lí thuyết với thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.  Đánh giá kết quả  học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú  trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng   khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ  2
  6.                                            năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của   học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay  ở  mỗi  giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ  thực hiện   mục tiêu dạy học về  kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực, đồng thời có   vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy và năm học 2021 ­ 2022, tôi được giao nhiệm  vụ giảng dạy Địa lí lớp 11,12. Trong quá trình giảng dạy các chủ đề  và các bài   học, tôi thấy rất nhiều chủ  đề  hay, phù hợp với việc thiết kế  và tổ  chức dạy  học và đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp DHDA. Xuât phat t ́ ́ ừ thực  tiễn trên và qua thực tế giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã  mang lại hiệu quả nhất định, nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu biện pháp:  “Vận   dụng phương pháp dạy học theo dự  án để  thiết kế, tổ  chức dạy học và   đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực  cho học sinh trường THPT   Quỳnh Lưu 4 qua môn địa lí.” 2. Tính mới của đề tài. ­ Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng  hóa các hình thức thiết kế, tổ  chức dạy học và đánh giá môn Địa lí trong giai   đoạn hiện nay. ­ Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực cốt lõi mà   chương trình GDPT hướng tới như tự học, giao tiếp, hợp tác…. ­ Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy học  mới DHDA 3. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích. ­ Giới thiệu được phương pháp dạy dự  án trong đổi mới phương pháp   dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh ­ Giúp học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 4 hiểu được các kiến thức địa  lí liên quan đến thực tiễn  trong đời sống. ­ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng chủ động, tích cực tìm  hiểu kiến thức ­ Giúp học sinh có cơ  hội sử  dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nắm   bắt được xu thế  của ngành nghề, chủ  động trong việc định hướng, lựa chọn   nghề nghiệp trong tương lai. 4. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp của vấn đề  sử  dụng  phương pháp  dạy dự  án trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định   hướng tiếp cận năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả phát triển năng lực   cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. 3
  7.                                             5. Phạm vi nghiên cứu ­   Nghiên  cứu  thực  trạng,  phân  tích  phương  pháp,  khả   năng  vận  dụng  phương pháp  DHDA vào  thiết kế, tổ  chức dạy học và  kiểm tra đánh giá theo  định hướng tiếp cận năng lực học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 4 hiện nay.  6. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: ­ Phương pháp thu thập tài liệu: Tôi thu thập những tài liệu nghiên cứu có  liên quan đến vấn đề vận dụng phương pháp dự án trong thiết kế, tổ chức dạy  học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh THPT Quỳnh  Lưu 4 ­ Phương pháp quan sát ­ tìm hiểu: Quan sát và ghi chép lại những vấn đề  vận dụng phương pháp dự  án trong thiết kế, tổ  chức dạy học và đánh giá theo  định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 qua môn  địa lí. ­  Phương pháp khảo sát: Tiến hành phát  phiếu khảo sát lấy ý kiến từ  đồng nghiệp và một số  học sinh tại  THPT Quỳnh Lưu 4 về  sự  hứng thú với  phương pháp DHDA ­ Phương pháp thống kê ­ biểu đồ  : Sử dụng kiến thức toán học để  tổng  hợp, thống kê, tính tỉ lệ phần trăm, xây dựng biểu đồ.....  ­ Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng lồng ghép các phương pháp, hình  thức , nội dung vào dạy học địa lí 11,12 nhằm năng cao hiệu quả  thiết kế, tổ  chức dạy học và  đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực  cho học sinh  trường THPT Quỳnh Lưu 4 qua môn địa lí. 4
  8.                                            PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm về dạy học dự án          Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La   tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay   một kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh  vực kinh tế ­ xã hội: Trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học  cũng như trong quản lý xã hội... Từ lĩnh vực kinh tế, xã hội, khái niệm dự án đã   đi vào lĩnh vực GD ­ ĐT không chỉ với ý nghĩa là các dự  án phát triển giáo dục   mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học.             Dạy học theo dự án là một hình thức sư phạm trong đó học sinh học với  sự  điều khiển và trợ  giúp của giáo viên, nhưng phải tự  giải quyết những thách   thức trong học tập, đòi hỏi sự kết hợp của hai khía cạnh: dạy và học, lý thuyết  và thực hành. Thông qua dự án sẽ tạo ra một sản phẩm học tập.              Dạy học dựa trên dự án là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh là   trung tâm của việc giảng dạy. Là cách thức tổ  chức dạy học trong đó HS thực  hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, tạo ra  các sản phẩm có thể  giới thiệu. Giáo viên hướng dẫn thực hành để  giúp phát  triển kiến thức và kỹ  năng của trẻ  thông qua các nhiệm vụ  học tập. Học sinh  được khuyến khích khám phá và thực hành những gì đã học để tạo ra sản phẩm   của riêng mình. Đây là chương trình giảng dạy dựa trên câu hỏi cốt lõi và kết   hợp nội dung tiêu chuẩn.            Bản chất của dạy học dự án là người học lĩnh hội kiến thức và kĩ năng  thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn (bài tập dự  án). Kết thúc dự  án người học phải hoàn thành ít nhất một sản phẩm cụ  thể.  Nội dung bài dạy không truyền thụ  theo PPDH truyền thống mà là cơ  sở  để  người học thực hiện nhiệm vụ.    1.2 Lợi ích của dạy học dự án          Phương pháp dạy học theo dự án  có nhiều đặc điểm riêng và rất rõ ràng  để  phân biệt với các phương pháp khác. Đồng thời các đặc điểm này cũng rất  phù hợp và tạo nên sự tích cực cho các học sinh. ­ Định hướng hứng thú cho người học: Khác với cách học truyền thống,  với phương pháp dạy học theo dự  án học sinh được   tham gia chọn nội dung  cũng như đề tài phù hợp với khả năng của bản thân, nhờ đó tạo ra hứng thú cho  các em. 5
  9.                                            ­ Định hướng thực tiễn: Với các dự  án mang chủ  đề  từ  thực tiễn xã hội,   thực tiễn của nghề nghiệp cũng như  từ  cuộc sống. Thông qua đó, giúp các em   liên hệ với thực tiễn và cảm thấy hứng thú hơn. Ngoài ra, dự án học tập còn có   ý nghĩa thực tiễn xã hội khi mà việc học tập của các em được gắn với cuộc   sống hàng ngày. Với cách thực hiện đúng và trong các trường hợp lý tưởng nó   có thể tạo ra tính tích cực cho xã hội. ­ Tính tự lực cho học sinh: Trong quá trình học, các học sinh phải tự lực,   tự  ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em có sự  tự  giác, tính trách nhiệm, sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai   trò hướng dẫn, giúp đỡ. Thế  nhưng, các giáo viên cũng cần dựa vào tình hình  thực tế khả năng của các em để thực hiện. ­ Mang tính liên môn, phức hợp: Sự  đòi hỏi các em có sự  liên kết, xâu   chuỗi nhiều lĩnh vực, nhiều môn khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề. ­ Cộng tác làm việc: Việc học theo phương pháp dự  án  ở  môn Địa lí là  chia theo nhóm, các em học sinh được phân chia nhiệm vụ, các em cần phải biết  cách tìm kiếm thông tin và phối hợp cũng như làm việc của bản thân, thực hiện  nhiệm vụ của mình. ­ Định hướng hành động: Giúp các em học sinh có sự kết hợp giữa nghiên  cứu lý thuyết và thực hành. ­ Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học, các sản phẩm được tạo ra  theo định hướng với chức năng, công dụng riêng. ­ Định hướng các năng lực, phẩm chất: Năng lực chung, năng lực đặc thù,  phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực 2. Cơ sở thực tiễn           Thực trạng của vấn đề  vận dụng phương pháp dạy học theo dự  án để  thiết kế, tổ  chức dạy học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực   cho  học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 qua môn địa lí. Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về  tính  cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển  biến. Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện,   song không thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả  khi sử  dụng một số  phương pháp còn nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về  truyền thụ kiến thức.  Việc kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ  chú trọng đến đánh giá kết quả  cuối kỳ  học mà chưa chú trọng đến việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học. Quá  trình đánh giá và kết quả đánh giá hoàn toàn là do giáo viên, chưa có sự kết hợp  giữa đánh giá của giáo viên với tự  đánh giá của học sinh. Câu hỏi trong các đề  kiểm tra còn nặng về  kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, học thuộc máy móc,   6
  10.                                            chưa có nhiều câu hỏi theo hướng mở, gắn với thực tế  cuộc sống, các câu hỏi   đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn của học sinh   Dạy học dự  án là một phương pháp dạy học có nhiều  ưu điểm và đã  được áp dụng vào thực tế  giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí nói  riêng. Tuy nhiên với nhiều giáo viên Địa lí, phương pháp dạy học theo dự án vẫn  còn khá mới mẻ. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:     *Thứ nhất, nhóm nguyên nhân chủ quan: Về phía các nhà quản lí giáo dục: do những tồn tại trong chương trình sách  giáo khoa, phương tiện dạy học, cơ  sở  vật chất của các cơ  sở  giáo dục, cách   thức kiểm tra và đánh giá hồ sơ giáo viên, cách thức thi cử,…đã ảnh hưởng đến  việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự  án để  thiết kế, tổ  chức dạy học  và   đánh   giá   theo   định   hướng   tiếp   cận   năng   lực  cho   học   sinh   trường   THPT  Quỳnh Lưu 4. Về  phía giáo viên:  Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, nhiều  giáo viên chưa thấy rõ lợi ích to lớn của việc sử  dụng phương pháp dạy học  theo dự án đặc biệt là chưa nắm vững  nguyên tắc, phương pháp, hình thức thiết  kế  và tổ  chức dạy học theo dự án. Bên cạnh đó còn có một số  giáo viên chưa  thật sự tâm huyết với nghề dạy học, ngại đổi mới, cho rằng việc thiết kế và tổ  chức dạy học chủ đề  Địa lí theo phương pháp DHDA phải tốn nhiều thời gian,   kinh phí. Thực tế   ở  trường THPT Quỳnh Lưu 4 của tôi có 4 giáo viên Địa lí,  nhưng qua khảo sát  việc giáo viên chúng tôi vận dụng phương pháp DHDA rất   ít, khoảng 2­3 dự án trên một năm, chủ yếu qua các tiết dạy học nghiên cứu bài   học, dạy học chủ đề, dạy học địa lí gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại   địa phương, hoặc là qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường... Với ý kiến khảo sát từ  đồng nghiệp trong việc áp dụng phương pháp   DHDA trong thiết kế , tổ chức dạy học, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực   học sinh, kết quả như sau Giáo viên Thường xuyên Thỉnh thoảng SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 4 100 2 50 2 50          Về phía học sinh: Nhiều học sinh không thích học môn Địa lí hoặc coi môn  Địa lí chỉ là môn phụ. Đặc biệt đối với trường THPT Quỳnh Lưu 4 là một ngôi  trường ở vùng bán sơn địa, điều kiện đang còn nhiều khó khăn, học sinh nhiều   em về nhiều mặt còn hạn chế. Vì vậy mà tình trạng học chống đối hoặc không  hợp tác với giáo viên trong quá trình học diễn ra khá phổ  biến. Chính các em   trước cuộc sống hiện đại và thực dụng đã làm giảm hứng thú đối với môn học.   Các em đa số học tập bị động, chưa xác định mục tiêu, định hưỡng rõ ràng nên  đã làm cho các em sao nhãng đối với việc học nói chung và môn Địa lí nói riêng. 7
  11.                                            Với ý kiến khảo sát từ học sinh về sự hứng thú trong học tập của phương   pháp truyền thống như sau Không hứng  Rất hứng thú Hứng thú Bình thường thú Lớp Sĩ số Tỉ  Tỉ   SL SL SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) lệ(%) lệ(%) 11A7 44 5 11,3 9 20 9 20 21 48,7 11A5 45 6 13 7 15,5 12 26,6 20 44,9 12A12 40 3 7,5 5 12,5 17 42,5 15 37,5 12A10 41 5 12,0 7 17,0 13 31,7 16 39,3          *Thứ hai, nhóm nguyên nhân khách quan:  Do khó khăn về  cơ  sở  vật chất như  bàn ghế  chưa đồng bộ, không cơ  động, lớp học chật hẹp, đặc biệt là đồ  dùng, phương tiện dạy học Địa lí ở  các  trường THPT còn thiếu thốn gây trở  ngại lớn cho việc áp dụng các phương  pháp dạy học tích cực nhất là phương pháp dạy học theo dự án. 3. Những vấn đề chung 3.1.Phân loại dạy học dự án 3.1.1. Phân loại theo thời gian thực hiện dự án    Việc phân loại theo quỹ thời gian sẽ chia  phương pháp dạy học theo dự  án làm 3 mức: dự án nhỏ, dự án trung bình và dự  án lớn. Mỗi dự án lại có thời   lượng khác nhau. ­ Dự án nhỏ: Với dự án nhỏ  này sẽ  được thực hiện lồng ghép trong một  số giờ học. ­ Dự án trung bình: Nó còn được gọi là ngày dự án khi được thực hiện vài   ngày. Với giới hạn thời lượng trong 40 giờ học hoặc 1 tuần. ­ Dự  án lớn: Với thời gian thực hiện có lượng thời gian nhiều, kéo dài   trong nhiều tuần. 3.1.2.Phân loại dự án theo nhiệm vụ ­ Dự  án nghiên cứu: Các dự  án nghiên cứu sẽ  nhằm giải thích các hiện   tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc. ­Dự án tìm hiểu: Nhằm khảo sát các đối tượng cụ thể. ­  Dự án kiến tạo: Đó là dự  án thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập  trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như  trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng  bày… 3.1.3. Phân loại theo mức độ của nội dung học 8
  12.                                            Ở phần phân loại theo mức độ nội dung học sẽ được chia làm 2 dạng dự  án là dự án mang tính thực hành và dự án mang tính tích hợp. ­ Dự  án mang tính tích hợp: Nó là các dự  án nghiên cứu lý thuyết, thực   hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn, giải quyết vấn đề mang nội dung tích  hợp của nhiều nội dung hoạt động. ­ Dự án mang tính thực hành: Đó là các dự án tập trung vào việc thực hành  các nhiệm vụ  trên cơ  sở  vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, và các   kỹ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm. 3.2. Quy trình hướng dẫn học sinh thực hiện dự án. Bước 1 *Chuẩn bị:  Xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ  đề, tiểu chủ  đề, lập kế  hoạch các nhiệm vụ học tập + Hoạt động của GV ­ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu   cần đạt được. ­ Thiết kế  dự  án: xác định lĩnh vực thực tiễn  ứng dụng nội dung học, ai   cần, ý tưởng và tên dự án. ­ Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thế nào để HS thực hiện xong thì bộ  câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được. ­ Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện   dự án trong thực tế.  + Hoạt động của HS ­ Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án. ­ Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian   dự  kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công v iệc   trong nhóm. ­ Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án. ­ Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án. Bước 2 * Thực hiện dự án: Thu thập thông tin ,thực hiện điều tra ,thảo luận với   các thành viên khác ,tham vấn giáo viên hướng dẫn  + Hoạt động của GV ­ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án ­ Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS. 9
  13.                                            ­ Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự  án. ­ Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. + Hoạt động của HS ­ Phân công nhiệm vụ  các thành viên trong nhóm thực hiện dự  án theo   đúng kế hoạch. ­ Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. ­ Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. ­ Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác Bước 3 * Kết thúc dự  án: Tổng hợp các kết quả, xây dựng sản phẩm trình bày   kết quả, phản ánh lại quá trình học tập  + Hoạt động của GV ­ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. ­ Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. + Hoạt động của HS ­ Chuẩn bị tiến hành giới thiệu và báo cáo sản phẩm. ­ Tiến hành giới thiệu và báo cáo sản phẩm. ­ Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. ­ Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. 3.3. Kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh  qua dạy   học dự án  Vận dụng phương pháp DHDA để  đổi mới kiểm tra đánh giá theo định  hướng tiếp cận năng lực học sinh, không hạn chế   ở  khả  năng tái hiện tri thức   mà chú trọng tới khả năng vận dụng tri thức giải quyết nhiệm vụ gắn với thực   tiễn.  Theo   TS.   Vũ   Đình   Chuẩn   ­   Vụ   trưởng   vụ   giáo   dục   trung   học   thì:  “Chương trình GDPT hiện hành quan tâm chủ  yếu tới việc HS sẽ  học được  những gì.Việc xây dựng chương trình như vậy được gọi là theo hướng tiếp cận  nội dung.Chương  trình mới sẽ  được xây dựng theo hướng tiếp cận  năng lực  HS, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi HS cần có trong cuộc sống và kết  quả  cuối cùng phải đạt các năng lực ấy.Theo đó   nội dung, phương pháp dạy  học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới tiếp cận năng lực học   sinh”.Các năng lực cần đạt trong trong dạy học môn Địa lí 10
  14.                                            ­  Nhận thức khoa học địa lí:  Nhận thức thế  giới theo quan điểm không  gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí ­ Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ địa lí học, tổ chức học tập  ở thực   địa, khai thác Internet phục vụ môn học ­ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực  tế, thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn ,vận dụng tri thức địa lí giải  quyết một vấn đề thực tiễn      Công cụ  sử  dụng để  kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực   HS mà GV có thể sử dụng là phiếu đánh giá theo tiêu chí rubic như sau:        Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự án mà còn  phải đánh giá mức độ  hiểu, khả  năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đồng   thời theo dõi sự  tiến bộ   ở  các em. Công cụ  thường sử  dụng trong vận dụng   phương pháp DHDA để   kiểm tra ,đánh giá  theo hướng tiếp cận năng lực học   sinh, giáo viên có thể  sử  dụng các công cụ  đánh giá như: “Phiếu đánh giá theo  tiêu chí (Rubic)”      Một phiếu đánh giá, rubric được sử  dụng để  đánh giá cả  định đính và định   lượng.            3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài * Thuận lợi:  ­ Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tốt hơn: Có phòng máy chiếu,  một số lớp đã có ti vi phục vụ cho giảng dạy. ­ Phần lớn học sinh có nhiều kỹ  năng trong việc cập nhật những tiến bộ  của công nghệ thông tin để phục vụ cho việc học tập ­ Phần lớn học sinh đã đã được làm quen với phương pháp DHDA qua một   số môn học nói chung, và dạy học địa lí qua các chủ đề, và hoạt động giáo dục   bộ môn nói riêng ­ Nhiều giáo viên luôn có ý thức trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ  chức dạy học. * Khó khăn: ­ Nhiều em chưa thực sự hứng thú với môn học và còn quen với phương  pháp học cũ. 11
  15.                                            ­ Nhiều giáo viên còn chưa thành thạo khi áp dụng CNTT  ­ Năng lực thiết kế, tổ chức DHDA của một số GV còn hạn chế ­ Cơ  sở  vật chất nhà trường đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thể  đủ  phục vụ.            4. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để  thiết kế, tổ chức   dạy học và đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh          4.1. Giới thiệu các chủ  đề  phù hợp với việc thiết kế và tổ  chức dạy   học và đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp DHDA Nghiên cứu chương trình địa lí theo chuẩn, xác định các nội dung trọng   tâm các chủ đề, thì có rất nhiều chủ đề  trong chương trình địa lí THPT cơ  bản   và căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn, thì các   chủ đề có thể áp dụng để thực hiện như:  TT                Nội dung                              Chủ đề 1 ­ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ­ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ­ Địa lí dân cư Chương trình địa lí 12    ­Một   số   vấn   đề   phát   triển   phân   bố   công  CB nghiệp ­Một   số   vấn   đề   phát   triển   phân   bố   nông  nghiệp... ­Địa lí các vùng kinh tế… 2 ­ Chủ đề một số vấn đề mang tính toàn cầu  Chương trình địa lí 11  ­Một số vấn đề của các châu lục và khu vực  CB ­Khu vực Đông Nam Á… 3 ­Một số quy luật của vỏ địa lí  ­ Địa lí dân cư Chương trình địa lí 10  ­Địa lí các ngành công nghiệp  CB ­Địa lí các ngành nông nghiệp  ­Môi trường và sự phát triển bền vững… 4 ­Dạy học địa lí gắn với hoạt động sản xuất  Một số hoạt động giáo  kinh doanh tại địa phương dục ­Các hoạt động trải nghiệm….. 12
  16.                                                     4.2.Giới thiệu các chủ  đề  minh họa áp dụng thiết kế và tổ  chức dạy   học và đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp DHDA TT                   Phân loại           Tên dự án Dự  án nhỏ: Với dự  án nhỏ  này sẽ  được thực   Sử   dụng   và   bảo   vệ   tài  1 hiện lồng ghép trong giờ học nguyên thiên nhiên Dự án trung bình: dự án khi được thực hiện vài   Một số vấn đề mang tính  2 ngày, hoặc 1 tuần. toàn cầu ­ Dự án lớn: Với thời gian thực hiện có lượng   Dạy   học   địa   lí   gắn   với  3 thời gian nhiều, kéo dài trong nhiều tuần. hoạt động sản xuất kinh  doanh tại địa phương           4.2.1. Dự án nhỏ    Chủ  đề:  SỬ  DỤNG VÀ BẢO VỆ  TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN­ ĐỊA LÍ   12 I. MỤC TIÊU             1. Kiến thức ­ Phân tích được sự suy thoái tài nguyên rừng, đất, một số loại tài nguyên   khác một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm   môi trường. 2. Năng lực ­ Năng lực đặc thù + Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Biết được sự  suy thoái tài nguyên  rừng đất; một số  nguyên nhân dẫn đến sự  suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô   nhiễm  môi   trường. Biết   được  chiến  lược,  chính sách   về  tài  nguyên  và môi   trường của Việt Nam. Phân tích các bảng số  liệu về  sự  biến  động của tài  nguyên rừng đất ở nước ta. + Năng lực tìm hiểu Địa lí: Tìm hiểu thông tin, tư liệu, biết được sự  suy  thoái tài nguyên rừng, đất; một số  nguyên nhân dẫn đến sự  suy giảm, cạn kiệt   tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Phân tích các bảng số  liệu về  sự biến động  của tài nguyên rừng, đất ở nước ta, ở địa phương. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã  học để đưa ra một số biện pháp và vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự  nhiên ở địa phương. ­ Năng lực chung + Năng lực tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả. 13
  17.                                            + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, phương  tiện CNTT phục vụ bài học; phân tích và xử lí tình huống.  3. Phẩm chất ­Yêu quê hương đất nước, chăm chỉ  học tập, có tinh thần trách nhiệm  trong vấn đề dân số và bảo vệ tài nguyên và môi trường. II.   BẢNG   MÔ   TẢ   CÁC   NĂNG   LỰC   CẦN   TIẾP   CẬN   VÀ   PHÁT  TRIỂN Nội dung  Vận dụng  Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao chủ đề thấp Nội  Suy giảm tài  Sự  suy giảm  Nhận xét bảng  Năng lực tư  dung:  nguyên rừng;  của các tài  số liệu thống  duy tổng hợp  Vấn đề  hiện trạng sử  nguyên ảnh  kê để rút ra  theo lãnh thổ:  sử dụng  dụng đất hưởng đến môi  nhận xét cần  (Đưa ra được  và bảo  trường và đời  thiết về hiện  nguyên nhân,  vệ tài  sống con người  trạng sử dụng  các giải pháp  nguyên  như thế nào tài nguyên và hành động  thiên  cụ thể để bảo  nhiên vệ môi  trường). III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU  1. Giáo viên:  ­Thiết bị: Máy tính, máy chiếu ­ Học liệu: Atlat Địa lí Việt Nam, giáo án điện tử. ­ Một số  hình  ảnh, video về môi trường Việt Nam, tài liệu tham khảo liên  quan. 2. Học sinh: Máy tính, giấy A3, A4, bút màu, sưu tầm một số hình ảnh về  bài học. VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động học tập ở nhà a. Giáo viên 1. Lựa chọn các nội dung của bài học để  học sinh tự  tìm hiểu  ở  nhà,  không thảo luận trên lớp. Giáo viên thu sản phẩm để chấm điểm: ­ Hệ thống rừng đặc dụng và vai trò ­ Vườn quốc gia và vai trò ­ Tình hình sử dụng các tài nguyên: Nước, Biển, Khí hậu, Khoáng sản. 14
  18.                                            ­ Các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương. (Quỳnh Lưu hoặc Nghệ An) 2. Chia các nhóm học tập. 3. Ký kết hợp đồng học tập với nhóm trưởng các nhóm (theo phụ lục 1)  4. Giáo viên thiết kế các phiếu học tập để các nhóm tự tìm hiểu ở nhà.  ­  Tất cả các nhóm cùng nghiên cứu nội dung chủ đề theo hướng dẫn của  phiếu học tập (theo phụ lục 2). ­ Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuyên sâu về một nội dung của dự  án thực hiện ở trên lớp. Cụ thể: + Giao nhiện vụ cho nhóm 1: Tìm hiểu về tài nguyên rừng. + Giao nhiện vụ cho nhóm 2: Tìm hiểu về tài nguyên đất. + Giao nhiện vụ  cho nhóm 3: Viết bài báo, hoặc đoạn văn ngắn tuyên  truyền mọi người trong cộng đồng chung tay bảo vệ  tài nguyên thiên nhiên và  môi trường. ­ Giáo viên giúp đỡ học sinh của các nhóm nếu các nhóm có yêu cầu. 5. Chuẩn bị các thiết bị đồ dùng, học liệu, dạy học ­ Thông tin phản hồi phiếu học tập (theo phụ lục 3). ­ Máy chiếu. ­ Giáo án điện tử. b. Học sinh ­ Sau khi ký kết hợp đồng học tập với giáo viên, các nhóm tiến hành thảo  luận các nội dung cần nghiên cứu. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. ­ Nghiên cứu sách giáo khoa, tra cứu các tài liệu liên quan trên mạng, sách  báo để hoàn thiện phiếu học tập. ­ Chuẩn bị nội dung chuyên sâu để hoàn thành sản phẩm tiến báo cáo trên  lớp. Báo cáo các nhóm có thể  trình bày dưới nhiều hình thức: powerpoint, văn  bản đánh máy, tiểu phẩm, sơ đồ tư duy, tranh tự họa.... 2. Hoạt động học tập trên lớp * Hoạt động khởi động  a. Mục tiêu ­ Tạo hứng thú học tập, huy động sự hiểu biết thực tiễn của HS ­ Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để tự đó bổ sung và khắc sâu kiến   thức của bài học cho HS. b.Tổ chức thực hiện ­ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 15
  19.                                            ­ GV yêu cầu học sinh xem video về môi trường  https://drive.google.com/file/d/1wrM0x3ys8ptGC7zzS1S7DFcwaVshAyfD/ view?usp=sharing Trả lời câu hỏi “ Em biết gì về hiện trạng các loại tài nguyên, môi trường  ở nước ta hiện nay” ­ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ  + HS làm việc cá nhân/ cặp, thực hiện nhiệm vụ  +  Sản  phẩm:  Nội  dung  trả   lời  của HS  về  hiện  trạng  tài nguyên  môi  trường Bước 3: HS trả lời Bước 4: GV đưa ra kết quả và kết nối vào bài học *Hoạt động hình thành kiến thức mới    Nội dung 1 :  Tìm hiểu sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật a. Mục tiêu ­ Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, một số nguyên nhân dẫn đến sự  suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.  ­ Biết được chiến lược, chính sách về  tài nguyên và môi trường của Việt   Nam. b. Tổ chức thực hiện ­ GV sử dụng phương pháp DHDA   Bước 1 :   Chuẩn bị dự án  ­ Kế  hoạch dự  án :GV đề  xuất dự  án học tập: “Sử  dụng và bảo vệ tài  nguyên thiên nhiên”  ­ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, cụ thể: + Nhóm 1: Liên hệ, tìm hiểu được hiện trạng, các biện pháp bảo tài nguyên   rừng +Nhóm 2: Tìm hiểu hiện trạng, các biện pháp bảo tài nguyên đất, liên hệ  ở địa phương. + Nhóm 3: Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng   đồng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Các nhóm xây dựng kế  hoạch làm việc: xác định mục đích của việc tìm   kiếm thông tin ,dự  kiến nội dung và hình thức sản phẩm và xác định phương  pháp tiến hành.  ­ Thống nhất với các nhóm tiêu chí đánh giá dự án  16
  20.                                            + Tiêu chí 1: Nội dung kiến thức (đánh giá mức độ đảm bảo so với yêu cầu;   mức độ phù hợp giữa kiến thức đã học với tình huống thực tiễn vận dụng). +Tiêu chí 2: Hình thức (đánh giá ý tưởng và mức độ  sáng tạo của học sinh).   Hồ sơ thực hiện dự án (để đánh giá quá trình và hiệu quả thực hiện dự án). +Tiêu chí 3: Quá trình thực hiện của học sinh (đánh giá tính khoa học, hợp   tác, ý thức, thái độ trong quá trình thực hiện). +Tiêu chí 4: Kỹ năng trình bày/thực hành và trả lời câu hỏi… Các  tiêu chí  định lượng về   điểm  theo  4 mức: Tốt (9­10  điểm); Khá (7­8  điểm); Đạt (5­6 điểm); Chưa đạt (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2