intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy – học theo dự án vào môn Tin học 10, chủ đề 4, bài 15 Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu các hoạt động của phần mềm Inkscape, thực hành thành thạo các thao tác trong phần mềm; Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy – học theo dự án vào môn Tin học 10, chủ đề 4, bài 15 Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC THEO DỰ ÁN VÀO MÔN TIN HỌC 10, CHỦ ĐỀ 4, BÀI 15 “HOÀN THIỆN HÌNH ẢNH ĐỒ HỌA” Lĩnh vực: Tin học Tác giả: Nguyễn Thị Tùng Tổ: Toán - Tin Năm học: 2022 – 2023 Số điện thoại: 0353.157.688 1
  2. A.ĐẶT VẤN ĐỀ: I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam cũng đã chủ động tham gia, đổi mới sáng tạo trong tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, để làm được việc đó thì Việt Nam phải giải được bài toán về “Nhân lực”, đặc biệt là nhân lực về Công nghệ thông tin . Tiền đề cho bài toán “nhân lực” trước hết là vai trò của các nhà Giáo dục. Bất kỳ thời đại nào giáo dục cũng có vai trò nhất định, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời đại ngày nay, giáo dục là nền tảng,là quốc sách đi đầu của mọi lĩnh vực. Đặc biệt môn tin học trong giáo dục có vai trò và ảnh hưởng tất cả các môn học trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Là giáo viên giảng dạy môn tin học, một môn học tương đối mới so với các môn học truyền thống, tôi luôn có suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để tìm ra giải pháp, phương pháp dạy học để nhằm thu hút được học sinh tham gia, có niềm say mê ham học như các môn học truyền thống đối với học sinh vùng rẻo cao chúng tôi là điều không dễ chút nào. Trong tôi luôn muốn tìm cách làm thế nào để thổi hồn vào môn học, tạo động cơ cho các em yêu thích môn học một cách say mê, tự nguyện bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, tin học có ảnh hưởng rất lớn, góp phần nâng cao về nhận thức, văn hóa, xã hội… từ đó nâng cao được kinh tế đời sống của mọi người. Tin học đã ảnh hưởng hầu hết tất cả mọi lĩnh vực: sản xuất, chế biến, thương mại, … Trong lĩnh vực giáo dục, tin học có vai trò rất lớn, nó giúp các em thay đổi về cách nhìn nhận về cuộc sống thông qua các kênh mạng xã hội, giúp các em nâng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh . Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều phương pháp mới được đưa ra và áp dụng vào dạy học hiện nay như: - Dạy học dựa trên dự án. - Dạy học giải quyết vấn đề. - Dạy học thực hành. - Dạy học thông qua trò chơi. - Kỹ thuật khăn trải bàn. - Kỹ thuật sơ đồ tư duy. - Kỹ thuật KWL và KWLH. Môn tin học nói riêng và các môn học khác nói chung có nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Trên phương diện đặc trưng môn học, quá trình nghiên 2
  3. cứu đổi mới phương pháp dạy học và qua quan sát, cập nhật về sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như thế giới,làm thế nào để tìm ra một phương pháp dạy học thích hợp với học sinh chúng tôi là vấn đề không đơn giản, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy Phương pháp dạy học dựa trên dự án hay còn gọi hơn là Phương pháp học theo dự án (PPHTDA) có nhiều ưu điểm phù hợp với việc dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực học sinh. PPHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự án, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học. Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm thực hành nên việc sử dụng PPHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Áp dụng phương pháp này giúp học sinh sử dụng thành thạo sử dụng các thiết bị điện tử, máy tính để giải quyết một số dự án phù hợp với bài học. Từ đó không chỉ giúp học sinh thành thạo và yêu thích tin học mà còn rèn cho học sinh cách tư duy, kĩ năng hoạt động cá nhân, kĩ năng phối hợp hoạt động với các cá nhân khác, và kĩ năng giải quyết những vấn đề, những khó khăn hoặc thách thức lớn trong cuộc sống. Nhất là khi thành thạo tin học ứng dụng đã trở thành một trong những tiêu chuẩn kĩ năng tối thiểu của Người lao động thời kì mới bên cạnh những kĩ năng cần thiết khác như giao tiếp, hợp tác, tự chủ và trách nhiệm,... Vì vậy, ứng dụng hiệu quả phương pháp này vào trong dạy học tin học sẽ mang lại kết quả cao trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo sự yêu thích môn học ở các em cũng như góp phần hình thành các kĩ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, chủ động, tìm tòi và sáng tạo cho học sinh. Từ đó tạo tiền đề hỗ trợ cho các môn học khác trong Nhà trường phổ thông. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án không còn mới , đã được áp dụng trên nhiều địa phương trên cả nước nhưng việc áp dụng phương pháp dạy học dự án vào môn tin học ở trường THPT Mường Quạ chưa được áp dụng triệt để và còn nhiều hạn chế. Để góp phần phát triển PPHTDA ở trường, năm học 2022 -2023 tôi đã tiến hành triển khai vận dụng phương pháp PPHTDA trong chương trình Tin học lớp 10, chủ đề 4 “tin học ứng dụng” nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng PPHTDA một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh toàn trường. Qua đây tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Vận dụng phương pháp dạy – học theo dự án vào môn tin học 10, chủ đề 4, bài 15 “ Hoàn thiện hình ảnh đồ họa”. Sau khi đề tài được triển khai có thể áp dụng với các môn học khác trên phạm vi toàn trường. II. PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU: 3
  4. 1. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng giải pháp áp dụng hiệu quả Phương pháp học theo dự án vào môn Tin học 10. - Nghiên cứu cách hoạt động của phần mềm Inkscape., thực hành thành thạo các thao tác trong phần mềm. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Áp dụng kiến thức CNTT vào thực tế phục vụ việc học tập, quảng bá hình ảnh nhà trường, địa phương qua các tờ rơi, tấm thiệp mà các em tự tạo ra. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -Cơ sở lý luận của Phương pháp Học theo dự án -Các kiến thức liên môn: lịch sử, địa lý, văn học, ngoại ngữ…, - Phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape. -Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa. - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về phần mềm Inkscape. để hoàn thành bài tập: thiết kế tờ rơi hội chợ sách, hội chợ Mường Quạ, du lịch sinh thái Pha Lài… - Từ phần mềm thiết kế đồ họa Inkspace các em có thể tìm hiểu phát triển để thiết kế các sản phẩm khác qua các phần mềm khác nữa. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát quá trình giảng dạy của đồng nghiệp, các video liên quan tới nội dung đề tài trên Internet… Quan sát học sinh trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt là theo dõi trong những giờ thảo luận của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học tích cực, định hướng và phát triển năng lực cho học sinh. - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng. 4
  5. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như các sản phẩm, kết quả thực hành, bài tập tự học, làm việc theo nhóm, theo chủ đề, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các hoạt động, Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm về những kết quả đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, hướng khắc phục để đạt được kết quả tốt hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Giúp học sinh tạo hứng thú học tập tốt môn Tin học ở trường THPT. - Giúp các em hiểu rõ hơn về đạc điểm, sinh thái nơi mình sinh sống, từ đó có ý thức bảo vệ, xây dựng và khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước. - Rèn luyện kĩ năng lập sử dụng mạng internet, kỹ năng thiết kế đồ họa… B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: I. Cơ sở của đề tài : 1. Cơ sở lý luận : 1.1 Thế nào là Học theo dự án: Học theo dự án (Project Learning) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Học theo dự án mang các vấn đề thực tế vào môi trường lớp học, là một hệ thống các hoạt động được kết nối tới các lĩnh vực khác nhau của việc học. Học sinh được tự lựa chọn dự án của mình, tự phân tích và khám phá các chủ đề dự án. Hoạt động theo trong học theo dự án gồm các hành động, việc xây dựng các công việc, sự sáng tạo, tham gia thảo luận, thái độ cởi mở, trao đổi thông tin, …Trong một dự án học tập, các hoạt động được học sinh thực hiện có thể không chỉ giới hạn trong một tiết học mà các hoạt động được trải dài trong một khoảng thời gian (từ vài ngày đến vài tuần) để có thể hoàn thành quá trình cơ bản áp dụng kiến thức vào thực tế. Trong dạy học theo dự án, mỗi chủ đề, chủ điểm đều bắt nguồn từ thực tế môi trường nơi các em sống và hình thành nên cảm hứng để các em tiến hành dự án Phương pháp Học theo dự án là hình thức dạy học mà người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. 5
  6. Phương pháp này đáp ứng tốt yêu cầu lấy người học làm trung tâm, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tự lực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và kĩ năng hợp tác,.. 1.2. Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án được tiến hành theo 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Lập kế hoạch + 1.1: Lựa chọn chủ đề. Nội dung các chủ đề đưa ra càng hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú, có thể khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan đến nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà học sinh quan tâm. + 1.2: Xây dựng tiểu chủ đề. Từ chủ đề lớn, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh phát triển tìm các chủ đề nhỏ gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của các dự án. + 1.3: Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. Tiểu chủ đề chính là tên dự án. Từ các tiểu chủ đề học sinh thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sử dụng sơ đồ tư duy, bảng,… để lập kế hoạch thực hiện dự án Giai đoạn 2: Thực hiện dự án + 2.1: Thu thập thông tin + 2.2: Xử lí thông tin + 2.3: Tổng hợp thông tin Giai đoạn này, học sinh tiến hành thu thập thông tin qua sách báo, internet, điều tra,… thảo luận với các thành viên khác và tham vấn giáo viên hướng dẫn để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Giai đoạn 3: Tổng hợp báo cáo kết quả + 3.1: Xây dựng sản phẩm. Sản phẩm có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như bảng, bài thuyết trình, triễn lãm, tiểu phẩm,… + 3.2: Báo cáo, trình bày sản phẩm. Các nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo. 6
  7. + 3.3: Đánh giá. Bước này giáo viên tiến hành cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau và tiến hành đánh giá, góp ý các sản phẩm,.. Trong khi học sinh thực hiện dự án, giáo viên cần theo sát các nhóm để hướng dẫn cho các em các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lập phiếu phỏng vấn, kĩ năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và trình bày báo cáo, … 2. Cơ sở thực tiễn: Trường THPT Mường Quạ đóng trên địa bàn xã Môn Sơn. Học sinh của trường là con em của 2 xã Môn Sơn và Lục Dạ. Trong đó xã Môn Sơn là một xã thuộc vùng biên giới, kinh tế đặc biệt khó khăn với hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí mới chiếm 72,8%. Xã Lục Dạ thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn với hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí mới chiếm 55%. Đa số người dân sinh sống trên địa bàn hai xã Môn Sơn- Lục Dạ chủ yếu sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản nên đời sống còn nghèo nàn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp nhiều chế độ chính sách được Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ gạo, tiền đi lại ăn ở... Nhưng hiểu biết về khoa học đời sống, về công nghệ thông tin còn rất thấp. Vì gia đình không có điều kiện sắm máy vi tính hay có điều kiện cho các em được tiếp xúc nhiều với máy tính, khả năng tiếp cận với nền công nghệ tri thức mới. Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu hết học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học nói chung,đặc biệt là phần về mạng máy tính toàn cầu Internet. Môn học này đã tạo cho các em bước đầu có động lực và hào hứng chờ mong giờ học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy tính thông qua các bài lập trình của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. Về phía giáo viên: Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa thấy rõ lợi ích to lớn của việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án đặc biệt là chưa nắm vững nguyên tắc, phương pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề dạy học, ngại đổi mới, cho rằng việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Tin học theo phương pháp DHTDA phải tốn nhiều thời gian, kinh phí. Thực tế ở trường THPT Mường Quạ và 1 số trường THPT lân cận qua khảo sát việc giáo viên chúng tôi vận dụng phương pháp DHTDA rất ít, khoảng 2-3 dự án trên một năm, chủ yếu qua các tiết dạy học nghiên cứu bài học, dạy học chủ đề, hoặc là qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường... 7
  8. Với ý kiến khảo sát từ đồng nghiệp về tính khả thi và cấp thiết trong việc áp dụng phương pháp DHTDA môn tin học 10, kết quả như sau: (Nội dung phiếu khảo sát ở phụ lục 1) Giáo viên được Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 khảo sát SL Tỉ lệ Có ÍT không Tỉ lệ Không Ít cấp cấp Rất Tỉ lệ khả khả khả thi cấp thiết thiết cấp (%) thi (%) (%) thi thiết thiết 4 100 4 0 0 100 0 0 1 3 100 Về phía học sinh: Nhiều học sinh không thích học môn Tin học hoặc coi môn tin học chỉ là môn phụ. Đặc biệt đối với trường THPT Mường Quạ là một ngôi trường ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, 99% học sinh là dân tộc thiểu số nhận thức, ý thức còn nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế rất khó khăn. Trường THPT Mường Quạ đóng trên địa bàn xã Môn Sơn. Học sinh của trường là con em của 2 xã Môn Sơn và Lục Dạ. Trong đó xã Môn Sơn là một xã thuộc vùng biên giới, kinh tế đặc biệt khó khăn với hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí mới chiếm 72,8%. Xã Lục Dạ thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn với hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí mới chiếm 55%. Đa số người dân sinh sống trên địa bàn hai xã Môn Sơn- Lục Dạ chủ yếu sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản nên đời sống còn nghèo nàn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy mà tình trạng học chống đối hoặc không hợp tác với giáo viên trong quá trình học diễn ra khá phổ biến. Chính các em trước cuộc sống hiện đại và thực dụng đã làm giảm hứng thú đối với môn học. Các em đa số học tập bị động, chưa xác định mục tiêu, định hưỡng rõ ràng nên đã làm cho các em sao nhãng đối với việc học nói chung và môn tin học nói riêng. Để thấy được sự hứng thú của học sinh đối với môn Tin học, chúng tôi làm phiếu khảo sát về mức độ quan tâm và hứng thủ của học sinh khi tổ chức học tin học. - Nội dung phiếu khảo sát số 1 (PHỤ LỤC 1) II. Đánh giá thực trạng 1. Ứng dụng kiến thức CNTT trong trường phổ thông: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số. Với trường miền núi, vùng sâu, vùng xa chúng tôi, được sự quan tâm của Nhà nước, của Tỉnh nhà, của Sở GD&ĐT các trang thiết bị, cơ sở vật chất công 8
  9. nghệ để phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập của các bộ, giáo viên và học sinh đã được trang bị tương đối đầy đủ những thiết bị, công nghệ hiện đại như: tivi,mạng internet, máy tính… để hỗ trợ phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học các môn trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên nhà trường sử dụng thành thạo các thiết bị số, ứng dụng CNTT triệt để vào công tác quản lý và giảng dạy. Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng được đề cao mạnh mẽ. Để thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của nhà nước, cán bộ giáo viên và học sinh chuyển hẳn sang hình thức học trực tuyến. Với mô hình học tập này, phương pháp giảng dạy truyền thống đã hoàn toàn bị thay thế. Mỗi cá nhân đều trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia vào quá trình học tập, giảng dạy. Ứng dụng CNTT trong trường THPT góp phần thúc đẩy quá trình phát triển, nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa của học sin h nói riêng, của người dân nói chung. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của đời sống nhân dân. Giáo dục 4.0 đòi hỏi mọi cá nhân đều phải tham gia vào bài giảng. Đây chính là tiền đề tạo ra sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách thức giảng dạy để cải thiện chất lượng học tập tốt nhất. Công nghệ thông tin là nhân tố không thể thiếu đối với mọi ngành nghề hiện nay. Vì vậy, khi được tiếp cận công nghệ từ sớm, các em sẽ dễ thích nghi với công việc sau này. Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ người dùng hoàn thiện các kỹ năng mềm như: tư duy phân tích, khả năng phán đoán, làm việc độc lập,… Đối với trường chúng tôi, việc ứng dụng CNTT vào nhà trường ngoài việc giảng dạy, quản lý ra còn để nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa cho các em. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nên việc các gia đình trang bị các thiết bị số hay máy vi tính để phục vụ việc học tập cho con em mình hầu như không thể, bởi vậy các em chủ yếu tiếp cận các thiết bị số, tiếp cận internet hay sử dụng máy vi tính phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường nhưng các giờ thực hành môn tin ở trường còn ít, nên khả năng sử dụng máy tính hay các thiết bị số để khai thác thông tin còn nhiều hạn chế. 2. Mảng truyền thông trong trường học và địa phương: Đề tài đưa ra ngoài mục đích cho các em tiếp thu PP dạy học mới, cách làm việc tự chủ, có ý thức xây dựng, lắng nghe ý kiến tập thể, còn giúp cho các em 9
  10. tìm hiểu về phong tục, tập quán của nơi mình sinh sống, đồng thời quảng bá nhân rộng những hình ảnh tốt đẹp nhất với mọi người, với xã hội. Trong những năm học vừa qua và những năm tiếp theo, công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo trong trường học là hết sức quan trọng về tư tưởng và hành động. Nhà trường đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu của ngành GD&ĐT, của trường THPT Mường Quạ được tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các ứng dụng của mạng xã hội như facebook, zalo…Các hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo, biểu dương người tốt - việc tốt, các điển hình tốt trong dạy và học… cùng các vấn đề xã hội cũng được thông tin nhanh chóng, rộng rãi trong phụ huynh, giáo viên và học sinh. Truyền thông về giáo dục giúp nâng cao nhận thức và hành động cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, là cầu nối giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và học sinh; đem đến nhận thức đúng, sâu sắc về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Làm tốt công tác truyền thông còn góp phần nâng cao tri thức, kỹ năng toàn diện về kiến thức, về kỹ năng qua các hoạt động trải nghiệm khoa học và đời sống của các hoạt động tập thể, hoạt động chuyên môn của nhà trường. Công tác truyền thông còn củng cố niềm tin, yêu nước, yêu nghề, yêu trường, tình thân ái; góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC BÀI 15: HOÀN THIỆN HÌNH ẢNH ĐỒ HỌA Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Phân tích và triển khai một yêu cầu thiết kế cụ thể. – Điều chỉnh nội dung xuất theo định dạng PNG, PDF 2. Năng lực * Năng lực chung: Tự chủ, tự học; Giải quyết vấn đề sáng tạo * Năng lực riêng: - Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện ICT 10
  11. - Nlc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông Biểu hiện: Tạo được sản phẩm số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, thiệp chúc mừng,… 3 .Kỹ năng:  Kĩ năng lập kế hoạch nhiệm vụ học tập  Kĩ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin  Kĩ năng hoạt động nhóm: thảo luận, lắng nghe tích cực, trình bày  Kĩ năng trình bày, báo cáo sản phẩm  Kĩ năng đánh giá, tự chủ, kềm chế cảm xúc bản thân  Kĩ năng xử lý tình huống, mạnh dạn trong giao tiếp  Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 4 .Phẩm chất:  Chăm chỉ, trách nhiệm, nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.  Tích cực, hào hứng, nhiệt tình tham gia công việc II. Nội dung trọng tâm và hình thức hoạt động 1. Nội dung trọng tâm Thiết kế được các tờ rơi quảng cáo trên phần mềm Inkscape 2. Hình thức tổ chức hoạt động Trên lớp học và ngoài lớp (về nhà tìm hiểu) 3. Chuẩn bị - Thời gian, địa điểm + 2 tuần, từ ngày 21/11/2022 đến 04/12/2022. + Ở nhà HS và lớp học - Phân công 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: (tiết 1- học tại lớp) 4.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài HS: trả lời câu hỏi 4.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thực hành - Mục Tiêu: + Rèn kỹ năng tổng hợp 11
  12. - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: ? Em được giao nhiệm vụ thiết kế tờ rơi quảng bá cho Hội chợ sách Thảo luận theo nhóm đề trả lời các câu hỏi sau: – Tờ rơi cho Hội chợ sách cần cung cấp cho người xem những thông tin gi? – Xếp thứ tự độ quan trọng của các thông tin mà nhóm đã chọn. – Đề phù hợp với nội dung là Hội chợ sách, nên có những hình ảnh minh họa gì? – Phân loại các nhóm đối tượng tạo nên tờ rơi. Tờ rơi cần được thiết kế sáng sủa, dễ nắm bắt thông tin. Trong bài thực hành này, chúng ta sẽ tiến hành thiết kế tờ rơi cho Hội chợ sách theo mẫu Hình 15.1 Hình 15.1: Tờ rơi Hội chợ sách Hướng dẫn thực hiện: Hình vẽ gồm một số thành phần, ta sẽ chia nhỏ thành các nhóm đối tượng để vẽ, sau đó sắp xếp các đối tượng vào vị trí phù hợp và chỉnh sửa màu sắc (nếu cần). Các nhóm đối tượng cần vẽ: 1. Nền 2. Dây cờ tam giác. 3. Sách và giá sách 4. Các đoạn văn bản. 5. Hai hộp thoại bong bóng. 6. Đoạn nét đứt nằm giữa thời gian và địa điểm. Ta sẽ tiến hành vẽ từng đối tượng. Nhiệm vụ 1. Vẽ nền. Hướng dẫn Bước 1: Vẽ một hình chữ nhật màu xanh (Hình 15.2a) 12
  13. Bước 2: Vẽ một hình tam giác rồi Duplicate và dịch chuyển sang bên cạnh để tạo ra một dây tam giác (Hình 15.2b). Duplicate cả dây để thu được hai dây tam giác, để riêng một dây cho phần sau. Bước 3: Chọn tất cả các tam giác trong dây ban đầu và thực hiện Union Bước 4: Xét dây tam giác đã Union vào trên đỉnh của hình chữ nhật và thực hiện Diffirence (Hình 15.2c) Bước 5: Vẽ hình chữ nhật màu vàng có chiều rộng bằng chiều rộng của hình chữ nhật xanh (Hình 15.2d) và đưa kết quả bước 4 vào phía dưới (Hình 15.2e) Nhiệm vụ 2. Vẽ dây cờ tam giác Hướng dẫn: Bước 1: Cắt một số tam giác từ dây tam giác để riêng trong nhiệm vụ 1 (Hình 15.3a) Bước 2: Nhóm các tam giác lại bằng lệnh Group, sau đó thực hiện co dãn để được dây tam giác lớn hơn và có kích thước vừa khung đã vẽ (Hình 15.3b) Bước 3: Bỏ nhóm dây tam giác bằng lệnh Ungroup và tô màu phù hợp (Hình 15.3c) Xếp dây tam giác lên trên cùng của cụm nền tờ rơi. Nhiệm vụ 3. Vẽ sách và giá sách Hướng dẫn. Bước 1: Vẽ một hình chữ nhật để làm gáy sách (chiều dài tương ứng với độ cao của quyển sách, chiều rộng tương ứng với độ dày (Hình 15.4a) Bước 2: Để gáy sách có độ cong ở mép ta sẽ thêm một hình chữ nhật có chiều cao bằng hình trên, chiều rộng tương ứng với đoạn ria và tô màu chuyển sắc sao cho màu ở rìa ngoài đậm hơn và màu phía trong bằng với màu tô gáy sách phía trên (Hình 15.4b) 13
  14. Bước 3: Đề trang trí cho gáy sách (Hình 15.4c) ta có thể : + Thêm các vạch phía trên và dưới (lưu ý làm hai khoảng mẫu đậm nhạt như bước 1 và 2) + Thêm dấu sao hoặc tròn cho những sách cùng bộ + Thêm tên sách và quay dọc theo chiều gáy sách. Bước 4: Sắp xếp và tô màu cho phù hợp để hoàn thiện một quyển sách (Hình 15.4d). Sau đó sao chép các quyền sách và chỉnh sửa kích cỡ các hình chữ nhật, màu sắc và chi tiết trang trí để thu được các quyển sách khác nhau. Bước 5: Về giá sách bằng hình chữ nhật nằm ngang và tô màu phù hợp. Xếp sách lên giá, quay một vài quyền để tạo cảm giác tự nhiên. Gom cụm cả phần giá sách và đặt lên trên phần nền. Nhiệm vụ 4: Nhập các đoạn văn bản. Hướng dẫn Bước 1: Lần lượt nhập từng đoạn văn bản - mỗi nội dung là đối tượng khác nhau (Hình 15.5). Bước 2: Định dạng cỡ chữ và màu sắc phù hợp, sau đó sắp xếp vào vị trí tương ứng. Nhiệm vụ 5: Vẽ bóng hội thoại. Hướng dẫn Bước 1: Vẽ hình elip và hình tam giác (Hình 15.6a). Bước 2: Xếp hai hình chồng nhau và chọn Union (Hình 15.6b). Bước 3: Có thể chỉnh lại như Hình 15.6c, tô màu phù hợp. 14
  15. Đặt bóng hội thoại vào vị trí và đặt các cụm chữ tương ứng vào bóng hội thoại và chỉnh lớp (layer) để hiển thị phù hợp. Nhiệm vụ 6: Vẽ đoạn nét đứt nằm giữa thời gian và địa điểm. Hướng dẫn. Bước 1: Chọn công cụ Pen trên hộp công cụ. Vẽ đoạn thẳng đứng để tạo vách ngăn. Bước 2: Mở hộp thoại Fill and Stroke điều chỉnh lại độ dày Width là 1 và Dashes là kiểu nét đứt (Hình 15.7) Bước 3: Điều chỉnh lại bố cục, đồi màu vẽ để thu được hình ảnh hoàn thiện như mẫu. Nhiệm vụ 7. Xuất sản phẩm hoàn thiện ra định dạng đồ họa điểm ảnh Hướng dẫn: Sau khi hoàn tất sản phẩm, ta có thể xuất ra tệp dạng đồ họa điểm ảnh để dẽ dàng sử dụng cho các mục đích khác bằng cách: - Chọn lệnh File/Export PNG Image. Cửa sổ thiết lập thông số sẽ xuất hiện như hình 15.8. Các nội dung chính cần chú ý: 15
  16. + Export area – Vùng xuất ảnh: thường dùng nhất là Page – trang giấy in được đóng khung và Selection – chỉ xuất tệp ảnh cho các đối tượng đang được chọn + Image size – Kích thước và độ phân giải của ảnh + Filename – Tên tệp và đường dẫn tới tệp. Sau khi thiết lập các thông số, chọn lệnh Export để xuất ra tệp PNG 4.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: ? 1. Thiết kế một thiệp đơn giản (sinh nhật, tiệc Noel ...) (Hình 15.9) ? 2. Vẽ lại logo tiết kiệm điện nước như Hình 14.8b 4.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: 4.5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: - Hướng dẫn học bài cũ: - Bài tập củng cố chủ đề 4: Câu 1. Quá trình thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh; giải quyết vấn đề thông qua sự kết hợp hình ảnh, kiểu chữ với ý tưởng để truyền tải thông tin đến người xem gọi là? Câu 1. Quá trình thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh; giải quyết vấn đề thông qua sự kết hợp hình ảnh, kiểu chữ với ý tưởng để truyền tải thông tin đến người xem gọi là? A. Thiết kế ảnh. B. Thiết kế quảng cáo. 16
  17. C. Thiết kế ý tưởng. D. Thiết kế đồ họa. Câu 2. Có mấy loại đồ họa cơ bản? A. 2. C. 4. B. 3. D. 5. Câu 3. Phần mềm nào không là phần mềm đồ họa? A. Adobe Photoshop. C. Inkscape. B. GIMP. D. Word. Câu 4. Phần mềm Inkscape có sản phẩm đuôi mở rộng là: A. .ink. C. .svg. B. .scp. D. .pts. Câu 5. Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong Inkscape, ta sử dụng hộp thoại? A. Stroke Style. C. Opacity. B. Fill and Stroke. D. Fill Style. Câu 6. Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét đứt, cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stroke? A. Fill. C. Stroke style. B. Stroke paint. D. Cả A và B. Câu 7. Có mấy phép ghép các đối tượng đồ họa? A. 3. C. 5. B. 4. D. 6. Câu 8. Các phép ghép đối tượng đồ họa trong Inkscape thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn nào? A. Fill. C. Stroke Style. B. Stroke. D. Path. 17
  18. Câu 9. Có mấy bước vẽ đối tượng đường? A. 2. C. 4. B. 3. D. 5. Câu 10. Điểm nối giữa các đoạn có mấy loại điểm? A. 2. C. 4. B. 3. D. 5. Câu 11. Độ cong tại mỗi điểm phụ thuộc vào mấy yếu tố? A. 2. C. 4. B. 3. D. 5. Câu 12. Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh gì? A. File/ Put on Path. C. Text/ Put in Path. B. Text/ Put the Path. D. Text/ Put on Path. Câu 13. Mỗi hình vẽ bao gồm các: A. Đối tượng đồ họa. C. Điểm đồ họa. B. Hình đồ họa. D. Không bao gồm gì. Câu 14. Có thể tạo tệp mới trong Inkscape bằng cách nào? A. Lệnh File/New. C. Cả A và B. B. Tổ hợp phím Ctrl + N. D. Tổ hợp phím Ctrl + O. Câu 15. Inkscape có thể có thao tác gì với đối tượng trong Inkscape? A. Phóng to. B. Thu nhỏ. C. Xoay. D. Tất cả các thao tác trên. 18
  19. - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 2. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC NHÓM: GV phân công cho HS sau khi học xong bài 15: Nội dung chuẩn bị Phụ trách 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề Giáo viên 2. Phiếu đánh giá thiết kế, thuyết trình 3. Thiết kế bài quảng cáo theo sự phân công của giáo viên 4. Chia lớp thực nghiệm thành 4 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm chọn và hoàn thành 1 trong 4 nội dung. - Nhóm 1: Dự án “Vẽ tờ rơi quảng cáo về hội chợ Mường Quạ- Môn Sơn”. -Nhóm 2: “Vẽ quảng cáo về khu du lịch sinh thái Pha Lài”. -Nhóm 3: “Vẽ tờ rơi quảng cáo về một sản phẩm đặc biệt nổi bật quê em” -Nhóm 4: quảng cáo về khu du lịch sinh thái huyện Con Cuông”. * Yêu cầu cả 4 nhóm Học sinh - Đọc SGK Tin học 10, các tài liệu tham khảo khác - Sưu tầm, tìm hiểu về đặc sản vùng miền của huyện Con Cuông. - Làm bài bằng phần mềm Inkcape rồi gửi lại giáo viên và các nhóm sẽ thuyết trình vào tiết 2 sáng ngày 29/11/2022. - Mỗi nhóm cử người thuyết trình bài báo cáo của nhóm, tối đa 5phút. Các nhóm còn lại mỗi nhóm có tối đa 1 câu hỏi cho nhóm báo cáo. Nhóm báo cáo vừa tiếp nhận câu hỏi vừa trả lời trong 5 phút. - Chủ đề, tiểu chủ đề và sản phẩm cần hoàn thành sau khi kết thúc dự án: Lĩnh vực kiến thức Tin học lớp 10 Chủ đề Ứng dụng tin học Người thực hiện Lớp 10 Thời gian thực hiện 4 tuần Đơn vị áp dụng Trường THPT Mường Quạ Chủ đề này sẽ gồm nhiều tiểu chủ đề như: 19
  20.  Tờ rơi quảng cáo về hội chợ Mường Quạ- Môn Sơn được thiết kế như thế nào?  Vẽ áp phích về khu du lịch sinh thái Pha Lài gồm các thông tin gì?  Vẽ tờ rơi quảng cáo về một sản phẩm đặc biệt nổi bật quê em?  Topic quảng cáo về khu du lịch sinh thái huyện Con Cuông gồm các chuyên mục nào? Mỗi tiểu chủ đề sẽ tương đương với một dự án, như:  Dự án “Vẽ tờ rơi quảng cáo về hội chợ Mường Quạ- Môn Sơn”.  Dự án “Vẽ áp phích về khu du lịch sinh thái Pha Lài”.  Dự án “Vẽ tờ rơi quảng cáo về một sản phẩm đặc biệt nổi bật quê em”  Dự án “topic quảng cáo về khu du lịch sinh thái huyện Con Cuông”. Học sinh được lựa chọn dự án yêu thích để thực hiện, các học sinh cùng sở thích tạo thành một nhóm. Ở bước này, giáo viên cũng cùng tham gia định hướng để đảm bảo các em lựa chọn được dự án phù hợp với năng lực, sở thích, số lượng học sinh trong một nhóm phù hợp và thực hiện được đa dạng dự án. Sản phẩm dự án sau khi hoàn thành là các rơi và trình chiếu có những nội dung xoay quanh chủ đề Dự án, yêu cầu có những nội dung bắt buộc sau:  Sử dụng các lệnh trong Inkscape như:  Vẽ các hình chữ nhật hình sao, hình tròn, hình tam giác…  Chọn màu nền,màu nét vẽ  Thực hiện được việc chỉnh sửa các điểm neo  Sử dụng các phép ghép đối tượng đồ họa:phép hợp, phép giao, phép hiệu, phép chia….  Nhập được văn bản.  Chèn được ảnh vào Inkspace.  Xuất ảnh ra file PDF hoặc DOC. Trên cơ sở yêu cầu về sản phẩm Dự án, giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng để tổ chức, hướng dẫn học sinh như sau: Câu hỏi Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi của bài học 1.Vẽ hình chữ nhật dùng lệnh gì? 2.Vẽ hình tam giác như thế nào? 3.Sử dụng các lệnh nào để tô màu nền, màu nét vẽ cho các hình? 4.Lệnh sao chép các hình? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2